Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC.] tại Đồng bằng Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 189 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ HỒI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG RAU ĐẮNG ĐẤT [Glinus
oppositifolius (L.) DC.] TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ HỒI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG RAU ĐẮNG ĐẤT [Glinus
oppositifolius (L.) DC.] TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Mã số

: 9 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Ninh Thị Phíp


HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất
kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2022

Tác giả luận án

Vũ Thị Hoài

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của cơ
quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ninh Thị Phíp đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thầy
cô giáo Khoa Nông học, Bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc, Viện Sinh học nông
nghiệp và các Khoa, Phịng, Ban chức năng trong tồn Học viện, đặc biệt là Ban lãnh

đạo, tập thể Công ty TNHH Đầu tư phát triển và dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt
Nam qua các thời kỳ, anh/chị/em đồng nghiệp đã hết sức hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, cán bộ công nhân
viên tại Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, Trung tâm Ứng dụng KHCN Dược liệu, Viện
Dược liệu, chính quyền các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi điều tra, khảo
sát, thu thập mẫu, bố trí thực nghiệm và phân tích số liệu trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, con xin cảm ơn hai bên gia đình, cảm ơn các anh chị em, chồng, con
ln là nguồn năng lượng khích lệ, chia sẻ, động viên trong suốt quá trình thực hiện.
Cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, đồng học các cấp ln động viên, khuyến khích tơi hồn
thành luận án./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Nghiên cứu sinh

Vũ Thị Hoài

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi

Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.2.


Thời gian nghiên cứu........................................................................................... 3

1.3.3.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 4

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học................................................................................................. 4

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Giới thiệu về cây rau đắng đất ............................................................................. 5

2.1.1.


Vị trí phân loại..................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm thực vật và phân bố ............................................................................. 5

2.1.3.

Thành phần hóa học và giá trị sử dụng cây rau đắng đất .................................... 8

2.1.4.

Yêu cầu sinh thái cây rau đắng đất .................................................................... 11

iii


2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu rau đắng đất ............................................. 13

2.2.1.

Trên thế giới ...................................................................................................... 13

2.2.2.

Tại việt Nam ...................................................................................................... 13

2.3.


Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp nhân giống và kỹ thuật trồng
cây rau đắng đất ................................................................................................. 15

2.3.1.

Kết quả nghiên cứu biện pháp nhân giống một số cây dược liệu ...................... 15

2.3.2.

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây dược liệu ................. 21

2.3.3.

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp nhân giống và trồng rau đắng đất .................. 29

2.4.

Nhận xét chung rút ra từ tổng quan nghiên cứu ................................................ 32

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 33
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 33

3.2.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 34

3.2.1.


Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống rau đắng đất ............ 34

3.2.2.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống rau đắng đất ...................... 34

3.2.3.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng (thời vụ, mật độ, phân bón,
che sáng) và kỹ thuật thu hái (thời điểm thu hái và bộ phận thu hái) rau
đắng đất ............................................................................................................. 35

3.2.4.

Xây dựng mơ hình áp dụng quy trình cải tiến trồng rau đắng đất ..................... 35

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 35

3.3.1.

Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm .......................................................... 35

3.3.2.

Điều kiện trong phịng thí nghiệm và vườn ươm .............................................. 45

3.3.3.


Phương pháp tiến hành theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi .................................. 45

3.3.4.

Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................. 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 51
4.1.

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống rau đắng đất ............ 51

4.1.1.

Nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái ............................. 51

4.1.2.

Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo giải phẫu (rễ, thân, lá) các mẫu giống rau
đắng đất ............................................................................................................. 57

4.1.3.

Giám định tên khoa học 5 mẫu giống rau đắng đất ........................................... 62

4.1.4.

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của
một số mẫu giống rau đắng đất ......................................................................... 64


iv


4.2.

Kết quả nghiên cứu các biện pháp nhân giống rau đắng đất ............................. 70

4.2.1.

Kết quả nghiên cứu biện pháp nhân giống hữu tính.......................................... 70

4.2.2.

Kết quả nghiên kỹ thuật nhân giống rau đắng đất bằng phương pháp
giâm cành .......................................................................................................... 74

4.2.3.

Ảnh hưởng của các phương thức nhân giống đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất, chất lượng cây rau đắng đất......................................................... 84

4.3.

Nội dung 3: các biện pháp kỹ thuật trồng rau đắng đất............................................ 88

4.3.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất cây rau đắng đất ....................................................................... 88


4.3.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây
rau đắng đất ....................................................................................................... 94

4.3.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng che sáng tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng dược liệu rau đắng đất ..................................................................... 97

4.3.4.

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng bón phân vơ cơ đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây rau đắng đất ................................................................. 104

4.3.5.

Nghiên cứu một số kỹ thuật thu hái ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu
cây rau đắng đất ............................................................................................... 110

4.3.6.

Xây dựng mơ hình áp dụng quy trình cải tiến trồng rau đắng đất ................... 111

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 114
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 114

5.2.


Kiến nghị và đề xuất........................................................................................ 115

Danh mục các cơng trình đã cơng bố liên quan đến luận án ....................................... 116
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 117
Phụ lục ......................................................................................................................... 126

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

BA

Benzyladenine

CK

Chất khô

cs

Cộng sự


CT

Công thức

CTTD

Chỉ tiêu theo dõi

CV (%)

Hệ số biến động (Coefficient of variation) hay còn gọi là sai số thí nghiệm

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

Đ/C

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức nơng lương thế giới
(Food and Agriculture Organization)


h

Giờ

IAA

Indoleacetic acid

LSD0,05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05
(Least Significant Difference)

MH

Mơ hình

M

Mật độ

NAA

Acid naphtylacetique

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT


Năng suất lý thyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

R mm

Tổng lượng mưa (mm)



Rau đắng đất

Sgiờ

Tổng số giờ nắng (giờ)

SPAD

Chỉ số hàm lượng chất diệp lục

TB

Trung bình


PB

Phân bón

VSSG

Vi sinh Sơng Gianh

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1.

Thông tin các mẫu giống sử dụng trong nghiên cứu ................................... 33

3.2.

Kỹ thuật áp dụng tại mô hình ...................................................................... 45

4.1.

Một số đặc điểm hình thái rễ của các mẫu giống rau đắng đất ................... 51


4.2.

Một số đặc điểm hình thái thân của các mẫu giống rau đắng đất ............... 52

4.3.

Một số đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống rau đắng đất ................... 55

4.4.

Một số đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản của các mẫu giống rau
đắng đất ....................................................................................................... 55

4.5.

Kích thước lớp mơ tế bào trong cấu tạo giải phẫu rễ của các mẫu
giống rau đắng đất ....................................................................................... 58

4.6.

Kích thước lớp mơ tế bào trong cấu tạo giải phẫu thân cây của các
mẫu giống rau đắng đất ............................................................................... 60

4.7.

Kích thước lớp mơ tế bào trong cấu tạo giải phẫu lá các mẫu giống
rau đắng đất ................................................................................................. 61

4.8.


Bảng tên khoa khoa các mẫu giống rau đắng đất ........................................ 62

4.9.

Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống rau đắng đất .............................. 64

4.10.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống rau đắng
đất ................................................................................................................ 66

4.11.

Năng suất các mẫu giống rau đắng đất ....................................................... 67

4.12.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các mẫu giống rau đắng đất .................... 68

4.13.

Hàm lượng hoạt chất có trong các mẫu rau đắng đất .................................. 69

4.14.

Ảnh hưởng của thời gian ngâm đến tỷ lệ và thời gian mọc mầm của
hạt rau đắng đất ........................................................................................... 70

4.15.


Ảnh hưởng của chất kích thích đến tỷ lệ và thời gian mọc mầm hạt
rau đắng đất ................................................................................................. 71

4.16.

Ảnh hưởng của một số biện pháp bảo quản hạt tới tỷ lệ mọc mầm và
chất lượng cây con rau đắng đất (tại thời điểm cây xuất vườn) .................. 72

4.17.

Ảnh hưởng bổ sung phân bón tới tỷ lệ cây xuất vườn và sinh trưởng
cây con trong giai đoạn vườn ươm ............................................................. 73

vii


4.18.

Ảnh hưởng của vị trí giâm tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng cành giâm rau
đắng đất ....................................................................................................... 74

4.19.

Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng tới khả năng ra rễ và chất
lượng cành giâm rau đắng đất ..................................................................... 76

4.20.

Ảnh hưởng của giá thể giâm đến khả năng ra rễ và chất lượng cành

giâm rau đắng đất ........................................................................................ 78

4.21.

Ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu bằng dung dịch Johnson 1%
(Sau 4 tuần theo dõi) ................................................................................... 80

4.22.

Ảnh hưởng của BA đến cảm ứng tạo đa chồi cây rau đắng đất (Sau 4
tuần nuôi cấy) .............................................................................................. 81

4.23.

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA/IAA đến khả năng nhân nhanh
chồi rau đắng đất (Sau 4 tuần nuôi cấy) ...................................................... 82

4.24.

Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến khả năng tạo rễ và chất lượng rễ
(sau 4 tuần theo dõi) .................................................................................... 83

4.25.

Ảnh hưởng các loại giá thể khác nhau đến thời gian xuất vườn và
chất lượng cây con ở giai đoạn vườn ươm .................................................. 84

4.26.

Ảnh hưởng của các phương thức nhân giống đến tỷ lệ xuất vườn và

thời gian sinh trưởng của cây rau đắng đất ................................................. 85

4.27.

Ảnh hưởng của các phương thức nhân giống đến sinh trưởng, phát
triển của cây rau đắng đất ........................................................................... 85

4.28.

Ảnh hưởng của các phương thức nhân giống đến năng suất và chất
lượng dược liệu trong cây rau đắng đất ...................................................... 86

4.29.

Một số đặc điểm chính của các phương thức nhân giống............................. 87

4.30.

Thời tiết khí hậu trung bình trong 5 năm của Hà Nội (từ 1/2017 đến
12/2021) ...................................................................................................... 89

4.31.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng phát
triển cây rau đắng đất trong năm 2018 ........................................................ 90

4.32.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng thân cành cây rau
đắng đất ....................................................................................................... 92


4.33.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất rau đắng đất .................. 93

4.34.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển cây rau đắng đất ....... 95

4.35.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rau đắng đất ........................... 96

4.36.

Cường độ ánh sáng trong điều kiện vụ Xuân và vụ Hè năm 2019 (lux) ........... 98

viii


4.37.

Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng và màu sắc lá cây rau đắng đất ....... 99

4.38.

Ảnh hưởng của che sáng đến năng suất rau đắng đất ............................... 101

4.39.


Ảnh hưởng của che sáng đến hàm lượng saponin, vitamin C, chất
chiết trong cây rau đắng đất ...................................................................... 102

4.40.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân vơ cơ đến thời gian sinh trưởng
cây rau đắng đất ........................................................................................ 104

4.41.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân vơ cơ đến sinh trưởng cây rau
đắng đất ..................................................................................................... 106

4.42.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân vơ cơ đến năng suất rau đắng đất ......... 108

4.43.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân vơ cơ tới hoạt chất trong cây
rau đắng đất vụ Xuân năm 2020 ............................................................... 109

4.44.

Ảnh hưởng của giai đoạn thu hái tới chất lượng dược liệu rau đắng đất ........ 110

4.45.

Ảnh hưởng của bộ phận thu hái đến chất lượng dược liệu rau đắng đất ........ 111


4.46.

Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rau đắng đất tại các mơ hình ......... 112

4.47.

Hiệu quả thực hiện các mơ hình................................................................ 113

ix


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC.] ............................................. 6

2.2.

Cây rau đắng đất ........................................................................................ 31

4.1.

Hình thái rễ, thân, lá 5 mẫu giống rau đắng đất (vụ Xuân) ....................... 53


4.2.

Hình thái thân cây rau đắng đất ................................................................ 54

4.3.

Hình thái a. Hoa; b. Quả; c. Hạt rau đắng đất (mẫu RĐ3) ......................... 56

4.4.

Hình thái a. Hoa; b. Quả; c. Hạt rau đắng đất (mẫu RĐ5) ......................... 56

4.5.

Lát cắt ngang qua rễ rau đắng đất mẫu RĐ3 .............................................. 57

4.6.

Lát cắt ngang qua thân cây rau đắng đất (mẫu RĐ3) ................................. 59

4.7.

Lát cắt ngang a. Lá; b. Gân chính; c. Phiến lá cây rau đắng đất (mẫu
RĐ5) ........................................................................................................... 60

4.8.

Cành giâm rau đắng đất ở các vị trí giâm khác nhau (sau 14 ngày giâm) .......... 75

4.9a.


Cành giâm rau đắng đất trên các nền giá thể khác nhau (sau 14 ngày giâm) ........ 78

4.9b.

Cành giâm rau đắng đất trên nền giá thể khác nhau (sau 20 ngày giâm) ........ 79

4.10 a.

Mẫu rau đắng đất sống, sạch ...................................................................... 80

4.10 b.

Mẫu rau đắng đất nhiễm............................................................................. 80

4.10 c.

Mẫu rau đắng đất chết ................................................................................ 80

4.11.

Cụm chồi rau đắng đất bổ sung BA với nồng độ 0,5 mg/l (sau 4
tuần nuôi cấy) ............................................................................................. 82

4.12.

Nhân nhanh chồi rau đắng đất trên môi trường bổ sung tổ hợp BA và
α-NAA (Sau 4 tuần nuôi cấy) .................................................................... 82

4.13.


Mẫu rau đắng đất...................................................................................... 100

4.14.

Mẫu rau đắng đất (vụ Xuân) ................................................................... 103

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Vũ Thị Hồi
Tên luận án: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rau đắng đất
[Glinus oppositifolius (L.) DC.] tại Đồng bằng Sông Hồng.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 9 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số biện pháp nhân giống và kỹ thuật trồng rau đắng đất
[Glinus oppositifolius (L.) DC.] góp phần phát triển vùng sản xuất nguyên liệu dược tại
Đồng bằng Sông Hồng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng 5 mẫu giống rau đắng đất thu thập từ các địa phương ở Việt Nam, ký
hiệu từ RĐ1 đến RĐ5. Thực hiện nghiên cứu về chọn lọc giống, một số biện pháp nhân
giống và kỹ thuật trồng (thời vụ, mật độ trồng, che sáng, phân bón và thu hái). Các thí
nghiệm được thực hiện trong phịng ni cấy mơ, vườn ươm và ngồi đồng ruộng, thiết
kế theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 1
nhân tố, 3 lần nhắc lại. Mô tả đặc điểm hình thái theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa

Thìn (2008). Giải phẫu rễ, thân, lá được nhuộm bằng Toluidine Blue 0,05% trong 30s
theo phương pháp của O'Brien (1964), tại Bộ môn Thực vật, khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Định lượng saponin tồn phần tính theo chuẩn acid oleanolic,
flavonoid tổng số theo chuẩn quercetin trong mẫu khô kiệt bằng phương pháp thử UVVIS và bằng hệ thống HPLC (Wang & cs., 1998), hàm lượng chất chiết (%) bằng phương
pháp chiết nóng sử dụng nước làm dung môi theo Dược điển Việt Nam V (Bộ Y tế,
2017), hàm lượng vitamin C (mg/100g chất khơ) phân tích theo TCVN 6427-2:1998, kết
quả phân tích được thực hiện tại Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam và Trung tâm ứng dụng KHCN Dược liệu, Viện Dược liệu. Phương pháp phân tích
dinh dưỡng đất thực hiện tại Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa theo Tiêu chuẩn Việt Nam,
FAO - ISRIC (1987, 1995) và Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa (1998).
Địa điểm bố trí các thí nghiệm được thực hiện tại: Khu thí nghiệm đồng ruộng,
Khoa Nơng học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam;
Địa điểm thực hiện mơ hình: Tại Hà Nội và Nam Định.
Thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2021.
Kết quả chính và kết luận

xi


Đánh giá đặc điểm nông sinh học của 05 mẫu giống rau đắng đất [Glinus
oppositifolius (L.) DC.] thu thập ở 5 điểm khác nhau, đã tuyển chọn mẫu giống RĐ3
thu thập tại Nam Định là mẫu giống có nhiều ưu việt: cây sinh trưởng phát triển tốt,
năng suất thực thu đạt 2,45 tấn/ha, hoạt chất cao (saponin tổng số đạt 2,67%,
flavonoid đạt 1,85%) phù hợp cho sản xuất nguyên liệu dược tại Đồng bằng sông Hồng.
Xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống rau đắng đất: nhân giống bằng
hạt cho tỷ lệ mọc mầm cao (90,10%) khi sử dụng hạt tươi/hạt mới thu hoạch, hạt qua
bảo quản xử lý bằng nước ấm (40oC) trong 5 giờ; Nhân giống bằng biện pháp giâm
cành, sử dụng cành bánh tẻ kết hợp chất điều tiết sinh trưởng (0,5 mg/l IAA hoặc 1 mg/l
N3M hoặc 1 mg/l NAA), trên nền giá thể 50% trấu hun + 50% mụn xơ dừa sau 20 ngày
giâm cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn với tỷ lệ 89,67%; Nhân giống bằng phương pháp

nuôi cấy in vitro khử trùng mẫu bằng dung dịch Johnson 1% trong 10 phút, sử dụng mơi
trường MS có bổ sung BA (0,5 mg/l) giai đoạn tạo đa chồi, kết hợp BA (0,5 mg/l) và αNAA/IAA (0,5 mg/l) là tốt nhất để nhân nhanh, tạo cây hoàn chỉnh sử dụng α-NAA (0,5
mg/l) và ra cây ngoài vườn ươm trên nền giá thể 100% mụn xơ dừa.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng rau đắng đất, thời vụ gieo trồng
rau đắng đất tốt nhất là vụ Xuân (gieo từ 14/2-28/2), mật độ trồng 15 cây/m 2 trên nền
phân bón 2 tấn phân vi sinh Sông Gianh + 90 kg N + 90 kg P 2O5 + 60 kg K2O/ha. Vụ
Hè Thu, gieo hạt từ 15/7-30/7 kết hợp che sáng 25%, mật độ trồng thích hợp là 35
cây/m2 trên nền phân bón: 2 tấn phân vi sinh Sông Gianh + 60 kg N + 90 kg P 2O5 + 60
kg K2O/ha. Khi cây bắt đầu sinh trưởng chậm lại (120 ngày sau gieo) đến khi có 1/3
số lá trên cây bắt đầu chuyển màu ánh vàng (150 ngày sau gieo) tiến hành thu hoạch
bộ phận trên mặt đất (loại bỏ rễ).
Áp dụng mơ hình MH2 cho năng suất cao hơn so với MH1, đạt 2,65 tấn/ha (Hà
Nội) và 2,75 tấn/ha (Nam Định). Hiệu quả kinh tế MH2 cao hơn so với MH1, hiệu suất
đồng vốn MH2 đạt 1,8 - 1,9 lần, MH1 đạt 1,3 lần (mức thấp).

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Vu Thi Hoai
Thesis title: Research on some techniques of propagating and cultivation of Glinus
oppositifolius (L.) DC. in the Red River delta.
Major: Crop Science
Code Major: 9 62 01 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Determination of the most appropriate methods for propagating and cultivating
of Glinus oppositifolius aimed to development of production of pharmaceutical raw
material in the Red River delta.
Research Method

The plant material includes of 5 accessions of Glinus oppositifolius collected
from localities in Vietnam and were denoted as RD1, RD2, RD3, RD4 and RD5. The
research involved experiments on selection of varieties, propagation and cultivation
methods (crop season, planting density, shading, fertilizing and harvest). The one
factor-experiments were in vitro, in nursery and in the open field according to the
randomized complete block design (RCBD) or the completely randomize design (CRD)
with 3 replications. Determination of plant morphology was according to Nguyen Nghia
Thin (2008). Plant anatomy was according to the O'Brien (1964). Total saponin and
total flavonoid contents were analysed by UV-VIS and HPLC systems with method of
Wang et al. (1998), Vietnam Pharmacopoeia V part (Ministry of Health of Vietnam,
2017) and TCVN 6427-2:1998. Soil nutrient analysis was according to Vietnam
Standard, FAO - ISRIC (1987, 1995) and The Guide of Vietnam Academy of
Agricultural Sciences (1998).
Location of experiments: Faculty of Agronomy, Vietnam National University of
Agriculture;
Locations of cultivation pilots: Hanoi city and Nam Dinh province
Duration of cultivation pilots: 2016 - 2021.
Main results and conclusions
Some agro-biological characteristics of 05 accessions of Glinus oppositifolius
collected at 5 localities were determined. Among 05 accessions, RD3 accession
(collected in Nam Dinh) is selected for the production of pharmaceutical materials in

xiii


the Red River Delta by the best ability of growth and development, highest yield (2.45
tons/ha) and highest active ingredient (saponins reached 2.67%, flavonoids reached
1.85%).
The appropriate propagation methods of Glinus oppositifolius were
determinated: Seed propagation, use fresh seeds, freshy harvested seeds or preserved

seed soaked in 40oC-water for 5h (could have the highest germination rate at 90.10%);
Cutting propagation: use twigs treated with growth regulators (0.5 mg/L IAA or 1 mg/l
N3M or 1 mg/L NAA and raised in 20 days on substrate mixed by 50% rice husk + 50%
of coco peat after 20 days of cutting could give seedling rate at 89.67%; In vitro
propagation: use young buds sterilized with 1% Johnson solution for 10 minutes as the
aseptic plant material, use MS medium supplemented with BA (0.5 mg/L) for in vitroshoot initial stage; use MS medium supplemented BA (0.5 mg/l) and α-NAA/IAA (0.5
mg/L) for shoot multiplication stage; use MS medium supplemented α-NAA (0.5 mg/L)
for rooting stage; use substrate of 100% coco peat for acclimatization in the nursery.
The appropriate cultivation methods of Glinus oppositifolius were determinated:
For Spring crop (the most suitable crop), sowing of seed from 14 to 28 February with
plant density at 15 plants/m2, fertilizer rate at 2 tons/ha of Song Gianh microbial
fertilizer + 90 kg/ha N + 90 kg/ha P2O5 + 60 kg/ha K2O; For Summer-Autumn crop,
sowing of seed from 15 to 30 July, plant density at 35 plants/m2, fertilizer rate at 2
tons/ha of Song Gianh microbial fertilizer + 60 kg/ha N + 90 kg/ha P2O5 + 60 kg/ha
K2O, shading at 25% sun-light. Harvesting products are aboveground parts only, with
harvest-duration from 120 day-after sowing until 150 day-after sowing.
Results of MH2 and MH1 pilots showed that: MH2 pilots in Hanoi and
Namdinh gave highest yield, reached at 2.65 tons/ha (Hanoi) and 2.75 tons/ha
(Namdinh), respectively; MH2 pilots also gave highest economic efficiency, with the
efficiency capital reached 1.8 - 1.9 times.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, có nhiều
yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên mang đến cho nước ta nguồn tài
nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Tính đến năm 2017 đã ghi nhận 5.117
loài thực vật và nấm, 408 lồi động vật và 75 loại khống vật có công dụng làm

thuốc ở Việt Nam, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trong cả nước,
nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ cơng tác phịng
chữa bệnh cho nhân dân (Viện Dược liệu, 2017).
Thị trường tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất
lớn, mỗi năm cần khoảng 60.000 - 80.000 tấn (Bộ Y tế, 2017). Hệ thống khám
chữa bệnh bằng y học cổ truyền phát triển rộng khắp từ trung ương đến địa
phương, 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, trong đó có 131 cơ sở sản
xuất quy mô công nghiệp, 1440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng. Tuy nhiên,
dược liệu trong nước mới chủ động được 25% nhu cầu, còn lại phải phụ thuộc
vào nhập khẩu (Trần Bình Nguyên, 2020). Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên dược
liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 lồi
cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý
hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu ni trồng đang có
nguy cơ thu hẹp (Viện dược liệu, 2017). Bởi vậy, việc khai thác, bảo vệ, tái sinh,
phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng đang là
vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đánh giá: “…y học cổ truyền là một kho báu và ngành dược liệu Việt Nam có
tiềm năng phát triển rất to lớn. Đây là thế mạnh của tất cả các địa phương, kể cả
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… có thể phát triển dược liệu ở mọi miền của
Tổ quốc” (Bộ Y tế, 2017).
Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC.] là cây thân thảo, thân và
cành mảnh, mọc tỏa sát mặt đất. Theo Đơng y, rau đắng đất có vị đắng, tính mát,
có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt… trong nhân dân được dùng làm thuốc
hạ sốt, dị ứng, mẩn ngứa, chữa bệnh về gan, vàng da… (Bộ Y tế, 2017; Đỗ Huy
Bích & cs., 2006; Võ Văn Chi, 2004). Theo Y học hiện đại, rau đắng đất giúp
chống oxy hóa, giảm đau dạ dày, đau bụng (Sheu & cs., 2014), kháng viêm và

1



tăng cường khả năng miễn dịch (Chakraborty & cs., 2017). Hiện nay, một số
hãng dược trong nước đã nghiên cứu sử dụng rau đắng đất làm nguyên liệu chính
trong các sản phẩm dược như viên nang mềm Boganic của Traphaco, viên nén
bao đường Bar của Pharmedic, Livonic của BV Pharma và chế biến một số sản
phẩm nước uống đóng chai.
Rau đắng đất là cây có nhiều giá trị và cơng dụng làm thuốc nên thời gian
gần đây được người dân thu hái từ tự nhiên hoặc trồng quy mô nhỏ ở một số tỉnh
phía Nam (Long An, Tây Ninh…), miền Trung (Phú n, Thanh Hóa…), Miền
Bắc (Nam Định, Thái Bình…) cung cấp cho các cơ sở thu mua nguyên liệu. Tuy
nhiên, biện pháp nhân giống rau đắng đất hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào tự
nhiên, cây tái sinh chủ yếu từ hạt nhưng thời gian sống của hạt ngắn (Sulakshana
& cs., 2018), tỷ lệ mọc mầm kém, thời gian mọc kéo dài và đặc biệt rau đắng đất
ra hoa đậu quả thành từng đợt nên hạt chín rải rác, dẫn đến năng suất thu hạt thấp
(Ninh Thị Phíp & cs., 2014). Bên cạnh công tác giống, các nghiên cứu về kỹ
thuật canh tác cây rau đắng đất cũng còn nhiều hạn chế, do tình trạng khai thác
chủ yếu từ tự nhiên hoặc nhiều nơi trồng tự phát với quy mơ nhỏ, biện pháp kỹ
thuật trồng, chăm sóc dựa vào kinh nghiệm, sử dụng giống, phân bón tùy tiện,
thu hái dược liệu không tuân thủ theo mùa vụ và tuổi của cây… dẫn đến sản
lượng bấp bênh, chất lượng không đảm bảo và giá cả biến động.
Hiện nay, có một số nghiên cứu khoa học về cây rau đắng đất, tuy nhiên
những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần hoạt chất và công dụng của
cây mà chưa quan tâm tới các nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ về giống
và biện pháp kỹ thuật canh tác. Để phát triển tạo nguồn nguyên liệu chất lượng
cao, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu về giống, đa dạng các phương pháp nhân
ni, hồn thiện quy trình kỹ thuật canh tác là con đường tất yếu. Xuất phát từ
những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và
trồng rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC.] tại Đồng bằng sông Hồng” đã
được triển khai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định giống và quy trình kỹ thuật nhân, trồng cây rau đắng đất [Glinus
oppositifolius (L.) DC.] góp phần phát triển vùng sản xuất nguyên liệu dược tại
Đồng bằng sông Hồng.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đánh giá nhằm tuyển chọn mẫu giống tốt phục vụ phát triển
vùng sản xuất nguyên liệu dược tại Đồng bằng sông Hồng;
Xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống rau đắng đất (nhân giống
bằng hạt, giâm cành và nuôi cấy in vitro);
Xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng (thời vụ, mật độ, phân bón, che
sáng và thu hái);
Xây dựng mơ hình trồng cây rau đắng đất tại Hà Nội và Nam Định.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cây rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC.] thu thập tại 5 điểm
thuộc 5 địa phương khác nhau (Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Phú Yên, Tây
Ninh), trồng và nhân giống tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 10 năm 2021.
Thời gian theo dõi chu kỳ sinh trưởng của cây: 06 tháng/vụ.
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Các thí nghiệm trong phịng và ngồi đồng ruộng được thực hiện tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam (Khoa Nông học và các Viện, Trung tâm thuộc Học
viện Nông nghiệp Việt Nam);
- Kết quả phân tích mẫu đất thực hiện tại Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, kết
quả phân tích chất lượng dược liệu thực hiện tại Khoa Công nghệ thực phẩm,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ

Dược liệu, Viện Dược liệu.
- Mơ hình thực nghiệm tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội và huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Tuyển chọn mẫu giống RĐ3 [Glinus oppositifolius (L.) DC.] thu thập tại
Nam Định có đặc điểm hình thái thân non màu lục nhạt, cây trưởng thành màu
vàng lục, phiến lá màu xanh nhạt và kích thước lá lớn nhất (dài 2,33 cm; rộng
0,86 cm), cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao (2,45 tấn/ha), chất
lượng đảm bảo (hoạt chất saponin tổng số đạt 2,67%, flavonoid tổng số là

3


1,85%), phù hợp sản xuất nguyên liệu dược tại Đồng bằng sông Hồng.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống rau đắng đất bằng
hạt cho tỷ lệ mọc mầm cao (90,1%) khi sử dụng hạt tươi, hạt mới thu hoạch.
Đồng thời, xây dựng thành công quy trình nhân giống vơ tính bằng biện pháp
giâm cành (sử dụng cành bánh tẻ kết hợp chất điều tiết sinh trường trên nền giá
thể ½ trấu hun + ½ mụn xơ dừa) và quy trình ni cấy in vitro (khử trùng mẫu bằng
dung dịch Johnson 1% trong 10 phút, bổ sung 0,5 mg/l BA giai đoạn tạo đa chồi, kết
hợp 0,5 mg/l BA + 0,5 mg/l α-NAA/IAA cho nhân nhanh, bổ sung 0,5 mg/l α-NAA
ở giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh và ra cây trên nền giá thể 100% mụn xơ dừa).
- Hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây rau đắng đất đạt hiệu quả kinh tế
cao tại Đồng bằng sông Hồng. Xác định được thời vụ gieo trồng tốt nhất là vụ
Xuân (14/2-28/2), mật độ trồng 15 cây/m2, trên nền phân bón 2 tấn phân vi sinh
Sơng Gianh + 90 kg N + 90 kg P 2O5 + 60 kg K2O/ha; Trồng vụ Hè Thu, thời
vụ gieo trồng từ 15/7-30/7, kết hợp che sáng 25% trên nền phân bón: 2 tấn
phân vi sinh Sơng Gianh + 60 kg N + 90 kg P 2O5 + 60 kg K2O/ha, mật độ
trồng 35 cây/m2. Sau 120 - 150 ngày gieo vào vụ Xuân tiến hành thu hoạch bộ
phận trên mặt đất (loại bỏ rễ).

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học về xác định
loài, giống rau đắng đất, xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng
rau đắng đất góp phần cải tiến quy trình trồng rau đắng đất cho năng suất và chất
lượng cao.
- Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên
cứu về cây dược liệu nói chung và cây rau đắng đất nói riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, xác định được mẫu giống
rau đắng đất tiềm năng, một số phương pháp nhân giống và biện pháp kỹ thuật
canh tác cơ bản phù hợp cho cây rau đắng đất sinh trưởng phát triển tốt, năng
suất, chất lượng cao trong điều kiện khí hậu vùng Đồng bằng sơng Hồng sẽ góp
phần vào việc hồn thiện quy trình canh tác, mở rộng diện tích trồng rau đắng đất
phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT
2.1.1. Vị trí phân loại
Rau đắng đất có tên khoa học Glinus oppositifolius (L.) DC., hay còn được
gọi là Mollugo oppositifolia (L.), thuộc chi Glinus, họ rau đắng (Molluginaceae), bộ
cẩm chướng (Caryophyllales), Lớp ngọc lan (Magnoliopsida) (Võ Văn Chi, 2004).
2.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Glinus
Cây trong chi Glinus thường là cây hàng năm hoặc cây lâu năm, thường
rạp xuống, lá khơng có lơng hoặc lơng xồm. Lá có cuống ngắn, mọc đối hay mọc
vịng, hình bầu dục, thn, hình trái xoan hoặc dạng bay, thường ngun. Cụm

hoa ở nách lá, thành bó ít hoa, có cuống. Các mảnh bao hoa thường khơng bằng
nhau, có mép dạng vẩy, mặt ngoài màu xanh lục và mặt bụng màu trắng, hồng
hoặc vàng. Nhị 3 - 30, rời hoặc hợp thành bó ở lồi có nhiều nhị. Bầu thượng,
hình trái xoan hay thn, có 3 - 5 ơ nhiều nỗn. Đầu nhụy thẳng hay cong. Quả
nang mở với 3 - 5 ô. Hạt nhỏ, nhiều, có mồng kéo dài quấn lấy hạt (Võ Văn Chi,
2004; Sukhorukov & cs., 2018).
Sukhorukov & cs., (2021) trong một nghiên cứu gần đây về chi Glinus tại
châu Phi cho biết, quả nang dễ mở ra khi được kích hoạt bởi những giọt mưa
(ombrohydrochory). Đây dường như là một phản ứng soma của thực vật đối với
khí hậu đặc trưng bởi các giai đoạn khô và ẩm ướt xen kẽ ở Châu Phi. Mưa làm
cho các nang bị bong ra nhanh chóng và hạt dễ dàng phát tán.
Theo tài liệu thực vật chí Đơng Dương, chi Glinus có 20 lồi, được phân
bố ở các vùng nhiệt đới, trong đó Châu Á có 7 lồi (Pétélot, 1954). Tuy nhiên,
trong một số tài liệu cô bố gần đây, chi Glinus có 10 lồi, phân bố ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới (Byalt & Korshunov., 2020; Thulin & cs., 2016; Võ
Văn Chi, 2004).
Trong chi Glinus, hai loài G. lotoides (rau đắng lơng) và G. oppositifolius
(rau đắng đất) có sự phân bố rộng nhất, được tìm thấy ở 3 châu (Châu Phi; Châu
Á; châu Úc) (Sukhorukov & cs., 2021).
Ở Việt Nam có 3 lồi: rau đắng Glinus hernarioides (Gagn)Tard (rau

5


đắng), Glinus lotoides (L.) (rau đắng lông) và Glinus oppositifolius (L.) (rau
đắng đất). Trong đó có 2 lồi thơng dụng là Glinus oppositifolius (L.) và
Glinus lotoides (L.) (Võ Văn Chi, 2004).

Hình 2.1. Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC.]
Nguồn: Sukhorukov & cs. (2021)


2.1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài rau đắng đất
Cây thân thảo, lâu năm. Thân và cành mảnh, tiết diện tròn, mọc tỏa sát
mặt đất, dài và nhẵn (Phạm Hoàng Hộ, 1999; Võ Văn Chi, 2004), các phần non
của thân được bao phủ bởi các lông mảnh, thường xếp dọc theo một đường; gai
khơng có hoặc không thể nhận thấy bằng mắt thường (Sukhorukov & cs., 2021).
Khi cây cịn non có màu xanh, khi già cứng thân dần chuyển thành màu nâu đỏ
(Nguyễn Thị Thu Hiền & cs., 2020) hoặc có màu màu vàng lục (Shantha & cs.,
2016). Lá mọc vòng 2 - 5 lá, to nhỏ khơng đều nhau, lá hình bầu dục ngược dài
thn dần ở cuống; lá kèm rất nhỏ, sớm rụng, màu xanh lục (Shantha & cs.,
2016; Sukhorukov & cs., 2021), cũng xuất hiện lá cây rau đắng đất có sắc tố tím

6


(Phạm Văn Ngọt & cs., 2015), cuống lá ngắn (dài 3-10 mm) (Sukhorukov & cs.,
2021). Cụm hoa hình tán khơng cuống, mọc ở nách lá, có lá bắc ở gốc, số
hoa/cụm biến động từ 2 - 5 hoa (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Huy Bích & cs., 2006)
hoặc 3 - 7 hoa (Nguyễn Thị Thu Hiền & cs., 2020) hoặc dao động từ 2-10 hoa và
thường có cuống khơng bằng nhau dài 7,0 - 20,0 mm (Sukhorukov & cs., 2021).
Hoa màu lục nhạt, mảnh bao hoa 5, hơi không đều, các lá đài ở phía ngồi ngắn
hơn và có màu lục đậm hơn các lá đài trong (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Huy Bích &
cs., 2006), hoặc có hoa xuất hiện với lá đài ngồi có màu hồng với mép màu
trắng, mặt trong có màu hồng, đơi khi chuyển sang đỏ khi già (Sukhorukov & cs.,
2021). Nhị 3-5, chỉ nhị mỏng. Nhụy có bầu thn dần ở đỉnh, 3 ơ, 3 vịi nhụy uốn
cong, ngắn, ở đỉnh có răng và hơi phình rộng. Hoa được thụ phấn và thụ tinh phát
triển liên tục và tạo quả trong vòng 7-10 ngày, nhị và nhụy vẫn tồn tại ở bên
trong do hoa đóng lại. Tỷ lệ đậu quả tự nhiên từ 88% đến 92% (Sulakshana & cs.,
2018). Quả nang, mở ở cạnh bên theo chiều dọc thuôn dài 3 - 4 mm, mở bởi 3 - 4
van. Hạt hình thận, có mồng trắng, màu đỏ hoặc nâu đỏ, hiếm khi có màu nâu

vàng, kích thước 0,30 - 0,50 × 0,3 - 0,4 mm. Mùa hoa quả vào tháng 4 - 7 (Võ Văn
Chi, 2004; Đỗ Huy Bích & cs., 2006). Ở miền Nam Châu Phi hoa rau đắng đất
xuất hiện chủ yếu vào các trận mưa, quả nang (đặc trưng của tất cả các loài trong
chi Glinus) dễ mở ra khi được kích hoạt bởi những giọt mưa (ombrohydrochory).
Đây dường như là một phản ứng soma của thực vật đối với khí hậu được đặc trưng
bởi các giai đoạn khô và ẩm ướt xen kẽ ở châu Phi. Mưa làm cho các nang bị bong
ra nhanh chóng và hạt dễ phát tán (Sukhorukov & cs., 2021).
Về mặt vi phẫu, một số tài liệu cơng bố có sự khác nhau, các tác giả
Nguyễn Thị Thu Hiền & cs., (2020) và Phạm Văn Ngọt & cs., (2015) cơng bố,
gân chính của lá rau đắng đất mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Tuy nhiên, theo
Dược điển Việt Nam V, gân lá có mặt trên lồi, mặt dưới lõm bao gồm biểu bì
trên, biểu bì dưới, mơ mềm và bó libe - gỗ nằm giữa gân lá (Bộ Y tế, 2017).
Theo Phạm Văn Ngọt & cs., (2015) cơng bố, rau đắng đất có cấu tạo giải phẫu
Kranz nên là cây C4. Ngược lại, Sulakshana & cs. (2018) công bố, rau đắng
đất là cây C3, phát triển các cơ chế thụ phấn khác nhau (tự thụ, thụ phấn nhờ
cơng trùng) để tối đa hóa tỷ lệ đậu quả và đậu hạt.
Rau đắng đất phân bố ở nhiệt đới Châu Phi (phổ biến ở Châu Phi cận
Sahara), Châu Á và Ôxtrâylia (Sukhorukov & cs., 2021; Võ Văn Chi, 2004). Cây
thường thấy ở đồng bằng, vùng trũng ẩm ướt, trên bờ sông và dọc hai bên đường,

7


ở trong đất cát, phạm vi độ cao lên đến 1600 m (Sukhorukov & cs., 2021), cũng
tìm thấy ở những nơi khô cằn ở Đông Nam Á, các nước nhiệt đới ở độ cao thấp
như Ấn Độ, Pakistan, Phillipines, Mali, Thái Lan và Trung Quốc (Chakraborty &
cs., 2017). Ở Việt Nam, rau đắng đất phân bố dọc theo theo các tỉnh ven biển, từ
Hải Phòng, Nam Định đến Đồng bằng Sơng Cửu Long (Đỗ Huy Bích & cs.,
2006), cây thường gặp trên cát ở bờ biển hay vùng ngập từng thời kỳ, hồ ao và
ruộng (Võ Văn Chi, 2004).

2.1.3. Thành phần hóa học và giá trị sử dụng cây rau đắng đất
2.1.3.1. Thành phần hóa học
Rau đắng đất có chứa saponin, flavonoid (Đỗ Huy Bích & cs., 2006; Sheu
& cs., 2014; Chakraborty & cs., 2017; Nguyễn Thị Thu Hiền & cs., 2020). Lá
cây rau đắng đất chiết bằng cồn ethanol, thu được 2 hợp chất triterpenoid saponin
(spergulin A và spergulin B) (Võ Văn Chi, 1997). Trong vỏ cây rau đắng đất có
anthraglucozit (Đỗ Tất Lợi, 2004). Hạt rau đắng đất chứa một số dưỡng chất
(trong 100 g) như Vitamin E (12.0 IU); Folic axít (108 mg); selenium (86,8 mg);
canxi (386 mg); α-sitosterol (79,9 mg); stigmasterol (9,6 mg).
Sheu & cs. (2014), Chakraborty & cs. (2017) cơng bố, trong rau đắng đất
có một số thành phần carbohydrat, polysacarit, steroit, alkaloit và một số hợp
chất thơm khác. Inngjerdingen & cs. (2005) công bố, bằng phương pháp tách
chiết với nước ở 50oC đã tìm thấy hai hợp chất polisacarit dạng pectin là GOA1
và GOA2. GOA1 chứa nhiều đường loại arabinose (26,4%), galactose (42,9%)
và các arabinose-galactane. GOA2 chứa nhiều galacturonic acid (68,3%) cùng
với rhamnose, arabinose và galactose.
Võ Thị Thu Thuỷ & Đỗ Quyên (2015), đã tiến hành thí nghiệm từ dịnh
chiết dicloromethan của phần trên mặt đất cây rau đắng đất, bằng phương pháp
sắc ký cột silica gel và sắc ký cột sephadex lần đầu tiên đã nhận dạng được trong
cây có chứa spinasterol và opposotifolon từ cây rau đắng đất trồng tại Việt Nam.
Gần đây, các nhà nghiên cứu của Viện Dược liệu và Cơng ty CP Traphaco
đã tìm ra 1 hợp chất mới được phân lập từ tự nhiên ký hiệu RD180
(Traphanoside GO1) (3-O-β-D-glucopyranosyl-28-[O-β-D- glucopyranosyl 2methylete (1-3)-L-rhamnopyrannosyl)-spergulagenic acid) từ phần trên mặt đất
của cây rau đắng đất (Do Thi Ha & cs., 2020).
Các nghiên cứu hóa lý cho thấy, hàm lượng độ ẩm (8%), tro toàn phần

8


(6,1%), tro tan trong nước (12,5%), tro không tan trong axít (10%), tro sulfat

(25,5%), dịch chiết các phân đoạn dàu ete (0,4%), cloroform (1,8%), aceton
(3,4%), ethylacetat (2,4%), methanol (9,8%) và dịch chết nước (18,5%). Yếu tố
vơ cơ cho thấy có sự hiện diện của sắt, sulfat, clorua và nitrat (Sahu & cs., 2012).
Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng chính có trong cây rau đắng đất ở
Ấn Độ cho kết quả:
Thành phần

Tỷ lệ

Chất béo

2,3 %

Xơ thô

22,4 %

Protein

12,5 %

Carbohydrat tổng số

47,0 %

Nhiệt lượng

245 kcal/100g

Vitamin C


112 mg/100g

Caxi

1693 mg/100g

Sắt

22,1 mg/100g

Kẽm

43,2 mg/100g

Vitamin B1

<0,05

Vitamin B2

<0,05

Vitamin B3

0,1 mg/100g
Nguồn: Shantha & cs. (2016)

2.1.3.2. Giá trị sử dụng cây rau đắng đất
Rau đắng đất có thể dùng tồn cây (Đỗ Huy Bích & cs., 2006), thơng

thường dùng bộ phận trên mặt đất. Có thể thu hoạch cây quanh năm, tốt nhất
lúc cây chưa có hoa, rửa sạch, phơi khơ. Có thể dùng ngun liệu tươi, ngun
liệu khơ sử dụng trực tiếp chữa bệnh hoặc làm nguyên liệu dược, thực phẩm
chức năng.
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm,
nhuận gan mật. Trong nhân dân, rau đắng đất được dùng điều trị chứng sốt cao,
tiểu bí, tiểu buốt, tiểu dắt, ăn uống không tiêu, viêm gan, vàng da, dị ứng mẩn
ngứa, u nhọt (Bộ Y tế, 2017; Đỗ Huy Bích & cs., 2006; Võ Văn Chi, 2004). Hiện
nay, một số hãng dược phẩm trong nước đã nghiên cứu sử dụng rau đắng đất làm
nguyên liệu chính cho sản phẩm dược Boganic của Traphaco, viên nén bao
đường Bar của Pharmedic có tác dụng nhuận gan, lợi mật, thông tiểu, giải độc...

9


×