Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích, đánh giá biến động môi trường sống của người dân vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2002 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------

LÊ THU HIỀN

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG SỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, GIAI ĐOẠN 2002 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------

LÊ THU HIỀN

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG SỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, GIAI ĐOẠN 2002 - 2010

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. LƢU ĐỨC HẢI

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Lưu Đức Hải, đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Khoa Môi trường, Bộ
môn Quản lý môi trường cùng các thầy cô giáo đã truyền thụ những kiến thức
quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn tới Vụ Thống kê Xã hội Môi trường - Tổng cục
Thống kê đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thành viên trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp, đã động viên, giúp đỡ, khuyến khích em trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014.
Lê Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................4
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long ................................................................................................................4
1.1.1. Vùng đồng bằng sông Hồng ......................................................................4
1.1.2. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ...............................................................7

1.2. Tổng quan về các đặc trƣng môi trƣờng sống của ngƣời dân Việt Nam
qua bộ số liệu thống kê ........................................................................................11
1.2.1. Khái niệm, định nghĩa các chỉ tiêu chính cần phân tích .........................11
1.2.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ...........................................................18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................28
2.1. Đối tƣợng và phạm vi ...................................................................................28
2.2. Thời điểm và thời gian nghiên cứu. ............................................................28
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................28
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .....................................................................30
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính .....................................................................31
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội ............................................31
2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện vệ sinh môi trường ......................................31
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................33
3.1. Diễn biến về phát triển kinh tế - xã hội ở 2 vùng Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2002 - 2010. .....................................33
3.1.1. Thu nhập bình quân đầu người................................................................33
3.1.2. Hộ nghèo ..................................................................................................34
3.1.3. Cơ sở hạ tầng (Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố) ..................................................35
3.1.4. Trình độ giáo dục (Tỷ lệ dân số có bằng cấp cao nhất là từ cấp Trung
học phổ thông trở lên) .......................................................................................36
3.1.5. Chỉ tiêu y tế: .............................................................................................38


3.2. Diễn biến về điều kiện vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân ở 2 vùng Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2002 – 2010 .........40
3.2.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt ...........................................................40
3.2.2. Tình hình sử dụng hố xí ...........................................................................41
3.2.3. Tình hình xả rác sinh hoạt .......................................................................43
3.3. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với điều kiện vệ

sinh môi trƣờng....................................................................................................46
3.3.1. Phương trình mô hình hồi qui logistic sử dụng phân tích mối tương quan
...........................................................................................................................46
3.3.2. Kết quả chạy mô hình: ..........................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC .................................................................................................................70


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

KTXH

:

Kinh tế - xã hội

TCTK


:

Tổng cục Thống kê


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phục vụ cho công tác giám sát
việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ..................................................22
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt
Nam ...........................................................................................................................27
Bảng 3.1. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của hộ dân tại 2 vùng ĐBSH và
ĐBSCL, giai đoạn 2002 - 2010 .................................................................................33
Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ nghèo của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL giai đoạn 2002 - 2010 .....34
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ có các loại nhà ở của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL, 2002 - 2010 .....36
Bảng 3.4. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao nhất của 2 vùng ĐBSH và
ĐBSCL, giai đoạn 2002 - 2010 .................................................................................37
Bảng 3.5. Diễn biến số lượng người tham gia khám chữa bệnh ở 2 vùng ĐBSH và
ĐBSCL ......................................................................................................................39
Bảng 3.6. Chi phí chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe ở 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL .39
Bảng 3.7. Danh sách các biến, tên biến đưa vào mô hình ...................................47
Bảng 3.8. Bảng kết quả hồi quy của biến nước hợp vệ sinh .....................................50
Bảng 3.9. Bảng hệ số dy/dx của biến nước hợp vệ sinh ...........................................50
Bảng 3.10. Bảng kết quả hồi quy của biến hố xí hợp vệ sinh ...................................55
Bảng 3.11. Bảng hệ số dy/dx của biến hố xí hợp vệ sinh .........................................56
Bảng 3.12. Bảng kết quả hồi quy của biến xả rác thải ..............................................58
Bảng 3.13. Bảng hệ số dy/dx của biến xả rác thải ....................................................62


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch (hợp vệ sinh) ở 2 vùng ............................40

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở 2 vùng .......................................42
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ xả rác trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch ........................................44


MỞ ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và công cuộc đổi mới
đất nước trong những năm vừa qua đã đem lại những thành tựu to lớn trong phát
triển kinh tế - xã hội (KTXH), nâng cao đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của
người dân. Tuy nhiên, những biến đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội và tăng
trưởng kinh tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường thiên nhiên và môi trường
sống của cộng đồng. Sự suy thoái về môi trường là vấn đề đã được cảnh báo và đã
giành được sự quan tâm của toàn xã hội, song vẫn là điều đáng lo ngại trong quá
trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế ở nước ta. Với sự mở rộng về quy mô và tăng
mật độ các khu công nghiệp, đồng thời với việc áp dụng nhiều công nghệ mới và
nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đang phát sinh nhiều thách thức mới
trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nhu cầu phát triển kinh tế
nhanh trên cơ sở đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là điều cần thiết và cấp
bách đối với đất nước đang trên đà phát triển, song những tác động tiêu cực của nó
đến với môi trường là rất lớn và nếu không xử lý tốt thì đó cũng là tác nhân gây ra
cản trở sự phát triển.
Cùng với tốc độ CNH, HĐH, quá trình đô thị hóa cũng diễn ra với nhịp độ cao
dẫn tới những hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống của người dân. Dân số
thành thị năm 2010 là 26515,9 nghìn người, chiếm 30,5% so dân số nông thôn là
60431,5 chiếm 69,5%, song phần lớn dân cư thành thị chỉ tập trung ở một số vùng
trọng điểm. Tình hình này tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý đô thị, như
vấn đề giao thông, rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các dịch vụ
công cộng khác. Đây thật sự là một sức ép lớn vì tình trạng cơ sở hạ tầng và quản lý
đô thị hiện rất yếu kém. Thêm vào đó, luồng di dân từ nông thôn ra thành thị sẽ tạo
thêm gánh nặng lớn hơn đối với vấn đề quản lý đô thị. Dân số thành thị tăng, tất yếu
dẫn đến những thách thức lớn về môi trường. Đây là bài toán chung khó giải đối với

mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm gần đây vấn đề môi trường đô thị ở Việt Nam đã trở thành vấn đề
nghiêm trọng và đáng được báo động.

1


Để có cơ sở cho việc tính toán và xây dựng, hoạch định chính sách đạt hiệu
quả, phù hợp thực tiễn trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội hài hòa với bảo vệ
môi trường, đảm bảo môi trường sống cho người dân được an toàn, thì việc phân
tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường cũng như các tác động qua
lại giữa các chỉ tiêu với nhau để phản ảnh đầy đủ hơn tình hình KTXH, môi trường
của khu vực, quốc gia trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, trong
những năm qua, việc đánh giá về chất lượng môi trường sống nói chung và điều
kiện vệ sinh môi trường nói riêng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê chưa thực sự
được chú trọng và quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn 2002 - 2010, Việt Nam tập
trung vào đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…. Mặc dù cũng đã được
Đảng và Nhà nước quan tâm, nhưng chưa quan tâm, đánh giá đúng mức tình hình
và các tác động giữa kinh tế - xã hội với môi trường sống, vệ sinh môi trường môi
trường để các nhà hoạch định chính sách có cơ sở xây dựng những giải pháp điểu
chỉnh những chỉ tiêu nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu
cực đến môi trường sống của con người, để từ đó có hướng xử lý phù hợp giúp phát
triển phát triển KTXH hài hòa với bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Việc nghiên cứu và phân tích mối tương quan giữa một số chỉ tiêu về KTXH
với chỉ tiêu điều kiện vệ sinh môi trường của dân cư có thể là bước đi ban đầu trong
việc đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phát triển KTXH và chỉ tiêu bảo vệ môi
trường. Xuất phát từ lý do trên, đề tài tiến hành nghiên cứu phân tích nhằm lựa chọn
một số chỉ tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế có tác động, ảnh hưởng đến biến động
môi trường sống của người dân trên cơ sở sử dụng bộ dữ liệu thống kê từ kết quả
của cuộc Điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình, giai đoạn 2002-2010 của cơ quan

Tổng cục Thống kê.

2


* MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá diễn biến và phân tích mối tương quan của một số chỉ tiêu KTXH
với chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh môi trường của hộ dân cư tại 2 vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn từ năm 2002 đến 2010.
* NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Phân tích và đánh giá diễn biến môi trường sống của người dân vùng đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Sử dụng phần mềm phân tích thống kê STATA để chạy mô hình phân tích
mối tương quan giữa một số chỉ tiêu phản ánh tình hình KTXH với chỉ tiêu phản
ánh điều kiện môi trường sống của người dân giữa 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL năm
2010.
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội:
+ Thu nhập bình quân
+ Giáo dục
+ Y tế
+ Cơ sở hạ tầng
+ Hộ nghèo
-Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện môi trường sống:
+ Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
+ Hình thức xả rác hợp vệ sinh
Sau khi chạy mô hình phân tích thống kê, sử dụng kết quả phân tích mối quan
hệ giữa tình hình phát triển kinh tế - xã hội với điều kiện môi trường sống của 2
vùng ĐBSH và ĐBSCL.


3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long
1.1.1. Vùng đồng bằng sông Hồng
1.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Hồng (hay còn gọi là vùng châu thổ sông Hồng) là một vùng
đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng
đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây (cũ) nay thuộc
Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình. Toàn vùng có diện tích năm 2010 là 14964 km², dân số 18610,5
nghìn người, mật độ dân số là 1244 người/ km², [14].
a. Địa hình
- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển, tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng
dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau),
xảy ra hiện tượng thiếu nước.
b. Khí hậu:
- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,
mùa này cũng là mùa khô, mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của
vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ
xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
c. Tài nguyên khoáng sản
- Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương,
phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi phục vụ
cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Nhìn chung khoáng sản của
vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công

nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
d. Tài nguyên biển
- Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn dài 400 km, với bờ biển kéo dài

4


từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng
và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.
- Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển
Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...
e. Tài nguyên đất đai
- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được
sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất
sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng
trong cả nước.
- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây
công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả
nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
g. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng
và sông Thái Bình. Ngoài ra, còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
1.1.1.2. Tiềm năng và thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ,
nông lâm ngư nghiệp. Với 21,6% dân số cả nước năm 2010 vùng này đã đóng góp
52.310 tỷ đồng chiếm 22% GDP trong đó có tới 19,4% giá trị gia tăng nông nghiệp
và 28,8% giá trị gia tăng dịch vụ của cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành có xu hướng
dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông
lâm ngư nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt tới gần 50%.

a. Ngành nông nghiệp
- Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa của Việt Nam, có nhiệm
vụ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh phía Bắc và một phần dành cho xuất khẩu.
Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm tới 57,25% diện tích đất tự nhiên
của toàn vùng.
- Tỷ trọng ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là
23%, chủ yếu là lúa nước, sản lượng lúa chiếm tới 89,21% trong sản lượng lương

5


thực qui thóc 4,22 triệu tấn, còn lại là các loại lương thực hoa màu như: ngô,
khoai, sắn. Ngoài ra trong vùng còn phát triển các cây công nghiệp khác như lạc,
đậu tương có thể trồng xen canh, gối vụ. Cây công nghiệp chủ yếu là đay chiếm
55% diện tích đay cả nước và cói chiếm 41,28 % diện tích cói cả nước.
- Về chăn nuôi gia súc gia cầm, sự phát triển đàn lợn gắn liền với sản xuất
lương thực trong vùng. Chăn nuôi thuỷ sản cũng được chú trọng phát triển để tận
dụng lợi thế diện tích mặt nước đa dạng của vùng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân.
b. Ngành công nghiệp
- Đồng bằng sông Hồng có nền công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước
ta. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu của cả nước, nhất là
về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm.
- Xét về tỷ trọng trong tổng GDP ngành công nghiệp toàn vùng thì công
nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm 20,9%, công nghiệp nhẹ (dệt, may,
da) chiếm 19,3%; sản xuất vật liệu xây dựng 17,9%; cơ khí, điện, điện tử 15,2%;
hoá chất, phân bón, cao su chiếm 8,1%; còn lại 18,2% là các ngành công nghiệp
khác.
- Đến nay trên địa bàn vùng đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp có ý
nghĩa lớn đối với việc phát triển KTXH của vùng như các khu công nghiệp ở Hải

Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc,..
- Tuy vậy trình độ phát triển công nghiệp của vùng còn thấp nhiều so với trình
độ phát triển công nghiệp của các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long.
- Tỷ trọng lao động công nghiệp của vùng chiếm 32% tổng lao động công
nghiệp trong toàn quốc nhưng mới chỉ sản xuất ra hơn 22% giá trị công nghiệp của
cả nước.
c. Ngành dịch vụ
- Là trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước, Đồng bằng sông Hồng đã
đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và một
phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm

6


dịch vụ lớn cho cả nước có tỷ trọng dịch vụ trong GDP của vùng đạt 45% so với cả
nước là 41%.
- Các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư
vấn, chuyển giao công nghệ của Đồng bằng sông Hồng mở rộng trên phạm vi các
tỉnh phía Bắc và cả nước.
- Trong dịch vụ, thương mại chiếm vị trí quan trọng. Tuy vậy nó lại là khâu
yếu kém của vùng, chỉ chiếm 18% tổng giá trị thương mại của cả nước.
- Về giao thông vận tải, vùng có nhiều đầu mối liên hệ với các tỉnh phía Bắc,
phía Nam. Vùng được coi là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước. Các hệ thống
đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không của vùng tương đối phát triển so với cả
nước. Lưu lượng vận chuyển của vùng chiếm tới 8,7% khối lượng hàng hoá vận
chuyển; 7,5% hàng hoá luân chuyển; 11,2% vận chuyển hành khách và 11,5% luân
chuyển hành khách của cả nước.
- Về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tệ (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm,
kho bạc, xổ số) phát triển nổi trội hơn hẳn các vùng khác. Hai lĩnh vực này góp

phần làm tăng GDP của ngành dịch vụ của vùng. Đồng bằng sông Hồng là trung
tâm tư vấn, thông tin, chuyển giao công nghệ hàng đầu, đồng thời còn là một trong
hai trung tâm tài chính - ngân hàng lớn nhất của cả nước.
1.1.2. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
1.1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Năm 2010, toàn vùng có tổng diện
tích tự nhiên là 40518,5 km2 , dân số trung bình là 17272,2 chiếm 12,2 % diện tích
của cả nước, mật độ dân số là 426 người/km2,[14].
a. Địa hình
- Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và
bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo
sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của
sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn

7


dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp
như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Tây Nam sông
Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung
bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.
b. Khí hậu
- Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ
trung bình hàng năm 24 - 270C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 - 300C, chênh lệch
nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt,
mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của
cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa.
- Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh

trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.
c. Tài nguyên khoáng sản
- Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên
Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng,
vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu
mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra
còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng…
d. Tài nguyên biển
- Chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa
đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước,
cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản quí như đồi mồi, mực…
- Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu,
Phú Quốc.
e. Tài nguyên đất đai
Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau:
+ Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sông Tiền và sông
Hậu, đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa,
cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng

8


trung tâm bản đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích toàn
vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh.
+ Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng.
Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng
Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường.
+ Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng,
đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng.

+ Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp
trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả.
g. Tài nguyên nước
- Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và
sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền
chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa
nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ
giác Long Xuyên. Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng
bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng
bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
- Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác
quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng.
1.1.2.2. Tiềm năng và thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà
Mau, có diện tích tự nhiên là 1.6616,3km2, dân số trên 6,2 triệu người, chiếm hơn
1/3 dân số của vùng ĐBSCL.
a. Ngành nông nghiệp
Trong những năm qua vùng này đã đóng vai trò là một trung tâm lớn về sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất
khẩu nông thủy sản của cả nước.
Trong những năm tới Chính phủ giao cho vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL tiếp tục đóng vai trò trung tâm lớn của đồng bằng sông Cửu Long về sản

9


xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu
nông thủy sản của cả nước; đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ
sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm

nông nghiệp cho cả vùng ĐBSCL; là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ
vị quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước.
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL có đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển cả nước, với
vùng kinh tế đặc quyền; thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, trữ lượng có khả năng
khai thác từ 350 - 400 nghìn tấn/năm, vùng bãi triều có diện tích hàng trăm nghìn ha
nuôi trồng thủy sản nước ngọt; có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn
dưới lòng biển, thềm lục địa; có biên giới hữu nghị với đất nước bạn Campuchia, đã
hình thành các cửa khẩu quốc tế và quốc nội, giao lưu kinh tế chính ngạch và tiểu
ngạch với số lượng hàng hóa lớn và kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm
trước, đã tạo ra mối liên kết gắn bó nhiều năm qua giữa ĐBSCL với thị trường
Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
b. Ngành công nghiệp
Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL có vị trí địa lý rất quan trọng trong giao
thương kinh tế với các tỉnh trong vùng, với miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, với cả
nước, và đặc biệt là với thị trường Campuchia, Thái Lan (qua các cửa khẩu đường
thủy và đường bộ).
- Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL còn là trung tâm năng lượng lớn của cả
nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất
khoảng 9.000 - 9.400 MW, và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được
tập trung đầu tư.
c. Ngành dịch vụ
Đây là vùng còn đầy tiềm năng về lĩnh vực dịch vụ chưa được khai thác, nằm
bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam Bộ và bên cạnh
Campuchia - một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL với trung tâm là TP. Cần Thơ là cửa
ngõ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng

10



ĐBSCL, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong
những năm tới Chính phủ sẽ tập trung xây dựng TP. Cần Thơ nói riêng, cả vùng
kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL trở thành một trung tâm dịch vụ (giáo dục - đào
tạo, y tế, khoa học - công nghệ, thương mại,...) và trung tâm du lịch lớn của cả
nước.
- Mục tiêu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đã được xác
định là: “Xây dựng vùng này trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế
hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan
trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hóa, xã hội tiến
kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng
vững chắc, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 1,25 lần
tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000
USD. Tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước khoảng 13,3% vào năm
2020.”
1.2. Tổng quan về các đặc trƣng môi trƣờng sống của ngƣời dân Việt Nam qua
bộ số liệu thống kê
1.2.1. Khái niệm, định nghĩa các chỉ tiêu chính cần phân tích [16],[20]
Các nội dung cần phân tích và đánh giá là các chỉ tiêu thống kê phản ánh điều
kiện môi trường sống của hộ dân cư vùng ĐBSH và ĐBSCL nói riêng và người dân
Việt Nam nói chung.
Môi trường sống là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá
trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ
ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu
này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của
con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng vùng và ở
từng thời kỳ.
Theo giáo trình “Cơ sở khoa học Môi trường” có định nghĩa về Môi trường
như sau [6]:


11


Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có
ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người
như không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại như:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố hóa học và
sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo sự thuận
lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân cộng đồng con người.
- Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội do con người tạo
nên và chịu sự chi phối của con người.
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước, ánh
sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội, v.v… có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
của con người.
Thêm một cách nhìn khác, môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài
nguyên cho con người như đất, đá, nước, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên
này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ
khan hiếm của nó trong xã hội.
Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá
trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử
dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các
quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở
lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi
trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân
bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Môi trường là tổng hợp tất cả các điều kiện xung quanh một điểm trong không
gian và thời gian. Môi trường là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều kiện
tác động lên đời sống, tính chất, hành vi và sự sinh trưởng, phát triển và trưởng

thành của các cơ thể sống.
Tuy nhiên, đề tài tập trung phân tích các yếu tố môi trường sống của người
dân vùng ĐBSH và ĐBSCL chính là các chỉ tiêu thống kê về nhà ở, chăm sóc y tế,

12


trình độ giáo dục của người dân và điều kiện sử dụng nước, hố xí, xả rác thải của
người dân.
* Hộ dân cư: Là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ
ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quĩ thu chi. Thời gian 12 tháng
qua tính từ thời điểm tiến hành cuộc phỏng vấn trở về trước.
* Chỉ tiêu thống kê
Là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ
cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời
gian cụ thể. Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp
tính cụ thể.
1.2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống của người dân
a. Chỉ tiêu Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng được tính bằng cách lấy tổng thu nhập
của hộ trong năm chia cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập của
hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền mà các thành viên của hộ tạo
ra hay nhận được trong một thời gian nhất định thường là một năm.
b. Chỉ tiêu chi tiêu dùng bình quân đầu người
Chi tiêu dùng bình quân 1 người 1 tháng được tính bằng các lấy tổng số tiền
chi tiêu dùng của hộ chia cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Chi tiêu
dùng của hộ gia đình bao gồm các khoản chi cho các nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh
thần (kể cả cho nhu cầu lễ nghi và chi cho đời sống tình cảm) trong một thời gian
nhất định, thường là 1 năm. Các khoản chi này được thực hiện dưới hình thức: chi
mua, đổi hàng hoá, dịch vụ và giá trị sản phẩm tự túc sử dụng cho đời sống trong

kỳ.
Nếu xét theo tính chất các khoản chi thì chi tiêu dùng của hộ gia đình trong kỳ
bao gồm chi tiêu lương thực, thực phẩm; chi không phải lương thực, thực phẩm và
các khoản chi khác (chi cho biếu, đóng góp, ...).
c. Các thước đo nghèo đói
Có 2 loại thước đo để đo lường sự đói nghèo:
- Trước đây, Tổng cục Thống kê chỉ tính chỉ số đói nghèo dựa trên số liệu thu

13


nhập từ lương thực, thực phẩm (2002).
- Từ 2004, World Bank (WB) sử dụng số liệu chi tiêu dùng trong các cuộc
khảo sát mức sống (KSMS) để đo lường nghèo đói và bất bình đẳng. Sở dĩ chi tiêu
dùng được chọn làm chỉ tiêu phúc lợi để đo lường nghèo đói và bất bình đẳng là
do nó tổng hợp được nhiều yếu tố có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống như
chi cho ăn, ở, học hành, y tế, đồ dùng lâu bền,… Số liệu về chi tiêu dùng được
thu thập trong các cuộc KSMS tương đối chính xác (5 nhóm thu nhập).
Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển thì thu nhập (nếu có số liệu chính xác) sẽ
phản ánh sự phân hóa giàu nghèo rõ nét hơn chi tiêu dùng.
d. Chỉ tiêu loại nhà ở của hộ gia đình sử dụng chính
Tỷ lệ hộ chia theo các loại nhà: Là cơ cấu các hộ gia đình có nhà chia theo loại
nhà gồm nhà kiên cố, nhà bán kiên cố.
* Các loại nhà kiên cố:
- Nhà kiên cố: Là nhà được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Nhà kiên cố
bao gồm nhà biệt thự, nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép cấu kiện bê tông nhiều tầng,
nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
- Nhà biệt thự: Là loại nhà ở riêng biệt, có sân, vườn và tường rào xung quanh.
Trong biệt thự có đầy đủ và hoàn chỉnh các buồng, phòng để ở, sinh hoạt, vệ sinh,
bếp, kho, v.v... Trang thiết bị trong biệt thự có chất lượng cao.

- Nhà kiên cố khép kín: Là nhà kiên cố có khu phụ gắn liền với phòng ở (hoặc
ngôi nhà/ căn hộ đó) để dùng riêng cho hộ gia đình.
- Nhà kiên cố không khép kín: Là nhà kiên cố có khu phụ không gắn liền với ngôi
nhà/căn hộ đó, thường khu phụ sử dụng chung với nhiều hộ khác.
- Nhà bán kiên cố: Là nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp
so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Nhà bán kiên cố bao gồm
các nhà tường xây hay ghép gỗ, mái ngói, mái tôn (hoặc vật liệu tương đương).
* Các loại nhà không kiên cố:
- Nhà tạm và các loại nhà khác: Là các loại nhà không thuộc các nhóm trên,
bao gồm nhà có kết cấu cột, tường bằng các vật liệu đơn giản như gỗ tạp/tre, đất
vôi/rơm, phiên/liếp/ván ép, mái tấm lợp, mái lá/rơm rạ/giấy dầu.

14


e. Trình độ giáo dục
Đánh giá trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của các thành viên
hộ và những chi phí giáo dục trong 12 tháng qua. Những thông tin này sẽ giúp phân
tích mối quan hệ giữa mức sống với giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm đề ra
những chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp.
Tỷ lệ dân số theo bằng cấp cao nhất: Là cơ cấu dân số từ 15 tuổi theo các loại
bằng cấp cao nhất người đó đạt được, thể hiện trình độ giáo dục đạt được của dân
số.
- Chủ hộ có bằng cấp cao nhất từ cấp Trung học phổ thông trở xuống: gồm
những người không có bằng cấp, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
- Chủ hộ có bằng cấp cao nhất từ trên cấp Trung học phổ thông: gồm những
người đã qua đào tạo Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao
đẳng nghề, Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Tiến sĩ, các loại khác.
g. Hộ sử dụng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe
Tỷ lệ dân số sử dụng các dịch vụ y tế chia theo loại cơ sở: Là cơ cấu dân số có

sử dụng các dịch vụ y tế chia theo các loại cơ sở như trạm y tế xã/phường, bệnh viện
quận/huyện, bệnh viện tỉnh/thành phố, bệnh viện trung ương, phòng khám tư nhân,...
Thể hiện khả năng tiếp cận và sự lựa chọn của người dân đối với các dịch vụ y tế.
Đồng thời, chỉ tiêu này cũng thể hiện vai trò của các dịch vụ y tế trong khám chữa
bệnh cho người dân.
1.2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng môi trường sống của người dân
* Chất lượng môi trường: Theo Charles, H.Southwick, (1976): Chất lượng
môi trường được hiểu theo nghĩa như sau:
- Điều kiện ăn ở, đi lại, văn hóa, xã hội của con người.
- Đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống như điện, nước, lao động, nghỉ ngơi, không
khí trong lành, nước sạch, có nhiều cây cối tự nhiên, yên tĩnh,…
- Nhiều ý kiến khẳng định rằng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, gia tăng
dân số, thiếu hụt lương thực… đều làm giảm chất lượng cuộc sống. Họ thống nhất
rằng: chất lượng môi trường chính là chất lượng của các điều kiện tự nhiên, xã hội

15


bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của từng con người
và cộng đồng.
a. Nguồn nước sử dụng chính của hộ gia đình dùng cho ăn uống
Tỷ lệ hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính: Là cơ cấu các hộ gia đình sử
dụng nguồn nước ăn, uống chính gồm: nước máy, giếng khoan, giếng khơi, giếng
xây, nước mua, nước suối có lọc, nước mưa, nước hồ, ao, sông,…
Để thuận tiện trong việc phân tích trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi tạm
thời phân loại nguồn nước sinh hoạt chính được hộ dân sử dụng làm 02 loại: là
nguồn nước hợp vệ sinh và nguồn nước không hợp vệ sinh.
* Nguồn nước hợp vệ sinh: gồm các loại nguồn nước sau
- Nước máy vào nhà: là nước máy sản xuất theo phương pháp công nghiệp
được nối vào hệ thống các vòi đặt trong hoặc ngoài ngôi nhà nhưng trong khuôn

viên của ngôi nhà đó.
- Nước máy công cộng: là nước máy sản xuất theo phương pháp công nghiệp
được nối vào hệ thống các vòi đặt tại một địa điểm công cộng cho nhiều hộ sử dụng
chung.
- Nước giếng khoan: là nước được lấy từ giếng khoan sâu để lấy nước ngầm
qua một lỗ nhỏ được đặt ống bảo vệ, nước được lấy lên thường qua hệ thống
bơm. "Nước cây" cũng được tính là nước giếng khoan. Nước cây nếu nhìn về
hình thức cũng giống như nước máy, cũng được lấy từ các giếng khoan và đưa
lên một tháp cao, sau dó dùng hệ thống đường ống để dẫn về từng hộ sử dụng.
Tuy nhiên, trước khi dẫn về nơi tiêu thụ, nó không được xử lý theo một quy trình
công nghiệp (dàn mưa, hệ thống lọc, khử trùng, bể lắng).
- Nước giếng đào được bảo vệ: là nước lấy từ giếng đào được xây gạch hoặc
một loại chất liệu bảo vệ khác, ngăn không để nước thải ngấm vào trong và bên trên
có thành tránh không để cho phân hoặc động vật rơi xuống.
- Nước khe/mó được bảo vệ: nước khe/mó là nước ở thượng nguồn của các
dòng sông, suối, chảy ra từ các mạch ngầm (khe) của các ngọn núi (núi đất hoặc núi
đá). Nước khe/mó được bảo vệ là nước lấy từ khe nước được bảo vệ không để chất

16


thải hay vật bẩn rơi vào. Thường là khe nước được xây thành bể, từ đó nước được
dẫn qua hệ thống ống kín về nơi tiêu thụ.
- Nước mua: gồm nước đóng chai, bình; nước xitéc ô tô; nước xe thùng nhỏ (chở
trong thùng hay két nhỏ bằng xe ngựa, xe máy, xe cải tiến,...) để bán cho người sử
dụng.
- Nước mưa: là nước được hứng từ các cơn mưa và được đựng vào các dụng
cụ chứa (thùng, bể,...) để sử dụng.
* Nguồn nước không hợp vệ sinh:gồm các loại nguồn nước sau
- Nước giếng đào không được bảo vệ: là nước lấy từ giếng đào không có thành

ngăn nước thải ngấm vào trong hoặc không ngăn được vật bẩn rơi xuống giếng.
- Nước khe/mó không được bảo vệ: là nước lấy từ khe nước không ngăn chặn
được các chất thải hay vật bẩn rơi vào. Thường là khe nước không có bể.
- Các nguồn nước khác: là các loại nước không được liệt kê ở trên, như: nước
ao, hồ, kênh, rạch, sông suối, v.v...
b. Loại hố xí mà hộ gia đình sử dụng
Tỷ lệ hộ chia theo loại hố xí hộ gia đình sử dụng: Là cơ cấu các hộ gia đình
sử dụng các loại hố xí/nhà tiêu mà hộ sử dụng gồm: hố xí tự hoại, bán tự hoại, hố xí
thấm dội nước, hố xí hai ngăn, cầu cá,… Chỉ tiêu này liên quan đến vệ sinh cá nhân
hộ gia đình và môi trường cộng đồng, ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khoẻ của
con người, một mặt phản ánh tập quán của các vùng, thói quen và ý thức của hộ gia
đình, mặt khác phần nào cũng phản ảnh điều kiện kinh tế của hộ không có khả năng
dùng các thiết bị hợp vệ sinh.
- Loại hố xí hợp vệ sinh: gồm các loại Hố xí tự hoại, bán tự hoại, thấm dội,
hai ngăn.
- Loại hố xí không hợp vệ sinh: gồm loại Cầu cá, các loại khác.
c. Loại hình xả rác của hộ gia đình
- Xả rác hợp vệ sinh: là hình thức xả rác có người đến thu gom và mang đi
- Xả rác không hợp vệ sinh: là hình thức xả rác xuống ao, hồ, sông, suối;
vứt gần nhà và các hình thức khác bao gồm cả chôn và đốt.

17


×