Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc
biệt, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản xuất
nào. Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 33,1 triệu ha, trong đó đất
đồi núi và đất dốc chiếm ¾ lãnh thổ, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,348 triệu ha
với 80% dân số sống ở nông thôn và miền núi nên bình quân đất nông nghiệp
trên một lao động nông nghiệp chỉ có 3446 m
2
/người (Bộ NN &PTNT, 1997)
[1]. Nói đến nông thôn miền núi là nói đến sản xuất nông lâm nghiệp, nhìn
chung phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn miền núi thấp và chậm hơn
các vùng khác, việc phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn miền núi còn
thiếu đồng bộ, trình độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, chưa có kinh nghiệm,
công tác quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Vì
vậy mà tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, đất đai bị xói
mòn, rửa trôi, diện tích đất rừng có xu hướng giảm dần. Chính vì thế các sản
phẩm thu được từ rừng và sản xuất nông nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu
cuộc sống của người dân. Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như
hiện nay cho thấy đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, do đó đòi hỏi
phải bố trí, sắp xếp và sử dụng các loại đất đai một cách hợp lí để đạt được
khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo
vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường sống. Do vậy việc quy hoạch
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp là một yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với
các vùng nông thôn miền núi nói riêng và cả nước nói chung.
Công tác quy hoạch sử dụng đất ở các cấp lãnh thổ đặc biệt việc quy
hoạch ở cấp xã và thôn, bản đã góp phần phân bổ đất đai một cách hợp lí và
phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, phù hợp với mục đích sử
dụng đất đai một cách bền vững với mục tiêu phương hướng phát triển của
cộng đồng địa phương và tâm tư nguyện vọng của người dân. Không những
thế nó còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm, gỗ, củi, sinh thái môi trường . . .
1
11
Xã Hà Hiệu có tổng diện tích tự nhiên là 4.006,66 ha. Trong đó đất
nông nghiệp 413,94 ha, đất lâm nghiệp là 3.001,27 ha, còn lại là đất khác.
Tổng dân số có 612 hộ với 2.836 nhân khẩu, gồm có 6 dân tộc anh em sinh
sống trên 14 thôn. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tới 96%. Sản xuất nông
nghiệp là nguồn thu chính của xã, chiếm 97%. GDP bình quân trên địa bàn
ước đạt 6,86 triệu đồng/người/năm; bình quân lương thực đạt 637
kg/người/năm (UBND xã Hà Hiệu)[11]. Việc quy hoạch sử dụng đất cho xã
Hà Hiệu có ý nghĩa quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Mặc dù
từng giai đoạn xã có quy hoạch sử dụng đất song việc lập quy hoạch sử dụng
đất và giao đất lâm nghiệp vẫn mang tính áp đặt từ trên xuống mà không có
hoặc có ít sự tham gia của người dân, do vậy mà hiệu quả sử dụng đất vẫn còn
rất hạn chế, đặc biệt các mâu thuẫn và sự bất công bằng trong việc sử dụng
đất đai trong cộng đồng thôn bản. Để lập quy hoạch sử dụng đất cho toàn xã
Hà Hiệu gồm: bố trí, sắp xếp lại các ngành sản xuất với cơ cấu cây trồng hợp
lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội và
môi trường, bởi quy hoạch này đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của người
dân cũng như các chỉ tiêu mà các cơ quan cấp trên đã xác định phân bổ. Đồng
thời, người dân tham gia vào lập kế hoạch có tính hệ thống, hài hòa cho việc
phát triển ổn định lâu dài, bền vững cần căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và
xem xét đến quỹ đất chửa giao, hiện trạng sử dụng đất, truyền thống và phong
tục tập quán sử dụng đất của người dân trong vùng những người đang sống
phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
Như vậy công tác quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp có thể thu
được thành công to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy
nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quy hoạch sử dụng đất
nông lâm nghiệp cũng như phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng miền
núi nói chung và xã Hà Hiệu nói riêng trong những năm gần đây vẫn gặp phải
những khó khăn và thiếu sót như: Tiềm năng đất còn hạn chế, chưa có quy
hạch cụ thể và chi tiết cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất
2
22
manh mún chưa tập chung, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng
cao của người dân trong xóm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vẫn
còn nhiều bất cập, người dân thiếu vốn, thiếu kiến thức về quy hoạch sử dụng
đất, nên họ chưa phát huy được vai trò và năng lực của bản thân. Vì vậy
hướng giải quyết hiện nay là phải xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, nhằm tao cơ hội cho họ được
tham gia vào mọi giai đoạn của kế hoạch để họ có thể nhận thức được khó
khăn, thuận lợi và tiềm năng của xóm. Từ đó đề xuất được giải pháp phù hợp
với điều kiện của địa phương.
Qua tình hình thực tế tại địa phương và vai trò to lớn của công tác quy
hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lập
quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân tại xã Hà Hiệu,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” nhằm đáp ứng nhu câu sử dụng đất ổn định và
bền vững cho xã.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp thêm cơ sở khoa học trong công tác quy hoạch sử dụng đất
cấp xã có sự tham gia của người dân.
- Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển kinh
tế nông thôn cho xã Hà Hiệu, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá được hiện trạng sử dụng đất và một số loại cây
trồng, vật nuôi trong xã Hà Hiệu, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại đại bàn nghiên cứu.
- Xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp
cho xã Hà Hiệu, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn.
1.4. Ý nghĩa đề tài
Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên phần nào củng
cố và hệ thống lại những kiến thức đã học, nâng cao năng lực cho bản thân,
3
33
tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc, có khả năng giải quyết tốt các
vấn đề, tình huống nhất là khi tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu, tạo tiền
đề vững chắc cho công việc của sinh viên sau khi ra trường. Tạo cơ hội cho
sinh viên vận dụng tính sáng tạo của bản thân.
Trong thực tiễn sản xuất: Phương án quy hoạch được thực thi góp phần
làm tăng thu nhập và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa
phương, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của khu vực. Một số loại
cây trồng vật nuôi ưu thế tai địa phương được quan tâm và đầu tư phát triển,
người dân có thêm việc làm, tận dụng triệt để nguồn lao động tại địa phương.
Một số giống cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, góp
phần giúp cho nông dân hiểu rõ và tiếp cận nhiều hơn với khoa học kỹ thuật.
4
44
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
chính sách của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, khoa
học, hợp lý có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố đất đai và tổ chức sử
dụng đất.
2.1.2. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 33,1 triệu ha, xếp thứ
55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Song vì dân số đông nên bình
quân đất tự nhiên theo đầu người vào loại thấp (thứ 126), với mức 0,48
ha/người chỉ bằng 1/6 mức bình quân thế giới (Bộ NN &PTNT,1997)[1]. Đất
nông nghiệp quá ít, chỉ 7,348 triệu ha (22,2% diện tích). Đất đai là tài nguyên
không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam. Do đặc
điểm “đất chật người đông” bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ có
1,074 m
2
, với 80% dân số sống ở nông thôn, nên bình quân đất nông nghiệp
trên một lao động nông nghiệp cũng chỉ có 3,446 m
2
. Hiện nay nước ta vẫn
đang thuộc nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển, vì vậy đặc điểm hạn
chế về đất đai càng thể hiện rõ và đòi hỏi việc sử dụng đất phải dựa trên
những cơ sở khoa học. Với thực trạng sử dụng đất đai như hiện nay, cho dù
đến năm 2020 tiềm năng đất nông nghiệp được khai thác hết (10 triệu ha), với
số dân không thấp hơn 100 triệu người, vào lúc đó bình quân đất nông nghiệp
không quá 1000 m
2
/người.
Như vậy nước ta là một trong những nước hiếm đất sản xuất nông
nghiệp nhất trên thế giới, với quỹ đất đó việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của đất nước phải luôn luôn gắn liền với việc sử dụng cần kiệm nguồn tài
nguyên đất đai có hạn này.
Đất lâm nghiệp gắn với trung du miền núi với tổng diện tích khoảng
19,1 triệu ha, đất trung du miền núi là một phần quan trọng trong quỹ đất
Việt Nam, chiếm 63% diện tích toàn quốc.
5
55
Hình thành trên địa hình đất phân cắt, trong môi trường sinh thái rất
nhạy cảm, thực bì bị thoái hóa nhiều, nên nguy cơ xói mòn và rửa trôi diễn ra
nghiêm trọng hơn các vùng khác. Đất trung du rất đa dạng có sự sai khác lớn
ngay trên diện tích hẹp về tầng dày, độ phì nhiêu tiềm tàng cũng như độ phì
nhiêu thực tế. Việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng phải dựa trên bản đồ tỷ lệ
lớn, tiến hành cho từng vùng hẹp mới có tính khả thi. Trừ đất đỏ Banzan các
loại đất khác có tầng mỏng và dốc nhiều, đất dốc >25
0
, chiếm với 63,3%,
miền núi phía Bắc là nơi khó khăn nhất có tới 51% diện tích đất dốc mạnh
>25
0
và 38,4% đất có tầng mỏng 50cm, các yếu tố hạn chế nổi bật cho toàn
vùng là đất chua, chất hữu cơ đã mất nhiều, năng lực cố định nâng cao, chất
dễ tiêu nghèo, nhưng khả năng hoàn trả dinh dưỡng thấp hơn nhiều so với
vùng đồng bằng đầu tư thâm canh khá hơn, cân bằng dinh dưỡng là phổ biến
trên đất trung du miền núi, trừ một ít diện tích thương phẩm như cà phê ở
Tây Nguyên. Đất đai trung du miền núi là đối tượng hoạt động chủ yếu của
nghề rừng Việt Nam (Hà Quang Khải và cs, 2002)[4].
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.2.1. Trên Thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành từ
nhiều năm trước vì thế họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện
nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, nó vẫn chiếm vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Theo tổ chức FAO, quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công
tác đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất đai sẽ đưa ra những loại hình
sử dụng đất hợp lý (FAO, 1976). Trên thế giới có rất nhiều loại hình sử dụng
đất, phương pháp quy hoạch đất đai tuỳ vào đặc điểm của mỗi nước. Nhìn
chung có hai trường phái quy hoạch chính sau:
+ Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo các mục tiêu
một cách hài hoà, sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành,
như các nước Đức, Anh, Úc,
+ Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch
cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất yêu cầu của cơ chế,
6
66
kế hoạch hoá tập trung. Lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề
nghiên cứu, như Liên Bang Nga và các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra ở các nước khác còn có các phương pháp quy hoạch đất đai
mang tính đặc thù và riêng biệt như: Ở Bungari quy hoạch lãnh thổ đất đai
được phân thành các vùng đặc trưng gắn liền với bảo vệ thiên nhiên và môi
trường. Ở Pháp quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình
hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên và lao động,
áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản
phẩm của xã hội.
Ở Nam Mỹ đã tiến hành lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia.
Đồ án này sẽ làm căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ án chi tiết
hơn với sự phối hợp của chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ án quy hoạch dựa
vào sự điều tra tài nguyên thiên nhiên ở cấp tiếp theo (cấp huyện). Các nhà
chức trách địa phương bổ sung chi tiết hơn các đồ án đó với sự phối hợp của
các chủ sử dụng đất.
Ở Thái Lan việc quy hoạch phân theo 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng và
cấp địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể những chương trình kinh tế -
xã hội của Hoàng gia Thái Lan, gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà
nước, phối hợp với tổ chức chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát
triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về
kinh tế - xã hội, chính trị ở Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề như:
Đất đai, nông nghiệp, lao động,
Ở các nước như Trung quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất
đai bắt đầu phát triển nhưng mới dừng lại ở quy hoạch tổng thể các ngành.
Để có phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch
đất đai trên phạm vi toàn thế giới, năm 1993 tổ chức FAO đã đưa ra quan
điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả bền vững và
đáp ứng tốt các nhu cầu của hiện tại và môi trường. Phương pháp quy hoạch
đất đai được áp dụng ở 3 cấp: Quốc gia, Tỉnh, Địa phương.
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai đặt ra và xúc tiến từ năm 1962
do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng quy
7
77
hoạch đất nông nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên
quan. Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bản pháp
luật và được xem như một luận chứng cho phát triển của nền kinh tế đất nước.
Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể:
2.2.2.1. Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính Phủ đã
thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung
ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các
phương án phân vùng nông - lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng
kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và coi
đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ này là
thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của phương án chưa cao vì
chưa tính đến khả năng đầu tư (Lương Văn Hinh, 2003)[3].
2.2.2.2. Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V ra quyết định xúc tiến công tác điều tra
cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến
lược kinh tế - xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn tích cực cho kế hoạch
5 năm sau (1986 - 1990).
Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ được đề cập
theo cấp huyện, tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề
cập đến.
2.2.2.3. Thời kỳ Luật Đất đai 1987 - 1993
Năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai.
Tuy nhiên nội dung quy hoạch đất đai chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường) đã ra thông tư 106/QH - KH/RD hướng dẫn lập quy hoạch sử
dụng đất. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp
lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất
cấp lớn hơn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện (Lương
Văn Hinh, 2003)[3].
8
88
2.2.2.4. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 đến nay
Tháng 7/1993 Luật Đất đai sửa đổi được công bố. Trong luật này các
điều khoản nói về quy hoạch đất đai được cụ thể hơn Luật Đất đai 1987.
Từ năm 1993 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường) đã triển khai quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 - 2010. Dự
án quy hoạch này đã được Chính Phủ thông qua và Quốc Hội phê chuẩn tại
kỳ họp thứ XI Quốc Hội khoá IX. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy
hoạch đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ
hành chính đã và đang triển khai ở hầu hết các tỉnh trong toàn nước. Vấn đề
quy hoạch sử dụng đất đai ngày càng được Nhà nước quan tâm, vì vậy hàng
loạt các văn bản liên quan đến quy hoạch đã ra đời.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục địa chính ra công văn số 1814/CV - TCĐC
về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 1/10/2001, Chính Phủ ban hành Nghị định 64/NĐ - CP của Chính
Phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngay sau đó Tổng cục địa chính đã ban hành Thông tư 1842/2001/TT-
TCĐC ngày 1/11/2001 kèm theo quyết định số 424a, 424b, Thông tư
2074/2001/TT - TCĐC ngày 14/02/2001 để hướng dẫn các địa phương thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68NĐ - CP.
Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, luật đã
quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Quốc hội
khoá XI, 2003).
Ngày 29/10/2004 Chính Phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ - CP về
thi hành Luật Đất đai 2003. Trong đó chương III, từ điều 12 đến điều 29 quy
định rõ các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Nghị định 181/NĐ-CP,
2004)[7].
2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hà Hiệu là xã miền núi, cách trung tâm huyện Ba Bể 22 km về phía
Đông Nam, nằm ở 22
0
23’ đến 22
0
39’ độ vĩ Bắc và 105
0
48’ đến 105
0
53’ độ
9
99
kinh Đông; là xã miền núi có địa hình tương đối dốc, thấp dần về phía Nam
có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc và phía Tây giáp xã Phúc Lộc (huyện Ba Bể).
- Phía Đông giáp với huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp xã Chu Hương và xã Yến Dương (huyện Ba Bể).
Đường quốc lộ 279 và tỉnh lộ 253 chạy qua nối các xã trong huyện, kết
hợp với các tuyến đường trong tỉnh Bắc Kạn tạo thành một hệ thống giao
thông liên huyện khá thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá -
xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
* Địa hình, địa mạo
Hà Hiệu là xã vùng núi nên địa hình khá phức tạp, đồi núi cao là chủ
yếu (chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên) được phân bố trên toàn xã, các
vực sâu kết hợp với những dãy núi, các đồi thấp, tạo thành những cánh đồng
bậc thang nhỏ hẹp nằm ở độ cao từ 400m đến 800m so với mặt nước biển.
Địa hình đa phần là đồi núi, vùng thấp nhất có độ cao trên 250m so với mặt
biển, núi cao trung bình từ 500 đến 600m, cao nhất có thể tới 800m và được
chia cắt bởi các dãy núi cao, do vậy thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng.
Do đặc điểm của địa hình nên đất đai của Hà Hiệu được chia thành các loại
chính như sau:
+ Đất đồi gò (đất đỏ vàng) được hình thành do sự phong hoá của đá mẹ
(như phiến thạch sét, đá mác ma axit, một số ít là đá mác ma trung tính và đá
biến chất).
Loại đất này phù hợp với việc phát triển rừng, cây ăn quả, cây đậu
tương và phát triển kinh tế vườn đồi nói chung.
+ Đất ruộng (sản phẩm của dốc tụ) chiếm (tỷ lệ nhỏ) khoảng 7,26%
tổng diện tích tự nhiên toàn xã, các cánh đồng chạy dọc theo các con suối nhỏ
và ven đường liên xã, thôn xóm. Do đặc điểm địa hình nên việc canh tác chịu
ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ văn.
Nhìn chung, đất đai của xã Hà Hiệu không màu mỡ, hàm lượng mùn
thấp, lân dễ tiêu nghèo, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng
nên cần có biện pháp cải tạo phù hợp như: bón phân chuồng, phân xanh
10
1010
Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm
nghiệp đặc biệt là trồng cây làm nguyên liệu giấy như Tre, Trúc,
* Khí hậu
Hà Hiệu mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc đó
là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và mùa hè nóng có mưa. Theo
số liệu trạm khí tượng Ba Bể (trung bình 35 năm) thì nhiệt độ trung bình năm
là 22
0
C; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 14,1
0
C, tối thấp
tuyệt đối là -0,6
0
C; tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình là 27,5
0
C,
tối cao tuyệt đối là 39,9
0
C. Tổng lượng mưa trong năm là 1457mm. Có 5
tháng mưa dưới 50mm là tháng 01, 02, 03, 11 và 12; có 5 tháng mưa trên
100mm là tháng 05, 06, 07, 08, 09; trong đó tháng cao nhất là tháng 06
(309,5mm). Độ ẩm không khí dao động từ 81 – 85%. Hàng năm chia thành
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, đặc
điểm mùa này là mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 chiếm trên
70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa của các tháng này dao động từ 144,0 đến
309,5mm. Mưa tập trung nên thường gây lũ lụt cục bộ. Nhiệt độ trung bình
ngày mùa này là 27,5
0
C, số giờ nắng trung bình 7,3 giờ/ngày, tổng tích ôn
toàn mùa là 5748,5
0
C.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa
này có nhiệt độ trung bình ngày là 18,5
0
C, lượng mưa ít, số giờ nắng trung
bình là 3,8 giờ/ ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 2873,3
0
C.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nông -
lâm nghiệp.
Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đồng đều nên vào mùa mưa
hiện tượng xói mòn, rửa trôi (Khuổi Hiu, Khuổi Vài) và các khe rạch phân bố
khá đều cùng với hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục
vụ cho sinh hoạt và trôi diễn ra mạnh mẽ, ngược lại vào mùa khô lại thiếu
nước phục vụ cho sản xuất, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng
cây trồng.
11
1111
* Thuỷ văn
Mạng lưới thuỷ văn của xã có 33,39 ha sông suối, có con suối chính là
suối Hà Hiệu chảy theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam. Ngoài ra trên địa
bàn xã còn có các suối nhỏ (như suối Khuổi Duồng, Khuổi sản xuất). Mặc dù
có nguồn nước dồi dào như vậy, nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho
cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay
khu ruộng cao.
* Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Đất đai của xã được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá mác
ma axit, một số ít là đá mác ma trung tính và đá biến chất. Do đó có thể chia
thành các loại đất chủ yếu sau:
- Đất phù sa sông suối
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mác ma bazơ và trung tính
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4006,66 ha, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 3415,21 ha
- Đất phi nông nghiệp: 100,72 ha
- Đất chưa sử dụng: 389,26 ha
- Đất khu dân cư nông thôn: 101,47 ha.
Nhìn chung, phần lớn đất đai có hàm lượng mùn, lân, kali ở mức
nghèo, mùn tổng số nhỏ hơn 2 %. Chính vì vậy, qua phân hạng thuế
nông nghiệp đất đai của xã chỉ có hạng 4, 5 và hạng 6, trong đó hạng 5
chiếm trên 60%.
+ Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Toàn xã hiện có 4,53 ha đất thuỷ lợi và mặt
nước chuyên dùng và 33,39 ha đất sông suối, đây là những nguồn nước
mặt để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi
trường sinh thái.
12
1212
- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu trung bình từ
10m đến 25m là nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt của
dân trong toàn xã, chủ yếu là khai thác từ các giếng khơi và giếng khoan.
+ Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Hà Hiệu đa dạng và phong phú, có nhiều chủng
loại cây gỗ với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2554,34 ha chiếm
63,75% tổng diện tích đất tự nhiên. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là do
Lâm trường, các hộ gia đình, cá nhân quản lý.
Thảm thực vật nguyên sinh của vùng này là kiểu rừng rậm mưa mùa
nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngày nay, rừng nguyên sinh hầu như không còn tồn
tại, hiện nay chỉ tồn tại các kiểu rừng tái sinh, rừng trồng, thảm guột, cây bụi
… Rừng trồng thường gặp ở vùng thấp với các kiểu như rừng Keo, Mỡ, Bồ
đề, Thông và Bạch đàn. Rừng tái sinh tự nhiên phân bố ở vùng cao hơn, đó là
kiểu rừng rậm nhiệt đới, cận nhiệt đới, thường gặp các loài Lim xẹt , Chẹo tía,
Thầu tấu, Thành ngạnh, Gạc hươu, Dẻ gai, Sau sau, Cáng lò… Thảm cỏ dưới
rừng thường gặp là Cỏ lá tre lá to, Cỏ lá tre lá nhỏ, … trên các bãi cát ở bờ
sông hay gặp là Cỏ gà, Cỏ mật, Cỏ đắng, Cỏ may; trên đồi gặp thảm cỏ thấp
như Cỏ may, Cỏ chỉ, Cỏ lông, Cỏ lông xương, Cỏ tranh, Chè vè, Chít, Lau.
Các loài cây bụi như Mua, Sim, Cỏ lào, Guột …
+ Tài nguyên nhân văn
Hà Hiệu gồm các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao và một số dân tộc khác
trong đó dân tộc Tày chiếm đa số, sống phân bố trên 14 thôn bản trong
vùng. Do có nhiều dân tộc sống trên địa bàn nên phong tục tập quán tương
đối đa dạng.
Ở đây có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng trình độ dân trí phát triển còn
thấp và không đồng đều, người dân chưa thật cần cù, chịu khó, số cán bộ có
trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực còn ít.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan
môi trường
Hà Hiệu có địa hình, đất đai, khí hậu đa dạng, phong phú, có thể trồng
được nhiều loại cây trồng với năng suất cao và ổn định như cây Xoài, cây
Vải, cây Cam, cây Quýt, cây Chuối
13
1313
Tuy nhiên, ruộng đất của xã đang ở trong tình trạng manh mún, thiếu
nước đã gây cản trở cho nền sản xuất. Đặc điểm của Hà Hiệu mà trước hết là
đất đai và thảm thực vật rừng mặc dù có bị xói mòn và mất đi khá nhiều trong
những năm gần đây nhưng đã và đang được cải thiện, phục hồi. Bên cạnh đó
xã Hà Hiệu vẫn còn rất nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển đó là:
+ Địa hình đồi núi bị chia cắt nhiều bởi các thung lũng nhỏ và ruộng
bậc thang nên hạn chế việc phát triển giao thông, bố trí cơ sở hạ tầng và cơ
giới hoá nông nghiệp.
+ Hệ thống giao thông nông thôn còn rất thấp nên việc đi lại còn gặp
phải rất nhiều khó khăn, nhất là các thôn: Đông Đăm, Lũng Cháng,
+ Đất hoang hoá vẫn còn nhưng chưa có kế hoạch đầu tư và khai thác.
+ Đất đai kém màu mỡ, hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra phổ biến.
+ Nước phục vụ cho sản xuất còn thiếu, nhất là vào mùa khô.
2.2.2 Điều kiện kinh - tế xã hội
2.2.2.1.Kinh tế
* Qua bảng 2.1 ta thấy
- Tổng thu nhập GDP trên địa bàn xã năm 2011 đạt: 19.460 triệu đồng.
Trong đó:
+ Nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm: 69,9%
+ Công nghiệp - TTCN chiếm: 12,3%
+ Thương mại dịch vụ chiếm: 17,8%
- Thu nhập bình quân đầu người: 6,86 triệu đồng/đầu người/năm.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt: 84,1 triệu đồng
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1 %
- Tỷ lệ hộ nghèo là 11,76% (72/612 hộ).
+ Trong Nông – lâm nghiệp – thuy sản thì ta thấy nông nghiệp được
chú trọng và thu nhập cao nhất trong tổng số chiếm 62,5%, tiếp đến là lâm
nghiệp chiếm 18,4%, tiếp đến là chăn nuôi chiếm 14%, và cuối cùng là nuôi
trồng thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,1%. Qua đây ta thấy được người dân
chủ yếu trồng cây nông nghiêp, ít chú trọng đến các nghành khác. Nhất là
nuôi trồng thủy sản.
14
1414
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của xã Hà Hiệu
Số
TT
Hạng mục Đơn vị tính Năm 2011
1 Tổng GTSX 19.460
1.1 Nông - lâm - thuỷ sản Tr. đồng 13.600
- Trồng trọt Tr. đồng 8.500
- Lâm nghiệp Tr. đồng 2.500
- Chăn nuôi Tr. đồng 1.900
- Nuôi trồng thủy sản Tr. đồng 700
1.2 Công nghiệp, TTCN và Xây Dựng Tr. đồng 2.400
- Công nghiệp, TTCN Tr. đồng 1.800
- Xây dựng Tr. đồng 600
1.3 Thương mại, Dịch vụ Tr. đồng 3.460
- Thương mại Tr. đồng 260
- Dịch vụ Tr. đồng 3.200
2 Cơ cấu GTSX (%) (%) 100,00
- Nông - lâm – thuỷ sản (%) 69,00
- Công nghiệp, TTCN và XD (%) 12,3
- Thương mại, DV (%) 17,8
3 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 1.757,5
4 Thu nhập bình quân/người/năm Tr. đồng 6,86
5 Bình quân lương thực/người/năm Kg/người/năm 619,7
6 Tỷ lệ hộ nghèo % 11,76
7 Tổng thu ngân sách Tr. đồng 84
8 Tổng chi ngân sách Tr. đồng 2.554
(Nguồn: số liệu do địa chính xã cung cấp)
15
1515
+ Trong Công nghiệp, TTCN và xây dựng
- Công nghiêp, TTCN chiếm 75% trong tổng số và xây dựng chiếm 25%
* Thực trạng các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HDND và
UBND xã Hà Hiệu về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ 2005 – 2010. Ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay
đổi diện mạo với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành nông
nghiệp thu hút đa số lực lượng lao động toàn xã.
Trong sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hóa, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú
trọng, định hướng bố trí các loại cây trồng được xây dựng phù hợp, đồng bộ.
Các kết quả đạt được:
+ Trồng trọt:
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1.757,5 tấn
- Tổng diện tích gieo trồng lúa là 254,08 ha với sản lượng là 1.105,3 tấn
- Diện tích gieo trồng ngô là 148,24 ha với sản lượng là 652,2 tấn
- Diện tích gieo trồng sắn là 48,33 ha với sản lượng là 542 tấn
- Diện tích gieo trồng cây đậu tương là 48,88 ha với sản lượng là
489 tấn
- Diện tích cây rau màu khác là 18,1 ha, có sản lượng 132,5 tấn.
+ Chăn nuôi:
Năm 2011 các dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới phát triển đàn gia súc, gia cầm. UBND xã thường xuyên
chỉ đạo bám sát các loại bệnh dịch, tổ chức tiêm phòng giữ vững ổn định đàn
gia súc, gia cầm. Giá trị sản xuất đạt 1.900 triệu đồng chiếm 9,76% tổng giá
trị sản xuất toàn xã.
- Tổng số đàn trâu bò là 1.128 con trong đó có 539 con trâu và 589 con bò.
- Đàn lợn là 2.239 con.
- Đàn gia cầm đạt 11.591 con.
- Vật nuôi khác 292 con
16
1616
+ Ngành lâm nghiệp:
Thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng bao gồm:
Khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng sản xuất được 374,69 ha đạt 103% kế
hoạch, diện tích đạt nghiệm thu là 371,73 ha đạt 99,2%. Quản lý chăm sóc tốt
diện tích rừng trồng năm thứ 2 là 90,6 ha, năm thứ 3 là 55,95 ha.
+ Nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản chưa là thế mạnh của xã. Diện tích nuôi trồng chủ yếu
tận dụng từ các khe suối và ao hồ nhỏ. Hiện tại tổng diện tích nuôi
trồng của xã là 5,17 ha; sản lượng đánh bắt cá và nuôi trồng của xã ước đạt
6,5 tấn giá trị sản xuất đạt 700 triệu đồng chiếm 3,6% tổng giá trị sản xuất
toàn xã.
Trong thời gian gần đây đã có một số hộ gia đình đầu tư xây dựng ao
cá. Vì thế việc khuyến khích phát triển sản xuất cần được các cấp các ngành
quan tâm chú trọng.
+ Thương mại và dịch vụ:
Xã Hà Hiệu có đường Quốc lộ 279 và tỉnh lộ 253 chạy qua địa bàn nên
khá thuận lợi để phát triển ngành thương mại và dịch vụ của xã khá triển
nhưng chủ yếu dưới dạng buôn bán nhỏ lẻ. Hoạt đông thương mại chủ yếu tập
trung ở chợ trung tâm xã và ven trục đường quốc lộ 279 cũng như tỉnh lộ 253.
Toàn xã có 20 hộ tham gia các dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ, dịch vụ vận
tải, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nông nghiệp … và các dịch vụ khác.
Về cơ bản địa bàn chưa có nơi sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung
và một làng nghề phục vụ cho chiến lược phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ và thương mại. Vấn đề đặt ra cần phải tập trung quy hoạch phát triển tiểu
thủ công nghiệp trở thành ngành thu hút số lượng lớn lao động nông nghiệp
nhằm giảm tỷ trọng trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng
phát triển bền vững.
2.2.2.2. Xã hội
* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+ Giao thông:
- Đường quốc lộ: Quốc lộ 279 với chiều dài 7 km, là đường nhựa với bê
tông rộng 4m, nền đường 6m.
17
1717
- Đường tỉnh lộ: tỉnh lộ 253 với chiều dài 2 km đường rải nhựa, mặt
đường rộng 4m, nền đường 6m.
- Đường liên xã, trục xã: có một tuyến đường từ thôn Vằng Kè đi thôn
Nà Ngôm xã Chu Hương với chiều dài là 4,2 km, là đường cấp phối với bê
tông rộng 3m; nền đường rộng 6m.
- Đường liên thôn : có 3 tuyến với tổng chiều dài là 15,3 km đường đất.
- Đường nội thôn có 44 tuyến với tổng chiều dài 22,31 km, trong đó đã
bê tông hóa được 0,95 km chiếm 4,2% còn lại 21,66 km là đường đất
+ Thủy lợi:
Toàn xã có 2 đập dâng và 3 trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho khoảng
70% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Tuy nhiên các công trình hiện nay đã
xuống cấp cần được nâng cấp sửa chữa.
Hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất trên địa bàn xã có
tổng chiều dài là 37,75 km; trong đó kênh mương chưa được cứng hóa là
30,45 km chiếm 80,66%.
+ Giáo dục – đào tạo:
Xã Hà Hiệu có 1 trường cấp 2, gồm 8 phòng học; 20 phòng học cấp 1
và 8 lớp học mẫu giáo. Tổng số có 551 học sinh cấp 1,2 và mẫu giáo, với 55
thầy cô giáo.
Theo thông báo mới nhất về tình hình giáo dục, xã đã hoàn thành phổ
cập trung học cơ sở; tỷ lệ trung học cơ sở tiếp tục theo học trung học phổ
thông ở 2 hệ mới chỉ đạt 95% (nguồn báo cáo tổng kết năm học 2010-2011
của trường trung học cơ sở).
+ Y tế:
Hiện nay trạm y tế có 4 y bác sỹ, trạm có diện tích sử dụng đất là 1.000
m
2
đặt tại thôn Nà Ma trong đó có diện tích đất xây dựng là 200 m
2
. Tỷ lệ
người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế trên địa bàn xã đạt 100%.
+UBND xã:
Trụ sở làm việc Đang ủy, HĐND, UBND xã đặt tại thôn Nà Ma với
diện tích 200 m
2
, gồm 2 dãy nhà với 6 phòng làm việc.
18
1818
+ Thông tin liên lạc:
- Bưu điện văn hóa xã đặt tại thôn Nà Ma có diện tích 200 m
2
. Hiện
toàn xã tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 5 máy/100 dân, đại đa số người dân
hiện nay hầu hết đều có điện thoại di đông, thuận tiện cho việc thông tin liên
lạc. Bên cạnh đó với việc ứng dụng công nghệ thông tin như sóng 3G góp
phần hiệu quả sử dụng internet trên địa bàn xã.
- Xã có 1 đài truyền thanh cơ sở và hệ thống loa đài đến các khu vực
dân cư trong toàn xã, phục vụ kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước.
+ Hệ thống điện:
Hiện nay trên địa bàn xã có 4 trạm biến áp với tổng công suất là 480
kVA, có 11,5 km đường dây hạ thế, và còn 2 thôn ở xã chưa có điện (Đông
Đăm, Lủng Cháng).
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Số hộ sử dụng nước sạch của các hộ dân trên toàn xã là 565 hộ. Tỷ lệ
hộ dân trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 92,77% (theo điều tra của
tram y tế xã). Cấp nước sinh hoạt cho dân chủ yếu bằng hình thức giếng đào,
giếng khoan và một số hộ sử dụng nguồn nước từ các khe suối. nước sinh
hoạt luôn đảm bảo cho dân kể cả trong mùa khô hạn.
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Đến hết năm 2011, dân số toàn xã: 2.836 người với 612 hộ, bình quân
4 – 5 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,1%. Các khu dân cư được hình
thành lâu đời và được mở rộng qua các năm. Dân cư sống tập trung thành 14
thôn, phân tán đều khắp trên địa bàn xã và gắn với khu vực sản xuất nông
nghiệp lam cho đồng ruộng bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, xen lẫn các
khu dân cư
Toàn xã có 1.530 lao động; trong đó lao động nam là 776 người chiếm
50,72% lao động toàn xã; lao động nữ 754 người chiếm 49,28% lao động
toàn xã. Lao động trong các ngành nghề sản xuất Nông lâm nghiệp vẫn chiếm
tỷ lệ lớn là 75,23% (1.151/1530 lao động) và đã có một phần không nhỏ lực
lượng lao động làm việc trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ-thương
19
1919
mại chiếm 11,83%, lao động khác chiếm 12,49%. Tuy nhiên trên địa bàn xã
hiện nay số lao động thiếu việc làm khá nhiều, đặc biệt là lúc nông nhàn.
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số và lao động xã Hà Hiệu
S
T
T
Tên thôn
(bản)
Tổng số
Tổng
số LĐ
tham
gia
các
hoạt
động
KT
Lao động trực tiếp
Hộ Khẩu
Lao động
NLN
Lao động
công nghiệp
Lao động
dịch vụ
Lao động
khác
Tổng
Lao
động
qua
đào
tạo
Tổng
Lao
động
qua
đào
tạo
Tổng
Lao
động
qua
đào
tạo
Tổng
Lao
động
qua
đào
tạo
Tổng số 612 2.836 1.530 1.151 155 132 18 49 3 198 117
1 Nà Hin 30 130 95 35 7 5 3 5 5
2 Nà mèo 34 136 97 62 11 18 1 2 15 12
3 Cốc Lùng 46 198 138 105 10 7 4 22 17
4 Vằng Kè 78 352 200 162 17 9 3 3 26 14
5 Chợ Giải 35 138 65 35 6 12 6 8 3 10 10
6 Nà Ma 63 239 123 81 16 21 2 2 19 11
7 Khuổi Mản 32 162 102 80 14 3 2 17 6
8 Cốc Lót 43 197 89 70 13 5 3 11 5
9 Thôm Lạnh 23 98 47 30 12 7 3 4 6 6
1
0 Nà Vài
26 114 58 45 8 6 1 2 5 5
1
1 Nà Dài
50 299 154 116 11 17 1 2 19 7
1
2 Bản Mới
60 222 125 95 9 11 1 3 16 9
1
3 Đông Đăm
37 237 114 92 8 5 5 12 5
20
2020
1
4
Lủng
Cháng
55 314 170 14 13 6 6 15 5
(Nguồn: số liệu do địa chính xã cung cấp)
Dân số của các thôn trong xã Hà Hiệu tập trung không đồng đều, có
thôn mật độ dân quá đông như thôn Vàng Kè, và có thôn thì thưa thớt như
thôn Thôm Lạnh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do điều kiện địa
hình phức tạp, và ảnh hưởng của các cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trong
một khu vực nhất định.
Người dân đủ độ tuổi lao động khá dồi dào, và một phần cũng đã qua
đào tạo. Nhưng thanh niên trong đọ tuổi lao động ít khi ở xã. Mà đại đa số
những thanh niên có sức khỏe thì đều đi làm xa, còn lại người già và trẻ em
nên nhiều khi gặp khó khăn trong lao động. Nguyên nhân dẫn đến hiện tương
trên là do nhu cầu làm việc ở xã Hà Hiệu không đáp ứng đủ cho người dân,
cũng như mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
Lao động đã qua đào tạo trung bình của xã vẫn còn thấp, chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thực tiễn. Nhiều khi người dân được đào tào rồi nhưng khi đi làm
lai không đáp ứng đủ chi phí với mức lao động mà người đó đã làm ra nên
người dân khi được đào tạo rồi lại không làm việc trong xã, Nghành nghề lao
động được đào tạo chủ yếu là Nông - lâm - nghiêp, nhưng tỷ lê lao động này
qua đào tạo cũng không cao. Trung bình toan xã Hà Hiệu đạt 13,46%. Còn
lao động Công nghiệp cũng không cao, Chỉ đạt 13,64%. Còn lao động dịch vụ
qua đào tạo lại càng thấp chỉ đạt 6,12%.
21
2121
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động sử dụng đất nông lâm nghiệp trên diện tích đất đã giao
cho tổ chức cá nhân, hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
- Các tài liệu văn bản có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất có sự tham
gia của người dân.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất hiện tại của xã Hà Hiệu
- Thực trạng sử dụng đất của xã
- Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân giai đoạn 2012-2020
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp
- Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ từ các cơ quan có liên quan.
- Phương pháp tiếp cận: Tổ chức các buổi họp thôn, thảo luận và thu thập ý
kiến của người dân. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
(PRA) được sử dụng trong việc tiếp cận, điều tra, lập kế hoạch - phương án sẽ
giúp cho việc đảm bảo sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch
sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp, giảm thiểu xung đột và xác định các tiềm
năng, cơ hội phát triển của đất lâm nghiệp giúp cho các cấp Chính quyền quản
lý đất đai có hiệu quả hơn.
22
2222
+ Tổ chức họp thôn lần 1:
Giới thiệu mục tiêu, hoạt động và thủ tục của quá trình quy hoạch sử
dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia và các chính sách liên quan,
trình bày kế hoạch hoạt động quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
có sự tham gia, lựa chọn một số người dân đại diện tham gia hỗ trợ tổ công
tác giao đất lâm nghiệp.
+ Tổ chức họp thôn lần 2 và xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phương
án giao đất của thôn.
- Sử dụng các công cụ PRA: Đắp sa bàn thôn bản, làm phiếu điều tra, đi thực
địa điều tra hiện trạng, các lát cắt sử dụng đất, các biểu đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và môi trường
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các số liệu có sẵn
- Phương pháp tổng hợp đánh giá so sánh
- Phương pháp xử lý số liệu
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp
Sau khi các thông tin và số liệu được thu thập thì tiến hành dùng các
phương pháp sau để xử lý số liệu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh số liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng Excel và GIS để hoàn thiện bản đồ hiện
trạng và quy hoạch sử dụng đất.
23
2323
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất hiện tại của xã Hà Hiệu
Xã Hà Hiệu nằm trên địa bàn miền núi rộng lớn với diện tích 4.006,66
ha, địa hình dốc, đi lại khó khăn, với 14 thôn bản và phân bố rộng khắp trên
địa bàn xã, vì vậy việc thực hiện theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai của xã gặp nhiều khó khăn. Lực lượng cán bộ chuyên trách về quản lý Tài
nguyên và Môi trường chỉ 1 người, khối lượng công việc lớn, hiểu biết về
Luật đất đai của đồng bào dân tộc còn ít nên hoạt động của ngành có nhiều
hạn chế. Có sự chỉ đạo và giúp đỡ của phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện cùng các cấp trong chính quyền xã đến nay đã thực hiện được khối
lượng lớn trong nội dung quản lý đất đai của xã cụ thể như sau :
- Xác định ngoài thực địa ranh giới hành chính: Đường giáp ranh, mốc
giới theo Chỉ thị 364/CP.
- Đo đạc và lập bản đồ :
+ Tổ chức đo đạc bản đồ theo Chỉ thị 299/TTg đã hoàn thành lập bản đồ giải
thửa tỷ lệ 1/10.000, nội dung chính thể hiện là loại đất canh tác cây hàng năm.
+ Chỉnh lý bổ sung bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn xã tỷ lệ 1/10.000
năm 2010, căn cứ bản đồ địa giới hành chính 364/CP.
- Công tác lưu trữ, đăng ký thống kê và giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đang đi vào nề nếp, tài liệu bản đồ, số liệu thống kê đất
hàng năm theo mẫu hướng dẫn của ngành được lưu trữ và thực hiện đầy đủ,
đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ. Từ năm 2000 - 2010 đã 3 lần tiến hành tổng
kiểm kê đất đai là lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, đây là cơ sở tốt cho việc lập quy hoạch sử dụng đất và
quản lý đất đai trên địa bàn xã.
- Tiến hành tuyên truyền về Luật đất đai và các văn bản dưới Luật trong
nhân dân đã nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về chính sách quản
lý, sử dụng đất của Nhà nước, góp phần hạn chế nhiều hiện tượng vi phạm
Luật Đất đai.
- Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã thực hiện giai đoạn
2005 đến 2010. Đây là cơ sở quan trọng quản lý, sử dụng đất đai cho chính
24
2424
quyền địa phương và chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của xã Hà Hiệu trong
giai đoạn 2012 - 2020.
Nhìn chung việc quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn xã trong những
năm qua đã được lãnh đạo xã quan tâm chỉ đạo và được Phòng Tài nguyên
môi trường huyện hướng dẫn nên thực hiện một cách khá tốt, phù hợp với
Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của xã Hà
Hiệu nói riêng và của huyện Ba Bể nói chung.
4.2. Thực trạng sử dụng đất của xã Hà Hiệu
4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất
Kết quả điều tra hiện trạng năm 2011, tổng diện tích tự nhiên là 4.006,66
ha. Trong đó
- Đất nông nghiệp 3415,21 ha, chiếm 85,24% tổng diện tích tự nhiên:
Trong đất nông nghiệp thì đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tới
74,91%, tiếp đến là đất trồng cây hàng năm còn lại chiếm 4,75%, tiếp theo là
đất lúa nước chiếm 4,69%, sau đó đến đất trồng cây lâu năm 0,76%, và cuối
cùng là đất đất nuôi trồng thủy sản có 0,13%.
- Đất phi nông nghiệp là 100,72 ha, chiếm 2,51% tổng diện tích tự
nhiên: Loại đất này chiếm tỷ lệ thấp nhất được thể hiện như sau: Đất Sông
suối chiếm tỷ lệ cao nhất trong loại đất này chiếm 1,51%, tiếp đến là đất phát
triển hạ tầng chiếm 0,95%, sau đó đến đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm
0,03%, và cuối cùng là đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sản xuất vật liệu, đất
chợ. Mỗi loại đất này chỉ chiếm 0,01%.
- Đất chưa sử dụng là 389,26 ha, chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên.
chủ yếu là diện tích đồi núi chưa sử dụng phân bố ở nhiều thôn bản, trên địa
bàn rộng lớn, phần lớn diện tích thuộc loại đất (Fs), Fq, thích hợp với nhiều
cây trồng ngắn và cây dài ngày. Diện tích này còn chiếm tỷ lệ khá lớn trong
tổng diện tích tự nhiên của xã Hà Hiệu, gây lãng phí tài nguyên đất.
- Đất khu dân cư nông thôn có diện tích 101,47 ha, chiếm 2.53 % tổng
diện tích tự nhiên toàn xã.
Diện tích hiện trạng các loại đất được thể hiện chi tiết qua bảng 4.1 sau:
25
2525