Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN DUY THÚC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC
GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ SỰ THAM GIA
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN NA RÌ -
TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN DUY THÚC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC
GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ SỰ THAM GIA
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN NA RÌ -
TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
11 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Thúc
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS. Đặng Kim Vui - Giám đốc Đại học Thái Nguyên
Xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các Phòng, Ban chuyên môn - Ủy
ban nhân dân huyện Na Rì.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo xã Quang Phong cùng toàn thể các
cán bộ thực hiện quy hoạch sử dụng và giao đất lâm nghiệp thuộc Dự án 3PAD tỉnh
Bắc Kạn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của những người
thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần và thời gian cho tác
giả hoàn thành luận văn này!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Thúc
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia trên thế giới 4
1.2. Ở Việt Nam 7
1.2.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia ở Việt Nam 8
1.2.2. Tình hình giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân 13
1.3. Luật và chính sách của Nhà nước liên quan đến cách thức quản lý rừng và đất
lâm nghiệp có sự tham gia 15
1.4. Những nghiên cứu liên quan đến giao và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp và
thực hiện giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam 18
1.5. Hệ thống quy trình để thực hiện việc quy hoạch và giao đất lâm nghiệp có sự
tham gia của người dân tại Bắc Kạn 21
1.6. Tình hình điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 22
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.3. Nội dung nghiên cứu 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 27
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có sẵn 27
2.4.1.2. Phương pháp phỏng vấn, điều tra trực tiếp tại các mô hình đã được giao 27
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
iv
2.4.1.3. Phương pháp chuyên gia 28
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Kết quả bước đầu của việc thực hiện QHSD&GĐLN và sự tham gia của
người dân 30
3.1.1. Kết quả bước đầu của việc thực hiện QHSD&GĐLN tại xã Quang Phong,
huyện Na Rì 30
3.1.2. Sự khác biệt giữa phương pháp giao đất lâm nghiệp có sự tham gia so với
các phương thức giao đất lâm nghiệp cũ trước đây 34
3.1.3. Đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng tại địa phương 34
3.2. Đánh giá tác động của việc giao đất lâm nghiệp tới hiệu quả kinh tế 35
3.3. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của công tác quy hoạch và giao đất lâm
nghiệp có sự tham gia của người dân 39
3.3.1. Đánh giá chung về tỷ lệ giảm hộ nghèo và cận nghèo trước và sau khi giao
đất lâm nghiệp 39
3.3.2. Sự chấp nhận của người dân trong quá trình GĐLN có sự tham gia 43
3.3.3. Hiệu quả tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động 46
3.3.4. Hiệu quả đối với việc củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng 48
3.3.5. Thay đổi phương thức canh tác truyền thống đã lạc hậu 50
3.4. Đánh giá hiệu quả của việc giao đất lâm nghiệp tới bảo vệ môi trường và quản lý
bảo vệ rừng 52
3.4.1. Tác động của GĐLN tới bảo vệ môi trường 52
3.4.2. Tác động của dự án đến việc nâng cao hiệu quả quản lý rừng và ĐLN 53
3.4.3. Đánh giá về sự thay đổi diện tích rừng, độ che phủ rừng 54
3.4.4. Đánh giá tác động của giao đất lâm nghiệp tới giảm nạn khai thác và sử
dụng lâm sản trái phép 56
3.5. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác QHSD và GĐLN có sự tham gia của
người dân và đề xuất giải pháp trong QHSD đất LN có sự tham gia 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 66
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- 3PAD : Pro-Poor Partnership of Agriculture and forestry
Development - Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát
triển nông lâm nghiệp
- BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng
- DA : Dự án
- FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations -
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
- FLCDP : Forestry local communities development program - Chương
trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng địa phương
- GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- GĐ&GR : Giao đất giao rừng
- GĐLN : Giao đất lâm nghiệp
- GĐLNCSTG : Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia
- HĐTVĐĐ : Hội đồng tư vấn đất đai
- HGĐ : Hộ gia đình
- HTX : Hợp tác xã
- ICIMOD : International Centre for Integrated Mountain Development -
Trung tâm phát triển miền núi tích hợp quốc tế
- JFM : Joint Forest Management – Quản lý rừng cộng đồng
- JPFM : Joint Participatory Forest Management – Quản lý rừng cộng
đồng có sự tham gia
- LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
- LTQD : Lâm trường quốc doanh
- NN : Nông nghiệp
- NN& PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- QHSD : Quy hoạch sử dụng
- SDĐLN: Sử dụng đất lâm nghiệp
- SIDA : Swedish International Development Cooperation Agency -
Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển
- TNMT : Tài nguyên môi trường
- TCKH : Tài chính kế hoạch
- TCT : Tổ công tác
- UBND : Ủy ban nhân dân
- UNEP : United nations environment programme - Chương trình môi
trường Liên hợp quốc
- USD : United States dollar - Đô la Mỹ
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Thống kê tài nguyên rừng thế giới năm 2010 4
Bảng 1.2. Diện tích rừng toàn quốc tính tới năm 2011 8
Bảng 1.3. Tình hình quản lý đất lâm nghiệp có rừng qua các năm ở khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam 13
Bảng 3.1: Tổng hợp chi phí - thu nhập cho 1 HGĐ bình quân theo nhóm hộ năm 2009 36
Bảng 3.2: Tổng hợp chi phí - thu nhập cho 1 HGĐ bình quân theo nhóm hộ năm 2012 36
Bảng 3.3: Tỷ lệ giảm hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí của Nhà nước năm 2009
và 2012 tại Quang Phong 40
Bảng 3.4: Tỷ lệ thiếu lương thực diễn biến qua các năm 42
Bảng 3.5: Mức độ quan tâm của người dân đối với các hoạt động của dự án 44
Bảng 3.6: Bảng đánh giá sự phù hợp của QHSD&GĐLN đối với người dân 45
Bảng 3.7: Thay đổi sự quan tâm tới rừng và đất lâm nghiệp 51
Bảng 3.8: Sự thay đổi về điều kiện môi trường sau khi GĐLN 52
Bảng 3.9: Diễn biến diện tích rừng trồng qua các năm 54
Bảng 3.10: Biến động về độ che phủ rừng qua các năm 55
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ lệ số hộ được xét đủ điều kiện nhận đất lâm nghiệp 32
Hình 3.2: Cơ cấu Chi phí (tính theo triệu đồng) của các nhóm HGĐ năm 2009 và 2012 . 37
Hình 3.3: Cơ cấu Thu nhập (tính theo triệu đồng) của các nhóm HGĐ năm 2009 và 2012 37
Hình 3.4: Lợi nhuận (tính theo triệu đồng) của bình quân 1 HGĐ tỉnh Bắc Kạn năm
2009 và 2012 38
Hình 3.5: Tỷ lệ (%) lợi nhuận bình quân của 1 HGĐ năm 2009 tại Bắc Kạn 38
Hình 3.6: Tỷ lệ (%) lợi nhuận bình quân của 1 HGĐ năm 2012 tại Bắc Kạn 38
Hình 3.7: Các hỗ trợ trong quá trình giao đất lâm nghiệp 41
Hình 3.8: Những vấn đề quan tâm của người dân khi giao đất 44
Hình 3.9: Tỷ lệ các hộ thực hiện theo phương án quy hoạch 46
Hình 3.10: Số hộ nghèo được được giao đất lâm nghiệp 47
Hình 3.11: Mức độ thay đổi quan hệ cộng đồng sau khi giao đất 49
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất lâm nghiệp và đất có khả năng lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn (2/3)
của diện tích đất tự nhiên trong toàn quốc. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng còn
gặp nhiều khó khăn, vì vậy nạn phá rừng đã làm suy kiệt các nguồn tài nguyên rừng
và gây ra những vấn đề xói mòn và phá vỡ các vùng rừng đầu nguồn tự nhiên. Lâm
nghiệp là một lĩnh vực tạo cơ hội cho nhiều hộ gia đình đa dạng hoá về nguồn thu
nhập. Kinh nghiệm tại Việt Nam cho thấy một tiền đề thiết yếu cho việc tái sinh
rừng là việc giao đất cho các hộ dân và cộng đồng tham gia quản lý. Kinh nghiệm
này được phản ánh trong các chủ trương và chương trình quốc gia như chương trình
trồng mới 5 triệu héc ta rừng và các chương trình quản lý nguồn tài nguyên dựa vào
cộng đồng.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phải xúc tiến trước khi giao đất cho các
hộ, các nhóm hộ, cộng đồng hoặc các doanh nghiệp quản lý. Quy hoạch sử dụng đất
bền vững phải được tiến hành theo các nhu cầu địa phương đối với các điều kiện tự
nhiên và phát triển kinh tế - xã hội. Việc này sẽ mang lại sự quản lý và sử dụng bền
vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo lại những vùng rừng bị cạn kiệt.
Sự tham gia của người dân trong việc lập qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp là cần
thiết nhằm đảm bảo người dân nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình
trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp, đất có khả năng lâm nghiệp
và rừng.
Công tác quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất lâm
nghiệp đã có từ lâu, tuy nhiên công tác quy hoạch đất có nhiều cấp độ khác nhau
như quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng sinh thái, quy hoạch cấp tỉnh hoặc
huyện. Tuỳ theo cấp độ mà chúng ta sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau
như tiếp cận ngành hay liên ngành cũng như tiếp cận có sự tham gia với nhiều mức
độ khác nhau.
Do đặc thù của ngành lâm nghiệp và đất lâm nghiệp là có địa hình phức tạp,
che khuất nhiều do tài nguyên rừng, vùng sâu vùng xa, vì vậy việc quy hoạch để giao
đất đòi hỏi phải chi tiết và có sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
2
Bắc Kạn là tỉnh đang thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất và và giao
đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân dưới sự tài trợ và thực hiện bởi dự án
3PAD. Bắt đầu triển khai từ năm 2009 cho tới nay công tác này đã cho thấy những
hiệu quả nhất định. Với phương châm là công bằng hoá trong việc quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên của địa phương, giao đất đúng đối tượng, đúng chủ trương và chính
sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó nhằm mục
tiêu quản lý và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao một cách bền vững và phát
huy tính hiệu quả.
Hiện nay chương trình đã được triển khai được trên 3 năm và cũng đã thực
hiện rất nhiều các hoạt động có liên quan tới cộng đồng, so với cộng đồng và chính
quyền địa phương nói chung và huyện Na Rì nói riêng thì đây còn là hình thức khá
mới mẻ, vì vậy việc nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của công tác giao đất lâm
nghiệp có sự tham gia của người dân tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn” là cần
thiết. Thông qua việc nghiên cứu đánh giá này chúng ta có thể thấy được những tác
động tích cực, những khó khăn, hạn chế và đồng thời là những bài học kinh nghiệm
để từ đó rút ra phương pháp thực hiện hiệu nhất và làm tiền đề để nhân rộng trên địa
bàn toàn tỉnh và khu vực.
2. Mục tiêu của đề tài
a. Mục tiêu chung
Hệ thống hoá những kết quả bước đầu của công tác QHSD&GĐLN có sự
tham gia tại địa phương và những hiệu quả bước đầu tác động tới người dân địa
phương trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tính phù hợp đáp ứng nhu cầu của người dân đối với công
tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia.
- Phát hiện những khó khăn trong việc triển khai công tác giao đất lâm nghiệp
có sự tham gia và bước đầu đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng và đất rừng chưa được quy hoạch và giao trên địa bàn các xã của
huyện Na Rì.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
3
- Các bước thực hiện của phương pháp quy hoạch và giao đất lâm nghiệp có
sự tham gia của người dân trên cơ sở hợp tác với Dự án 3PAD.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian hạn chế, địa bàn rộng và có sự đồng đều về trình độ dân trí,
mức thu nhập và cùng một quy trình thực hiện, cùng đơn vị thực hiện nên đề tài chỉ lựa
chọn 01 xã đại diện đã thực hiện việc QHSD và GĐLN để đánh giá tính hiệu quả.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong khi triển khai thực hiện các bước
QHSD và GĐLN.
- Phỏng vấn những hộ đã được giao đất LN từ 1-3 năm gần đây, các cán bộ
trực tiếp thực hiện việc QHSD và GĐLN.
4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
a. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này sẽ góp phần hệ thống lại và hoàn thiện các bước của quy trình
giao đất có sự tham gia của người dân, đánh giá được những kết quả bước đầu của
công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia được thực hiện thực tế tại tỉnh Bắc Kạn.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết giúp cho cán bộ
khoa học, các sinh viên có cách nhìn nhận vấn đề giao nhận đất có sự tham gia một
cách tổng quát hơn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại
khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi được thực hiện đề tài sẽ hệ thống được một cách tổng quan và chỉ ra
được những ưu, khuyết điểm của quy trình thực hiện QHSDĐ&GĐLN thực hiện tại
huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn.
Đánh giá thực tế được những hiệu quả của công tác giao đất tác động tới đời
sống người dân địa phương trong vùng dự án và góp phần vào khẳng định tính hiệu
quả và thực tế của công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng
và cả nước nói chung.
Góp phần mở ra một hướng đi mới trong công tác giao đất lâm nghiệp, là cơ
sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách của địa phương có hướng giải quyết
vấn đề sở hữu và sử dụng đất lâm nghiệp một cách hiệu quả, công bằng và bền vững.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia trên thế giới
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong 5 năm qua
tốc độ phá rừng tăng nhanh, nhất là tại các nước Đông Nam Á, đe doạ môi trường
sống của con người cũng như sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật. Theo tài liệu
của Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (FAO) thế giới hiện đang sử dụng 1,476 tỷ
ha đất nông nghiệp, trong đó đất dốc là 973 triệu ha chiếm 65,9% [21]. Theo số liệu
công bố tại Hội nghị thế giới về rừng lần thứ 12 tổ chức tại thành phố Kuebec,
Canada năm 2002 với chủ đề “ Rừng, nguồn sống của con người” trên thế giới đã
có gần 500 vụ thảm hoạ lớn, làm hơn 10.000 người chết, 600 triệu người bị ảnh
hưởng, gây thiệt hại về vật chất lên tới 55 tỷ USD nguyên nhân chính là do nạn phá
rừng [21].
Bảng 1.1: Tài nguyên rừng thế giới thống kê năm 2010
Vùng lãnh thổ
Tổng diện tích
(1000 ha)
Năm 1990
Năm 2000
Năm 2005
Châu Phi
749.238
708.564
691.468
Châu Á
576.110
570.164
584.048
Châu Âu
989.471
989.239
1.001.150
Bắc & Trung Mỹ
708.383
705.497
705.296
Châu Đại Dương
198.743
198.391
196.745
Nam Mỹ
946.454
904.322
882.258
Toàn cầu
4.168.398
4.085.168
4.060.964
(Nguồn FAO: Global Forest resources assessment, Rome, 2010) [21]
Châu Á là nơi có độ che phủ thấp nhất và bình quân ha rừng trên người thấp
nhất. Đất đai bị thoái hoá cũng là vấn đề rất nghiêm trọng, không những làm mất đi
độ mầu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, sự sa mạc hoá và đồng thời gây ra hàng
loạt những hậu quả như lũ lụt, hạn hán và sụt lỡ. Hàng 100 triệu người đang phải đối
mặt với hậu quả của tình trạng sa mạc hoá và đất đai suy thoái ngày càng trầm trọng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
5
Để quản lý lâu dài, bền vững tài nguyên rừng thì theo FAO, một trong những
biện pháp cần tập trung là thành lập các đối tác liên khu và xuyên quốc gia trên cơ
sở cùng có lợi.
Theo FAO (2010) cho biết trong những năm đầu thế kỷ 21, nạn cháy rừng
đang có nguy cơ tăng nhanh mạnh, với phạm vi toàn cầu làm cho hàng triệu ha rừng
bị tàn phá, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Nguyên nhân của những vụ cháy rừng chủ
yếu, xét cho cùng là do con người gây ra [21].
Trong những năm gần đây, FAO đã đánh giá cao nỗ lực của các nước Châu
Á - Thái Bình Dương trong việc cải cách các điều luật liên quan tới rừng, đặc biệt là
chính sách giao đất rừng và rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức xã hội, những
nỗ lực này đã khẳng định những cam kết chính trị của các nước trong khu vực đối
với quá trình bảo vệ và phát triển bền vững [21].
Trên thế giới, khoa học về sử dụng rừng và đất rừng theo hướng lâm sinh
được phát triển từ rất sớm nhưng phần lớn ít chú trọng đến thực chất vấn đề quản lý
bảo vệ rừng và đất rừng mà chỉ chú trọng tới việc lợi dụng khai thác lâm sản. Tình
trạng mất rừng ở nhiều quốc gia cũng chính là do việc quản lý tài nguyên rừng và
đất rừng chưa đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người dân, nhất là người dân sống
gần rừng và dựa vào rừng.
Sau những bài học đắt giá, hiện nay và xu thế chung hiện nay về quản lý tài
nguyên rừng trên thế giới là áp dụng các hình thức quản lý rừng và tài nguyên có sự
tham gia.
Các nghiên cứu về Chương trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng địa
phương (gọi tắt là ELCDP) thực hiện bởi sự tài trợ của FAO/SIDA với 13 nghiên
cứu chuyên đề tại nhiều nước khác nhau đã khẳng định rằng, nguồn lợi chủ yếu từ
quản lý rừng hay các hoạt động từ rừng cần thuộc về các cá nhân hay nhóm của các
cộng đồng tham gia. Các nghiên cứu này đã tìm cách mô tả và phân tích các loại
hình quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của nhiều nước khác nhau, các vấn đề
về tài liệu hoá, đào tạo đã được triển khai từ những năm 1985. Những trọng tâm về
vấn đề xã hội liên quan đến quản lý rừng đã được nhấn mạnh, như: nếu những cây
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
6
hoặc rừng không do người địa phương quan tâm và cơ chế hành chính (thể chế)
không cho phép người dân tiếp cận tới lợi ích từ quản lý nó thì các dự án không bao
giờ thực hiện được [30].
Tại Ấn Độ, hình thức điển hình phổ biến nhất là những sự kết hợp thích hợp
giữa quản lý từ phía chính phủ và những cá nhân hay những nhóm điển hình thông
qua những hình thức kết hợp hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có hai hình
thức chủ yếu điển hình đó là quản lý rừng cộng đồng (viết tắt là JFM) và quản lý
rừng cộng đồng có sự tham gia (JPFM).
Sự thay đổi có tính chất chiến lược của Ấn Độ về quản lý tài nguyên rừng
nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung là xuất phát từ chiến lược của Chính
phủ đó là việc coi trọng những nhu cầu cơ bản của người dân sống gần kề với rừng
như là chất đốt, thức ăn gia súc, gỗ làm nhà và vai trò của họ trong gìn giữ và bảo
tồn tài nguyên. Luật đất đai đã tạo điều kiện gây nên động lực cho cá nhân và cộng
đồng trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung và quản lý bảo vệ rừng hiện có, đặc
biệt đối với những thổ dân có truyền thống, tập tục riêng biệt [28].
Tại Bangladesh, lâm nghiệp Cộng đồng được phát triển như là một hợp phần
của giải pháp canh tác và phát triển nông thôn tổng hợp đã đòi hỏi đến việc thay đổi
chính sách cũng như luật pháp trong ngành lâm nghiệp, trọng tâm là quản lý rừng
có sự tham gia, đặc biệt coi trọng vai trò của phụ nữ. Các giải pháp cung cấp dịch
vụ kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông và các nghiên cứu định hướng theo nhu cầu, đơn
đặt hàng là những yếu tố thúc đẩy cho sự thành công cho hình thức quản lý đó [24].
Tại Ghana, một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất và
qui luật cung cầu hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa người sử dụng và người
quản lý tài nguyên rừng đã được thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến khích việc
quản lý tài nguyên rừng hướng tới sự bền vững về sinh học, sự công bằng về xã hội
và hiệu quả về mặt kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã được thực hiện đến cấp
huyện. Các khuyến khích về chính sách có thể được sử dụng để tăng cường hiệu lực
cho việc hỗ trợ sự hài hoà và đảm bảo giữa quyền lợi và trách nhiệm cho những
nhóm sử dụng đặc biệt trong hệ thống quản lý sinh học, đặc biệt các địa phương,
các loài nhất định [29].
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
7
Tại Indonesia, các nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường
Đại học Gadjah Mada và Đại học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của chính
phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc vận dụng những kinh
nghiệm của các nước khác và thử nghiệm bằng điều kiện thực tế của đất nước mình.
Nghiên cứu và đào tạo về quản lý rừng có sự tham gia đã rất được coi trọng tại
Indonesia [31].
Tại Nepal, một loạt các nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống của ICIMOD đã
làm rõ các hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng thành công của Nepal, đặc
biệt là hình thức Nhóm sử dụng rừng (User groups) tiêu biểu từ 3 vùng đại diện:
Sankhawasabha, Dhankuta và Ilam. Các nghiên cứu chuyên đề này đã đề xuất cho
phạm vi toàn quốc những cơ chế và quá trình cần hoàn thiện trong quản lý tài
nguyên rừng có hiệu quả hơn tại Nepal [26].
Tại Srilanka, đất nước này cũng đã thử nghiệm hình thức quản lý rừng có sự
tham gia dựa trên kinh nghiệm của các nước lân cận. Tuy nhiên, do thiếu sự tham
gia thích hợp, do khung pháp lý chưa hoàn thiện nên thử nghiệm đã không thành
công trong những năm đầu. Các nghiên cứu đã đề xuất có sự thay đổi chính sách và
luật cần có những sự cải cách, đồng thời cũng cần có sự hoàn thiện về việc thực
hiện hệ thống cộng quản tài nguyên rừng [25].
Tại Thailand, các nghiên cứu của trường Đại học Kasetsat, và Đại học
Chulalongkorn đã làm rõ sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là Vụ Lâm nghiệp
Hoàng Gia Thái về vai trò của rừng và đất rừng đối với thôn bản và cộng đồng dân
cư sống gần rừng. Các hình thức kết hợp giữa quản lý của chính phủ và quản lý cấp
cộng đồng về tài nguyên rừng đã tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt đối với rừng ngập mặn
ven biển và những nơi xa xôi, hẻo lánh có các dân tộc ít người sinh sống [27].
1.2. Ở Việt Nam
Trong gần 70 năm qua, tài nguyên rừng ở Việt Nam liên tục giảm sút (xem
bảng 1.2), xét trên tất cả các phương diện: diện tích, chất lượng, trữ lượng gỗ cho
đến hiện nay, tình trạng rừng bị chặt phá, cháy, khai thác bừa bãi vẫn chưa bị chặn
đứng, diện tích rừng bị giảm liên tục từ năm 1943 đến năm 1995 bình quân 1 năm
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
8
giảm 0,79% diện tích rừng tự nhiên. Tỷ lệ giảm diện tích rừng tự nhiên lớn nhất là
giai đoạn từ năm 1980 - 1985 (bình quân một năm là 2,2%). Giai đoạn 1990 đến
1995 tỷ lệ mất rừng chỉ còn 0,42% năm. Từ năm 1995 đến nay, diện tích rừng tự
nhiên được phục hồi và tăng 3,15%/năm [5].
Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc tính đến hết năm
2011 như sau:
Bảng 1.2: Diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2011
Đơn vị tính: ha
Loại rừng
Tổng diện tích
Phân theo chức năng
Đặc dụng
Phòng hộ
Sản xuất
Diện tích có rừng
13.515.064
2.011.261
4.644.404
6.677.105
1. Rừng tự nhiên
10.285.383
1.930.971
4.018.568
4.292.751
2. Rừng trồng
3.229.681
80.290
625.836
2.384.354
(Nguồn Bộ NN& PTNT năm 2012) [5]
Để khắc phục tình hình trên, Chính phủ đã thực thi một loạt những giải pháp,
trong đó giải pháp quản lý rừng và đất rừng có sự tham gia là một chiến lược quan trọng.
1.2.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia ở Việt Nam
Giao đất giao rừng đã được coi là một trong những hình thức có tính hiệu
quả, bền vững trong quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam, trong khi các nước trong
vùng và thế giới có những hình thức đặc thù như rừng cộng quản, nhóm sử dụng,
rừng làng bản
Giao rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam được phản ánh rõ nét trong 3 giai
đoạn chủ yếu, phù hợp với những thay đổi cơ bản về đường lối và chủ trương của
Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai.
* Giai đoạn năm 1968 - 1986
+ Ở cấp Trung ương: giai đoạn này tuy vẫn duy trì cơ chế quản lý tập trung
bao cấp nhưng đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về giao đất lâm nghiệp. Đặc
điểm của cơ chế này được tóm tắt như sau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
9
- Chỉ có 2 thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể. Cụ thể trong ngành
lâm nghiệp và lâm trường quốc doanh (LTQD) và hợp tác xã (HTX) có hoạt động
nghề rừng.
- Kế hoạch hoá tập trung ở mức độ cao, theo kiểu “cấp phát - giao nộp”.
- Gỗ và lâm sản là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý.
- Về khung pháp lý quản lý đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạn
này: Chính phủ ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai: Quyết
định số 184/HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất
giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng [18].
Nội dung cơ bản được tóm tắt như sau:
- Đối tượng giao đất giao rừng được mở rộng hơn trước, bao gồm: HTX, tập
đoàn sản xuất, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học và quân đội.
- Trong giai đoạn đầu chủ yếu giao đất trồng và đồi trọc, rừng nghèo và các
rừng chưa giao.
- Không ấn định diện tích rừng và đất rừng giao cho các đơn vị tập thể. Mỗi
hộ ở các tỉnh miền núi, trung du được nhận 2000 m
2
/lao động. Các hộ gia đình có
thể ký hợp đồng với một đơn vị Nhà nước để trồng cây trên đất đồi trọc. Có trợ cấp
nhất định cho các đơn vị tập thể và cá nhân nhận đất và rừng để trồng và cải tạo rừng.
+ Ở cấp địa phương
Trong giai đoạn này tại các cấp địa phương chuyển biến đầu tiên là các HTX
bắt đầu tham gia vào hoạt động lâm nghiệp nhờ chính sách của Nhà nước về giao
đất giao rừng cho HTX.
Hoạt động của HTX vào nghề rừng có 3 loại hình:
* Hợp tác xã quản lý rừng: Tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc, đối
với những tỉnh có tiềm năng sản xuất tốt, có thị trường tiêu thụ sản phẩm và có thể
đảm bảo tự cung cấp lương thực thì các HTX trực tiếp sản xuất, quản lý và sử dụng
rừng. Ví dụ như: Quảng Ninh chuyển sản xuất gỗ trụ mỏ, Thanh Hoá chuyên sản
xuất Tre, Luồng Tuy nhiên chủ trương giao đất giao rừng cho các đơn vị ngoài
quốc doanh (như HTX) vẫn còn mới mẻ, chưa thực sự đi vào cuộc sống nên số
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
10
lượng các HTX tham gia nhóm này không nhiều. Ví dụ: tỉnh Quảng Ninh chỉ có 28
trong số 93 HTX; Lạng Sơn có 29 trong số 200 HTX tham gia nhận đất nhận rừng.
* Hợp tác xã làm việc theo hợp đồng: Các HTX này mặc dù được giao đất
giao rừng nhưng chưa đảm bảo tự kinh doanh nên phải hợp đồng khoán trồng rừng
hoặc khai thác lâm sản cho LTQD trên diện tích đất và rừng được giao. Ví dụ như:
huyện Bạch Thông (Bắc Thái cũ), một số huyện ở tỉnh Quảng Ninh và Nghệ Tĩnh,
LTQD chịu trách nhiệm cung cấp giống cây, tiền công, đầu tư sản xuất sau khi
trồng, các HTX chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng trồng. Nhìn chung, rừng
được bảo vệ tốt hơn trước.
* Các HTX tham gia khai thác rừng tự nhiên: các HTX thuộc loại này
thường đã nhận đất rừng nhưng chỉ đơn thuần để giữ rừng, khai thác gỗ, củi và các
lâm sản khác, đặc biệt vào những năm thiếu lương thực.
Tóm lại: trong thời kỳ này, ngành lâm nghiệp đã quy hoạch lại đất lâm
nghiệp thành 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Hệ thống
các LTQD đã được tổ chức lại vào năm 1985 và diện tích họ trực tiếp quản lý rừng
cũng đã giảm xuống. Các lâm trường tiến hành rà soát lại quỹ đất và bàn giao lại
cho chính quyền xã để giao cho các hộ gia đình.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao trong thời kỳ 1968 - 1986 là 4,4 triệu
ha, trong đó có 1,8 triệu đất có rừng và 2,7 triệu ha đất trống đồi trọc. Các đối tượng
nhận đất lâm nghiệp là 5.722 hợp tác xã và các tổ sản xuất tại 2.271 xã, 610 đơn vị
khác và trường học, 349.750 hộ gia đình [2].
* Giai đoạn từ 1986 -1994
+ Ở Trung ương
Thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,
năm 1986 chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường nhiều thành phần do Nhà nước lãnh đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ đó các chính sách dần được điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế quá trình đổi mới
bắt đầu sớm hơn nhiều. Năm 1981, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành
Chỉ thị 100/CT-TW mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, mà
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
11
thực chất là khoán đến hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Tiếp theo đó, để tăng vai
trò kinh tế của hộ gia đình nông dân, Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết 10 về đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp với nội dung cơ bản là giải phóng triệt để sức sản
xuất nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, lấy hộ gia đình làm đơn vị
kinh tế tự chủ.
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các luật và các chính sách về lâm nghiệp gồm:
a/ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành năm 1991 đã đưa ra khuôn
khổ ban đầu về các chính sách liên quan đến vấn đề giao đất lâm nghiệp cho các đối
tượng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích phát triển lâm nghiệp.
b/ Các quyết định, nghị định liên quan giao khoán đất cho tổ chức, hộ gia
đình cá nhân sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp.
c/ Nhà nước cũng đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích sử
dụng đất trồng rừng và bảo vệ rừng như Quyết định số 264/CT ngày 22/7/1992 của
HĐBT Bộ trưởng và Quyết định 3267/CT ngày 15/9/1992 về một số chủ trương
chính sách sử dụng đất trống đồi trọc, rừng, bãi, bồi ven biển và mặt nước.
+ Ở cấp địa phương
Trong giai đoạn từ 1986 - 1994 đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt kết quả
khả quan về công tác giao đất giao rừng. Chương trình 327 đã dành phần lớn ngân
sách cho việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình ở nhiều vùng trong cả nước.
Trong giai đoạn này đã có một số hướng dẫn cho công tác giao đất lâm nghiệp.
Qua 4 năm thực hiện, đến cuối năm 1996 chương trình 327 đã đạt được kết
quả đáng kể sau:
Giao khoán bảo vệ rừng đến hộ: 1,6 triệu ha (466.768 hộ)
Trong thời gian này khoảng 55% trên tổng số diện tích đất lâm nghiệp đã
được giao hoặc khoán cho các hộ gia đình hoặc các đơn vị kinh tế khác, trong đó
40% diện tích này thuộc về các hộ gia đình nghĩa là khoảng 22% trong tổng số diện
tích đất lâm nghiệp của các tỉnh trên đã được giao hoặc khoán cho các hộ, có
khoảng 19% số hộ của các tỉnh đã nhận đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(nhiều trường hợp có sổ lâm bạ) hoặc hợp đồng bảo vệ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
12
* Giai đoạn từ năm 1994 - 2000 và giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Từ 1994 - 2000: Việc giao đất lâm nghiệp được thực hiện theo Nghị định số
02/CP, ngày 15/01/1994 của Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính việc giao
đất lâm nghiệp là Chi cục kiểm lâm tại cấp tỉnh và Hạt kiểm lâm tại cấp huyện. Sản
phẩm của quá trình này là giao nhận trên thực địa, bản đồ giao đất và cấp sổ lâm bạ,
chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ (sổ đỏ). Việc
giao đất còn có một số tồn tại như:
- Các hộ cá nhân, các tổ chức mới được giao ở thực địa, chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa có đủ điều kiện để sử dụng các quyền đất
như thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê và thừa kế.
- Hồ sơ giao đất còn nhiều tồn tại như: diện tích giao không chính xác, không
xác định được vị trí đất đã giao và thiếu biên bản xác minh ranh giới mốc giới.
- Ranh giới sử dụng đất của các tổ chức đất như lâm trường, thanh niên xung
phong chưa rõ ràng; tranh chấp, xen lấn giữa đất của lâm trường với các hộ chưa
được giải quyết.
- Quá trình giao đất lâm nghiệp trước đây, ngoài ngành kiểm lâm làm còn do
các đơn vị khác thực hiện như Ban định canh định cư, Phòng Nông nghiệp huyện
nên dẫn đến sự chồng chéo và hồ sơ vừa thiếu lại không đồng bộ.
+ Việc giao đất lâm nghiệp vào giai đoạn này chưa có quy hoạch 3 loại rừng,
chưa có quy hoạch sử dụng đất của xã nên sau này khi có quy hoạch 3 loại rừng
được UBND tỉnh phê duyệt thì dẫn đến tình trạng là đất giao cho hộ gia đình lại là
đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng.
Từ năm 2000 đến nay: Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 163/1999/NĐ-
CP về giao đất lâm nghiệp thay thế cho Nghị định 02 nêu trên, các tỉnh căn cứ vào
Nghị định này, đã giao cho ngành địa chính chủ trì tổ chức thực hiện việc đo đạc,
giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xác định được tầm quan trọng của rừng và đất rừng ngay từ đầu nhà nước
ta đã có các chính sách quản lý rừng, từ năm 1999 đến năm 2003 tình hình quản
lý đất lâm nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc được thực hiện theo chủ trương
Đảng, nhà nước.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
13
Bảng 1.3: Tình hình quản lý đất lâm nghiệp có rừng qua các năm ở khu vực
miền núi phía Bắc Việt Nam
Một số chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Diện tích đất biến động qua các năm
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng diện tích đất
lâm nghiệp có rừng
1.000 ha
3305,5
3551,2
3500,1
3634,4
4027,7
Diện tích rừng tự
nhiên sản xuất
1.000 ha
487.3
647446
712213
750047
763581
Diện tích rừng bị
cháy hoặc bị phá
1.000 ha
3887.1
885
533.7
648.5
1247.7
Tốc độ mất rừng
(%)
0,29
0,05
0,05
0,04
0,14
Rừng trồng -
phòng hộ
1.000 ha
211.5
195043
215020
223321
255648
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2003) [1]
Theo số liệu bảng trên cho thấy trước những năm 1990 diện tích rừng chủ
yếu do nhà nước quản lý (bình quân trên 75%). Rừng được giao cho các lâm trường
quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý thông qua các HTX. Tuy vậy, sau
những năm cải cách, vai trò kinh tế tư nhân, cá thể được phát huy, chính sách giao
đất giao rừng đã được thực hiện, diện tích do tư nhân quản lý và bảo vệ tăng lên tuy
nhiên chất lượng còn nhiều hạn chế.
Đến năm 2005, trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là
14,6 triệu ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng là tổ chức và hộ gia đình là 11,266
triệu ha, chiếm 77%, đất lâm nghiệp chưa giao 3,41 triệu ha chiếm 23%. Như vậy
có thể nói về cơ bản trong lâm nghiệp đã thực hiện xong giao đất giao rừng.
1.2.2. Tình hình giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
Tiến độ thực hiện giao rừng cho hộ gia đình trên các vùng miền, các tỉnh rất
khác nhau ở miền núi phía Bắc giao được nhiều nhất 2,068 triệu ha, chiếm tỷ lệ
56% tổng diện tích rừng đã giao cho hộ, có nhiều tỉnh trong vùng đã hoàn thành
việc giao rừng. Ở vùng Bắc Trung bộ có 800 nghìn ha đã được giao chiếm tỷ lệ
22%; vùng Duyên hải Nam Trung bộ 13%. Như vậy, trừ vùng Miền núi Bắc bộ việc
giao rừng cho tổ chức và hộ gia đình được tiến hành song song, còn ở các vùng
khác chỉ mới giao rừng cho các tổ chức nhà nước là chính, giao rừng cho hộ gia
đình rất ít, thậm chí không giao rừng tự nhiên. Một số tỉnh Tây nguyên, vài năm gần
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
14
đây mới thí điểm giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, trong khi Luật đất đai và Luật
BV&PTR 1991 đã mở ra việc giao rừng cho hộ gia đình.
Hộ gia đình được giao cả 3 loại rừng, trong đó:
- Diện tích rừng sản xuất 1,8 triệu ha
- Diện tích rừng phòng hộ 1,595 triệu ha
- Diện tích rừng đặc dụng được giao ít hơn 68.277 ha
Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng
và đất trống đồi trọc, với cơ cấu như sau: 45% là rừng tự nhiên rừng tự nhiên nghèo
kiệt và rừng thứ sinh phục hồi và 25% là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn nhà nước
giao lại cho dân và rừng do dân tự trồng) [6].
Hiện nay chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, Bộ
NN&PTNT, tháng 10 năm 2007 đã được thông qua, trong đó mục tiêu và nhiệm vụ
của ngành lâm nghiệp là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững
16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42,6%
vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các
thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày
càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo
tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xoá đói giảm nghèo, nâng
cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh
quốc phòng.
Chính phủ có định hướng phát triển lâm nghiệp theo vùng lãnh thổ trong đó,
riêng vùng trung du miền núi phía Bắc cụ thể như sau:
a. Tiểu vùng Tây Bắc: (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình)
Xây dựng, củng cố các khu rừng phòng hộ đầu nguồn nước theo các bậc
thang thuỷ điện trên sông Đà, nhằm giảm thiểu hạn hán, lũ lụt, xói mòn và tăng khả
năng cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện và các công trình thuỷ lợi.
Tiếp tục bảo tồn các hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi cao và nguồn gien động
thực vật rừng quý hiếm, phát triển du lịch sinh thái.
Đa dạng hoá các nguồn thu nhập trên cơ sở phát triển lâm nghiệp xã hội,
giảm dần và thay thế canh tác nương rẫy bằng sản xuất nông lâm kết hợp nhằm bảo
vệ phát triển rừng và nâng cao mức sống cho cộng đồng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
15
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ (giấy, ván nhân
tạo) và LSNG, ưu tiên phát triển chế biến gỗ và LSNG đặc thù quy mô nhỏ, phù
hợp với đặc điểm của vùng.
b. Tiểu vùng Đông Bắc: (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Tuyên
Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc
Giang, Bắc Ninh).
Xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng cơ
bản nhu cầu giấy, dăm, trụ mỏ và đồ mộc trên cơ sở thâm canh 1,5 triệu ha rừng sản
xuất (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) và sử dụng các lập địa có năng suất
cao trong gần 1 triệu ha đất trống đồi trọc để trồng rừng nguyên liệu công nghiệp
tập trung.
Xây dựng cụm công nghiệp chế biến - thương mại lâm sản cho miền Bắc
trong khu tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các vùng phụ
cận. Phát triển các làng nghề chế biến lâm sản, xây dựng thêm một nhà máy ván
MDF công suất 100.000m
3
sản phẩm/năm và hiện đại hoá các nhà máy đã có như
ván nhân tạo Việt Trì, Thái Nguyên.v.v Đẩy mạnh xuất khẩu, chú ý thị trường
Trung Quốc. Xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn cửa các
sông, phòng hộ ven biển [4].
1.3. Luật và chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến cách thức quản lý rừng và
đất lâm nghiệp có sự tham gia
Nhà nước đã ban hành một số Nghị định, Công văn, Quyết định, Thông tư
chính phủ về việc bảo vệ và phát triển rừng và đất nông lâm nghiệp.
+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành trên cơ sở sửa đổi, bổ sung
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, đồng thời phù hợp với hệ thống pháp luật
của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và hội nhập kinh
tế quốc tế.
+ Luật đất đai năm 2003, ban hành theo quyết định số 23/2003/L/CTN ngày
10/12/2003 của Chủ tịch nước.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
16
+ Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy định về
giao khoán đất và sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong
các doanh nghiệp nhà nước.
- Mục 2, điều 3 nghị định này quy định rõ người được giao đất phải sử dụng
đúng mục đích trong thời hạn được giao; phải bảo vệ, cải tạo, tu bổ và sử dụng đất
tiết kiệm hợp lý để tăng khả năng sinh lợi của đất, phải chấp hành đúng pháp luật
đất đai [6].
+ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 qui định rõ
quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và
đất lâm nghiệp.
- Điều 1, 2 chương 1 xác định rõ đối tượng được khuyến khích động viên
tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Điều 4, 5, 6, 7 chương 2, chương 3 qui định rõ các quyền lợi chủ rừng được
giao hoặc được thuê được hưởng [20].
+ Quyết định 661/TTg ngày 29/ 07/1998 về thực hiện dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng với mục tiêu năm 2010 cả nước đạt khoảng 14,3 triệu ha rừng đạt tỷ lệ che
phủ lên 43% so với diện tích của cả nước.
+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004:
- Mục 8, điều 3, chương 1 làm rõ quyền sở hữu rừng sản xuất và rừng trồng
bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính.
- Điều 22, điều 24, chương 2 qui định rõ các nguyên tắc giao rừng, cho thuê
rừng đối với các tổ chức, cộng đồng, cá nhân đó trực tiếp đang sinh sống tại đó
chỉ được tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng theo
qui định của Luật đất đai [16].
+ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP: Điều 19, 20, 22, 24 chương III, về thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng qui định rõ các thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan
chủ trì và phối hợp trong giao đất, giao rừng.