Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Ứng dụng GIS đánh giá diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 2011 tại xã cao kỳ, huyện chợ mới, bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.86 KB, 64 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, tài nguyên rừng cần
được quản lý dựa vào các tiến bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả của
đánh giá diễn biến tài nguyên rừng. Trong đó việc vận dụng công nghệ GIS
là một nhu cầu khách quan.Vì theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất
lâm nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bảo vệ và phát triển rừng được quy định trong luật bảo vệ và phát triển
rừng. Nghành lâm nghiệp tổ chức thực hiện một số đợt kiểm kê rừng toàn
quốc công bố vào các năm 1977, 1991, 1999, 2006 và 2010. Do đó nếu vận
dụng được GIS sẽ là một giải pháp hữu hiệu không chỉ cho quản lý vĩ mô
mà cả quản lý vi mô ở cơ sở trong quản lý.
Xã Cao Kỳ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn đang hướng tới việc phát
triển rừng bền vững, xuất phát từ thực tế hiện nay với diện tích rừng ngày
càng thay đổi và suy thoái cùng với việc chuyển đổi giữa các trạng thái rừng
tự nhiên. Do tác động của con người (chủ yếu là các hoạt động khai thác và
kinh tế), hay các tác động khác của thiên nhiên. Trong các nguyên nhân làm
cho rừng ngày càng bị suy thoái, nguyên nhân quan trọng nhất là việc sử dụng
không hợp lý (theo báo cáo công tác của HĐND xã năm 2011) [1]. Do đó, đòi
hỏi có những phương pháp nghiên cứu hỗ trợ trong việc theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng, để phân tích được các nguyên nhân gây ra biến động rừng và để
đề ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Theo phương pháp truyền thống, việc đánh giá diễn biến tài nguyên rừng
chủ yếu dựa vào quá trình điều tra, quan sát, trắc địa ,tổng hợp phân tích thông
tin thu thập được ngoài thực địa thành bảng tổng hợp hay chỉ ở dạng các bản đồ
mô tả địa hình, ranh giới hiện trạng rừng hay chỉ là các văn bản lưu trữ, các số
liệu thống kê hay là sự kết hợp giữa chúng. Do đó phương pháp này tiêu tốn
nhiều thời gian và kinh phí, đồng thời độ tin cậy không cao, hơn nữa việc cập
nhật quản lý những biến đổi là khó khăn và không mang được những thông tin


về sự thay đổi trên phạm vi rộng như rừng.
1
2
Ngày nay, việc nghiên cứu ứng dụng GIS đối với việc thu thập và quản
lý các đối tượng đang được quan tâm và xu hướng hiện nay trong quản lý tài
nguyên rừng, sử dụng tối đa khả năng cho phép của GIS đang được phát triển
mạnh mẽ. Đó cũng là tiền đề để áp dụng công nghệ GIS cùng với công nghệ
phân loại và sử lý trước đây để khắc phục nhiều hạn chế của phương pháp
truyền thống và hiệu quả trong sử lý số liệu và hình thành bản đồ phân bố,
phân loại trạng thái rừng, đồng thời có thể cung cấp cho các nhà quản lý
thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn về các biến động và các diễn biến đang
diễn ra tại khu vực đang quản lý và bảo vệ, từ đó hình thành nên cơ sở dữ liệu
phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
Đó chính là việc kết hợp quản lý dựa trên 2 phương diện: truyền thống kết
hợp với công nghệ vào quá trình đánh giá diễn biến tài nguyên rừng làm tiền đề
cho quá trình quản lý, giúp hình thành các bản đồ, giúp đạt được các mục tiêu đề
ra, đồng thời mang lại nhiều ứng dụng mới và đa dạng hơn.
Đối với Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là nơi có diện tích rừng
khá lớn đồng thời cũng là nơi có những biến động về trạng thái rừng cũng
không nhỏ. Gần đây tuy độ che phủ của rừng có tăng lên nhưng chất lượng
rừng lại là vấn đề đang được quan tâm, đồng thời quá trình đánh giá diễn biến
tài nguyên rừng phục vụ cho công thác quản lý ở đây vẫn còn có những hạn
chế. Vì vậy, cần nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng
như công nghệ GIS vào quá trình đánh giá diễn biến tài nguyên rừng là một
yêu cầu cấp thiết của khu vực này.
Trước thực tiễn này, đề tài : “Ứng dụng GIS đánh giá diễn biến tài
nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2011 tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, Bắc
Kạn”, được lựa chọn thực hiện phân tích được các nguyên nhân gây biến
động rừng và đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý bảo bệ rừng
tại địa bàn nghiên cứu.

1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng nhằm đánh giá được biến động
rừng trong một giai đoạn nhất định, từ đó thấy được những hiệu quả trong
công tác quản lý, hiệu quả trong việc áp dụng các chính sách quản lý và phát
triển rừng. Mặt khác qua kết quả biến động thấy được những kết quả không
2
3
tốt trong quản lý bảo vệ, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thành lập được bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 xã Cao Kỳ huyện
Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
- Thành lập được bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 xã Cao Kỳ huyện
Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá được sự biến động về diện tích, trạng thái rừng tại giai xã
Cao Kỳ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn đoạn 2006 - 2011
- Phân tích được các nguyên nhân gây biến động rừng và đề xuất các
giải pháp để nâng cao công tác quản lý bảo bệ rừng tại xã Cao Kỳ huyện Chợ
Mới tỉnh Bắc Kạn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên,
giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Góp phần khẳng định tính ưu việt của phương pháp làm bản đồ số so
với phương pháp làm bản đồ truyền thống mà trước hết là ứng dụng
HTTTĐL trong xây dựng khai thác thông tin bản đồ phục vụ theo dõi, đánh
giá biến động sử dụng rừng và quản lý rừng.
3

4
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu đánh giá biến động hiện trạng rừng
2.1.1. Bản đồ hiện trạng rừng
2.1.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề tài nguyên rừng biên vẽ
trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị
trí, diện tích các loại rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tài
nguyên rừng theo định kỳ. Bằng việc sử dụng màu sắc và các ký hiệu thich
hợp hiển thị các thông tin trạng thái rừng khác nhau, nó thấy rõ sự phân bố
tài nguyên rừng trên khu vực.
Bản đồ tài nguyên rừng là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công
tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng và cho các ngành kinh tế, kỹ thuật
khác đang sử dụng và khai thác tài nguyên rừng.
Bản đồ hiện trạng rừng được thành lập nhằm mục đích:
- Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê rừng trên bản vẽ.
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý, phát triển tài nguyên rừng.
- Là tài liệu phục vụ và xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp,
kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý
rừng, đất rừng và kiểm tra thực hiện kế hoạch lâm nghiệp đã được phê
duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế.
Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng cho từng cấp hành chính: xã,
huyện, tỉnh, toàn quốc.
2.1.1.2. Tỷ lệ
Tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng được quy định trong quy trình thành lập
bản đồ hiện trạng rừng - Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 1991 như sau:
- Tiểu khu: 1/ 5000 - 1/ 10000
- Cấp xã: 1/ 10000 - 1/ 25000
- Cấp huyện: 1/ 25000 - 1/ 50000

- Cấp tỉnh: 1/ 50000 - 1/ 100000
- Toàn quốc: 1/ 200000 - 1/ 1000000
4
5
2.1.1.3. Nội dung
Bản đồ hiện trạng rừng thể hiện các nội dung sau đây:
1. Đường bình độ
2. Hệ thống thủy văn
3. Đường giao thông
4. Điểm dân cư
5. Các đối tượng: Công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa - xã hội như
lâm trường, xí nghiệp, đường tải điện…
6. Ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã
7. Ranh giới tiểu khu, lô
8. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Bản đồ phải thể hiện được tỷ lệ xích và hướng quy ước( hướng Bắc )
2.1.1.4. Khái niệm rừng, phân loại rừng
Phân loại rừng theo chức năng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân chia thành ba
loại sau đây:
Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản,
đặc sản.
Rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu,
góp phần bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa
học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Phân loại rừng theo Loeschau

I/Nhóm I: Nhóm chưa có rừng.
Đây là nhóm không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ,
cây bụi hoặc thân gỗ, tre nứa mọc rải rác, có độ che phủ dưới 30%. Tuỳ
thoe hiện trạng, nhóm này được chia thành:
- Kiểu IA: Trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì, lau lách
hoặc chuối rừng.
5
6
- Kiểu IB: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, có thể có
một số cây gỗ, tre mọc rải rác.
- Kiểu IC: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp cây thân gỗ tái sinh với
số lượng đáng kể nằm trong hai kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu 1C khi số
lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 mét đạt từ 1000 cây/ha trở lên.
II/Nhóm II:
Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Dựa vào hiện trạng và
nguồn gốc, nhóm này chia thành:
- Kiểu IIA: Đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy được đặc
trưng bởi lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và có kết
cấu 1 tầng.
- Kiểu IIB: Là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt. Phần lớn
trạng thái này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối
ưa sáng. Thành phần loài phức tạp, không đều tuổi do tổ thành loài cây ưu
thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng có thể còn sót lại một số cây của
quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể. Đường kính của tầng cây phổ
biến không vượt quá 20cm.
III/Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. Bao gồm các quần thụ
rừng đã bị khai thac bởi con người ở nhiều mức độ khác nhau khiến cho kết
cấu rừng bị thay đổi.
- Kiểu IIIA: Quần thụ đã bị khai thác nhièu nhưng hiện tại đã bị hạn
chế. Cấu trúc ổn định của rừng đã bị thay đổi cơ bản hoặc phá vỡ hoàn

toàn. Kiểu này được chia thành 1 số kiểu phụ.
+) Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ
từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại 1 số cây tầng cao, to nhưng
phẩm chất xấu. Nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Tuỳ theo tình hình
tái sinh, kiểu phụ này được chia nhỏ thành:
*) IIIA1-1: Thiếu tái sinh (<1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha).
*) IIIA1-2: Đủ cây tái sinh ( >1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha).
+) Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã khai thác quá mức nhưng đã có thời gian
phục hồi tốt. đặc trưng là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế
sinh thái với lớp cây đại bộ phận có đường kính 20-30cm. Rừng có 2 tầng
6
7
trở lên, tầng trên tán không liên tục, được hình thành chủ yếu từ những cây
của tầng giữa trước đây, rải rác còn những cây to, khoẻ vượt tán của tầng
rừng cũ để lại. Kiểu phụ này chia nhỏ thành:
*) IIIA2-1: Thiếu tái sinh ( < 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng).
*)IIIA2-2: Đủ tái sinh (> 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng).
IV/ Nhóm IV: Là nhóm rừng thứ sinh giàu phục hồi hoàn toàn và
rừng nguyên sinh.
2.1.2. Cở sở khoa học của biến động hiện trạng rừng
Như chúng ta đã biết rừng là một hiện tượng khách quan luôn biến
đổi theo thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con người. Nếu được
tác động tốt rừng sẽ phát triển, ngược lại nếu gặp tác động xấu rừng sẽ suy
kiệt. Vì vậy sự biến động tài nguyên rừng chính là một đặc trưng hết sức cơ
bản xét ở trạng thái động của nó.
Trong Lâm nghiệp khi đánh giá tài nguyên rừng người ta thường sử dụng
hai nhóm chỉ tiêu đó là: Biến động về số lượng và biến động về chất lượng.
2.1.2.1. Biến động về số lượng
Biến động về số lượng phân chia ra các loại biến động như sau:
- Biến động về tổng diện tích rừng

- Biến động về một số kiểu rừng chủ yếu
- Biến động rừng theo 3 khu vực: Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng
- Biến động do sự chuyển hóa giữa các loại rừng và các loại đất khác
- Biến động rừng theo đai cao theo vùng sinh thái
- Biến động rừng theo hình thái quản lý
- Biến động rừng theo hệ thống giao thông và khu dân cư tập trung
Trong đó, biến động về tổng diện tích rừng thường xác định cho một
phạm vi lớn như một tinh, một vùng, thậm chí cho toàn quốc.
2.1.2.2. Biến động về chất lượng rừng
Biến động về chất lượng rừng như: Biến động về tổ thành loài, phẩm
chất gỗ, tỷ lệ thương phẩm, độ phì của đất,…Khi chất lượng rừng bị giảm sút
người ta gọi đó là sự suy thoái của rừng. Sự suy thoái của rừng chính là sự
thay đổi kết cấu, tổ thành rừng, có thể từ rừng kín sang rừng thưa, rừng giàu
sang rừng nghèo, từ rừng gỗ sang rừng tre nứa,…. Sự thay đổi này không có
7
8
lợi cho quần thụ hoặc lập địa, khả năng cug cấp lâm sản cũng như phòng hộ
môi trường, tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan cũng bị suy giảm.
2.1.2.3. Các nguyên nhân gây biến động
Các nguyên nhân chính gây ra thay đổi diện tích rừng và đất lâm
nghiệp bao gồm:
- Trồng rừng
- Khai thác rừng
- Cháy rừng
- Sâu bệnh hại rừng
- Phá rừng (làm nương rẫy )
- Chuyển mục đích sử dụng đất và rừng
- Tăng phẩm chất rừng do khoanh nuôi, bảo vệ hoặc tái tạo tự nhiên
- Một số thay đổi khác…
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới

Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) đầu tiên trên thế giới được xây
dựng vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX tại Canada với tên gọi CGIS
(Canadian Geographic Infomational System) và được ứng dụng ở rất nhiều
lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới.Cùng với Canada hang loạt các
trường Đại học Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các HTTTĐL
của mình.Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không tồn tại được lâu,từ đây
có khái niệm về GIS như sau :
Theo Ducker (1979) định nghĩa: “GIS là trường hợp đặc biệt của hệ
thống thông tin ở đó cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân
bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng
không như điểm, đường, vùng”.[15]
Star và Estes (1990) định nghĩa: “ GIS là một hệ thống thông tin được
thiết kế để làm việc với các dữ liệu tham chiếu bởi các tọa độ không gian hay
địa lý. Nói cách khác, GIS là cả một hệ thống cơ sở dữ liệu với khả năng cụ
thể cho dữ liệu không gian tham khảo, cũng như một bộ hoạt động để làm
việc với các dữ liệu”.[16]
Burrough và McDonnell (1998) [ định nghĩa: “GIS là một bộ công cụ
mạnh mẽ để lưu trữ và lấy theo ý muốn, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không
gian từ thế giới thực cho một mục đích thiết lập cụ thể”.[12]
8
9
Clarker (2001) định nghĩa: “ GIS là một hệ thống tự động để chụp, lưu
trữ, thu hồi, phân tích, và hiển thị dữ liệu không gian”.[13]
Davis (2001) định nghĩa: “ GIS là công nghệ trên máy tính và phương
pháp luận thu thập, quản lý, phân tích, mô hình hóa và trình bày dữ liệu địa lý
cho một phạm vi rộng các ứng dụng”.[14]
Worboys and Duckham (2004) định nghĩa GIS như là “ Một hệ thống
thông tin dựa trên máy tính cho phép chụp, mô hình, lưu trữ, thu hồi, chia sẻ,
thao tác, phân tích và trình bày dữ liệu địa lý tham chiếu”.
Trong GIS không quản lý các hình ảnh cụ thể mà nó quản lý một cơ

sở dữ liệu, thường cơ sở dữ liệu của GIS là cơ sở dữ liệu quan hệ tập trung
được tạo lập bởi các dữ liệu không gian đi kèm theo thuộc tính của chúng.
Hiện nay, trên thế giới công nghệ GIS đang được phát triển mạnh
trên các lĩnh vực quản lý tài nguyên như :
Viện tài nguyên thế giới (World Resoure Insitute - WRI) đã sử dụng
GIS để đánh giá ảnh hưởng của phá rừng với các quốc gia và người dân
trên toàn thế giới. Ứng dụng GIS để kiếm soát diện tích rừng trên toan cầu.
Ngoài ra GIS con hỗ trợ phân tích so sánh diện tích rừng hiện nay so với
diện tích rừng trong quá khứ, cho thấy xu hướng thu hẹp ngày nhanh của
diện tích này và tốc độ thu hẹp ở các vùng khác nhau.Với phần mền GIS,
các dự báo có thể phân tích dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ.
Tại Malaysia, công nghệ GIS đã được coi như là một nhiệm vụ quan
trọng trong các nghành công nghiệp liên quan đến dầu khí, quản lý thiên
tai….GIS cũng rất hữu ích cho Chính phủ và các đồn điền lớn nhằm nỗ lực
hơn trong việc hướng tới mục tiêu than thiện môi trường. Nhiều công ty ở
Malaysia đang tạo ra lợi nhuận từ công nghệ lập bản đồ trên máy tính sử
dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý GIS
trong các hoạt động như: Xác định cây trồng phù hợp cho từng địa phương
và theo mùa, tối ưu hóa phân bón và số lương thuốc trừ sâu, tính toán chính
xác năng suất cho từng loại cây trồng.
Bằng quá trình định danh địa hình, vị trí địa lý, kỹ thuật xây dựng,
GIS có thể giúp dự báo thời gian và địa điểm có thể xảy ra các sự cố như
động đất, núi lửa cũng như hậu quả có thể có. Cơ quan kiểm soát sự cố địa
9
10
chấn của Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ đã sử dụng phần mền ARC/INFO
ArcView GIS và Map Objects để trợ giúp dự báo và chuẩn bị đối phó với
các sự cố.
Với ứng dụng rộng rãi, GIS đã trở thành công nghệ quan trọng .Nó
tham gia vào hầu hết lĩnh vực con người và ngày được quảng bá rộng

dãi.Hơn nữa với xu thế phát triển hiện nay, GIS không chỉ dừng lại ở một
quốc gia đơn lẻ mà ngày càng mang tính toàn cầu hóa.Đồng thời GIS gắn
với vị trí địa lý và các dữ liệu có liên quan , do đó có khả năng rất lớn trong
phân tích, quản lý các hệ sinh thái, phân bố, tái sinh loài….
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù được biết đến khá sớm, nhưng mãi đến năm
2000, tức sau khi có được những kết quả về việc tổng kết chương trình GIS
Quốc gia ở Việt Nam, GIS mới thực sự được chú ý đến và bước đầu phát
triển.Từ đó, có những quan điểm về GIS như sau:
Bảo Huy (2009) Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System - GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin và ngày càng được
phát triển rộng rãi. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều
hoạt động kinh tế xã hội,quản lý môi trường của nhiều quốc gia trên thế
giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan Chính phủ, các nhà quản lý,
các nhà doanh nghiệp, các cá nhân….đánh giá được hiện trạng các quá
trình ,các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu
thập, quản lý, phân tích, truy vấn và tích hợp các thông tin được gắn với
một nền địa lý nhất quán và của các cơ sở dữ liệu đầu vào.[3]
Nguyễn Kim Lợi (2006), hệ thống thông tin địa lý (GIS) được định
nghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các
thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa ly không gian
(Geographically or Geospatial), nhằm hỗ trợ việc thu nhận lưu trữ, quản lý,
xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải
quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra,
chẳng hạn như: Để hỗ trợ cho việc ra các quyết định cho việc quy hoạch và
quản lý sử dụng đất,tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giao thông, dễ
10
11
dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ các dữ
liệu hành chính.[6]

Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay
được ứng dụng trong khá nhiều nghành như quy hoạch nông lâm nghiệp,
quản lý rừng, đo đạc bản đồ, quản lý đô thị…đã mang lại hiệu quả bước
đầu cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của
nước ta và đang có nhiều triển vọng phát triển nhanh trong thời gian tới.
Hàng loạt các chương trình, dự án GIS với sự tham gia của các trường đại
học, các viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước đã được triển
khai có thể kể đến như :
Dự án của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nation
Development Programme) ứng dụng viễn thám ở Việt Nam là nâng cao năng
lực về thống kê rừng ở viện Điều tra quy hoạch rừng vào những năm 80. Sau
đó, UNDP tiếp tục tài trợ dự án thứ hai mà đối chính là các nhà khoa học
thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam trong vài năm. Vào những năm
90, Việt Nam đã thu hút một số lớn các dự án quốc tế trong lĩnh vực nâng cao
quản lý môi trường vào quản lý tài nguyên trong đó GIS luôn là hợp phần
quan trọng.
Ngoài các dự án được đầu tư theo các chương trình dự án, trong những
năm gần đây các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu
ứng dụng GIS liên quan đến quản lý tài nguyên rừng:
Đặng Nhọc Quốc Hưng (2009) ứng dụng phương pháp viễn thám và
GIS để giám và đánh giá nhanh sự thay đổi của lớp phủ thực vật ở khu vực
diện tích rừng mới mở rộng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế của
vườn quốc gia Bạch Mã, qua nghiên cứu thấy rằng: “ Phương pháp viễn thám
kết hợp với HTTTĐL (GIS) cho phép đánh giá sự thay đổi lớp phủ thực vật ở
vùng núi cao, địa hình chia cắt bởi nhiều sông suối. Có khả năng xác định
nhanh diện tích lớp phủ, giám sát đánh giá thay đổi diện tích rừng trên phạm
vi lớn và lập báo cáo nhanh về biến động diện tích lớp phủ thực vật rừng.[4]
Chu Hải Tùng (2007) nghiên cứu khả năng ứng dụng kết hợp ảnh vệ
tinh radar và quang học để thành lập một số lớp thông tin về lớp phủ mặt đất
có kết luận rằng : “ …Việc kết hợp các ảnh radar và quang học cung cấp thêm

11
12
nhiều thông tin về các đối tượng trên bề mặt tại các dải sóng khác nhau.
Nhiều đối tượng khó phân biệt trên ảnh quang học nhưng trên tổ hợp có thể
nhận biết được rất rõ ràng nhờ có các thông tin được tích hợp từ ảnh radar.
Hơn nữa các tập dữ liệu kết hợp còn cho phép phân biệt giữa các đối tượng có
mật độ khác nhau trên bề mặt…”.[10]
Nguyễn Trường Sơn (2007) nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công
nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng thử nghiệm tại 1 khu
vực cụ thể thấy rằng: Phương pháp viễn thám kết hợp GIS mang ý nghĩa quan
trọng và có tính ưu việt hơn so với các phương pháp truyền thống khác trong
nghiên cứu lớp phủ rừng tại các khu vực miền núi như khả năng xác định
nhanh diện tích lớp phủ, giám sát và đánh giá biến động rừng trên phạm vi
rộng lớn. Đề tài bước đầu xây dựng được quy trình giám sát hiện trạng tài
nguyên rừng bằng công nghệ viễn thám kết hợp GIS thông qua việc lập báo
cáo nhanh về biến động diện tích rừng tại khu vực thử nghiệm.[9]
Phạm Ngọc Tùng (2009) Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng
tại công ty Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông.[11]
Nguyễn Văn Sinh (2009) nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật
bằng ảnh vệ tinh đa thời gian và ảnh hưởng của tới sự đa dạng sinh học ở các
khu bảo tồn thiên nhiên Nam Bộ.[8]
Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc (2011) ước tính sinh khối bề mặt tán
rừng sử dụng ảnh vệ tinh ALOS AVNIR - 2 thấy rằng: “ Kết quả đạt được
bước đầu trong ước tính sinh khối trên bề mặt tán rừng sử dụng ảnh ALOS
AVNIR cho trường hợp vườn quốc gia Cát Tiên đã góp phần làm rõ cơ sở lý
thuyết từ các tính toán thực nghiệm trên ảnh, nhằm đề xuất giải pháp hiệu quả
trong giám sát phủ thực vật”.[2]
Hoàng Trọng Khánh (2007) ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế
rừng thử nghiệm tại khu rừng tự nhiên huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.
Trường Đại học Tây Nguyên cho thấy khả năng khai thác Mapinfo trong điều

chế rừng là có cơ sở, thuận tiện, giảm chi phí và hỗ trợ đặc lực cho công tác
quản lý rừng lâu dài.[5]
Ngoài ra, ở một số địa phương như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Bình Định, Đồng Nai, Vĩnh Phúc cũng đã áp dụng công nghệ viễn thám và
12
13
GIS để cập nhật bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25000 thep chỉ thị số
32/2000CT - BNN - KL về việc tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và
đất lâm nghiệp trên cả nước.
Nhìn chung, viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng khá nhiều
trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên để ứng dụng các công
tác bảo tồn như quản lý dữ liệu ảnh hưởng đến biến động tài nguyên rừng và
xây dựng được bản đồ hiên trạng rừng…nhìn chung còn nhiều hạn chế, trong
khi đó đây là công nghệ thích hợp và có hiệu quả để theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng và quản lý có hiệu quả.
2.4. Điều kiện tự nhiên kinh tế và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cao Kỳ là 1/16 đơn vị hành chính thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 5970 ha. Xã Cao Kỳ có quốc lộ 3 chạy trên
địa bàn và song song với dòng sông cầu. Xã có ranh giới như hình 4.1
Hình 2.1 Ranh giới xã Cao Kỳ
- Phía bắc giáp xã Hòa Mục,xã Tân Sơn
- Phía đông giáp xã Đổng Xá của huyện Na Rì
- Phía nam giáp xã Yên Cư, xã Nông Hạ
- Phía tây giáp xã Thanh Mai, Thanh Vận
13
14
2.4.1.2. Đặc điểm địa hình địa thế
Xã có địa hình rừng núi cao, độ cao tuyệt đối là 100 - 400m, độ cao

tương đối là 50 - 300m, vùng sản xuất nương rẫy cao từ 50 - 300m với độ
dốc tương đối lớn, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn chủ yếu là đường
mòn, có hệ thống sông suối nước chảy dồi dào thuận lợi cho trồng trọt và
chăn nuôi. Vùng có thể quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp kết
hợp chăn nuôi đại gia súc. 9 thôn vùng thấp tương đối hoàn chỉnh về cơ
sở hạ tầng. Các vùng sâu xa trung tâm từ 5 - 13 km đường xá đi lại khó
khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế khi tiếp xúc với khoa học kỹ
thuật vào cuộc sống.
2.4.1.3. Khí hậu thủy văn
Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt trong năm.
Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3
năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. nhiệt độ
trung bình trong năm là 22
0
C, nhiệt độ cao nhất là 35 - 37
0
C, nóng nhất vào
tháng 6 - 7, tổng lượng mưa bình quân là 1248 mm/năm mưa tập trung vào
các tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm 78% tổng lượng mưa cả năm. Dộ ẩm
trung bình là 80 - 85% gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Bảng 2.1: Yếu tố khí tượng năm 2010 của xã Cao Kỳ
Tháng
Nhiệt độ
(
0
C)
Số giờ nắng
(H)
Lượng mưa
(mm)

Dộ ẩm không khí
(%)
1 9 120 170.1 80
2 12 160 212 75
3 15 121 180 72
4 15 140 98.7 77
5 19 105.4 150 75
6 23 53 302.4 81.2
7 27 111 240.9 89
8 30 107 340 87
9 26 113 130 70
10 17 80 147 77
11 14.5 50.7 140 79
12 10 60 97.6 77
Trung bình 101.84 185.56 77.5
(Nguồn : Thống kê khí hậu của UBND xã Cao Kỳ)
14
15
Lượng mưa trung bình của năm 2010 ở Cao Kỳ vào khoảng 185.56mm,
cũng như chế độ nhiệt, mưa ở đây cũng chia thành hai mùa rõ rệt mùa mưa
trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 với 78% - 89%
lượng mưa cả năm, thời gian còn lại là ít mưa, trong mùa mưa có những tháng
có thể tới 15 - 20 ngày có mưa, mùa ít mưa với số ngày mưa trong tháng là
dưới 10 ngày với lượng mưa không đáng kể, có khi gần như cả tháng có khi
không có mưa hoặc mưa phùn, mưa mù.
Mùa ít mưa, (từ tháng 11 - 4 năm sau) có thể chia thành hai thời kỳ:
+ Đầu mùa (thường từ tháng 4 - 1 năm sau) do ảnh hưởng các khồi khí
lục địa lạnh, khô nên rất ít mưa, có khi cả tháng hanh khô, với thời tiết trong
xanh, ngày nắng úa, đêm lạnh, gây hạn hán hoặc sương muối.
+ Cuối mùa khô, do độ ẩm không khí cao, mây mù, mưa phùn, gây cảm

rất lạnh, ẩm thấp.
Địa bàn xã xen kẽ giữa các khu dân cư là đồi núi, khe, suối, hệ thống
sông Cầu chảy dọc qua xã nên cũng gây ảnh hưởng đến lượng nước tưới tiêu
cho sản xuất vào mùa khô. Còn vào mùa mưa với tốc độ tương đối cao, dòng
chảy lớn gây lũ lụt, ngập úng các cây hoa màu và đây cũng là vấn đề gây bức
xúc mà chính quyền và nhân dân trong xã quan tâm.
2.4.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội
2.4.2.1. Dân số, lao động
Tổng số hộ trong toàn xã Cao Kỳ là 710 hộ với 2982 nhân khẩu trong
đó (nam: 1502, nữ: 1478).
Cao Kỳ là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc và được
thống kê dưới bảng sau:
Bảng 2.2: Thành phần dân tộc trên địa bàn xã Cao Kỳ
Dân tộc Tày Dao Kinh Hoa
Tỷ lệ 43.70% 45.00% 7.90% 1.30%
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Cao Kỳ)
Qua bảng 2.2. cho thấy:
Trong các dân tộc thì dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, dân tộc Hoa
chiếm tỷ lệ thấp nhất.
15
16
Tổng số hộ nghèo năm 2011 là 133 hộ chiếm 19.19%, hộ cận nghèo là
134 hộ chiếm 19.33%.
Thu nhập bình quân của ngươi dân trong xã là 11 triệu đồng/ người/ năm.
2.4.2.2. Giao thông
Trên địa bàn xã Cao Kỳ có hệ thống đường liên tỉnh chạy và liên xã
chạy qua. Trong xã có đường giao thông cho xe cơ giới( từ xe máy trở lên ) từ
trung tâm xã đến tất cả các thôn và có cầu treo giúp người dân trong xã đi lại
và lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn. Tuy nhiên, đường giao thông đến các
thôn bản và vào các khu rừng chưa được hoàn thiện gây khó khăn cho người

dân đi lại trong mùa mưa.
2.4.2.3. Thủy lợi
Có công trình thủy lợi nhỏ đảm bảo lực phục vụ sản xuất cho trên 85%
diện tích đất lúa nước.
2.4.2.4. Giáo dục
Xã Cao Kỳ có 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Xã có
đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết. Tổng số giáo viên:
55 đ/c. Đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao và thường xuyên trao dồi kiến
thức để truyền đạt cho học sinh có kết quả cao nhất trong học tập. Nhà trường
thực hiện tốt chương trình “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hàng năm có 100% số trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường. Chất
lượng đào tạo đạt ở mức khá.
2.4.2.5. Y tế
Xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn đảm bảo chăm sóc sức khỏe
cho ngươi dân. Các hoạt động Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng được duy trì
thường xuyên, thực hiện tốt các chương trình quốc gia. Khám chữa bệnh định
kỳ và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Chính vì vậy mà đời sống
của nhân dân ngày càng được nâng cao, sức khỏe được đảm bảo giúp tham
gia tốt công tác sản xuất.
2.4.2.6. Văn hóa
Phong trào đoàn kết toàn dân xây dựng đời sông văn hóa ở khu dân cư,
gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa, việc cưới hỏi ma chay có
nhiều tiến bộ. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, thực hiện chế độ
chính sách đầy đủ đúng quy định.
Năm 2011, tổng sô gia đinh văn hóa đạt 483 hộ, làng văn hóa đạt 3
làng, đơn vị văn hóa đạt 4 đơn vị.
16
17
Làm tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, vận động
nhân dân chấp hành nguyên đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2.4.2.7. Thương mại- Dich vụ
Trong xã chủ yếu kinh doanh hàng tạp hóa, phân bón, thuốc trừ sâu,
thức ăn gia súc, thuốc thú y, sửa chữa xe máy….với quy mô nhỏ lẻ. Người
dân vẫn phải đi mua sắm xa. Tuy nhiên ngành dịch vụ cũng đóp góp một phần
không nhỏ vào phát triển nền kinh tế của xã.
2.4.2.8. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
Trồng trọt:
Xã Cao Kỳ là một trong những xã miền núi, chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp với diện tương đối lớn và năng suất khá cao.
Diên tích, năng suất, sản lượng được thống kê ở bảng 2.3:
Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính tại xã Cao Kỳ
Năm
Cây trồng
2009 2010 2011 Đơn vị
1.Lúa nước
Diện tích 172.08 176 161.4 ha
NSBQ 54 52.5 52 tạ/ ha
Sản lượng 928.8 924 839.28 Tấn
2.Cây ngô
Diện tích 229.83 250 192 ha
NSBQ 32 32 36 tạ/ ha
Sản lượng 736 800 691.2 Tấn
3. Lúa nương
Diện tích 3 6 16 ha
NSBQ 20 15 20 tạ/ ha
Sản lượng 6 9 32 Tấn
4. Cây mía bầu
Diện tích 25.89 26.7 33 ha
5.Cây chuối tây
Diện tích 33 41.2 43.1 ha

6. Khoai tàu
Diện tích 12 12 10 ha
7.Đậu đỗ
Diện tích 8 8 8 ha
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Cao Kỳ)
17
18
Qua bảng 2.3 ta thấy :
Năm 2011, tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) đạt 1506.83 tấn
giảm so với năm 2010 là 223.17 tấn do hạn hán dẫn đến năng suất thấp và
diện tích trồng lúa ngô giảm. Bình quân lương thực người/ năm là: 505kg/
người/ năm.
Ngô và lúa là cây trồng chính. Ngoài ra, còn có các cây trồng khác như:
Cây mía bầu, cây chuối tây, cây khoai tàu, đậu đỗ các loại.
Chăn nuôi
Bảng 2.4: Số lượng vật nuôi của xã Cao Kỳ
Năm
Vật nuôi
2009 2010 2011 Đơn vị
Trâu 472 658 626 Con
Bò 636 644 602 Con
Lợn 2902 2895 3320 Con
Dê 85 326 145 Con
Gia cầm 16842 16300 18623 Con
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Cao Kỳ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số lượng gia cầm được nuôi nhiều nhất,
dê được nuôi ít nhất. Hình thức chăn thả chủ yếu đối với gia cầm, lợn được
nuôi ngay trong chuồng. Riêng đối với trâu, bò, dê thì được các hộ thả rông
trên rừng. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của cây tái sinh trong rừng tự nhiên.

Bảng 2.5: Diện tích nuôi trồng thủy sản xã Cao Kỳ
Năm 2009 2010 2011 Đơn vị
Diện tích 6 5.2 5.2 ha
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Cao Kỳ)
Đặc điểm tài nguyên rừng
Trong những năm gần đây, tài nguyên rừng trong xã đang ngày càng
được khôi phục lại, làm tăng độ che phủ, với diện tích rừng hiện có, kết hợp
với kế hoạch trồng rừng mới rừng đang dần dần phục hồi và phát triển,
18
19
chương trình trồng rừng 661 và 147 đang được thực hiện tốt, bảo đảm công
tác tuần tra ngăn chặn khai thác trái phép cây rừng, công tác tuyên truyền luật
bảo vệ rừng được đẩy mạnh, trong năm không có vụ cháy rừng nào sảy ra.
Tình hình khai thác củi tươi trên địa bàn vẫn diễn ra thường xuyên.
Đặc điểm tài nguyên đất
Đất đai ở xã Cao Kỳ chia thành hai loại chính
- Đất ruộng : Là do tích tụ phù xa của sông Cầu và các suối, đất có tầng
phù xa dày, có màu sám đen, có hàm lượng đạm, lân, kali ở mức trung bình, loại
đất này phù hợp cho các loài cây lương thực và các loại cây hoa màu.
- Đất đồi : là đất feralit màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung
bình, nghèo dinh dưỡng và ở nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích
hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.
- Tình hình sử dụng đất đai của xã : do địa hình núi dốc, đất đai chia cắt
phức tạp hình thành các tiểu khí hậu khác nhau về điều kiện tự nhiên và môi
trường tập quán sản xuất, do đó quá trình sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều
khó khăn và hạn chế.
19
20
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, thời gian và nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Diện tích và trạng thái rừng tại Xã Cao Kỳ
huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2012 đến
tháng 6/2012 tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa điểm nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là Xã Cao Kỳ huyện Chợ
Mới tỉnh Bắc Kan, qui mô nghiên cứu ở đây là cấp Xã.
+ Nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu biến động rừng là đề tài lớn và
phức tạp và cần nhiều thời gian. Đề tài chỉ tập trung kế thừa số liệu, ứng dụng
công nghệ thông tin địa lý thành lập bản đồ đánh giá biến động tài nguyên
rừng về mặt diện tích, trạng thái và tìm hiểu nguyên nhân gây biến động rừng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được mục đích nêu trên, đề tài tiến hành giải quyết các nội
dung sau:
- Thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 từ bản đồ giấy.
- Thống kê diện tích rừng năm 2006 theo trạng thái và chức năng.
- Thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011.
- Thống kê diện tích năm 2011 theo trạng thái và chức năng.
- Phân tích và đánh giá sự biến động về diện tích, trạng thái rừng tại địa
bàn nghiên cứu.
- Điều tra nguyên nhân tác động đến biến động rừng và phân tích được
các nguyên nhân gây biến động rừng từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao
công tác quản lý bảo bệ rừng tại địa bàn nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
3.3.1.1. Thu thập tài liệu liên quan đến bản đồ
- Thu thập bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng của phân viện điều tra Tây
Bắc Bộ năm 2006 tại Viện điều tra quy hoạch rừng.
- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội, báo

cáo kinh tế xã hội.
20
21
- Thu thập các kết quả điều tra và thống kê rừng tại chi cục kiểm lâm
tỉnh Bắc Kạn. Các kết quả trồng rừng giai đoạn 2006 - 2011. Kết quả thực
hiện các chính sách kinh tế xã hội.
3.3.1.2. Tiến hành số hóa bản đồ hiện trạng 2006 và thống kê diện tích
- Scan bản đồ hiện trạng 2006
- Tiến hành định vị bản đồ bằng phần mềm Mapinfo: Mở chương trình
Mapinfo/ File/ Open Table (trong bảng này File of type ta chọn Raster
Image)/ nhấn Register / Đăng ký tọa độ ít nhất 4 điểm theo tọa độ cho trước,
sau khi nạp xong tọa độ kiểm tra sai số tại cột error (pixel ),/Ok (Hình 3.1 ).
Hình 3.1: Quá trình định vị ảnh
21
22
- Tách lớp, số hóa các lớp bằng phần mềm Mapinfo: Lệnh: Map/ Layer
control hoặc vào biểu tượng layer control trên thanh công cụ Main, hộp thoại
hiện ra như hình 3.2/ Tích vào ô Edit able của lớp Cosmetic Layer, chọn Ok/
Hộp công cụ Drawing sẽ hiện sáng các biểu tượng chọn để vẽ các đối tượng
điểm, đối tượng đường, đối tượng vùng. Chọn công cụ thích hợp để số hóa
đối tượng/ Lưu lại ( Map/ Save Cosmetic Object. Nếu lớp đã được tạo rồi ta
dùng lệnh File/ Save Table ).
Hình 3.2: Màn hình layer control
- Tạo cơ sở dữ liệu: Lệnh Table/ Maintenance/ Table Structure/ Hộp
thoại hiện ra (Hình 3.3 )/ Nếu muốn thêm các trường dữ liệu khác ta chỉ việc
nhấm vào Add Field, muốn xóa trường dữ liệu đã có ta chọn trường dữ liệu đó
và nhấn vào Remove Field/ Ok.
22
23
Hình 3.3: Màn hình tạo cơ sở dữ liệu

- Biên tập bản đồ và in ấn bằng phần mềm Mapinfo
- Xuất dữ liệu ra EXCEL và thống kê diện tích: Query/ Select/ Select
Records from Table chọn trường cần xuất dữ liệu/ Assist/ Function chọn
CartesianArea( obj,”hectare”)/Ok/ Ok/ Table/ Export/ Chọn trường xuất dữ
liệu/ Export/ Save (đuôi *dbf ).
3.3.2. Phương pháp kiểm tra ngoại nghiệp
Để thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2011, đề tài tiến hành
như sau:
- Sử dụng bản đồ hiện trạng 2006, tiến hành kiểm tra thực địa, cập nhật
và khoanh vẽ lại các trạng thái thay đổi trên các tuyến với yêu cầu như sau:
- Tuyến phải đi qua các loại trạng thái rừng và kiểu sử dụng đất đai.
- Tuyến phải đi qua các kiểu địa hình đặc trưng tại địa bàn xã Cao Kỳ
- Tận dụng các đường mòn, đường ô tô, khe suối, số lượng tuyến thiết kế
cho việc kiểm tra chiếm từ 5 - 15% diện tích các loại rừng, loại đất hiện có.
23
24
- Tuyến đi sẽ được xác định bằng GPS 60CSx (76CSx) và chấm
điểm trên bản đồ.
- Đối chiếu và kiểm tra, chỉnh sửa tên và mã các loại rừng, loại đất trên
bản đồ cho phù hợp với thực địa.
- Khoanh vẽ bổ sung diện tích rừng mới phục hồi do cháy rừng và phá
rừng, rừng mới trồng mà trên ảnh không phát hiện kịp thời. Những lô rừng
thay đổi như vậy có 2 hướng để xác định và khoanh vẽ: dùng GPS để
khoanh vẽ, sử dụng phương pháp truyền thống là xác định vị trí đứng rồi
khoanh vẽ lô theo dốc đối diện. Sau khi đi khoanh vẽ ngoài thực địa bằng
GPS tiến hành cập nhật vào bản đồ bằng phần mềm Mapsource, cuối cùng
là hoàn thiện bản đồ.
+ Sau khi đi khoanh vẽ ngoài thực địa bằng GPS tiến hành cập nhật
vào bản đồ bằng phần mềm Mapsource chuyển vào Mapinfo để chỉnh sửa và
hoàn chỉnh, trình tự như sau:

Bước 1. Kết nối máy GPS đã có dữ liệu với máy tính bằng cáp (USB),
sử dụng phần mềm Mapsource để chuyền dữ liệu.
 Khởi động Mapsource, màn hình hiện ra như sau:
Hình3.4: Màn hình Mapsource
Transfer\Receive From Device….: (hoặc nhấp vào biểu tượng
trên thanh Menu
24
25
Tại hộp thoại Receive From Device, tích dấu vào WayPoints, Tracks,
và nhấn vào Receive
Nếu máy tải xong sẽ báo:
Ta nhấn OK
Hình 3.5: Quá trình đưa dứ liệu từ GPS vào
máy tính
Nếu quá trình chuyển tải dữ liệu hoàn thành, chọn mục
Tracks hoặc mục Waypoint trên màn hình chính của
Mapsource ta thấy danh sách các điểm lộ trình hay
tracks.
Chọn File/ Save as để lưu lại file
Chọn đường dẫn để lưu lại khung Save in, và cài đặt tên tệp tin lưu trữ
trong khung File name, Save as type ta chọn DXF (*.dxf) dữ liệu phần mềm
Autocad để kết xuất dữ liệu sang phần mềm Mapinfo và nhấn Save
Chuyển dữ liệu .*dxf vao trong Mapinfo để khoanh vẽ vào bản đồ số như sau :
- Mở Mapinfo/ vào Tool/ Ta sử dụng công cụ Universal Translator/ đổi
đuôi từ .*dxf sang đuôi .Tab như hình sau :
25

×