Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

tự luận sinh gk2 LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.31 KB, 2 trang )

1. Trình bày cấu tạo và quá trình truyền tin qua xinap hóa học?
- Cấu tạo: Một xináp hố học có cấu tạo gồm màng trước, màng sau, khe xináp và chuỳ
xináp. Chuỳ xináp có các bóng xináp chứa chất trung gian hố học.
- Q trình truyền tin qua xináp hố học :
- Q trình truyền tin qua xináp hố học bao gồm các giai đoạn sau :
+ Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xináp và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp
+ Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra.
Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
+ Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế
hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi
tiếp.
2. Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên quan giữa chúng?
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích)
của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể thực vật là tồn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống,
bao gồm ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hố và phát sinh hình thái
tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
- Sinh trưởng và phát triển là những quá trình trình liên quan với nhau, đó là 2 mặt của
chu trình sống của cây. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh
trưởng.
3. Ứng dụng chất điều hồ sinh trưởng trong sản xuất nơng nghiệp?
- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo (ANA,AIB,..) được sử dụng để kích thích ra rễ ở
cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua,…), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và
TB thực vật, diệt cỏ.
- GA được dùng để kích thích sinh trưởng chiều cao của cây (cây lấy sợi,…), tạo quả
không hạt (quả nho,..), …
- Xitokinin ứng dụng để phá trạng thái ngủ ở khoai tây, nuôi cấy mô TV và TB.
- Êtylen với Axit abxixic thúc quả nhanh chín.

4. Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa ở thực vật vào tương quan
độ dài ngày và đêm.


- Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ (hành, cà rốt, rau diếp,
sen cạn, củ cải đường, thanh long, dâu tây, lúa mì) ra hoa trong đk ngày dài ở cuối mùa
xuân và mùa hè.
VD: cây rau bina chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14h.


- Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, chiếu sáng ít hơn 12 giờ. (VD: cây
lúa, cây cà phê chè,..)
+ Một lồi cây có hoa nở khi nhận được ánh sáng 10 giờ một ngày. Các nhà khoa học
che phủ cây từ 10 giờ đến 13 giờ rồi tiếp tục để cây ngoài ánh nắng, kết quả cây vẩn nở
hoa bình thường.
+ Thí nghiệm thứ 2, người ta không che phủ cây vào ban ngày, cây vẫn nhận ánh sáng
10 giờ nhưng vào lúc nửa đêm lúc 0h, các nhà khoa học dùng đèn hồng ngoại chiếu
sáng cây 1h, thì cây khơng ra hoa, thí nghiệm chứng minh sự ra hoa của cây phụ thuộc
vào thời lượng tối chứ khơng phải quang kì



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×