Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

KỲ vọng dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 120 trang )

KỲ VỌNG DƯƠNG
CHÀO MỪNG
Có thể bạn đang trên các cành cây thứ mà chỉ có ở rễ.
Rumi
Trong một trận đấu tennis, bóng đá hoặc bóng rổ, người thắng là người
có nhiều điểm nhất vào cuối trận.
Các trị chơi này có các quy tắc, các ranh giới, các tiêu chuẩn nhất định để
thắng lợi. Tất cả các thành viên đều biết nhau, và mọi người cạnh tranh
theo một bộ quy tắc ứng xử đồng thuận.
Khi tiếng còi chung cuộc cất lên, cuộc cạnh tranh dừng lại, các điểm số
được tổng kết, và người thắng cuộc được vinh danh.
Đây là cách hầu hết các trò chơi thi đấu cạnh tranh trong cuộc sống diễn
ra. Đây là các trò chơi hữu hạn.
Nhưng giao dịch khơng phải là một trị chơi hữu hạn.
Khơng có các quy tắc cố định, khơng có bộ quy tắc ứng xử, chúng ta khơng
biết chính xác mình đang cạnh tranh với ai, và các ranh giới của trò chơi
liên tục thay đổi.
Quan trọng nhất là, khơng có hồi kết cho việc giao dịch. Khơng có điểm
cuối, khơng có tiếng cịi mãn cuộc, khơng có trọng tài để tun bố trận đấu
kết thúc.
Giao dịch là một trị chơi vơ hạn.
Và vì trị chơi giao dịch khơng bao giờ kết thúc, nên thắng lợi chỉ có thể là
1 trạng thái tạm thời – khơng có người thắng vĩnh viễn.


Nhiều người gặp khó khăn trong việc giao dịch, vì họ tiếp cận nó như nó
là một trị chơi hữu hạn.
Không may là, các phương pháp hiệu quả trong các trị chơi hữu hạn
khơng hiệu quả trong các trị chơi vô hạn.
Mục tiêu của việc giao dịch không thể là “chiến thắng”, vì đó là bất khả
thi – khơng có chiến thắng trong một cuộc thi không bao giờ kết thúc.


Vì vậy, mục tiêu thực sự của việc giao dịch là tiếp tục chơi lâu nhất có thể
mà khơng thua.
Từ quan điểm này, một trader “thắng cuộc” thực tế là người đứng ngoài
con đường thua cuộc.

Con Đường Thua Cuộc
Thách thức của việc giao dịch bắt nguồn từ thực tế là lợi nhuận khơng thể
đảm bảo được, nhưng thua lỗ thì có thể.
Hãy đưa tơi 100.000 $ và tơi có thể đảm bảo gần như chắc chắn là tơi có
thể thua lỗ hết trong 3 tháng.


Cùng lúc, tơi khơng thể bảo đảm rằng tơi có thể kiếm được thậm chí 10.000
$ trong cùng khoảng thời gian đó.
Tại sao lại như vậy? Làm sao mà thua lỗ thì đảm bảo, trong khi lợi nhuận
thì khơng thể?
Khi bạn hiểu câu trả lời cho câu hỏi này, thì bạn hiểu giao dịch là gì.
Tất cả tóm lại về một ý tưởng đơn lẻ: Kỳ Vọng.

Kỳ Vọng
Kỳ vọng của phương pháp giao dịch của bạn gợi ý rằng liệu bạn đang ở
trên con đường thua cuộc hay không.
Với kỳ vọng âm – rất dễ đạt được – bạn chắc chắn mất tiền theo thời gian.
Với kỳ vọng dương – không dễ đạt được – bạn không chắc sẽ mất tiền
theo thời gian.
Hãy chú ý rằng kỳ vọng dương không đảm bảo bạn sẽ kiếm được tiền. Kỳ
vọng dương chỉ gợi ý bạn sẽ thường kiếm tiền theo thời gian. Điều này
khác xa với việc đảm bảo.
Lợi nhuận giao dịch khơng bao giờ có thể được đảm bảo vì chúng phụ
thuộc vào may mắn nhiều hơn là thua lỗ.

Ngay cả với kỳ vọng dương, một trader vẫn có thể thua lỗ do thiếu may
mắn.
Với kỳ vọng âm, một trader có thể may mắn tạm thời, nhưng chắc chắn
anh ta thua lỗ theo thời gian.

Làm Việc Chăm Chỉ Hay May Mắn?
Trong giao dịch, chỉ có hai nguồn lợi nhuận:
1. Làm việc chăm chỉ và kỹ năng
2. May mắn


Số 1 có thể lặp đi lặp lại được trong khi số 2 thì khơng.
Cả hai nguồn đều có thể làm bạn giàu, nhưng chỉ số 1 là trong tầm kiểm
soát của bạn.
Vấn đề với các trader nghiệp dư là, họ thường hay nhầm lẫn hai điều này.
Một đặc trưng xác định của các trader giỏi là khả năng làm việc chăm chỉ
và kỹ năng để có được “may mắn” trong thị trường.
Hãy giữ điều này trong đầu khi bạn học khóa này.

John Và Tài Xế Taxi

John chưa từng lái xe. Anh ta nói chuyện với Sam, một tài xế taxi kinh
nghiệm.
“Này Sam, tôi ao ước trở thành một tài xế taxi! Anh có thể cho tơi vài lời
khun được khơng? Khi nào thì tơi rẽ trái? Khi nào thì tơi rẽ phải? Tơi
nên phóng nhanh khơng? Khi nào nên phanh, và có khó khơng?”
Với bạn – người đọc – thì các câu hỏi này thật ngớ ngẩn. Rõ ràng câu trả
lời là “cịn tùy”. Nó tùy vào John muốn đi tới đâu, anh ta cần tới đó nhanh
khơng, điều kiện giao thông, thời tiết, loại xe, và vô số thứ khác!
Nhưng với một người chưa lái xe bao giờ như John, thì các câu hỏi này

dường như hồn tồn hợp lệ.


John đã xem mọi người lái xe trên TV, và đã thấy họ đều đặn quay vô lăng
và đạp chân ga. Tất cả những gì anh ta cần biết bây giờ là cần làm gì, làm
khi nào!
John nói với Sam: “Anh biết đấy, tơi muốn chở ai đó từ London sang New
York trong 15 tiếng. Tơi có thể kiếm nhiều tiền chỉ với 15 giờ làm việc!”
Sam nhìn John như một thằng điên. Anh ấy có đủ kinh nghiệm và một sự
hiểu biết sâu về nghề để biết rằng mong ước của John không thể được thỏa
mãn trong thực tế.
Mặt khác, John nghĩ đây là một mục tiêu hoàn toàn hợp lý. Anh ta lấy một
quảng cáo trên báo với tiêu đề: “Lái xe từ London tới New York trong 10
tiếng! Hãy tham dự hội thảo miễn phí để học cách thực hiện!”
“Thấy chưa”, John nói, “Mọi người đang làm điều đó chỉ trong 10 tiếng!
Vậy làm trong 15 tiếng phải dễ hơn nhiều!”
Sam lặng lẽ nhìn John. Anh ấy đang thầm nghĩ liệu mình có bị chơi khăm
trên TV khơng.
“Hãy xem đây, tơi đã tính rồi” John tiếp tục, “London cách New York hơn
5.500 km, vậy nếu tôi lái xe với tốc độ 350 km/h thì tơi sẽ tới New York
trong chưa đầy 16 tiếng.”
Sam cạn lời. Một phần trong anh đã chết. Anh ấy thậm chí khơng biết bắt
đầu từ đâu để giúp đỡ tâm hồn nghèo nàn vơ vọng này.
“À, có thể, … Chúc may mắn bạn tơi.” Sam nói khi anh ủng hộ John một
cách yếu ớt rồi bỏ đi. Anh ấy quay lại xe taxi và đi chở khách tiếp.

Hiểu Trị Chơi
Có một sự khác biệt lớn giữa biết và hiểu. Bạn có thể biết rất nhiều về một thứ
nhưng khơng thực sự hiểu nó.
Charles F. Kettering



Câu chuyện taxi mô tả trở ngại lớn đầu tiên mà các trader mới đối mặt: họ
không quen với các vấn đề thực tế về giao dịch và có các mong đợi từ các
quảng cáo, nghe nói, và các con số trong bảng tính.
Trên giấy, kế hoạch của John là hợp lý. Bài tốn đã được giải.
Tuy nhiên, có nhiều chi tiết anh ta khơng biết và vì vậy khơng tính vào.
Ví dụ, anh ta bỏ qua thực tế là lái xe liên tục 15 tiếng với tốc độ 350 km/h
là cực kỳ mệt mỏi về thể xác và tâm lý. Ngồi ra, anh ta cần 1 chiếc xe có
thể đạt được và chịu được hiệu suất đó mà khơng hỏng hóc. Và tất nhiên,
anh ta khơng biết rằng giữa 2 thành phố đó có cả một Đại Tây Dương nữa.
Với điều này trong đầu, chúng ta hãy xem dạng các câu hỏi mà các trader
thiếu kinh nghiệm thường hỏi:
“Chỉ báo kỹ thuật tốt nhất là gì?”
“Khi nào thì tơi vào lệnh?”
“Khi nào thì tơi thốt lệnh?”
“Tơi nên rủi ro tiền bao nhiêu mỗi lệnh?”
“Tơi có thể kiếm 20$ một ngày với một tài khoản 500$ bằng cách nào?”
Với câu chuyện taxi, thì câu trả lời là “Nó tùy vào …”, hoặc “bạn khơng
thể”.
Giống như cách John khơng có kinh nghiệm để hỏi đúng câu hỏi, thì các
trader nghiệp dư khơng có kinh nghiệm để hiểu giao dịch là gì, và vì vậy
khơng thể đặt các mục tiêu thực tế và có một kế hoạch hiệu quả để đạt
được nó.
Vì vậy, điều bạn cần là không trả lời các câu hỏi nông cạn, mà đầu tiên
hiểu giao dịch thực sự là gì.


Để bắt đầu, bạn sẽ cần hiểu chức năng của thị trường (thị trường làm gì),
mục đích của nó (tại sao nó làm vậy), và các đặc điểm của nó (cách nó thực

hiện ra sao).
Khi bạn có một cái nhìn tốt về các chủ đề này, thì sau đó bạn có thể có một
kế hoạch thực tế để đạt được mục tiêu giao dịch của mình, dù chúng là gì
đi nữa.
Trong ví dụ taxi, điều này giống như việc hiểu điều Sam hiểu – điều kiện
giao thông, tâm lý tài xế, địa lý, luật giao thông, nơi bắn tốc độ, quản lý
năng lượng cá nhân – điều mà John không hiểu.
Mục đích của khóa học này là tăng tốc các khía cạnh “học”, “trải nghiệm”,
“hiểu” và “lập kế hoạch” của hành trình giao dịch của bạn (theo thứ tự
đó), vì vậy bạn có thể bắt đầu một q trình xác thực trong một phần thời
gian cần cho một trader trung bình.
Tơi tạo khóa học này vì tơi thấy q nhiều người thật thà, có thiện chí làm
việc chăm chỉ trong giao dịch nhưng không nhận ra họ đang chạy quanh
tại chỗ.
Một phần nguyên nhân tại sao họ kết thúc thất bại là vì họ tiếp cận việc
giao dịch theo đúng cách họ đi học hoặc đi làm. Họ nghĩ rằng, “chỉ cần
bảo tơi làm gì, và tơi sẽ làm điều đó.” Họ nghĩ rằng giao dịch là làm theo
các bước 1-2-3 và cuối cùng nhận được phần thưởng. Đó là lý do tại sao
họ muốn biết “làm cách nào và khi nào” để làm một việc thay vì học “tại
sao” và sau đó tự đưa ra quyết định.
Cuối khóa học này, bạn sẽ phát triển quan điểm thích hợp để hiểu trị chơi
giao dịch là gì, và kiến thức, tư duy, và các hệ thống để đạt được mục tiêu
của bạn.


MỘT QUAN ĐIỂM MỚI
“Tại sao mắt tôi đau vậy?”
“Trước đây bạn chưa bao giờ dùng nó.”
Phim The Matrix – Ma Trận (1999)
Trên hành trình giao dịch bạn sẽ đối mặt với hàng ngàn quyết định.

Các quyết định này sẽ xác định hành động của bạn, và cuối cùng, là chất
lượng kết quả của bạn nhận được. Điều này thì quá rõ ràng rồi.
Tuy nhiên, điều không rõ ràng là quyết định của bạn đầu tiên được định
hình bởi quan điểm của bạn.
Hầu hết mọi người biết là:
Quyết Định -> Hành Động -> Kết Quả
Điều họ không nhận ra là:
Quan Điểm -> Quyết Định -> Hành Động -> Kết Quả
Điều này quan trọng vì quyết định của bạn chỉ có thể hiệu quả nếu quan
điểm của bạn là chính xác trước. Nếu quan điểm của bạn là khơng chính
xác, thì quyết định của bạn sẽ dẫn tới các kết quả nghèo nàn.
Trong ví dụ lái xe taxi, quan điểm của John về việc lái xe là khơng chính
xác, vì vậy khơng có gì ngạc nhiên khi quyết định anh ta đưa ra sẽ không
dẫn đến kết quả anh ấy mong muốn.
Mọi người thường bước vào giao dịch sai chân: tập trung vào khía cạnh
“Ra quyết định”. Họ ra quyết định dựa vào một quan điểm sai cơ bản về
thị trường, và băn khoăn về việc tại sao họ khơng có được kết quả.
Vì vậy cơng việc đầu tiên của chúng ta là có một quan điểm phù hợp về
việc thị trường là gì, thị trường làm gì, và cách thị trường hoạt động. Vì
khi chúng ta có quan điểm đúng, các quyết định đúng trở nên tương đối
rõ ràng.


Mục Đích Của Thị Trường
Bước đầu tiên của việc thiết kế một chiến lược giao dịch hiệu quả là nắm
được mục đích cơ bản của thị trường, lịch sử của nó, và các đặc trưng của
nó.
Đây là một vài ví dụ
Thị Trường Chứng Khoán
Các cổ phiếu đại diện quyền sở hữu của một công ty. Các công ty bán cổ

phiếu để tăng vốn hoạt động, với các nhà đầu tư mua cổ phiếu với kỳ
vọng lợi nhuận tương lai từ giá trị của các khoản đầu tư.
Một đặc trưng đặc biệt của thị trường chứng khoán là mối quan hệ của nó
với các kế hoạch nghỉ hưu của người dân địa phương.
Điều đó trở thành bình thường với nhiều người lao động là đầu tư một
phần tiền tiết kiệm vào thị trường chứng khốn, đặc biệt là với các quốc
gia/cơng ty có các kế hoạch lương hưu.
“Nhà đầu tư” chứng khốn điển hình là người liên tục mua cổ phiếu trong
30-40 năm, và không bao giờ bán cho đến khi nghỉ hưu. Miễn là kinh tế
tăng trưởng vì vậy, thị trường chứng khoán thường tăng theo thời gian.
Nếu bạn là một trader chứng khốn, thì bạn có thể muốn chiến lược của
mình quay xung quanh về mua và giữ, vì có một ngun nhân cơ bản để
thị trường chứng khốn thường tăng theo thời gian.
Thị Trường Forex
Thị trường trao đổi tiền tệ tồn tại chủ yếu để cung cấp cho các tập đoàn
đa quốc gia một cách để chuyển tiền cho các hoạt động tại các quốc gia
khác nhau.


Ví dụ, một cơng ty xe hơi có thể thanh toán cho các đối tác cung cấp ở Đức
bằng đồng Euro và các công nhân ở Nhật bằng đồng Yen. Thị trường tiền
tệ tồn tại để phục vụ các nhu cầu như vậy.
Trong các thập kỷ gần đây, thị trường này cũng đã phát triển một mục
đích thứ cấp, đó là tạo điều kiện cho việc đầu tư giữa các quốc gia. Khi thế
giới ngày càng tăng cường kết nối, thì triển vọng đầu tư là quốc tế hóa.
40 năm trước, một quỹ có thể đầu tư vào các cổ phiếu phịng thủ nếu nó
giảm giá trong nền kinh tế quốc gia. Ngày nay, khi các nền kinh tế quốc
gia trở nên tăng cường liên kết với nhau, thì các quỹ như vậy khơng cịn
tìm kiếm việc đầu tư vào các phân khúc cổ phiếu khác nhau mà thay vào
đó tìm kiếm đầu tư vào các quốc gia khác nhau. Kết quả của động lực này

là đầu tư toàn cầu chảy vào và chảy ra khỏi các quốc gia (và các đồng tiền)
dựa vào hồ sơ rủi ro của mỗi quốc gia.
Nếu bạn là một trader forex, thì bạn có thể muốn tìm ra đồng tiền nào đi
liền với sự tăng trưởng/chững lại của kinh tế toàn cầu, và kết hợp nó với
kế hoạch giao dịch của mình.
Thị Trường Hàng Hóa
Hàng hóa là các nguồn nguyên liệu vật chất mà các công ty dùng để sản
xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
So sánh với thị trường chứng khoán và tiền tệ, thì nguồn cung của nhiều
hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện môi trường, như thời tiết và
thảm họa thiên nhiên.
Ngoài ra khác với thị trường chứng khốn và tiền tệ, giá của mỗi loại hàng
hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rất khác biệt. Ví dụ, các động cơ thay đổi
giá vàng rất khác với các động cơ thay đổi giá cà phê.
Là một trader hàng hóa, cơng việc của bạn là tìm ra các yếu tố này là gì,
và thiết kế chiến lược giao dịch của bạn theo đó.


Tất cả các thị trường tài chính dễ có các xu hướng bị điều chỉnh bởi bức
tranh toàn cảnh về chính trị, kinh tế, và/hoặc các yếu tố mơi trường.
Hãy học về mục đích và lịch sử của thị trường, liên hệ nó với các xu hướng
giá mà bạn quan sát, và thiết kế một chiến lược quanh các xu hướng đó.

Chức Năng Của Thị Trường
Chức năng cơ bản của thị trường là cung cấp thanh khoản lớn (cung) cho
phe mua (cầu).
Để hiểu ý nghĩa của điều này, chúng ta sẽ nhìn nhanh vào các cơ chế thanh
khoản.
Các Cơ Chế Thanh Khoản
Các cơ chế thanh khoản nói đến cách giá thị trường chạy dựa vào sự tương

tác giữa các lệnh market và các lệnh limit.
Hãy nghĩ về các lệnh market là “cầu”, và các lệnh limit là “cung”.
Trong biểu đồ giả thuyết dưới đây, thì các lệnh limit (lệnh chờ) xác định
khối lượng các trader quyết định mua/bán ở mỗi mức giá cụ thể.


Tuy nhiên ngay cả khi các lệnh limit (cung) đã đặt, nhưng giá thị trường
sẽ không chạy trừ khi ai đó vào một lệnh market (ví dụ kích hoạt cầu).
Giờ thì giả sử ai đó vào một lệnh market mua 10 lot.


Dựa vào các lệnh bán limit có sẵn (cung), giá thị trường sẽ tăng lên 1.10 $
khi các lệnh limit ở giá này có thể hấp thu nhu cầu mua.
Giờ thì điều gì xảy ra khi một trader lớn vào một lệnh mua market với 130
lot?
Với nguồn cung không hiệu quả (các lệnh limit) qua các mức giá tiếp theo
để hấp thụ đầy đủ nhu cầu 130 lot, giá thị trường sẽ tăng lên 1.50$ nơi mà
nhu cầu có thể khớp được hết. (Để làm rõ thì 20 + 30 + 35 + 45 = 130)


Tất cả điều này xảy ra tức thời, ngay sau khi trader lớn vào lệnh mua
market 130 lot.
Đây là cách giá thị trường biến động; theo khối lượng tương đối giữa cầu
(lệnh market) và cung (lệnh limit).
Đây là một ví dụ đơn giản hóa để minh họa. Trong thực tế, các mức cung
và cầu luôn biến động và không bao giờ nằm n.
Kết Luận
Khi có thanh khoản lớn (cung), thì giá thị trường chạy theo cách ổn định,
khi bất kỳ sự tăng cầu nào có thể dễ dàng gặp ở các mức giá cạnh tranh,
kết quả là phí spread thấp.

Mặt khác, khi thanh khoản thấp (cung) và cầu cao, giá thị trường trở nên
biến động và các giao dịch trở nên đắt đỏ hơn do thiếu nguồn cung.
Là một trader, quan trọng là có một cái nhìn về mức độ thanh khoản của
thị trường, vì nó tác động đến:


1. Phí spread/slippage và
2. Mức biến động của giá thị trường thường làm
Các yếu tố này sẽ lần lượt xác định các chiến lược giao dịch mà hầu như
hoạt động với kỳ vọng dương dưới các điều kiện cụ thể đó.

Đặc Trưng Của Thị Trường
Chúng ta đã biết mục đích và chức năng cơ bản của thị trường, giờ thì
chúng ta quay sang điều có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất: hành vi giá
thị trường.
Điều đầu tiên cần nhớ là nhu cầu thị trường (các lệnh market) thường
được kích hoạt bởi các thành viên thị trường dễ bị tổn thương nhất.
Đây là các trader đánh giá sự khẩn cấp cao hơn giá cả, và muốn trả các
mức giá cao hơn – qua trượt giá và phí spread cao hơn – miễn là chúng có
thể thực thi lệnh của họ sớm nhất có thể.
Lý do cho sự khẩn trương của họ có thể là:
Quy định (cần mua/bán nhanh chóng để phù hợp các quy định nhất
định)
Đầu cơ (cần nhanh chóng giải phóng tiền ký quỹ, hoặc thốt khỏi tài
sản xấu)
Tâm lý (sợ bỏ lỡ cơ hội, không thể chịu đau thêm nữa)
Lý do thực sự cho việc khẩn trương của họ không quan trọng. Điều quan
trọng cần nhớ là tất cả giá thị trường thay đổi được kích hoạt bởi các trader
muốn giao dịch nhanh chóng.
Co Hẹp Thanh Khoản

Hầu hết thời điểm, nhu cầu thị trường (các lệnh market) có thể được hấp
thu bỏi nguồn cung thị trường (các lệnh limit).


Tuy nhiên, đôi khi một lệnh market tương đối lớn vào thị trường mà gần
như nguồn cung không thể khớp. Điều này làm giá thị trường chạy theo
một hướng rất nhanh.
Để phản ứng với điều này, nguồn cung mới có thể vào để làm dịu đi sự
dâng trào giá ban đầu, làm chậm nó lại.
Mặt khác, các thành viên thị trường có thể bị thuyết phục bởi sự hợp lệ
của nhu cầu mạnh mẽ và tham gia vào. Khi điều này xảy ra, chúng ta có
một sự co hẹp thanh khoản – cung bị áp đảo bởi cầu, kết quả là tiếp diễn
việc dâng trào giá ban đầu.
Một ví dụ phổ biến là một sự co hẹp thanh khoản là trong giờ ra tin NonFarm Payroll vào thứ Sáu đầu tiên mỗi tháng. Ngay trước khi tin ra, các
trader thường rút các lệnh limit ra (cung) khi tiên đoán một phản ứng giá
dạng tự động.
Trớ trêu thay, hành động rút thanh khoản/nguồn cung là lý do cho phản
ứng tự động tiếp theo.
Ngay sau khi ra tin, các trader khẩn trương ngay lập tức kích hoạt các lệnh
market, nhu cầu tràn ngập thị trường.
Sự tương đối thiếu nguồn cung để đối phó với lượng cầu tăng đột ngột
này làm giá chạy lên và xuống mạnh khi nó bị điều hướng gần như hoàn
toàn do nhu cầu.
Các trader thực thi lệnh trong giai đoạn biến động này dễ bị tổn thương
bởi trượt giá lớn, khi thiếu nguồn cung để đáp ứng nhu cầu ở giá cạnh
tranh.
Điều cần nhớ ở đây là thanh khoản càng thấp (cung) tương đối so với cầu,
thì giá thị trường càng thường bất ổn.



Thị Trường Khơng Thể Dự Đốn Được
Giao dịch thường bị hiểu nhầm là một trò chơi dự báo giá dựa trên mơ
hình biểu đồ và các chỉ báo kỹ thuật.
Tuy nhiên, cách duy nhất để dự báo giá thị trường một cách đáng tin cậy
được biết là:
1. Cung sẵn có (các lệnh limit) trong thị trường
2. Cầu đang xuất hiện (các lệnh market) vào thị trường
Các mơ hình biểu đồ/giá chỉ tiết lộ một phần bức tranh tổng thể: các giao
dịch quá khứ giữa các lệnh market và limit. Chúng khơng cung cấp thơng
tin gì về các lệnh limit chưa khớp (nhưng có sẵn), và các lệnh market sắp,
nhưng chưa vào của các trader.
Vì vậy khơng có cách để đánh giá chính xác về các yếu tố này, nên kết luận
hợp lý duy nhất chúng ta có thể đưa ra là giá thị trường vốn đã khơng thể
dự đốn được và khơng thể được dự báo chính xác.
Quan trọng là bạn thực sự chấp nhận và tiếp thu quan điểm này, vì nếu
chiến lược giao dịch của bạn đang tập trung vào việc dự báo giá thị trường,
hay “sự chính xác” của các lệnh của bạn, thì sự thành cơng sẽ tiếp tục lẩn
tránh bạn.
Bây giờ, nếu giao dịch không phải là về việc dự báo giá, thì nó là gì? Đây
là một chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận chi tiết sớm.
Còn bây giờ, bạn cần hiểu các khái niệm về phức hợp và phản xạ, và cách
chúng biến việc giao dịch gần như không thể bất kỳ ai hiểu chính xác làm
thế nào và tại sao thị trường lại chạy theo cách nó đang chạy.
Sự Phức Hợp
Một hệ thống phức hợp là hệ thống mà kết quả khơng thể dự đốn ổn
định bằng cách nghiên cứu các thông số đầu vào.


Ví dụ, một chiếc máy pha cà phê, khơng phải là một hệ thống phức hợp.
Đổ cà phê đã xay và nước vào, và nó cho ra một cốc cà phê. Cho gấp đơi

cà phê và nước, và bạn có hai cốc cà phê.
Khi bạn biết bao nhiêu cà phê và nước vào hệ thống, thì khơng có gì thần
kỳ về thứ bạn nhận được.
Mối quan hệ giữa các phần máy móc, cà phê và nước cố định nên bạn biết
chính xác kết quả là gì.

Mặt khác, bộ não con người, là một hệ thống phức hợp. Nếu bạn nghiên
cứu một tế bào và nơ ron, thì dường như khơng có gì nhiều.
Nhưng kết hợp một trăm tỷ chúng lại với nhau, và bộ não làm ra Bản giao
hưởng số 9 của Beethoven. Đây là một kết quả không ai có thể dự đốn
chỉ bằng việc nghiên cứu đặc tính của mỗi tế bào não.


Một ví dụ khác về một hệ thống phức hợp là một hệ sinh thái tự nhiên.
Mối quan hệ giữa các lồi sinh vật trong đó là q tinh vi và đa dạng khiến
cho các sự phá vỡ nhỏ có thể dẫn đến các kết quả bất ngờ đột ngột.
Trong cuốn sách The Systems Bible (Kinh Thánh Về Các Hệ Thống), tác giả
John Gall giới thiệu một ví dụ châm biếm về hậu quả không lường trước
của phát minh của con người trong một hệ thống phức hợp:
Đập Aswan, được xây dựng với kinh phí khổng lồ để cải thiện cho nhiều nông
dân Ai Cập, làm sông Nile chở phù sa vào Hồ Nasser, mà trước đây không thể
làm được. Các cánh đồng Ai Cập giờ phải bón phân nhân tạo. Các nhà máy
phân khổng lồ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu mới. Các nhà máy cần một
lượng điện khổng lồ. Đập phải hoạt động ở công suất chỉ đủ cung cấp cho nhu
cầu điện tăng do xây đập.

Lý thuyết phức hợp là một khu vực nghiên cứu đầy đủ mà chúng ta sẽ
không đi sâu ở đây. Điều cần nhớ chính là hành vi của các hệ thống phức
hợp (như các thị trường tài chính) là ít khả năng dự đoán hơn nhiều so với
chúng ta nghĩ. Các kết quả đa dạng và khả năng chúng xảy ra thường rơi

ra ngoài giới hạn mà mọi người mong đợi.
Nhiều trader kết thúc cảm thấy mất mát và thất vọng đơn giản vì họ đánh
giá thấp sự phức tạp của thị trường. Họ nghĩ chỉ ra một mơ hình hai đỉnh
là có một xác suất cao rằng thị trường sẽ đảo chiều.
Khơng may là thị trường khơng có chức năng với các khái niệm đơn giản
và thẳng thắn như vậy.
Phức Hợp Khơng Có Nghĩa Là Phức Tạp
Một điều cần lưu ý là một hệ thống phức hợp không đồng nghĩa với một
hệ thống phức tạp.
Thị trường là phức hợp, chứ không phải phức tạp.


Khi có thời gian, một hệ thống phức tạp có thể được hiểu cặn kẽ, với hành
vi và đầu ra hồn tồn có thể dự đốn được (như một chiếc đồng hồ cơ,
một chiếc xe hơi, hay một chiếc máy chụp MRI).
Khơng thể nói điều tương tự với các hệ thống phức hợp. Bạn có thể nghiên
cứu một hệ thống phức hợp bao lâu bạn muốn, nhưng với các thay đổi
nhỏ ở đầu vào có thể, và thường dẫn tới các sự khác biệt lớn trong kết quả.
Điều trader cần hiểu là thị trường tài chính khơng thể hiểu được, dự báo
và lên kế hoạch tồn bộ. Khơng có cơng thức bí mật hay mơ hình biểu đồ
nào có thể dự đoán liên tục tương lai.
Cuốn sách The Hard Thing About Hard Things tổng kết nó rất hay:
Khơng có cơng thức cho các tình huống thực sự [phức hợp], động. Khơng có
cơng thức để xây dựng một cơng ty cơng nghệ cao; khơng có cơng thức để dẫn
dắt một nhóm người thốt khỏi khó khăn; khơng có cơng thức để viết một chuỗi
các bài hit; khơng có cơng thức để chơi bán kết Champions League; khơng có
cơng thức để tranh cử tổng thống; và khơng có cơng thức để thúc đẩy đội ngũ
khi cơng ty bạn sắp phá sản. Đó là điều khó với những việc khó – khơng có cơng
thức để đối phó với chúng.


Sự Phản Xạ
Một tính năng cơ bản khác của thị trường tài chính là thứ gọi là sự Phản
xạ.
Tổng kết lại, sự phản xạ đề cập tới vòng lặp phản hồi liên tục của các dự
báo thị trường ảnh hưởng đến giá thị trường, rồi quay lại ảnh hưởng đến
dự báo tiếp theo, và lại ảnh hưởng đến giá thị trường, cứ như vậy.
Trường hợp phản xạ toàn cầu gần đây được chứng minh trong sự tăng giá
của Bitcoin trong năm 2017:


Càng nhiều bài báo và TV nói về giá Bitcoin và mức giá mà nó có thể đạt
đến, thì càng nhiều người tin vào giá trị của nó, làm họ mua, đẩy giá lên.
Khi giá tăng, càng nhiều người tin rằng Bitcoin thậm chí cịn có giá trị hơn
nữa, làm họ mua thêm, đẩy giá tăng nữa, và cứ như vậy, trong một vòng
lặp phản hồi.
Trong 12 tháng, giá Bitcoin tăng 2.000 %.
Nếu bạn quan tâm, thì một trường hợp tương tự về phản xạ có thể thấy
qua Hội chứng Hoa Tulip Hà Lan nổi tiếng.
Thêm một ghi chú liên quan, hãy cân nhắc vai trị của các thuật tốn giao
dịch. Đây là các chương trình máy tính phản ứng (giao dịch theo) với cách
giá thị trường thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến cách giá thị trường thay
đổi, làm các thuật toán khác sẽ phản ứng theo. Tất cả những điều này được
làm hoàn toàn tự động, trên nền tảng 1 phần của giây, là lý do tôi mong
đợi xem thêm nhiều lần “flash crash – giá sập trong chớp nhống” trong
tương lai khi các tổ chức tài chính càng dựa vào các thuật toán giao dịch
nhiều.


Sự phản xạ thị trường tăng dẫn đến nhiều dịch chuyển giá phổ biến, và
nhiều dịch chuyển giá cực đại hơn.

Bộ Ba Chết Người
Sự kết hợp của sự phức hợp, phản xạ và co hẹp thanh khoản làm thị
trường tài chính là một khu vực nguy hiểm cao độ cho các trader làm việc.
Quá thường xuyên khi các thành viên thị trường dễ bị tổn thương nhất
(khẩn cấp) kết thúc bằng việc kích hoạt một nhu cầu khẩn cấp mà khơng
thể được hấp thu tồn bộ bởi nguồn cung thị trường sẵn có. Khi giá thị
trường tạo một mũi nhọn, sự phản xạ kích hoạt, và dưới lớp sương mù
của sự phức hợp của thị trường thì đủ loại dịch chuyển giá “kỳ lạ” bắt đầu
xảy ra.
Kết quả là thị trường chạy theo các cách “vô lý”, và làm ngạc nhiên cả
những nhà phân tích và quan sát thị trường kinh nghiệm nhất.
Các yếu tố này là lý do tại sao giá thị trường thường dịch chuyển đủ xa để
cắt lỗ các lệnh của chúng ta, trước khi nhanh chóng đảo chiều và chạy theo
hướng ngược lại. Các biến động mạnh như vậy xảy ra phổ biến trong các
hệ thống phức hợp và phản xạ.
Khơng may là khơng có giải pháp cho vấn đề này. Chưa bao giờ, và sẽ
không bao giờ có một cách để dự đốn giá thị trường liên tục với xác suất
cao.
Tin tốt là tất cả các trader đều đối mặt với vấn đề này, vì vậy sân chơi là
cân bằng theo một nghĩa nào đó.
Tuy nhiên, bằng việc nhận ra cách các thị trường không thể dự đoán được
và tiềm tàng nguy hiểm như thế nào thì chúng ta ở một vị trí tốt hơn nhiều
để hiểu điều gì cần để giao dịch tốt so với hầu hết các trader khác vẫn chạy
vòng quanh cố gắng tìm ra hệ thống đặc biệt có thể “dự đoán” giá thị
trường.


Người mà biết mình khơng biết gì thì gần với sự thật hơn là người biết những
điều sai.
Thomas Jefferson

Bẫy Mô Hình
Một trong những hiểu nhầm lớn nhất về việc giao dịch là tiền kiếm được
bằng việc xác định các mô hình và giao dịch chúng.
Đây là lý do tại sao hầu hết các trader cá nhân bị ám ảnh với việc giao dịch
các điểm vào và điểm thoát lệnh – họ nghĩ rằng việc chọn các mơ hình
biểu đồ hoặc vài sự kết hợp/mơ hình của các chỉ báo kỹ thuật là chìa khóa
của thành cơng.
Điều họ dường như khơng nhận ra là khả năng nhận diện các mơ hình
khơng phải là một lợi thế, đặc biệt là khi mọi người đang nhìn/tìm các mơ
hình tương tự.
Giờ để tơi làm rõ ràng nhé. Một người có thể kiếm tiền từ việc giao dịch
các mơ hình trong ngắn hạn, nhưng điều này sẽ giống kết quả của một
việc tung đồng xu hơn. Qua một số lượng lớn đủ các thiết lập giao dịch
như vậy, sẽ có xấp xỉ nhiều thắng cũng như thua. Và, sau khi tính phí giao
dịch, thì kỳ vọng của những cách này thường là âm.
Sự hỗn loạn khơng nguy hiểm cho đến khi nó bắt đầu trơng như có thứ tự.
Max Gunther
Tổng Kết
Một thiết bị là một thứ mà nếu có đủ thời gian thì có thể hiểu đầy đủ về
nó. Thị trường khơng phải là một thiết bị. Nó khơng thể được hiểu đầy đủ
hoặc dự đốn dù bạn có nhiều thời gian và số liệu ra sao.


Nguy hiểm là thị trường thường dịch chuyển theo một cách mà làm nó
dường như có thể dự đốn được hơn là thực tế - đó là lý do tại sao các
trader tiếp tục mắc kẹt vào bẫy chạy theo mơ hình.
Trong thực tế, khả năng có lợi nhuận dài hạn của hầu hết các “mơ hình”
thị trường khơng gì hơn một chuỗi tung đồng xu.
Đây là vì các mơ hình có thể quan sát được là kết quả của các yếu tố khơng
thể dự đốn, liên tục thay đổi cao độ mà khơng thể quan sát được.

Ngồi ra hãy xem xét bất kỳ mơ hình dễ nhận diện nào về cơ bản là tự thất
bại. Tơi sẽ giải thích điều này bằng một tình huống chơi cờ:
Hãy hình dung mỗi tối bạn chơi cờ với một người bạn. Qua vài ngày đầu tiên,
bạn của bạn toàn thắng… nhưng bạn sớm nhận ra rằng trong mọi ván, 4 nước
đi đầu tiên của anh ấy ln giống nhau.
Vì vậy bạn nghiên cứu 4 nước đi này kỹ hơn và sớm tìm ra điểm yếu của nó.
Trong ván tiếp theo, đối thủ của bạn bắt đầu đi 4 nước tương tự… nhưng vì bạn
đã đốn trước điều này, bạn dễ dàng phá vỡ thiết lập của anh ấy và chiến thắng
trò chơi.
Sau khi thua trận, đối thủ của bạn nhận ra rằng bạn đã nhìn thấu chiến lược của
anh ấy, và dùng một chiến lược mới (khác) để đánh lại bạn.

Trò chơi giao dịch hoạt động theo cách tương tự. Khi một mơ hình giá/biểu
đồ xảy ra đủ nhiều và trở nên rõ ràng, thì các trader nhanh chóng thay đổi
hành vi của họ, làm phá vỡ mơ hình hiện tại và hình thành một mơ hình
mới.
Kết luận là các chiến lược giao dịch tập trung quanh các dạng mơ hình có
thể nhận diện khó có thể có lợi nhuận trong thời gian dài.
Đừng hiểu nhầm ý tôi nhé – giao dịch với các mơ hình có thể là một phần
trong một chiến lược với kỳ vọng dương. Chỉ là các mô hình nhìn thấy
được tự bản thân nó khơng phải là một nguồn kỳ vọng dương.


Tư Duy Thị Trường
Ở đây, tôi muốn chia sẻ một quan điểm về thị trường có thể gây tranh cãi.
Đây là quan điểm đã giúp tơi rất nhiều, và nó có thể giúp bạn nữa.
Nó có thể được mơ tả tốt nhất bằng những gì chúng ta đã quan sát trong
tự nhiên.
Tư Duy Tổ Ong
Trong các đàn ong, mỗi con ong tuân theo một bộ các hướng dẫn đơn giản

được lập trình di truyền để tuân theo. Nếu bạn quan sát một con ong trong
cơng việc hàng ngày của nó, thì bạn sẽ khơng thấy có gì q ngạc nhiên.
Nhưng thu nhỏ ở mức độ đàn ong, và bạn bắt đầu chú ý vài điều thú vị.
Ví dụ, khơng cần bất kỳ sự ra quyết định trung tâm nào, đàn ong có thể
xây tổ với các đường hầm và buồng phức tạp, phân cơng nhiệm vụ hàng
ngày, và thậm chí phản ứng với thảm họa tự nhiên.
Không một con ong nào, hay một nhóm ong nào, ra các quyết định này,
và cả đàn bằng cách nào đó “biết” các hành động thích hợp cần cho sự tồn
tại chung của cả đàn.

“Trí tuệ bầy đàn”, hay “tư duy tổ ong” này là điều tôi tin áp dụng tương
tự (nhưng không y hệt) với thị trường tài chính. Khơng có sự ra quyết định


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×