Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước Sông Thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ HOÀNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG
THƢƠNG ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN
TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI XUÂN DŨNG

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong cơng trình
khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề


tài của mình.
Ngƣời cam đoan

Vũ Hồng Việt


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Phòng Sau đại học tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với
đề tài: “Đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất
lượng nước Sông Thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cơ trong trường.
Nhân dịp hồn thành bản luận văn này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
q thầy cơ trường Đại học Lâm Nghiệp, nhất là các quý thầy cô Khoa Quản lý tài
nguyên rừng và môi trường đã tận tình quan tâm dạy bảo và truyền đạt cho tơi những
kiến thức bổ ích, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành q trình này. Tơi xin trân
trọng cảm ơn PGS.TS. Bùi Xuân Dũng, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm và ủng hộ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian làm có hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện

Vũ Hoàng Việt



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Khái niệm và nguyên nhân gây ô nhiễm nước .............................................. 3
1.2. Tình trạng ơ nhiễm nước trên Thế giới và Việt Nam .................................... 4
1.2.1. Tình trạng ơ nhiễm nước trên Thế giới .................................................. 4
1.2.2. Tình trạng ơ nhiễm nước tại Việt Nam................................................... 8
1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ................................................... 11
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý. ................................................................................ 11
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học ............................................................................. 12
1.3.3. Chỉ tiêu vi sinh...................................................................................... 14
1.4. Các phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt ........................................ 15
1.5. Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý chất lượng nước sông tại Việt Nam 16
Chƣơng 2. MỤC TIÊU- ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ....................................................................................................................... 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 19
2.1.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….….…....21
2.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 19

2.3.1. Phạm vi thời gian .................................................................................. 19
2.3.2. Phạm vi không gian .............................................................................. 19
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 20


iv

2.5.1. Xác định các hoạt động sử dụng đất chính của người dân 2 bên ven bờ sông
Thương ............................................................................................................. 20
2.5.2. Đánh giá đặc điểm chất lượng nước sông Thương đoạn từ đầu nguồn tới hết
huyện Hữu Lũng ............................................................................................... 21
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI .............................. 38
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 38
3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Lạng Sơn ............................. 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 38
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 43
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................. 46
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 49
4.1. Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất của cộng đồng dân cư ven bờ sông Thương
.............................................................................................................................. 49
4.1.1. Sơ đồ tuyến điều tra ................................................................................ 49
4.1.2. Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất của cộng đồng dân cư ven bờ sông
Thương ............................................................................................................. 52
4.2. Ðánh giá chất lượng nước sông Thương ....................................................... 54
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước dựa vào QCVN08/2015/BTNMT ................ 54
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước sông Thương theo chỉ số WQI. .................... 69
4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sông Thương ... 75
4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải ................................................ 77
4.3.2. Về công tác quan trắc ............................................................................. 78

4.3.3. Về kinh tế, chính sách và xã hội ............................................................. 78
4.3.4. Về sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng ....................................... 78
4.3.5. Biện pháp kỹ thuật – công nghệ ............................................................. 79
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 82
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

QCVN 08:2008/BTNMT

Quy chuẩn Việt Nam 08:2008 Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường.

QC:

Quy chuẩn

TSS:

Chất rắn lơ lửng

BOD:

Nhu cầu oxi sinh hóa


COD:

Nhu cầu oxi hóa học

DO:

Hàm lượng oxi hịa tan

NO-2:

Nitrit

NO-3:

Nitrat

PO3-4:

Photphat

NH+4:

Amoni


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiêu chí xác định hoạt động sử dụng đất ........................................... 20
Bảng 2.2 : Vị trí lấy mẫu .......................................................................................... 24
Bảng 2.3: Các phương pháp phân tích trong PTN ................................................... 26

Bảng 2.4: Các thơng số đánh giá chất lượng nước và trọng số tương ứng .............. 34
Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái lưu vực sơng Kỳ Cùng ............................................. 40
Bảng 3.2: Đặc trưng hình thái lưu vực sơng Thương ............................................... 41
Bảng 3.3: Đặc trưng hình thái lưu vực sơng Trung .................................................. 41
Bảng 3.4: Đặc trưng hình thái lưu vực sơng Ba Thín............................................... 42
Bảng 3.5: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Bắc Giang........................................... 42
Bảng 4.1: Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất của cộng đồng dân cư ven bờ sông
Thương ..................................................................................................................... 52
Bảng 4.2: Chỉ số WQI tháng 8 năm 2018 tại khu vực nghiên cứu........................... 69
Bảng 4.3: Đánh giá chất lượng nước sông Thương tháng 8 năm 2018 .................... 70
Bảng 4.4: Chỉ số WQI tháng 12 tại khu vực nghiên cứu ......................................... 71
Bảng 4.5: Đánh giá chất lượng nước sông Thương tháng 12 năm 2018 .................. 71
Bảng 4.6: Chỉ số WQI tại khu vực nghiên cứu ........................................................ 72
Bảng 4.7: Đánh giá chất lượng nước sông Thương tháng 4 năm 2019 .................... 72
Bảng 4.8. Bảng những điểm ô nhiễm từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 ..... 74


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ đánh giá độ pH từ năm 2014 đến năm 2019 .......................... 55
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ đánh giá DO từ năm 2014 đến năm 2019 .............................. 55
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ đánh giá TSS từ năm 201 đến năm 2019 ............................... 56
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ đánh giá độ đục từ năm 2014 đến năm 2019 ......................... 56
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ đánh giá COD từ năm 2014 đến năm 2019 ............................ 57
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ đánh giá BOD5 từ năm 2014 đến năm 2019 .......................... 58
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ đánh giá PO43- từ năm 2014 đến năm 2019 ............................ 58
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ đánh giá NH4+ từ năm 2014 đến năm 2019 .......................... 59
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ đánh giá Coliform từ năm 2014 đến năm 2019 ...................... 60
Biểu đồ 4.10: Biểu đồ đánh giá độ pH ..................................................................... 61
Biểu đồ 4.11: Biểu đồ đánh giá độ đục .................................................................... 61
Biểu đồ 4.12: Biểu đồ đánh giá DO ......................................................................... 62

Biểu đồ 4.13: Biểu đồ đánh giá TSS ........................................................................ 63
Biểu đồ 4.14: Biểu đồ đánh giá COD ....................................................................... 63
Biểu đồ 4.15: Biểu đồ đánh giá BOD5 ..................................................................... 64
Biểu đồ 4.16: Biểu đồ đánh giá NH4+ ..................................................................... 64
Biểu đồ 4.17: Biểu đồ đánh giá PO43- ..................................................................... 65
Biểu đồ 4.18: Biểu đồ đánh giá Coliform................................................................. 66
Biểu đồ 4.19: Biểu đồ thể hiện giá trị N-NO3- tại khu vực nghiên cứu .................. 67
Biểu đồ 4.20: Biểu đồ thể hiện giá trị N-NO2- tại khu vực nghiên cứu .................. 68
Biểu đồ 4.21: Biểu đồ thể hiện giá trị sắt tổng số tại khu vực nghiên cứu ............... 68
Biểu đồ 4.22: Biểu đồ thể hiện giá trị WQI của sông Thương qua các tháng .......... 73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ vùng nghiên cứu ........................................................................... 38
Hình 3.2: Một số thủy vực lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...................................... 43

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các vị trí lấy mẫu........................................................................... 24
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ toàn bộ tuyến điều tra ................................................................... 49
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ điểm lấy mẫu số 1 ......................................................................... 50
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ điểm lấy mẫu số 2 ......................................................................... 50
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ điểm lấy mẫu số 3 ......................................................................... 51
Sơ đồ 4.5. Sơ đồ điểm lấy mẫu số 4 ......................................................................... 51
Sơ đồ 4.6. Sơ đồ điểm lấy mẫu số 5 ......................................................................... 51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta khơng thể sống nếu khơng
có nước vì nó cung cấp cho mọi nhu cầu sinh hoạt của con người. Con người sử
dụng nước hằng ngày để phục vụ cho những hoạt động sống của mình. Với sự phát

triển kinh tế như hiện nay, nước không chỉ là sự sống còn của riêng một quốc gia
mà còn là vấn đề của tất cả các tập thể cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực ở khắp nơi
trên trái đất. Song song với sự phát triển về kinh tế thì con người càng ngày thải ra
nhiều chất thải vào môi trường làm cho chúng bị suy thối và gây ơ nhiễm nặng nề,
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng mà trong đó chất lượng nước là
mối quan tâm hàng đầu. Có quản lý tốt, kiểm sốt được nguồn nước sử dụng đầu
vào thì mới có thể làm giảm bớt và khắc phục tình trạng nước bị ơ nhiễm. Cục Quản
lý chất thải và Cải thiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chất
lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thối nhiều nơi, nhất là
tại các đoạn sơng chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Ba lưu vực sơng có
vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường nước gồm Sông Cầu, sông
Nhuệ - sơng Đáy, sơng Đồng Nai. Nếu khơng có biện pháp xử lý ơ nhiễm kịp thời thì
trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và
sinh hoạt. Thống kê, đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài ngun và Mơi trường, trung
bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều
kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một
trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm. (Tổng quan báo
cáo môi trường năm 2016).
Sông Thương hay sơng Nhật Đức (xưa cịn gọi là sơng Nam Bình, sơng Lạng
Giang, sơng Long Nhỡn) là một phụ lưu của sơng Thái Bình, là một sơng lớn ở các
tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương. Sơng Thương có chiều dài 157 km, diện tích
lưu vực: 6.640 km². Sơng Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã
Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi
Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc
Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương. Nó nhận nước từ sơng Lục Nam tại ngã ba Nhãn (nơi giáp
ranh giữa Đức Giang, Trí Yên và Hưng Đạo) xi về phía nam khoảng 8 km thì hợp
lưu với sông Cầu tại ngã ba Lác (nơi giáp ranh giữa Đồng Phúc, Đức Long và Phả



Lại) để tạo thành sơng Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Sơng Thương có vai trị rất
lớn trong đời sống của người dân. Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà
lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần - Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2
mùa trên dịng sơng. Sơng Thương cung cấp nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt,
tưới tiêu và sản xuất nơng nghiệp cho khoảng hơn 2.000 hộ gia đình tại huyện Hữu
Lũng. Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thì việc bảo vệ nguồn nước của dịng
sơng là vấn đề rất cần được quan tâm. (Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia).
Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và gia tăng dân số một
cách mạnh mẽ, tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt.
Những năm gần đây, ở hạ lưu hầu hết các lưu vực sơng trên tồn quốc xuất hiện
tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước, cả số lượng và
chất lượng đều không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một
thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng. Điều
này, tác động lớn đến mơi trường sinh thái của các dịng sơng, gia tăng nguy cơ kém
bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Theo
Báo cáo Môi trường quốc gia 2010 của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho thấy, nhiều dịng sơng trên tồn quốc đang có dấu hiệu
suy thoái cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do khai thác tràn
lan quá mức, các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước chưa được quản lý chặt
chẽ. Sông Thương cũng đang đứng trước những diễn biến suy thoái cả về chất và
lượng, chịu nhiều áp lực từ nguồn xả thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
làng nghề, y tế và sinh hoạt… rác sinh hoạt xả bừa bãi cũng khiến môi trường nước
ao hồ bị ô nhiễm. (Nguồn Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010).
Nguồn nước mặt đang có xu hướng ngày càng bị ơ nhiễm nếu khơng được
phịng ngừa kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, vì đây là nguồn nước
cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, chính vì những điều đó mà đề tài
“Đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng
nước Sông Thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn" là một sự cần thiết

cho việc quản lý chất lượng nước mặt của sông Thương.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc
a. Khái niệm ô nhiễm nƣớc
Theo điều 2 Luật tài nguyên nước: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi tính chất
vật lí, hóa học và thành phần sinh a tố tự nhiên (núi lửa, xói mịn, bão, lụt,...) có thể
rất nghiêm trọng, nhưng khơng thường xun, và khơng phải là ngun nhân chính
gây suy thối chất lượng nước tồn cầu.
b. Ơ nhiễm nhân tạo
Chủ yếu là do các hoạt động của con người như xả thải nước thải sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp vào nguồn nước. Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của
mình, con người ngồi việc khai thác tài ngun thiên nhiên thì còn thải ra một
lượng lớn chất thải bao gồm chất thải rắn, khí thải và nước thải. Nước thải được thải
ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nếu không được
xử lý một cách triệt để sẽ tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nước và cũng là
một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước nghiêm trọng.
Trước hết, phải kể đến các hoạt động công nghiệp của con người, là một
trong những hoạt động gây tác động đến môi trường nước tương đối lớn. Nước thải
công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải
đơ thị, nước thải cơng nghiệp khơng có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ
thuộc vào ngành sản xuất cơng nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp
chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí
nghiệp thuộc da ngồi các chất hữu cơ cịn có các kim loại nặng, sulfua,... Người ta
thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương
đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng
này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối

với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ơ nhiễm chính thường
được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh
hóa), TSS (chất rắn lơ lửng).
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không


qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nơng nghiệp khác: thuốc
trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc
hại có thể gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong q trình sản xuất
nơng nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần
liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nơng dân cịn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu
đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong q trình bón phân, phun xịt thuốc,
người nơng dân khơng hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân khơng có kho
cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả
gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay
ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...
1.2. Tình trạng ơ nhiễm nƣớc trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình trạng ơ nhiễm nước trên Thế giới
Hiện nay tình trạng ơ nhiễm nước lục địa và đại dương đang gia tăng với nhịp
độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tôc độ phát triển
kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều nguy cơ.
Hầu hết các nước phát triển đều cho rằng, nông nghiệp là thủ phạm lớn nhất gây ô
nhiễm nguồn nước ở nhiều quốc gia. Thuốc trừ sâu và các hóa chất sử dụng thường
xun trong nơng nghiệp cũng chính là các chất chính gây ơ nhiễm nước ngầm và
nước bề mặt. Chúng gây tích tụ nitrat trong nước mặt, gây ra sự nở hoa tảo độc.
Ơ nhiễm nước cịn xuất phát từ việc thải nhiên liệu. Đặc biệt ở các thành phố
lớn, nơi dân số gia tăng, dầu và nhiên liệu góp phần làm ơ nhiễm nguồn nước.
Những chất này thường tràn ra hoặc rị rỉ, lượng khí thải đi vào bầu khí quyển,
“bám” các đám mây, sau đó theo những trận mưa rơi xuống đất, gây ô nhiễm mạch
nước ngầm. Xử lý chất thải là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm

nước ở các nước đang phát triển. Vi khuẩn, bệnh tật và ký sinh trùng có mơi trường
sinh sơi nảy nở…
- Trung Quốc:
Sơng Dương Tử được biết đến như là con sông bị ô nhiễm nhất ở Trung
Quốc, trong khi sơng Hồng Hà đã bị khai thác vượt q khả năng, lịng sơng cạn
kiệt và bị ơ nhiễm nghiêm trọng, khơng thể duy trì cuộc sống của tôm cá và động


vật. Sơng Đào bị ơ nhiễm bởi dịng chảy cơng nghiệp và nước thải từ các nhà máy
lân cận. Các làng nhỏ ở nông thôn Trung Quốc được cung cấp nước bằng nguồn
nước mà các nhà máy sử dụng để đổ nước thải và các hóa chất độc hại. Các làng
này đã có sự tăng vọt về số người mắc bệnh ung thư.
Từ năm 1999, có khoảng 700 triệu người ở Trung Quốc thường xuyên uống
nước bị ô nhiễm bởi chất thải của con người và động vật. Chính điều này đã kéo
theo số lượng lớn dịch bệnh và các bệnh nhiễm trùng ký sinh ở Trung Quốc.
Năm 2010, một vụ tràn dầu lớn xảy ra ở vùng biển Hoàng Hải của Trung
Quốc sau sự cố nổ đường ống dẫn. 1.500 tấn dầu thô đi thẳng ra biển gây ra một
vành đai 50 km2 dầu trên mặt nước. Nước biển bị ơ nhiễm nghiêm trọng.
Năm 2013, có tới 16.000 con lợn chết trơi sơng Hồng Phố, nguồn nước bị
nhiễm virut bệnh mạch vành. Dù rằng bệnh này khơng có hại cho con người, nhưng
nguy hiểm đối với lợn vì khả năng lây lan vi rút từ lợn chết sang lợn sống.
- Mỹ:
Thuốc trừ sâu là một trong những chất gây ô nhiễm lớn nhất ở Mỹ, các hóa
chất khác lần lượt xếp sau. Các hóa chất này làm tổn thương hệ thống thần kinh, các
vấn đề về thận, gan, và ung thư ở cả người và động vật nếu uống phải nguồn nước
bị ơ nhiễm.
Năm 2010, khảo sát của Nhóm Công tác về Môi trường Mỹ phát hiện, chất
crom6 - một chất gây ung thư có trong nước uống của ít nhất 35 thành phố lớn ở
Mỹ. Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Harvard đã tìm ra các hóa chất gây ung
thư khác có trong nước ở 33 tiểu bang.

Trước đó, sự cố ơ nhiễm nước của trại Lejeune diễn ra từ năm 1953 - 1987
làm ô nhiễm nguồn nước uống sử dụng trong trại hải quân này suốt nhiều thập kỷ.
Một số lượng lớn những người từng sống trong trại này sau đó bị ung thư do tiếp
xúc với hóa chất. Trong năm 2015, mỏ Gold King ở Mỹ xảy ra vụ tràn nước thải khi
nắp giữ nước thải bị vỡ và các chất độc hại tràn vào gần đó. Nước quanh vùng hiện
vẫn cịn bị ơ nhiễm bởi kim loại nặng. Chính phủ Mỹ đã ban hành luật về nước
uống an toàn, quy định số lượng chất gây ơ nhiễm có thể có mặt trong nước uống
bất kỳ, bao gồm 91 chất gây ô nhiễm khác nhau. Mỹ cũng ra Quy định về Nước


sạch - một bộ luật sâu hơn, lâu hơn để điều chỉnh các đánh giá về nước uống cũng
như các cuộc kiểm tra về lưu kho và vận chuyển hóa chất. Tuy nhiên cả hai luật đều
rất khó thực thi.
- Ấn Độ:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 626 triệu người Ấn Độ là thủ phạm đáng kể gây
ô nhiễm nguồn nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều biện pháp cải thiện điều kiện vệ
sinh ở Ấn Độ nhưng nhiều nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động khơng được
duy trì tốt vẫn gây ơ nhiễm, gây nhiều bệnh tật phổ biến rộng rãi ở Ấn Độ. Thống
kê cho thấy, 97 triệu người dân Ấn Độ không được tiếp cận nước sạch.
Trước đó, năm 1984, thảm họa cơng nghiệp tồi tệ nhất thế giới đã xảy ra ở
Bhopal, Ấn Độ. Sự cố khủng khiếp khi nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide India
Limited bị rị rỉ khí độc khiến 50.000 người bị ngộ độc, hơn 3.700 người chết và
hơn 500.000 người bị thương. Theo một báo cáo đến năm 2009, khu vực này vẫn
cịn bị ơ nhiễm nặng.
Chính phủ Ấn độ đã ban hành đạo luật The Water (Phịng ngừa và kiểm sốt
ơ nhiễm) vào năm 1974 để bảo vệ tài nguyên nước, hướng tới bảo tồn nước uống
sạch cho cư dân Ấn Độ. Đạo luật vẫn đang được sửa đổi cho đến nay, với những
thay đổi gần đây nhất được thực hiện vào năm 2003. Tuy nhiên, với thói quen vệ
sinh bừa bãi của người Ấn Độ, luật này không được thi hành rộng rãi.
- Nhật Bản:

Nước bề mặt đang chiếm 70% nguồn nước uống được sử dụng trên khắp
Nhật Bản, nhất là từ khi ô nhiễm nước ngầm tăng vọt trong vài thập kỷ qua. Tuy
nhiên, theo nhiều chuyên gia, clo đang “xâm chiếm” các nguồn nước uống này. Sự
ơxy hóa cũng là một vấn đề lớn hiện nay. Ơxy hóa làm tảo nở hoa gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường, ô nhiễm nước và có thể độc hại cho con người. Thủy
triều đỏ rất phổ biến ở Nhật.Trước đó, Nhật xảy ra thảm họa ô nhiễm nổi tiếng
Fukushima. Năm 2013 - 2 năm sau thảm họa, nước phóng xạ vẫn rị rỉ vào đại
dương xung quanh.
Theo báo cáo năm 2013, hơn 71.000 gallon nước phóng xạ đã tràn vào biển.
Năm 2016, người ta tin rằng một số nước biển nhiễm phóng xạ này đã “cập bến” bờ


biển Hoa Kỳ.
Chính phủ Nhật đã đưa ra một số mục tiêu nhằm giúp làm sạch nguồn cung
cấp nước và giữ cho môi trường sống đẹp và lành mạnh hơn. Luật Kiểm sốt Ơ
nhiễm Nước cũng điều chỉnh các nhà máy, doanh nghiệp, các công ty và khả năng
xử lý nước thải ở những khu vực nơi người dân sinh sống.
- Indonesia:
Nước ở Indonesia chiếm 6% lượng nước trên toàn thế giới. 80% trong tổng số
250 triệu người sống ở Indonesia không được tiếp cận các nguồn nước sạch. Khoảng
66% dân cư sử dụng nước sơng để tắm rửa, góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Năm 2004, một nhà máy hóa chất ở Indonesia đã phát nổ và bốc cháy, phát
tán anhydrit maleic vào trong khí quyển. Khu vực xung quanh nhà máy đã được di
tản, nhưng vụ nổ làm 70 người thương vong. Sau vụ việc, nước trong khu vực
quanh nhà máy bị ô nhiễm, bốc mùi hôi và gây ngứa, phát ban cho những ai tiếp
xúc với nước. Vịnh Buyat ở Inddoonessia cũng bị ô nhiễm nước khiến người dân
gặp phải những vấn đề sức khỏe “kỳ lạ”.
Chính phủ Indonesia đã có những chương trình đánh giá và kiểm sốt ơ
nhiễm, khuyến khích các cơng ty áp dụng các điều kiện kinh doanh sạch, an tồn
hơn và tìm kiếm các phương thức thân thiện với môi trường và bền vững. Chương

trình “Sơng Sắt” khích lệ các cơng ty đăng ký và cam kết tham gia vào việc đánh
giá nước và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên.
- Brazil:
Brazil mỗi ngày tạo ra hơn 161.000 tấn chất thải, 2/3 số đô thị trong nước
dựa vào các bãi chôn lấp rác để thải tiêu hủy rác. Các bãi chôn lấp này khiến mức
độ nhiễm độc đất ở Brazil cao, nước ngầm vì thế cũng bị ơ nhiễm.
Hơn 800 tấn chất thải được đổ vào vịnh Guanabara hàng ngày bao gồm chất
thải bị nhiễm vi khuẩn, phân và ký sinh trùng. 16 triệu người dựa vào vịnh này để
sinh sống, 4 triệu người trong số họ khơng có hệ thống thốt nước chuyên dụng. 3
sự cố ô nhiễm nguồn nước lớn nhất ở Braxin diễn ra ở cùng vị trí, đó là vịnh
Guanabara. Những sự kiện này diễn ra vào năm 1975, 1997 và 2000. Sự cố tràn dầu
ở vịnh Guanabara năm 2000 là điều tồi tệ nhất. Trong vụ tràn dầu này, 1,3 triệu lít
dầu đã ngấm vào nước và giết chết lượng lớn cá cùng các động vật có vú sống ở đó.


Sự cố này đã khiến ngành công nghiệp đánh cá giảm mạnh dẫn đến sự suy
giảm kinh tế nghiêm trọng trong nước. Sự cố tràn dầu này đã mang lại nhiều thay
đổi trong chính sách và luật pháp về ơ nhiễm nước ở Brazil.
Chính phủ Brazil đã ban hành Chính sách quốc gia về tài nguyên nước, quy
định cụ thể các thông lệ liên quan đến nước phải được thực hiện theo giấy phép từ
cơ quan công quyền. Brazil cấm một số loại hoạt động nước hoàn toàn và cho phép
xử phạt bất cứ ai không tuân thủ quy tắc. Bất cứ ai, bất kỳ công ty nào gây ra sự cố
ơ nhiễm nước đều phải tự mình làm sạch nước hoặc phải trả đủ tiền cho các cơ quan
thích hợp làm sạch nước.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng nước tại nhiều con sông
trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, hàng ngày hàng giờ phải hứng chịu các
nguồn ô nhiễm khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên là phải tiến hành đánh giá,
kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể thành phần của nguồn
nước thải gây ô nhiễm, xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề
xuất những biện pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông,

nâng cao khả năng cung cấp nước phụ vụ cho đời sống và sự phát triển bền vững
trên toàn thế giới.
1.2.2. Tình trạng ơ nhiễm nước tại Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và
làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải và chất thải
rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm
môi trường nước do không có cơng trình và thiết bị xử lý chất thải. Với tốc độ cơng
nghiệp hóa, đơ thị hố khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu
công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Liên tiếp trong
thời gian qua, trên địa bàn cả nước, hiện tượng ô nhiễm môi trường nước đã làm
cho hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều
cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường nhưng
tình trạng ơ nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Nước sông ô nhiễm chuyển màu đen, rác thải trôi lềnh bềnh - nguy cơ gây


bệnh cho con người rất cao. Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ việc các ao, hồ, sông
tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, mơi trường nước mặt đang ở tình trạng ơ nhiễm tại
nhiều nơi. Tuy nhiên, nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta
là nước thải nông nghiệp, công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Mức độ gia tăng các
nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền
trong cả nước. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành cơng
nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó là
sự gia tăng lượng nước thải lớn, trong khi đó, mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước
thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ
hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính tốn của cơ quan mơi trường cho thấy
Đơng Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải
sinh hoạt nhất cả nước. Vùng Đơng Nam bộ với tồn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng phát sinh nước
thải cơng nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn
đang ở mức trung bình (50-60%), hơn nữa, 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động
hiệu quả (Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2012).
Theo các nghiên cứu tác động Môi trường của cơ quan Tổng cục Môi trường
cho thấy: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ơxy sinh hố (BOD:
Biochemical oxygen Demand - là lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để
oxi hóa các chất hữu cơ), nhu cầu ơxy hố học (COD: Chemical oxygen Demand là khối lượng oxy cần tiêu hao trên 1 lít nước thải) có thể lên đến 700mg/1 và
2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm
lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S
vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm
nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề
đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước
tại những địa phương có nền kinh tế nơng nghiệp phát triển mạnh như vùng


ĐBSCL. Nước thải từ hoạt động nơng nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật hay
thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc
biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm
nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính
sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm nước là vấn đề
rất đáng lo ngại. Tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố khá nhanh và sự gia tăng dân
số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Ô nhiễm biển là một vấn đề đang được quan tâm. Do có đường bờ biển thuộc
loại dài nên khi ô nhiễm biển xảy ra thì sẽ cực kỳ phức tạp. Do sự gia tăng của các
hoạt động kinh tế nói chung nên hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm. Sự ô
nhiễm cịn bắt đầu lan ra cả ngồi khơi. Điển hình như ở cảng Hải Phịng, bình qn

hằng năm có tới hơn 1.500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phịng. Lượng dầu cặn
qua sử dụng trong hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng từ 5m3 đến 10m3.
Như vậy, hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng với rác thải sinh hoạt của người
dân vạn chài và khách du lịch đã xả tự nhiên theo nhiều cách xuống biển.
Tình hình ơ nhiễm nước ngọt cịn trầm trọng hơn rất nhiều. Cơng nghiệp là
ngun nhân chính gây ô nhiễm nước ngọt, trong đó mỗi ngành có một loại nước
thải khác nhau. KCN Việt Trì xả mỗi ngày hàng trăm ngàn mét khối nước thải của
nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... khoảng 168.000 m3/ngày đêm xuống hạ
lưu cùng một lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt không nhỏ từ thượng nguồn
Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi theo cả không
gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như Tơ Lịch, sơng Sét, sơng Lừ có màu đen
và hơi thối. Đặc biệt, KCN Biên Hịa- Đồng Nai và TP HCM tạo ra nguồn nước thải
công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả
vùng phụ cận. Sông Tô Lịch, một trong những dịng sơng "đen" giữa Hà Nội.
Nơng nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất trong cơ cấu kinh tế của đất
nước. Nước được sử dụng để tưới cho lúa và hoa màu, tập trung ở đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học khơng đúng
cách càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn. Nước dùng trong sinh


hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước
thải từ sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu
dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta. Ðiều đáng nói là các loại nước
thải đều được trực tiếp thải ra mơi trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có
hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi của nó.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai thác
tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những
vùng ven biển sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng Cửu Long, ven biển miền Trung.
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các
sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sơng Hiến, sơng

Bằng Giang cịn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài
năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian ngắn
3 - 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN
08:2008 - A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sơng
Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía nam TP.Việt
Trì), các thơng số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong vùng,
sông Hồng có mức độ ơ nhiễm thấp hơn.
Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng môi trường nước tại Việt Nam
đang bị ơ nhiễm nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng do các nguyên
nhân từ tự nhiên và do con người. Đặc biệt là do các hoạt động sản xuất cơng
nghiệp. Nếu chúng ta khơng có giải pháp quản lí và xử lý triệt để thì hậu quả sẽ rất
khó lường. Vì vậy, cần có q trình quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức
năng cũng như việc tôn trọng về pháp luật của các cơ sở sản xuất cũng như các hoạt
động và ý thức của người dân để đảm bảo chất lượng nước tại các con sơng nói
riêng và tồn bộ mơi trường nước nói chung.
1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc
Hiện nay, người ta thường dùng các chỉ tiêu vật lý, hóa học, vi khuẩn và thủy
sinh vật để đánh giá chất lượng nước.
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý.
+ pH: là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên


nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh
giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mịn. Vì thế việc xét nghiệm pH để
hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản
lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng.
+ Chất rắn lơ lửng: chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có
ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hoà
tan trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ
sinh. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước cao thường có vị.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao gây nên cảm quan không tốt cho
nhiều mục đích sử dụng; ví dụ như làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước,
do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn kiệt tầng ô xy trong
nước nên ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh như cá, tơm. Chất rắn lơ lửng có thể
làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng
của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng.
Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh học,
đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu
chuẩn giới hạn cho phép.
+ Độ đục: độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước.Độ
đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt
keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạn cặn đất cát,
các vi sinh vật.
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học
+ DO (dyssolved oxygen - ơ xy hồ tan trong nước)
Ơ xy có mặt trong nước một mặt được hồ tan từ ơ xy trong khơng khí, một
mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống
trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hồ tan ơ xy vào nước là nhiệt độ, áp suất
khí quyển, dịng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính
chất vật lư, hố học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Phân tích DO cho ta
đánh giá mức độ ơ nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.
Các sơng hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều lồi


sinh vật sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng
của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu
DO giảm đột ngột. Nguyên nhân làm giảm DO trong nước là do việc xả nước thải
công nghiệp, nước mưa tràn lôi kéo các chất thải nông nghiệp chứa nhiều chất hữu
cơ, lá cây rụng vào nguồn tiếp nhận. Vi sinh vật sử dụng ô xy để tiêu thụ các chất
hữu cơ làm cho lượng ô xy giảm.

+ COD (Chemical oxygen Demand - nhu cầu ô xy hố học)
COD là lượng ơ xy cần thiết cho q trình ơ xy hố hồn tồn các chất hữu
cơ có trong nước thành CO2 và H2O.
COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước
thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước
là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều
chất hữu cơ gây ơ nhiễm.
+ BOD (Biochemical oxygen Demand:nhu cầu ơ xy sinh hố)
BOD là lượng ô xy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể
tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ơ xy hố sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối
ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các
chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước.
Thơng số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và
vận hành trạm xử lý nước thải; giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ơ nhiễm
hữu cơ càng cao.
Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác
định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn.
+ Nitrat (NO3-)
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong
chất thải của người và động vật.
Trong nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường <5 mg/l. ở vùng bị ơ nhiễm do
chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển
tảo, rong, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản. Trẻ em uống
nước có nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu gây bệnh xanh xao.


+ Nitrit (NO2-)
Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy
các chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của
nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các

hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi
sinh vật. Ngồi ra nitrit cịn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống
ăn mòn. Tuy nhiên trong nước uống, nitrit không được vượt quá 0,04 mg/l.
+ Amoniac (NH4+)
Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong
nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh
vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử
trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines
nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu
chuyển trong các đường ống dẫn.
+ Phosphat (PO43-)
Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo. Nồng độ phosphat
trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường <0,01 mg/l. Nguồn phosphat đưa vào
môi trường là phân người, phân súc vật và nước thải một số ngành công nghiệp sản
xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước chảy từ đồng ruộng. Phosphat
không thuộc loại độc hại đối với người.
+ Fe
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu.
Vì thế sắt với hàm lượng 1.5mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt.
Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng khơng tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat
hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử
dụng. Cũng với lý do trên, nước có sắt khơng thể dùng cho một số ngành cơng
nghiệp địi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,… Kết tủa sắt
lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới phân phối nước.
1.3.3. Chỉ tiêu vi sinh


+ Fecal Coliform
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm

phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 370C với
sự tạo thành axit alded và khí trong vịng 48h.
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước sông, tuy nhiên trong luận
văn này em chỉ tập trung phân tích các chỉ tiêu sau: pH, nhiệt độ, DO, TSS, COD,
BOD5, NH4+; NO2-; NO3- SO42-; Fe; Coliform.
1.4. Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt
Hiện nay để đánh giá chất lượng nước mặt, người ta thường dùng 2 phương
pháp: so sánh với quy chuẩn môi trường Việt Nam nhằm đánh giá theo từng chỉ tiêu
đơn lẻ và sử dụng phương pháp chỉ số WQI.
Khái niệm: Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được
tính tốn các thơng số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về
chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một
thang điểm.
WQI (Water Quality Index) được xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào thập niên 70
và hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang. Hiện nay chỉ số WQI được triển
khai nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chile,
Anh, Đài Loan, Úc, Malaisia…. Một trong những bộ chỉ số nổi tiếng, được áp dụng
rộng rãi trên thế giới là bộ chỉ số WQI-NSF của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ NSF
(National Sanitation Foundation - Water Quality Index). Tại Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ số CLN như các WQI-2 và WQI-4 được
sử dụng để đánh giá số liệu CLN trên sơng Sài Gịn tại Phú Cường, Bình Phước và
Phú An trong thời gian từ 2003 đến 2007.
Hiện nay, để thống nhất cách tính tốn chỉ số CLN, tháng 07 năm 2011,
Tổng cục Môi trường đã chính thức ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính tốn
chỉ số chất lượng nước theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07 năm
2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Theo Quyết định chỉ số CLN
được áp đối với số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụng đối với cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng



lưới quan trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi
trường cho cộng đồng. Theo hướng dẫn Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là
một chỉ số được tính tốn từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả
định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu
diễn qua một thang điểm. WQI thông số (viết tắt là WQISI) là chỉ số chất lượng
nước tính tốn cho mỗi thơng số. (Hồng Văn Thế, 2011).
1.5. Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý chất lƣợng nƣớc sông tại Việt Nam
Như đã nêu trong phần đặt vấn đề, là một quốc gia có mạng lưới sơng ngịi
dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Hàng năm sơng ngịi nước ta vận chuyển
tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn
tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các sơng ở nước ta có hàm
lượng phù sa rất lớn. Bình qn một mét khối nước sơng có 223 gam cát bùn và các
chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trơi theo dịng nước tới trên 200 triệu
tấn/năm. Ngồi ra giá trị về đánh bắt ni trồng thuỷ sản, phát triển du lịch. Sơng
ngịi nước ta cịn có tiềm năng lớn về thuỷ năng, ước tính tổng trữ lượng thuỷ năng
trên các sông nước ta khoảng 30 triệu kW, riêng hệ thống sông Hồng là 11 triệu
kW. Dù có tầm quan trọng rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nhưng đến nay vấn
đề môi trường nước sơng vẫn chưa thật sự được chú trọng. Vì vậy, những nghiên
cứu về đánh giá chất lượng nước sông và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng
nước hoặc giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước là vô cùng quan trọng và cấp
bách tới môi trường nước. Để giảm thiểu và khắc phục hậu quả ô nhiễm nước sơng,
đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước và đề xuất
giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp, điển hình như một vài nghiên cứu dưới đây:
Năm 2008, Khuất Thị Thủy, Trường Đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành:
“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước
sông Nhuệ thành phố Hà Đông, Hà Tây”. Đề tài đã đánh giá mức độ ô nhiễm của
lưu vực sông Nhuệ tại khu vực nghiên cứu, đưa ra được nguyên nhân gây ô nhiễm
đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý. Tuy nhiên, đề tài chỉ nêu lên
hiện trạng công tác quản lý nước sông mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến những hạ chế trong quản lý. Vì vây,



×