Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá thực trạng tình hình giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Nguyễn Thu Hoài

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT,
CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Nguyễn Thu Hoài

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT,
CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Đắc Nhẫn



Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hoài


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Bộ môn Địa chính – khoa Địa lý,
với sự dạy bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong và ngoài khoa, em đã
học hỏi, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành Địa chính,
giúp ích rất nhiều cho con đường nghiên cứu khoa học và công việc của em sau
này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô!
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đắc

Nhẫn, thầy đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn em trên con đường
nghiên cứu khoa học và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị phòng tài nguyên đất – Sở tài nguyên
môi trường Lạng Sơn đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu, hoàn thiện
luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong thầy cô và các bạn góp ý để nghiên cứu được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội,

tháng

năm 2016

Học viên cao học

Nguyễn Thu Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Bố cục của Luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT ....................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về công tác giao đất, cho thuê đất............................................. 5

1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc giao đất, cho thuê đất .................................................... 6
1.2. Chính sách về giao đất, cho thuê đất theo quy định trong pháp luật đất đai
qua các thời kỳ ............................................................................................................... 7
1.2.1. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 1988............................................................. 7
1.2.2. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 1993............................................................. 8
1.2.3. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2003........................................................... 10
1.2.4. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2013........................................................... 17
1.2.5. Chính sách nhằm thu hút đầu tư của các tổ chức kinh tế của Việt Nam trong các
văn bản pháp luật khác .................................................................................................. 27

1.3. Chính sách của Lạng Sơn nhằm thu hút đầu tƣ của các tổ chức kinh tế .. 33
CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LẠNG SƠN ........................................................................................ 37
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn ............. 37
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ............................................................................... 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 40


2.2. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn........ 42
2.2.1. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...................... 42
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn ......................................................... 49

2.3. Tình hình giao đất cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...................... 53
2.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật ........................................................................ 54
2.3.2. Thực trạng giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................... 59

2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn.......................................................................................................... 63

2.4.1. Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế từ năm 2010 đến năm 2014 ...... 63

2.4.2. Đánh giá chung những mặt được, tồn tại, bất cập và nguyên nhân .................. 70

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỒN TẠI, BẤT
CẬP VỀ TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
KINH TẾ ................................................................................................................. 73
3.1. Nhóm giải pháp về chính sách ........................................................................ 73
3.2. Nhóm giải pháp về đầu tƣ ............................................................................... 73
3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................ 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 76
1. Kết luận...............................................................................................................76
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 80


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn ............................................................................ 38
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn ....................................................................... 41
Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn năm 2014 .............................................. 49
Hình 2.4: Chợ Lạng Sơn - nằm trong khu đô thị Phú Lộc………… ………………...64
Hình 2.5: Dù diện tích đất, trữ lượng lượng lớn nhưng Công ty cổ phần Vật liệu xây
dựng và kinh doanh tổng hợp VVMI sản xuất câm chừng do thiếu thị tường .............. 67
Hình 2.6: Diện tích đất Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và kinh doanh tổng hợp
VVMI cho thuê lại để sản xuất đá mài .......................................................................... 67


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của 3 nhóm đất chính theo mục đích sử dụng50
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng ................................. 52
Bảng 2.3: Tổng hợp số lượng đất được giao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo đối
tượng sử dụng ...................................................................................................... 59
Bảng 2.4: Số lượng đất giao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo mục đích sử dụng
đất ........................................................................................................................ 59
Bảng 2.5: Số lượng đất được giao theo hình thức giao đất ................................. 60
Bảng 2.6: số lượng tổ chứ kinh tế thuê đất theo ngành nghề .............................. 61
Bảng 2.7: Số lượng tổ chức kinh tế thuê đất theo diện tích thuê ........................ 61
Bảng 2.8: Tổng hợp các tổ chức kinh tế được thuê đất theo ngành trên địa bàn
tỉnh Lang Sơn ...................................................................................................... 68
Bảng 2.9: Tổng hợp tình hình thuê đất của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn ....................................................................................................................... 69


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá,
Việt Nam đã có những chính sách cởi mở, thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho
các nhà kinh doanh chuyên tâm đầu tư phát triển kinh tế. Chính sách đó đã đem
lại nhiều hiệu quả khi số lượng cũng như chất lượng đầu tư của nước ta ngày
một tăng. Các chính sách đó được thể hiện qua hệ thống Luật của nhà nước như:
Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản...
Nước ta đã thực hiện các chính sách thu hút đầu được nhiều năm và đang
dần hoàn thiện. Năm 2013, Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) trong đó
có những điểm đổi mới về giao đất, cho thuê đất nhằm giải quyết các vấn đề còn
tồn tại, bất cập trong chính sách đất đai trong thời gian qua đã góp phần tăng sức
hút với các tổ chức kinh tế nước ta. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê kim
ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2014 của khu vực kinh tế trong nước đạt 118.26

tỷ USD, tăng 10.4% (so với năm 2013 là 108.92 tỷ USD) mức tăng cao nhất từ
năm 2012, góp 3.5 điểm phần trăm vào mức tăng chung của cả nước. So với
năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ngày càng tăng,
dần dần khẳng định vị trí của mình đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Lạng Sơn là cửa ngõ của tổ quốc với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh đẹp, ngoài ra còn có 5 cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, trong đó có
2 cửa khẩu quốc tế tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế xã hội nên Lạng Sơn
thu hút các nhà đầu tư với nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Lạng Sơn với vị trí địa lý
đặc biệt vấn đề phát triển kinh tế - xã hội luôn phải đi đôi với quốc phòng, an
ninh quốc gia. Việc sản xuất kinh doanh giáp biên cần được chú trọng, khi các tổ
chức kinh tế đặc biệt là tổ chức kinh tế khai thác khoáng sản đang toạ lạc tại vị
trí rất gần biên giới nhưng phải sử dụng những chất nhạy cảm gây nổ như bom,
mìn để khai thác sản phẩm. Sức hút lớn đi đôi với áp lực quản lý lớn, vấn đề sử
dụng đất của các doanh nghiệp cần được tìm hiểu và đánh giá một cách khách
quan, từ đó đề xuất giải pháp giúp cải thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trong
nước, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường nhưng phải đảm
1


bảo vấn đề quốc phòng an ninh quốc gia trong thời gian sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế.
Với ý nghĩa trên, việc lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng tình hình
giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” là
cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tình hình giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức
kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn
Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết bất cập về tình hình giao đất, cho thuê
đất đối với các tổ chức kinh tế, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đất đai
năm 2013.

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật đất đai 2013, cụ thể là: “Tổ chức
kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định
của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” (theo
khoản 27 Điều 3).
4. Nội dung nghiên cứu
a) Nghiên cứu tổng quan về giao đất, cho thuê đất.
- Tổng quan về giao đất, cho thuê đất của Việt Nam: Chính sách về giao đất,

cho thuê đất của Việt Nam qua các thời kỳ;
- Chính sách giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
b) Chính sách đất đai đối với các tổ chức kinh tế;
c) Điều tra thu thập số liệu, tài liệu và đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất;

tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết tồn tại, bất cập về tình hình giao đất, cho
thuê đất đối với các tổ chức kinh tế, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đất
đai 2013.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách giao đất, cho thuê đất đối với các tổ
2


chức kinh tế trong các văn bản pháp luật hiện hành; đánh giá hiệu quả thực hiện
chính sách giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế; Đánh giá thực
trạng tình hình giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đánh giá tình
hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế sau khi được Nhà nước giao đất cho
thuê đất từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải
thiện một số chính sách nhằm thu hút hơn nữa các tổ chức kinh tế đảm bảo phù
hợp với luật đất đai 2013

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: về điều kiện tự nhiên, điều kiện

kinh tế - xã hội, thu thập thông tin tư liệu về công tác giao đất, cho thuê đất tình
hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn nghiên cứu. Dựa
vào số liệu từ thông tin thu thập được thực hiện điều tra thực tế tình hình giao
đất, cho thuê đất, tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: từ tài liệu, số liệu đã thu thập được về

công tác giao đất, cho thuê đất của tỉnh Lạng Sơn thực hiện thống kê, tổng hợp
các số liệu về thực trạng giao đất, cho thuê đất và tình hình giao đất, cho thuê
đất trên địa bàn tình Lạng Sơn.
- Phương pháp so sánh, phân tích nhằm làm rõ tình hình giao đất cho thuê

đất, tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. So
sánh sự khác nhau về chính sách đất đai đối với tổ chức kinh tế qua các Luật đất
đai đã và đang được ban hành thông qua các thời kỳ thi hành Luật này. Phân tích
pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, đặc biệt với
vùng biên giới làm giảm hiệu quả sử dụng đất, sức hút đầu tư, đảm bảo an ninh
quốc phòng.
- Phương pháp đánh giá: đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất của cơ

quan Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế cần đất thực hiện dự án đầu tư, đánh
giá tác động của chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút đầu tư từ
các tổ chức kinh tế. Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế sau
khi được Nhà nước giao, cho thuê đất. Đồng thời cho thấy quá trình quản lý sử
dụng đất của các cơ quan Nhà nước đối với tổ chức kinh tế sau khi giao và cho
thuê đất.
3



7. Bố cục của Luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về giao đất, cho thuê đất
Chương 2: Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất và tình hình sử dụng
đất của đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết tồn tại, bất cập về tình hình
giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế

4


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT

1.1. Cơ sở lý luận về công tác giao đất, cho thuê đất
1.1.1. Một số khái niệm
a. Tổ chức kinh tế
Hiện nay có nhiều khái niệm về tổ chức kinh tế. Trong đó có khái niệm
được nêu trong các luật như sau:
Theo Luật đầu tư 2013 tại Điều 3 có ghi: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh
nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động
đầu tư kinh doanh”.
Theo Luật đất đai 2013 tại Điều 3 nêu: “Tổ chức kinh tế bao gồm doanh
nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự,
trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”
Theo Luật Doanh nghiệp 2013 tại Điều 3 nêu: “Doanh nghiệp là tổ chức có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định

của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Cũng trong luật này tại Mục 2 Điều
212 có ghi: “Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên 10 lao động trở lên phải đăng
ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này. Hộ kinh
doanh có quy mô nhỏ thực hiên đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định
của Chính phủ”
Trong Luật Hợp tác xã tại Điều 3 khoản 1, khoản 2 ghi: “Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên
tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ
sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
“Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách
pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn
nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
5


hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.”
Tóm lại tổ chức kinh tế gồm doanh nghiệp đước thành lập và hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo
Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác theo Luật Đầu tư. Tổ chức kinh tế là tổ
chức lập ra với mục đích lợi nhuận thông qua kinh doanh, marketing… như các
tập đoàn, các công ty liên doanh liên kết…
Tuy nhiên trong Luận văn này chỉ nghiên cứu về tổ chức kinh tế trong Luật
Đất đai 2013.
b. Giao đất, cho thuê đất
Theo Luật Đất đai 2013 giao đất, cho thuê đất có khái niệm như sau:
“Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là
việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.” (Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013)

“Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê
đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu
cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.” (Khoản 8
Điều 3 Luất Đất đai 2013)
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc giao đất, cho thuê đất
Với mục tiêu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước mong muốn chuyển
từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, đồng nghĩa với việc chuyển phần
quỹ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm phục vụ sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp, dịch vụ mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Nhà nước sẽ điều tiết quá trình chuyển đổi này thông qua các hình thức thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Vì vậy việc Nhà nước quyết định việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất, thúc đẩy ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển đồng thời phát triển kinh tế
xã hội.
6


1.2. Chính sách về giao đất, cho thuê đất theo quy định trong pháp luật đất
đai qua các thời kỳ
Năm 1986 nước ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới theo hướng Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Việc chuyển đổi được thể hiện bằng hệ thống pháp
luật, trong đó có đổi mới về pháp luật đất đai nhằm phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế trong giai đoạn mới. Luật đất đai đầu tiên năm 1987 đến Luật đất
đai năm 2013 đều khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc Nhà nước cho thuê quyền sử dụng
đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử
dụng đất.
Sau đây là các quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất qua

các thời kỳ tương ứng với quá trình hình thành và phát triển của Luật đất đai.
1.2.1. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 1988
Luật Đất đai năm 1988 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng12 năm
1987, các quy định về giao đất, cho thuê đất còn sơ sài, chủ yếu là quy định cơ
quan nào đủ thẩm quyền giao đất, còn chưa có khái niệm về cho thuê đất.
Điều 1 Luật Đất đai 1988 quy định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân - dưới đây gọi là người sử dụng đất - để sử
dụng ổn định, lâu dài.
Nhà nước còn giao đất để sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời”.
Tháng 4 năm 1988 tại Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ chính trị về đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp. Nhà nước có thể giao đất chưa sử dụng cho hợp tác
xã, gia đình cá thể hoặc tư nhân kinh doanh, hoặc cho nông dân mượn để sản
xuất. Trong đó hợp tác xã có thể giao khoán diện tích đất cho các xã viên nhưng
phải điều chỉnh giao khoán thích hợp và ổn định trong khoảng 15 năm, tránh
tình trạng phân chia ruộng đất manh mún.
7


Cụ thể tại mục B, điểm b thực hiện chế độ tự quản lý của hợp tác xã, tập
đoàn sản xuất về khoán, phân công lao động và phân phối thu nhập trong hợp
tác xã, tập đoàn sản xuất ghi: “Trong ngành trồng trọt, phải điều chỉnh diện tích
giao khoán, khắc phục tình trạng phân chia ruộng đất manh mún hiện nay, bảo
đảm cho người nhận khoán canh tác trên diện tích có quy mô thích hợp và ổn
định trong khoảng 15 năm. Phải phân loại đúng các loại ruộng đất và xác định
đúng các định mức, đơn giá đối với từng khâu trên từng loại đất để làm cơ sở
giao khoán và ổn định mức khoán trong 5 năm; chỉ sửa đổi mức khoán khi điều
kiện vật chất - kỹ thuật đã thay đổi”.

1.2.2. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 1993
Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993, thay thế
Luật Đất đai 1988.
a. Luật Đất đai năm 1993
Quốc hội mở rộng thêm quyền cho người sử dụng đất với 5 quyền, giao đất
cho người sử dụng đất ổn định và lâu dài. Đồng thời Nhà nước từng bước công
nhận đất có giá, giá đất do Nhà nước quy định để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, thuế đất, đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.
Luật đất đai 1993 quy định:
“Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài.
Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi
trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu
người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất
chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục
sử dụng.” (Điều 20)
“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối
không phải trả tiền sử dụng đất; còn các mục đích khác phải trả tiền sử dụng
đất.” (Điều 22)
8


Điều 73 Luật Đất đai 1993 quy định: “Người sử dụng đất có những quyền
sau đây:
1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao;
3- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
4- Hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang

lại;
5- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;
6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi;
7- Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của
pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất;
8- Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”
Điều 78 Luật Đất đai 1993 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản do hoàn cảnh gia đình
neo đơn, khó khăn, do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc
thiếu sức lao động thì được cho người khác thuê đất với thời hạn không được
quá ba năm. Trường hợp đặc biệt khó khăn, thời hạn cho thuê có thể dài hơn do
Chính phủ quy định; người thuê đất phải sử dụng đúng mục đích.”
b. Nghị định 04/2000/NĐ – CP ngày 11 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Điều 5 mục 1 khoản d có nêu: “Thời hạn giao đất cho các tổ chức kinh tế
xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất
gắn liền với kết cấu hạ tầng đó theo thời hạn của dự án được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 50 năm. Đối với dự án cần có thời
hạn sử dụng đất dài hơn, thì do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không
quá 70 năm; sau thời hạn đó, nếu tổ chức còn nhu cầu tiếp tục sử dụng, thì phải
làm thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.”
Cũng tại Điều 5 mục 2 khoản b và c ghi rõ:
9


“Trường hợp tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn sử dụng mà không thay
đổi mục đích sử dụng đất, thì thời hạn sử dụng đất là thời gian còn lại trong thời

hạn sử dụng đất đó; sau thời hạn đó, nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn nhu
cầu tiếp tục sử dụng, thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định;
Trường hợp tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, kèm theo chuyển mục đích sử
dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thời hạn sử dụng
đất được tính theo thời hạn của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt hoặc chấp thuận nhưng không quá 50 năm. Riêng trường hợp hộ gia đình,
cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang làm đất
ở thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.”
Từ việc mở rộng quyền cho người sử dụng đất, giao đất sử dụng lâu dài ổn
định nên các tổ chức, hộ gia đình cá nhân yên tâm đầu tư vào đất, nâng cao năng
suất, hiệu quả kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tạo tiền đề cho việc
hình thành thị trường bất động sản.
1.2.3. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 và thay thế Luật Đất đai năm 1993;
Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Luật Đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đất đai 2001.
a. Luật đất đai 2003
Nhà nước đã mở rộng ra 9 quyền cho người sử dụng đất gồm quyền chuển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;
quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội và làm tiền đề cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa đất nước.
Điều 33 Luật đất đai 2003 quy định việc giao đất không thu tiền sử dụng
10



đất như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều
70 của Luật này;
2. Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
3. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án
của Nhà nước;
5. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã,
sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
6. Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ
quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này; đất sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng
các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh
doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
7. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi
nông nghiệp quy định tại Điều 99 của Luật này.”
Điều 34 Luật Đất đai 2003 về giao đất có thu tiền sử dụng đất:
“Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán
hoặc cho thuê;
3. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;

11


4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng
cơ sở sản xuất, kinh doanh;
5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình
công cộng có mục đích kinh doanh;
6. Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối;
7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án
đầu tư.”
Điều 35 Luật đất đai 2003 về cho thuê đất quy định:
“1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau
đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp
vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời hạn sử dụng
đất đã hết theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày
01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ diện
tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất;
d) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh
doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh;
e) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh
doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết

cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất
vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
12


g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm
việc.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong
các trường hợp sau đây:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất
để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công
trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển
nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
b) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm
việc.”
Điều 38 Luật đất đai về thu hồi đất quy định:
“Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng, phát triển kinh tế;
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản,
chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;

b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
13


9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi
hết thời hạn;
11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng
liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng
liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được
sử dụng trong thời hạn mười hai tháng (12 tháng) liền hoặc tiến độ sử dụng đất
chậm hơn hai mươi bốn tháng (24 tháng) so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư,
kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép”.
Điều 67 Luật Đất đai 2003 thời hạn giao đất, cho thuê đất của tổ chức kinh
tế được quy định:
“Người sử dụng đất được sử dụng đất có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
1. Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 70 của
Luật này là hai mươi năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản
xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 70
của Luật này là năm mươi năm.
Thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá hai mươi năm; thời hạn cho
thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
là không quá năm mươi năm.

Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho
thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước
giao, cho thuê trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê
đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê
đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong
14


quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt;
2. Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được
giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại
khoản 1 Điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất;
3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; tổ chức
kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản
xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư
tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin
giao đất, thuê đất nhưng không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư
lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần
thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá bảy mươi năm.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất
nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá
trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt;
4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này là không quá

chín mươi chín năm.
Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước
Việt Nam xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác nếu có nhu cầu sử dụng đất;
5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công
ích của xã, phường, thị trấn là không quá năm năm; trường hợp cho thuê đất
trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì thời hạn thuê đất được xác định theo hợp
đồng thuê đất”.
15


b. Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 24 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật
đất đai
Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 86 Nghị định 181/2004/NĐ – CP về thị hành Luật
đất đai quy định: “2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
giao đất cho Ban Quản lý khu kinh tế để tổ chức xây dựng khu kinh tế theo quy
định sau:
a) Giao đất một lần cho Ban Quản lý khu kinh tế để xây dựng khu phi thuế quan;
khu công nghiệp thuộc khu thuế quan của khu kinh tế;
b) Giao đất theo kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt của khu kinh tế
đối với diện tích đất còn lại phải thu hồi thuộc khu thuế quan.
3. Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng
mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để
giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất. Ban Quản lý khu kinh tế được
giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê
đất cho người có nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá
bảy mươi (70) năm.
4. Ban Quản lý khu kinh tế quyết định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,
mức miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo từng dự án nhằm bảo đảm
khuyến khích đầu tư trên cơ sở giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương quyết định đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất mà
không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
5. Người sử dụng đất trong khu kinh tế được đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở,
kết cấu hạ tầng, được sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và có các quyền,
nghĩa vụ tương ứng với hình thức được giao đất, thuê đất theo quy định của
pháp luật về đất đai.
6. Ban Quản lý khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất chi
tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, giao lại đất, cho thuê đất đối với đất đã thu
hồi; các nhiệm vụ khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế do cơ quan hành
chính các cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.”
16


1.2.4. Thời kỳ thi hành Luật Đất đai năm 2013
a. Luật Đất đai 2013
Luật đất đai 2013 đã có những đổi mới căn bản về giao đất, cho thuê đất.
So với quy định của Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai năm 2013 quy định thu hẹp
các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không
thi tiền sử dụng đất và chuyển sang thuê đất. Quy định này nhằm đảm bảo sự
bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai của các thành phần kinh tế, đặc biệt là
giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo sử dụng đất tiết
kiệm, hiệu quả.
Điều 54 Luật Đất đai 2013 có quy định về giao đất, cho thuê đất như sau:
“Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là
rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh
doanh;

3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công
trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của
Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi
nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này”.
Điều 55 Luật Đất đai 2013 có quy định về giao đất có thu tiền sử dụng đất
như sau:
“Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để
bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
17


×