ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
ĐOÀN THANH SƠN
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
ĐOÀN THANH SƠN
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VIỆT TIẾN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. NGUYỄN VIỆT TIẾN
GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
cứ một công trình nào khác.
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trƣờng, kết
hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực
của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
thầy giáo PGS. TS Trần Việt Tiến là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã
tận tình hƣớng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ
bảo cho tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ
XDCB tại tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan liên quan và đồng nghiệp đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Trƣờng Đại
học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, do những hạn chế về thời
gian và kinh nghiệm, không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc
sự góp ý chân thành của các Thầy giáo, Cô giáo, đồng nghiệp để luận văn
đƣợc hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC .......................................................................................... 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 4
1.2 Những vấn đề chung về đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nƣớc ................................................................................................................... 7
1.2.1 Khái niệm đầu tƣ xây dựng cơ bản .......................................................... 7
1.2.2 Đặc điểm của đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc .... 8
1.2.3 Vai trò của đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc ....... 11
1.3. Nội dung, những nhân tố ảnh đến quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc .................................................... 14
1.3.1 Quan niệm về quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nƣớc .................................................................................. 14
1.3.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn
ngân sách nhà nƣớc ......................................................................................... 15
1.3.3. Những nhân tố ảnh đến quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc .................................................................. 26
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc. ................................................... 29
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 30
2.1 Phƣơng pháp nghiên cúu lý thuyết............................................................ 30
2.2 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích.......................................................... 30
2.3 Kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết và phân tích tổng hợp.. 31
2.4 Phƣơng pháp thu thập thông tin, tổng hợp số liệu. ................................... 31
CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LẠNG SƠN .......................................................................................... 33
3.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................................. 33
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội của tỉnh ......................................................... 33
3.1.2 Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh .............................. 35
3.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh .............................................................. 41
3.2.1 Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ XDCB. ............................ 41
3.2.2. Trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt đầu tƣ xây dựng có bản ............ 44
3.2.3. Trong triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nƣớc .......................................................................................................... 47
3.2.4. Nghiệm thu và quản lý chất lƣợng công trình đầu tƣ XDCB bằng vốn
NSNN............................................................................................................... 49
3.2.5 Thanh quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nƣớc ................................................................................................................. 51
3.3 Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh ....................................................... 53
3.3.1 Những thành tựu..................................................................................... 53
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 55
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN............... 61
4.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự báo đầu tƣ XDCB bằng vốn
NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020. ......................................... 61
4.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ....................................................... 61
4.1.2 Dự báo đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020. .................................................................. 62
4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn....................... 65
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản
bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................. 68
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản và cơ chế quản lý liên quan đến đầu tƣ
xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc ............................................. 68
4.3.2. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu
tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc ......................................... 70
4.3.3. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt đầu
tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc ......................................... 72
4.3.4 Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với triển khai thực hiện dự án........... 72
4.3.5. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với nghiệm thu và quản lý chất lƣợng
công trình đầu tƣ đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc ...... 73
4.3.6. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong thanh quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng
cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc ............................................................. 74
4.3.7. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ quản lý quản
lý đầu tƣ xây dựng cơ bản ............................................................................... 75
4.3.8. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát của nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng
cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc ............................................................. 76
4.4 Kiến nghị, đề xuất ..................................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
KT-XH
: Kinh tế-xã hội
XDCB
: Xây dựng cơ bản
ĐTXD
: Đầu tƣ xây dựng
NSNN
: Ngân sách nhà nƣớc
QLNN
: Quản lý nhà nƣớc
UBND
: Ủy ban nhân dân
HĐND
: Hội đồng nhân dân
ĐTPT
: Đầu tƣ phát triển
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
i
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
BẢNG 3.1: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ .... 37
BẢNG 3.2 CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ THEO LÃNH THỔ............................. 39
BẢNG 3.3: DANH MỤC DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐƢỢC PHÊ DUYỆT GIAI
ĐOẠN 2011-2014 ........................................................................................... 41
BẢNG 3.4: TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2011-2014 ... 44
BẢNG 3.5: SỐ LIỆU QUẢN LÝ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
NĂM 2014....................................................................................................... 46
BẢNG 3.6:TỔNG HỢP KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU DỰ ÁN....... 48
GIAI ĐOẠN 2011 – 2014 ............................................................................... 48
BẢNG 3.7: SỐ LIỆU KIỂM TRA, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH ............................................................................................................. 49
BẢNG 3.8: SỐ LIỆU GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƢ XDCB GIAI ĐOẠN
2011-2014 ........................................................................................................ 51
BẢNG 3.9: KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN DỰ ÁN GIAI ĐOẠN
2011-2014 ........................................................................................................ 52
BẢNG 3.10: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC QUY HOẠCH
CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2011-2014 ............................................................... 54
BẢNG 3.11: THỐNG KÊ MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ ĐTXD 58
GIAI ĐOẠN 2011-2014.................................................................................. 58
ii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chiến lƣợc, một giải pháp chủ yếu
để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng tăng trƣởng
cao, ổn định và bền vững cho một đất nƣớc cũng nhƣ trong từng địa phƣơng.
Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào, để đi vào hoạt động đều phải thực hiện
đầu tƣ cơ sở vật chất, tài sản cố định; vì vậy đầu tƣ XDCB luôn là vấn đề
quan trọng và đƣợc chú ý quan tâm. Trong những năm qua, đầu tƣ XDCB đã
góp phần không nhỏ đối với tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế của nƣớc ta.
Rất nhiều công trình XDCB trong các lĩnh vực nhƣ: năng lƣợng, công nghiệp
khai thác, chế biến, cơ sở hạ tầng, nông, lâm nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng
làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, quá trình thực hiện
đầu tƣ XDCB tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả, thành
công nhất định, nhờ đó mà KT-XH có bƣớc phát triển, đời sống của nhân dân
đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, việc QLNN đối với đầu tƣ XDCB chƣa đạt đƣợc
hiệu quả nhƣ mong muốn; hạn chế, yếu kém còn xảy ra ở nhiều khâu; thất
thoát, lãng phí chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để. Nghiên cứu tìm giải pháp phù
hợp để khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả QLNN đối với
đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh đang là vấn đề bức xúc đặt ra. Là cán bộ đang
công tác tại tỉnh Lạng Sơn, với những kiến thức đã đƣợc học và kinh nghiệm
qua công tác thực tế, tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý
nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
kinh tế với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé hỗ trợ cho việc
nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB, đồng thời
góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
1
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu:
Những giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện QLNN đối với đầu tư
XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn?
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với đầu tƣ XDCB
bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tƣ xây
dựng cơ bản và QLNN đối với đầu tƣ XDCB bằng vốn ngân sách.
- Nghiên cứu, làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB
bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối
với đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu các khâu của quá trình QLNN đối
với đầu tƣ XDCB nói chung và QLNN đối với đầu tƣ bằng nguồn vốn NSNN
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình thực hiện QLNN đối với đầu tƣ XDCB bằng
nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bằng số liệu từ năm 2011 đến
năm 2014.
Do những hạn chế về thời gian, thông tin; đề tài chỉ thực hiện khảo sát
đối với đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN do tỉnh Lạng Sơn quản lý, các
nguồn vốn NSNN do các Bộ, cơ quan trung ƣơng triển khai trên địa bàn tỉnh
chƣa đề cập tại Luận văn này.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Trên cơ sở nghiên cứu những văn bản quy phạm pháp luật về QLNN,
thực hiện đầu tƣ XDCB đã đƣợc ban hành, luận văn đã hệ thống những vấn đề lý
2
luận và thực tiễn QLNN đối với lĩnh vực đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn. Luâ ̣n văn đã thể hiê ̣n đƣơ ̣cnhững nội dung quản lý nhà nƣớc đố i với đầ u tƣ
XDCB bằ ng vố n NSNN trên đ ịa bàn tỉnh Lạng Sơn để ha ̣n chế đế n mƣ́c thấ p
nhấ t lañ g phi,́ thất thoát, nâng cao hiê ̣u quả sƣ̉ du ̣ng vố n đầ u tƣ
.
- Luâ ̣n văn đã phân tích và đánh giá thực trạng, nêu ra những thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về QLNN đối với đầu tƣ XDCB bằng
vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Các giải pháp trong Luận văn sẽ góp phần tăng cƣờng hơn nữa công
tác QLNN đối với lĩnh vực đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn, đă ̣c biê ̣t là về 05 nô ̣i dung mà luâ ̣n văn đã đi sâu vào nghiên cƣ́u ,
đánh giá , góp phần nâng cao hi ệu lực, hiệu quả QLNN, khắc phục, hạn chế
những yếu kém trong công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB bằ ng vố n NSNN
trên điạ bàn tỉnh Lạng Sơn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc kết cấu 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý
nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nƣớc.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng bằng
vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện về quản lý nhà nƣớc đối
với đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoàn thiện QLNN đối với đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN đã có một số
đề tài, bài viết đƣợc nghiên cứu và đăng tải trên những khía cạnh khác nhau.
Có thể nêu lên một số công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhƣ:
Luận án tiến sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của nhà nước” của Trần Văn Hồng tại Học viện tài chính, năm 2002
đã hệ thống hoá, khái quát và mở rộng những lý luận cơ bản về vốn đầu tƣ
XDCB của Nhà nƣớc, cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB của Nhà
nƣớc, cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc, luận án đã
phân tích cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc ở Việt
Nam qua các thời kỳ từ Nghị định 232/CP ngày 6/6/1981 đến năm 2001; rút
ra những ƣu, nhƣợc điểm của cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB của
Nhà nƣớc giai đoạn này. Vận dụng những bài học kinh nghiệm từ quá trình
hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB của nƣớc ta và của các
nƣớc trên thế giới, kết hợp với những lý luận đã đƣợc nghiên cứu, luận án đã
đƣa ra những kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng
vốn đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc nhƣ xác định đúng đối tƣợng đầu tƣ theo các
nguồn vốn NSNN, tín dụng Nhà nƣớc …
Luận án tiến sỹ kinh tế: “QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng từ
NSNN ở Việt Nam” của Tạ Văn Khoái, tại Học viện chính trị – Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009, nghiên cứu QLNN đối với dự án ĐTXD
từ NSNN trên các giai đoạn của chu trình dự án, chủ yếu là cấp NSTW trong
phạm vi cả nƣớc. QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN gồm năm nội dung:
4
hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức
bộ máy và kiểm tra, kiểm soát. Tác giả đã chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trên
nhiều mặt nhƣ: khung pháp luật chƣa đồng bộ, chƣa thống nhất, cơ chế quản
lý còn nhiều điểm lạc hậu, năng lực quản lý chƣa đáp ứng yêu cầu. Luận án
đã chỉ rõ ba nhóm nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, trong các nguyên
nhân đó có nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ quản lý. Đồng thời cũng
chỉ rõ hạn chế của các dự án, trong đó đặc biệt là sự phân tán, dàn trải, sai
phạm và kém hiệu quả của không ít dự án ĐTXD từ NSNN.
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội
quản lý” của Cấn Quang Tuấn tại Học viện tài chính, năm 2009 đã đề cập một
số vấn đề lý thuyết chung về vốn ĐTPT và vốn đầu tƣ XDCB tập trung từ
NSNN, trong đó việc nghiên cứu vốn ĐTPT đƣợc tiến hành dƣới góc độ có
liên quan đến vốn đầu tƣ XDCB tập trung từ NSNN. Góp phần hệ thống hóa
và phân tích sâu một số nội dung lý luận về quản lý vốn ĐTPT nói chung, vốn
đầu tƣ XDCB thuộc NSNN nói riêng. Trên cơ sở hệ thống hóa những nhận
thức chung về vốn ĐTPT và vốn XDCB tập trung từ NSNN, luận án tập trung
đánh giá thực trạng sử dụng vốn XDCB tập trung từ nguồn NSNN do thành
phố Hà Nội quản lý.
Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị: “Tăng cường quản lý Nhà nước đối
với đầu tư xây dựng cơ bản b ằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Nghệ An” của Nguyên Trung Hiếu tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, năm
2014 đã hệ thống những khái niệm về đầ u tƣ, đầu tƣ XDCB, đầu tƣ XDCB
bằng vốn NSNN. Tƣ̀ đó , luận văn đã đi sâu phân tích đố i với
4 nội dung
quản lý Nhà nƣớc về quản lý đ ầu tƣ XDCB thông qua các công cụ pháp luật,
cơ chế chính sách, quy hoạch XDCB và t ổ chức thực hiện; giám sát viê ̣c
thực hiện của các chủ đầ u tƣ trong công tác quản lý đầ u tƣ XDCB bằ ng vố n
5
NSNN nhằ m mang l ại hiệu quả cao nhất, bao gồ m : Quy triǹ h quản lý ;
phƣơng thƣ́c quản lý ; công cu ̣ quản lý và thanh tra, kiể m tra, xƣ̉ lý vi pha ̣m
trong hoa ̣t đô ̣ng đầ u tƣ XDCB bằ ng vố n NSNN.
Trong công tác thanh quyết toán công trình có luận án tiến kỹ kinh tế:
“Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản
hoàn thành”của Trịnh Văn Vinh, tại Trƣờng đại học tài chính kế toán Hà
Nội, năm 2000. Luận án nghiên cứu kiểm toán báo cáo quyết toán các công
trình đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn nhà nƣớc và những công trình chỉ định
thầu. Đây là những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành tức chỉ đề cập
đến giai đoạn thực hiện đầu tƣ (giai đoạn thứ hai) của dự án đầu tƣ. Luận án
đã phân tích làm rõ về vai trò và sự cần thiết khách quan của kiểm toán
trong nền kinh tế thị trƣờng đồng thời hệ thống những luận cứ cơ bản của
một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính về việc vận dụng vào kiểm toán báo
cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành.
Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, giám sát có luận án tiến sĩ kinh tế:
Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử
dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Bình tại Học viện tài chính,
năm 2010. Luận án đi sâu nghiên cứu về thanh tra tài chính dự án đầu tƣ xây
dựng sử dụng vốn nhà nƣớc. Luận án trình bày những vấn đề liên quan đến lí
luận và thực tiễn trong hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tƣ xây dựng sử
dụng vốn nhà nƣớc của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc thƣờng xuyên có hoạt
động thanh tra về đầu tƣ xây dựng nhƣ: Thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ tài
chính, thanh tra Bộ xây dựng, thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ… Luận án tập
trung nghiên cứu, khảo sát những dự án đầu tƣ xây dựng thuộc thẩm quyền
giám sát, đánh giá toàn bộ của cơ quan nhà nƣớc, đó là những dự án có tỷ lệ
sử dụng vốn nhà nƣớc từ 30% trở lên với khoảng thời gian từ năm 2000 đến
năm 2009.
6
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau,
trên nhiều khía cạnh khác nhau đã đề cập đến QLNN đối với đầu tƣ XDCB.
Tuy nhiên, chƣa có luận án nào nghiên cứu về Hoàn thiện QLNN về đầu tư
xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy đề tài
vẫn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
1.2 Những vấn đề chung về đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nƣớc
1.2.1 Khái niệm đầu tƣ xây dựng cơ bản
Đầu tƣ theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ các kết quả
nhất định trong tƣơng lai mà kết quả này thƣờng phải lớn hơn các chi phí về
các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực đầu tƣ bao gồm các tài sản hữu hình nhƣ:
tiền vốn, đất đai, nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, hàng hoá… và các loại tài sản
vô hình nhƣ: bằng sáng chế, phát minh, bí quyết kĩ thuật, bí quyết thƣơng
mại, thƣơng hiệu, bản quyền …
Theo nghĩa hẹp, đầu tƣ chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ hoặc xã hội kết quả trong
tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc kết quả đó.
Đầu tƣ là việc bỏ vốn hôm nay để mong thu đƣợc lợi nhuận trong
tƣơng lai. Xét về mặt thời gian, đầu tƣ là để dành tiêu dùng hiện tại và kì vọng
một tiêu dùng lớn hơn trong tƣơng lai, đầu tƣ gắn liền với rủi ro, mạo hiểm.
Mục tiêu của đầu tƣ là nhằm thu về hiệu quả, là tổng hợp các lợi ích kinh tế,
kỹ thuật, xã hội, môi trƣờng, an ninh quốc phòng do đầu tƣ tạo ra.
Nhƣ vậy, đầu tƣ là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất
và trí tuệ để sản xuất và kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế
xã hội trong một khoảng thời gian nhất định ở tƣơng lai.
Đầu tƣ xây dựng cơ bản là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động
7
xây dựng cơ bản. Công trình xây dựng là sản phẩm đƣợc tạo thành bởi sức lao
động của con ngƣời, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, đƣợc
liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dƣới mặt đất, phần trên mặt đất,
phần dƣới mặt nƣớc và phần trên mặt nƣớc, đƣợc xây dựng theo thiết kế.
Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công
trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lƣợng và các công trình khác.
Xây dựng cơ bản là nh ững hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố
định cho nền kinh tế (bao gồm hoạt động khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt
máy móc thiết bị…) thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại
hoá hoặc khôi phục, sửa chữa các tài sản cố định.
Đầu tƣ XDCB có thể bằng vốn của các thành phần kinh tế, có thể bằng
vốn NSNN.
Đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN là quá trình nhà nƣớc bỏ vốn từ ngân
sách (toàn bộ hoặc một phần giá trị đầu tƣ) để tiến hành các hoạt động xây
dựng cơ bản nh ằm tạo ra tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để
nhằm phát triển kinh tế, xã hội. (Nguyễn Trung Hiếu, 2014)
1.2.2 Đặc điểm của đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc
Hoạt động đầu tƣ XDCB bằng vố n NSNN mang nh ững đặc điểm của
đầ u tƣ XDCB nói chung và có nhƣ̃ng đă ̣c điể m riêng biê ̣t.
1.2.2.1 Đặc điểm chung
Thứ nhấ t, đầ u tư XDCB đòi hỏi vốn lớn, đầ u tư trong thời gian dài:
Hoạt động đầu tƣ XDCB đòi hỏi một số lƣợng vốn lao động, vật tƣ lớn,
đƣợc tạo ra trong thời gian dài, có thời gian sử dụng lâu dài và liên quan đến
nhiều ngành nhƣ: kỹ thuật, kinh tế, xây dựng, điêu khắc... Nguồn vốn đƣa vào
đầ u tƣ xây dƣ̣ng cơ b ản sẽ chƣa phát huy hiê ̣u quả trong su ốt quá trình đầu tƣ
nhƣng nó sẽ phát huy hiệu quả khi đƣa công trình xây dựng vào sử dụng.
Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn
8
giao đƣa vào sử dụng thƣờng kéo dài. Quá trình thi công đƣợc chia thành nhiều
giai đoạn: từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ cho đến khi kết thúc đầu tƣ,
mỗi giai đoạn đƣợc chia thành nhiều công việc khác nhau. Các công việc này
thƣờng diễn ra ngoài trời, tại địa điểm xây dựng công trình nên chịu tác động lớn
của nhân tố môi trƣờng nhƣ nắng, mƣa, bão… đồng thời còn chịu nhiều biế n
động của giá cả, quy mô, công nghệ… Đặc điểm này không những chỉ đòi hỏi
việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lƣợng công trình
đúng nhƣ thiết kế, dự toán, thi công đúng tiến độ, mà còn phải dự kiến đƣợc mức
độ lỗi thời của dự án để quyết định đầu tƣ cho phù hợp.
Tùy theo quy mô, mức độ đầu tƣ mà thời gian đầu tƣ xây dựng khác
nhau, thông thƣờng từ 3 tháng đến 5 năm, đối với những dự án có mức đầu tƣ
lớn có thể lên đến 10 – 15 năm. Vì vậy trong quá trình đầu tƣ cần phải có kế
hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, đồng thời có kế
hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tƣ thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình
hoàn thành trong thời gian ngắn nhất để đƣa vào vận hành khai thác, chống
lãng phí nguồn lực.
Thứ hai, đầ u tư XDCB tạo ra sản phẩm cố đi ̣nh và có giá tr ị sử dụng
lâu dài:
Sản phẩm của hoa ̣t đô ̣ng đầ u tƣ XDCB thƣờng c ố định tại nơi sản xuất,
các điều kiện để sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Các
điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hƣởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tƣ,
cũng nhƣ việc phát huy kết quả đầu tƣ. Vì vậy, địa điểm xây dựng cần đƣợc
bố trí hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với
kế hoạch, qui hoạch, bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi để khai thác lợi thế
so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo đƣợc sự phát triển cân
đối của vùng lãnh thổ.
Các thành quả của đầu tƣ XDCB có giá trị sử dụng lâu dài, các tài sản
9
thông thƣờng thời gian sử dụng từ 5 đến 30 năm, có khi hàng trăm năm.
Thứ ba, liên quan đế n nhiề u ngành, nghề :
Một dự án đầu tƣ XDCB thƣờng do nhiều đơn vị cùng tham gia thực
hiện. Để thực hiện một dự án đầu tƣ XDCB thƣờng có nhiều hạng mục, nhiều
giai đoạn, tƣ̀ lâ ̣p dƣ̣ án đầ u tƣ , khảo sát thiết kế , thi công xây dƣ̣ng , lắ p đă ̣t
thiế t bi ̣, giám sát, quản lý chất lƣợng , mỗi công viê ̣c đề u mang đă ̣c thù riêng
đòi hỏi phải có nhiề u đơn vi ̣với chƣ́c năng nhiê ̣m vu ̣ phù hơ ̣p để tham gia
.
Trên một công trƣờng xây dựng có thể có nhiều đơn vị tham gia, các đơn vị
này cùng hoạt động trên một không gian, thời gian, trong tổ chức thi công cần
có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
1.2.2.2 Đặc điểm riêng
Thứ nhấ t, sử dụng tiề n từ NSNN:
Đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN là quá trình nhà nƣớc bỏ vốn từ ngân
sách (toàn bộ hoặc một phần giá trị đầu tƣ, để tiến hành các hoạt động xây
dựng công trình nhằm tạo ra tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho nền kinh tế.
Vố n chi cho hoa ̣t đô ̣ng đầ u tƣ XDCB tƣ̀ NSNN chiế m tỷ tro ̣ng lớn
trong tổ ng chi đầ u tƣ XDCB của toàn xã hô ̣i
, đƣơ ̣c cấ p phát trƣ̣c tiế p và
không hoàn lại nên là nguồn vốn dễ bị thất thoát, lãng phí nhất, cầ n phải đƣơ ̣c
quản lý chặt chẽ . Mă ̣t khác , vố n chi cho hoa ̣t đô ̣ng đầ u tƣ XDCB tƣ̀ NSNN
đƣơ ̣c phân bổ theo dƣ̣ toán chi hàng năm , là một trong những nguyên nhân
dẫn đế n viê c̣ thi công xây dƣ̣ng công triǹ h kéo dài để chờ vố n , làm tăng tổng
mức đầu tƣ, thấ t thoát, lãng phí vố n đầ u tƣ.
Thứ hai, đầ u tư XDCB bằng vốn NSNN chủ yếu phục vụ lợi ích công cộn:g
Lĩnh vực đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN thƣờng tập trung
vào xây dựng
kế t cấ u ha ̣ tầ ng công cô ̣ng , công trình phúc lơ ̣i xã hô ̣i , nhƣ̃ng công trình này
có tỷ suất lợi nhuận thấp nhƣng có tác du ̣ng xây d ựng cơ sở hạ tầng, tạo môi
10
trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thu hút các nguồn vốn khác, tạo điều kiện t húc đẩy
phát triển kinh tế – xã hội. Đây là nhƣ̃ng liñ h vƣ̣c mà các thành phầ n kinh tế
khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tƣ do vốn bỏ ra để
đầ u tƣ không thu hồ i trƣ̣c tiế p hoă ̣c thu hồ i rấ t châ ̣m.
Quan điể m ph át triển về kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc là ph
ải phát
triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh
kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trƣởng... Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy
hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.3 Vai trò của đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc
Đầu tƣ XDCB có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế của tất cả
các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.
Công tác đầu tƣ XDCB có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện
thành công chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa
– hiện đại hóa nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các tài nguyên
thiên nhiên, lao động, vốn và các nguồn lực khác trong xã hội.
Nhìn một cách tổng quát, đầu tƣ XDCB trƣớc hết là hoạt động đầu tƣ nên
cũng có những vai trò chung của hoạt động đầu tƣ nhƣ: tác động đến tổng cung và
tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trƣởng và phát triển kinh tế, tăng cƣờng khả
năng phát triển khoa học và công nghệ của đất nƣớc. Ngoài ra, với tính chất đặc thù
của mình, đầu tƣ XDCB là điều kiện trƣớc tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh
tế, có vai trò ảnh hƣởng riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất.
Nhƣ vậy, đầu tƣ XDCB là hoạt động rất quan trọng trong quá trình thực
hiện đầu tƣ phát triển, quyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến lƣợc phát
triển kinh tế từng thời kỳ, góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính
11
sách kinh tế của nhà nƣớc.
Thứ nhấ t , đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế:
Khi đầu tƣ XDCB đƣợc tăng cƣờng, cơ sở vật chất kỹ thuật của các
ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của cá c ngành phát
triển, hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Nhƣ vậy
đầu tƣ XDCB đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triển của ngành kinh tế,
từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Đây là điều kiện
tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nƣớc, tăng tích luỹ,
đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế - xã hội .
Đầu tƣ tác động đến sự phát triển của ngành, lãnh thổ, thành phần kinh
tế. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy, con đƣờng tất yếu để
phát triển nhanh với tốc độ mong muốn từ 9% đến 10% thì phải tăng cƣờng
đầu tƣ tạo ra sự phát triển nhanh, đô ̣t phá ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp do những hạn chế về đất đai
và khả năng sinh học, để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng từ 5% đến 6% là một
điều rấ t khó khăn. Nhƣ vậy, chính sách đầu tƣ ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành,
các địa phƣơng trong nền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tƣ dài hạn để phát
triển ngành, vùng đảm bảo sự phát triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế
hoạch ngắn hạn và trung hạn nhằm phát triển từng bƣớc và điều chỉnh sự phù
hợp với mục tiêu đặt ra.
Thứ hai , đầu tư XDCB tạo ra cơ sở vật chất, tác động đến sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế:
Tác động trực tiếp của đầ u tƣ XDCB đã làm cho t ổng tài sản của nền
kinh tế quốc dân không ngừng đƣợc gia tăng trong nhiều lĩnh vực nhƣ công
12
nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác, nhờ vậy
mà năng lực sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng đƣợc nâng cao, sự
tác động này có tính dây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tƣ xây
dựng cơ bản. Chẳng hạn nhƣ khi đầu tƣ vào phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông, điện nƣớc của một khu công nghiệp nào đó sẽ t ạo điều kiện thuận lợi
cho các thành phần kinh tế, họ sẽ đầu tƣ mạnh hơn do có hê ̣ thố ng ha ̣ tầ ng
thuâ ̣n lơ ̣i cho sản xuấ t kinh doanh , vì thế sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế nhanh hơn.
Đối với nền kinh tế nói chung, toàn bộ việc đầu tƣ đƣợc tiến hành ở
một thời kỳ nhất định là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tạo ra sản phẩm, dịch vụ, giải quyết công ăn việc
làm, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế - xã hội ở thời kỳ tiếp theo. Xét về
lâu dài, khối lƣợng đầu tƣ của ngày hôm nay sẽ quyết định dung lƣợng sản
xuất, tốc độ và chất lƣợng của tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội cũng
nhƣ mức độ cải thiện đời sống trong tƣơng lai.
Thứ ba, đầu tư xây dựng cơ bản tác đ ộng đến sự phát triển khoa học
công nghệ:
Thông qua đầ u tƣ phát triể n các ngành , lĩnh vực kinh tế mũi nhọn , đầ u
tƣ XDCB bằ ng vố n NSNN ta ̣o điề u kiê ̣n cho nề n kinh tế á p du ̣ng nhanh các
thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nƣớc tiên tiến thông qua nhập
khẩ u náy móc thiế t bi ̣khoa ho ̣c công nghê.̣
Về mặt kỹ thuật các công trình đƣợc xây dựng lên là thể hiện cụ thể của
đƣờng lối phát triển khoa học kỹ thuật của đất nƣớc, là kết tinh hầu hết các
thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt đƣợc ở chu kỳ trƣớc và sẽ góp phần mở ra
một chu kỳ phát triển mới của khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư , đầu tư xây dựng cơ bản tác đ ộng đến sự ổn định kinh tế tạo
công ăn việc làm cho người lao động:
13
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tƣ do ảnh hƣởng
của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tƣ dù
là tăng hay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn
định của nền kinh tế, ví dụ nhƣ khi tăng đầu tƣ sẽ làm cho các yếu tố liên quan
tăng, tăng sản xuất của các ngành sẽ thu hút thêm lao động nâng cao đời sống.
Mặt khác, đầu tƣ tăng thì cầu của các yếu tố đầu vào tăng. Khi tăng đến một
chừng mực nhất định sẽ gây ra tình trạng lạm phát, nếu lạm phát lớn sẽ gây ra
tình trạng sản xuất trì trệ, thu nhập của ngƣời lao động thấp đi, thâm hụt ngân
sách tăng, kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy khi điều hành nền kinh tế, nhà
nƣớc phải đƣa ra những chính sách để khắc phục những nhƣợc điểm trên.
Đầu tƣ XDCB có tác động rất lớn đến việc tạo công ăn việc làm, nâng cao
trình độ đội ngũ lao động: cầ n lao đô ̣ng cho công tác xây dƣ̣ng công trình; cầ n
lao đô ̣ng để vâ ̣n hành khi đƣa công trình và o sƣ̉ du ̣ng, đặc biệt là những dự án
sản xuất kinh doanh, sẽ là một cơ hội tìm công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
Khi đó tay nghề của ngƣời lao động nâng cao, cán bộ học hỏi đƣợc những kinh
nghiệm trong quản lý, đặc biệt là khi có các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. (Nguyễn
Trung Hiếu, 2014)
1.3. Nội dung, những nhân tố ảnh đến quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ
xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nƣớc
1.3.1 Quan niệm về quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản
bằng vốn ngân sách nhà nƣớc
Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tƣợng
quản lý để điều khiển đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục đích đã đề ra.
QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan Nhà nƣớc (lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp) để thực thi quyền lực Nhà nƣớc, thông qua các
văn bản quy phạm pháp luật.
QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà
nƣớc lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực
14
kinh tế trong và ngoài nƣớc, các cơ hội có thể có, để đạt đƣợc các mục tiêu phát
triển kinh tế đất nƣớc trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lƣu quốc tế.
Theo nghĩa rộng, QLNN về kinh tế đƣợc thực hiện thông qua cả ba loại
cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Theo nghĩa hẹp, QLNN về kinh tế đƣợc hiểu nhƣ hoạt động quản lý có
tính chất Nhà nƣớc nhằm điều hành nền kinh tế, đƣợc thực hiện bởi cơ quan
hành pháp (Chính phủ).
Nhà nƣớc quản lý kinh tế, trong đó có quản lý về đầ u tƣ XDCB. Quản
lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB là s ự tác động có mục đích của nhà nƣớc
vào quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản thông qua các bi ện pháp kinh tế và tổ
chức - kỹ thuật nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn dành cho xây dƣ̣ng
cơ bản và đảm bảo chất lƣợng các công trình XDCB.
Từ sự phân tích trên, luận văn cho rằng: quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ
XDCB bằng vốn NSNN là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của Nhà
nƣớc vào quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng một hệ thống đồng bộ các biện
pháp kinh tế, tổ chức - kỹ thuật nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn NSNN
dành cho XDCB và đảm bảo chất lƣợng các công trình XDCB.
1.3.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nƣớc
1.3.2.1 Quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư đầu tư
xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước
Kế hoạch là một công cụ nhằm định hƣớng, tổ chức và điều khiển các
hoạt động kinh tế. Đó là các chƣơng trình, mực tiêu phát triển kinh tế - xã hội
và các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu trong từng thời kỳ do Nhà nƣớc đặt
ra. Đặc điểm của kế hoạch hóa định hƣớng là Nhà nƣớc đƣa ra chƣơng trình,
mực tiêu phấn đấu cho các ngành, địa phƣơng, các giải pháp chung; còn thực
hiện mục tiêu đó bằng cách nào là do các tổ chức cơ sở. Hệ thống kế hoạch
hóa định hƣớng bao gồm các thông tin hƣớng dẫn, các dự báo thị trƣờng,
15
khoa học - công nghệ, chiến lƣợc phát triển ngành, vùng, kế hoạch 5 năm,
hàng năm và các chƣơng trình dự án.
Kế hoạch hoá đầu tƣ đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản
lý vốn đầu tƣ XDCB, thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để địa
phƣơng chủ động đẩy mạnh đầu tƣ có định hƣớng, cân đối, tránh đƣợc hiện
tƣợng đầu tƣ chồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí nguồn lực.
Kế hoạch hoá đầu tƣ XDCB trƣớc hết phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc
đầu tƣ hợp lý, xác định ƣu tiên đầu tƣ vào ngành nào, vùng nào, đầu tƣ nhƣ
thế nào và đầu tƣ bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất từ đó xác định
đƣợc cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành, vùng và cơ cấu vốn đầu tƣ theo nhóm dự
án (A, B, C).
Sau khi xây dựng đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ hợp lý phải lập đƣợc qui hoạch
đầu tƣ và dựa vào quy hoạch để lập kế hoạch vốn đầu tƣ nhằm xác định nhu cầu
và khả năng đáp ứng vốn đầu tƣ XDCB trong từng thời kỳ nhất định và cho thời
hạn xác định.
Việc xác định đúng khâu quy hoạch, kế hoạch để thực hiện dự án có ý nghĩa
rất quan trọng đối với hiệu quả kinh tế, hiệu qủa xã hội của dự án đầu tƣ. Đây là
một trong những khâu quan trọng, nếu xác định sai lệch không những dẫn đến đầu
tƣ không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tƣ kém mà thậm chí còn dẫn đến hậu quả
khó lƣờng, cản trở đến phát triển kinh tế, xã hội của một vùng, một khu vực.
Lãng phí, thất thoát vốn tài sản trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ
XDCB bằng vốn NSNN thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
a) Đầu tƣ không có quy hoạch, không theo quy hoạch, hoặc quy hoạch sai không
phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao
động... dẫn đến không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
b) Sự lựa chọn địa điểm đầu tƣ sai : Bố trí địa điểm đầu tƣ gần nguồn
nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với đặc điểm tài nguyên, vị trí địa
16