Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận cao học tư TƯỞNG của v i lê NIN về đấu TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA cơ hội TRONG tác PHẨM làm gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.91 KB, 19 trang )

1
TƯ TƯỞNG CỦA V.I. LÊ-NIN
VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI TRONG TÁC PHẨM
"LÀM GÌ ?" Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Dưới ánh sáng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, được thơng qua tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII của
Đảng xác định: " Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ
nghĩa các nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ bè phái". Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX với quan điểm: "Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa các nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng tệ tham nhũng, quan liêu, làm
trong sạch đội ngũ đảng viên" (1). Nhằm làm cho Đảng ngày càng trong sạch
vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân ta thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội.
Vậy chủ nghĩa cơ hội có nguồn gốc từ đâu? nó biểu hiện trên lĩnh vực nào
trong điều kiện cụ thể của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay? Đây là vấn đề
lớn đang là vấn đề có tính cấp thiết trong xây dựng, chỉnh đốn đảng nói chung,
trong cơng tác đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng của Đảng nói riêng.
Khi nghiên cứu học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của V.I.Lênin, chúng
ta nhận thấy V.I.Lênin đã có những cống hiến vô cùng to lớn về mặt lý luận và
thực tiễn. Người đã phát triển sáng tạo các lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về
Đảng Cộng sản và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác.
Trong quá trình thực hiện chủ trương thành lập Đảng kiểu mới. V.I.Lênin đã
đấu tranh quyết liệt với các trào lưu cơ hội chủ nghĩa, nhằm chuẩn bị về mặt
chính trị, tư tưởng để thành lập Đảng. Những tư tưởng của Người về chủ
nghĩa cơ hội được tập trung trong tác phẩm " Làm gì? ". V.I.Lênin bắt đầu
(1)(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG Hà Nội 2001, tr 53.



2

viết tác phẩm này từ mùa thu năm 1901 và được xuất bản vào tháng 2 năm
1902.
Trong tình hình quốc tế vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX chủ nghĩa tư bản
(CNTB) ở các nước Châu Âu phát triển tương đối ổn định, trong điều kiện
cùng tồn tại hịa bình với giai cấp công nhân (GCCN). Phong trào công nhân ở
các nước tư bản phát triển về bề rộng và có xu hướng đấu tranh nghị trường,
trong điều kiện cùng tồn tại hịa bình với giai cấp tư sản (GCTS). Nhiều chính
Đảng của của GCCN được thành lập ở các nước tư bản như Đức, Mỹ, Anh,
Pháp... trong đó, Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức được thành lập năm
1875, đồng thời cũng là Đảng tham gia đấu tranh nghị trường sớm nhất. Sự ra
đời và hoạt động của Đảng cơng nhân xã hội dân chủ Đức có ảnh hưởng rất
lớn đến phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế, đặc biệt là Quốc tế II.
Trong điều kiện cùng tồn tại hịa bình với GCVS, GCTS đã lợi dụng tình
hình này để lũng đoạn phong trào cơg nhân và làm co chủ nghĩa cơ hội ra
đời một cách nhanh chóng, nó phát triển trong phong trào cơng nhân. các
cuộc đấu tranh của phong trào côg nhân trong thời kỳ đó tập trung vào việc
địi đời sống dân sinh, dân chủ về kinh tế, mà những vấn đề này thì GCTS
giải quyết được. Do vậy PTCN đấu tranh bằng nghị trường là chủ yếu, mà
nhất là ở các nước tư bản lúc bấy giờ.
Sau khi Quốc tế I kết thúc vai trị của mình (1864 - 1876), Đảng cơng
nhân xã hội dân chủ Đức ra đời từ sự hợp nhất của hai trường phái chính
trị, tư tưởng đó là trường phái của Líp-nếch (Líp - Ních) và Lát - Xan. Là
một Đảng rất mạnh lúc bấy giờ nó ra đời ngay trên quê hương của chủ
nghĩa Mác, có ảnh hưởng lớn đến Quốc tế II. Nhưng ngay từ khi ra đời
Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức đã phạm phải sai lầm về đường lối, sự
sai lầm đó thể hiện trong cương lĩnh Gô-ta mà C.Mác đã phê phán gay gắt.



3

Quốc tế II được thành lập ngày 4 tháng 7 năm 1889 tại Pa-ri (Pháp), quá
trình hoạt động của Quốc tế II được chia làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất (1889 - 1895): dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ph.Ăngghen
kiên quyết chống lại những mầm mống của chủ nghĩa cơ hội xét lại trong
Quốc tế II, bảo vệ chủ nghĩa Mác, giữ được sự ổn định tình hình của Quốc tế
II.
- Thời kỳ thứ hai (1895 - 1914), sau khi Ph.Ăngghen qua đời, bọn cơ hội
trong Quốc tế II ngóc đầu dậy, kịch liệt chống đối chủ nghĩa Mác làm cho
Quốc tế II và phong trào công nhân quốc tế phân hóa thành những trào lưu
chính trị, tư tưởng khác nhau. Được biểu hiện tập trung ở các trào lưu:
Trào lưu cơ hội cánh hữu: do Béc-xtanh đứng đầu, chúng đã công khai
chống lại và phủ nhận những quan điểm lý luận cách mạng, khoa học của
chủ nghĩa Mác. Chúng cho rằng chủ nghĩa nghĩa Mác đã lỗi thời, lạc hậu.
(Đây là chủ nghĩa xét lại).
Trào lưu phái giữa, do Cau-xki là đại biểu rõ nét nhất đứng đầu của chủ
nghĩa cơ hội. Chúng "khoác áo chủ nghĩa Mác để chống chủ nghĩa Mác",
với bản chất của nó là thỏa hiệp, cải lương về mục đích, nhiệm vụ và lợi
ích của GCCN và cuộc đấu tranh của GCCN chống chủ nghĩa tư bản.
Nhưng thực chất là GCTS chống chủ nghĩa cộng sản.
Trào lưu cánh tả, có đại biểu xuất sắc là V.I.Lênin. Những người cánh tả
kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác, kiên trì vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển lên đế
quốc chủ nghĩa - thời kỳ cách mạng vô sản trở nên trực tiếp.
Như vậy, với tình hình hoạt động của phong trào công nhân và các Đảng
công nhân xã hội dân chủ ở Châu Âu trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX đã cho chúng ta thấy bức tranh của PTCS và công nhân Quốc tế đã
bị những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn.



4

Đối với nước Nga, đến giữa thế kỷ XIX mới bước vào con đường phát
triển chủ nghĩa tư bản, chậm hơn so với các nước khác ở Tây Âu. Khi Sa
hồng bãi bỏ chế độ nơng nơ thì CNTB ở Nga nhanh chóng phát triển,
cùng với nó là sự phát triển của GCCN Nga. (Số lượng công nhân từ 7 vạn
tăng lên gấp đôi và đến đầu thế kỷ XX tăng lên gần 3 triệu). Tuy vậy
GCCN và nông dân Nga vẫn phải sống dưới ách thống trị tàn bạo của chế
độ Nga hồng, cơng nhân và nơng dân khơng được hưởng tự do về chính
trị.
Những năm 70, 80 của thế kỷ thứ XIX, công nhân Nga bắt đầu thức tỉnh
và đứng dậy đấu tranh chống bọn tư bản. Trong phong trào đấu tranh đã
xuất hiện các tổ chức đầu tiên của GCCN Nga, như Hội liên hiệp công
nhân Miền Nam (năm 1875 được thành lập ở Ôđéc-xa, năm1878 thành lập
ở Pê-téc-pua). Nhưng hai tổ chức này đã bị Nga hồng khủng bố và phá
tan. Tuy phong trào cơng nhân bị đàn áp nhưng vẫn ngày càng phát triển.
Và chính có sự phát triển của phong trào cơng nhân trong nước và chịu
ảnh hưởng của phong trào công nhân ở Châu Âu, mà các tổ chức mác xít
được thành lập ở Nga. Đầu tiên là nhóm giải phóng lao động được thành
lập năm 1883 ở Giơ-Ne-vơ (Thuỵ sỹ), do Plê-Kha-nốp lãnh đạo. Tổ chức
này đã có nhiều cố gắng để truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, trong
khi đó ở nước Nga phong trào dân chủ xã hội chưa xuất hiện. Vấn đề cần
thiết là việc chuẩn bị về mặt tư tưởng lý luận cho phong trào dân chủ xã
hội, nhưng khi nhóm giải phóng lao động để truyền bá chủ nghĩa Mác vào
nước Nga lại bị cản trở bởi những quan điểm, tư tưởng của phái dân túy
(phái này đang chiếm ưu thế trong trong công nhân và tầng lớp trí thức).
Trái với chủ nghĩa Mác phái dân túy cho rằng: lực lượng cách mạng chính
là nơng dân và họ muốn lật đổ chế độ Nga hoàng bằng lực lượng nông dân.



5

Phái dân túy không nhận thấy GCCN là lực lượng cơ bản của cách mạng,
họ chủ trương ám sát cá nhân, phủ nhận vai trò của quần chúng.
Từ những quan điểm và phương pháp hoạt động đó, phái dân túy đã làm
cho cho quần chúng lao động lạc hướng, lãng quên cuộc đấu tranh chống
giai cấp áp bức, bóc lột và lật đổ sự thống trị của nó. Đã làm cho GCCN
khơng nhận rõ được vai trị của mình và như vậy nó đã kìm hãm việc thành
lập chính Đảng của GCCN. Do đó muốn truyền bá chủ nghĩa Mác thì phải
đấu tranh chống phái dân túy. Mặc dù nhóm giải phóng lao động đã đấu
tranh làm giảm sự ảnh hưởng của tư tưởng của phái dân túy trong công
nhân và tầng lớp trí thức, nhưng khơng đánh bại hồn tồn được phái dân
túy. Bởi vì nhóm giải phóng lao động đã phạm phải những sai lầm nghiêm
trọng, thể hiện trong cương lĩnh đầu tiên Plê-Khanốp không quan tâm đến
vai trị của giai cấp nơng dân trong cách mạng, mà cho rằng giai cấp tư sản
tự do Nga là một lực lượng có thể ủng hộ cách mạng. Trên thực tế, cũng
như các tổ chức mác xít khác, nhóm giải phóng lao động chưa liên hệ với
phong trào cơng nhân, mà mới chỉ thành lập Đảng dân chủ xã hội Nga trên
lý thuyết.
Năm 1895. V.I.Lênin đã hợp nhất các tổ chức của GCCN ở Pê-téc-pua
thành Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng GCCN Pê-téc-pua. Nhưng sau đó
bị Nga hồng khủng bố, V.I.Lênin và các nhà lãnh đạo khác bị bắt. Tổ chức
Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng GCCN Pê-téc-pua có sự thay đổi, bởi
một số nhân vật có chủ trương: công nhân chỉ nên đấu tranh về kinh tế, cịn
đấu tranh về chính trị là việc của GCTS tự do và quyền lãnh đạo cuộc đấu
tranh đó là của GCTS tự do - đây chính là phái "kinh tế" bao gồm bọn cơ
hội, thỏa hiệp chống chủ nghĩa Mác, phủ nhận sự thành lập chính Đảng của
GCCN muốn biến GCCN thành lực lượng phụ thuộc về chính trị của



6

GCTS. Do đó V.I.Lênin yêu cầu phải đánh bại phái kinh tế rồi mới thành
lập chính Đảng của GCCN.
Vào tháng 3 năm 1898 Đại hội lần thứ nhất của Đảng công nhân dân chủ
xã hội Nga, (tuyên bố thành lập Đảng). Đại hội không thông qua được
cương lĩnh và điều lệ, Ban Chấp Hành do Đại hội bầu ra đều bị bắt. Sau
Đại hội, có sự dao động về tư tưởng, phân tán về tổ chức của phong trào
công nhân và của Đảng càng biểu hiện rõ. Việc thành lập một Đảng tập
trung thống nhất của GCCN càng gặp khó khăn. Nhất là sự cản trở quyết
liệt của phái "kinh tế" trong Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga. Họ phủ
nhận vai trò của lý luận cách mạng, sùng bái tính tự phát của phong trào
cơng nhân; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cơng
nhân, phủ nhận cách mạng vơ sản và chun chính vơ sản.
Với mục đích đấu tranh chống lại và đánh bại những khuynh hướng cơ
hội chủ nghĩa của phái "kinh tế", biểu hiện của chủ nghĩa cơ hộ Béc-stanh
ở Nga, đồng thời cũng để chống chủ nghĩa cơ hội quốc tế. Đặt những cơ sở
về tư tưởng cho việc tiến hành thành lập một chính Đảng tập trung thống
nhất của GCCN để lãnh đạo phong trào công nhân chống lại GCTS, lật đổ
chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin đã tập hợp các bài viết trên tờ báo "Tia lửa" với
nhan đề "Bắt đầu từ đâu?" thành tác phẩm "Làm gì?".
Kết cấu của tác phẩm "Làm gì?" gồm có lời tựa và 5 chương. Với tư
tưởng của tác phẩm được V.I.Lênin nêu lên là: Vạch trần bản chất nguồn
gốc, đặc điểm của "phái kinh tế" - chủ nghĩa cơ hội và khẳng định vai trò
lý luận cách mạng đối với phong trào công nhân và Đảng công nhân dân
chủ xã hội Nga. V.I.Lênin chỉ rõ vai trò của Đảng là giáo dục, tổ chức lãnh
đạo phong trào công nhân. Đưa yếu tố tự giác vào phong trào cơng nhân và
khắc phục tính tự phát của phong trào đó. Người đã phê phán tệ sùng bái
tính tự phát của chủ nghĩa cơ hội; V.I.Lênin đã vạch trần bản chất cơ hội,



7

cải lương của phái "kinh tế", chỉ ra sự khác nhau căn bản về quan điểm,
nhiệm vụ chính trị của Đảng kiểu mới của GCCN với phái "kinh tế" (Đảng
kiểu cũ); V.I.Lênin đấu tranh chống những quan điểm cơ hội xét lại của
phái "kinh tế" và chủ nghĩa cơ hội quốc tế về vấn đề tổ chức cơ bản. Khẳng
định đặc trưng về tổ chức của Đảng kiểu mới ở Nga và V.I.Lênin nêu lên
vấn đề phải có kế hoạch phải xây dựng một tờ báo chính trị trong tồn
nước Nga. (Đó chính là kế hoạch thành lập Đảng).
Trước hết, theo V.I.Lênin xét về bản chất chủ nghĩa cơ hội xuất hiện từ
cuối thế kỷ XIX và phát triển vào đầu thế kỷ XX trong hàng ngũ những
người mác xít. Đó là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa GCVS và
GCTS trong nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Về bản
chất, chủ nghĩa cơ hội khơng cơng khai chống chủ nghĩa Mác, nhưng nó
xun tạc, hồi nghi chủ nghĩa Mác. Nghĩa là nó giữ lấy hình thức, vứt bỏ
nội dung, giữ thể xác nhưng tước bỏ linh hồn của chủ nghĩa Mác.
Trong giai đoạn mà sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác chưa rộng lớn, thì
những kẻ cơ hội chủ nghĩa đứng ngồi hàng ngũ những người mác xít để
chống lại chủ nghĩa Mác. Đến những năm cuối của thế kỷ XIX, chủ nghĩa
Mác trở thành một trào lưu tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại, ngày càng
có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào công nhân. Buộc những kẻ thù của
chủ nghĩa Mác phải khốc áo những người mác xít để chống lại chủ nghĩa
Mác. Nhất là từ khi Ph.Ăngghen qua đời (1895), Quốc tế II dưới sự lãnh
đạo của Béc-stanh đã xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác, với chủ trương
của nó là biến các Đảng cơng nhân dân chủ xã hội ở Tây Âu thành Đảng
dân chủ cải lương, thỏa hiệp.
V.I.Lênin đã chỉ ra cuộc đấu tranh giữa giữa khuynh hướng mác xít và
cơ hội chủ nghĩa trong phong trào xã hội dân chủ quốc tế "có lúc bùng lên

sáng rực như một ngọn lửa chói lịa có lúc dịu xuống âm ỉ dưới đống tro


8

tàn của "nghị quyết ngừng chiến" trang nghiêm"(1).Trong các Đảng dân chủ
xã hội Tây Âu, trào lưu cơ hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và hành
động dưới chiêu bài "tự do phê bình" chủ nghĩa Mác và địi xét lại toàn bộ
học thuyết Mác. V.I.Lênin cho rằng "tự do phê bình" xét về bản chất là tự
do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong Đảng dân chủ xã hội, là tự
do biến Đảng dân chủ xã hội thành Đảng dân chủ cải lương, là tự do đưa
những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong chủ nghĩa xa
hội" (1). Theo quan điểm của V.I.Lênin về nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội
xét lại Béc-stanh khơng phải là ngẫu nhiên, mà nó có nguồn gốc từ hình
thái kinh tế - xã hội lịch sử giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX.
Về kinh tế: là sự mua chuộc của GCTS đối với tầng lớp trên của GCCN
(công nhân "cổ cồn", công nhân có tay nghề cao) bằng hình thức siêu lợi
nhuận. Thơng qua các các hình thức kinh tế để làm cho họ thối hóa biến
chất và họ qn lãng vai trị sứ mệnh lịch sử của mình, làm suy yếu phong
trào đấu tranh của công nhân.
Về xã hội: là sự tham gia đơng đảo của tầng lớp thanh niên trí thức, tiểu
tư sản chưa thực sự giác ngộ về chủ nghĩa Mácvà Đảng dân chủ xã hội.
Theo V.I.Lênin đó là sự tham gia của "các viện sĩ" vào các Đảng dân chủ
xã hội, khi mà chủ nghĩa Mác trở thành mới lạ, nhạy cảm đối với thanh
niên, các Đảng dân chủ xã hội - tổ chức chính trị đương thời, là "mốt" lúc
bấy giờ.
Về lịch sử: là thời kỳ CNTB phát triển tương đối ổn định, hịa bình, các hình
thức đấu tranh nghị trường, đấu tranh trong các câu lạc bộ được sử dụng phổ biến
trong phong trào công nhân. Thơng qua đó GCTS cài cắm những phần tử cơ hội

vào phong trào công nhân nhằm lũng đoạn phong trào.
((1) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát xcơva, 1978, tập 6, trang 8.
(1)(1) V.I.Lênin: Sđd, tập 6, trang 11.


9

Đi từ phân tích, xem xét bản chất nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội xét lại.
Theo V.I.Lênin chủ nghĩa cơ hội đã thể hiện sự biến tướng qua nhiều màu sắc
khác nhau trên tất cả các lĩnh vực của công tác xây dựng củng cố Đảng của
GCCN. Như V.I.Lênin đã khẳng định: Những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội
quốc tế hiện đại thay đổi tùy theo đặc điểm dân tộc, nhưng chủ nghĩa cơ hội
thì bất cứ ở đâu, cũng giống hệt như nhau về nội dung xã hội và chíh trị. Ở
nước này, những người cơ hội chủ nghĩa tập hợp nhau lại từ lâu dưới ngọn cờ
riêng biệt; ở nước kia, họ coi thường lý luận và trên thực tiễn, tiến hành chính
sách của phái xã hội cấp tiến ; ở nước thứ ba, một số đảng viên Đảng cách
mạng nhảy sang hàng ngũ cơ hội chủ nghĩa và cố gắng đạt mục đích của họ,
khơng phải bằng cách đấu tranh công khai cho những nguyên tắc cho một
sách lược mới, mà bằng cách làm cho Đảng họ dần dần bị đồi bại một cách
tuần tự , không thể cảm thấy được và không thể trừng phạt được, nếu có thể
nói như thế; sau hết, ở nước thứ tư, những kẻ đào ngũ ấy dùng cùng những
phương pháp như thế trong cách đen tối của sự nơ dịch chính trị, và với những
quan hệ hồn tồn độc đáo giữa hoạt động "hợp pháp" và hoạt động "bất hợp
pháp"(1). V.I.Lênin đã kết luận: " Lấy tự do phê bình và chủ nghĩa Béc-stanh
làm điều kiện đồn kết những người dân chủ xã hội Nga mà không phân tích
những điều kiện cụ thể và những kết quả đặc biệt của chủ nghĩa Béc-stanh
Nga, như thế nói để khơng nói gì cả"(2).
Sự xuất hiện của phái "kinh tế " ở Nga, theo V.I.Lênin đó là chủ nghĩa cơ
hội quốc tế, được biểu hiện dưới hình thức là chủ nghĩa kinh tểơ nước Nga,
nhưng bản chất của nó là hiện nguyên hình của chủ nghĩa cơ hội xét lại.

Về mặt chính trị: Phái "kinh tế" hạn chế nhiệm vụ của phong trào cơng
nhân trong cuộc đấu tranh kinh tế có tính chất nghề nghiệp chống lại bọn
chủ và chính phủ để cải thiện đời sống dân sinh, dân chủ trong xã hội tư
((1) (2) V.I.Lênin: Sđd, Tập 6, trang 18.
(2)


10

bản. Phái kinh tế đã đưa ra khẩu hiệu " Đem lại cho chính cuộc đấu tranh
kinh tế một tính chất chính trị!", nhưng thực chất của nó là nhằm che đậy
tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, nhằm hạ thấp chính trị xã hội chủ nghĩa xuống
trình độ chính trị cơng liên chủ nghĩa. Bởi vì nhiệm vụ chính trị của Phái
kinh tế đề ra, đó khơng phải là để lật đổ chế độ chuyên chế, để đấu tranh đòi
những cải cách dân chủ. V.I.Lênin chỉ rõ: Cuộc đấu tranh về kinh tế của GCCN
chỉ là một cuộc đấu tranh theo hình thức cơng đồn chủ nghĩa, là để cải thiện
điều kiện sống. Cịn lợi ích của GCCN là khơng những đấu tranh để đòi cải
thiện đời sống mà còn thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, thủ tiêu sự áp bức bọc lột.
Về mặt tư tưởng, phái "kinh tế" đã có những luận điệu lừa dối GCCN,
họ nêu lên rằng: Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa có thể phát sinh từ phong
trào tự phát của GCCN, họ sùng bái phong trào tự phát của GCCN. Trong
khi nguồn gốc của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa không phải là bắt nguồn từ
phong trào tự phát, mà nó phát sinh từ nền tảng cơ sở khoa học. V.I.Lênin
khẳng định là : Khơng chịu thừa nhận quan điểm đó tức là vạch đường cho
hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào phong trào công nhân, là thủ tiêu sự kết
hợp giữa chủ nhĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân, tức là thủ
tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, là phản bội lại GCCN.
V.I.Lênin đã kịch liệt phê phán quan điểm của phái "kinh tế" khi họ đánh
giá quá cao hệ tư tưởng và đề cao vai trò yếu tố tự phát. Nghĩa là: "Phong
trào công nhân thuần túy tự nó có khả năng tạo ra và sẽ tạo ra cho nó một

hệ tư tưởng độc lập, chỉ cần là cơng nhân, giành được vận mệnh của mình
trong tay những người lãnh đạo"

(1)

. V.I.Lênin cho đó là một luận điệu sai

lầm vô cùng nghiêm trọng của phái "kinh tế ".
Qua thực tiễn của phong trào công nhân Nga và lịch sử các nước,
V.I.Lênin đi đến khẳng định: " Công nhân trước đây khơng thể có ý thức
(1)(1)

(2)

V.I.Lênin: Sđd, tập 6, trang 48, 38


11

dân chủ xã hội được, ý thức này chỉ có thể là từ bên ngoài đưa vào. Lịch
sử tất cả các nước chứng thực rằng chỉ do lực lượng của độc bản thân
mình thơi thì GCCN chỉ có thể đi đến ý thức công liên chủ nghĩa, tức là đi
đến chỗ tin rằng phải đoàn kết lại thành hội liên hiệp, phải đấu tranh
chống bọn chủ, phải địi hỏi chính phủ ban hành những luật này hay luật
khác cần thiết cho GCCN, ... còn học thuyết xã hội chủ nghĩa thì phát sinh
ra từ các lý luận triết học, lịch sử, kinh tế, do những người có học thức
trong giai cấp hữu sản, những trí hức, xây dựng nên"(2).
Từ những phân tích sâu sắc có luận cứ khoa học, V.I.Lênin kết luận rằng:
"Đã khơng thể có một hệ tư tưởng độc lập, do chính ngay quần chúng cơng
nhân xây dựng nên trong quá trình phong trào của họ, thì vấn đề đặt ra chỉ là

như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã họi chủ nghĩa, khơng có
hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại khơng tạo ra một hệ tư tưởng "thứ ba"
nào cả... ). Vì vậy mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời
hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản"(3).
Về mặt tổ chức, chủ nghĩa cơ hội của phái "kinh tế" khơng chỉ có những
biểu hiện trong nhiệm vụ chính trị ở điểm là hạ thấp nhiệm vụ chính trị dân
chủ xã hội xuống thành nhiệm vụ chính trị cơng liên chủ nghĩa, phủ nhận
vai trị của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa; mà còn hạ thấp nhiệm vụ tổ chức.
Họ đã tích cực bào chữa cho tính chất thủ cơng, chủ nghĩa thực tiễn nhỏ lẻ;
tính chất rời rạc, phân tán, cục bộ địa phương và thu hẹp quy mô tổ chức
của GCCN. Mục đích của phái kinh tế là muốn duy trì mãi tình trạng nhỏ
lẻ, phân tán về mặt tổ chức của Đảng, phủ nhận một Đảng tập trung thống
nhất của GCCN và suy đến cùng là họ muốn thủ tiêu Đảng.
Theo V.I.Lênin, phái kinh tế đã bênh vực, biện hộ cho lối làm việc thủ cơng
nghiệp, từ đó đã cản trở việc thành lập một Đảng tập trung thống nhất của
(
(3)(3) V.I.Lênin: Sđd, tập 6, trang 49 - 50.


12

GCCN. Nguồn gốc xuất phát của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa về mặt tổ
chức cũng chính bắt nguồn từ chỗ họ quá sùng bái tính tự phát. Phong cách lề
lối làm việc thủ công nghiệp gắn liền với những quan điểm của chủ nghĩa
kinh tế. Bởi vậy, theo quan điểm của V.I.Lênin, muốn loại bỏ được chủ nghĩa
kinh tế nói chung. Nghĩa là loại bỏ được quan niệm hẹp hòi về lý luận của
chủ nghĩa Mác, về vai trò của Đảng dân chủ xã hội với những nhiệm vụ chính
của Đảng). Loại bỏ chủ nghĩa cơ hội nói riêng thì phải kiên trì loại trừ cả sự
hẹp hịi của chúng ta trong công tác tổ chức của Đảng.
Đồng thời V.I.Lênin đã nhấn mạnh nguồn gốc chung của sự khác nhau

căn bản ý kiến giữa phái "kinh tế" và những người dân chủ xã hội cách
mạng là ở điểm " những người kinh tế chủ nghĩa luôn đi chệch ra ngồi
dân chủ xã hội và hướng về chủ nghĩa cơng liên trong các nhiệm vụ tổ
chức như các nhiệm vụ chính trị"(1) mà họ đề ra.
Mặt khác theo V.I.Lênin những cuộc đấu tranh của Đảng dân chủ xã hội
sâu rộng và nó phức tạp, khó khăn hơn nhiều với cuộc đấu tranh kinh tế
của công nhân chống bọn chủ và chính phủ. Chính vì vậy mà tổ chức của
những người cách mạng phải khác tổ chức của công nhân, chứ khơng phải
tổ chức cơng nhân có thể thay thế cho tổ chức của những người cách mạng.
Qua phân tích và phê phán quan điểm sùng bái tính tự phát của phái
"kinh tế" về mặt tổ chức V.I.Lênin có kết luận: " Cuộc đấu tranh của
GCVS sẽ không trở thành cuộc "đấu tranh giai cấp" thực sự của GCVS,
chừng nào nó chưa được tổ chức mạnh mẽ gồm những người cách mạng
lãnh đạo"(2). Như vậy, tổ chức mạnh mẽ đó chính là tổ chức Đảng - một tổ
chức thống nhất và tập trung của GCCN, trong đó bao gồm trước hết và
chủ yếu là những người lấy hoạt động cách mạng làm chuyên nghiệp. Một

((1
(

) (2)

V.I.Lênin: Sđd. Tập 6, trang 142; 173.


13

tổ chức như vậy, mới khắc phục được tình trạng phân tán, nhỏ lẻ trong
Đảng.
Như vậy, từ việc nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tác phẩm

"Làm gì?" của V.I.Lênin cho thấy Người đã để lại cho mỗi đảng viên, mỗi
Đảng Cộng sản chân chính ngày nay những tư tưởng hết sức quý giá trong
công tác xây dựng đảng. Trong đó, đặc biệt nổi lên những tư tưởng của
Người về sự kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội với những biểu
hiện của nó trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức trong cơng tác
xây dựng đảng.
Thấm nhuần những tư tưởng của V.I.Lênin về chống chủ nghĩa cơ hội
trong công tác tổ chức xây dựng đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua
75 năm xây dựng và hoạt động của mình, đã đúc kết nhiều bài học quý báu
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhất là trong công tác tư tưởng,
chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội. Từ đặc điểm về quy luật thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ngày nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ
điểm xuất phát thấp không trải qua chế độ TBCN; thực hiện công cuộc đổi
mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Trong tình hình
chính trị,kinh tế, xã hội trong nước và hồn cảnh quốc tế có nhiều thời cơ
và thách thức. Hơn lúc nào hết, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng
luôn luôn nêu cao tinh thần đấu tranh kiên quyết với mọi biểu hiện của chủ
nghĩa cơ hội (hay tư tưởng cơ hội) trong và ngồi Đảng.
Thực tiễn q trình đấu tranh cách mạng ở nước ta là quá trình lâu dài và
rất phức tạp. Ở những bước ngoặt lịch sử thường xuất hiện những tư tưởng


14

cơ hội dưới nhiều màu sắc "hoặc hữu khuynh, hoặc tả khuynh", ở những
mức độ khác nhau. Những tư tưởng cơ hội với những quan điểm chính trị
sai trái biểu hiện tương đối rõ nét ở một số rất ít người, nhưng tính chất của

nó rất nguy hiểm, nếu khơng đấu tranh phê phán, vạch trần sẽ có "lây
nhiễm" và lừa gạt số người thiếu kiên định về chính trị.
Nhìn lại đất nước vào những năm 80 của thế kỷ XX, lúc đất nước ta
đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội . Đảng ta đã tự phê bình
và từ sự tổng kết thực tiễn, khởi xướng cơng cuộc đổi mới. Nhưng chính
thời điểm đó, với vơ vàn khó khăn, phức tạp có một số người miệng hô hào
đổi mới nhưng xa rời nguyên tắc, từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, kêu
gọi phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng phủ nhận vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước, đề cao vai trò điều tiết của kinh tế thị trường,
nhưng coi nhẹ chức năng quản lý của nhà nước, tán dương chủ nghĩa xã
hội dân chủ... đồng thời, mặt khác có những biểu hiện giáo điều , bám giữ
những quan niệm về mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, luyến tiếc cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, có định kiến với nền kinh tế nhiều thành phần...
Ngoài những biểu hiện trên, ở một bộ phận cán bộ, đảng viên có sự dao
động về mục tiêu lý tưởng và nguyên tắc xây dựng đản; khơng giữ vững
định hướng trong q trình đổi mới ở cả hai phía cực đoan; tê liệt ý chí
chiến đấu, mất cảnh giác cách mạng, thiếu sự vững vàng về bản lĩnh; họ
không hẳn chống lại, nhưng thiếu niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, hoài nghi
về vai trị lãnh đạo của Đảng, khơng giám cơng khai đấu tranh với những
quan điểm, hành vi sai trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà
nước; hoặc ngả nghiêng, do dự, thiếu kiên định vững vàng trên những vấn
đề đường lói, quan điểm của Đảng... Nếu khơng được giáo dục nâng cao
nhận thức chính trị thì họ dễ bị lầm đường, bị các thế lực thù địch lung lạc
mua chuộc.


15
Tư tưởng cơ hội với đặc trưng cơ bản là sự mơ hồ, dao động về chính trị,
khơng kiên định trên những vấn đề nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng, mỗi khi cách mạng
thuận lợi thì tỏ ra hăng hái, khi cách mạng gặp khó khăn thì thỏa hiệp, thoái lui.

Những kẻ cơ hội thường che dấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ đường lối của
Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa dưới danh nghĩa đổi mới tư duy, cụ thể
hóa, bổ sung vào đường lối của Đảng, mà thực chất là xuyên tạc những nội dung
cốt lõi của đường lối, của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Thực tế ở nước ta tư tưởng cơ hội có những nét riêng, ở chỗ nó thường
gắn liền với chủ nghĩa cá nhân, với động cơ bất mãn cá nhân, không tôn
trọng tổ chức, coi thường tập thể dẫn tới bài xích, xun tạc quan điểm
đường lối của Đảng; có những trường hợp đãn đến hoạt động gây bè phái,
chống đối tổ chức. Tư tưởng cơ hội chính trị ở nước ta thường vay mượn ở
nước ngoài như của chủ nghĩa xét lại, tư tưởng dân chủ tư sản và xã hội
dân chủ, của sự sùng bái mơ hình kinh tế TBCN...
Bên cạnh tư tưởng cơ hội về chính trị, ở nước ta cịn có những biểu hiện của
tư tưởng cơ hội thuộc lĩnh vực đạo đức, phẩm chất, lối sống. Có một số người
mang danh hiệu đảng viên cộng sản, là người cách mạng nhưng sống khơng có
lý tưởng, họ tính tốn thực dụng, tìm kiếm cơ hội giành lấy địa vị không phải
để phục vụ nhân dân, xây dựng đất nước, mà chỉ vì danh vọng và quyền lợi cá
nhân. Họ thường sống không trung thực, sắn sàng dùng "ba tấc lưỡi" để làm
"vừa lòng và hợp với quan điểm" của cấp trên, để tạo dựng uy tín, "mua phiếu"
trong dịp bầu cử. Họ sống theo kiểu "gió chiều nào, che chiều ấy" , tranh thủ
người này lôi kéo người khác, đã kích những người trung thực, ggay bè cánh,
phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Lối sống cơ hội, thực dụng vơ
ngun tắc đó với chủ nghĩa cá nhân thực chất đó chỉ là một. Tư tưởng cơ hội
về chính tri và những biểu hiện cơ hội về đạo đức, phẩm chất lối sống gắn bó


16

khăng khiết, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau Những người mắc vào chủ
nghĩa cơ hội về chính trị hoặc có thái độ, lối sống cơ hội đều có một đặc tính

chung là xa rời nguyên tắc, cả trong nguyên tắc chính trị, nguyên tắc tổ chức,
cũng như nguyên tắc sống trong các mối quan hệ với với đồng chí, đồng đội
với cộng đồng xã hội. Trong thực tế, có những phần tử cơ hội chủ nghĩa về
chính trị đồng thời suy thoái về đạo đức, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, kiêu
ngạo, bất mãn về chính trị dẫn đến chóng đối về chính trị. Ngược lại, một khi
đã suy thoái về đạo đức,lối sống quan liêu, xa rời quần chúng, phai nhạt tình
cảm cách mạng thì tất yếu dễ dàng tiếp thu sự ảnh hưởng của những tư tưởng
tư sản và đến một mức độ nào đó sẽ trở thành tay chân cho kẻ thù của cách
mạng.
Tư tưởng cơ hội về chính trị và lối sống cơ hội gây nguy hại nghiêm
trọng đến sự vững mạnh vững mạnh về chính trị và trong sạch về tổ chức,
đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, kể cả vận mệnh của Đảng.
Hơn nữa, trong điều kiện trong nước và quốc tế diễn ra như hiện nay, sự
xuất hiện tư tưởng cơ hội dưới nhiều biểu hiện khác nhau không phải là
hiện tượng nhất thời và ngẫu nhiên. Do vậy trong công tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng cần phải tăng cường cuộc đấu tranh đẩy lùi và khắc phục
tư tưởng cơ hội với tất cả biểu hiện của nó, trên tất cả các lĩnh vực chính
trị, tư tưởng và tổ chức là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết với Đảng ta.
Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 6 (lần 2) khóa VIII của Đảng đã phân
tích một cách sâu sắc tình trạng của sự suy thối về tư tưởng chính trị và
tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và khẳng định phải triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng. Qua quá trình tổ chức cuộc cuộc vận động đã thu được
một số kết quả nhất định, tuy nhiên chưa đạt được so với yêu cầu đề ra.
Như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đánh giá: Việc phê phán đấu tranh


17

khắc phục sự suy thối về tư tưởng chính trị, mà trước hết là biểu hiện cơ

hội về chính trị chưa được thật sự quan tâm đầy đủ ở các tổ chức đảng.
Mọi đảng viên đều nhất trí với nhận định trong các nghị quyết của Đảng về
tư tưởng cơ hộilà đúng với thực trạng tình hình tư tưởng hện nay. Nhưng đi
vào thực tế việc tự phê bình và phê bình thì hầu như chưa có đảng viên nào
và tổ chức đảng nào tự phê bình về tình trạng suy thối về tư tưởng chính
trị, về các biểu hiện cơ hội của mình.
Vấn đề khắc phục tình trạng suy thối đạo đức, lối sống, tuy có quan tâm
phê phán tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu nhưng chưa chú trọng vào
việc phân tích rõ về bản chất và phê phán nghiêm khắc lối sống cơ hội,
thực dụng trong nội bộ Đảng.
Vì vậy, trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay, cần
phải quan tâm hơn nữa đến yêu cầu khắc phục sự suy thoái về tư tưởng,
chính trị, lối sống cơ hội, thực dụng. Dù những tư tưởng cơ hội khéo ngụy
trang, che đậy thế nào; song tư tưởng cơ hội qua cuộc sống không thể
không bộc lộ ra thái độ và hành động cụ thể trong công tác hàng ngày. Nếu
công tác quản lý cán bộ, đảng viên một cách chặt chẽ, với tinh thần tự phê
bình một cách nghiêm túc của mỗi đảng viên, của từng tổ chức thì chắc
chắn sẽ phát hiện, giáo dục, đấu tranh khắc phục có hiệu quả.
Phát huy vai trò của tập thể, của các tổ chức đảng. Đặc biệt là vai trò của
các cấp ủy đảng trong việc thường xuyên tìm hiểu, nắm chắc diễn biến,
nhận thức của đảng viên; thông qua sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ có
chất lượng nhằm quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng. Để kịp thời
phát hiện và uốn nắn những nhận thức sai lệch.
Đối với những người lãnh đạo và cơ quan tổ chức cần tăng cường công
tác quản lý cán bộ, không chỉ quan tâm đến năng lực công tác chuyên môn,
nghiệp vụ mà cần phải hiểu rõ tư tưởng, chính trị của cán bộ trong cơng tác


18


và sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng một cách chủ động, kịp thời có sức thuyết phục cao, tạo cơ sở
vững chắc cho sự đồn kết thống nhất về chính trị tư tưởng trên cơ sở
nguyên tắc, quan điểm, đường lối của Đảng.
Đối với mọi đảng viên và quần chúng nhân dân, tiến hành tuyên truyền
giáo dục rộng rãi với những nội dung dễ hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, về
sự đúng đắn trong đường lối quan điểm của Đảng, luật pháp của Nhà nước
biểu hiện ở những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, qua đó nhằm làm tăng
thêm niềm tin của mọi người vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
nam. Đồng thời phải kiên quyết đập tan các luận điệu thù địch mưu toan
xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ
nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, trong mọi lúc, mợini không
được buông lỏng cuộc đấu tranh vạch trần bản chất sai trái, nguy hại của tư
tưởng cơ hội, của chủ nghĩa giáo điều, của mọi biểu hiện mơ hồ, dao động
về chính trị cũng như lối sống cơ hội thực dụng.
Theo quan điểm cơ bản của Nghị quyết chuyên đề " Về nhiệm vụ chủ
yếu của cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới" do Hội ngị lần thứ
5 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa IX đề ra : Nhiệm vụ trực tiếp
thường xuyên và trọng yếu của toàn bộ hoạt động tư tưởng van hóa là giáo
dục tư tưởng chính trị, nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức cách mạng,
lối sống trong sạch lành mạnh, bồi dưỡng xây dựng phẩm chất và bản sắc
cao đẹp của văn hóa dân tộc trong mỗi con người Việt Nam; đồng thời kiên
quyết chống chủ nghĩa cá nhân , tư tưởng và hành vi,cư hội, thực dụng
đang có nguy cơ phát triển trong đời sống xã hội, trong bộ máy của cả hệ
thống chính trị. Việc quán triệt và triển khai thực hiện tốt nghị quyết đó sẽ
tạo ra một chuyển biến mới của cơng tác tư tưởng, lý luận nhằm đẩy lùi các
tư tưởng sai trái nói chung, tư tưởng cơ hội nói riêng.


19


Tóm lại: Qua nghiên cứu nội dung tác phẩm "Làm gì?" của V.I.Lênin nói
chng và tư tưởng của V.I.Lênin về chống chủ nghĩa cơ hội nói riêng, chúng
ta thấy những tư tưởng đó có giá trị về cả lý luận và thực tiễn đối với công
tác xây dựng và chỉnh đốn Đảnảytong tình hình hiện nay. Mặc dù qua
nghiên cứu, phân tích đối với đát nước ta, chủ nghĩa cơ hội chỉ là sự ảnh
hưởng từ bên ngoài, nhưng những ảnh ưởng của nó hết sức nguy hại cả
trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức trong đời sống xã họi nói
chung, và trong Đảng ta nói riêng. Với đặc điểm sự hình thành, và phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách
mạng quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình đất
nước và quốc tế như hiện nay , cần phải nhận rõ bản chất, nguồn gốc,
những biểu hiện của tư tưởng cơ hội. Từ đó trên bất cứ lĩnh vực cơng tác
nào, trên cương vị nào cũng cần phải kiên trì và đấu tranh kiên quyết để
loại bỏ nó./.



×