Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài 6 hiểu đúng về vùng kháng cự hỗ trợ chủ đạo – vùng mua bán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.57 KB, 5 trang )

Bài 5: Hiểu đúng về vùng kháng cự/hỗ trợ chủ
đạo – Vùng mua bán
Hello mọi người!
Chúng ta tiếp tục đến với phần 2 của bài: Hiểu đúng về vùng kháng cự/ hỗ trợ chủ
đạo. Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu 10 mẹo chính khi trade ở trong vùng kháng
cự/ hỗ trợ chủ đạo. Còn ở bài học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một khái niệm gọi là
“Vùng mua bán” (Long Short Zone – LSZ).

LONG SHORT ZONE LÀ GÌ?
LSZ, dịch sang tiếng Việt nghĩa là Vùng mua bán. LSZ là vùng kháng cự/hỗ trợ chủ
yếu để chúng ta xác định có vào lệnh hay khơng. Đây là một phần trong phần thứ 3
của mơ hình Price Action context, kháng cự/ hỗ trợ. LSZ sẽ có ảnh hưởng lớn đến
quyết định sẽ buy hay sell của chúng ta.

LONG SHORT ZONE XÉT TRONG HỒN CẢNH
KHUNG THỜI GIAN.
LSZ có thể vừa ở khung thời gian lớn, vừa ở khung thời gian nhỏ. Khung thời gian
lớn thì được xem xét từ H4 trở lên. Cịn khung thời gian nhỏ thì là từ H1 trở xuống.
LSZ ở khung thời gian nhỏ thì nếu như giá ở bên dưới LSZ, ta sẽ tìm kiếm cơ hội bán
ra cịn giá ở bên trên LSZ thì ta sẽ tìm kiếm cơ hội mua vào. Trong trường hợp, giá thị
trường chuyển từ đang ở bên dưới LSZ sang lên trên LSZ thì ta thay đổi quyết định từ
sell sang buy. Và ngược lại.

LONG SHORT ZONE XÉT TRONG HỒN CẢNH XU
HƯỚNG.
Ở thị trường có xu hướng, thì sẽ chỉ có 1 LSZ. Ví dụ trong thị trường đi lên, nếu giá ở
trên LSZ thì điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đi tìm kiếm các cơ hội BUY. Và ngược
lại.
Còn ở thị trường sideway (range market), sẽ có 2 LSZ đó là: LSZ ở phía trên vùng
sideway và LSZ ở phía dưới vùng sideway. Giá ở bên trên LSZ ở phía dưới vùng
sideway thì thiên hướng của chúng ta sẽ là mua vào, còn giá ở bên dưới LSZ ở phía


trên vùng sideway thì thiên hướng của chúng ta sẽ là bán ra.

CÁCH XÁC ĐỊNH LONG SHORT ZONE
Có 3 cách để xác định vùng mua bán – LS Zone đó là dựa vào: long-term corrective
structure, breakout và short-term corrective structure.


Long-term corrective structure.
Khái niệm này dịch sang tiếng Việt sẽ được hiểu là “cấu trúc điều chỉnh dài hạn”. Như
chúng ta đã biết thường thì sau một xu hướng tăng, hoặc giảm sẽ có một giai đoạn
điều chỉnh của giá. Giai đoạn điều chỉnh này sẽ có thể là dài hoặc ngắn, tùy thuộc vào
khung thời gian ta xét. Một cấu trúc điều chỉnh dài hạn được gọi là dài khi ta xét nó ở
khung thời gian D1 trở lên trong ít nhất khoảng từ 3 đến 4 tháng.

EURUSD, chart D1.
Như hình trên (cặp EurUsd, D1) ta thấy sau một quãng thời gian từ tháng 6/2014 đến
tháng 3/2015 tức là trong khoảng 9 tháng, giá liên tục giảm và sau đó là một khoảng
thời gian khoảng 5 tháng từ 3/2015 đến 8/2015 thì giá dao động lên xuống ở trong
vùng điều chỉnh.


EURUSD, chart D1
Trong vùng điều chỉnh này, vùng kháng cự trên được gọi là “Top LSZ”, còn vùng hỗ
trợ dưới được gọi là “Bottom LSZ”.
Chiến lược của chúng ta là nếu giá đi vào vùng mua bán và đóng cửa ở trên Bottom
LSZ thì sẽ mua vào, đóng cửa ở dưới Bottom LSZ thì có nghĩa là giá đã breakout ra
khỏi vùng điều chỉnh, khi đó ta sẽ bán ra. Tương tự như vậy đối với Top LSZ.

Break Out.


USDJPY, chart H1.
Cách xác định LSZ trong trường hợp Breakout là ta sẽ tìm điểm Pre-breakout trước.
Điểm Pre-breakout là điểm mà giá tưởng như đã phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ nhưng
ngay sau đó lại quay ngược trở lại. Ở hình trên (USDJPY, H1), giá tưởng như đã phá


vỡ hỗ trợ (đường màu xanh ở trên) nhưng sau đó khi chạm vào mức hỗ trợ tiếp theo
(đường màu xanh ở dưới) thì lại quay ngược lên, điểm đó được gọi là điểm Prebreakout. Vậy vùng mua bán LSZ trong trường hợp này sẽ là vùng giới hạn bởi hai
mức kháng cự hoặc hỗ trợ liên tiếp. Trong trường hợp này là hai mức hỗ trợ liên tiếp
(vùng màu xám nằm giữa hai đường màu xanh).
Chiến lược của chúng ta ở vùng LSZ breakout cũng rất đơn giản: nếu giá đóng cửa ở
trên LSZ thì mua vào, cịn đóng cửa ở dưới LSZ thì bán ra.

Short-term corrective structure.
Khái niệm này dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là “cấu trúc điều chỉnh ngắn hạn”. Đây
cũng là một giai đoạn điều chỉnh của giá sau một giai đoạn tăng hoặc giảm liên tục.
Nếu như với Long-term corrective structure thì khung thời gian ta xét là từ D1 trở lên
thì với Short-term corrective structure thì khung thời gian ta xét sẽ là từ H1 trở xuống.
Rất dễ hiểu thôi.

USDJPY, chart H1.
Chiến thuật đối với LSZ ở short-term corrective structure cũng hoàn toàn tương tự
như ở long-term corrective structure. Như ở ví dụ trên với USDJPY, chart H1, khi giá
đóng cửa ở bên dưới Bottom LSZ thì có nghĩa là giá đã breakout, khi đó ta sẽ bán ra.

OK! Chúng ta kết thúc bài học về vùng mua bán tại đây. Đây cũng là bài học cuối
cùng của session 1. Bài tiếp theo sẽ là một bài ôn tập lại kiến thức và xem một số ví
dụ live trade vận dụng các kiến thức đã học nhé!



Thịnh rất mong nhận được ý kiến của mọi người! Hãy để lại ý kiến của mình ở phần
bình luận bên dưới nhé

Happy trading!



×