Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

YCKT cong QT, nha hang, mong san nha ga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 138 trang )

U CẦU KỸ THUẬT
GĨI THẦU: THI CƠNG XÂY DỰNG CỔNG
QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM, NHÀ HÀNG VEN SUỐI
VÀ MÓNG SÂN NHÀ GA
DỰ ÁN: KHU DU LỊCH TÂM LINH – SINH THÁI TÂY YÊN TỬ
XÃ TUẤN MẬU, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

0


A. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
I. Thông tin chung:
1. Tên dự án: Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây yên Tử
2. Địa điểm xây dựng: xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
3. Quy mơ diện tích theo quy hoạch: 136,36ha
4. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử
5. Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
6. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
II. Nội dung, quy mô dự án:
1. Nội dung đầu tư:
Đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo loại cáp đơn tuần hồn có tổng chiều dài tuyến
khoảng 2043m, công suất vận chuyển khoảng 1500 người/giờ với 45 cabin cho giai đoạn
I và khoảng 2500 người/giờ với 73 cabin cho giai đoạn II.
2. Quy mô dự án:
Dự án “Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử” thuộc xã Tuấn Mậu, huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có ranh giới được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc: Giáp Tỉnh lộ 293 và xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động.
+ Phía Nam: Giáp khu Di tích danh thắng n Tử, xã Thượng n Cơng, T.P
ng Bí, tỉnh Quảng Ninh;
+ Phía Đơng: Giáp xã Thanh Luận và thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động.
+ Phía Tây: Giáp huyện Lục Nam.


Dự án “Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử” theo quy hoạch xây dựng chi
tiết tỷ lệ 1/500 có diện tích khoảng 186,68 ha.
Với quy mô dự án trên, dự kiến khách du lịch đến năm 2020 khoảng 1,2 triệu
người và đến năm 2025 khoảng 3 triệu người.
III. Mục tiêu của dự án:

1


Phát triển khu vực Tây Yên Tử thành một Khu du lịch Tâm linh - sinh thái; tạo mối
liên kết “Hiệu ứng quan hệ huyết thống” của lịch sử - thiên nhiên - tâm linh giữa một
bên là sự kế thừa các di tích hiện hữu với khu vực Tây Yên Tử là sự lôi cuốn để hồi sinh
lại cuộc đời của Phật hồng Trần Nhân Tơng. Q trình “Tìm kiếm hạnh phúc thực sự”
thông qua “Khám phá lại Yên Tử” phương pháp làm tăng giá trị du lịch.
Cụ thể hóa Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái
Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động; tỷ lệ 1/500.
Tạo một điểm nhấn thu hút du lịch, góp phần phát triển lĩnh vực du lịch theo định
hướng chủ trương của tỉnh Bắc Giang.
1. Nội dung và phạm vi công việc gói thầu:
1.1. Phạm vi cơng việc:
Bao gồm nhưng khơng giới hạn bởi các cơng việc chính như sau:
- Thi cơng xây dựng Cổng quảng trường trung tâm;
- Thi công xây dựng Nhà hàng ven suối;
- Thi cơng xây dựng Móng sân nhà ga.
2. Các căn cứ pháp lý thực hiện gói thầu
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết

về hợp đồng xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác
định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về
việc phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử,
xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (tỷ lệ 1/2000);
- Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về
việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử,
xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động; tỷ lệ 1/500.
B. YÊU CẦU KỸ THUẬT CHÍNH CỦA GÓI THẦU
I. PHẦN KẾT CẤU

2


Khi thi cơng các hạng mục xây dựng cơng trình, ngoài việc tuân thủ các bản vẽ theo
qui định, đơn vị thi cơng cần phải tuẩn thủ các qui trình, qui phạm kỹ thuật thi công liên
quan:
1. Các tiêu chuẩn kết cấu chính áp dụng:
TCVN 2737 – 1995: Tải trọng và tác động.
TCVN 9362 : 2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và cơng trình.
TCVN 9361 : 2012 Cơng tác nền móng – thi cơng và nghiệm thu.
TCVN 5574 : 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4453 – 1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, quy phạm thi công và
nghiệm thu.
TCVN 303 – 2006: Cơng tác hồn thiện trong xây dựng – thi công và nghiệm thu.

TCVN 371 – 2006: Nghiệm thu chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng.
TCVN 4506 : 2012 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 9377 : 2012 Công tác hồn thiện trong xây dựng – Thi cơng và nghiệm thu.
TCVN 9345 : 2012 Kết cấu bê tông và bê tơng cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phịng
chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
TCVN 9343 : 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – hướng dẫn cơng tác bảo
trì.
TCVN 9202 : 2012 Xi măng xây trát.
TCVN 8790 : 2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép – Qui trình thi cơng và nghiệm thu.
TCVN 8828 : 2011 Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, khi thi công cần tuân thủ các tiêu chuẩn TCVN
chuyên ngành khác.
2. Vật liệu sử dụng trong kết cấu:
2.1. Tổng quan
o Vật tư sử dụng tại công trường phải cùng chủng loại và chất lượng theo các mẫu
đã được duyệt. Việc vận chuyển vật tư phải được thực hiện cẩn thận để có thể sử
dụng làm mẫu kiểm tra khi có yêu cầu. Không sử dụng những loại vật tư chưa
được chấp nhận và những loại vật tư này lập tức phải được chuyển khỏi công
trường và Nhà thầu sẽ trả chi phí vận chuyển.
o Vật tư sẽ được vận chuyển, giao nhận và lưu kho tại cơng trường hoặc nơi thích
hợp để tránh hư hỏng, giảm chất lượng hoặc bị dơ bẩn. Kỹ sư tư vấn có quyền
kiểm tra bất cứ loại vật tư nào sẽ được sử dụng tại công trường vào bất cứ lúc nào
và bất cứ nơi đâu trong kho.
o Ngoại trừ có chỉ định khác hoặc có sự chấp thuận khác của Kỹ sư tư vấn, Các loại
vật tư phải phù hợp theo những tiêu chuẩn tương ứng, ưu tiên cho vật liệu của nhà
sản xuất địa phương. Trong trường hợp các yêu cầu trong tiêu chuẩn liên quan
mâu thuẩn với Điều kiện kỹ thuật thì ưu tiên áp dụng Điều kiện kỹ thuật này.

3



o Khi có yêu cầu, Nhà thầu phải cung cấp cho Kỹ sư tư vấn chứng nhận nguồn gốc
vật liệu phù hợp tiêu chuẩn.Tuy nhiên theo các điều kiện trên, việc kiểm tra sẽ
được tiến hành trực tiếp bởi Kỹ sư tư vấn dựa vào các tiêu chuẩn phù hợp.
Xi măng
o Xi măng sử dụng PC40 cho mác 250 (B20) và PC30 cho bê tông đá 40x60 mác
100 (B7.5). Xi măng tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 2682: 1989 Xi măng poóclăng.
o Trừ khi có chỉ định khác ximăng phải là ximăng Porland thông thường theo tiêu
chuẩn TCVN. Trước khi tiến hành thi cơng, Nhà thầu phải trình chủng loại và
nhãn hiệu ximăng dự định được sử dụng. Nhà thầu không được tự ý thay đổi nhãn
hiệu ximăng trừ khi có được lý do chính đáng và có giấy xác nhận của Kỹ sư tư
vấn.
o Không sử dụng ximăng hàm lượng Alumina cao tại công trường.
o Ximăng được giao tại công trường phải còn nguyên bao và dấu niêm xuất xưởng
của nhà sản xuất.
o Ximăng phải được lưu giữ tại nơi khơ ráo, có mái che và nền nhà kho phải có ván
lát cao lên, hoặc tại các kho hàng riêng biệt.
o Ximăng khác chủng loại và khác nhà sản xuất phải được cất giữ riêng biệt và
không trộn lẫn nhau khi sử dụng.
o Ximăng bị đóng cục hoặc bị hư hỏng trong khi vận chuyển và lưu kho sẽ không
được sử dụng. Các loại ximăng khơng thích hợp sẽ được Nhà thầu chuyển ngay ra
khỏi công trường, mà sẽ không được địi hỏi thêm bất cứ chi phí và thời gian nào.
Chỉ nhập kho các loại ximăng đạt yêu cầu.
o Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp giấy chứng nhận về xuất xứ hàng hoá chỉ rõ
ngày và nơi sản xuất ximăng theo yêu cầu của Kỹ sư tư vấn. Các mẫu ximăng
cũng đồng thời được cung cấp để kiểm tra. Các mẫu ximăng không đạt yêu cầu
theo tiêu chuẩn quy định sẽ không được nhập kho.
Cốt liệu bê tông
o Cốt liệu được sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ được sử dụng cho
cho công tác bê tông. Các chất liệu như cát tự nhiên hoặc tỷ lệ trộn đá-cát phải

phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN. Các cốt liệu thô bao gồm sỏi, đá nhỏ phải
phù hợp tiêu chuẩn TCVN. Cốt liệu gồm nhiều thành phần trộn lẫn nhau sẽ không
được sử dụng.
o Nhà thầu sẽ đưa ra tỷ lệ vữa cốt liệu phù hợp tiêu chuẩn TCVN và sẽ được sử
dụng trong suốt q trình thi cơng, tỷ lệ sẽ được trình cho Kỹ sư tư vấn.

4


o Cốt liệu được sử dụng phải là loại không kháng kiềm. Cốt liệu không phù hợp với
yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN, không được sự chấp thuận của Kỹ sư tư vấn, sẽ
không được sử dụng. Cát bị lẫn tạp chất bùn đất quá mức độ cho phép theo tiêu
chuẩn sẽ khơng được sử dụng vì cốt liệu này sẽ không được sử dụng và theo yêu
cầu của Kỹ sư tư vấn, cát sẽ được sạch tạp chất và chi phí này sẽ do Nhà thầu chi
trả.
o Cốt liệu được giao đến công trường sẽ được lưu giữ ở nơi có mặt bằng cứng, sạch
sẽ hoặc được lưu giữ theo từng loại vật liệu ở từng kho riêng biệt để tránh hư
hỏng
o Kỹ sư tư vấn có quyền chọn lựa các mẫu cốt liệu ở bất kỳ kho hàng và vào bất kỳ
lúc nào để đem đi kiểm tra tại phịng thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN. Các cốt
liệu được lựa chọn rồi mà không đạt tiêu chuẩn yêu cầu sẽ không được chấp nhận
sử dụng.
o Nhà thầu sẽ thông báo trước cho Kỹ sư tư vấn mọi sự thay đổi về nguồn cung cấp
và phương pháp sản xuất cốt liệu.
Nước
o Nước sử dụng từ nguồn cung cấp nước của thành phố. Nếu khơng có nguồn nước
thành phố để sử dụng cho công trường, nguồn nước được chọn lựa sử dụng phải
có chứng nhận đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
o Nguồn nước được sử dụng mà không phải là nguồn cung cấp chung của thành phố
phải là nước sạch không có hố chất và lẫn tạp chất. Khi có u cầu của Kỹ sư tư

vấn, Nhà thầu sẽ tiến hành việc xét nghiệm nước theo yêu cầu và phù hợp tiêu
chuẩn TCVN trước khi nước được sử dụng tại công trường.
Phụ gia
o Phụ gia không được dùng trừ phi được Kỹ sư tư vấn chấp thuận. Kỹ sư tư vấn sẽ
yêu cầu Nhà thầu cung cấp các dữ liệu chứng nhận cho việc sử dụng phụ gia theo
yêu cầu sau:
 Chủng loại và nhãn hiệu hàng hố.
 Liều lượng thơng dụng và ảnh hưởng của việc sử dụng tỷ lệ cao hơn và
thấp hơn so với yêu cầu.
 Tên hoá chất được sử dụng và các thành phần chủ yếu của phụ gia.
 Đưa ra liều lượng và phương thức sử dụng
o Phụ gia được sử dụng nhìn chung phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN. Những yêu
cầu cho phép sử dụng các chủng loại phụ gia khác không theo tiêu chuẩn trên chỉ
có thể được sử dụng nếu phù hợp với các tiêu chuẩn trên. Phụ gia có chứa CloCanxi sẽ không được phép sử dụng tại công trường.
2.2. Bê tơng:
Bê tơng lót là loại đá 40x60 mác 100 (cấp độ bền B=7.5).

5


Bê tơng tồn bộ kết cấu là loại đá 10x20 mác 200, 250 và 300
2.3. Cốt thép:
Tồn bộ cơng trình: móng và phần thân sử dụng loại cốt thép có cường độ tính tốn:
+ Cốt thép < 10mm, Rs = 225MPa, loại CB-240T (hoặc tương đương)
+ Cốt thép > =10mm, Rs = 280MPa, Loại CB-300V (hoặc tương đương)
Các chỉ tiêu khác của thép phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.
2.4. Các loại vật liệu khác:
Các loại vật liệu xây dựng khác tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN hiện hành hoặc các
thí nghiệm tại các cơ cở có pháp nhân hợp chuẩn quốc gia và được sự thống nhất của
chủ đầu tư.

3. Thi công bê tông:
3.1. Lớp bê tông bảo vệ:
Khi thi cơng cần lắp đặt chính xác lớp bê tơng bảo vệ cốt thép theo như quy định
trong bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
3.2. Trộn bê tông:
o Ximăng được trộn trong mẻ phải còn trong bao nguyên vẹn hoặc được cân ký khi
lưu giữ trong silo. Các loại cốt liệu thô và tinh sẽ được định lượng riêng biệt và
mức dung sai sẽ được tính vào khối lượng nước còn chứa trong các cốt liệu.
Lượng nước được trộn cũng được bằng mức dung sai của lượng nước còn ẩn chứa
trong các cốt liệu
o Các thiết bị đo lường sẽ có mức độ chính xác là ±3% theo trọng lượng ximăng và
nước hoặc theo tổng trọng lượng của các cốt liệu. Các thiết bị đo thể tích có độ
chính xác là ±3% theo số lượng hiện hữu.
o Trước khi tiến hành công việc, và thông thường, Kỹ sư tư vấn sẽ là người hướng
dẫn, kiểm tra các thiết bị đo lường để xác định khối lượng và trọng lượng cốt liệu
o Đối với những hạng mục thi công nhỏ, khối lượng cốt liệu và tỷ lệ mẻ trộn sẽ
được Kỹ sư tư vấn ĐDCĐT quyết định.
o Bê tông sẽ được trộn kỹ lưỡng trong các máy trộn cơ khí. Số lượng vật tư trộn
trong máy sẽ không được vượt quá công suất cho phép của máy trộn.
o Máy trộn sẽ được tiếp tục cho đến khi bê tơng có cùng màu sắc và đồng nhất với
nhau.

6


o Máy trộn bê tông sẽ được hoạt động ở mức độ cho phép của nhà sản xuất. Thời
gian trộn sẽ khơng ít hơn 2 phút đối với các máy trộn cơ động từ 1m3 trở xuống.
Đối với các loại máy có cơng suất lớn hơn, thời gian trộn sẽ được tăng thêm 15
giây cho mỗi mét khối. Đối với các máy trộn công suất lớn ở nhà máy, Kỹ sư tư
vấn sẽ yêu cầu thời gian trộn được giảm xuống sau khi được cân nhắc theo tiêu

chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất và năng lực của nhà máy. Thời gian trộn sẽ được
tính tốn phù hợp từ khi các loại vật liệu cứng được đưa vào máy trộn. Khơng có
u cầu chuẩn nào cho thời gian trộn bê tông
o Mẻ trộn bêtông đầu tiên đưa vào bồn trộn phải tăng một lượng vữa khô tương ứng
với lượng bê tông sẽ được trộn với lượng nước đưa vào tráng bồn.
o Tồn bộ bê tơng chứa trong bồn phải xả ra ngoài trước khi vật liệu cho mẻ trộn kế
tiếp được đưa vào bồn trộn. Máy trộn dùng quá 30 phút phải được rửa sạch hồn
tồn trước khi bê tơng mới được trộn.
o Không trộn bê tông bằng tay ngoại trừ cần sử dụng số lượng rất nhỏ bê tông
nhưng phải có sự chấp thuận của Kỹ sư tư vấn. Khi có u cầu trộn bê tơng bằng
tay, lượng xi măng để trộn bê tông sẽ tăng 10% và khối lượng gia tăng này sẽ
được Nhà thầu chi trả. Bê tông sẽ được trộn cho đến khi đạt được độ dẻo và đồng
nhất về màu sắc.
3.3. Độ dẻo và độ đồng nhất:
o Độ dẻo của bê tông phải làm sao khi sản xuất ra bê tơng có thể được đầm nén kỹ,
len lỏi đến các góc ván khn và bao quanh cốt thép, cho bề mặt hoàn thiện và
cường độ bê tông như yêu cầu. Độ dẻo được yêu cầu ở bất kỳ hạng mục công việc
nào cũng phải được Nhà thầu xác định, và được sự đồng ý của Kỹ sư tư vấn. Điều
kiện này sẽ được xem xét lại trong quá trình thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp
yêu cầu cần thiết theo sự đồng ý của Kỹ sư tư vấn
o Kiểm tra độ sụt cho bê tơng có độ sụt thơng thường.
o Kiểm tra lưu lượng cho bê tơng có độ sụt cao.
o Độ dẻo/độ đồng nhất của bê tơng có độ sụt cao như bê tông đổ ống tremie, bơm
đẩy, bê tông tự phẳng sẽ được đánh giá lưu lượng tại điểm xả tại máy trộn hay xe
chuyên chở phù hợp theo tiêu chuẩn. Bê tông được bơm ra phải đạt được chất
lượng đồng nhất và không bị phân tầng khi kiểm tra bằng mắt thường.
o Các hình thức đánh giá độ dẻo theo tiêu chuẩn TCVN phải được xem xét theo sự
đồng ý của Kỹ sư tư vấn.
o Không được thêm nước vào thêm khi bê tông đã được trộn thành phẩm.
3.4. Cung cấp bê tông:


7


o Bê tông sẽ được cấp từ máy trộn đến tại nơi thi công bằng phương tiện được
duyệt để không gây ra hiện tượng phân tầng cho bê tông hoặc ảnh hưởng đến chất
lượng bê tông. Nếu Kỹ sư tư vấn xác định số lượng bê tông vừa được cấp bị phân
tầng quá mức cho phép, số lượng bê tông này sẽ được trộn lại bằng tay trước khi
cho thi công.
o Chi tiết thiết bị máy bơm băng chuyền hay máng trượt phải được Kỹ sư tư vấn
chấp thuận trước khi máy móc được đưa vào cơng trường.
o Các thiết bị phân phối bê tông phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi trộn và các
thiết bị liên quan đến việc phân phối bê tông cũng phải được vệ sinh sạch sẽ bê
tông bị đông cứng.
o Bơm và đường ống bơm bê tông (mục liên quan đến bơm bê tông áp dụng cho ga
dưới)
o Mức độ cấp bê tông cũng phải phù hợp với mức độ bơm bê tông
o Lưu ý khi bắt đầu bơm bê tông, việc kiểm tra phải được tiến hành để bảo đảm
rằng miệng phễu thu và đường ống bơm bê tơng khơng có vật cản bên trong, các
đường ron nối ống phải khít vào thành ống và đường ống phải được cố định tại
những vị trí chắc chắn. Đường ống bơm và các thanh đỡ đường ống không được
cố định vào thành ván cốp pha.
o Khi bắt đầu bơm, phải bơm thử trước trong đường ống bằng nước, sau đó bằng
vữa ximăng, việc bơm thử trước bằng nước và vữa hồ phải được thực hiện tại nơi
mà không phải là chỗ cần thi công.
o Bơm và máy trộn bê tông phải được liên tục hoạt động bình thường. Khi gặp sự
cố mà buộc phải ngừng máy trộn, bê tông bên trong phễu bơm phải được duy trì ở
mức cao phù hợp để tránh khơng khí ở ngoài miệng thâm nhập vào đường ống.
Nếu ngừng làm việc tạm thời, bê tông đường ống sẽ được vệ sinh sạch sẽ bằng
bơm nén bóng vệ sinh bên trong đường ống, tránh để bê tơng bám dính bên trong.

o Bơm bê tông chỉ được ngừng hoạt động trong các trường hợp sau:
 Có lẫn tạp chất bên ngồi và có thể làm nghẹt valve hoặc đường ống
 Mức độ bê tơng trong phễu bơm q thấp
 Có một lượng bê tông khác không phù hợp được bơm vào phễu bơm
o Khi các đường ống nối thêm được thực hiện xong, mỗi đạn ống nối thêm phải
được làm ẩm bằng nước bên trong nhưng không được để nước chứa lại bên trong
ống
o Khi đường ống bơm bị phơi dưới nắng, đường ống sẽ được bao phủ bằng bao bố
ẩm nước hoặc bằng các loại vật liệu mà có thể làm hạn chế sự mất nhiệt của
đường ống
3.5. Thi công đổ bê tơng:
o Phải có sự chấp thuận của Kỹ sư tư vấn trước khi đổ bê tông

8


o Ngay trước khi đổ bê tông, cốp pha phải được làm ẩm kỹ lưỡng và các cửa kiểm
tra phải được đóng kín.
o Thời gian từ lúc đổ ximăng trộn vào cốt liệu cho đến khi hoàn hành thao tác đổ bê
tông không được quá 30 phút. Khi hỗn hợp dược vận chuyển đến công trường
bằng xe trộn bê tông, việc thi công tiếp tục được thực hiện, khi sử dụng thêm chất
chống đơng kết, khoảng thời gian đó có thể được kéo dài tối đa lên 2 giờ, nhưng
thời gian gián đoạn từ lúc bê tông được bơm ra khỏi xe đến khi hồn thiện tại vị
trí mong muốn sẽ không quá 20 phút
o Khe hở để công nhân có thể thao tác việc đổ bê tơng và sử dụng đầm dùi được
quy định rõ ràng để dễ dàng cho việc thao tác tránh làm hư hỏng và sai vị trí cốt
thép.Thợ thi cơng thép và thợ cốp pha phải kết hợp nhau để đảm bảo cho việc thi
công lắp đặt cốt thép đúng kỹ thuật.
o Bề mặt bê tông đã thi công xong cần được xử lý kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn của
mục 2.1 trước khi đổ lên trên lớp bê tông mới

o Ngoại trừ điều kiện nào khác được chấp thuận, bê tông sẽ được đổ vào khuôn cốp
pha bằng xẻng hoặc bằng thiết bị phù hợp khác và khơng được đổ xuống từ vị trí
q cao có thể gây nên sự phân tầng cho bê tơng. Tránh việc đổ bê tông làm nhiều
lớp lên cốt thép. Bê tông nên được đổ trực tiếp tại một vị trí cố định và sẽ được
san ra dọc theo ván cốp pha đến các vị trí cần thiết.
o Nếu có nước đọng lại trên bề mặt lớp bê tông mới hồn thiện, lượng nước này
phải được làm sạch và khơng được đổ lên bề mặt này một lớp bê tông mới cho
đến khi chỗ nước đó được làm sạch.
o Khơng trộn lẫn lộn bê tông khác loại hoặc khác hãng sản xuất với nhau trong q
trình thi cơng
o Ngoại trừ điều kiện nào khác được chấp thuận, bê tông (sử dụng cho dầm hoặc
các hạng mục tương tự) sẽ được thi công đạt đến độ dày cần thiết và bê tông
(dùng cho tường, cột và các hạng mục tương tự khác) sẽ được thi công theo từng
lớp nhưng không được sâu quá 1m. Thao tác đổ bê tông sẽ vẫn được tiếp tục và
việc gián đoạn thi công sẽ không quá 30 phút. Tại những bề mặt đã được hoàn
thiện theo yêu cầu, lắp đặt thêm joint theo yêu cầu theo như mục 2.1.
o Trong trường hợp buộc phải dừng việc đổ bê tông, tại nơi dừng lại trên mặt bê
tông sẽ được lắp đặt thêm joint, và phải được Kỹ sư tư vấn chấp thuận.

9


o Các thiết bị được sử dụng để đổ bê tông dưới nước phải được chấp nhận về mặt
thiết kế và được sử dụng theo hướng dẫn của Kỹ sư tư vấn. Cốp pha phải được
đóng kín các mặt khi thi công đổ bê tông dưới nước, bề mặt phải lập tức được
đóng kín sau khi thao tác xong và trước khi bị ngập nước trong thuỷ triều.Nếu
không bơm nước vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ đơng kết của bê tơng tại vị
trí thi cơng và việc thực hiện bơm phải liên tục trong 24 giờ. Khi đổ bê tông dưới
nước, lượng ximăng phải được tăng lên 10%.
3.6. Đầm bê tông bằng đầm dùi:

o Bê tông cần được đạt đến độ đồng nhất về khối lượng. Trừ khi có gì khác được sự
đồng ý của Kỹ sư tư vấn, bê tông cần phải được đầm bằng đầm dùi cơ học. Số
lượng của đầm dùi cho điều kiện hoạt động sử dụng tại công trường phải phù hợp,
và số lượng máy dự phòng tương ứng cũng phải được chuẩn bị để thay thế các
máy bị hư hỏng.
o Các máy đầm phải có cấu trúc bền vững, cơng suất phù hợp và khả năng vận hành
khi có tải khơng thấp hơn 10,000 vòng/phút đối với cơ cấu máy vận hành trong và
3,000 vịng/phút đối với máy có cơ cấu vận hành ngoài.
o Khi sử dụng máy đầm bàn cho bê tông, cần sử dụng 2 thiết bị chức năng trên máy,
một để đầm và một để xử lý hoàn thiện bề mặt. Đối với thiết bị đầm bê tông,
trước khi làm phẳng bề mặt, bê tơng cần có bề mặt thô tại mức cao hơn cao độ cần
thiết, cao độ này sẽ được xác định bởi Kỹ sư tư vấn theo như lần thử nghiệm trên
bản sàn trước đó. Độ rắn chắc của bê tơng phải có được bằng cách nhấc vữa về
phía gia tăng thêm đống bê tơng và giữ nó đúng vị trí sau mỗi lần gia tăng chuyển
động về phía trước cho đến khi bê tơng bên dưới lớp vữa lún đến cao độ của ván
khuôn. Phần thiết bị làm bề mặt sẽ được làm theo từng đoạn sau khi phần thiết bị
đầm đi qua có thể hồn thiện thêm bằng tay trước khi bê tơng đạt độ đông cứng
ban đầu.
o Đầm rung với tất cả các loại, không được tiếp tục ở bất kỳ điểm nào hình thành
vũng vữa. Phải chú ý tránh xung động đến bê tông đã quá cứng không thể lấy lại
độ dẻo.
o Đầm rung không được dùng cho thép. Khi đầm rung loại chìm được dùng, tiếp
xúc với thép và các vật ngầm khác phải càng có thể tránh xa càng tốt.
o Khơng được sử dụng đầm vào mục đích dịch chuyển bê tơng vào vị trí cần thiết
o Bê tơng sau khi được đổ ổn định vào được xử lý bề mặt, tránh làm ảnh hưởng để
bê tơng có thời gian được đông cứng
3.7. Biện pháp bảo dưỡng bê tông:

10



o Các loại bê tông tươi cần được bảo vệ bằng các phương pháp hiệu quả để tránh bị
mưa, ánh nắng mặt trời và gió khơ. Giữ bê tơng tránh những rung động không cần
thiết. Bề mặt bê tông cần được giữ ẩm và cần được che phủ trong thời gian 7 ngày
sau khi đổ xong, sử dụng các tấm che phủ bằng politen hoặc sử dụng các chất kết
hợp sự hấp thu nước để dưỡng ẩm.
o Bê tông được đổ trên mặt đất cần được lưu ý bảo vệ trong thời gian sau khi đổ
xong. Nếu trên mặt đất cần đổ bê tơng có chứa những chất làm ảnh hưởng đến
chất lượng bê tông, cần làm sạch các chất trên bề mặt này bằng nước. Lượng
nước ngầm bên dưới cấu trúc cơng trình sẽ được bơm ra ngồi, hoặc có thể sử
dụng bất kỳ phương pháp nào để ránh làm trôi bê tông vừa làm xong. Các phương
pháp thi công khả thi nhất sẽ được thực hiện để bảo vệ bê tông không bị kém chất
lượng, bị nứt, bị quá tải, chấn động rung, nước dơ, bị trộn lẫn với cát hoặc với các
tạp chất khác, bị trôi chảy hoặc những ảnh hưởng khác có thể làm ảnh hưởng đến
cường độ và độ bền của bê tông.
o Bê tông bị hư hỏng do việc bảo dưỡng không đúng cách phải được sửa chữa bằng
chi phí của Nhà thầu. Khi Kỹ sư tư vấn thấy cần, số bê tông kém chất lượng này
là sẽ được đục ra và đổ bê tơng mới.
3.8. Đổ bê tơng khi thời tiết nóng:
o Khi phải đổ bê tông ở môi trường thời tiết nắng nóng, việc đổ bê tơng phải được
hồn tất nhanh nhất có thể và việc thi cơng liên tục phải được duy trì.
o Sau khi đổ bê tơng, những bề mặt lộ thiên phải nhanh chóng được che đậy tránh
ánh sáng mặt trời càng nhanh càng tốt, sử dụng những phương pháp che phủ và
dưỡng ẩm bề mặt bê tông đúng yêu cầu kỹ thuật.
o Theo yêu cầu kỹ thuật của Kỹ sư tư vấn, những bề mặt lộ thiên sẽ được phun
nước đúng cách sau khi bê tơng được hồn thiện để tránh các vết nứt do co ngót
o Mặt đất hoàn thiện và cốp pha sẽ được phun nước kỹ trước khi đổ bê tơng. Tất cả
các chỗ cịn đọng nước trên bề mặt đã hoàn thiện cần để đổ bê tông sẽ được làm
sạch.
o Đối với những hạng mục cấu trúc quan trọng,trong điều kiện thời tiết khác thường

và có gió khơ, Nhà thầu có quyền u cầu nhà cung cấp giảm nhiệt độ bê tông
theo từng thời điểm trong ngày.
3.9. Bê tông tươi:
o Bê tông tươi được sử dụng cho các hạng mục lớn của ga dưới
o Bê tông tươi sẽ được yêu cầu sử dụng với sự chấp nhận của Kỹ sư tư vấn

11


o Nhà thầu sẽ cung cấp cho Kỹ sư tư vấn tên nhà cung cấp bê tông trộn sẵn được
chấp thuận. Nhà thầu sẽ sắp xếp cho Kỹ sư tư vấn có thời gian để kiểm tra
phương thức làm việc của nhà cung cấp bê tông và cung cấp những thông tin cần
thiết cho các mẫu ximăng, cốt liệu tinh và thô, và các chất phụ gia sẽ được lấy
mẫu để kiểm tra.
o Bất kỳ cuộc kiểm tra nào được thực hiện hoặc được Kỹ sư tư vấn chấp thuận, Nhà
thầu phải có trách nhiệm bảo đảm rằng chất lượng của các loại bê tông trộn sẵn
được cấp sẽ đạt chuẩn TCVN và đạt yêu cầu quy định. Nếu bê tông không đạt
được những yêu cầu kỹ thuật trên sẽ không được sử dụng và phải được chuyển ra
khỏi công trường.
o Nhà thầu phải có được chấp thuận của Kỹ sư tư vấn tối thiểu trước 1 ngày cho
mỗi lần đổ bê tơng, số lượng xe bê tơng dự tính sử dụng, quy định thời gian giữa
2 xe khi giao tại công trường
o Đối với mỗi xe chở bê tông đến cơng trường, phải có đầy đủ các thơng tin liên
quan sau:
 Số xe, tên nhà cung cấp và vị trí trạm trộn;
 Thời gian tưới nước vào mẻ trộn;
 Thời gian xe tới vị trí đổ;
 Tỷ lệ thành phần trộn, bao gồm phụ gia, nếu có và loại mác bê tơng;
 Vị trí đổ bê tơng;
 Kiểm tra khối lập phương lấy từ xe trộn và chi tiết về nhãn khối lập

phương ;
 Kết quả kiểm tra độ sụt.
o Kỹ sư tư vấn có quyền hướng dẫn nhà thầu thay đổi nhà cung cấp bê tông mà
không thực hiện đúng theo yêu cầu quy định hoặc nhà cung cấp đó khơng tn
theo những quy định sử dụng cho bê tơng trộn sẵn trong q trình thi cơng, nếu
khơng có các u cầu nào khác, mà khơng phù hợp với các yêu cầu đã đề ra. Kỹ
sư tư vấn sẽ khơng chịu trách nhiệm giải quyết chi phí này.
o Không được thêm nước vào bê tông quá số lượng cho phép để làm cho bê tông dễ
thi công hơn, điều này ảnh hưởng đến khả năng đông kết và/ hoặc ảnh hưởng đến
nhiệt độ bê tông
o Khi bê tông khơng tiếp tục được bơm, lượng bê tơng cịn lại trong xe vẫn phải
tiếp tục được trộn đều.
3.10. Kiểm tra cường độ bê tông
o Cường độ của bê tông cần được kiểm tra thử nghiệm nghiền trên khối danh định
150mm. Các kiểm tra sẽ được thực hiện tại các phòng thí nghiệm đã được chấp
thuận

12


o Việc lấy mẫu, bảo dưỡng và làm thí nghiệm mẫu sẽ được tiến hành theo tiêu
chuẩn TCVN. Một mẫu sẽ được chọn ngẫu nhiên từ mẽ bê tông đã được Kỹ sư tư
vấn chọn trước. Mẫu đem thử phải đạt được các thông số theo tiêu chuẩn TCVN,
và nếu có thể, tại thời điểm đổ bê tơng tại máy trộn hoặc tại xe bê tông trộn sẵn.
Bốn mẫu bê tông sẽ được lấy cho từng mẻ. Kỹ sư tư vấn sẽ chọn 2 trong 4 mẫu
trên và đem kiểm tra vào ngày thứ 28 và kết quả trung bình của 2 mẫu sẽ là kết
quả sau cùng. Hai mẫu còn lại sẽ được kiểm tra vào ngày thứ 7.
Vào mỗi lần đổ bê tông trong ngày, tỷ lệ mẫu sẽ được chọn như sau:
o 1 mẫu cho 10 m3, hoặc chỉ là 1 phần từ các cấu trúc tiêu biểu như: trụ, dầm côngsôn, cột.
o 1 mẫu cho 50 m3, hoặc chỉ là 1 phần từ các cấu trúc trung gian như: sàn, dầm, mặt

sàn cầu.
o Thêm vào các u cầu trên, Kỹ sư tư vấn có thể hồn tồn theo ý mình, u cầu
Nhà thầu lấy thêm một số mẫu. Kỹ sư tư vấn sẽ khơng có trách nhiệm giải quyết
mọi chi phí cho vấn đề này.
o Khi lần đầu tiên sử dụng loại bê tông đặc biệt từ một nguồn cung cấp khác, tối
thiểu 2 mẫu bê tơng sẽ được lấy trong ngày đầu để có được ít nhất 2 kết quả cho
các quyết định chọn lựa sau này
3.11. Tháo dỡ cốt pha:
o Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu
chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động trong giai đoạn thi công
sau. Khi tháo dỡ cốp pha, tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh kết cấu
bê tông.
o Các bộ phận cốp pha đà giáo khơng cịn chịu lực sau khi bê tơng đã đóng rắn (như
cốp pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt các
giá trị cường độ trên 50 daN/cm2.
o Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu
khơng có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá
trị cường độ ghi trong bảng bên dưới.
o Các kết cấu ô văng, công sôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi
cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
o Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tơng tồn khối của nhà nhiều
tầng nên thực hiện như sau :
 Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp
đổ bê tông;
 Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và
giữ lại các cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn
hơn 4m.

13



o Đối với các cơng trình xây dựng trong khu vực có động đất và đối với các cơng
trình đặc biệt, trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốp pha chịu lực do thiết
kế qui định.
o Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính
tốn theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để
tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
o Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được
thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.
Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốp pha dàn giáo chịu lực (%R28) khi chưa
chất tải.

Cường độ bê
tông tối thiểu
cần đạt để tháo
cốp pha, %R28

Loại kết cấu

Bản, dầm, vịm có khẩu độ nhỏ hơn
2m
Bản, dầm, vịm có khẩu độ từ 2 - 8m
Bản, dầm, vịm có khẩu độ lớn hơn 8m

14

50
70
90


Thời gian bê tông đạt
cường độ để tháo cốp
pha ở các mùa và
vùng khí hậu bảo
dưỡng bê tơng theo
TCVN 5592 : 1991
7
10
23


Chú thích :Các trị số ghi trong bảng chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia. Đối với các
kết cấu có khẩu độ nhỏ hơn 2m, cường độ tối thiểu của bê tông đạt để tháo cốp pha là
50%R28 nhưng không nhỏ hơn 80 daN/cm2.
4. Thi công khối xây
Tất cả các vật liệu như gạch các loại đều phải được thí nghiệm đạt mác và đảm bảo
các chỉ tiêu kỹ thuật khác theo tiêu chuẩn thì được nghiệm thu và đưa vào cơng trình
thi cơng khối xây.
Cơng tác bảo dưỡng khối xây cần phải thực hiện đúng qui trình như tiêu chuẩn đã
qui định.
5. Các công tác kỹ thuật khác
5.1. Thi công sàn khu vệ sinh:
Sàn vệ sinh tương đương khu vực chung quanh
Các hệ dầm sàn cùng độ cao cùng với bản sàn vệ sinh
Thi công các gờ tường cùng lúc với các hệ dầm sàn
5.2. Chống thấm cho sàn mái và khu vệ sinh:
Sàn bê tông chịu lực sau khi đổ xong ngâm nước xi măng 7 ngày, 7kg/m3 quấy đều
7 lần / 1 ngày
Trải tấm chống thấm theo quy trình tại bản vẽ kiến trúc
Trát vữa bảo vệ vệ tạo dốc dày trung bình 30mm, M75

Lớp vật liệu hòan thiện theo kiến trúc
6. Xử lý các vấn đề kỹ thuật khác:
Đơn vị thi công cần đối chiếu tất cả các bản vẽ kiến trúc kết cấu và các bản vẽ kỹ
thuật của cơng trình (các bản vẽ ME). Khi có vấn đề khơng rõ hoặc chưa rõ cần phối
hợp với tư vấn giám sát, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế để xác lập các bản vẽ bổ sung
hoặc chỉ dẫn kỹ thuật bổ sung. Không được tự suy luận tự thi công.
II. PHẦN KIẾN TRÚC:
1. Gạch và đá
1.1 . Xây gạch:
1.1.1.
Ghi chú chung:
a. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác gạch đá, bao gồm cả các vật tư sau:
-Gạch đất sét nung có lỗ (gạch ống) và gạch đất sét nung đặc (gạch đinh).
- Các loại gạch đá xây dựng có bán ngoài thị trường.
- Các loại gạch đá được chỉ định hoặc theo các yêu cầu thông thường.
b. Các yêu cầu cơ bản:

15


- Nghiên cứu vị trí lắp đặt, quy cách, hình dáng, và kích thước gạch đá, lựa chọn
phương án thích hợp nhất để lắp đặt gạch xiên, mạch hồ, lắp đặt lanh tô và các bộ
phận kim loại. v.v….
- Trước khi thi công phải chuẩn bị gạch theo đúng cấu tạo thiết kế, trình mẫu cho tư
vấn thiết kế duyệt.
- Trên bản vẽ xây gạch cần thể hiện vị trí các bộ phận kim loại liên kết và kim loại
tăng cường, nơi tiếp giáp giữa dầm lanh tô và gạch xây cùng các bộ phận liên quan
khác.
c. Công tác bảo quản:

Trong suốt q trình thi cơng, kiểm tra bảo quản mỗi ngày, có biện pháp che chắn
bảo vệ các cấu kiện bên ngồi (sân, ban cơng..) tránh nước xâm nhập. Đảm bảo khơ
ráo xung quanh chân cơng trình 0,5mét tính từ mặt đất.
Duy trì các tấm chắn góc tường ngồi để khơng bị vỡ cho đến khi cơng trình hồn
thành.
Tránh làm rơi rớt vữa vào khe co dãn. Có các thanh chống tạm thời giữ độ ổn định
khối xây. Duy trì bảo vệ cho đến khi đưa vào sử dụng.
d. Các yêu cầu đặc biệt
Cọc, cáp, ống v.v…phải lắp đặt vào vách ngăn và tường trước khi xây / lắp, nhà
thầu phải tính cả các chi phí này. Giá xây gạch bao gồm cả công cắt và lắp đặt các
liên kết đặc biệt.
e. Cắt tường
Nói chung, khơng cắt tường theo chiều đứng hoặc ngang để đặt ống. Nếu không
tránh được nên theo mạch vữa, đường cắt sắc, thẳng. Sau khi đặt ống trám chặt vữa
bằng mặt với tường.
1.1.2.
Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 4085-85: Kết cấu gạch đá – thủ tục thi công và bàn giao
- TCVN 1450-98: Gạch ống bằng sét nung
- TCVN 1451-98: Gạch thẻ bằng sét nung
- TCVN 246-86: Gạch – các thử nghiệm cường độ chịu nén
- TCVN 4314-86: Vữa – các qui cách kỹ thuật
- TCVN 3121-79: Vữa và hỗn hợp vữa – các thử nghiệm cơ lý
- TCVN 4459-87: Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng
- TCVN 1450 “Gạch rỗng đất sét nung”
- TCVN 4732:1989 "Đá ốp lát trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật".
- TCVN 5642 : 1992 "Đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát".
- TCXD 90:1982
"Gạch lát đất sét nung".
1.1.3.

Phạm vi công việc:

16


Qui định phạm vi các hạng mục đi kèm, vật liệu phụ, máy thi công, trang thiết bị,
công cụ và nhân cơng cần thiết khi hồn thiện cơng trình. Phần qui cách này bao
gồm:
- Xây các tường gạch có bề dày 110mm, 220mm và các khối xây khác theo yêu cầu
kiến trúc đã được thể hiện trên các bản vẽ, bao gồm cả việc xử lý các mối nối liên
kết giữa tường xây với tường xây, tường xây với khung bêtông cốt thép, khung cửa
gỗ.
- Chú ý các lỗ chừa hộp kỹ thuật để lắp các đường ống và thiết bị cho hệ thống kỹ
thuật.
1.1.4.
Yêu cầu về vật liệu:
a. Gạch rỗng đất sét nung:
Yêu cầu về kỹ thuật:
- Sử dụng gạch mác M75 cho toàn bộ các khối xây đáp ứng các chỉ tiêu cơ lý theo
bảng sau:
Đơn vị tính MPa (105N/m2)
Nén
Uốn
Mác gạch
Trung bình cho
Nhỏ nhất cho Trung bình cho
Nhỏ nhất cho 1
5 mẫu thử
1 mẫu thử
5 mẫu thử

mẫu thử
M75
7,5(75)
5(50)
1,4(14)
0,7(7)
- Mác gạch theo cường độ chịu nén (xác định theo TCVN 6355-1: 1998) & cường
độ chịu uốn (xác định theo TCVN 6355-2: 1998)
- Độ hút nước: WH < 16% (xác định theo TCVN 6355-3: 1998)
Yêu cầu ngoại quan:
- Gạch rỗng đất sét nung có dạng hình hộp với các mặt bằng phẳng
- Chiều dày thành ngồi lỗ rỗng , khơng nhỏ hơn 10 mm. Chiều dày vách ngăn giữa
các lỗ rỗng, khơng nhỏ hơn 8 mm
- Khuyết tật về hình dạng bên ngồi của viên gạch khơng vượt q quy định ở bảng
2 trong TCVN 1450:1998
b. Gạch đặc đất sét nung (tiêu chuẩn 1450:1998):
Yêu cầu về kỹ thuật:
- Sử dụng gạch mác M75 cho toàn bộ các khối xây đáp ứng các chỉ tiêu cơ lý theo
bảng sau:
Đơn vị tính MPa (105N/m2)
Mác gạch

M75

Nén

Uốn

Trung bình cho 5
mẫu thử


Nhỏ nhất cho
1 mẫu thử

Trung bình cho 5
mẫu thử

7,5 (75)

5 (50)

1,8 (18)

17

Nhỏ nhất cho 1
mẫu thử
0,9 (9)


- Độ hút nước: WH < 16% (xác định theo TCVN 6355-3: 1998)
- Khối lượng thể tích kể cả lỗ rỗng lớn hơn 1.600kg/m3 (xác định theo TCVN
6355-5: 1998)
Yêu cầu ngoại quan:
- Gạch đặc đất sét nung có dạng hình hộp với các mặt bằng phẳng
- Khuyết tật về hình dạng bên ngồi của viên gạch khơng vượt q quy định ở bảng
2 trong TCVN 1450:1998
c. Xi măng Poóclăng (Theo TCVN 2682:1992):
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mác xi măng phải tương ứng với mác Bê tông và mác vữa theo hồ sơ thiết kế.

- Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng quy định theo bảng sau:

18


TÊN VẬT LIỆU

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

STT

TCVN 2682: 1999
XI MĂNG PÓOCLĂNG

1

PC30

PC40

PC50

- 3 ngày 45 phút

16

21

31


- 28 ngày 8 giờ

30

40

50

Cường độ chịu nén, N/mm2 (MPa),
không nhỏ hơn:

Thời gian đông kết, phút
2

- Bắt đầu, không nhỏ hơn

45

- Kết thúc, không lớn hơn

375

Độ nghiền mịn, xác định theo:
3

- Phần còn lại trên sàng 0,08mm, %
không lớn hơn
- Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm2
/g, khơng nhỏ hơn


15

12

2700

2800

4

Độ ổn định thể tích xác định theo
phương pháp Le Chatelier, mm, không
lớn hơn

10

5

Hàm lượng anhydric sunphuric (S03), %
khơng lớn hơn

3,5

6

Hàm lượng magie oxít (MgO), % khơng
lớn hơn

5,0


7

Hàm lượng mất khi nung (MKN), %
không lớn hơn

5,0

8

Hàm lượng cặn không tan (CKT), %
không lớn hơn

1,5

19


- Các chỉ tiêu chất lượng trên được lấy mẫu và xác định theo các tiêu chuẩn sau:

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử xi măng theo TCVN 4787-1989.

Độ chịu nén xác định theo TCVN 6016: 1995 (ISO 679: 1989).

Thời gian đơng kết, độ ổn định thể tích xác định theo TCVN 6017: 1995 (ISO 9597:
1989).

Độ nghiền mịn xác định theo TCVN 4030: 1985.

Các thành phần hóa học (SO3, MgO, MKN, CKT) xác định theo TCVN 141: 1998 .


Mác xi măng phải tương ứng với mác Bê tông và mác vữa theo hồ sơ thiết kế.

Mác ximăng được chọn tương ứng với mác bê tông theo yêu cầu của tiêu chuẩn ,
đạt tiêu chuẩn ISO về quản lý chất lượng sản phẩm.
- Xi măng khi xuất xưởng phải có phiếu kiểm tra chất lượng kèm theo với nội dung:

Tên cơ sở sản xuất;

Tên gọi, mác theo tiêu chuẩn;

Giá trị thực của các chỉ tiêu;

Khối lượng ximăng xuất xưởng và số hiệu lơ;

Ngày, tháng, năm sản xuất.
u cầu bao bì đóng gói:
- Bao đựng ximăng là loại bao giấy kraft có ít nhất 4 lớp hoặc bao PP
(polypropylen) hoặc bao PP-kraft đảm bảo không làm giảm chất lượng ximăng và
không bị rách vỡ khi vận chuyển và bảo quản.
- Trên vỏ bao ximăng ngồi nhãn hiệu đã đăng kí, phải ghi rõ:

Mác ximăng theo tiêu chuẩn;

Khối lượng tịnh của bao ximăng;

Số hiệu lô.
d. Cát:
Cát xây tô, Cát bê tông (Theo Tiêu chuẩn 1770:1986)
- Các loại cát dùng cho vữa xây, trát phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo
TCVN 1770:1986, cụ thể:


Cát dùng cho vữa xây, tô (mác lớn hơn hoặc bằng 75) phải đạt theo yêu cầu của
bảng sau:

20


STT
1
2
3
4
5
6
7
8

TÊN CÁC CHỈ TIÊU

MỨC YÊU CẦU

Mô đun độ lớn không nhỏ hơn
Sét, á sét , các tạp chất ở dạng cục
Lượng hạt lớn hơn 5mm
Khối lượng thể tích xốp, tính bằng kg/m3, khơng nhỏ
hơn
Hàm lượng muối gốc sunfat, sunfit tính ra SO3 tính
bằng % khối lượng cát khơng lớn hơn
Hàm lượng bùn, bụi sét, tính bằng % khối lượng hạt cát
khơng lớn hơn

Lượng hạt nhỏ hơn 0,14m, tính bằng % khối lượng hạt
cát, không lớn hơn
Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so
màu, màu của dung dịch trên cát không sẫm hơn

21

1,5
Không
Không
1250
1
3
20
mẫu chuẩn


e. Nước:
Nước dùng để trộn vữa phải là nước sạch đạt các chỉ tiêu lý, hoá theo TCVN 450687. Nhà thầu phải có kế hoạch cung ứng và trữ nước trên công trường để trộn và
bảo dưỡng vữa xây, tô.
f. Vữa:
- Tất cả các loại vữa dùng cho hạng mục xây gạch đều phải là vữa ximăng-cát. Việc
sử dụng vôi trong vữa xây gạch không được áp dụng cho công trình này.
- Ximăng và cát sẽ được trộn theo tỉ lệ sao cho vữa đạt được cường độ nén mác 75
cho tất cả các hạng mục gạch xây (7.5 Mpa).
- Tỉ lệ vật liệu sẽ được tính theo thể tích và đo lường bằng các hộp cân đong chính
xác được làm đúng cách và phải tuân theo yêu cầu trong TCVN 4314-86 - Qui cách
kỹ thuật vữa.
- Các yêu cầu về hỗn hợp vữa và kiểm nghiệm:
 Để xác định thành phần hỗn hợp của từng mác vữa, một bộ mẫu thử sẽ được

chuẩn bị trước khi bắt đầu thi cơng để hình thành hỗn hợp thử. Các mẫu thử sẽ
được kiểm tra độ nén lúc 3, 7, 14, 21, và 28 ngày để hình thành đường cong (đồ thị)
thiết kế cho hỗn hợp vữa. Các thử nghiệm phải được tiến hành bởi một phịng thí
nghiệm được uỷ quyền và tn theo TCVN 3121-79.
1.1.5.
Biện pháp thi cơng
a. Nhân cơng:
Tồn bộ các thợ xây gạch đều phải là thợ có tay nghề và kinh nghiệm đáp ứng được
với yêu cầu cụ thể của từng công việc. Các thợ phụ chuẩn bị giàn giáo và trộn vữa
không được phép làm công việc của thợ chuyên môn.
b. Chuẩn bị;
Trước khi bắt đầu bất kỳ hạng mục xây gạch nào, cả phần mẫu lẫn các phần khác,
Nhà Thầu phải xác nhận rằng đơn vị giám sát đã duyệt các hạng mục bêtông cốt
thép kết cấu, được xem như đã phù hợp để bàn giao cho bước xây gạch. Bất kỳ
hạng mục xây gạch nào tiến hành trước khi đơn vị giám sát duyệt các phần bêtông
kết cấu sẽ được xử lý như công việc khơng tn thủ tiêu chuẩn.
c. Cơng tác xây gạch nói chung:
- Khối xây phải đảm bảo những nguyên tắc kỹ thuật sau: Ngang - bằng, thẳng đứng; mặt phẳng; góc – vuông; mạch không trùng; thành một khối đặc chắc.Kiểu
cách xây và các hàng gạch giằng trong khối xây thường dùng là một dọc - một
ngang hoặc ba dọc - một ngang, năm dọc một ngang

22


- Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm. Chiều
dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm, chiều dày
trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ
hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất là
50mm
- Gạch phải được làm ướt đều trước khi xây. Nếu hàng gạch vừa xây sau cùng đã

khô hẳn, cần phải được phun ướt lại trước khi đặt viên gạch xây lên.
- Tường sẽ được xây đều dần lên theo các hàng gạch ngang, sao cho luôn đảm
bảo khơng có phần nào được phép cao hơn phần khác hơn 500mm vào bất kỳ thời
điểm nào. Tường gạch cánh đơn sẽ được xây theo hướng đặt viên gạch dọc. Tường
gạch cánh đôi sẽ được xây theo hướng đặt viên gạch dọc, xây năm hàng gạch 4 lỗ
và một hàng gạch đinh theo các mấp chiều cao 500mm.
- Các chỗ gặp nhau (nối) của các tường gạch, gồm nối chữ “L” và chữ “T”, phải
được liên kết chặt với nhau bằng cách xây gối đầu gạch giữa các hàng gạch. Các
tường gạch bao bọc các khu vực ẩm ướt sẽ được xây cách sàn 300mm bằng gạch
đinh.
- Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa, nắng và phải tưới
nước bảo dưỡng thường xuyên.
d. Sử dụng vữa:
- Vữa sử dụng phải đạt mác thiết kế và phải thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN
4459-87 và các điều từ 2.20 – 2.33 của TCVN 4085-85, bao gồm các yêu cầu về
cách trộn, bảo vệ, sử dụng, và thử nghiệm.
- Độ sụt của vữa xây gạch phải phù hợp với mác vữa và thời gian từ lúc trộn đến
lúc sử dụng, nhưng phải nằm trong khoảng từ 90-130mm.
- Nhà Thầu sẽ bảo vệ vữa khỏi những tác động của thời tiết và mưa gió. Tuyệt đối
khơng sử dụng vữa đã có hiện tượng bắt đầu đơng kết hoặc vữa rơi vãi bị lẫn đất,
đá…để thi công các khối xây.
- Vữa phải được trộn bằng máy. Nhà thầu phải đệ trình cấp phối vật liệu cho một
mẻ trộn tương ứng với thiết bị trộn, thiết bị đo lường trên thực tế cho đơn vị tư vấn
giám sát kiểm duyệt. Cấp phối vật liệu này sẽ được phổ biến trên công trường bằng
hình thức ghi rõ trên bảng đặt tại vị trí dể nhìn tại khu vực thi cơng.
- Khơng được phép trộn vữa thủ công trừ khi được sự đồng ý của cán bộ giám
sát trong một số trường hợp đặc biệt và với khối lượng nhỏ.
e. Liên kết giữa tường xây với cột BTCT:
- Liên kết giữa tường xây với cột BTCT được thông qua lớp thép râu (đường kính
6mm đặt cách khoảng 500mm) chờ sẵn trong cột. Đối với tường có bề dày từ

220mm trở lên cần thiết phải sữ dụng 2 thanh thép râu tại mỗi vị trí liên kết với

23


- Các bề mặt cột trước khi xây tường phải được làm ẩm, vệ sinh sạch sẽ và trát
lớp hồ dầu để liên kết bề mặt tiếp xúc giữa tường gạch xây với cột BTCT. Đặc biệt
phần thép râu liên kết với tường phải thường xuyên được kiểm tra về số lượng,
khoảng cách theo yêu cầu nêu trên.
f. Liên kết giữa tường xây với dầm, sàn BTCT:
Khi thi công các tường gạch xây trên toàn bộ chiều cao sàn, lớp gạch xây trên cùng
(tiếp cận với mặt dưới của dầm, sàn bêtông cốt thép tầng trên) phải được nêm chặt
vào trong mặt dưới của dầm, sàn với một góc nghiêng tối thiểu 60º so với mặt
phẳng ngang. Mặt bê tông tiếp xúc được trát một lớp hồ dầu trước khi chèn đầy
gạch và vữa xây.
g. Các tường đứng tự do:
Đối với các tường đứng tự do (đỉnh tường không gắn dính vào các bộ phận cấu trúc
khác), đầu (đỉnh) tường phải bố trí một đà giằng tường dọc theo tồn bộ chiều dài
của tường.
h. Lanh-tô (dầm đỡ):
-Trừ khi được qui định chi tiết khác đi trong bản vẽ, toàn bộ các khoảng trống trên
tường gạch sẽ được đỡ bằng các lanh tô bêtông cốt thép, trong phạm vi của công
tác xây gạch. Lanh tơ có thể đã được đúc trước hoặc đúc tại chỗ. Việc thi công
các đà lanh tô phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật về bêtơng cốt thép theo tiêu
chuẩn hiện hành.
- Chiều dài tồn bộ của lanh tô sẽ phải dài hơn chỗ ô trống trên tường 600mm (Tức
mỗi bên 300mm của ô trống).
i. Liên kết giữa tường xây với khung cửa :
Tại vị trí có lắp cửa ra vào, cửa sổ, phần tường xây sẽ được liên kết với khung cửa
thơng qua móc neo được lắp sẵn trên khung bao. Mỗi cạnh của khung phải có ít

nhất 3 vị trí neo vào khối xây. Các khung bao cửa có thể được lắp dựng hoặc sau
khi xây gạch nhưng phải đảm bảo điều kiện no vữa tại vị trí các chỗ liên kết.
j. Hàng gạch chống ẩm:
Hàng gạch chống ẩm sẽ được xây ở tất cả các tường nằm trong khu vực tiếp xúc
thường xuyên với nước (chủ yếu khu vực vê sinh) bằng gạch đinh với chiều cao
xây là 300mm.
1.2. CÔNG TÁC TRÁT
1.2.1. Thuyết minh tổng quát:
- Tô trát cho tất cả các bề mặt bên trong và bên ngoài (tường xây gạch ); bề mặt bên
ngoài của vách, cột, trần BTCT,ngoại trừ đáy sàn khu vực có đóng trần và tồn bộ
trần các sàn tầng cho thuê nhằm tạo thẩm mỹ chung cho tồn cơng trình.
- Việc tơ trát nhằm tạo mặt phẳng và chống thấm cho các tường bao che bên ngoài
trước khi ốp vật liệu hoàn thiện Các tiêu chuẩn áp dụng

24


×