Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại khoa cán bộ nam và người nước ngoài bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.85 KB, 45 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN LOẠI PHÂN LIỆT
TẠI KHOA CÁN BỘ NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN LOẠI PHÂN LIỆT
TẠI KHOA CÁN BỘ NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2022

Chuyên ngành:Tâm Thần
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THẠC SỸ: LÊ VĂN CƯỜNG

NAM ĐỊNH – 2022



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN............................ 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 3
1.1.2. Vài nét lịch sử nghiên cứu rối loạn tâm thần loại phân liệt .................... 4
1.1.3. Nguyên nhân rối loạn tâm thần loại phân liệt ........................................ 4
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần loại phân liệt .............................. 5
1.1.5. Tiêu chẩn chẩn đoán ............................................................................. 5
1.1.6. Điều trị rối loạn tâm thần loại phân liệt ............................................... 10
1.1.7. Tiến triển và tiên lượng....................................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15
1.2.1. Cơ sở thực tiễn trên thế giới ................................................................ 15
1.2.2. Cơ sở thực tiễn trong nước.................................................................. 16
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH ............................................. 18
2.1. Khái quát Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I ....................................... 18
2.2. Nghiên cứu một trường hợp cụ thể ....................................................... 19
2.2.1. Thủ tục hành chính ............................................................................. 19
2.2.2. Q trình bệnh lý ................................................................................ 20
2.2.3. Khám bệnh ......................................................................................... 21
2.2.4. Tiền sử ................................................................................................ 22
2.2.5. Hồn cảnh gia đình ............................................................................. 22
2.2.6. Các thuốc dùng cho người bệnh .......................................................... 23
2.2.7. Chăm sóc ............................................................................................ 23
2.3. Một số ưu điểm và tồn tại ...................................................................... 28



2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 28
2.3.2. Tồn tại ................................................................................................ 29
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ........................................................................... 31
3.1. Bàn luận kết quả chăm sóc người bệnh .................................................. 31
3.2. Nguyên nhân của các tồn tại .................................................................. 32
3.2.1. Đối với Bệnh viện Tâm thần Trung ương I ......................................... 32
3.2.2. Đối với đội ngũ điều dưỡng ................................................................ 32
3.2.3. Với Gia đình ....................................................................................... 32
3.3. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 33
3.3.1 Giải pháp về quản lý ............................................................................ 33
3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 33
3.3.3. Đối với gia đình người bệnh ............................................................... 34
KẾT LUẬN .................................................................................................. 36
ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên,em xin bầy tỏ lòng biết ơn đến q Thầy Cơ trong Ban giám
hiệu,phịng đào tạo sau đại học,Bộ môn tâm thần kinh Trường Đại Học Điều
dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho em được học tập tại trường Đại học
điều dưỡng Nam Định để em được rèn luyện, phấn đấu và hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Trung ương
I ,Lãnh đạo khoa cán bộ nam và người nước ngoài,cùng toàn thể các bác sỹ và
điều dưỡng tại Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I,nơi tôi công tác và làm
việc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện
chuyên đề tốt nghiệp này.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến
Thạc Sỹ. Lê Văn Cường giảng viên trường Đại học điều dưỡng Nam Định,
người đã tận tâm hướng dẫn em nhiệt tình, chỉ bảo,cung cấp tài liệu và những
kiến thức quý báu giúp em học tập và thực hiện chuyên đề này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô của
trường Đại học điều dưỡng Nam Định, đặc biệt là các thầy cô ở Bộ môn tâm
thần kinh của trường Đại học điều dưỡng Nam Đinh đã tạo điều kiện cho em
được học tập,rèn luyện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình,đồng nghiệp và bạn bè,
những người đã luôn luôn động viên,ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện chuyên đề này.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của Th.s Lê Văn Cường. Các kết quả trong chuyên đề là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Xin chân thành cảm ơn mọi người.
Nam Định, ngày 10 tháng 10 năm 2022
Người viết cam đoan

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

RLTTLPL

Rối loạn tâm thần loại phân liệt

TC

Trầm cảm

HC

Hưng cảm

NB

Người bệnh

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TTPL

Tâm thần phân liệt


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn loại phân liệt là một dạng rối loạn loạn thần mà người bệnh có
các triệu chứng của tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả

triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. Vì như thế
cho nên nhiều bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm lần đầu thành rối loạn
lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt [4], [5].
Rối loạn loại phân liệt khơng có sự khác biệt giới, đối với rối loạn này
tỷ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới tương đương nhau nhưng nam giới
thường bộc phát bệnh ở độ tuổi trẻ hơn. Những giai đoạn của rối loạn loại
phân liệt có thể rất khác với mỗi người vì thế nên bệnh vẫn chưa được hiểu
hoặc định nghĩa rõ ràng như những dạng rối loạn tâm thần khác. Nếu khơng
được chữa trị thì rối loạn phân liệt cảm xúc có thể dẫn đến các vấn đề gây ảnh
hưởng tới hoạt động hoặc khả năng làm việc ở trường, ở cơng ty hoặc các tình
huống xã hội. Những người mắc dạng rối loạn này có thể cần sự giúp đỡ với
các hoạt động thường ngày. Các phương pháp chữa trị có thể giúp quản lý các
triệu chứng và cải thiện cuộc sống [4], [5].
Bệnh rối loạn loại phân liệt không những ảnh hưởng đến cuộc sống của
người bệnh mà cịn có thể là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số nghiên
cứu đã chỉ ra rằng khi người bệnh nằm viện nếu được chăm sóc tốt người
bệnh sẽ thuyên giảm nhanh và dễ dàng tái hịa nhập cộng đồng, khơng là gánh
nặng cho gia đình và xã hội Việc chăm sóc ở đây bao gồm cả việc sử dụng
thuốc cho người bệnh và các liệu pháp cải thiện chức năng lao động cũng như
chức năng tâm lý của người bệnh.
Tuy đã được Nhà nước công nhận là một trong những mục tiêu y tế
quốc gia, nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thực tế cho thấy ngành tâm
thần cịn gặp rất nhiều khó khăn do tính xã hội hố chưa cao, những hỗ trợ từ
phía xã hội cịn chưa được coi trọng thích đáng, các dịch vụ phục hồi chức
năng cho người bệnh tâm thần cịn chưa sẵn có, tại bệnh viện cán bộ y tế cũng


2
chỉ có thể chăm sóc cho người bệnh về thuốc thang còn các vấn đề khác như
là vệ sinh, dinh dưỡng, vận động,…thì phụ thuộc nhiều vào người nhà, tuy

nhiên khơng phải gia đình người bệnh nào cũng có điều kiện chăm sóc người
bệnh chu đáo, thậm chí họ cịn bỏ mặc người bệnh nằm viện mà không quan
tâm hay đến thăm.
Qua theo dõi, thực tế tham gia vào quá trình chăm sóc tơi nhận thấy vấn
đề chăm sóc cho người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt có sự thay đổi để
người bệnh được chăm sóc tốt hơn, do đó tơi đã thực hiện chun đề: “Thực
trạng Chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại khoa cán
bộ nam và người nước ngoài – Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I năm
2022” với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân
liệt tại khoa cán bộ nam và người nước ngoài - Bệnh viện Tâm Thần Trung
ương I năm 2022
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc sóc người
bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại khoa cán bộ nam và người nước ngoài
-Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I.


3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Năm 1939, G. Langfeldt lần đầu tiên dùng thuật ngữ “Rối loạn
dạng phân liệt và rối loạn loại phân liệt” để chỉ một trạng thái rối loạn tâm
thần có

triệu chứng giống TTPL nhưng tiên lượng tốt, nhưng

các trường phái tâm thần học lớn trên thế giới vẫn chưa thống nhất được
với nhau.

Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) có khái niệm “Rối loạn
loại
dạng

phân
phân

liệt” (RLLPL - Schizotypal disorder), còn các rối loạn
liệt (RLDPL)

được xếp chung vào nhóm TTPL khác

(Other Schizophrenia) F20.8.
Hội Tâm thần học Mỹ lại có khái niệm “Rối loạn dạng phân liệt”
(RLDPL - Schizophreniform disorder). Tuy có khác nhau đơi chút, song
nhìn chung có một số điểm tương đồng vì tất cả sẽ tiến triển tới TTPL ở các
giai đoạn sau. Theo DSM-IV- TR (2000), đây là một rối loạn đặc trưng
cho pha cấp tính của TTPL, thời gian bắt buộc phải ít hơn 6 tháng và tiên
lượng tốt.
Rối loạn tâm thần loại phân liệt được biểu hiện bằng các triệu chứng
như [4], [5].
- Tác phong kỳ dị, tư duy và cảm xúc khác thường giống như bệnh tâm
thần phân liệt, nhưng không có nét bất thường rõ rệt và đặc trưng của bệnh
tâm thần phân liệt ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh.
- Hồi phục hầu như hoàn toàn.
Đây là một loại rối loạn mà việc xác định chẩn đốn cịn gặp nhiều khó khăn
vì [6]:
- Các triệu chứng loạn thần thường khơng sâu sắc, khơng có tính hệ
thống, mang tính nhất thời. Người bệnh vẫn có thể thích ứng được với xã hội



4
với nghề nghiệp, khả năng lao động sáng tạo ít bị ảnh hưởng. Các mối quan
hệ của người bệnh với gia đình, xã hội vẫn cịn được duy trì trong một thời
gian dài.
- Bệnh tiến triển chậm, có khuynh hướng mạn tính, cường độ triệu
chứng cũng tăng giảm thất thường, đôi khi tiến triển giống như nhân cách
bệnh.
- Bệnh không có các biểu hiện khởi phát rõ rệt, bản thân người bệnh và
gia đình họ cũng khơng xác định được chính xác thời điểm khởi phát bệnh.
- Những người bệnh bị mắc rối loạn loại phân liệt thường có quan hệ di
truyền với người bệnh tâm thần phân liệt.
-

Rối

loạn

dạng

phân

liệt



rối

loạn


loại

phân liệt thường gặp ở thanh thiếu niên, số người mắc bệnh bằng 1/2
số bệnh nhân TTPL và tỉ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời là 0,2%.
1.1.2. Vài nét lịch sử nghiên cứu rối loạn tâm thần loại phân liệt
Năm 1890 Kreapelin E đã đưa ra thuật ngữ “Tâm thần không điển hình
- Atypical psychosis” để chỉ các trạng thái bệnh như trên và về sau này nó
được mơ tả ở một số thuật ngữ khác nhau như: phân liệt cảm xúc, loạn thần
dạng phân liệt… [11].
Năm 1939, G. Langfeldt lần đầu tiên dùng thuật ngữ “Rối loạn
dạng phân liệt và rối loạn loại phân liệt” để chỉ một trạng thái rối loạn tâm
thần có

triệu chứng giống TTPL nhưng tiên lượng tốt, nhưng

các trường phái tâm thần học lớn trên thế giới vẫn chưa thống nhất được
với nhau [10].
1.1.3. Nguyên nhân rối loạn tâm thần loại phân liệt
Cũng như trong tâm thần phân liệt cho đến nay bệnh nguyên bệnh sinh
của rối loạn loại phân liệt vẫn chưa rõ ràng. Nhóm bệnh này tạo ra một quần
thể không đồng nhất một số giống tâm thần phân liệt, một số khác lại giống
rối loạn cảm xúc.


5
Có rất nhiều nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh xong khơng một
yếu tố nào độc lập hồn tồn có đủ sức thuyết phục. Các nghiên cứu thấy rằng
[4], [5].
1.1.3.1. Những bất thường của cấu trúc và chức năng não
Những nghiên cứu về hình ảnh đại thể và chức năng não trong các

người bệnh rối loạn loại phân liệt có thiếu sót và hoạt hóa ở vùng dưới trán
giống như tâm thần phân liệt. Một nghiên cứu khác thực hiện nghiệm pháp
hoạt hóa, nhận thấy thiếu sót giới hạn ở bán cầu trái và ức chế hoạt động của
thể vân, điều đó cho thấy có sự tương đồng về mặt sinh lí giữa 2 loại bệnh
tâm thần phân liệt và rối loạn loại phân liệt. Mặc dù, một số tài liệu nghiên
cứu về chụp cắt lớp não và cộng hưởng từ vi tính, cho thấy trong rối loạn loại
phân liệt có giãn rộng các não thất, nhưng khơng giống trong tâm thần phân
liệt, giãn não thất trong rối loạn loại phân liệt khơng liên quan đến kết quả
lượng giá kích thước cũng như lượng giá sinh học.
1.1.3.2. Giả thuyết về hoạt động điện của da và mùa sinh
Nhiều nghiên cứu đã thấy: có sự khác biệt về hoạt động điện của da
giữa tâm thần phân liệt và rối loạn phân liệt. Kết quả cũng thấy rằng: Các
người bệnh tâm thần phân liệt sinh vào những tháng mùa đông và mùa xn
có giảm đáp ứng trong dẫn truyền da, nhưng khơng có trong rối loạn loại phân
liệt, đây là điều khác biệt giữa hai bệnh lý này.
1.1.3.3. Về mặt di truyền
Các nghiên cứu bệnh học cho thấy những người bệnh bị mắc rối loạn
loại phân liệt thường có quan hệ di truyền với các người bệnh tâm thần phân
liệt.
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần loại phân liệt
Một số các nét lâm sàng sau đây là nét lâm sàng chung của bệnh .
Tác phong kì dị, tư duy, cảm xúc khác thường giống như trong bệnh
tâm thần phân liệt.


6
Các nét bất thường này không rõ rệt như trong tâm thần phân liệt và
khơng có đầy đủ các đặc trưng của tâm thần phân liệt ở trong bất cứ giai đoạn
nào của bệnh. Các triệu chứng có thể gặp [4], [5].
1.1.4.1. Các triệu chứng thể hiện tính thiếu hịa hợp

Cảm xúc khơng thích hợp:
Cảm xúc người bệnh khó hiểu, hoặc có tính hai chiều trái ngược. Thái
độ của họ trở nên lạnh lùng và cách biệt với bạn bè, đồng nghiệp. Người bệnh
chỉ quan tâm một cách hời hợt (hoặc bàng quan) với các sự vật xung quanh.
Người bệnh có thể xuất hiện các thích thú mới lạ khơng thích hợp với
tầng lớp xã hội của mình.
Một số các trường hợp biểu hiện khí sắc ln dao động, thay đổi tình
cảm với người thân, cười một mình...
Tư duy thiếu hịa hợp:
Lối nói của người bệnh mơ hồ, chi li ẩn dụ, từ ngữ có khi trau chuốt, có
khi có ngơn ngữ định hình…làm cho ngơn ngữ người bệnh trở nên kì dị khó
hiểu, đơi khi là ngơn ngữ phân liệt.
Nội dung tư duy mang mang mầu sắc thần bí, xuất hiện các niềm tin kì
dị vào ma quỷ, thần thánh, các lực lượng siêu nhiên hoặc có hiện tượng ngộ
độc triết học. Có người bệnh có các hồi nghi, ý tưởng paranoia hay paranoid
như: ghen tuông, kiện cáo, phát minh... đôi khi là ý tưởng nghi bệnh.
Hành vi tác phong:
Tác phong bề ngoài của người bệnh trở nên lạ lùng, kì quặc hay có các
hành vi đặc biệt như lúc chải chuốt quá mức, lúc lôi thôi luộm thuộm, lúc đạo
mạo hào phóng, lúc thơ bạo…Tác phong của người bệnh có thể bị ảnh hưởng,
bị chi phối bởi các ý tưởng kì lạ trong tư duy.
Càng ngày người bệnh càng trở nên cách biệt với mọi người, ngại giao
tiếp, thích ngồi ở nhà một mình, có khuynh hướng xa lánh với xã hội để quay
về nghiền ngẫm, suy diễn trong thế giới riêng của mình.


7
1.1.4.2. Các triệu chứng giống tâm căn
Các nghiền nghẫm ám ảnh khơng có sự chống đỡ bên trong, thường là
các ám ảnh có nội dung sợ dị hình, các ám ảnh có nội dung về tình dục hay bị

xâm phạm…, cũng có thể có các ý tưởng nghi bệnh.
Các rối loạn cảm giác tri giác không thường gặp bao gồm: loạn cảm
giác bản thể, các ảo tưởng cơ thể - giác quan hay ảo tưởng khác, giải thể nhân
cách, tri giác sai thực tại... [4], [5].
1.1.4.3. Những giai đoạn giống loạn thần
Trong bệnh cảnh lâm sàng có thể thấy xuất hiện [4], [5]:
- Các rối loạn tri giác: ảo tưởng, ảo giác, đặc biệt là ảo thanh…
- Rối loạn tư duy: có thể có các ý tưởng giống hoang tưởng hay hoang
tưởng thực sự.
- Cường độ của các triệu chứng loạn thần có thể mãnh liệt và đủ các
triệu chứng có thể nhầm với tâm thần phân liệt.
- Các triệu chứng đôi khi xuất hiện, tồn tại trong một thời gian ngắn
khơng do tác động của các nhân tố kích thích bên ngồi.
Số liệu từ nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ rối loạn loại phân liệt
trong cuộc đời là 0,2%:
- Tỷ lệ mắc trong 1 năm là 0,1%.
- Tỷ lệ mắc bệnh chung 0,5% dân số.
- Thường gặp ở thanh thiếu niên.
1.1.5. Tiêu chẩn chẩn đoán
Việc chẩn đốn bệnh phải rất thận trọng chính xác và khơng nên sử
dụng chẩn đoán rối loạn này một cách rộng rãi. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo
ICD -10 [9].
Một rối loạn với các đặc điểm như tác phong kì dị, tư duy và cảm xúc
khác thường giống như trong bệnh tâm thần phân liệt, nhưng khơng có những
nét bất thường rõ rệt đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt ở trong bất cứ giai


8
đoạn nào của bệnh. Khơng có một rối loạn nào là điển hình chiếm ưu thế
nhưng bất cứ rối loạn nào cũng có thể có dưới đây [4], [5].

a. Cảm xúc khơng thích hợp hay hời hợt (người bệnh có vẻ lạ lùng và
cách biệt).
b. Tác phong hay hình dáng bề ngồi lạ lùng, kì qi hay đặc biệt.
c. Ít tiếp xúc với những người xung quanh và có xu hướng xa lánh xã
hội.
d. Tin tưởng kì dị hay tư duy thần bí ảnh hưởng đến tác phong và mâu
thuẫn với những tiêu chuẩn của nhóm văn hóa dưới.
e. Hồi nghi hay ý tưởng Paranoid.
f. Các nghiền ngẫm ám ảnh khơng có sự chống đỡ bên trong thường có
nội dung sợ dị hình, tình dục hay xâm phạm.
g. Những nhận cảm tri giác không thường gặp bao gồm các ảo tưởng cơ
thể - giác quan hay ảo tưởng khác, giải thể nhân cách hay tri giác sai thực tại.
h. Tư duy và lời nói mơ hồ, chi li ẩn dụ, q chải chuốt hay định hình
biểu hiện bằng ngơn ngữ kì dị hay bằng cách khác nhưng khơng q rời rạc
quá đáng.
i. Có những giai đoạn gần như loạn thần thỉnh thoảng xuất hiện nhất
thời với ảo tưởng, ảo thanh hay ảo giác khác, tất cả đều mãnh liệt và những ý
tưởng giống hoang tưởng xuất hiện khơng do kích thích bên ngồi.
Rối loạn này thường tiến triển mạn tính với cường độ khi tăng khi
giảm. Thỉnh thoảng chuyển sang bệnh tâm thần phân liệt rõ rệt. Khơng có thời
kì khởi đầu rõ ràng và thường tiến triển như một loại rối loạn nhân cách.
Thường gặp hơn ở những cá nhân có quan hệ với người bệnh tâm thần phân
liệt về mặt di truyền và được xem như thành phần của “Phổ” di truyền của
bệnh tâm thần phân liệt.
Các nguyên tắc chẩn đoán


9
Phải có 3 hay 4 trong 9 điểm ở trên biểu hiện thường xuyên hoặc các
triệu chứng tồn tại thường xun hay có từng thời kì ít nhất trong vịng 2 năm

[4], [5].
Trong tiến triển bệnh, người bệnh phải chưa bao giờ có đủ các triệu
chứng tiêu chuẩn để chẩn đốn bệnh tâm thần phân liệt.
Trong tiền sử gia đình có một người thân trực hệ bị bệnh tâm thần
phân liệt sẽ thêm trọng lượng cho chẩn đoán, nhưng đây không phải là tiêu
chuẩn tiên quyết.
Không sử dụng rộng rãi chuẩn đốn vì khơng rõ ranh giới với TTPL thể
đơn giản hoặc rối loạn nhân cách dạng phân liệt hoặc Paranoid.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt RLTTLPL giống như chẩn đoán phân biệt TTPL
Cần loại trừ rối loạn loạn thần do một bệnh cơ thể hoặc do một chất.
Cần phân biệt với loạn thần cấp và nhất thời, loạn tâm thần cảm ứng, rối
loạn nhân cách dạng phân liệt và hội chứng Asperger.
Theo TCYTTG, các khái niệm tương tự với RLLPL bao gồm: TTPL ranh
giới, TTPL tiềm tàng, phản ứng phân liệt tiềm tàng, TTPL giả tâm căn,
TTPL giả nhân cách bệnh, rối loạn nhân cách thể khép kín.
a. Rối loạn Tâm thần loại phân liệt thể đơn thuần.
- Bệnh tiến triển chậm với các triệu chứng âm tính đặc trưng của tâm thần
phân liệt như: cảm xúc cùn mòn, khả năng lao động sáng tạo giảm sút, ý chí
suy giảm.
- Khơng có các triệu chứng dương tính loạn thần nào xảy ra trong quá khứ.
- Tiến triển ngày một xấu dần khơng có giai đoạn ổn định.
b. Hội chứng Asperger (F 84.5).
- Phải kết hợp hiện tượng thiếu một sự chậm trễ đáng kể về mặt lâm sàng
trong ngôn ngữ hay trong sự phát triển về nhận thức.
- Khơng có các giai đoạn loạn thần.
- Suy giảm về chất trong các mối tác động xã hội qua lại


10

c. Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (F60.1).
- Xảy ra trong quá trình hình thành nhân cách thường xuất hiện ở trẻ em lớn
hoặc tuổi thanh thiếu niên tiếp tục thể hiện ở tuổi thành niên.
- Luôn luôn kết hợp với một cuộc đảo lộn cá nhân hoặc xã hội lớn.
- Khơng có các giai đoạn loạn thần và không liên quan đến một tổn thương
não hay một trạng thái rối loạn tâm thần khác.
Theo ICD-10, Chuẩn đoán mã bệnh bệnh theo triệu chứng nổi bật
trên lâm sàng [9].
- Tâm thần phân liệt ranh giới.
- Tâm thần phân liệt tiềm tàng.
- Phản ứng phân liệt tiềm tàng.
- Tâm thần phân liệt tiền loạn thần.
- Tâm thần phân liệt tiền chứng.
- Tâm thần phân liệt giả tâm căn.
- Tâm thần phân liệt giả nhân cách bệnh.
- Rối loạn nhân cách loại phân liệt.
1.1.6. Điều trị rối loạn tâm thần loại phân liệt
1.1.6.1. Nguyên tắc
Với pha cấp tính cần phải điều trị nội trú trong bệnh viện bằng thuốc
chống loạn thần trong suốt thời gian của bệnh và không cần điều trị củng cố.
Cần theo dõi bệnh nhân trong một thời gian dài để phân biệt RLTTLPL
hay là TTPL (nếu thời gian ít hơn 6 tháng).
Các trường hợp cần thiết thì cho nhập viện để điều trị và theo dõi hành
vi của bệnh nhân. Các triệu chứng loạn thần được điều trị từ 3- 6 tháng bằng
các thuốc chống loạn thần thì RLTTLPL đáp ứng với thuốc tốt và nhanh
hơn nhiều so với TTPL.
Việc điều trị rối loạn loại phân liệt có nhiều nét giống trong điều trị
bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt [8], [9]:



11
a. Đây là một bệnh lí mà q trình loạn thần chỉ xảy ra trong một thời
gian ngắn và giữa hai đợt người bệnh có sự ổn định bệnh rất tốt. Vì vậy, chỉ
điều trị nội trú khi thật cần thiết (tình trạng loạn thần nặng gây ảnh hưởng
nhiều đến công việc, cuộc sống của người bệnhvà những người xung quanh).
b. Điều trị triệu chứng là chủ yếu.
c. Cần phối hợp nhiều liệu pháp.
d. Hóa dược vẫn đóng vai trị quan trọng nhất là trong giai đoạn loạn
thần.
e. Điều trị duy trì sau cơn loan thần đầu tiên, quản lí theo dõi phòng
chống tái phát.
f. Phối hợp với cộng đồng để tái thích ứng xã hội, tạo cơng ăn việc làm
cho người bệnh.
g. Phát hiện sớm những đợt loạn thần, những yếu tố có thể gây ra đợt
loạn thần mới để có thái độ xử lí kịp thời.
h. Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ với người bệnh như:
tránh mặc cảm, xa lánh, sỉ nhục người bệnh.
1.1.6.2. Điều trị cụ thể
Rối loạn tâm thần loại phân liệt được áp dụng các liệu pháp điều trị như
một số bệnh tâm thần, tùy thuộc vào tình trạng bệnh để áp dụng một hay phối
hợp nhiều liệu pháp điều trị cho phù hợp. Một số liệu pháp điều trị bệnh gồm
[4], [5]:
Liệu pháp hóa dược:
* An thần kinh cổ điển
Thuốc - Liều dùng:
Chlopromazine (Aminazine...) viên 25mg - ống 25mg: 50 - 600mg/24h
Levomepromazine (Tisercine...) viên 25mg - ống 25mg: 25 500mg/24h
Haloperidol (Haldol) viên 1,5mg ống 5 mg: 3 - 20 mg/24h
Thioridazine (Melleril...). viên 10 - 25mg: 25 - 500mg/24h



12
* An thần kinh thế hệ mới
Thuốc - Liều dùng:
Amisulpiride (Solian...) viên 50mg -200mg: 50 - 200mg/24h
Clozapine (Leponex...) viên 25mg, 100mg: 75 - 125 mg/24h
Risperidone (Risperdal...) viên 1- 2mg: 1 - 6 mg/24h
Olanzapine (Zyprexa...) viên 5mg -10mg: 5 - 20 mg/24h
* Các an thần kinh tác dụng kéo dài
Thuốc - Liều dùng
Haldol decanoate ống 50 mg: Tiêm bắp sâu 25 - 50mg/lần, 4 tuần nhắc
lại.
Fluphénazine decanoate ống 25, 100mg: Tiêm bắp sâu 25 - 50mg/lần,
nhắc lại sau 3 - 4 tuần
Piportil L4 retard ống 25, 100mg: Tiêm bắp sâu 25 - 50 mg/lần, nhắc
lại sau 4 tuần
* Một số các thuốc có thể phối hợp
Việc phối hợp các thuốc nhằm giảm một số triệu chứng kích động, lo
âu, trầm cảm hoặc điều chỉnh một số các rối loạn hành vi.
Thuốc - Liều dùng
Diazepam (Seduxen) viên 5mg, ống 10mg: 5 - 20mg/24h
Natri Valproate (Deparkin) viên 200mg - 500mg : 200 - 1000 mg/24h
Amitriptyline viên 25, ống 50 mg: 25 - 50 mg/24h
* Lưu ý:
- Liều điều trị ngoại trú thường thấp hơn rất nhiều so với liều điều trị nội trú
(bằng từ 1/2 đến 1/6).
- Các ATK mới có tác dụng tốt trên các triệu chứng âm tính, dương tính, ít tác
dụng phụ trên hệ ngoại tháp, nhưng nó cũng gây khơng ít tác dụng phụ trên
chuyển hóa. Vì vậy việc chọn lựa ATK cũ, mới cần cân nhắc sao cho phù
hợp.



13
- Trước khi sử dụng các ATK chậm nên sử dụng các ATK tác dụng nhanh
trước. Nên sử dụng cho các người bệnh khơng chịu uống thuốc duy trì hàng
ngày.
Liệu pháp tâm lí:
Tư vấn cho gia đình, liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình giúp gia đình
và người bệnh, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và phát hiện sớm đợt tái phát
mới.
Cần giải thích cho gia đình người bệnh nhận thức được về bệnh tật và
chấp nhận sống chung với người bệnh.
Liệu pháp lao động phục hồi chức năng:
Giai đoạn loạn thần chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên khi các triệu
chứng loạn thần thuyên giảm lập tức đưa người bệnh hoạt động tái thích ứng
xã hội theo mức độ và khả năng của họ.
Từng bước nâng cao mức độ khó của liệu pháp để người bệnh dần dần
thích nghi.
Chú ý phục hồi chức năng ngành nghề phải dựa vào nghề nghiệp cũ,
môi trường kinh tế xã hội, văn hóa nơi người bệnh sinh sống.
Phần khó khăn nhất trong điều trị bệnh tâm thần loại phân liệt là làm
sao giúp người bệnh giảm bớt mức độ ảnh hưởng và có thể sống một cuộc
sống tương đối bình thường trong thời gian sau cơn bệnh.
Trái với những thay đổi mau chóng và rõ rệt trong việc dùng thuốc điều
trị và kìm chế những triệu chứng nổi, việc chăm sóc cho người bệnh chỉ mang
lại những thay đổi chậm và nhỏ. Tuy nhiên lại làm giảm bớt những ảnh hưởng
và cải thiện cuộc sống của người bệnh.
Ở nước ta từ năm 1999 khi Chính phủ đưa vào Chương trình mục tiêu
Quốc gia Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã có những chương
trình chăm sóc phục hồi khả năng sinh hoạt cho người bệnh, đây là một phần

trong kế hoạch trị liệu bao quát cho người bệnh tâm thần phân liệt sau khi họ
đã tương đối ổn định, khơng cịn các triệu chứng rối loạn tinh thần. Mục tiêu


14
của việc chăm sóc và phục hồi cho người bệnh là đề cập tới các điểm chính
như sau:
- Khả năng sống cịn: Biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành
mạnh hợp với tình trạng sức khoẻ, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh
thân thể, thu xếp chỗ ăn ở, biết cách sử dụng những phương tiện công cộng để
đi lại.
- Khả năng giao tiếp xã hội: Người bệnh được hướng dẫn để dần dần
lấy lại và tăng cường lòng tự tin, sự tự trọng, biết cách giao tiếp và đối thoại
với người khác, biết cách giải quyết những khúc mắc, bất đồng ý kiến với
người khác một cách thoả đáng.
- Khả năng thích nghi và đối phó với những khó khăn hàng ngày:
Người bệnh được giúp đỡ và hướng dẫn trong việc tìm cách giảm bớt những
căng thẳng tinh thần.
- Khả năng tổ chức cuộc sống: Người bệnh được hướng dẫn trong việc
thu xếp và tổ chức cuộc sống hàng ngày sao cho có nề nếp, thành một thơng
lệ, có giờ giấc, biết sử dụng giờ rảnh một cách hữu ích và thoải mái.
- Khả năng làm việc: Làm việc cũng giúp cho con người cảm thấy mình
có ích, thoả mãn vì mình đã hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả
năng của mình, đồng thời đóng góp phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm
việc còn tạo cho con người cơ hội để giao tiếp với người khác, có bạn bè quan
hệ tình cảm lành mạnh.
* Chú ý: Việc điều trị bằng thuốc không thể phục hồi được những khả
năng này một cách tồn vẹn. (Hiện nay có một số thuốc mới có khả năng cải
thiện khả năng tư duy và nhận thức của người bệnh). Một số người bệnh đã
từng nằm điều trị trong các bệnh viện tâm thần nhiều năm và đã quen với lối

sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ, chỉ dẫn và chăm sóc của các bác sỹ, điều
dưỡng và các nhân viên y tế khác trong mọi chuyện; họ thường không phải lo
lắng đến việc ăn ở cho bản thân cũng như không phải lo cho gia đình. Sau
nhiều năm sống như vậy, nghị lực, tinh thần, óc sáng tạo, khả năng tháo vát,


15
ứng biến với cuộc sống ngoài xã hội của họ bị ảnh hưởng nặng nề, cho đến
khi họ phải trở về sống với gia đình thì họ trở thành gánh nặng cho gia đình.
Nếu họ khơng được có cơ hội để làm lại cuộc đời thì họ sẽ tiếp tục là gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Chương trình chăm sóc và phục hồi khả năng
sinh hoạt chính là cơ hội để họ có thể làm lại cuộc đời.
1.1.7. Tiến triển và tiên lượng
Tiến triển lâu dài của RLTTLPL cho thấy có

từ

60-80%

bệnh nhân tiến triển thành TTPL và số bệnh nhân còn lại (20 - 40%) hiện
nay chưa rõ. Số bệnh nhân tái phát lần thứ hai hoặc thứ ba có khuynh hướng
tiến

triển

mạn

tính

thành


TTPL.

Tuy

nhiên,

số

bệnh

nhân chỉ có một giai đoạn bệnh duy nhất trong suốt cuộc đời là tiên lượng
tốt nhất.
Tiên lượng thay đổi tuỳ theo tiên lượng tốt hoặc xấu của bệnh nhân. Rối
loạn tâm thần của một giai đoạn loạn thần trong thời gian ngắn là tiên lượng
tốt. Bệnh nhân RLTTLPL có giai đoạn trầm cảm sau loạn thần thì nguy cơ tự
sát cao và liệu pháp tâm lí đẩy nhanh kết quả phục hồi giúp cải thiện tiên
lượng bệnh tốt [4], [5].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ sở thực tiễn trên thế giới
Trước đây theo quan niệm của đa số các nhà tâm thần học thì rối loạn
loại phân liệt được coi là tâm thần phân liệt thể nhẹ, là trạng thái ranh giới
giữa người thường và người bệnh, nhất là ở những trường hợp người bệnh chỉ
biểu hiện một vài nét tính cách bất thường hay các triệu chứng suy nhược,
nghi bệnh…Còn theo trường phái tâm thần học Nga thì coi rối loại loại phân
liệt là tâm thần phân liệt thể tiến triển lờ đờ.
Khoảng đầu thế kỷ 19, các nhà tâm thần học cũng đã chú ý đến một
nhóm bệnh với các triệu chứng khơng điển hình mà khơng thể xếp vào bệnh
tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực (PMD).



16
Năm 1890 Kreapelin E đã đưa ra thuật ngữ “Tâm thần khơng điển hình
- Atypical psychosis” để chỉ các trạng thái bệnh như trên và về sau này nó
được mơ tả ở một số thuật ngữ khác nhau như: phân liệt cảm xúc, loạn thần
dạng phân liệt… [3].
Năm 1939 Gabriel Langfeldt đã chia người bệnh tâm thần phân liệt có
triệu chứng loạn thần làm hai nhóm [11].
Nhóm tâm thần phân liệt thật sự: Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của
giải thể nhân cách, tự kỷ, cảm xúc cùn mòn, khởi phát sớm và tri giác sai thực
tại…trong tâm thần phân liệt thực sự.
Nhóm các loạn thần dạng phân liệt: Đây là một loại rối loạn có tiên
lượng tốt hơn và tác giả đưa ra khái niệm “Rối loạn loại phân liệt Schizophrenia form disoder” để chỉ nhóm người bệnh có triệu chứng lâm sàng
giống tâm thần phân liệt song khởi phát cấp diễn.
Tới năm 1992 trong bảng phân loại quốc tế lần thứ 10, rối loạn loại
phân liệt được tách hẳn ra thành một đơn vị bệnh lí độc lập [12].
Song song với hệ thống phân loại bệnh quốc tế, hệ thống phân loại
bệnh của hội Tâm thần học Mỹ (DSM) đã đưa ra khái niệm rối loạn dạng
phân liệt có nhiều điểm tương đồng với rối loại loại phân liệt. Tuy nhiên có
một điểm khác là nhiều trường hợp sẽ tiến triển thành Tâm thần phân liệt ở
giai đoạn sau [10].
1.2.2. Cơ sở thực tiễn trong nước
Năm 2018, Trần Văn Quý chuyên đề tốt nghiệp CKI “Thực trạng chăm
sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần loại phân liệt” cũng chỉ ra những vai trò của
Điều dưỡng, người nhà và những ưu nhược điểm trong cơng tác chăm sóc
bệnh nhân rối loạn tâm thần loại phân liệt.
Năm 2002, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 940/QĐ-BYT ngày
22/3/2002 về việc ban hành “Hướng dẫn Quy trình chăm sóc người bệnh” tập
I. Trong đó có nội dung chương VIII: Chăm sóc người bệnh chuyên khoa
Tâm thần [1].



17
Năm 2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/TT-BYT ngày 26/01/2011
về việc hướng dẫn công tác điều điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong
bệnh viện. Nội dung Thơng tư 07 đã quy định các nhiệm vụ chuyên môn của
điều dưỡng trong chăm sóc NB [2].
+ Ghi nhận dấu hiệu sinh tồn.
+ Chăm sóc về dinh dưỡng
+ Chế độ vệ sinh cá nhân
+ Chăm sóc về tinh thần (Liệu pháp tâm lý)
+ Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe (Liệu pháp nhận thức)
+ Chăm sóc phục hồi chức năng (Liệu pháp hành vi)
+ Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho NB
+ Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
+ Theo dõi, đánh giá NB (quan sát NB đều đặn).
+ Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong
chăm sóc NB (giảm các yếu tố kích thích)
+ Ghi chép hồ sơ bệnh án
Liệu pháp tâm lý: Phải phối hợp liệu pháp tâm lý tập thể và cá nhân.
Phối hợp các phương pháp nói trên, điều trị một cách bền bỉ, lâu dài có
hệ thống.
Năm 2013, Bùi Quang Huy và cộng sự đã xuất bản lần 2 cuốn sách
Điều dưỡng Tâm thần Sức khỏe tâm thần của tác giả Ruth Elder, Katie Evans
và Debra Nizette (Trường Cao đẳng điều dưỡng sức khỏe tâm thần Úc). Nội
dung cuốn sách đã cung cấp cho Điều dưỡng những kiến thức về chăm sóc
NB tâm thần.


18


CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH
2.1. Khái quát Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I
Năm 1963, Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương I được thành lập với tiền
thân là khu điều dưỡng cán bộ miền Nam tập kết. Quyết định thành lập bệnh
viện ngày 07/06/1963 theo quyết định số 519 của Bộ Y Tế, thuộc địa bàn
huyện Thường Tín, Hà Nội (trước đây là tỉnh Hà Tây). sau này đổi tên là
Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I.
Bệnh viện gồm 21 khoa ,bao gồm 16 khoa lâm sàng ,05 khoa cận lâm
sàng ,12 phịng ban chức năng.
Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tại bệnh viện không ngừng
được nâng cao. Hiện nay tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng, đội ngũ cán bộ chủ chốt
của Bệnh viện đều đạt chuyên môn và vượt mức quy định của Bệnh viện
chuyên khoa hạng I. Hiện tại, nguồn nhân lực của bệnh viện có:07 Tiến sĩ ,15
Bác sĩ chuyên khoa II ,19 Bác sĩ chuyên khoa I ,06 Ths Bác sĩ ,09 Thạc sĩ
khác,28 ĐD chuyên khoa I,04 KTV chuyên khoa I ,235 Đại học,63 cao
đẳng,129 trung cấp.
 Khái quát khoa cán bộ nam và người nước ngoài
Ngày 15/10/2016 theo quyết định của ban giám đốc bệnh viện Tâm Thần
Trung Ương I khoa bán cấp tính nam được thành lập dưới sự lãnh đạo của
BSCKII Nguyễn Chí Thành- Trưởng Khoa. Năm 2019 Khoa Bán Cấp Tính
Nam được đổi tên thành Khoa Cán Bộ Nam và Người Nước Ngoài từ đó
ngồi chức năng nhiệm vụ điều trị nội trú cho người bệnh tâm thần nam ở giai
đoạn cấp tính khoa cịn điều trị người bệnh tâm thần nam có quốc tịch nước
ngồi.
Khoa gồm có: 01 bác sĩ CKII, 02 bác sĩ CKI,1 bác sĩ. 03 điều dưỡng
CKI, 05 cử nhân điều dưỡng, 10 điều dưỡng Cao đẳng,04 điều dưỡng Trung
cấp, 05 hộ lý.



×