Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ có loạn thần tại viện sức khỏe tâm thần bệnh viện bạch mai năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.92 KB, 58 trang )

1

NGUYỄN THỊ THU TRANG

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THU TRANG

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SA SÚT
TRÍ TUỆ CĨ LOẠN THẦN TẠI VIỆN SỨC KHỎE
TÂM THẦN BỆNH VIỆN BẠCH MAI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THU TRANG

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ
CÓ LOẠN THẦN TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
BỆNH VIỆN BẠCH MAI


Chuyên ngành: Tâm thần
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN VĂN LONG

NAM ĐỊNH – 2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................. 3
1.1

Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3

1.1.1

Khái niệm bệnh sa sút trí tuệ .............................................................. 3

1.1.2

Biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh Sa sút trí tuệ .......................... 4

1.2

Điều trị bệnh Sa sút trí tuệ ..................................................................... 4


1.2.1

Điều trị bệnh Sa sút trí tuệ bằng thuốc................................................ 5

1.2.2

Một số biện pháp không dùng thuốc................................................... 6

1.2.3

Liệu pháp định hướng thực tại............................................................ 7

1.2.4

Liệu pháp hoạt động ........................................................................... 8

1.2.5

Luyện tập thể lực ............................................................................... 9

1.3

Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 10

1.3.1

Thực trạng sa sút trí tuệ và bệnh Sa sút trí tuệ trên thế giới .............. 10

1.3.2


Tình hình sa sút trí tuệ và bệnh Sa sút trí tuệ tại Việt Nam ............... 10

2

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH .................................... 12

2.1

Khái quát Viện Sức Khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai................. 12

2.2

Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể: ............................................ 19

2.3

Một số ưu điểm và tồn tại.................................................................... 43

2.3.1

Ưu điểm ........................................................................................... 43

2.3.2

Tồn tại.............................................................................................. 44

3

CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN .................................................................. 45


3.1. Một số hạn chế trong cơng tác chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Viện
Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai..................................................... 45


3.1.1. Đối với nhân viên y tế ......................................................................... 45
3.1.2. Đối với người bệnh và gia đình người bệnh ........................................ 45
3.1.3. Một số nguyên nhân của tồn tại ........................................................... 45
3.2.Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện chăm sóc cho người bệnh SSTT .. 46
3.2.1. Đối với nhân viên y tế ......................................................................... 46
3.2.2. Đối với gia đình .................................................................................. 46
3.2.3. Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh SSTT ...................................... 47
KẾT LUẬN.................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ, cũng như quan tâm, động viên của các cá nhân và đơn vị.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý và Đào tạo sau đại học, bộ môn Điều dưỡng
cùng tồn thể các thầy cơ giáo cơng tác tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình
học tập.
Ban Giám Đốc Bệnh viện Bạch Mai, Ban Lãnh đạo Viện Sức Khoẻ Tâm
thần, đơn nguyên điều trị rối loạn liên quan stress đã chấp thuận và tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm chun đề.
Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Long, người
trực tiếp hướng dẫn khoa học và luôn dành thời gian, cơng sức hướng dẫn em

trong suốt q trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, tồn thể đồng nghiệp
trong Viện Sức Khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, bạn bè đã ln cổ vũ,
động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2022
Học viên

NGUYỄN THỊ THU TRANG


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thu Trang, học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I khoá
9, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, xin cam đoan:
1. Đây là chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Trần Văn Long.
2. Cơng trình này không trùng lập với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các thông tin trong chun đề là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022
Học viên

NGUYỄN THỊ THU TRANG



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ICD.10

International Classification of Diseases, 10th edition .1992
(Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10.1992)

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

SSTT

Sa sút trí tuệ

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế

xã hội, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Tuổi thọ trung bình của
lồi người tăng lên là một thành tựu của y tế và là kết quả của sự phát triển kinh
tế, xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dân số thế giới đang “già hoá” do mức
độ sinh giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Ngày nay
trên tồn thế giới có khoảng 600 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Số lượng người
cao tuổi sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và đạt khoảng 3 tỷ người vào năm 2050.
Hơn 1 nửa số người cao tuổi của thế giới hiện đang sống ở Châu Á. Số liệu điều
tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2011 của Tổng cục
Thống kê cho thấy tỉ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên là 10,1% tổng dân số, tỷ
trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 7,2%. Như vậy Việt Nam chính thức bước vào
giai đoạn được gọi là “thời kì già hố dân số”. [10]
Việc chuyển dịch cơ cấu dân số đang là một thách thức lớn đối với tồn
nhân loại nói chung cũng như với Việt Nam nói riêng, trong đó có vấn đề chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng lớn người cao tuổi trong xã hội. Tuổi
già làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạn tính và thối hố. Một trong những
bệnh mạn tính khơng lây nhiễm và thối hố thường gặp ở người cao tuổi là hội
chứng sa sút trí tuệ (SSTT). Nó thực sự là thảm hoạ với người cao tuổi, không
những do tỉ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà cịn do bệnh gây ảnh hưởng
lớn và lâu dài về mọi mặt cho người bệnh, gia đình và xã hội, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh cũng như người chăm
sóc. Người mắc bệnh sa sút trí tuệ bị mất dần khả năng tự chăm sóc càng ngày
càng phụ thuộc vào người khác trong việc thực hiện các hoạt động thể chất và
thần kinh cơ bản nhất, đặc biệt giai đoạn cuối cần có sự chăm sóc và theo dõi
thường xuyên. Chi phí cho bệnh sa sút trí tuệ rất tốn kém, chỉ đứng sau các bệnh
tim mạch và ung thư. Để góp phần giảm bớt gánh nặng này, ngồi nghiên cứu về
dịch tễ của bệnh sa sút trí tuệ, các thuốc chữa bệnh sa sút trí tuệ thì các phương
pháp điều trị không dùng thuốc, chất lượng cuộc sống và vấn đề chăm sóc người
bệnh sa sút trí tuệ được nghiên cứu ở nhiều vùng miền khác nhau trên thế giới



2

[6, 15]. Tại Việt Nam, bệnh sa sút trí tuệ cũng bắt đầu được y học và xã hội quan
tâm.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng chăm sóc
người bệnh sa sút trí tuệ có loạn thần tại các bệnh viện. Tuy nhiên, tại Viện Sức
khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Do đó
tơi tiến hành nghiên cứu chuyên đề : “Thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút
trí tuệ có loạn thần tại Viện Sức Khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai”
nhằm mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ có loạn thần tại
Viện Sức Khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người
bệnh sa sút trí tuệ có loạn thần tại Viện Sức Khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch
Mai.


3
1CHƯƠNG

1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm bệnh sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ (SSTT) là tình trạng suy giảm trí nhớ kém kèm theo một hoặc
nhiều các chức năng nhận thức khác bị rối loạn như thất ngôn (aphasia), mất sử
dụng động tác (apraxia), mất nhận thức (agnosia), hay rối loạn chức năng thực hiện
(executive funcion) xảy ra ở những người trước đây tình trạng nhận thức và các
chức năng thần kinh cao cấp vẫn hồn tồn bình thường. Sự suy giảm các chức
năng nhận thức này đủ để gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa: “Sa sút trí tuệ là phối hợp
rối loạn tiến triển về trí nhớ và q trình ý niệm hố, ở mức độ gây tổn hại tới
hoạt động sống hàng ngày xuất hiện tối thiểu từ sáu tháng nay với rối loạn ít
nhất một trong những chức năng như ngôn ngữ, tính toán, phán đoán, rối loạn tư
duy trừu tượng, điều phối động tác, nhận biết hoặc biến đổi nhân cách”. Những
rối loạn này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người bệnh. Sa sút trí tuệ
là một trong những trạng thái bệnh lý đáng sợ nhất của tuổi già, nỗi ám ảnh của
người cao tuổi. SSTT là nguyên nhân chủ yếu gây ra tàn tật và tử vong ở người
cao tuổi. Cần phân biệt SSTT và quên lành tính do tuổi. Qn lành tính do tuổi
là tình trạng giảm trí nhớ do tuổi cao, là kết quả của tiến trình hoạt động thần
kinh chậm dần do tuổi tác. Khởi đầu của qn lành tính là tình trạng khó nhớ
thơng tin mới và chậm nhớ lại thông tin cũ do suy giảm khả năng tập trung và
chú ý. Tuy nhiên, khi cho người bệnh thời gian và có biện pháp động viên thì
việc sinh hoạt hàng ngày của họ vẫn bình thường.
Theo báo cáo đánh giá gánh nặng bệnh tật từ Tổ chức Y tế Thế giới năm
2003; SSTT chiếm 11,2% trong tổng số người tàn tật từ 60 tuổi trở lên, cao hơn
đột quỵ não (9,5%) các bệnh rối loạn cơ xương khớp 8,9% bệnh tim mạch 5%
và tất cả các thể ung thư 2,4% [14]. Tuổi càng cao tỷ lệ mắc SSTT càng nhiều,
tỷ lệ hiện mắc SSTT trung bình cứ sau mỗi khoảng năm năm lại tăng gấp đôi tại
các vùng khác nhau trên thế giới


4

Có nhiều nguyên nhân gây SSTT như: Bệnh Alzheimer, SSTT do nguyên
nhân mạch máu, SSTT thuỳ trán- thái dương, SSTT thể Lewy... trong đó bệnh
Sa sút trí tuệ và SSTT do mạch máu là hai nguyên nhân thường gặp nhất của
SSTT. Bệnh Sa sút trí tuệ chiếm tới 50-70% các trường hợp mắc sa sút trí tuệ.
SSTT do mạch máu chiếm khoảng 20-30%. Tuy nhiên sau này các nhà nghiên
cứu nhận thấy có sự chồng chéo giữa hai loại SSTT này, đặc biệt ở nhóm tuổi

già nhất [19]; [11]
1.1.2 Biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh Sa sút trí tuệ
Nhẹ: trí nhớ giảm, có thể khơng rõ với những người thường xuyên tiếp xúc
với bệnh nhân, không thực hiện được các hoạt động phức tạp (ví dụ chuẩn bị
bữa ăn, chi tiêu) vẫn tự chăm sóc được bản thân, tính tình trở nên thụ động, ít
hoặc khơng có bác biểu hiện về hành vi
Trung bình: Trí nhớ giảm rõ, không thực hiện được các hoạt động thông
thường (như sử dụng bếp, gọi điện thoại) khơng tự chăm sóc được bản thân (như
tắm rửa, trang điểm) có rối loạn hành vi (hội chứng hồng hơn, hoang tưởng hệ
thống- paranoid) kỹ năng giao tiếp xã hội thay đổi, cần người quan sát
Nặng: Trí nhớ giảm nhiều, chỉ cịn những mảnh vụn, không nhận biết được
người thân, không thực hiện được mọi hoạt động phức tạp, giảm vận động, cần
có người chăm sóc thường xun
Bệnh sa sút trí tuệ cần được chẩn đoán trên lâm sàng dựa trên các tiêu
chuẩn của Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 hoặc Sách chẩn đoán và thống
kê bệnh tâm thần hoặc Viện quốc gia về đột quỵ não và các rối loạn thần kinh,
giao tiếp
- Bệnh sa sút trí tuệ và các rối loạn liên quan
1.2 Điều trị bệnh Sa sút trí tuệ
Kết quả chẩn đốn bệnh Sa sút trí tuệ sẽ làm thay đổi cuộc sống của bệnh
nhân lẫn gia đình họ. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào có
thể chữa khỏi bệnh Sa sút trí tuệ mà chỉ có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh
và giảm một số triệu chứng


5

1.2.1 Điều trị bệnh Sa sút trí tuệ bằng thuốc
- Các thuốc hiện đang sử dụng để điều trị triệu chứng liên quan đến nhận
thức trong bệnh Alzheimer

Hiệp hội Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn lưu hành hai
loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến nhận thức của bệnh
Alzheimer
+ Chất ức chế Cholinesterase giúp ngăn ngừa sự giảm hàm lượng
Acetylcholine một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ
và học hỏi. Ba loại chất ức chế Cholinesterase thường được kê đơn thuốc là:
Donepezil: Được dùng để điều trị trong tất cả các giai đoạn của bệnh
Rivastigmin: Được dùng để điều trị bệnh trong giai đoạn nhẹ và vừa
Galantamin: Được cấp phép dùng để điều tri bệnh trong giai đoạn nhẹ và
vừa
+ Các thuốc kháng thụ thể N: Memantin giúp điều hoà hoạt động của
glutaminte một loại chất chuyển dẫn truyền thần kinh khác liên quan đến quá
trình ghi nhớ và học hỏi. Loại thuốc này được Cục quản lý thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ cấp phép dùng để điều trị bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn vừa và nặng
- Điều trị các triệu chứng liên quan đến hành vi
Nhiều người cho rằng sự thay đổi trong hành vi của người bệnh là điều khó
khăn và đáng lo lắng nhất. Sự thay đổi này bao gồm bối rối, lo âu, gây hấn và
xáo trộn giấc ngủ. Có hai loại liệu pháp điều trị đối với triệu chứng liên quan
đến hành vi: Liệu pháp không sử dụng thuốc và liệu pháp sử dụng thuốc. Liệu
pháp không sử dụng thuốc được ưu tiên áp dụng trước
- Nếu người bệnh có các triệu chứng trầm cảm hoang tưởng, áo giác, nặng
đi kèm thì cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Việc
điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Khi người
bệnh có kích động, trầm cảm hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện để
điều trị.
- Điều trị các bệnh phối hợp: Nếu người bệnh có các biểu hiện kèm theo thì


6


cùng cần điều trị đồng thời các bệnh đó ngay như tăng huyết áp, đái tháo
đường,...
1.2.2 Một số biện pháp không dùng thuốc
Việc nghiên cứu các biện pháp điều trị khơng dùng thuốc trong bệnh Sa sút
trí tuệ trở lên cấp thiết do hiệu quả hạn chế của các thuốc điều trị và hậu quả từ
việc chăm sóc tốn kém và ít hy vọng trên khắp thế giới. Các biện pháp khơng
dùng thuốc có thể cải thiện chức năng nhận thức, hoạt động hàng ngày, có thể
làm giảm các rối loạn tâm thần và hành vi, có thể làm chậm mức độ tàn phế và
nhu cầu nhập viện của bệnh nhân, do đó nâng cao chất lượng cuộc sống của
người bệnh Sa sút trí tuệ và những người chăm sóc họ. Có thể chia thành các
nhóm biện pháp: Luyện tập về trí nhớ và nhận thức; Liệu pháp hướng thực tại;
Liệu pháp hoạt động và luyện tập thể lực nâng cao thể trạng
+ Luyện tập về trí nhớ và nhận thức
Mục đích của luyện tập trí nhớ và nhận thức là nhằm cải thiện thời gian
hoàn thành các hoạt động hàng ngày hơn là học thực hiện các hoạt động mới.
Các chương trình luyện tập kích thích trí nhớ được phát triển để bù trừ việc suy
giảm nhận thức và phối hợp với một số kỹ năng cần thiết được huy động trong
quá trình học như các khả năng mã hoá và nhớ lại. Những khả năng này bị biến
đổi một cách điển hình trong bệnh Sa sút trí tuệ gây ra các vấn đề về trí nhớ và
suy giảm nhận thức nghiêm trọng. Mục đích lý thuyết của các chiến lược kích
thích nhận thức là cải thiện hoặc hỗ trợ các chức năng bị phá huỷ để người bệnh
dễ dàng học các điều mới. Những chiến lược khác nhau này không được sử
dụng để tăng cường hoặc cải thiện các vùng không bị phá huỷ để thưc hiện và
cải thiện khả năng học. Một số chương trình luyện tập trí nhớ thường được đề
cập trong y văn:
-Phương pháp học không mắc lỗi
-Kỹ thuật khoảng thời gian nhớ lại
-Các chiến lược mã hoá đặc hiệu với sự hỗ trợ nhận thức
-Kỹ thuật gợi ý về điều đã quên



7

-Kỹ thuật hình ảnh thị giác
-Các hỗ trợ trí nhớ bên ngồi
- Cặp đơi người bệnh- người chăm sóc đối với các sự kiện đáng nhớ, nhắc
lại trí nhớ tích cực và các bài tập nhận biết, tương tác giải quyết tình huống các
bài tập hội thoại và chủ đích
Một số chiến lược điều trị được cho rằng dễ ràng cho q trình mã hố.
Cuối cùng chương trình tập luyện theo cặp bệnh nhân - người chăm sóc là
dạng trợ giúp lắp ghép trí nhớ mà trong đó người chăm sóc hoặc người nhà bệnh
trở thành người thực hiện các chương trình luyện tập kích thích trí nhớ nội tại
khác nhau cho người bệnh. Các trương trình luyện tập trí nhớ có thể tiến hành
riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau.
1.2.3 Liệu pháp định hướng thực tại
Định hướng thực tại là một trong những chiến lược quản lý được sử dụng
rộng rãi nhất đối với việc giao tiếp của những người mắc bệnh Sa sút trí tuệ
nhằm mục đích giúp đỡ những người bị mất trí nhớ và mất định hướng bằng
cách là cho họ nhớ lại thực tế về chính bản thân họ và mơi trường xung quanh.
Nó có thể được sử dụng với từng cá nhân và theo nhóm. Người bệnh dịnh hướng
về mơi trường xung quanh họ bằng cách sử dụng hàng loạt các vật liệu và hoạt
động. Các phương tiện được sử dụng để định hướng như cột gắn bảng chỉ
đường, các ghi nhớ và các trợ giúp ghi nhớ khác. Cũng có ý kiến lo ngại định
hướng thực tại có thể nhắc cho người bệnh nhớ đến sự thối hố của họ. Cũng
có tác giả cho thấy sự thay đổi ban đầu theo chiều hướng tích cực về tính tình
của người bệnh tham gia luyện tập.
Nên tổ chức các lớp tập hướng thực tại cho bệnh nhân. Điều này giúp
người chăm sóc được thư giãn. Cuối buổi tập cần thực hiện ở cùng một địa điểm
trong thời gian ngắn khoảng 15-20 phút mỗi buổi tập và thực hiện vài buổi/
tuần. Dụng cụ thường sử dụng trong buổi tập là bảng tập hướng thực tại. Điều

quan trọng là bảng hướng thực tại cần thực hiện đúng thực tế
Một loại vật liệu luyện tập định hướng thực tại khác là đồng hồ đồ chơi có


8

thể dùng tay quay kim, albun ảnh, quân bài phát sáng với các chữ hoặc ảnh
những quyển sách khổ lớn, bảng chữ cái có tù tính, bộ chữ cái, bản đồ, bộ ghép
hình, bộ đồ chơi về thức ăn, những độ vật quen thuộc, đồ vật với những hình
lớn, hoa quả, que nhựa, ....
1.2.4 Liệu pháp hoạt động
- Những thay đổi về mặt chức năng của bệnh nhân Sa sút trí tuệ là khơng
thể đảo ngược được. Suy giảm những hành vi đặc hiệu như là tự chăm sóc và
những sinh hoạt hàng ngày là do suy giảm kỹ năng nhận thức và thể lực. Người
bệnh Sa sút trí tuệ có thể gặp nhièu khó khăn khi phải mặc quần áo, chải chuốt,
đi lại, ăn uống, tắm giặt, đi vệ sinh. Trong khi đó trong ngày tiêu biểu của người
bệnh Sa sút trí tuệ có thể lú lẫn, qn, nhầm lẫn, những thất bại do suy giảm trí
nhớ, khó kăn trong giao tiếp hoặc là suy yếu thể lực. Suy yếu thể lực ở người
bệnh thường do mất khả năng thực hiện các kỹ năng đã có trước đó. Sự suy
giảm này đặt ra yêu cầu trợ giúp về mặt thể lực để thực hiện các công việc như
là việc giám sát, nhắc nhở người bệnh thực hiện một số việc hoặc trông chừng
để họ không tự gây nguy hiểm cho bản thân
- Liệu pháp hoạt động tập trung vào việc làm chậm sự suy giảm, duy trì sự
độc lập về mặt chức năng, sự tham gia xã hội và chất lượng cuộc sống của cả
bệnh nhân và người chăm sóc. Liệu pháp hoạt động đối với bệnh nhân Sa sút trí
tuệ giúp cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ.
Các chiến lược chăm sóc được khuyến cáo cho các cặp người bệnh- người chăm
sóc được chia làm ba nhóm chính:
- Thay đổi môi trường bao gồm bất kỳ sự thay đổi hoặc thêm vào môi
trường xung quanh người bệnh. Thay đổi môi trường xung quanh thường được

khuyến cáo: dán lên tường các chỉ dẫn dễ thấy như các số điện thoại cấp cứu,
dán nhãn các ngăn kéo hoặc các phòng sử dụng, sử dụng hộp nhắc việc có gắn
pin, đặt mỗi cái chuông hay máy theo dõi ở cửa căn hộ
- Phương pháp hỗ trợ dựa vào người chăm sóc bao gồm xây dựng linh hoạt
hoạt động hàng ngày cho người bệnh Sa sút trí tuệ hoặc huy động họ tham gia


9

các việc vặt trong nhà như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp bát đũa, dọn giường. Mỗi
hoạt động được chia ra thành nhiều bước nhỏ và đưa ra hướng dẫn từng bước để
gợi ý cho người bệnh khi họ không tập trung hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng người
bệnh sử dụng các hướng dẫn để nhìn hoặc các thiết bị hỗ trợ
- Phương pháp hỗ trợ dựa trên cộng đồng là việc huy động các nguồn lực sẵ
có ở địa phương. Người chăm sóc được khuyến cáo tham gia các nhóm được
Hội Sa sút trí tuệ hỗ trợ. Các dịch vụ hỗ trợ như phân phối thức ăn tại nhà cho
các bệnh nhân Sa sút trí tuệ sống độc thân thường hay bỏ ăn bữa trưa, dọn dẹp
nhà cửa, nội trợ các chương trình ban ngày, thơng tin về các chương trình tài
chính đối với một số trường hợp khó khăn như sự trợ giúp về thuốc men và giảm
giá các dịch vụ nội trợ
1.2.5 Luyện tập thể lực
Việc giảm trường lực cơ bám xương cũng góp phần làm giảm sức bền và
sức mạnh của cơ và khả năng thực hiện các chức năng của những người bệnh Sa
sút trí tuệ. Luyện tập thể lực có thể giúp cải thiện tình trạng chức năng và tăng
cường cơ báp vốn đã suy yếu theo tuổi tác. Rèn luyện thể lực thường xuyên và
các chương trình tập luyện sức mạnh cơ có thể mang lại những lợi ích cho sức
mạnh, thể lực cho người mắc bệnh Sa sút trí tuệ. Triển khai những chương trình
luyện tập thường xun có thể cải thiện trường lực cơ, việc đi lại chức năng hoạt
động, giảm lo âu, kích động áp lực, căng thẳng. Luyện tập kết hợp với huấn
luyện cho người chăm sóc các kỹ thuật quản lý các triệu chứng về hành vi, tâm

thần của người bệnh giúp cải thiện sức khoẻ thể lực và sự trầm cảm của người
bệnh Sa sút trí tuệ.
Làm một điều dưỡng khi chăm sóc cho người bệnh bị sa sút trí tuệ cần phải
dựa theo tình trạng người bệnh mức độ sa sút trị tuệ, chỉ định dùng thuốc của
Bác sỹ. Đặc biệt Điều dưỡng phải phối kết hợp với gia đình, người chăm sóc
người bệnh và nhân viên trong bệnh viện, một số tổ chức trong cộng đồng thực
hiện các biện pháp luyện tập về trí nhớ và nhận thức, liệu pháp hướng thực tại,
liệu pháp hoạt động và luyện tập thể lực nâng cao thể trạng để giúp người bệnh
cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.


10

1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Thực trạng sa sút trí tuệ và bệnh Sa sút trí tuệ trên thế giới
Tại Châu Âu số người mắc bệnh trầm cảm và tự tử tăng đột biến vì khủng
hoảng, 1/4 dân số Châu Âu tương đương (215 triệu người) sẽ bị rối loạn tâm lý
do cuộc sống quá khó khăn.
Theo Scott Patten, nghiên cứu năm 2006 tại Canada cho thấy tỷ lệ trầm
cảm chung trong cả cuộc đời là 12,2%. Trầm cảm chủ yếu phổ biến ở phụ nữ
(5%) hơn ở nam giới (2,9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15
đến 25 tuổi [25].
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trầm cảm theo nhiều nghiên cứu vào khoảng 5 - 6%.
Khoảng 80% người bị trầm cảm đã báo cáo bị ảnh hưởng đến khả năng làm
việc, duy trì cuộc sống gia đình và các hoạt động xã hội khác của họ. Tổng thiệt
hại ước tính khoảng 2/3 trong tổng 80 tỷ USD trong năm 2000 vì khả năng sản
xuất kém và hay nghỉ việc. Mỗi năm có trên 300 000 người tự tử trong đó chiếm
60% là người mắc bênh trầm cảm [26].
Nghiên cứu ở các nước châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: Ở Australia
thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nước khác (20 - 30% dân số). Ở một số nước

châu Á như Trung Quốc, theo tác giả Chen R., tỷ lệ trầm cảm ở người già trên
60 tuổi khu vực nông thôn là 6%, ở khu vực thủ đô là 3,6%. Hàng năm Trung
Quốc có khoảng 300 000 người tự tử (thực tế có thể cao hơn nữa), nữ tự sát
nhiều hơn nam theo tỷ lệ 3:1; nông thôn tử tử nhiều hơn thành phố theo tỷ lệ 3:1
[27].
1.3.2 Tình hình sa sút trí tuệ và bệnh Sa sút trí tuệ tại Việt Nam
Sa sút trí tuệ và bệnh Sa sút trí tuệ bắt đầu thu hút sự chú ý của xã hội và
các nhà nghiên cứu tại Việt Nam. Một số nghiên cứu đã được tiến hành ở các
vùng, miền của Việt Nam. Chẩn đốn bệnh Sa sút trí tuệ chủ yếu dựa vào lâm
sàng, chẩn đoán đơn độc hay phối hợp với các thể khác, chiếm 60-90% các
trường hợp sa sút trí tuệ được báo cáo
Khảo sát của Trần Viết Nghị và cộng sự trên 8.956 người cao tuổi thuộc


11

hai phường ở thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc SSTT là 0,64% trong
dân số chung và 7,9% ở người cao tuổi
Khảo sát một số rối loạn tâm thần thường gặp trong dân số chung của
Nguyễn Kim Việt và cộng sự (Thuộc Dự án Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng
đồng của Bộ Y tế) trên 78.242 người ở 9 cụm dân cư có đặc điểm kinh tế, xã
hội, địa lý khác nhau cho thấy tỷ lệ mắc SSTT ở người già là 0,78%
Một khảo sát khác ở Bệnh viện Tâm thần tiến hành trên 258 người từ 65
tuỏi trở lên được ngẫu nhiên từ cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
tỷ lệ mắc SSTT là 7,8%
Nghiên cứu của Bệnh viện Lão Khoa trung ương về tỷ lệ mắc và một số
yếu tố liên quan đến SSTT ở người cao tuổt Huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2005 2006 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi sống tại cộng đồng có SSTT là 4,63%. Cứ
sau mỗi khoảng cách 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh lại tăng lên 1,78 lần
Từ năm 2005, Bệnh viện Lão Khoa trung ương đã thành lập “Đơn vị
nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ” tập hợp chuyên gia về lão khoa, thần

kinh, tâm thần, sinh học phân tử. Nhiều nghiên cứu đã được Trung tâm tiến hành
để có được những kết quả có thể ứng dụng vào cơng tác chẩn đoán, điều trị cho
người bệnh SSTT và bệnh Alzheimer
Trong một nghiên cứu về một số đặc điểm dịch tễ sa sút trí tuệ và suy giảm
nhận thức nhẹ ở người cao tuổi Hà Nội cho thấy tỷ lệ người cao tuổi có sa sút trí
tuệ tại xã Thanh Xuân huyện Sóc Sơn- Hà Nội là 5,1% trong tổng số 410 người
cao tuổi ở Phường Phương Mai quận Đống Đa Hà Nội là 3,2% trong tổng số
556 người cao tuổi
Tuy chưa có điều tra mang tính đại diện cho thực trạng sa sút trí tuệ ở
người cao tuổi tại Việt Nam nhưng qua một số nghiên cứu đã được tiến hành thì
tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ và bệnh Sa sút trí tuệ tại Việt Nam cũng tương tự như ở
các nước khác trong khu vực.


12
2CHƯƠNG

2: MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH

2.1 Khái quát Viện Sức Khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai
-Địa điểm: Tòa nhà T4, T5, T6 Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch

Mai
-Điện thoại: 024.35765344 Fax: 024.35765346
-Email:
-Website: www.nimh.gov.vn
-Cơ cấu tổ chức - nhân sự: Tổng số cán bộ nhân viên: 91 người, trong đó có:

02 phó giáo sư, 07 tiến sỹ, 04 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 22 thạc sỹ, 01
bác sỹ, 16 cử nhân đại học (về điều dưỡng, tâm lý), 03 điều dưỡng cao

đẳng, 28 điều dưỡng trung cấp, 05 hộ lý và 03 nhân viên khác (lái xe, kỹ
thuật viên).
-Ban Lãnh đạo:

Viện trưởng: PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Hai Phó Viện trưởng: TS. BSCKII. Nguyễn Văn Dũng & TS. Trần Thị Hà
An
Chủ tịch Cơng đồn: Ths. Đặng Thanh Tùng
Bí thư Đồn thanh niên: Ths Bùi Văn Lợi
Điều dưỡng trưởng: Ths. Phạm Thị Thu Hiền
-Quá trình hình thành và phát triển:

Năm 1911, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (tiền thân của Viện Sức
khoẻ Tâm thần ngày nay) được thành lập.
Năm 1959, Khoa Tâm thần sát nhập với Khoa Thần kinh thành Khoa Tinh
Thần kinh.
Năm 1969, Khoa Tinh Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai được tách ra thành
hai khoa: Khoa Tâm thần và Khoa Thần Kinh.
Ngày 08/8/1991, Viện Sức khoẻ Tâm thần được thành lập theo Quyết định
số 784/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế trên cơ sở kết hợp Khoa Tâm
thần Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tâm thần -Trường Đại Học Y Hà Nội
và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I.


13

Năm 2012: Thực hiện chuyên khoa hoá. Phân loại cơ sở khám chữa bệnh
theo WHO, ngành tâm thần học Việt Nam hướng tới nền Tâm thần học
phát triển trong tương lai.
-Cơ cấu tổ chức:


Phòng M3: 44 giường bệnh; Phòng M4: 33 giường bệnh; Phòng M5:51
giường bệnh; Phòng M6: 45 giường bệnh; Phòng M7:28 giường bệnh; Phòng
M8:40 giường bệnh; Tổng: 241 giường bệnh.
1. Phịng Tổng hợp (M1)
- Vị trí: Tầng 2 nhà T6
- Chức năng:
+ Đơn vị tiếp nhận hành chính
+ Đơn vị bảo quản-lưu trữ.
+ Đơn vị thông tin- thư viện.
+ Đơn vị tài chính kế tốn.
+ Đơn vị trang thiết bị vật tư.
+ Đơn vị hành chính.
+ Đơn vị quản lý nhân lực.
2. Phòng khám và điều trị ngoại trú (M2).
- Vị trí: Tầng 1 nhà T6.
- Chức năng:
+ Khám và điều trị bệnh ngoại trú.
+ Các kỹ thuật: Đo lưu huyết não, điện tâm đồ, điện não đồ.
+ Kỹ thuật TMS trong điều trị.
3. Phòng điều trị các rối loạn liên quan tới stress (M3).
- Vị trí: Tầng 3 nhà T6.
- Chức năng:
+ Điều trị phổ biến các mặt bệnh chương F4x: Các rối loạn lo âu (lo âu


14

trầm cảm, hoảng sợ, ám ảnh…), các rối loạn dạng cơ thể, rối loạn sự thích ứng,
PTSD…

+ Đơn vị thực hành lâm sàng của học viên.
4. Phòng điều trị tâm thần nhi (M4).
- Vị trí: Nhà T5.
- Chức năng:
+ Điều trị các rối loạn F7x-F9x: ADHD, rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát
triển tâm thần, các vấn đề giao tiếp…
+ Rối loạn tâm thần và hành vi ở lứa tuổi thanh thiếu niên…
+ Đơn vị thực hành lâm sàng.
5. Phòng điều trị tâm thần phân liệt (M5).
- Vị trí: Tầng I nhà T4.
- Chức năng:
+ Các mặt bệnh F2x: Tâm thần phân liệt, rối loạn loại phân liệt, rối loạn
loạn thần, hoang tưởng…
+ Đơn vị thực hành lâm sàng.
6. Phòng điều trị rối loạn cảm xúc (M6).
- Vị trí: Tầng 2 nhà T6.
- Chức năng:
+ Điều trị các mặt bệnh F3x: Rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các
rối loạn khí sắc khác…
+ Đơn vị thực hành lâm sàng.
7. Phịng điều trị nghiện chất (M7).
- Vị trí: Tầng 3 nhà T4.
- Chức năng:
+ Điều trị các rối loạn F1x: Rượu, heroin, các loại ma tuý mới (ATS, cần
sa, khí cười…) và các rối loạn nghiện khác (game, mua sắm…)


15

+ Đơn vị thực hành lâm sàng.

8. Phòng điều trị rối loạn tâm thần ở người già (M8).
- Vị trí: Tầng 1 nhà T6.
- Chức năng:
+ Điều trị các rối loạn tâm thần
+ Sa sút trí tuệ, lo âu trầm cảm ở người già.
+ Các tổn thương thực tổn não bộ.
+ Đơn vị thực hành lâm sàng.
9. Phòng tâm lý lâm sàng (M9).
- Vị trí: Tầng 2 nhà T6.
- Chức năng:
+ Trị liệu tâm lý (CBT…)
+ Thực hành trắc nghiệm tâm lý.
+ Thực hành thư giãn luyện tập.
+ Các bệnh lý được điều trị phổ biến: Rối loạn lo âu, trầm cảm suy giảm
nhận thức…
10. Chức năng và nhiệm vụ:
- Điều trị lâm sàng.
- Đào tạo và giảng dạy.
- Nghiên cứu khoa học.
- Hợp tác trong nước và quốc tế.
- Chỉ đạo tuyến.
- Truyền thông và giáo dục sức khoẻ.
- Cơng tác cơng đồn và đời sống.
11. Cơng tác nghiên cứu khoa học:
- 01 đề tài cấp Nhà nước.
- 08 đề tài cấp Bộ.


16


- 40 đề tài cấp cơ sở.
- Được Bộ Y Tế giao:
+ Xây dựng các phác đồ, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nghiện ma tuý.
+ Xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần
thường gặp.
+ Xây dựng Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Tâm thần.
12. Đào tạo.
- Đơn vị đào tạo và thực hành của sinh viên đại học trường Đại Học Y Hà
Nội, ĐH Thăng Long, Cao đẳng y Bạch Mai…~ 1300 sinh viên/ năm (bác sĩ đa
khoa, điều dưỡng, cử nhân tâm lý…)
- Đơn vị đào tạo và thực hành của học viên sau đại học: ~ 100 học viên/
năm (Tiến sĩ, BSCKII, Thạc sĩ, BSCKI, BS nội trú, BS định hướng, nâng cao
tay nghề…) và các học viên chuyên ngành liên quan (tâm lý, kỹ thuật viên tâm
thần…)
- Liên tục đào tạo chuyển giao kỹ thuật về các xét nghiệm cận lâm sàng
(điện não, lưu huyết não, trắc nghiệm tâm lý) cho các học viên ở các tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động khoa học như hàng tuần báo cáo chuyên đề, hội
chẩn các ca lâm sàng với sự tham gia của các Giáo sư, Phó giáo sư chuyên
ngành và thông tin khoa học.
13. Hợp tác quốc tế.
- Hợp tác hoạt động với các tổ chức: WHO, ASIA-Link, sức khoẻ gia đình
(FHI), Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) và trung tâm sức khoẻ
Tâm thần Quốc tế (CIMH), Úc.
- Hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy với trường đại học các
quốc gia: Úc, Đức, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Thuỵ Điển…
- Tổ chức hội nghị quốc tế Tâm thần học Việt Nam- Australia, Đức,
Pháp…
14. Chỉ đạo tuyến.



17

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về những ứng dụng mới trong điều
trị các rối loạn tâm thần cho tuyến trước.
- Chỉ đạo các hoạt động tâm thần trong hệ thống lồng ghép chăm sóc sức
khoẻ ban đầu tại cộng đồng.
- Kết hợp với Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai
tổ chức các lớp đào tạo điều dưỡng tâm thần…
- Hỗ trợ Bộ Y Tế trong việc xây dựng các phác đồ, hướng dẫn chẩn đoán
và điều rị nghiện ma tuý.
- Thực hiện tốt việc cử cán bộ đi tuyến theo Đề án 1816.
15. Cơng tác cơng đồn đời sống.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 43/NĐ-CP của chính phủ dưới
sự hướng dẫn và chỉ đạo của Bệnh viện Bạch Mai.
- Tích cực hưởng ứng phong trào học tập và làm việc theo 12 điều y đức,
Quy tắc ứng xử do Bộ Y Tế ban hành.
- Duy trì mức thưởng thu nhập tăng thêm.
- Tổ chức các chuyến đi nghỉ mát và thăm quan cho CBNV.
- Các buổi hoạt động tình nguyện các tỉnh.
16. Truyền thơng giáo dục sức khoẻ:
- Hợp tác với các cơ quan truyền thông (truyền hình, báo điện tử, báo
giấy…) trong việc truyền tải các thông tin giáo dục phát triển sớm bệnh tâm thần
và làm giảm yếu tố kỳ thị đối với người bệnh tâm thần.
- Trang Web của Viện ( www.nimh.gov.vn) đi vào hoạt động (trung bình
mỗi ngày có gần trăm lượt người truy cập , tổng số hiện có gần 400.000 lượt
truy cập) đã góp phần cung cấp nguồn thơng tin chính thống, nâng cao kiến thức
cộng đồng về chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Hỗ trợ phát triển mạng lưới dịch vụ
tâm thần thơng qua hình thức tư vấn trực tuyến.
Theo Thơng tư 07/2011/TT-BYT Điều dưỡng có nhiệm vụ chun
mơn chăm sóc người bệnh [31]:



18

- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
- Chăm sóc về tinh thần
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc dinh dưỡng
- Chăm sóc phục hồi chức năng
- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
- Chăm sóc NB giai đoạn hấp hối và NB tử vong
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
- Theo dõi, đánh giá NB
- Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm
sóc NB
- Ghi chép hồ sơ bệnh án
* Đối với người bệnh điều trị tự nguyện (gọi chung là người bệnh):
- Trường hợp NB vào Viện, ra Viện, chuyển khoa, chuyển Viện thực hiện
theo quy chế vào Viện, ra Viện, chuyển khoa, chuyển Viện.
- Người bệnh ra khỏi khu vực của Viện phải được sự đồng ý của bác sỹ
điều trị, điều dưỡng quản lý và có người nhà đi kèm.
- Trường hợp NB đi khám chuyên khoa, yêu cầu thực hiện những quy
định sau:
+ Có giấy, phiếu khám chuyên khoa đã được ký duyệt.
+ Yêu cầu có 01 điều dưỡng đi kèm.
- Trường hợp NB trốn Viện, Khoa thực hiện:
+ Lập Biên bản.
+ Điều động nhân viên của khoa tổ chức tìm kiếm NB ngay sau khi phát
hiện NB trốn Viện.

+ Sau khi tổ chức tìm kiếm NB, nếu khơng tìm thấy NB, phải thực hiện


×