Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ THU AN

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP
CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ỚT
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02

2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ THU AN

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP
CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ỚT
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ THỊ THANH LỘC



2021


LỜI TRI ÂN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt
q trình học tập, thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo luận án.
Xin cảm ơn Lãnh đạo Khoa Sau đại học, Lãnh đạo Bộ môn Quản trị kinh
doanh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ giúp tơi hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc đã
tận tâm hướng dẫn, góp ý và định hướng chuyên mơn, ln động viên tinh
thần giúp tơi hồn thành luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả nông dân, thương lái, chủ vựa,
người bán lẻ, công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh ớt, cán bộ quản lý tỉnh An
Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp đã nhiệt tình cung cấp thơng tin q báu cho
tơi thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật – Công
nghệ Cần Thơ, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi học tập.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình đã ln u thương, ủng hộ, động viên,
giúp đỡ để tôi sự học tập cũng như hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!!!

Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu An



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
-------o0o------LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản
phẩm ớt vùng đồng bằng sơng Cửu Long” là cơng trình nghiên cứu do
chính tơi thực hiện.
Các kết quả trong luận án là hồn tồn trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm 2021
Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

PGS.TS Võ Thị Thanh Lộc

Nguyễn Thị Thu An


TÓM TẮT
Đề tài “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng
sông Cửu Long” được thực hiện nhằm giúp các nhà quản lý địa phương cũng
như các tác nhân tham gia chuỗi hiểu rõ hơn thực trạng sản xuất, chế biến và
tiêu thụ cũng như yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm ớt. Từ
đó có những chiến lược và giải pháp nâng cấp phù hợp góp phần phát triển ổn
định ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với mục tiêu trên, 389 quan sát mẫu được phỏng vấn bao gồm các tác
nhân, nhà hỗ trợ và các bên tham gia trong chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng
sông Cửu Long: Nông dân trồng ớt, thương lái, chủ vựa, công ty xuất khẩu, cơ

sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt, nhà bán lẻ, nhà hỗ trợ và thúc đẩy
chuỗi và hợp tác xã/tổ hợp tác. Ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang
có diện tích và sản lượng ớt lớn nhất vùng, đặc biệt là ớt Chỉ Thiên (đại diện
90% diện tích và 91,4% sản lượng ớt của vùng) cũng như có vùng chuyên
canh ớt lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long được chọn làm địa bàn
nghiên cứu. Qua lược khảo tổng quan và lược khảo chi tiết các nghiên cứu về
chuỗi giá trị nông sản nói chung và ớt nói riêng, khung nghiên cứu được đề
xuất. Các nghiên cứu định tính và định lượng lần lượt được sử dụng để giải
quyết các mục tiêu của luận án cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các
phương pháp phân tích chính được ứng dụng trong nghiên cứu bao gồm: phân
tích và nâng cấp chuỗi giá trị bằng bộ cơng cụ của GTZ (2007), mơ hình màng
bao dữ liệu (DEA), hàm Tobit và phân tích hiệu quả tài chính.
Một số kết quả chính của nghiên cứu bao gồm: Sản phẩm ớt được tiêu
thụ chủ yếu ở thị trường Châu Á và Châu Âu với yêu cầu chất lượng khơng
giống nhau. Thị trường tiêu thụ chính sản phẩm ớt của vùng là Trung Quốc
bao gồm ớt tươi và ớt khơ. Ngồi ra, độ tập trung thị trường ở ba khâu trong
chuỗi có sự khác biệt: người trồng ớt phân tán khơng tập trung và gần như
khơng có rào cản về mặt tài chính và kỹ thuật. Ngược lại, khâu trung gian gồm
hai tác nhân tham gia là thương lái, chủ vựa thì có độ tập trung cao hơn, thị
trường tiêu thụ ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tính độc quyền tương
đối, địi hỏi thương lái, chủ vựa phải có vốn, kinh nghiệm mua bán mới tham
gia được thị trường này. Hơn nữa, trong sản xuất ớt, hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí cịn ở mức thấp, do cịn lãng phí
nhiều yếu tố đầu vào mặc dù hiệu quả qui mô ở mức khá hợp lý. Chuỗi giá trị
ớt vùng đồng bằng sơng Cửu Long cịn qua nhiều tác nhân trung gian nên giá
trị gia tăng của mỗi tác nhân còn thấp, chất lượng còn hạn chế dẫn đến hiệu
quả thị trường chưa cao.
i



Từ các vấn đề cịn tồn tại qua phân tích thị trường, độ tập trung thị
trường, thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt và qua phân tích chuỗi giá
trị ớt vùng ĐBSCL, hai chiến lược được chọn để nâng cấp chuỗi giá trị ớt
vùng đồng bằng sông Cửu Long đó là chiến lược nâng cao chất lượng và chiến
lược đầu tư cơng nghệ với 9 nhóm giải pháp từ phân tích ma trận SWOT.
(1) Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm ớt: Mục tiêu của chiến
lược này nhằm cải thiện đổi mới chất lượng ớt tốt hơn, đây là cơ sở tăng giá trị
sản phẩm ớt và thâm nhập thị trường mới. Chiến lược này bao gồm các nhóm
giải pháp có liên quan đến phát triển các liên kết kinh doanh trong sản xuất và
tiêu thụ ớt bằng cách thành lập hoặc củng cố các liên kết ngang để sản xuất ớt
qui mô lớn theo hướng an toàn và đạt tiêu chuẩn GAP, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả sản xuất tối ưu để mở rộng thị trường xuất
khẩu, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
(2) Chiến lược đầu tư công nghệ: Mục tiêu của chiến lược này nhằm sản
xuất theo qui mơ: giảm chi phí, tăng sản lượng, chất lượng đồng nhất, đa dạng
hóa sản phẩm và giá cạnh tranh về lâu dài. Chiến lược này bao gồm các giải
pháp liên quan đến tăng cường đầu tư công nghệ để sản xuất, chế biến, bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường sản xuất sản phẩm giá trị gia
tăng từ ớt.
Các hàm ý quản trị chính liên quan đến khâu sản xuất bao gồm thay đổi
tư duy trong sản xuất ớt theo hướng chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường
tốt hơn bằng cách phát triển các liên kết kinh doanh. Trong khâu chế biến cần
đầu tư công nghệ cao và tăng cường quản lý theo chuẩn chất lượng. Trong
khâu tiêu thụ: các tác nhân thương mại cần tăng cường đầu tư vùng nguyên
liệu ớt, đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu, thâm nhập và phát triển
thị trường mới. Ngoài ra, các nhà hỗ trợ chuỗi (chính quyền địa phương các
cấp) cần thay đổi tư duy quản lý – có trách nhiệm đến cùng trong liên kết kinh
doanh, hỗ trợ khâu tổ chức sản xuất cũng như xúc tiến thương mại.
Từ khóa: Chiến lược, chuỗi giá trị, ớt


ii


ABSTRACT
This thesis titled “Strategies for upgrading chili value chain in the
Mekong Delta” was conducted to enable local managers as well as chain
stakeholders better understanding the status quo of chili production,
processing and distribution as well as chili market requirements in order to
propose suitable strategies and managemental solutions for upgrading chili
value chain in the Mekong Delta. Based on findings and follow-up proposed
solutions, the chain stakeholders and facilitators can plan and manage the chili
value chain better for customers’ demand.
With such goals, 389 sample observations were interviewed including
chain actors, stakeholders and facilitators: Farmer, collector, wholesaler,
company,
processing
factory,
retailer,
local
facilitator
and
cooperation/coop.group. The three provinces of Dong Thap, An Giang and
Tien Giang were chosen for the research sites, where the area and production
as well as specialized region of chili are biggest in the Mekong Delta
(representative 90% of total chili area and 91,4% of total production in the
Mekong Delta). Through an overview of the agricultural value chain in
general and chili in particular, the research framework was proposed for the
study. Qualitative and quantitative researches are applied to address objectives
of the thesis, to answer the research questions. The main methods of analysis
include descriptive statistics, value chain approach and upgrading strategies of

GTZ tools (2007), model of DEA, Tobit regression and financial efficiency.
Main results of the study including: Main markets for chili distribution
are in Asia and Europe with different requirements of chili quality.
Particularly, China is key market of chili in the Mekong Delta including fresh
and dried chili. In addition, market structure of three stages of chili value
chain is different: farmers are decentralized and have almost no financial and
technical barriers. In contrast, the intermediary stage consisting of the
collector and wholesaler has a higher concentration, the chili market in the
Mekong Delta is relatively monopolistic, requiring traders and wholesalers to
have capital experience for participating in the market. In chili production, the
technical efficiency, the efficiency of resource allocation and costeffectiveness are still low because many inputs are wasted although efficiency
of scale is quite reasonable. The chili value chain in the Mekong Delta still has
many actors, so the added value of each actor is low, quality is limited, these
are leading to low market efficiency.

iii


From existing problems through market analysis, market concentration,
current status of chili production, processing and consumption, and through
chili value chain analysis in the Mekong Delta, two strategies have been
chosen to upgrade the chili value chain in the Mekong Delta, namely the
quality improvement strategy and the technology investment strategy with 9
groups of solutions from the SWOT matrix analysis. Firstly, chili quality
improvement strategy: The goal of this strategy is to improve better chili
quality, which is the basis of increasing the value of chili product and entering
new markets. This strategy includes a set of solutions that relates to
developing business linkages in chili production and distribution by
establishing or consolidating horizontal linkages for large-scale chili
production towards safety and meeting GAP standards; application of

scientific and technical advances to achieve optimal production efficiency in
order to expand export markets. Secondly, technology investment strategy:
The objective of this strategy is economy of scale: cost reducing, increase in
output, uniform quality, chili product diversification and competitive prices in
the long run. This strategy includes solutions related to increasing investment
in technology to produce high-tech products, ensuring food hygiene and safety
and increasing production of value-added products from chili.
The main governance implications in chili production include changing
the mindset in chili production towards quality to meet market requirements
better by developing business linkages. In the processing stage, it is necessary
to invest in high technology and strengthen management according to quality
standards. In the distribution stage: commercial actors need to increase
investment in chili material areas, register trademarks and develop brands in
order to penetrate and develop new markets for chili products. In addition, the
chain facilitators and supporters (local authorities at all levels) need to change
their management mindset – being responsibility to the end in business
linkages, support in production organization as well as trade promotion.
Keywords: Chili, strategy, value chain

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................xii
CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 5
1.4.2 Đối tượng khảo sát ........................................................................... 5
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 6
1.5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 6
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 7
1.6 TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN ................................................................. 7
1.7 CẤU TRÚC LUẬN ÁN ......................................................................... 8
CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 9
LƯỢC KHẢO TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 9
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ..................................... 9
2.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị ................................................................... 9
2.1.2 Phương pháp luận trong cách tiếp cận chuỗi giá trị .......................... 9
2.1.2.1 Khung phân tích của Porter ...................................................... 10
2.1.2.2 Phương pháp Filière (chuỗi, mạch) .......................................... 11
2.1.2.3 Mô hình SIPOC ....................................................................... 12
2.1.2.4 Phương pháp tiếp cận tồn cầu................................................. 13
2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT VÀ
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT ................................... 15
2.2.1 Chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị ............................... 15
v


2.2.2 Nghiên cứu chuỗi giá trị ớt nhằm mục đích khác ........................... 21
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN........................................... 23
2.4 LƯỢC KHẢO VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ................................................... 28
2.5 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 31
2.6 KHUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 34
CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 36
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 36
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 36
3.1.1 Các công cụ được sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị ................. 36
3.1.1.1 Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị ............................................................... 36
3.1.1.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị .................................................. 38
3.1.1.3 Phân tích hậu cần chuỗi ........................................................... 42
3.1.1.4 Phân tích rủi ro chuỗi ............................................................... 42
3.1.1.5 Phân tích SWOT ...................................................................... 43
3.1.1.6 Chiến lược nâng cấp và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị .......... 45
3.1.2 Phân tích hiệu quả sản xuất của nông dân ...................................... 48
3.1.2.1 Các khái niệm đo lường hiệu quả sản xuất ............................... 48
3.1.2.2 Phương pháp phân tích bao phủ dữ liệu (DEA) ........................ 55
3.1.2.3 Mơ hình hồi quy Tobit ............................................................. 57
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 58
3.2.1 Phương pháp tiếp cận ..................................................................... 58
3.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và quan sát mẫu .................... 58
3.2.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu ......................................................... 58
3.2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn quan sát mẫu ............................ 59
3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................... 61
3.2.3.1 Dữ liệu thứ cấp ........................................................................ 61
3.2.3.2 Dữ liệu sơ cấp .......................................................................... 61
3.2.4 Phương pháp phân tích................................................................... 62
CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 69
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 69

4.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................... 69
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 69
vi


4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................... 71
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ỚT TRÊN THẾ GIỚI ... 74
4.3 PHÂN TÍCH YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG TIÊU
THỤ ỚT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬA LONG ............................... 75
4.3.1 Yêu cầu thị trường về chất lượng ớt ............................................... 75
4.3.1.1 Sản phẩm ớt ............................................................................. 75
4.3.1.2 Yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt ........................................... 76
4.3.1.3 Lợi thế của ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................ 77
4.3.1.4 Phân tích lỗ hổng sản phẩm ớt so với yêu cầu thị trường.......... 78
4.3.2 Thực trạng tiêu thụ ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long .................. 78
4.3.2.1 Các tác nhân tham gia thị trường ............................................. 78
4.3.2.2 Hoạt động của các tác nhân tham gia thị trường ....................... 79
4.3.2.3 Xác định giá trên thị trường ..................................................... 82
4.3.2.4 Đánh giá mức độ tập trung của thị trường ................................ 83
4.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT ỚT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................... 86
4.4.1 Thực trạng sản xuất ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long ................. 86
4.4.1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng ớt vùng đồng bằng sông Cửu
Long .................................................................................................... 86
4.4.1.2 Hoạt động sản xuất của hộ trồng ớt .......................................... 89
4.4.1.3 Hiệu quả sản xuất của hộ trồng ớt .......................................... 101
4.4.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ trồng ớt . 104
4.4.2 Thực trạng sơ chế, chế biến ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long... 107
4.4.2.1 Sản phẩm được sơ chế, chế biến từ ớt .................................... 107
4.4.2.2 Công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến.................................... 107

4.5 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ỚT VÙNG ĐBSCL ..... 108
4.5.1 Sơ đồ chuỗi giá trị và kênh thị trường của chuỗi .......................... 108
4.5.1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL ....................................... 108
4.5.1.2 Kênh thị trường của chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL ................. 109
4.5.1.3 Tổ chức, cá nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị ....................... 110
4.5.2 Phân tích kinh tế chuỗi ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long .......... 111
4.5.2.1 Phân tích kinh tế chuỗi theo kênh thị trường .......................... 111
4.5.2.2 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi ............................................ 114

vii


4.5.3 Phân tích hậu cần chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long
............................................................................................................. 115
4.5.3.1 Hậu cần trong khâu sản xuất .................................................. 115
4.5.3.2 Hậu cần trong khâu tiêu thụ ................................................... 116
4.5.4 Phân tích rủi ro chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long .. 117
4.5.4.1 Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ ớt của nông dân ................... 117
4.5.4.2 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của thương lái, chủ vựa ...... 120
4.6 CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................................................... 121
4.6.1 Điểm nghẽn của chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long 121
4.6.2 Các yếu tố của phân tích SWOT tồn chuỗi ngành hàng ớt vùng
đồng bằng sơng Cửu Long .................................................................... 122
4.6.3 Ma trận SWOT ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long .. 125
4.6.4 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long
............................................................................................................. 135
CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 137
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ....................................................... 137
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................... 137

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................................................... 139
5.2.1 Đối với nông dân ......................................................................... 139
5.2.2 Đối với thương lái và chủ vựa ...................................................... 140
5.2.3 Đối với nhà xuất khẩu ớt .............................................................. 140
5.2.4 Đối với nhà quản lý của các tỉnh trồng ớt vùng đồng bằng sông Cửu
Long ..................................................................................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 143

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chiến lược can thiệp và giải pháp đối với ngành rau của Nepal ...... 26
Bảng 2.2: Tóm tắt các lược khảo có liên quan trong luận án ............................... 33
Bảng 3.1: Những loại rủi ro trong chuỗi cung ứng nông sản ............................... 42
Bảng 3.2: Ma trận SWOT và các giải pháp (GP) chiến lược ............................... 44
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của các tỉnh ĐBSCL năm 2015 . 59
Bảng 3.4: Cơ cấu quan sát mẫu.................................................................................. 60
Bảng 3.5: Các biến độc lập ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất............................. 66
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất vùng ĐBSCL và cả nước năm 2018 ............ 70
Bảng 4.2: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh 2010 ................. 72
Bảng 4.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn của 3 tỉnh vùng ĐBSCL theo giá so
sánh 2010........................................................................................................................ 73
Bảng 4.4: Dân số của Việt Nam và vùng ĐBSCL năm 2019 .............................. 74
Bảng 4.5: Sản lượng ớt của một số quốc gia sản xuất ớt lớn nhất thế giới năm
2014 và 2018 ................................................................................................................. 75
Bảng 4.6: Định giá trong mua bán ............................................................................ 83
Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng
Tháp giai đoạn 2014-2019 .......................................................................................... 88
Bảng 4.8: Thông tin chung của hộ trồng ớt ............................................................. 90

Bảng 4.9: Nguồn thu nhập của hộ ............................................................................. 90
Bảng 4.10: Thu nhập, chi tiêu của hộ trồng ớt năm 2015 ..................................... 91
Bảng 4.11: Lợi ích khi tham gia HTX/THT ............................................................ 91
Bảng 4.12: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của hộ năm 2015 ........................ 92
Bảng 4.13: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của hộ năm 2015 phân theo địa
bàn khảo sát ................................................................................................................... 93
Bảng 4.14: Nguồn cung cấp giống ớt ....................................................................... 95
Bảng 4.15: Các giống ớt được hộ trồng ớt sử dụng ............................................... 96
Bảng 4.16: Lý do chọn giống của hộ trồng ớt ......................................................... 97
Bảng 4.18: Chi phí sản xuất của nông hộ trồng ớt trên 1 kg ớt tươi (Đồng/kg)
........................................................................................................................................ 101

Bảng 4.19: Hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí của hộ
trồng ớt .......................................................................................................................... 102
Bảng 4.20: Lượng các yếu tố đầu vào thực tế và đề xuất ................................... 103
Bảng 4.21: Hiệu quả theo qui mô sản xuất của hộ trồng ớt................................ 104
Bảng 4.22: Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ớt ......................... 105
ix


Bảng 4.23: Phân tích giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường xuất khẩu ... 112
Bảng 4.24: Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL .............. 114
Bảng 4.25: Rủi ro và quản lý rủi ro trong sản xuất ớt của nông dân ................ 118
Bảng 4.26. Rủi ro và quản lý rủi ro trong tiêu thụ ớt của nông dân ................. 120
Bảng 4.27. Rủi ro và quản lý rủi ro của thương lái, chủ vựa ............................. 121
Bảng 4.28: Ma trận SWOT và các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng
ĐBSCL ......................................................................................................................... 126

x



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter ........................................ 10
Hình 2.2: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière .................................... 11
Hình 2.3: Mơ hình SIPOC ............................................................................. 12
Hình 2.4: Sơ đồ chuỗi giá trị ......................................................................... 14
Hình 2.5: Mơ hình tổ chức nơng dân trồng ớt ở Ghana .................................. 23
Hình 2.5: Khung nghiên cứu ......................................................................... 35
Hình 3.1: Sơ đồ CGT của một sản phẩm ....................................................... 37
Hình 3.2: Xác định giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần ............................... 40
Hình 3.3: Phân phối giá trị gia tăng ............................................................... 41
Hình 3.4: Chiến lược nâng cao chất lượng..................................................... 45
Hình 3.5: Chiến lược đầu tư cơng nghệ ......................................................... 46
Hình 3.6: Chiến lược giảm chi phí ................................................................. 47
Hình 3.7: Chiến lược tái phân phối ................................................................ 48
Hình 3.9 a&b: Đo lường hiệu quả kỹ thuật định hướng nhập lượng và xuất
lượng và thu nhập qui mơ .............................................................................. 50
Hình 3.10: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối theo định hướng xuất
lượng............................................................................................................. 51
Hình 4.1: Kênh phân phối ớt của nơng dân .................................................... 79
Hình 4.2: Kênh phân phối của thương lái ...................................................... 80
Hình 4.3: Kênh phân phối của chủ vựa .......................................................... 80
Hình 4.4: Kênh phân phối của người bán lẻ ................................................... 81
Hình 4.5: Hệ số GINI trong khâu sản xuất ..................................................... 84
Hình 4.6: Hệ số GINI trong khâu thu gom của thương lái.............................. 85
Hình 4.7: Hệ số GINI trong khâu thu gom của chủ vựa ................................. 86
Hình 4.8: Các vụ ớt chính trong năm ............................................................. 94
Hình 4.9: Lịch thời vụ trồng ớt phân theo địa bàn.......................................... 94
Hình 4.10: Các loại quy trình trồng ớt của hộ trồng ớt ................................... 98
Hình 4.11: Cơ cấu chi phí sản xuất ớt tươi của nơng dân năm 2015............. 100

Hình 4.12: Sơ đồ chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL năm 2015 ........................... 108
Hình 4.13: Tỷ số tài chính của các tác nhân trong chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL
.................................................................................................................... 115
Hình 4.14: Hậu cần vận chuyển trong khâu sản xuất ................................... 116
Hình 4.15: Đề xuất mơ hình liên kết kinh doanh ớt vùng ĐBSCL ............... 133
xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE

:

Hiệu quả phân phối nguồn lực sản xuất (Allocative Efficiency)

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CE

:

Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency)

CGT

:


Chuỗi giá trị

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

DFID

:

Bộ Phát triển quốc tế Anh
(The Department for International Development)

DN

:

Doanh nghiệp

ĐVT

:

Đơn vị tính

EE


:

Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency)

FAO

:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(United Nation's Food and Agriculture Organization)

GDP

:

Tổng sản phẩm trong nước

GP

:

Giải pháp

HQSX

:

Hiệu quả sản xuất

HSX


:

Hộ sản xuất

HTX

:

Hợp tác xã

IFAD

:

Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp
(International Fund for Agricultural Development)

ND

:

Nông dân

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NVA

:

Giá trị gia tăng thuần (Net Value Added)

TE

:

Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency)

THT

:

Tổ hợp tác

VA

:

Giá trị gia tăng (Value Added)

xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị (CGT) là phương pháp tổ chức sản
xuất (đặc biệt là nông sản) đáp ứng yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng
và giá cạnh tranh. Vì vậy, phương pháp tiếp cận này được các nước phát triển
áp dụng trong nhiều thập kỷ qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách
hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Phương pháp này còn được các tổ
chức quốc tế rất quan tâm để phát triển ổn định và bền vững các ngành hàng
nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì đây là phương
pháp giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi nhận thức được vai trò và trách
nhiệm của mình trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu từng thị
trường. Ngoài ra, các kết quả từ việc nghiên cứu CGT, đặc biệt là CGT nơng
sản sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có căn cứ để phát triển các chính
sách hợp lý cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong thực tế, phương
pháp tiếp cận CGT được sử dụng để đưa ra các chiến lược hoặc giải pháp nâng
cấp CGT của sản phẩm, nâng cao hiệu quả cho toàn CGT. Phương pháp này
đã được đề cập bởi nhiều nhóm tác giả, tổ chức khác nhau ở nước ngoài như
Gereffi (1994, 1999), Kaplinsky (1999), Porter (1985), Kaplinsky và Morris
(2001), Gereffi và cộng sự (2005). Đến năm 2006, FAO cũng đã đưa ra những
hướng dẫn cho việc phân tích một CGT sản phẩm; Và đặc biệt năm 2007, cách
tiếp cận liên kết chuỗi giá trị "Valuelinks” được áp dụng bởi tổ chức GTZ.
Năm 2008, DFID đã áp dụng cách tiếp cận CGT để nâng cao hiệu quả thị
trường cho người nghèo "M4P” (viết tắt của Making Markets Work for the
Poor). Tương tự, IFAD cũng đã đề xuất cách phân tích CGT có lồng ghép giới
vào CGT vào năm 2014. Những cách tiếp cận này được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
Riêng ở Việt Nam, cách tiếp cận CGT được biết đến và sử dụng rộng rãi
từ sau năm 2000. Những nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã kế thừa những
cách tiếp cận này để thực hiện những nghiên cứu liên quan đến CGT sản
phẩm, ngành hàng trong nhiều lĩnh vực khác khau, đặc biệt là nông sản. Nhiều
nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận CGT của GTZ (2007) vì nó có ý
nghĩa rất lớn đối với phát triển ổn định một sản phẩm/ngành hàng, bởi vì nó là

cơng cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị xác định đâu là những hoạt động
chính một ngành hàng, kiểm sốt được sự tương tác giữa những người tham
gia khác nhau trong chuỗi và phát hiện tính khơng hiệu quả ở một khâu nào đó
trong CGT, đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và
1


xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có cơ
sở đưa ra những quyết định phù hợp, xác định phân phối chi phí và chi phí của
những người tham gia trong chuỗi từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các
khâu trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều
hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, phương pháp
tiếp cận CGT cịn giúp các nhà tạo lập chính sách có nguồn thơng tin cần thiết
để có những giải pháp và chính sách phù hợp, giúp hình thành và phát triển
các liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi, tạo việc làm ổn định và có kỹ
năng, nối kết thị trường. Đây là cơ sở chính để phát triển các liên kết kinh
doanh nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, quản lý rủi ro dọc theo chuỗi tốt
hơn, tổ chức hậu cần chuỗi hiệu quả hơn, các tác nhân tham gia chuỗi có nhận
thức, năng động và trách nhiệm hơn đến sản phẩm cuối cùng và từ đó cải thiện
và nâng cấp chuỗi kịp thời và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về
sản phẩm.
Ớt là một trong những cây trồng thuộc nhóm rau màu, góp phần thúc đẩy
chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt cũng như nâng cao giá trị
sản xuất trên một đơn vị diện tích và gia tăng thu nhập cho nông hộ ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thêm vào đó, do nhu cầu sử dụng và
tiêu dùng các sản phẩm từ ớt khá phổ biến và đa dạng, cụ thể như ớt tươi, ớt
khô, ớt qua sơ chế, chế biến (gia vị),… nên ớt được xác định là một trong
những đối tượng cây trồng quan trọng trong qui hoạch sử dụng đất nông
nghiệp của một số địa phương trong vùng như Đồng Tháp, An Giang, Tiền
Giang và Trà Vinh.

Ưu điểm của loại cây trồng này là thời gian sinh trưởng ngắn. Mỗi vụ ớt
chỉ khoảng hơn 100 ngày, thời gian từ khi gieo hạt đến bắt đầu thu hoạch
khoảng 70 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 1 tháng. Chính vì
vậy, từ nhiều năm nay nông dân ở các tỉnh thành ở ĐBSCL như Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An đã lựa chọn ớt là một
trong những loại rau màu phổ biến để canh tác do thời gian thu hồi vốn nhanh
Một số tỉnh ở ĐBSCL mỗi năm có thể trồng 2 vụ ớt như ở tỉnh Tiền Giang, An
Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Với năng suất 10-12 tấn ớt tươi/vụ/ha,
người trồng đạt được mức lợi nhuận gấp 3 - 4 lần trồng lúa (Báo cáo của Sở
nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, 2014). Hơn nữa, trong
những năm gần đây các địa phương đã tích cực và chủ động thực hiện chủ
trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên đất lúa kém hiệu quả, cụ thể trong
đó có mơ hình canh tác ớt, với kỳ vọng đạt được mức thu nhập cao hơn cho
người nông dân trồng lúa kém hiệu quả. Hành vi chuyển đổi này cũng phù hợp
với quan điểm phát triển gần đây của cả giới khoa học và lãnh đạo của các địa
2


phương ở ĐBSCL. Đặc biệt, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đã, đang và
sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu (hạn mặn kéo dài) ở ĐBSCL
Hiện nay, phần lớn ớt ở ĐBSCL được trồng là giống ớt Chỉ thiên và
phần lớn được tiêu thụ qua kênh xuất khẩu, chủ yếu xuất sang thị trường
Trung Quốc dưới dạng ớt tươi hoặc ớt sấy khô. Trung Quốc đóng vai trị thu
gom, sau đó tiếp tục xuất khẩu sản phẩm ớt sang các quốc gia khác. Các thị
trường khác ở Châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,
Campuchia có nhu cầu nhập khẩu ớt rất cao nhưng Việt Nam chỉ mới bắt đầu
xuất khẩu sang các thị trường này, nên tiềm năng thị trường xuất khẩu ớt của
ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn cịn lớn. Hơn nữa, ớt của Việt
Nam cịn có nhiều cơ hội giảm thị phần của Trung Quốc, tăng cường tự xuất
khẩu sang các thị trường khác thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC ASEAN Economic Community) và các Hiệp định Thương mại tự do như: Khu

vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA - ASEAN Free Trade Area), Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), điều này
sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) cho CGT ớt, cũng như tạo điều kiện
cho ngành hàng ớt của Việt Nam tham gia vào CGT toàn cầu trong tương lai.
Như đã được đề cập ở trên, mặc dù trồng ớt mang lại lợi nhuận cao hơn
trồng lúa, có thời gian thu hồi vốn nhanh, có tiềm năng tiêu thụ và phát triển
tốt, nhưng việc trồng ớt của nông dân đang đứng trước nhiều nguy cơ. Theo
Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2014) và qua khảo sát của nghiên cứu sinh,
ngành ớt của vùng ĐBSCL đang gặp phải những nguy cơ như sau: i) Sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún; ii) Kỹ thuật sản xuất của người trồng còn hạn chế; iii) Biến
đổi khí hậu làm dịch bệnh trên ớt nhiều hơn, sương muối làm giảm năng suất
ớt; iv) Người sản xuất chưa áp dụng các tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp
tốt (GAP); v) Ớt phơi khô chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP); vi) Thiếu hậu cần trong sơ chế, chế biến và kho dự trữ; vii) Giá
bán không ổn định; viii) Ớt chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc;
ix) Địa phương chỉ tập trung vào vụ chính, chưa bố trí sản xuất theo hướng rải
vụ. Về lâu dài, sản lượng ớt gia tăng không thể kiểm sốt được do các địa
phương chưa có chiến lược chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp một cách rõ ràng
và cịn một số hộ nơng dân trồng lúa chuyển đổi sang trồng ớt một cách tự
phát, trong khi đó thị trường xuất khẩu chưa được khai thông, những điều này
sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và giảm giá sản phẩm ớt. Thực tế trong
những năm qua cho thấy, giá ớt biến động liên tục dẫn đến rủi ro rất lớn cho
các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là người trồng ớt. Để khắc phục tình
trạng này, một trong những giải pháp được Việt Nam áp dụng trong hơn một
3


thập kỷ qua đó là ứng dụng phương pháp tiếp cận CGT để phân tích cụ thể
hơn về CGT sản phẩm ớt, phân tích thị trường và yêu cầu thị trường của sản

phẩm cũng như xay dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt để
nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả tồn chuỗi, góp phần phát triển ổn định
các ngành hàng nông sản ở Việt Nam.
Với ý nghĩa khoa học của phương pháp tiếp cận CGT và những tồn tại
thực tế trong ngành hàng ớt nêu trên, việc nghiên cứu và đề xuất “Chiến lược
nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long” là thật
sự cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
sản phẩm ớt nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả chuỗi ngành hàng ớt, góp phần
phát triển ổn định ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu chung nêu trên, nghiên cứu thực hiện 4 mục tiêu cụ
thể như sau:
1) Phân tích yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt trong và ngoài nước.
2) Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và phân tích hiệu quả sản xuất
ớt vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
3) Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
4) Đề xuất chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt của Việt Nam và các quốc gia nhập
khẩu ớt hiện nay như thế nào? Độ tập trung thị trường của các khâu trong
chuỗi và hiện trạng tiêu thụ ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long ra sao?
- Số lượng, chất lượng và giá bán trong sản xuất và chế biến ớt vùng
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ra sao? Hiệu quả sản xuất và các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như thế nào?
- Thực trạng hoạt động chuỗi giá trị ớt vùng vùng đồng bằng sông Cửu
Long? Giá trị gia tăng cũng như hiệu quả tài chính theo kênh thị trường và

toàn chuỗi ra sao? Điễm nghẽn trong nghiên cứu cũng như điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức toàn ngành hàng ớt hiện nay là gì?
4


- Chiến lược, giải pháp chiến lược và hàm ý quản trị nào có thể giúp
nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phân tích CGT ớt vùng ĐBSCL nhằm xây dựng
chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ phân tích
cho sản phẩm ớt cay với giống ớt chỉ thiên - là giống ớt được trồng phổ biến ở
ĐBSCL và được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Sản phẩm từ ớt chỉ thiên có nhiều loại như ớt tươi, ớt khô, bột ớt, muối
ớt, tương ớt. Trong luận án, các chỉ tiêu về sản lượng, giá bán của các loại sản
phẩm ớt khác nhau này được quy đổi thành ớt tươi để xác định doanh thu, chi
phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của luận án gồm tất cả các tác nhân tham gia chuỗi:
Người trồng ớt; Các tác nhân trung gian như thương lái, chủ vựa, người bán
lẻ; Người chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt; Công ty kinh doanh ớt;
Những đơn vị/tổ chức người hỗ trợ, thúc đẩy CGT ớt và Nhà khoa học.
Phân tích được thực hiện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, tuy nhiên do điều
kiện thời gian và kinh phí, nghiên cứu khơng phân tích người tiêu dùng cá
nhân, người tiêu dùng công nghiệp (nhà hàng, quán ăn,…) và khơng phân tích
lực lượng thương lái trung gian tại cửa khẩu.
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở ba tỉnh Đồng Tháp,
An Giang và Tiền Giang vì ba tỉnh này có diện tích và sản lượng ớt lớn nhất
ĐBSCL (sẽ đề cập tính đại diện cụ thể trong Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu).
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án là thời vụ sản xuất
ớt trong năm 2015 của nông dân được khảo sát vào năm 2016. Tuy nhiên, luận
án vẫn cịn mang tính thời sự khi các vấn đề của ngành hàng ớt được đề cập ở
tiểu mục 1.1 của chương này vẫn chưa được cải thiện khi so sánh với các vấn
đề được nghiên cứu về CGT ớt tỉnh An Giang của Nguyễn Phú Son và cộng
sự (2018). Hơn nữa, do đại dịch Covid-19 đã làm cho không chỉ sản phẩm ớt
mà các nông sản khác của vùng ĐBSCL lệ thuộc thị trường Trung Quốc còn
gặp nhiều khó khăn hơn (do giảm nhập khẩu tiểu ngạch và tăng hàng rào kỹ
thuật chính ngạch của phía Trung Quốc), do đó tình trạng vượt cung và rớt giá
5


cịn trầm trọng hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu CGT ớt của vùng ĐBSCL, phân
tích yêu cầu thị trường và tìm giải pháp chiến lược nhằm nâp cấp CGT sản
phẩm ớt là thật sự cần thiết. Tính thời sự của luận án sẽ được đề cập chi tiết
hơn trong Chương 3 – Phần phương pháp nghiên cứu.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Những phân tích rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ chỉ được đánh giá định
tính qua khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi.
+ Đánh giá khả năng thích ứng, tính hiệu quả của cây ớt trong điều kiện
biến đổi khí hậu cũng chỉ được đánh giá định tính qua phân tích dữ liệu thứ
cấp, dữ liệu sơ cấp và nhận định của tác giả.
+ Những thông tin về ớt (diện tích, sản lượng) rất hạn chế, do đó số liệu
phân tích tổng qt chỉ được tập hợp ở một số tỉnh thành ở ĐBSCL, không thu
được số liệu ớt chung của Việt Nam và thế giới.
+ Do trong các báo cáo nông sản của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và niên giám thống kê của Việt Nam cũng như
các tỉnh ĐBSCL khơng có thống kê riêng sản phẩm ớt (ớt chỉ được thống kê
trong các báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh) nên

luận án không đủ thông tin và dữ liệu để dự báo thị trường ớt cũng như phân
tích lợi thế cạnh tranh. Yêu cầu thị trường chỉ dựa vào kết quả phỏng vấn các
tác nhân thương mại trong chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL.
+ Việc nâng cấp CGT ớt bao gồm cả phân tích hậu cần, nghiên cứu ứng
dụng và thể chế, do hạn chế dữ liệu và thông tin nên các nội dung này được
phân tích rất hạn chế trong luận án.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa phương pháp CGT và mơ
hình DEA trong phân tích hiệu quả sản xuất (HQSX) để đáp ứng tốt hơn yêu
cầu thị trường cũng như hiệu quả thị trường về nông sản, cụ thể ở thời điểm
hiện tại cách tiếp cận kết hợp này chưa được thực hiện trên sản phẩm ớt chỉ
thiên ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Luận án hệ thống cơ sở lý thuyết về CGT và HQSX. Mơ hình nghiên cứu
của luận án có giá trị tham khảo trong việc xây dựng chiến lược hoặc giải pháp
nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL.
Luận án đóng góp mơ hình, phương pháp định lượng, định tính để xây
dựng chiến lược và giải pháp nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL.
6


Luận án góp phần khẳng định rằng, phát triển ổn định và bền vững ngành
hàng ớt theo phương pháp tiếp cận CGT sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường
về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kỳ vọng của nghiên cứu này là đánh giá được hiện trạng sản xuất, chế
biến, tiêu thụ ớt vùng ĐBSCL và xác định được chiến lược nâng cấp chuỗi
cũng như những giải pháp thực hiện chiến lược nhằm phát triển ổn định ngành
hàng ớt vùng ĐBSCL. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cịn hữu ích cho các tác
nhân tham gia chuỗi và các bên có liên quan, cụ thể:

- Các tác nhân tham gia chuỗi trong ngành hàng ớt, đặc biệt là người
trồng ớt sẽ tham khảo kết quả nghiên cứu để lựa chọn kênh phân phối hiệu
quả.
- Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp (DN) chế biến sản phẩm
GTGT từ ớt hoặc DN xuất khẩu ớt tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang
và các tỉnh khác (thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương).
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và
nghiên cứu.
1.6 TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
Qua lược khảo, có nhiều nghiên cứu có liên quan đến CGT nơng sản.
Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về CGT ớt có kết hợp cả phương pháp tiếp cận
CGT, phương pháp bao phủ dữ liệu (DEA), phân tích hồi qui và phân tích độ
tập trung thị trường. Vì vậy, đây là một trong những cơng trình có những đóng
góp nhất định vào cách tiếp cận mới liên quan đến phân tích CGT có kết hợp
với các phương pháp phân tích định lượng khác như đã được trình bày.
Qua nghiên cứu, thông tin của CGT ớt vùng ĐBSCL được cập nhật chi
tiết từ đầu vào đến đầu ra. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQSX ớt được phân
tích, gắn kết và so sánh cả ba hiệu quả với nhau bao gồm: hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí (thay vì chỉ quan tâm đến
hiệu quả tài chính), đây là điểm mới nhằm phát hiện cụ thể hơn các điểm
nghẽn trong CGT, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao HQSX nhằm nối kết
với yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cả ớt.
Ngồi ra, có nhiều nghiên cứu liên quan đến phân tích CGT nơng sản
hoặc HQSX riêng lẻ, nhưng rất hiếm các nghiên cứu kết hợp hai phân tích này
để phát hiện điểm nghẽn trong khâu sản xuất làm ảnh hưởng đến hoạt động
các khâu theo sau trong chuỗi cũng như hiệu quả toàn chuỗi.
7


Hơn nữa, các giải pháp nhằm thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh của

các tác nhân tham gia chuỗi (trong ba khâu: sản xuất, chế biến và tiêu thụ)
cũng như thay đổi tư duy trong quản lý của chính quyền địa phương các cấp
để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết kinh doanh và nâng cao chất
lượng ớt đáp ứng yêu cầu thị trường – đây cũng là điểm mới cũng chưa được
quan tâm nghiên cứu trước đây trong hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị.
1.7 CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Nội dung Chương 1 giới thiệu ý nghĩa khoa học
và những tồn tại của chuỗi ngành hàng ớt dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện
nghiên cứu; Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu; Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của nghiên cứu và cấu trúc luận án.
Chương 2: Lược khảo tổng quan tài liệu. Chương này tập trung lược
khảo tổng quan phương pháp tiếp cận CGT, những kết quả nghiên cứu về
CGT và mục đích nghiên cứu CGT cũng như các chiến lược nâng cấp CGT
nông sản, những nghiên cứu về phân tích hiệu quả sản xuất ớt trong và ngoài
nước để xác định khung nghiên cứu của luận án.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 bao gồm
chi tiết các khái niệm về CGT đã được đề cập trong khung nghiên cứu; Các
phương pháp tiếp cận, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung chương 4 trình
bày kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu cụ thể bao gồm: phân tích yêu cầu
thị trường, đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và phân tích HQSX ớt, các
yếu tố ảnh hưởng đến HQSX, phân tích CGT ớt vùng ĐBSCL và đề xuất các
chiến lược nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Chương này trình bày tóm tắt kết
quả thực hiện nghiên cứu và những tồn tại; một số hàm ý quản trị có thể vận
dụng vào thực tế để nâng cấp CGT ớt ở các tỉnh trồng ớt vùng ĐBSCL.

***


8


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2 trình bày các lược khảo tổng quan về phương pháp tiếp cận
chuỗi giá trị, các nghiên cứu về chuỗi giá trị ớt và mục đích nghiên cứu chuỗi
giá trị, chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị, hiệu quả sản xuất và
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, đánh giá tổng quan tài liệu và
khung nghiên cứu.
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị
CGT có thể được định nghĩa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
- CGT theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một công
ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm
từ giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản
xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v...Tất cả những
hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng.
Mặt khác, mỗi hoạt động sẽ làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Nói
cách khác, CGT theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động trong cùng một tổ
chức hay một cơng ty theo khung phân tích của Porter (1985).
- Theo nghĩa rộng, CGT là một tập hợp những hoạt động do nhiều tác
nhân khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà
chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ...) để sản xuất ra một sản phẩm,
sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngồi
thơng qua hoạt động xuất khẩu (phương pháp tiếp cận tồn cầu của GTZ,
2007). Nói cách khác, CGT theo nghĩa rộng là một chuỗi các quá trình sản
xuất từ đầu vào đến đầu ra; một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối từ
người sản xuất, nhóm sản xuất, DN và nhà phân phối liên quan đến một sản
phẩm cụ thể; và là một mơ hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản

phẩm và cơng nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để
tiếp cận thị trường.
2.1.2 Phương pháp luận trong cách tiếp cận chuỗi giá trị
Có nhiều định nghĩa khác nhau về cách tiếp cận CGT nhưng nhìn chung
CGT có ba cách tiếp cận chính đó là phương pháp Filière (phương pháp
chuỗi), khung phân tích của Porter và cách tiếp cận toàn cầu.

9


×