Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên biển ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 203 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CC

Công chức

2

CBCC

Cán bộ, cơng chức

3

CCHC

Cải cách hành chính

4

CP

Chính phủ



5

CQĐP

Chính quyền địa phương

6

CQHCNN

Cơ quan hành chính nhà nước

7

HCNN

Hành chính nhà nước

8

CQTW

Chính quyền Trung ương

9

QLNN

Quản lý nhà nước


10

QPPL

Quy phạm pháp luật

11

TTHC

Thủ tục hành chính

12

TTCP

Thủ tướng Chính phủ

13

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

14

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


15

KTTT

Kinh tế thị trường

16

NXB

Nhà xuất bản

17

NSNN

Ngân sách nhà nước

18

NQCP

Nghị quyết Chính phủ

19

TW

Trung ương


20

UBND

Uỷ ban nhân dân

21

TNB

TNB

22

HĐND

Hội đồng nhân dân

23

BĐKH

Biến đổi khí hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 10
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phân cấp QLNN ............................................... 11

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 11
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 19
1.2. Nhận xét về tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phân cấp trong QLNN về TNB ..... 26
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 26
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 27
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đề tài Luận án .................................................. 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 29
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TNB 31
2.1. Quản lý nhà nước về TNB ................................................................................................. 31
2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước ........................................................................................... 31
2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước ............................................................................................ 32
2.1.3. Khái niệm TNB .............................................................................................................. 33
2.1.4. Phân loại TNB ................................................................................................................ 34
2.1.5. Đặc điểm TNB ................................................................................................................ 37
2.1.6. Khái niệm QLNN về TNB.............................................................................................. 38
2.1.7. Nội dung QLNN về TNB ............................................................................................... 41
2.1.8. Nguyên tắc QLNN về TNB ............................................................................................ 44
2.2. Phân cấp trong QLNN về TNB ......................................................................................... 45
2.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước ........................................................................... 45
2.2.2. Điều kiện thực hiện phân cấp trong QLNN .................................................................... 47
2.2.3. Nội dung phân cấp trong QLNN .................................................................................... 50
2.2.4. Các yếu tố tác động đến phân cấp QLNN ...................................................................... 50
2.2.5. Khái niệm phân cấp trong QLNN về TNB ..................................................................... 52
2.2.6. Nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB ................................................................... 56
2.2.7. Nội dung phân cấp trong QLNN về TNB....................................................................... 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 71


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TNB Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................................................... 74

3.1. Khái quát quá trình thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB ......................... 74
3.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 - 1990 ........................................................................................ 74
3.1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 2008.................................................................................... 75
3.1.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay ...................................................................................... 76
3.2. Thực trạng khai thác, sử dụng TNB Việt Nam.................................................................. 79
3.2.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thủy sản biển ................................................. 79
3.2.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên tài nguyên dầu khí ........................................ 80
3.2.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên tài nguyên giao thông vận tải biển................ 82
3.2.4. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản biển ............................................ 83
3.2.5. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên tài nguyên du lịch biển ................................. 82
3.3. Thực trạng các quy định về phân cấp trong QLNN đối với TNB giai đoạn từ năm 2009 –
2020 .......................................................................................................................................... 84
3.3.1. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản biển .... 84
3.3.2. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên du lịch biển....... 84
3.3.3. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên giao thông vận tải
biển ........................................................................................................................................... 90
3.3.4. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên dầu khí.............. 89
3.3.5. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với khoáng sản biển ................. 93
3.3.6. Các quy định về phân cấp trong quản lý tổng hợp TNB ................................................ 93
3.3.7. Các quy định về phân cấp thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính đối với TNB .......... 97
3.4. Thực trạng thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB ...................................... 95
3.4.1. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với thủy sản biển ................................ 99
3.4.2. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên giao thông vận tải biển
.................................................................................................................................................. 99
3.4.3. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản biển ............... 105
3.4.4. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch biển ...................... 103
3.5. Đánh giá kết quả phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB................................................... 106
3.5.1. Kết quả đạt được ........................................................................................................... 109
3.5.2. Hạn chế, bất cấp trong thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về TNB ........................ 109
3.6. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cấp ....................................................................... 111

3.6.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................................. 126


3.6.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 126
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TNB Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 132
4.1. Quan điểm hoàn thiện phân cấp trong QLNN về TNB ................................................... 133
4.1.1. Thể chế phân cấp trong QLNN về TNB phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng............. 133
4.1.2. Thể chế phân cấp trong QLNN về TNB phải phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
................................................................................................................................................ 133
4.1.3. Pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNB phải gắn với trách nhiệm và đảm bảo tính
minh bạch ................................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2. Giải pháp hồn thiện phân cấp trong QLNN về TNB ....... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các về nguyên tắc phân cấp QLNNError! Bookmark not
defined.
4.2.2. Đề xuất bổ sung cơ sở lý luận về phân cấp thông qua việc bổ sung hai nguyên tắc phân
cấp QLNN về TNB, bao gồm: .................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Tiếp tục rà rà sốt, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật về ban hành
văn bản pháp luật và về TNB ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Ban hành các quy định về phân chia địa giới hành chính trên biểnError!

Bookmark

not defined.
4.2.5. Nâng cao nhận thức pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNBError! Bookmark not
defined.
4.2.6. Đảm bảo các điều kiện thực hiện phân cấp quản lý TNBError! Bookmark not defined.
4.2.7. Nâng cao năng lực bộ máy QLNN về TNB ................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Một số khuyến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan và UBND các địa

phương có biển ....................................................................................................................... 161
4.3.1. Đối với Quốc hội .......................................................................................................... 161
4.3.2. Đối với Chính phủ ........................................................................................................ 161
4.3.3. Đối với các bộ, ngành QLNN về tài nguyên, TNB ...................................................... 162
4.3.4. Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.............................. 163
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 164
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 166
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC .................................................................. 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 168


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Phân loại TNB ................................................................................. 34
Sơ đồ 2.2. Nội dung QLNN về TNB ................................................................ 42
Sơ đồ 2.3: Quản lý các hoạt động khai thác TNB ............................................. 44
Sơ đồ 2.4. Điều kiện thực hiện phân cấp trong QLNN ..................................... 48
Sơ đồ 2.5. Nội dung phân cấp trong QLNN về TNB ........................................ 63
Sơ đồ 3.1: Phân cấp trong QLNN về TNB ....................................................... 74

Biểu đồ 3.1. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giai đoạn 1995 – 2019.
......................................................................................................................... 79
Biểu đồ 3.2. Sản lượng khai thác dầu thô hàng năm giai đoạn 1986 – 2016. .... 80
Biểu đồ 3.3. Sản lượng khai thác khí hàng năm giai đoạn 1981 - 2016. ............ 81


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phân cấp QLNN về ngành, lĩnh vực là một trong những giải pháp nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực
hiện chức năng hành pháp. Qua quá trình phân cấp, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mỗi cấp, mỗi cơ quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đã
từng bước được phân định rõ, tạo điều kiện cho Chính phủ và các Bộ, ngành tập
trung vào quản lý vĩ mô, đồng thời nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các cấp
chính quyền địa phương trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Phân cấp QLNN diễn ra trên nhiều lĩnh vực thực chất là phân quyền giữa
trung ương và địa phương, có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp
dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt áp
lực cho cấp trung ương trong việc phải phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ.
Phân cấp QLNN phải bảo đảm nguyên tắc quyền hạn phải gắn với trách nhiệm rõ
ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương nói chung, phân cấp
quản lý giữa trung ương và địa phương nói riêng đang là vấn đề thời sự ở nước ta
hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này cịn có một số điểm chưa rõ về lý
luận và thực tiễn, đòi hỏi phải tập trung nghiên cứu, làm rõ để vừa đảm bảo sự
quản lý tập trung, thống nhất của trung ương, vừa phát huy tính năng động, sáng
tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương trong quản lý tài nguyên
nói chung và TNB nói riêng. Để đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước (QLNN)
giữa trung ương và địa phương, ngày 30/6/2004 Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 08/2004/NQ-CP về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp QLNN giữa Chính phủ và
chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị quyết số 99/NQ-CP
ngày 24/6/2020 về việc đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực. Theo đó,

1


lĩnh vực tài nguyên môi trường được xác định là lĩnh vực cần tập trung đẩy mạnh
phân cấp.
Việt Nam có chiều dài đường bờ biển trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa rộng gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ sinh
thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Hiện nay, TNB
của nước ta đang được quản lý theo ngành, lĩnh vực, mỗi loại tài nguyên đều có một
đạo luật riêng để điều chỉnh việc quản lý, khai thác và sử dụng (Luật Khoáng sản,
Luật Thủy sản, Luật Dầu khí, Luật du lịch, Luật Xây dựng, Luật Hàng hải…). Để
khắc phục những mâu thuẫn, trùng chéo về lợi ích, bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các
bên tham gia khai thác, sử dụng TNB và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường biển,
công tác quản lý tổng hợp TNB đã được thực triển khai thực hiện theo quy định tại
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015. Nội dung, trách nhiệm, quyền hạn
và phân cấp trong QLNN từng loại TNB cụ thể cũng như trong quản lý tổng hợp
TNB, đã được quy định khá đầy đủ và thống nhất trong các đạo luật nêu trên.
Qua 16 năm triển khai, thực hiện pháp luật về quản lý TNB và Nghị quyết
số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của chính phủ và Nghị định số 21/NĐ-CP
ngày 21/3/2016 của chính phủ về phân cấp QLNN giữa Chính phủ và UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 về
việc đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực cho thấy việc phân cấp quản
lý tài nguyên nói chung và TNB nói riêng đã đạt được bước tiến đáng kể, góp
phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ vững ổn
định chính trị, bảo đảm quốc phịng an ninh, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài ngun, bảo vệ mơi trường, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, phân cấp trong QLNN
về TNB vẫn còn hạn chế: tình trạng ơm đồm cơng việc, khơng muốn phân cấp,
lợi ích cục bộ vẫn cịn tồn tại; một số nội dung tuy đã được phân cấp quản lý
nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao do chưa được nghiên cứu thấu đáo, thiếu cơ
sở khoa học và thực tiễn nên tình trạng cơ quan được phân cấp khơng đủ năng lực
và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp vẫn còn xẩy ra; nguyên tắc

2



quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm cụ thể trong phân cấp QLNN còn chưa
được chú trọng, thể chế hóa đầy đủ đã làm giảm ý nghĩa và hiệu quả của việc phân
cấp quản lý. Cịn có sự mâu thuẫn, trùng chéo trong các VBQPPL hiện hành quy
định về phân cấp trong QLNN về TNB, mơi trường biển; cịn có khoảng trống
pháp lý trong việc phân cấp giữa trung ương và địa phương trong quản lý các vùng
biển, cụ thể những vùng biển nào sẽ do trung ương quản lý, vùng biển nào sẽ do
địa phương quản lý để bảo đảm khai thác, thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng
TNB... Việc phân cấp trong QLNN về TNB còn thiếu cơ sở khoa học, quy định
phân cấp trong QLNN về TNB cũng giống như tài nguyên trên đất liền mà khơng
tính đến đặc thù của khơng gian biển, tính chia sẻ của TNB cũng như tính thống
nhất của hệ thống TNB là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả QLNN
về TNB, quản lý tổng hợp TNB còn kém hiệu quả, thiếu tính thống nhất và trong
một số trường hợp cịn có mâu thuẫn trùng chéo, biển có tính chất đặc thù, biển là
khơng gian liên thơng; TNB có tính chất chia sẻ; chất lượng mơi trường biển bị
chi phối rất mạnh bởi các hoạt động khai thác, sử dụng TNB, nhất là ở khu vực
ven bờ… nhưng phần lớn các quy định về phân cấp QLNN giữa trung ương và
địa phương đối với TNB trong các VBQPPL hiện hành đều quy định như đối với
tài nguyên trên đất liền, chưa xuất phát từ tính chất, đặc thù của biển, TNB để
phân cấp cho phù hợp, hiệu quả.
Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn, việc tiếp tục nghiên cứu về
phân cấp trong QLNN về TNB, để làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực
trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật phân cấp trong QLNN về TNB, từ
đó đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực
hiện pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNB là cần thiết khách quan nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý TNB, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành
chính Việt Nam trở thành nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu
lực và hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn chủ đề “Phân cấp trong
quản lý nhà nước về TNB ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án để nghiên
cứu nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay ở Việt Nam.


3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về phân cấp trong QLNN về TNB; đánh giá
một cách khách quan, khoa học về thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB ở
Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp trong QLNN về
TNB nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về TNB.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát các quan điểm khoa học khác nhau về phân cấp QLNN, đưa ra
khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động đến phân cấp quản lý trong QLNN về
TNB; đánh giá mức độ hoàn thiện của thể chế phân cấp trong QLNN về TNB.
- Đánh giá thực tiễn thực hiện phân cấp trong QLNN về TNB, chỉ ra những
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về TNB ở Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp trong QLNN về
TNB ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận, thể chế, pháp
luật và thực tiễn về phân cấp trong QLNN về TNB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phân cấp trong QLNN về TNB là vấn đề rất rộng, bao quát rất nhiều nội
dung, trong khuôn khổ Luận án, tác giả nghiên cứu khái quát quá trình thực hiện
phân cấp trong QLNN về TNB qua các giai đoạn phát triển của đất nước từ khi
đất nước được hồn tồn giải phóng năm 1975 và tập trung vào nghiên cứu thực
tiễn phân cấp QLNN đối với các loại TNB đang được điều chỉnh bởi các VBQPPL
như Luật, Nghị định, Thông tư... bao gồm: Thủy sản biển, khống sản biển, dầu
khí, giao thơng vận tải biển, du lịch biển.
- Phạm vi về không gian: Phân cấp trong QLNN về TNB trên phạm vi cả nước.

- Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phân cấp trong
QLNN về TNB Việt Nam từ năm 2008 đến nay, (từ khi có Nghị quyết hội nghị lần

4


thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chiến lược biển đến năm 2020,
Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về Chiến lược biển đến năm 2020).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Thực hiện Luận án, dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về phân cấp trong
QLNN đối với TNB.
4.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu của Luận án
Luận án được thực hiện trên cách tiếp cận đa ngành và liên ngành, cụ thể:
- Hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành: hành chính cơng gắn với khoa học
quản lý, luật học, khoa học phát triển.
- Hướng tiếp cận quản lý hành chính cơng: theo cách tiếp cận này, phân cấp
trong QLNN về TNB được nhìn nhận như một bộ phận, một nội dung của phân
cấp QLNN.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp được sử dụng trong toàn bộ Luận án, cụ thể tại Chương 1:
Tổng quan tình hình nghiên cứu, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng
để khái quát, tổng quan những nội dung cơ bản của các cơng trình đã được cơng
bố ở trong và ngồi nước, chỉ ra những kết quả của các cơng trình đó, nhưng vấn
đề mà Luận án cần kế thừa, phát triển, những vấn đề tiếp tục nghiên cứu, những

vấn đề cần nghiên cứu mới. Đồng thời phương pháp hệ thống được sử dụng để
xắp xếp thứ tự các cơng trình được tổng quan theo các nội dung của Luận án.
Tại Chương 2, phương pháp phân tích được dùng để phân tích, luận giải,
đánh giá những quan điểm khác nhau về các khái niệm, nguyên tắc, phân cấp,
phân cấp trong QLNN về TNB, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm của mình về khái

5


niệm, phân cấp, phân cấp trong QLNN về TNB, chỉ ra những đặc điểm của QLNN,
phân cấp trong QLNN về TNB.
Tại Chương 3 phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích,
đánh giá thực tiễn thể chế, thực tiễn phân cấp trong QLNN về quản lý biển trên
một số lĩnh vực, đặc biệt là phân tích các tình huống điển hình có liên quan, chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế. Bên cạnh đó phương
pháp thống kê, điều tra xã hội học được sử dụng để tập hợp các số liệu cần thiết
có liên quan đến thực tiễn phân cấp quản lý, làm cơ sở xây dựng mơ hình lý luận
tổng thể, toàn diện về thể chế phân cấp trong QLNN biển ở Việt Nam.
Tại Chương 4, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để từ những
vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn về nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB,
trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện thể chế phân cấp trong QLNN
về TNB, tăng cường phân cấp trong QLNN về TNB.
4.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Trong thời gian thực hiện Luận án, tác giả thực hiện một số lần đi khảo sát
tổng hợp, để điều tra về các vấn đề phân cấp tác động đến kinh tế, xã hội, môi
trường biển: Khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản, cảng biển, các sở, chi cục quản
lý TNB.... Tiến hành khảo sát tổng hợp từ thực tiễn. Phương pháp này được thực
hiện nhiều nhất ở Chương 3 của Luận án. Tác giả đã khảo sát đối với cán bộ, công
chức các cơ quan nhà nước, học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN, phổ
biển giáo dục pháp luật, hội thảo với khoảng 150 người với số phiếu thu về 137

phiếu (có phiếu khảo sát kèm theo).
4.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã
hội học thông qua gửi phiếu khảo sát, tại các qua hội thảo về quản lý tổng hợp
vùng bờ, hội thảo xin ý kiến hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số
51/2014/NĐ-CP về giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai
thác, sử dụng tài nguyên biển; hội thảo hoàn thiện hoàn thiện dự thảo Nghị định
quy định về chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn, cho thuê quyền sử dụng khu vực

6


biển và tài sản gắn liền với khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản; việc
bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi khu vực biển đã được giao để ni trồng
thủy sản vì mục đích cơng cộng, quốc phòng, an ninh; xây dựng Nghị định quy
định về hoạt động lấn biển, Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý tổng
hợp TNB năm 2020, tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu... đại biểu tham dự là các bộ,
ngành và địa phương. Các cuộc trao đổi, phỏng vấn với nhiều đối tượng khác nhau
(cán bộ công chức, cơ quan QLNN ở các bộ, địa phương).
Các kết quả thu được, được phân tích xử lý đã tạo ra những kết quả khách
quan cho việc đánh giá, kết luận. Việc thực hiện phương pháp được triển khai
trong thực tiễn và có tài liệu kèm theo ở phần phụ lục. Phương pháp này được
thực hiện nhiều nhất ở Chương 3 của Luận án.
4.3.4. Phương pháp thống kê, dự báo
Trong quá trình nghiên cứu tác giả xử lý hệ thống số liệu theo phương pháp
thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel. Việc thống kê tìm ra những kết quả
phản ánh thực tiễn trung thực nhất, đặc biệt là ở Chương 3. Những kết quả thống
kê được sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá, luận giải qua đó làm rõ hơn hệ
thống lý thuyết căn bản. Phương pháp dự báo ngoại suy được sử dụng để đưa ra
những nhận định khách quan về xu thế phát triển của lý thuyết, cũng như dự báo

những vấn đề thực tiễn có thể phát sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp.
4.3.5. Phương pháp chuyên gia
Trong q trình thực hiện và hồn thiện đề tài Luận án khi đánh giá thực các
quy định về phân cấp, thực tiễn quá trình phân cấp trong QLNN về TNB ở Chương
3, đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế và đảm bảo thực hiện phân cấp ở Chương
4, NCS thường xuyên trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia là những nhà nghiên
cứu, nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý TNB. Các phương pháp trên sẽ được NCS
sử dụng kết hợp trong Luận án nhằm làm rõ những nội dung cơ bản của luận án,
đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, trung thực của các vấn đề cần nghiên cứu trong
từng chương của Luận án. Mỗi chương, mỗi phần nghiên cứu trong Luận án sẽ có
những phương pháp được lựa chọn làm chủ đạo, có những phương pháp hỗ trợ.

7


5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của Luận án
5.1. Giả thuyết khoa học
Lý luận về phân cấp trong QLNN về TNB chưa được nghiên cứu, phân tích
một cách tồn diện, chỉnh thể, hệ thống.
Thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB ở Việt Nam hiện nay còn nhiều
hạn chế, bất cập: Các cơ quan nhà nước cấp trên bng lỏng quản lý, thiếu kiểm
sốt q trình phân cấp trong QLNN về TNB xử lý vi phạm, quản lý TNB chưa
nghiêm dẫn đến cơ quan nhà nước cấp dưới tùy tiện thực hiện; các cơ quan nhà
nước cấp dưới được phân cấp thiếu năng lực, điều kiện để thực hiện các nội dung
quản lý TNB được phân cấp.
Nếu xác định rõ ràng, chính xác, khách quan, khoa học hệ thống quan điểm
và giải pháp hoàn thiện phân cấp; đảm bảo thực hiện phân cấp trong QLNN về
TNB thì chất lượng và hiệu quả quản lý TNB sẽ được nâng cao.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án
Các cơng trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới nghiên cứu đề cập đến

lý luận, thực trạng và giải pháp phân cấp QLNN về TNB? Các cơng trình nghiên
cứu riêng về phân cấp trong QLNN đối với TNB?
Cơ sở lý luận về phân cấp QLNN nói chung? Cơ sở lý luận về phân cấp trong
QLNN đối với TNB nói riêng? Đặc điểm nổi bật của TNB Việt Nam? Tiềm năng
và vị trí của TNB trong sự phát triển kinh tế, xã hội? Phân cấp trong QLNN về
TNB chịu sự tác động của các yếu tố nào?
Trong phân cấp QLNN về TNB đã tính đến các yếu tố đặc thù, đặc điểm của
biển, khu vực biển, TNB và môi trường biển chưa? Phân cấp trong QLNN về TNB
đã xem xét, đến tính chất các vùng biển cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển đã được quy định trong công ước,
điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam tham gia là thành viên chưa? Cơ hội và
thách thức khi phân cấp QLNN về TNB? Để đánh giá mức độ hoàn thiện về phân
cấp trong QLNN về TNB dựa vào những nguyên tắc nào?

8


Thực trạng thể chế, pháp luật và thực tiễn thực hiện phân cấp trong QLNN
về TNB Việt Nam hiện nay như thế nào? Có những bất cập, hạn chế gì? Nguyên
nhân của những bất cập, hạn chế? Quản lý tổng hợp TNB có thể làm thay quản lý
ngành khơng?
Quan điểm, mục tiêu, giải pháp, điều kiện bảo đảm hoàn thiện thể chế, pháp
luật phân cấp trong QLNN về TNB?
6. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Trên cơ sở nội hàm phân cấp QLNN nói chung và phân cấp trong QLNN về
tài nguyên nói riêng, thực hiện việc đánh giá tổng thể về phân cấp trong QLNN
về TNB cả về mặt lý thuyết phân cấp, thể chế hóa việc phân cấp và thực tiễn thực
hiện các quy định về phân cấp.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thể chế, thực tiễn thực hiện phân cấp trong
QLNN về TNB cũng như phân tích, đánh giá khả năng tác động của các yếu tố

đối với phân cấp trong QLNN về TNB, Luận án đã chỉ rõ những mặt đạt được và
những tồn tại trong phân cấp, thể chế hóa phân cấp và thực hiện phân cấp trong
QLNN về TNB làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo đảm phân cấp QLNN về TNB.
Bổ sung cơ sở lý luận về phân cấp trong QLNN trên cơ sở đề xuất bổ sung
hai nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB, bao gồm:
Nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB phải căn cứ vào đặc thù của biển,
TNB, hệ thống TNB và môi trường biển;
Nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB phải bảo đảm phù hợp với quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển theo công
ước, điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam tham gia là thành viên.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân cấp trong QLNN về
TNB, cụ thể là cần thể chế hóa các nội dung về phân cấp; bổ sung quy định về
đánh giá tác động của các quy định về phân cấp trong QLNN về TNB trong giai
đoạn đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh và trong quá trình soạn thảo vào Luật ban
hành VBQPPL.

9


Bổ sung quy định về phân chia địa giới hành chính trên biển để có sự phân
cấp trách nhiệm quản lý hành chính lãnh thổ nói chung và TNB nói riêng đến
chính quyền địa phương một cách hợp lý.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống thống hóa, bổ sung những vấn đề lý
luận phân cấp trong QLNN về TNB, bổ sung cơ sở lý luận phân cấp quản lý hành
chính nhà nước nói chung và phân cấp trong QLNN về TNB nói riêng.
Về thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạch định chính
sách, xây dựng văn bản QPPL, giảng dạy, nghiên cứu khoa học về những vấn đề liên
quan đến phân cấp trong QLNN về TNB.
8. Kết cấu của Luận án

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB
Chương 3: Thực trạng phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân cấp trong quản lý nhà
nước về TNB ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU

10


1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp QLNN nói chung
Năm 2005, Word Bank xuất bản cuốn “Decentralization in East Asia for
local governments to take effect - Phân cấp ở Đơng Á để chính quyền địa phương
(CQĐP) phát huy tác dụng”. Đây là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc
Ngân hàng thế giới về các vấn đề của phân cấp tại một số nước Đông Á. Cơng
trình này phân tích và đưa ra đánh giá những gì mà các nước này đã thực hiện
được cho đến nay, tìm ra những điểm cốt lõi, nêu lên những kinh nghiệm tích cực
và nhận diện những lĩnh vực cần được ưu tiên trong thời gian tới. Các nhà nghiên
cứu cũng không đưa ra một khảo sát, nghiên cứu rộng trên tồn bộ Đơng Á, mà
tập trung vào 6 nước Đông Á - nơi được các chuyên gia đánh giá là hoạt động
phân quyền đã trở nên hết sức quan trọng - Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia,
Indonesia, Philippines và Thailand. Đặc biệt, Chương 7 đã làm rõ vấn đề quản lý
nguồn nhân lực trong bối cảnh phân cấp. Chương này đã chỉ ra những thách thức

mà các nước Đông Á đang gặp phải trong quá trình phân cấp quản lý nguồn nhân
lực. Tác giả cho rằng giữa phân cấp và quản lý nguồn nhân lực có một sự tác động
qua lại tương hỗ. Hoạt động trong cả quá trình phân cấp hành chính phụ thuộc vào
sự tương tác với các khía cạnh chính trị và tài chính của quá trình phân cấp.
Chương này cịn chỉ ra việc tiến hành phân cấp quản lý dịch vụ dân sự nhằm các
mục đích sau: nhiệm vụ của CQĐP được xác định rõ ràng; CQĐP có thể phân bổ
cán bộ thơng qua các nhiệm vụ khi cần; CQĐP có khả năng thu hút và giữ chân
những lao động có chất lượng; CQĐP linh hoạt trong quản lý nguồn lực tài chính.
Ngồi ra, chương này còn chỉ ra những tác động của phân cấp quản lý nhân sự
với các vấn đề tự chủ, năng lực, trách nhiệm. Cuốn sách đánh giá phân cấp và
quyền lực trách nhiệm có sự tác động qua lại. Cuốn sách chủ yếu nêu lý thuyết về
phân cấp chính quyền của một số nước Đông Nam Á, không đề cập đến lĩnh vực
phân cấp trong QLNN về TNB [122, tr.127].

11


Cuốn sách “Cải thiện hành chính cơng trong một thế giới cạnh tranh”
(Improving public administration in a competitive world) của các tác giả S.
Chiavo-Campo; P.S.A. Sundaram - Ngân hàng thế giới (World Bank), Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia xuất bản, năm 2003 đã tiếp cận và xem xét vấn đề phân
cấp như một công cụ để cải thiện hoạt động hành chính cơng trong điều kiện hiện
nay. Cuốn sách là một cơng trình nghiên cứu cơng phu, có giá trị lý luận cuốn
sách đi sâu phân tích các nguyên tắc lý luận về phân cấp hay nói cách khác phân
cấp bắt đầu từ đâu. Trên cơ sở phân tích khái quát bối cảnh chính trị, kinh tế thế
giới, các tác giả đã phác họa bức tranh toàn cảnh về nền hành chính cơng thế kỷ
XXI: Bộ máy chính quyền, mối quan hệ người dân với chính quyền, chất lượng
dịch vụ. Cuốn sách đi sâu vấn đề búc xúc quan liêu, tham nhũng, hách dịch cửa
quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức trong sạch xóa bỏ phiền hà. Đặc biệt
cuốn sách dành một Chương 5 nói về phi tập trung hóa, cái gì, khi nào và như thế

nào “phi tập trung hóa quyền lực và thẩm quyền trung ương cho các đơn vị cấp
dưới là điều quan trọng đối với việc ổn định chính trị, cung cấp dịch vụ hiệu quả,
giảm đói nghèo và bình đẳng”, “xu hướng phi tập trung hóa là rất mạnh mẽ ở châu
Âu và Mỹ La tinh, nhưng ở rất nhiều nước đang phát triển, cũng có các sáng kiến
khác nhau theo định hướng này”. “phi tập trung hóa là dỡ bỏ một số quyền lực
hoặc sự kiểm soát tập trung đối với nhiều lĩnh vực khác nhau thường là lĩnh vực
diễn ra hoạt động. Phi tập trung hóa bao gồm: Lãnh thổ, chức năng, chính trị, hành
chính và tài chính. Mức độ phi tập trung hóa gồm có: phi tập trung, ủy quyền và
trao quyền”. “Trao quyền là cấp độ cao nhất của tính độc lập trong việc ra quyết
định và bao gồm việc nhường lại một số chức năng nhất định cho chính quyền
cấp dưới. Ở nhiều nước mặc dù trao một số chức năng cho cấp dưới, chính quyền
trung ương vẫn giữ lại một số quyền hạn giám sát, kiểm soát...”. Các định hướng
cải thiện cuốn sách cho rằng kinh nghiệm thế giới chỉ ra phi tập trung hóa là cơ
chế để cải thiện ổn định chính trị, bảo đảm cung cấp dịch vụ hiệu quả, giảm đói
nghèo thúc đẩy cơng bằng. Do đó kinh nghiệm đó là bài học quý báu để Việt Nam
học tập, trong quá trình cải cách của mình [127, tr139].

12


Viện nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đã xuất bản ấn phẩm: Summary
notes on decentralization (các lưu ý tóm tắt về phân cấp) gồm 4 nội dung cơ bản.
Phần 1, nêu và phân tích sâu lý thuyết về phân cấp; Phần 2 các hình thức phân
cấp, trong đó có phân cấp QLNN; Phần 3 phân cấp trên các lĩnh vực quản lý tài
nguyên, đất đai, giáo dục, y tế... Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở lý thuyết
cơ bản về phân cấp QLNN nói chung và một số lĩnh vực nói riêng chưa xem xét
phân cấp trong QLNN về TNB [130].
Decentralizing the State: Elections, Parties, and Local Power in the Ande
(Phân cấp nhà nước): Bầu cử, các đảng và quyền lực địa phương ở Andes. Tác giả
Kathleen O'Neill , Đại học Cornell, New York, xuất bản lần đầu năm 2005, Nhà

xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. Cuốn sách phát triển lý luận về phân
cấp, tìm hiểu vị trí và động lực của quyền lực trong bang, tập trung vào một làn
sóng cải cách phi tập trung gần đây đã quét qua cả các nước phát triển và đang
phát triển trong những năm gần đây. Sự thay đổi trong thời gian cải cách giữa các
quốc gia chỉ liên quan một cách mơ hồ đến nguồn gốc của sự đồng thuận quốc tế
được thúc đẩy bởi các nhà cho vay và ngân hàng phát triển lớn hoặc sự tái hiện
của nền dân chủ ở các nước phân cấp. Cuốn sách phát triển một lý thuyết liên kết
việc áp dụng phân cấp với các mối quan tâm bầu cử của các đảng chính trị: phi
tập trung thể hiện một chiến lược mong muốn cho các đảng có sự hỗ trợ ở cấp địa
phương có vẻ an tồn hơn so với triển vọng của họ trong bầu cử quốc gia. Nó xem
xét lập luận này chống lại những kinh nghiệm ở Bơlivia, Colombia, Ecuador, Peru
và Venezuela và suy đốn về những thay đổi chính trị gần đây có thể ảnh hưởng
đến hình dạng và mức độ phân cấp trong những năm tới [121].
Ngân hàng thế giới, Decentralization and state capacity (phân cấp và năng
lực nhà nước). Thứ nhất, cuốn sách phân tích xem các chuyển đổi sau cộng sản
có khác nhiều so với các chuyển đổi khác từ quy tắc chuyên quyền hay không
bằng cách cố gắng điều chỉnh một bộ máy lý thuyết được phát triển cho các mục
đích sử dụng khác và áp dụng nó khơng phân biệt mức độ dân chủ hóa. Thứ hai,
vì tầm nhìn về việc phân cấp có nghĩa là gì và nó hoạt động như thế nào ảnh hưởng

13


đến việc phân bổ các quỹ quan trọng như thế nào và có bao nhiêu chương trình
của các tổ chức quốc tế được thực hiện, những phát hiện có thể có cổ phần chính
sách cơng rất lớn. Đặc biệt dưới ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế chính của
Ngân hàng Thế giới và IMF, nhiều quốc gia đang phát triển được hướng dẫn áp
dụng các chính sách cụ thể [124].
Ngân hàng thế giới Phân cấp và dân chủ địa phương trên thế giới: Báo cáo
toàn cầu đầu tiên của các thành phố và chính quyền địa phương 2008. Washington,

DC: Decentralization and Local Democracy in the World. Nghiên cứu về thực
trạng phân cấp, phân quyền và chế độ dân chủ ở địa phương ở các khu vực trên
thế giới như: châu Phi, châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Á Âu, châu Âu... Phân
tích q trình phát triển của cấu trúc lãnh thổ, trách nhiệm và quyền lực, quản lý
và tài chính, sự dân chủ ở địa phương. Mối quan hệ giữa nhà nước và chính quyền
địa phương. Phân cấp và dân chủ địa phương trên thế giới có thể coi là một tài
liệu tham khảo về phân cấp bằng cách trình bày tình hình hiện tại của chính quyền
địa phương ở tất cả các khu vực trên thế giới. Báo cáo phân tích chính quyền địa
phương ở mỗi lục địa theo ba chủ đề chính: sự phát triển của các cấu trúc lãnh
thổ; trách nhiệm và quyền lực, quản lý và tài chính và dân chủ địa phương. Có
một chương bổ sung dành riêng cho việc quản trị các đơ thị lớn, nơi tăng trưởng
nhanh chóng đưa ra những thách thức lớn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát
triển nhanh. Báo cáo này cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan so sánh về các
thực tế khác nhau liên quan đến tình trạng phân cấp và cách thức cơ bản không
thể thiếu cơ bản cho nền dân chủ địa phương. Mối quan hệ giữa nhà nước và chính
quyền địa phương đang phát triển theo hướng hợp tác đổi mới. Trong bối cảnh
này, vai trò của CQĐP trong việc phát triển các chính sách tồn cầu ngày càng
được công nhận [125].
Decentralization and Subnational Politics in Latin America (Phân cấp và
chính trị địa phương ở Mỹ Latinh), Nhà xuất bản Đại học Cambridge; ngày 12
tháng 4 năm 2010. Tác giả Tulia G. Falleti là Trợ lý Giáo sư Khoa học Chính trị
tại Đại học Pennsylvania. Cơng việc của bà về phân cấp, chủ nghĩa liên bang và

14


phương pháp nghiên cứu đã xuất hiện trên Tạp chí Khoa học Chính trị Hoa Kỳ,
Nghiên cứu Chính trị so sánh, Publius, Xã hội học định tính, Quốc tế phê bình
(Pháp), Desarrollo Emico (Argentina), Política y Gobierno (Mexico) Brazil),
cũng như trong các tập chỉnh sửa được xuất bản ở Hoa Kỳ, Argentina và Brazil. Bà

đã nhận được giải thưởng và học bổng từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội,
Viện Hịa bình Hoa Kỳ, Quỹ Ford kết hợp với Hiệp hội Nghiên cứu Mỹ Latinh và
Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Năng suất của Argentina, năm 2006. Phân
tích trình tự đáp ứng chính trị địa phương trong nghiên cứu về phân cấp ở Mỹ
Latinh. Dựa trên nghiên cứu ban đầu rộng rãi ở bốn quốc gia, Falleti sử dụng một
phương pháp trình tự so sánh mới để chỉ ra cách thức cải cách phi tập trung hóa
tùy thuộc vào thời điểm và lập luận hấp dẫn này là một ví dụ về sức mạnh của
phân tích so sánh lịch sử và sẽ trở thành nền tảng cho tất cả các nghiên cứu trong
tương lai về chính trị địa phương ở Mỹ Latinh. Falleti đưa ra một lý thuyết về sự
phân cấp vừa thanh lịch vừa tôn trọng sự phức tạp trong các trường hợp. Cuốn
sách này không chỉ được quan tâm bởi các sinh viên nghiên cứu về phân cấp, mà
bởi đóng góp, phát triển tích cực tham gia vào các chương trình hỗ trợ phân cấp
trên toàn thế giới. Lý thuyết phân cấp tuần tự ban đầu của Falleti giải thích một
cách thuyết phục sự khác biệt về chất và tác động của phân cấp ở các nước lớn
nhất của Mỹ Latinh theo thời gian. Được thông báo bởi hơn 150 cuộc phỏng vấn
sâu với các chính trị gia hàng đầu và nghiên cứu lưu trữ rộng rãi, cuốn sách tuyệt
vời này đóng góp hấp dẫn cho nghiên cứu về phân cấp, chính trị Mỹ Latinh.
Nghiên cứu phân cấp của Tulia Falleti ở Mỹ Latinh là một viên ngọc của phân
tích so sánh chu đáo. Tại sao có quá nhiều sự khác biệt trong quyền tự chủ của
các chính phủ địa phương. Kết quả cuối cùng phụ thuộc nhiều vào cải cách ban
đầu, ưu tiên chính trị hơn phân cấp hành chính thực hiện một con đường đến tự
chủ địa phương sâu sắc hơn so với một ưu tiên hành chính hơn phân cấp chính trị
[128].
Cuốn sách “Decentralization Briefing Notes - Các lưu ý tóm tắt về phân cấp”
của hai tác giả Jennie Litvack và Jessice Seddon do Viện nghiên cứu của Ngân

15


hàng thế giới (WB) xuất bản năm 2000. Nội dung cuối sách gồm 4 nội dung cơ

bản: Chương 1, điều gì và tại sao, cung cấp cách nhìn tổng thể, lý giải bản chất
của phân cấp trên nhiều phương diện khác nhau và trình bày lý do tại sao phải
phân cấp. Thuật ngữ “Decentralization” được dịch sang tiếng Việt là phân cấp và
được hiểu là sự chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm từ trung ương đến CQĐP
hoặc các tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Như vậy, theo cách hiểu này phân cấp
đồng nghĩa với phi tập trung hóa. Nó giúp mở rộng việc tham gia của các chủ thể
trong xã hội vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia. Nó nâng
cao hiệu quả quản lý trên cơ sở giảm bớt gánh nặng cơng việc sự vụ, hàng ngày
của chính quyền trung ương, đồng thời tăng tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm
của CQĐP các cấp... Ở Chương 2, tác giả phân tích các hình thức phân cấp cơ
bản: phân cấp chính trị, phân cấp hành chính, phân cấp tài chính. Trong đó, cải
cách công vụ được xem xét trong bối cảnh của phân cấp hành chính. Chương 3,
xem xét phân cấp trên các lĩnh vực cụ thể như: giáo dục, y tế... Ngồi ra, ấn phẩm
cịn phân tích những lợi ích tiềm năng của phân cấp đối với vấn đề bình đẳng xã
hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm báo cáo và tham nhũng [119].
Báo cáo chuyên đề của DGAFP (Direction Generale de L’Administration et
de la Fonction Publique) (2008) về “Adistration and the Civil Service in the EU
member Stater – 27 counry – Hành chính và hệ thống cơng vụ ở các nước thành
viên EU qua thực tiễn 27 nước”. Dựa trên dữ liệu thực nghiệm từ các nước thành
viên EU, bài viết trình bày một cái nhìn tổng quan về tình trạng hiện tại của các
dịch vụ dân sự quốc gia, xu hướng cải cách chính đang diễn ra và các kết quả
chính của cải cách tại các quốc gia. Mục tiêu tổng thể của bài viết là cung cấp
bằng chứng thực nghiệm, sự kiện và bằng chứng thống kê so sánh nhằm giúp các
chuyên gia và học giả hiểu rõ hơn về các dịch vụ dân sự của các quốc gia khác
nhau [115].
Năm 2010, World Bank xuất bản cuốn sách “Opportunities and constraints
for civil service reform in Indonesia: exploration of a new approach and
methodology - Cơ hội và trở ngại cho cải cách dịch vụ công ở Indonesia: thăm dò

16



của một cách tiếp cận mới và phương pháp luận”. Mục đích của cuốn sách này là
thơng báo rộng rãi các kết quả nghiên cứu về cơ hội và trở ngại cho cải cách dịch
cụ công ở Indonesia với hy vọng hướng đến một môi trường thuận lợi hơn cho cải
cách dịch vụ dân sự. Ngoài ra, nhằm nâng cao nhận thức về thực trạng các dịch
vụ dân sự ở Indonesia từ đó lựa chọn những vấn để cho cải cách cơng vụ. Nội
dung cuốn sách đã phân tích rất chi tiết, cụ thể dưới góc độ pháp lý về trở ngại và
khó khăn trong cải cách dịch vụ cơng ở Indonesia nói chung và cải cách dịch vụ
dân sự nói riêng. Về vấn đề q trình chuyển đổi để phân cấp quản lý nhân sự,
nhóm tác giả đã chỉ ra môi trường pháp lý không rõ ràng và thiếu sự gắn kết gây
khó khăn cho q trình phân cấp quản lý nhân sự, quy định về phân cấp thiếu một
mức độ cao của sự ổn định và môi trường pháp lý cho vấn đề tự chủ [123].
Chính trị của phi tập trung: The Politics of decentralization. Carol J, được
biên tập bởi Carol J. Pierce Colfer, Doris Capistrano, 27/4/2012 - 336 trang. Phân
cấp đang càn quét thế giới và có những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến quản
lý tài nguyên và sinh kế, đặc biệt là trong lâm nghiệp. Cuốn sách cập nhật nhất về
các chủ đề, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm từ phân cấp trên toàn thế
giới. Dựa trên nghiên cứu và hỗ trợ từ tất cả các tổ chức bảo tồn và lâm nghiệp
quốc tế lớn, cuốn sách cung cấp một tài khoản cân bằng bao gồm tác động của
phân cấp đối với quản lý tài nguyên trên toàn thế giới và cung cấp những hiểu biết
toàn cầu so sánh với ý nghĩa rộng lớn về chính sách, quản lý, bảo tồn và sử dụng
tài nguyên và lập kế hoạch. Các chủ đề bao gồm quản trị rừng trong các hệ thống
liên bang, phân cấp dân chủ về rừng và tài nguyên thiên nhiên, các con đường và
cạm bẫy trong phân cấp và bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng phi tập
trung. Cuốn sách cung cấp các nghiên cứu sâu về phân cấp từ Bolivia, Ghana,
Indonesia, Nga, Scotland, Thụy Sĩ, Uganda và Mỹ, cũng như các điểm nổi bật từ
các quốc gia liên bang bao gồm Úc, Brazil, Canada, Ấn Độ và Malaysia. Nó cũng
giải quyết các liên kết quan trọng giữa nhà nước, rừng, cộng đồng và quan hệ
quyền lực trong một loạt các khu vực và hoàn cảnh, cung cấp các ví dụ điển hình

về cách phân cấp đã được xem và trải nghiệm bởi các cộng đồng ở Guatemala,

17


Philippines và Zimbabwe. Chính trị của phi tập trung hóa là sự bao quát hiện đại
của phân cấp và rất cần thiết cho các học viên, học giả và các nhà hoạch định
chính sách trong lâm nghiệp và tồn bộ quản lý tài nguyên thiên nhiên. Uganda
và Hoa Kỳ, cũng như các điểm nổi bật từ các quốc gia liên bang bao gồm Úc,
Brazil, Canada, Ấn Độ và Malaysia. Nó cũng giải quyết các liên kết quan trọng
giữa nhà nước, rừng, cộng đồng và quan hệ quyền lực trong một loạt các khu vực
và hoàn cảnh, và cung cấp các ví dụ điển hình về cách phân cấp đã được xem và
trải nghiệm bởi các cộng đồng ở Guatemala, Philippines và Zimbabwe [111].
Decentralization in client countries. An evaluation of World Bank support,
1999-2007 (Sự phân quyền ở các nước khách hàng): Bản đánh giá với hỗ trợ Ngân
hàng Thế giới. Đánh giá tổng quan của WB về các mục tiêu của sự phân quyền
trong chính phủ ở các nước đang phát triển. Những hỗ trợ của WB cho việc phân
quyền và cho sự phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Hỗ trợ của WB
trong việc phân bổ tài chính cho các dịch vụ giáo dục [113].
Decentralization and Local Government: A Danish-Polish Comparative
Study in Political Systems (Phân cấp và chính quyền địa phương). Cuốn sách tập
trung nghiên cứu so sánh phân cấp chính quyền giữa Đan Mạch và Ba Lan trong
các hệ thống chính trị [114].
Quản lý nước thải tích hợp, phi tập trung để phục hồi tài nguyên ở khu vực
nông thôn và ven đô thị (Integrated, decentralized wastewater management for
resource recovery in rural and peri-urban areas). Tác giả Andrea G. Capodaglio.
Khoa Xây dựng và Kiến trúc, Đại học Pavia, Ý, ngày 15 tháng 6 năm 2017. Thu
gom và xử lý nước thải có tác động rất lớn đến môi trường và nền kinh tế, cả ở
cấp địa phương và tồn cầu. Đổi mới sinh thái có thể đóng một vai trị tối quan
trọng trong việc giảm tác động mơi trường của các hệ thống đó và trong tính bền

vững cao hơn của chúng về kinh tế, mơi trường và xã hội. Phân cấp dường như là
một giải pháp hợp lý để giải quyết các vấn đề về tính bền vững của hệ thống quản
lý nước thải, vì nó tập trung vào xử lý nước thải tại chỗ và tái chế và tái sử dụng
các nguồn tài nguyên có trong nước thải sinh hoạt. Bài viết này phân tích nhu cầu,

18


lựa chọn cơng nghệ và đóng góp cho quản lý nước của các hệ thống phi tập
trung. Các giải pháp phi tập trung nói chung sẽ có xu hướng tương thích với các
yêu cầu sử dụng và tái sử dụng nước tại địa phương, trong đó nước được xử lý tại
địa phương có thể hỗ trợ năng suất nơng nghiệp hoặc (ở các khu vực đô thị) được
sử dụng thay thế cho nước cấp chất lượng nước uống để sử dụng tương thích. Khi
phân tích tính bền vững của cơng nghệ, cần tính đến các khía cạnh khác nhau (đặc
biệt là các vấn đề địa phương). Khơng có giải pháp cố định hoặc phổ quát cho vấn
đề công nghệ; ngược lại, tất cả các nghiên cứu có liên quan đã chứng minh có
mức độ bền vững khác nhau trong cách lựa chọn và vận hành công nghệ [108].
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý tài nguyên biển
Tác giả Jon M.Van Dyke (1967), thông qua cuốn Governing Ocean
Resources: New Challenges and Emerging Regimes, đã phân tích những vấn đề
liên quan đến quản lý, khai thác TNB giữa các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt,
phần 3 đã đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của các quốc gia (trong đó có Việt
Nam) trong việc quản lý, khai thác chia sẻ TNB [120].
Davor Vidas (2000) BVMT biển Luật và chính sách phịng chống ơ nhiễm.
Đại học Cambridge, Vương quốc Anh. Theo đó cuốn sách đề cập đến một số nội
dung cơ bản như: Tồn cầu hố và chủ nghĩa khu vực trong việc BVMT biển;
Công ước LHQ về Luật Biển và vùng cực môi trường biển; BVMT Nam Cực
chống ô nhiễm biển theo Nghị định thư năm 1991; Chất thải phóng xạ trong các
Barents và biển Kara; Quy chế hàng hải và ô nhiễm nguồn tàu trong Biển Bắc.
Trong đó có đề cập một số vấn đề về phân cấp QLNN về khai thác TNB biển cho

các cơ quan trung ương và địa phương trong phần về quan điểm trong nước và
các quy định trong việc bảo vệ môi trường biển: Australia, Canada và Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu mang tính định hướng của tác giả Biliana Cicin - Sai and
Robert W.Knecht (1998) trong cuốn Integrated Coastal and Ocean Management:
Concepts and Practies cung cấp cho người đọc các khái niệm cơ bản về quản lý
tổng hợp vùng bờ và vùng biển, nhu cầu chung về quản lý biển và quản lý tổng
hợp đới bờ, nhu cầu toàn cầu tiến tới quản lý tổng hợp đới bờ của quốc gia. Tại

19


cuốn sách này cũng có những hướng dẫn thực tế về quản lý tổng hợp đới bờ giữa
các nước [109].
Đặc biệt, trong cuốn National Marine Policy, basic contents from Australia,
Brazil, Canada, China, Colombia, Japan, Portugal, Russian Federation, United
States (Intergovernmental Oceanographic Commission (2007), các tác giả đã nêu
lên được tiềm năng TNB của các nước Ơxtrâylia, Braxin, Canađa, Trung Quốc,
Cơlơmbia, Nhật bản, Nauy, Bồ Đào Nha, Liên bang Nga, Hoa Kỳ... từ đó, đã nêu
bật được chính sách biển của các quốc gia để làm sao quản lý tốt, hiệu quả TNB.
Tại cơng trình nghiên cứu cho thấy, nhiều nước đã áp dụng mơ hình quản lý tổng
hợp thành cơng như ở Nhật Bản, Canada, Trung Quốc... đã đem lại hiệu quả cao.
Tại cuốn Marine Spatial Planning - A step-by-step approach towards
ecosystem-based management (Government Commission on Oceanography and
Biosphere and Humanity Program (2009), để quản lý tốt được TNB thì một cơng
cụ khơng thể thiếu là chính là Quy hoạch khơng gian biển, chính vì vậy, Ủy ban
Chính phủ về hải dương học và chương trình sinh quyển và con người đã công bố
cuốn “Quy hoạch không gian biển- Tiếp cận từng bước hướng tới quản lý dựa vào
sinh thái”. Dựa vào các hướng dẫn nêu trên, các quốc gia có biển đã tổ chức xây
dựng Quy hoạch không gian biển, Quy hoạch không gian biển làm căn cứ để điều
phối, kết nối hoạt động sử dụng biển của các ngành để bảo đảm khai thác hiệu quả

TNB nhưng cũng phải đảm bảo yếu tố mơi trường. Trên cơ sở cơng trình nghiên
cứu này, nhiều tác giả đã đề xuất quy hoạch không gian biển phù hợp với đặc thù
của biển và yêu cầu quản lý của quốc gia mình [126].
Hideyuki Ihasi (2002). Chính sách của Nhà nước về mơi trường biển: 19722002, các vùng biển và ven biển, Tokyo, Nhật Bản. Theo đó cuốn sách đề cập đến
một số nội dung cơ bản như: Suy thối mơi trường biển và ven biển gia tăng, các
mối đe dọa đối với các đại dương như ô nhiễm biển, khai thác quá mức làm biến
mất môi trường sống ven biển. Một số quan điểm, mối quan tâm mới trong phân
cấp và quản lý biển và bảo vệ môi trường biển. Những tác động của ô nhiễm đến
biển, vùng ven biển và kinh tế biển; những cơng ước quốc tế và chính sách của

20


×