Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện một số kỹ năng khai thác kiến thức từ átlát địa lí việt nam trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.46 KB, 20 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường thiết bị,…
việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học cơ sở hiện nay là một nhu
cầu thiết thực. Nếu khơng có một phương pháp dạy và học phù hợp thì việc đổi mới
dạy học khó có thể đồng bộ nhằm phát huy khả năng và xu thế phát triển toàn diện
người học sinh trong nhà trường.
Ngày nay trước sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công
nghệ hiện đại được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Mơn
Địa lí củng khơng bỏ qua cơ hội sử dụng những thành tựu ấy vào trong quá trình dạy
học. Nhờ vào việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học đã mang lại hiệu quả cao
nhất. Mặt khác, việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc phải đổi mới phương
pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc
khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với phân
mơn Địa lí nói riêng. Một trong những phương pháp hiện nay được thầy trị đón nhận
và sử dụng trong q trình dạy học ở chương trình THPT. Với tư cách là giáo viên bồi
dưỡng học sinh Địa lí lớp 8, lớp 9 trong nhiều năm trực tiếp bồi dưỡng tôi đã mạnh
dạn đưa Át lát địa lí Việt Nam vào trong bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - để có
thể hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo có hiệu quả thông qua tập Át lát là một
yêu cầu quan trọng. Nhằm giúp học sinh biết cách học biết cách học và khai thác
được hệ thống kiến thức về địa lí tự nhiên Tổ Quốc ta. Đối tượng sử dụng là rộng rãi,
từ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9.
Với suy nghĩ đó tơi quyết định chọn sáng kiến: “Rèn luyện một số kỹ năng
khai thác kiến thức từ át lát Địa lí Việt Nam trong q trình bồi dưỡng học sinh
giỏi lớp 9”
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Với đề tài này tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy HS lớp 9 và đặc biệt là bồi
dưỡng học sinh giỏi của trường mình qua nhiều năm.
1.3. Điểm mới của đề tài:



- Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho
các em học sinh trong học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí.
- Trong khn khổ của đề tài này tôi muốn đi sâu thêm vào việc làm sao để học
sinh khỏi phải ghi nhớ máy móc, học thuộc lịng. Vậy học như thế nào là tối ưu? Có lẽ
phải học Địa lí bằng Át lát song cũng khơng bỏ qua SGK, cả hai tài liệu này sẽ hỗ trợ
nhau trong quá trình học tập.


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy và học
luôn là mục tiêu hàng đầu ở trường chúng tôi. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác
nhau nên việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng còn gặp một số khó khăn
nhất định trong mơn địa lý, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức từ Át lát,
bởi lẻ Át lát chỉ sử dụng cho học sinh THPT. Do vậy, trong q trình bồi dưỡng tơi
thấy ở nội dung Địa lí 8 cần phải nỗ lực phấn đấu rèn luyện cách học và cách khai
thác kiến thức từ Át lát đã tiết kiệm được thời gian học, học sinh làm bài nhẹ nhàng
và tự tin hơn.
Như chúng ta đã biết Át lát địa lí Việt Nam có thể xem là cuốn sách giáo khoa
thứ hai đối với học sinh trong học tập mơn địa lí. Vậy làm sao để khai thác kiến thức
có hiệu quả thì địi hỏi học sinh phải có những kĩ năng địa lí nhất định.
Hiện nay trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi riêng phần kỹ năng Át lát chiếm
khoảng 4 - 5 điểm. Như vậy nếu các em học sinh có được kỹ năng khai thác kiến thức
từ Át lát là một lợi thế trong quá trình làm bài thi và có điểm cao. Nhưng để có được
kĩ năng sử dụng Át lát thì địi hỏi học sinh phải u thích mơn học.
2.1.1. Thực trạng:
Ngày nay, khi đất nước ngày càng đổi mới, Đảng, nhà nước ta ngày càng quan
tâm hơn đến sự nghiệp trồng người, luôn coi đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Cũng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý
nhất trong các nghề cao quý”

Là một giáo viên tôi thực sự tự hào đối với vinh quang mà xã hội đã dành cho
chúng tôi. Nhưng bên cạnh niềm vui riêng của bản thân, niềm vui chung của giáo dục
xã nhà. Chúng tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng, đất nước ngày càng đổi mới, thì
việc dạy và nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ rất vinh quang nhưng cũng
thật nặng nề, mà Đảng, nhà nước, nhân dân đã trao cho chúng tôi. Và điều trăn trở tơi
muốn nói đó là: Với xu thế phát triển như hiện nay, dường như học sinh ít mặn mà
với một số mơn mang tính xã hội, trong đó có bộ mơn Địa lí. Vì vậy mà chất lượng


đầu vào của đội tuyển thường thấp. Làm gì đây để học sinh đại trà củng như học sinh
giỏi không quay lưng với mơn học của mình. Từ thực tế trên tơi đã suy nghĩ và tìm
thấy một số ngun nhân:
- Mơn địa lí là mơn học khó, bởi nó được kết hợp cả kiến thức tự nhiên và kiến
thức xã hội; chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau tạo ra mối quan hệ nhân quả
ví dụ: Địa hình tác động => lên khí hậu =>Tác động tới sơng ngịi, tác động lên sự
phân bố của giới sinh vật. Để làm tốt mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên mà
học sinh không nhất thiết phải học thuộc lòng, là phải biết khai thác kiến thức từ tập
át lát.
- Thông qua các phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm thực
hành của các em học sinh, tơi thấy các em cịn hay mắc một số lỗi sau:
+ Chưa đọc kĩ đề thi yêu cầu những gì? Sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ ấy
nằm ở đâu?
+ Chưa xác định được ranh giới của các miền tự nhiên,…
+ Sử dụng các kí hiệu chưa thật thành thạo khi tìm hiểu các đối tượng địa lí,...
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng:
2.1.2.1. Về phía học sinh:
- Với học sinh ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như trường chúng tơi thì việc rèn
luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho các em trong một bài học gặp khơng ít khó khăn
như thiếu tập Át lát Địa lí (theo quan niệm Át lát chỉ sử dụng khi vào cấp 3)
- Nhiều em xem nhẹ Địa lí là mơn học phụ vì thế góp phần khơng nhỏ vào nắm

bắt kiến thức Địa lí thơng qua kênh hình trên lược đồ.
2.1.2.2. Về phía giáo viên
- Bản thân mặc dù cố gắng đổi mới phương pháp dạy học song kết quả mang lại
chưa như mong muốn.
- Phương pháp kiểm tra và sửa lỗi bài tập ở nhà của học sinh chưa được lôi
cuốn , ham muốn cho các đối tượng học sinh.
* Kết quả học tập của học sinh trước khi chưa áp dụng đề tài:
(năm học 2012 - 2013)


TT

1

Lớp

9

Sĩ số

10

HS chưa biết khai
thác kiến thức từ át
lát
SL
%
7
70,0


HS biết khai thác
kiến thức từ át lát
SL
3

%
30,0

Với kết quả trên, từ năm học trước đến năm học 2019 -2020 tôi đã áp dụng
phương pháp này.
2.2. Các giải pháp để “Rèn luyện một số kỹ năng khai thác kiến thức từ át
lát Địa lí Việt Nam trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9”
Trên cơ sở các vấn đề đã nêu trên. Làm sao giáo viên có thể tổ chức cho HS làm
việc tích cực, tự học trong học tập và khi làm bài thi - xem át lát là chìa khóa của tất
cả các câu hỏi để làm tốt điều đó tơi thiết nghỉ giáo viên và cả học sinh phải nắm vững
các kĩ năng sau đây:
* Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ danh mục, hiểu rõ nội dung, công cụ của từ bản đồ để phục vụ cho
từng bài dạy cụ thể.
- Khi làm chương trình bồi dưỡng giáo viên cần phải dự kiến rèn luyện kĩ năng
hướng dẫn học sinh khai thác Át lát với thời gian mấy tiết.
- Trong các chuyên đề Địa lí Việt Nam giáo viên đưa ra những yêu cầu, hướng
dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những dự kiến những kiến thức sẽ được khai thác
kĩ năng địa lí của học sinh để các em được rèn luyện, đồng thời phát triển năng lực tự
học địa lí.
- Yêu cầu các em có đủ át lát (1 quyển/1 em)
- Với những tiết đầu giáo viên hướng dẫn học sinh bằng nhiều cách: chọn cách
trình chiếu lược đồ trên powerpoint hay treo các lược đồ (có sẳn ở phịng thiết bị) để
học sinh dễ theo dõi, kết hợp giữa các bản đồ trong át lát với bản đồ treo tường, giữa
các trang trong át lát hoặc với lược đồ trong SGK hay với các tranh ảnh,...

- Át lát cần được khai thác cho cả khâu HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới, rèn
kĩ năng địa lí, kể cả kĩ năng trình bày, ơn tập và khái qt hóa kiến thức cũng như khi
làm bài thi.
* Đối với HS:


- Cần nắm vững bảng kí hiệu nằm ở trang bìa.
- Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Xác định được phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình
thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
- Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam cần:
+ Nắm vững nội dung từng trang Atlat.
+ Nêu được các đặc điểm của các đối tượng địa lí như: địa hình, đất, sinh vật,..
+ Giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí, mối quan hệ giữa các đối tượng địa
lí.
- Đối với đề thi HS đọc kĩ đề xem trong câu hỏi yêu cầu nhân tố tự nhiên, kinh
tế nào?
- Để trả lời được những yêu cầu của đề thi cần phải sử dụng những bản đồ nào?
Bản đồ ấy nằm ở đâu?
- Sau đó tìm đến trang bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều HS bỏ qua việc
làm này, trong khi ở một trang bản đồ đơi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung
khác nhau, hay một nội dung có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau,…
- Xem trong bản chú thích: Các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế
nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (các màu sắc, các biểu đồ
trên bản đồ, các kí hiệu…nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?)
Trong nhiều trường hợp, HS phải chồng xếp các trang bản đồ để trình bày về
một lãnh thổ địa lí cụ thể. Ví dụ, câu hỏi đưa ra: Hãy viết một báo cáo về điều kiện tự
nhiên của vùng Bắc Trung Bộ thì HS phải sử dụng cả bản đồ hành chính VN, bản đồ
tự nhiên của vùng và bản đồ kinh tế của vùng.
- Thơng thường phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu

cầu của đề thi - có thể nói đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ
mới đưa ra được một kết luận, một nhận xét cần thiết.
2.2.1 .Hướng dẫn sử dụng các bản đồ trong Át lát Địa lí Việt Nam:
2.2.1.1. Bản đồ hành chính Việt Nam.


- Tên bản đồ: Bản đồ hành chính trang 4,5- Át lát Địa lí Việt Nam.
- Nội dung chính:
+ Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 63 tỉnh thành, các quần đảo, hải
đảo,…
+ Vị trí tiếp giáp với Trung Quốc (phía Bắc), Lào (phía Tây) và Campuchia (TN)
+ Các điểm cực trên phần đất liền
+ Diện tích biển: trên 1 triệu Km2
+ Diện tích đất liền: 329 247 Km2(năm 2004)
+ Ranh giới giữa các tỉnh, thành phố
+ Kí hiệu thủ đô, tên thành phố trực thuộc TW,…
- Nội dung phụ:
+ Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam á.
* GV hướng dẫn HS khai thác Át lát Địa lí Việt Nam theo các bước:
Bước 1: Cho HS đọc tên bản đồ
Bước 2: Xác định ranh giới: Màu sắc, tên tỉnh, đảo lớn nhất thuộc tỉnh nào, quần
đảo lớn nhất của nước ta thuộc tỉnh thành phố nào?,…
Bước 3: Cho HS tìm hiểu sâu hơn bằng cách yêu cầu HS tra bảng diện tích và
dân số các tỉnh áp dụng cho bài 23- Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
=> GV có thể rèn luyện cho HS kĩ năng đọc bản đồ bằng cách đặt câu hỏi:
- Tìm vị trí của Việt Nam trong Đông Nam Á(ĐNA).
- Việt Nam (VN) giáp với các quốc gia nào?
- VN có bao nhiêu tỉnh; có mấy thành phố trực thuộc TW
- Nơi hẹp nhất của nước ta ở tỉnh nào? (Quảng Bình – TP Đồng Hới từ tây sang đông
chưa tới 50km),…

- Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đem lại.
2.2.1.2. Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Tên bản đồ: Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam trang 8.
- Nội dung chính:
+ Thể hiện các mỏ khống sản chính của nước ta.


+ Thể hiện địa chất, địa tầng nước ta.
+ Các đối tượng như phun trào axít; maphic; xâm nhập axít,..
+ Bản đồ nhỏ thể hiện địa chất biển Đông và các vùng kế cận; dưới cùng trang thể
hiện toàn vẹn lãnh thổ VN.
- Phương pháp sử dụng:
+ Bản đồ này được sử dụng nhằm khai thác các nội dung địa chất, khống sản Việt
Nam có thể sử dụng cho nhiều bài nhằm đánh giá nguồn lực phát triển và phân bố
công nghiệp của các nước hoặc phát triển công nghiệp ở các vùng kinh tế.
 GV có thể cho HS khai thác theo gợi ý:
- Nhận xét đặc điểm phân bố các mỏ khống sản Việt Nam?
- Tìm mối quan hệ giữa địa chất với khoáng sản Việt Nam.
- Dựa vào bản đồ khống sản kết hợp với trang cơng nghiệp Việt Nam để nhận xét và
giải thích tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp: Năng lượng, cơ khí,
khai thác…
2.2.1.3. Bản đồ khí hậu
- Tên bản đồ: Bản đồ khí hậu Việt Nam trang 9 trong Át lát địa lí Việt Nam.
- Nội dung chính: Thể hiện khí hậu chung Việt Nam
- Nội dung phụ: các bản đồ phụ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, các
tháng trong năm.
Có thể nói đây là bài học phần lớn nội dung được khai thác ở tập Át lát được đưa
nhiều nội dung vào bài thi học sinh giỏi nhiều trong những năm gần đây.
Ví dụ:
- Mũi tên màu đỏ thể hiện chế độ gió mùa hạ

- Mũi tên màu xanh thể hiện gió mùa đơng
- Mũi tên chỉ hướng gió
- Độ lớn, chiều dài mũi tên chỉ cường độ, hiện tượng gió mạnh, yếu khác nhau
- Hướng gió và tần suất gió biểu hiện: Biểu đồ gió, lượng mưa, nhiệt độ: Phương pháp
biểu đồ định vị.


=> Phương pháp sử dụng cho bài 31- Đặc điểm khí hậu Việt Nam, bài 32 Các mùa
khí hậu;
* GV cho học sinh tiến hành theo các bước:
Bước 1: Xác định các loại gió mùa thổi đến nước ta, hướng gió có mối quan hệ như
thế nào đến nhiệt độ vào lượng mưa
Bước 2: Giải thích vì sao khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng
? Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy giải thích: Giải thích vì sao khí hậu nước ta
có sự phân hóa từ Bắc vào Nam.
Để trả lời được câu hỏi này HS căn cứ vào kiến thức trong bài 31 còn phải vận dụng
át lát trang 9 để làm rõ:
- Từ vĩ độ 16 0B trở ra bắc chịu tác động của gió mùa ĐB, từ vĩ độ 16 0B trở vào năm
khơng chịu tác động của gió mùa ĐB (thể hiện qua mũi tên chỉ hướng gió HS sẽ bớt
phải học thuộc lịng)
? Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy giải thích: Giải thích vì sao khí hậu nước ta
có sự phân hóa từ Bắc vào Nam.
 HS phải sử dụng kiến thức của bài đặc điểm địa hình VN; ngồi ra HS phải sử
dụng Át lát trang13, 14 (các miền tự nhiên)
+ Thứ nhất dựa vào lược đồ lớn để tìm ra các dãy núi cao nhất ở nước ta. Như trên
dãy Hồng Liên Sơn có đỉnh Phan xi păng cao 3143m hay núi Pu si lung (3076m),…
+ Tiếp đến HS phải dựa vào kiến thức địa lí lớp 6 – nhiệt độ thay đổi theo độ cao (cứ
lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60c).
? Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy: So sánh và giải thích đặc điểm thời tiết của
ba địa điểm đại diện cho ba miền Bắc(Hà Nội), Trung(Huế), Nam(TP Hồ Chí Minh).

+ GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm được thể hiện
trên lược đồ chung đồng thời kết hợp với hướng gió mùa đơng, gió mùa hạ và sự dịch
chuyển của các loại gió => Mùa mưa có sự khác nhau:
 Hà Nội mưa từ tháng 5-8 (mưa vào mùa hạ)
 Huế mưa từ 9 -11 (mưa lệch về thu đông)
 TPHồ Chí Minh mưa từ tháng 4-8 (mưa vào mùa hạ)


? Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy giải thích: Vì sao ở Bắc Trung Bộ mùa mưa
lệch về thu đông.
GV hướng dẫn HS khai thác át lát bằng cách dựa vào mũi tên của gió mùa đơng bắc
thổi đến các miền nước ta có sự khác nhau.
+ Nửa đầu mùa đông: cao áp xibia di chuyển qua lục địa rộng lớn đến nước ta gây
thời tiết lạnh khơ (thơng qua các cánh cung hút gió: cc.sơng Gâm; c.c Ngân Sơn; cc.
Đông Triều; cc. Bắc Sơn).
+ Vào nửa sau mùa đơng: Cao áp xibia dịch chuyển ra phía đông, vượt qua vùng biển
vào nước ta gây nên thời tiết lạnh mưa phùn cho BTB.
? Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy giải thích: Vì sao BTB vào mùa hạ thời tiêt
khơ nóng (gió phơn TN)
- GV hướng dẫn HS khai thác từ bản đồ khí hậu chung để tìm ra hướng gió mùa hạ
(TN) nóng ẩm mưa nhiều nhưng tại sao bị biến tín thành khơ nóng.
- GV yêu câu HS quan sát bản đồ các miền tự nhiên trang 13 xác định được vị trí
BTB, khi gió TN thổi đến gặp bức chắn địa hình dãy Trường sơn Bắc chặn lại làm
biến tín trở nên khơ nóng.
? Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam hãy: Cho biết hướng di chuyển của các cơn bảo
ảnh hưởng đến nước ta. Giải thích vì sao bảo ở nước ta chậm dần từ Bắc vào
Nam?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu át lát trang 9 xác định các mũi tên chỉ hướng di chuyển
của các cơn bảo thời gian hoạt động được ghi ở phần chú giải để tìm ra hướng di
chuyển của bảo.

=> Hướng di chuyển của các cơn bảo: chủ yếu theo hướng tây, ngoài ra cịn hướng
TB, TN.
- Để giải thích vì sao bảo ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam?
=> Ngoài kết hợp khai thác kiến thức từ lý thuyết như các nhân tố dải hội tụ nhiệt đới,
HS phải căn cứ vào sự tác động của 2 loại gió TN hay ĐB. (Mùa bão ở nước ta chậm
dần từ bắc vào nam vì: Do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ Bắc vào
Nam ; cùng với sự mạnh lên hay yếu đi của hoạt động gió mùa TN và gió mùa ĐB)


2.2.1.4. Bản đồ các hệ thống sông.
- Tên bản đồ: Bản đồ các hệ thống sông trang 10 trong Át lát địa lí Việt Nam.
- Nội dung chính: Thể hiện lưu vực chín hệ thống sơng lớn và lưu vực các sông nhỏ
chảy trực tiếp ra biển; các trạm thủy văn nước ta.
- Nội dung phụ: Thể hiện tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sơng và lưu lượng nước
trung bình sơng Hồng, sơng Đà Rằng, sơng Mê Công.
+ Thể hiện các hệ thống sông, mỗi hệ thống sông chiếm vùng phân bố riêng
+ Các lưu vực sông nhỏ đổ trực tiếp ra biển phân bố các vùng hẹp ven biển
+ Thể hiện các lưu vực thông qua màu sắc.
+ Các trạm thủy văn kí hiệu tam giác màu đỏ có tên.
- Phương pháp sử dụng: sử dụng cho bài 33- Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam, bài 34 Các hệ thống sông; bài 35- Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
* GV cho HS tiến hành các bước:
Bước 1: Với bài 33- Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
GV: yêu cầu HS quan sát trang 10 trong Át lát địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức.
? Em có nhận xét gì về mạng lưới sơng ngịi nước ta. (nước ta có mạng lưới sơng
ngịi dày đặc có tới 2360 con sơng dài trên 10km)
? Dựa vào Át lát xác định hướng chảy của sông ngịi nước ta.
HS: quan sát vị trí của các con sông rồi dựa vào phương hướng để xác định được 2
hướng chảy chính TB-ĐN và hướng vịng cung.
Bước 2: Nhận xét từng lưu vực, mối quan hệ với địa hình về hướng chảy và chế độ
nước.

2.2.1.5. Bản đồ các miền tự nhiên.
- Tên bản đồ: Các miền tự nhiên trang 13,14
- Nội dung chính: Thể hiện các miền tự nhiên nước ta
- Nội dung phụ:
+ Bản đồ nhỏ thể hiện các miền tự nhiên nước ta
+ Lát cắt địa hình ở một số vị trí đặc biệt
+ Hệ thống sơng ngòi


+ Để định hướng địa hình
- Phương pháp sử dụng: Sử dụng bài 41,42,43 – Ba miền tự nhiên của nước ta.
GV: hướng dẫn học sinh đọc bản đồ miền với gợi ý:
+ Địa hình nào là chính; địa hình nào là phụ
+ Các dãy núi chính ở VN: Hồng Liên Sơn; Trường Sơn,…
+ Các sơn nguyên (SN) (SN. Đồng Văn; Cao Bằng; Hà Giang,..)
+ Cao nguyên (CN): Sơn La; Mộc Châu; Mơ Nông; Di Linh; Kon Tum;
Đăk Lăk; Lâm Viên; Playku.
+ Các ngọn núi cao > 2000m: N. Tây côn lĩnh; N. Kiều Liêu Ti; N.Pu si lung,..
+ Các đồng bằng lớn (ĐB. sông Hồng; ĐB. sông Cửu Long; ĐB duyên hải miền
Trung)
+ Đọc các lát cắt: Từ nơi xuất phát (cao nhất) đến thấp nhất qua những dạng địa hình
nào?
Ví dụ: Lát cắt từ biên giới Việt Trung qua Phan xi păng, núi Phu Pha Phong đến sông
Chu. (HS nói lên được địa hình nước ta nghiêng theo hướng cao ở TB thấp dần ở
ĐN).
2.2.1.6. Bản đồ vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
GV: hướng dẫn học sinh đọc bản đồ miền với gợi ý:
+ Xác định vị trí của vùng Tây Nguyên (vị trí tiếp giáp)
+ Dạng địa hình nào là chính (cao ngun), loại đất nào là chủ yếu (đất đỏ badan)
+ Khí hậu của vùng chịu sự chi phối của yếu tố nào (độ cao)

+ Sơng ngịi có đặc điểm như thế nào và làm rõ mối tương quan giữa các thành phần
tự nhiên. Từ đó phân tích tác động của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển
kinh tế của vùng như thế nào
2.2.2. Một số đề thi học sinh giỏi HS đã vận dụng Át lát để khai thác kiến thức
đem lại kết quả rất tốt.
Ví dụ: Trong các đề thi học sinh giỏi lớp 8 năm học 2013-2014
? Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:


a. Kể tên các dạng địa hình chính ở VN trên vĩ tuyến 220B, các dạng địa hình đó
thuộc vùng nào?
HS: Dựa vào Át lát trang 13 xác định được vĩ tuyến 220B rồi dựa vào màu sắc của
bản đồ, những kí hiệu như núi, cao nguyên, các hệ thống sông rồi kể tên theo thứ tự từ
tây sang đông.
Trả lời: - Núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn , Con Voi; cánh cung (Sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn).
- Cao nguyên (Sín Chải); Vùng đồi và trung du rộng lớn phía Nam.
- Các hệ thống sơng: S. Đà, S. Nậm Mu, S. Hồng, S. Chảy, S. Lơ, S. Kì
Cùng và hồ Thác Bà.
=> Các dạng địa hình đó thuộc vùng tự nhiên: Đơng Bắc và Tây Bắc.
b. Giải thích sự khác nhau về độ cao và hướng địa hình giữa TB và ĐB
HS: Củng dựa vào Át lát trang 13
+ Xác định được vùng ĐB và TB;
+ Tiếp đến dựa vào màu sắc của lược đồ kí hiệu - các dạng địa hình,
+ Các kí hiệu về núi, độ cao, hướng núi,..
Trả lời:
+ Vùng núi Tây Bắc:
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả,
- Đặc điểm: Độ cao địa hình núi cao và núi trung bình (phía Đơng là dãy Hoàng Liên
Sơn với khối núi đồ sộ Phan-xi-păng).

Hướng núi: TB-ĐN.
+ Vùng núi Đơng Bắc:
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 5 cánh cung lớn:
- Đặc điểm: Độ cao: Núi thấp chiếm ưu thế có cánh cung sơng Gâm, Ngân Sơn, Bắc
Sơn, Đơng Triều
Hướng núi: Vịng cung.
=> Sự khác nhau về độ cao do Tân kiến tạo nâng lên mạnh, ảnh hưởng của khối nền
cổ Hoàng Liên Sơn, sông Mã,...


Ví dụ: Đề thi HSG tỉnh năm học 2015 – 2016.
?. Trình bày điều kiện để phát triển ngành nơng nghiệp của Tây Nguyên.
HS: Dựa vào Át lát trang 28 xác định được ví trí, giới hạn của vùng Tây Nguyên rồi
dựa vào màu sắc của bản đồ, những kí hiệu như đất, núi, cao nguyên và các hệ thống
sông để nêu được những điều kiện tự nhiên có ảnh như thế nào đến ngành nông
nghiệp
Trả lời:
* Điều kiện thuận lợi:
- Đất ba dan có diện tích rộng, màu mở, thích hợp với cây CN lâu năm. Thuận lợi cho
thành lập các vùng chun canh quy mơ lớn.
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa,lượng nhiệt dồi dào cùng với nguồn nước phong phú,
là điều kiện thuận lợi cho cây CN phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
- Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo quy luật độ cao địa hình thuận lợi cho trồng cây CN
nhiệt đới (chè, cà phê, cao su,...) và cây có nguồn gốc cận nhiệt
- Có các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn ni gia súc lớn như bị thịt, bò sữa
(Lâm Đồng, Kon Tum).
- Tài nguyên rừng giàu có nhất nước ta tạo thuận lợi ngành trồng rừng phát triển.
2.3. Kết quả đạt được.
Sau khi áp dụng đề tài vào trong chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi kết quả đạt
được như sau: Đội tuyển học sinh giỏi 9 đạt vị thứ nhất tỉnh cả 2 năm (2014-2015;

2017 - 2018)
TT

1

Lớp

14

Sĩ số

14

HS chưa biết khai
thác kiến thức từ át
lát
SL
%
0
0

HS biết khai thác
kiến thức từ át lát
SL
14

%
100,0

Nhìn vào kết quả đã áp dụng so với kết quả khi chưa áp dụng, tôi thấy rằng đây là

dấu hiệu khả quan để áp dụng đề tài trong thời tiếp theo.


Qua áp dụng phương pháp “Rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức từ át lát Địa
lí Việt Nam trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp ” Tơi thấy dường như có sự
chuyễn biến rõ rệt.
Trước hết, tơi có cảm nhận rằng: Học sinh u thích hơn khi học mơn Địa lí, chỉ là
những lời nói rất chân thành ngây thơ của HS nhưng tôi cảm thấy ấm lịng.
Ví dụ: Năm học 2012 -2013 số học sinh tham gia vào đội tuyển không được tốt lắm,
cả cô và trị đã cố gắng học sinh thì chăm chỉ, chun cần, GV đã áp dụng chuyên đề
rèn luyện kĩ năng khai thác Át lát đồng thời hướng dẫn HS so sánh đối chiếu kiến
thức tiếp thu qua bài giảng và HS học được những gì trong bài giảng trên lớp thì cũng
được minh họa trong Át lát.
Kì thi học sinh giỏi 8 (2018-2019) – Đội mơn Địa lí 8 THCS xếp giải đồng đội KK với 5 giải cá nhân.
Từ kết quả thu được trong quá trình sử dụng phương pháp “Rèn luyện kỹ năng
khai thác kiến thức từ át lát Địa lí Việt Nam trong q trình bồi dưỡng học sinh
giỏi lớp 9” vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 8 ở trường mình bản thân tơi rút ra
một số bài học kinh nghiệm như sau:
* Đối với giáo viên:
Phải xem Át lát địa lí là cuốn sách thứ hai nó khơng chỉ giúp hiểu được kiến thưc
mà cịn là hình ảnh trực quan giúp GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập rất
hiệu quả.
- Để tiết dạy có sử dụng rèn luyện kĩ năng khai thác Át lát muốn thành cơng thì GV
phải tạo được sự hứng thú lôi cuốn học sinh, phải sử dụng kết hợp bản đồ và tranh
ảnh mà tiêu biểu là cuốn Át lát địa lí Việt Nam xuyên suốt trong năm học từ đó hạn
chế được việc học thuộc lịng và ghi nhớ máy móc. Có nghĩa là hướng dẫn các em
biết vận dụng linh hoạt và khai thác kiến thức địa lí từ Át lát, rèn luyện cho các em kỹ
năng địa lí vững vàng thì có kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi,…
- GV thường xuyên ra các bài tập sử dụng kĩ năng khai thác kiến thức từ Át lát. Sau
đó thường xuyên kiểm tra đánh giá, luôn nhắc nhủ uốn nắn các em một cách kịp thời

để động viên khuyến khích các em.


* Đối với học sinh:
- Phải có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập bộ môn và nhất thiết phải có đủ Át lát.
- Thường xuyên sử dụng Át lát trong làm bài và xem nói như bảo bối của mơn học
- HS có thể tổ chức các nhóm, cặp học tập để trao đổi kiến thức,..


3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Trên đây là những hướng dẫn ngắn gọn cho việc sử dụng các trang học bản đồ khác
nhau trong Át lát. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tích
cực hoạt động của người học việc sử dụng Át lát như trên mang lại những hiệu quả
thiết thực.
Tuy nhiên kết quả chưa hoàn toàn mĩ mãn như mong ước của tơi. Nhưng tơi có
quyền hi vọng và tin tưởng rằng nếu chúng ta thực sự cố gắng tìm ra những giải pháp
tối ưu trong quá trình dạy học thì chắc rằng số lượng học sinh u thích và tham gia
đội tuyển học sinh giỏi ngày càng nhiều và kết quả cao.
Trong việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức qua Át lát tôi đã rút ra một quy trình
chung đi từ những vấn đề đơn giản, đến phức tạp; từ tự nhiên đến kinh tế -xã hội.
Trong quá trình giảng dạy, GV cần hướng dẫn cụ thể cho HS các bước khai thác kiến
thức. Khi khai thác kiến thức địa lí trong Át lát địa lí Việt Nam thì cần chú ý đến mối
quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trong bản đồ, kết hợp với các trang bản đồ
trong Át lát địa lí Việt Nam. Nội dung địa lí trong Át lát rất phong phú cùng với bộ
tranh ảnh minh họa, biểu đồ và các số liệu tra cứu. Do vậy nó được giáo viên và học
sinh đó nhận.
Nếu GV rèn luyện kĩ năng này ngay từ đầu khi bồi dưỡng lớp 8, kết quả của các em
chắc chắn sẽ được tốt hơn khi bồi dưỡng học sinh giỏi địa 9 và chương trình học
PTTH.

Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân cùng với những hiểu biết chủ quan của
cá nhân tơi. Vì thế đề tài của tơi thơng tránh khỏi sai sót và hạn chế nhất định. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía lãnh đạo, của anh chị em đồng nghiệp.
Làm được điều đó: Tức là ta đã thực hiện được nhiệm vụ quan trọng Đảng và nước
ta luôn khẳng đinh: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.


- Giáo viên bộ môn cần phải tổ chức các chuyên đề dạy học rèn luyện các kỹ
năng cho học sinh đại trà - đặc biệt là kỹ năng sử dụng khai thác át lát điạ lí. Thường
xuyên kiểm tra, đánh giá để thấy được sự tiến bộ của học sinh.


MỤC LỤC
TT
1

Nội dung

Trang

Phần mở đầu

1

1.1

Lý do chọn đề tài

1


1.2

Phạm vi thực hiện đề tài

1

1.3

Điểm mới của đề tài

2

Phần nội dung

3

2.1

Thực trạng mà sáng kiến cần giải quyết

3

2.2

Giải pháp thực hiện

4

2.3


Hướng dẫn sử dụng các bản đồ trong Át lát Địa lí Việt Nam

5

2.4

Một số đề thi học sinh giỏi HS đã vận dụng Át lát để khai

10

2

thác kiến thức đem lại kết quả rất tốt.
3

Phần kết luận

14

3.1

Ý nghĩa của đề tài

14

3.2

Kiến nghị, đề xuất


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lý 8,9
2. Sách giáo viên Địa lý 8,9
3. Sách trọng tâm kiến thức Địa lý 8,9
4. Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng Địa lý.
5. Trang web: www.google.com.vn



×