Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VAI TRÒ KINH tế CỦA đa DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.86 KB, 17 trang )

I.MỞ ĐẦU:
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam
là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn
của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu ... của Việt Nam đã
góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh
học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến
Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây
trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế
giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của
thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các
khu bảo tồn và Phát triển kinh tế).
Đa dạng sinh học có vai trị rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống cịn và thịnh vượng của lồi
người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài
nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi
năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học
trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất
nước khoảng 2 tỷ đô la (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam1995).
II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN:
Các hệ sinh thái của trái đất là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả trái đất và cả con
người. Các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh
dưỡng khác trên tồn hành tinh. Chúng duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của đất
nói riêng hay của hành tinh nói chung. Các hệ sinh thái bị suy thối thì tính ổn định
và sự mềm dẽo; linh động của sinh quyển cũng bị thương tổn
Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao: Rừng hạn chế sự xói mịn
của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy, loại trừ các cặn bã làm cho dòng chảy
trở nên trong và sạch; các bãi cỏ biển, các rạn san hô...ở thềm lục địa làm giảm
cường độ phá hoại của sóng, dịng biển, là nơi ni dưỡng, cung cấp thức ăn và
duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển



Duy trì và cung cấp nguồn gen và là kho dự trữ các nguồn gen quý - hiếm cho
cây trồng và vật ni cho tương lai.
Nhiều lồi động thực vật được sử dụng làm thức ăn cho con người, cho gia súc,
làm thuốc, lấy gỗ làm nhà; phục vụ cho phát triển kinh tế, làm chất đốt lấy năng
lượng, làm cây cảnh...Hiện tại, đã thống kê được 30.000 loài cây có những phần ăn
được, nhưng chỉ mới khoảng 7.000 lồi được trồng hoặc thu hái làm thức ăn, trong
đó có 20 loài đã cung cấp đến 90% lượng tinh bột trên tồn thế giới.
Sinh vật trong q trình tiến hố đã tồn tại và phát triển một cách bền vững và
hài hoà với nhau, tạo nên một thiên nhiên đa dạng, phong phú và hấp dẫn, làm nền
tảng cho mọi cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của con người.
Với những giá trị to lớn mà đa dạng sinh học đã đem đến cho loài người, đương
nhiên, chúng phải được tồn tại như một quyền lợi hiển nhiên mà chúng đã giành
được trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khắc nghiệt. Con người liệu có hiểu điều
đó và tại sao lại hủy diệt chúng, những loài sinh vật đã ni sống chính con người?
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên
ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường
sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon lồi và dưới lồi đang đứng trước nguy
cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng
với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải
giải quyết như quan hệ giũa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến
đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH v.v.
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người
và gen, các loài và các hệ sinh thái nhắm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện
tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các
thế hệ tương lai . Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng
sinh học, điều cần thiết là phải tìm ra đươc các hoạt động tiêu cực, các nguy cơ mà
loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm

giảm đi các hoạt động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của
lồi và hệ sinh thái đó trong tương lai.


III. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ
VAI TRÒ KINH TẾ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC:
1.

Phương pháp tiếp cận:

Vai trò kinh tế là những giá trị trực tiếp của các sản phẩm từ ĐDSH được con
người khai thác và sử dụng. Do vậy, vai trò kinh tế của ĐDSH bao gồm 2 phạm vi
tiêu thụ mang tính thương nghiệp trên phạm vi Quốc tế và tiêu thụ trên phạm vi địa
phương, chúng thể hiện trên các mặt liên quan tới kinh tế dân sinh.
Theo một số tài liệu, ĐDSH trên tồn cầu có thể cung cấp cho con người một giá
trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm. Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt
Nam (1995) cũng ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nơng, lâm nghiệp
và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD.
Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam
đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành nơng - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài
nguyên rừng có giá trị vơ cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m3 gỗ, thì hàng
năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đă cho giá trị khoảng 1,5 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài
gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng
trong nước.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nơng nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng
kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ
gần 1,1% và, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP.
Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ
phẩm hương liệu khoảng 20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu
thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD.

2.

Hiện trạng và giải pháp:

Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nêu khái quát về các mặt sau đây
2.1.Cung cấp lương thực và thực phẩm cho nhân loại:
ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước,
đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.


An ninh lương thực-thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại ngay từ khi con
người hình thành cách đây hơn 2 triệu năm và đến nay,khi đã tiến hóa tới mức văn
minh tột đỉnh, lồi người đã và đang phải dựa vào việc săn bắn, hái lượm,nuôi
trồng và hiện đại hóa nền nơng nghiệp, cơng nghiệp nhằm khơng ngừng khai thác
nguồn tài nguyên ĐDSH để sinh sống và phát triển. Nguồn lương thực-thực phẩm
của con người nhất thiết phải được khai thác từ thiên nhiên theo quy luật chung của
một động vật tiêu thụ đặc biệt.Cho đến nay, chưa có cơng nghệ nào có thể sản xuất
được nguồn lương thực- thực phẩm nhân tạo thay thế cho nguồn tài nguyên ĐDSH.
Tài nguyên ĐDSH là nguồn lương thực- thực phẩm toàn diện, thể hiện ở đầy đủ
các sản phẩm hữu cơ từ Lipid, Gluxit đến hàm lượng Protein. Các nguồn lương
thực- thực phẩm này chứa đầy đủ 20 loại axit amin có trong tự nhiên, trong đó có
đầy đủ các loại axit amin mà con người không thể tự tạo ra được phải lấy từ động
vât, thưc vật,vi sinh vât. Đó là những axit amin khơng thay thế.
Trên thế giới người ta đã thống kê có hơn 3.000/250.000 lồi cây được coi là
nguồn thức ăn quan trong ( lương thực- thực phẩm, rau màu) nuôi sống con
người. Khoảng 75% chất dinh dưỡng cho con người lấy từ 7 loài lúa my
,ngơ,khoai lang,khoai tây,lúa mạch và sắn.Trong đó, ba lồi đầu cung cấp
̀
50% nhu cầu dinh dưỡng cho con người; một số cây khác cung cấp thức ăn
cho gia súc; 200 lồi cây được thuần hóa để làm thức ăn,15-20 loài là cây

trồng quan trọng. Những năm gần đây, hàng chục triệu loài cây lương thựcthực phẩm mới được phát hiện và đánh giá cao ở một số vùng. Chẳng hạn
như Tảo xoắn ( Spirulina sp.) chứa 70% protein và có hàm lượng vitamin rất
cao; nhiều lồi cỏ biển được sử dụng làm thực phẩm ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Nhiều nước như Trung Hoa, Nhật Bản,… đánh giá rất cao thức ăn lấy từ các
loài thực vật biển.
Người ta tính ra rằng trong khẩu phần ăn của con người, thuy sản khai thác
tự nhiên chiếm 30% theo khối lượng tươi hay 20% lượng đạm động vật.
Đạm động vật trong khẩu phần thức ăn thường thấp,trung bình 24% từ thịt,
sữa 4% từ trứng và 5% từ cá. Meneely ( 1990) đã tổng kết giá trị của tài
nguyên động vật hoang dã dung làm thức ăn quan trọng. Tại Botswana có
hơn 50 loài động vật hoang dã dùng làm thực phẩm, cung cấp bình quân
90kg thực phẩm cho mỗi người dân/năm, chiếm 40% trong khẩu phần bữa
ăn. Tại Zaire có khoảng 75% nhu cầu protein động vật được khai thác từ tự
nhiên ( động vật hoang dã).


Bên cạnh giái trị khai thác trực tiếp , ĐDSH đã cung cấp cho con người nhiều
lồi vât ni và cây trồng. Ngày nay khi dân số không ngừng tăng lên, nạn đói
protein đang xảy ra trên diện rộng,nguồn lợi động vật hoang dã trên cạn và từ chăn
nuôi ngày càng khơng đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì hướng khai thác đạm từ
nguồn lợi thủy sản đang trở thành quan trọng.Do vậy, nguồn lợi này được xác định
khổng chỉ bằng trữ lượng hiện có ( khoảng 550 tỷ tấn) mà cịn bằng sự tăng trưởng
thơng qua năng suất sinh học của chúng theo thời gian. Nghề khai thác thủy
sản,dùng các công cụ khác nhau để thu hồi phần sản lượng gia tăng của nguồn lợi,
về thực chất đó cũng chỉ là một phương thức săn bắt tự nhiên. Trong thực tế nhiều
năm qua, việc khai thác trên nhiều vùng ven biển còn vượt quá lượng gia tăng của
nguồn lợi,gây ra sự suy giảm nghiêm trọng về năng suất khai thác kéo theo giảm
sút sản lượng của các đối tượng kinh tế, dẫn đến suy thoái và diệt vong nhiều loài,
đồng thời làm mất cân bằng sinh thái giữa các thành viên trong quần xã. Trong vài
chục năm trở lại đây, sản lượng khai thác thủy sản biển không tăng. Trung bình

mỗi năm chỉ đạt 94 triệu tấn, tương đương với 120 triệu con bị. Trong đó, 83% là
cá,sau là giáp xác 4,6%, thân mềm 7,1%, rong tảo 4,1% , số còn lại là giun biển,
cầu gai và thú biển. Những nghiên cứu của P.A.Moixev (1969) và chuyên viên của
FAO ( 1987) cho thấy đại dương cũng chỉ có khả năng cung cấp cho con người
mỗi năm 100 triệu tấn hải sản, còn vượt quá nguồn lợi biển sẽ rơi vào tình trạng
suy giảm. Để phát triển bền vững, nghề cá phải khai thác hợp lý, duy trì và phát
triển nguồn lợi, bảo vệ nơi sống và tính ĐDSH ; khai thác hợp lý nguồn lợi thủy
sản la lấy đi một phần nguồn lợi, tương ứng với sự gia tăng hàng năm của nguồn
lợi đó. Đối với khai thác tự nhiên, trong thành phần cá thể đánh bắt, nếu tỷ lệ
những cá thể già quá cao, tức là khai thác chưa đến mức mà tiềm năng, có thể gây
nên sự giảm sút về số lượng và suy giảm trữ lượng của chủng loại. Những cá thể
có tuổi cao trong quần thề thường có chất lượng cao, giá trị thương phẩm lớn,
nhưng khả tỉa đàn, làm trẻ hóa chủng quần thấp, do vật cần khai thác. Đó là cách
tỉa đàn, làm trẻ hóa chùng quần, đồng thời giải phóng được nguồn thức ăn thủy vực
cho những cá thể trẻ mà trước đây có thể già sử dụng ( Vũ Trung Tạn, 1994 ).
Để bù đắp lượng đạm động vật thiếu hụt mà đại dương không tự sản xuất được,
đi đôi với việc khai thác hợp lý nguồn lợi thiên nhiên, con người phải đẩy mạnh
việc nuôi trồng thủy sản và nuôi thả biển ( mariculture) theo hướng biến các vùng
nước ven bờ ( coastal zone) thành những trang trại tương tự như nghề chăn ni
trên cạn. Trên Thế giới có 180 quốc gia ven biển với khoảng 1,6 triệu km đường


bờ biển, diện tích giải ven bờ chiếm tới 20% lục địa và số dân khoảng 2,2 tỷ người,
chiếm 40% dan số Thế giới. Csavas ( 1995) đánh giá giá trị ni trồng thủy sản
ven biển tính theo chiều dài đường bờ biển. Trung bình mỗi km đường bờ biển có
thể cho năng suất tới 65 tấn/km. Ví dụ, ở Thái Lan đạt 65,2 km / tấn, ở Đài Loan
85,4 tấn/km, Malaysia 11,5 tấn/km và Việt Nam chỉ đạt 8,4 tấn/km. Trong vùng
ven bờ, rừng ngập mặn là HST có vai trị quan trọng nhất về mặt thủy sản. Chúng
khơng những và vùng nuôi dưỡng đàn thủy sản non, vùng tái sản xuất chủng quần
của nhiều loài động vật mà chúng còn cung cấp một lượng lớn sản phẩm thủy sản

từ các HST đặc trưng này. Trên Thế giới, rừng ngập mặn có thể chiếm tới 15,5
triệu ha. Đa dạng nhất về HST rừng ngập mặn là vùng Ấn Độ- Tây Thái Bình
Dương với khoảng 6,9 triệu ha. Quốc gia có vùng rừng ngập mặn nhiều nhất là
Banladet với khoảng 600.000ha. Ở nước ta, rừng ngập mặn đã bị tàn phá nghiệm
trọng và đang từng bước được trồng lại ở vùng châu thổ sông Hồng với 65.000ha
( năm 2000), rừng ngập mặn Cần Giờ 40.000ha. Năm 2000 UNESCO đã công
nhận rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) là khu dự trữ Sinh quyển của
Thế giới đầu tiên ở nước ta. Theo G.J.de Graaf (1998) cứ 1 ha rừng ngập mặn có
thể cung cấp khoảng 450kg sản phẩm thủy sản mỗi năm, bao gồm cá, cua,tôm, tôm
hùm,thân mềm, và các động vật khác. Theo tài liệu của Ronback ( 1999) đánh giá
tong quan sản phẩm thủy sản tạo ra từ một ha rừng ngập mặn mỗi năm cho tới đa
756 tấn tôm ( Penaeidae) , 64 kg cua biển ( Scilla spp.), 900kg cá, 2 tân nhuyễn thể
với giá trị tương đương 7.000 USB/ha/năm.
Trên Thế giới sản lượng nuôi trông thủy sản không ngừng tăng từ 1 triệu tấn
năm 1950 lên 68,5 triệu tấn năm 2005, tương đương với giá trị 80,3 tỷ USD.
Ở Việt Nam, bộ Thủy sản đã quy hoạch đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản phải đạt 4,5 tỷ USD. Trong thủy sản nuôi, cá là nhóm đứng đầu về
sản lượng (49,5%) và giá trị (53,9%), tiếp đến là thực vật thủy sinh đứng thứ
hai về khối lượng (23,4%) và đứng thứ tư về giá trị (9,7%) , giáp xác ( tôm,
cua) đứng thứ hai về giá trị ( 20,4%) sau cá, nhưng đứng thứ tư về sản
lượng; tiếp theo sau là nhuyễn thể và các động vật nuôi khác. Hai khu vực
nuôi trồng thủy sản lớn nhất Thế giới là ở Đông bán cầu bao gồm Thái Lan,
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam,… và ở Tây bán cầu chủ yếu gồm các
nước Mỹ La Tinh như Ecuador , Mexico, Colombia, Panama,…
Vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm cho loài người là vấn đề nan giải
nhất. Hiện nay còn hơn 640 triệu nhân khẩu , chiếm hơn 10% số dân Thế


giới đang cịn bị đói nghèo, thiếu lương thực và khoang hơn 100 triệu, chiếm
hơn 16% dân số đang lâm vào nạn đói protein. Để khắc phục sự thiếu hụt về

lương thực, thực phẩm này người ta chỉ có thể nghĩ ngay đến nuôi trồng và
khai thác biển. Trong tương lai, nếu áp dụng khoa học kỹ thuật để thực hiện
cơng việc ni trồng các lồi thủy sản theo quy mơ cơng nghệ sinh học khép
kín, từ việc thiế kế ao đầm, trang trại sản xuất giống, chủ động thức ăn, đến
việc vệ sinh phòng dịch, quản lý khai thác chế biến,… nhằm biến vực nước
tự nhiên thành các cơ sở sản xuất mang tính cơng nghệ tiên tiến cho năng
suất cao, thì chúng khơng nhưng bổ sung lượng sản phẩm biển mà cịn khai
thác tự nhiên khơng bù đắp nổi mà cịn có vai trị quan trọng hơn nhiều là
duy trì và phát triển nguồn lợi, nhất là các loài thủy đặc sản, những loài đang
suy giảm sản lượng, có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời cung cấp nguồn
giống trả lại cho biển, khi nghề nuổi thả biển thực hiện và phát triển.
Đồng cỏ và các loài thực vật hoang dã đã giúp ích cho chăn ni. Các nguồn
gen của sinh vật hoang dã đã tạo ra nhiểu giống cây trồng, vật ni cho năng
suất cao, tính chống chịu tốt với bất lợi của môi trường .Các tài nguyên di
truyền được sử dụng để cải thiện những loài đã được thuần hóa có giá trị
hàng tỷ USD mỗi năm. Chẳng hạn theo Mayer (1983) quần thể một “ giống
“ lúa (Oryza sativa) hoang dã mới được phát hiện gần đây là nguồn gen duy
nhất tạo khả năng chông một loại virus gây bệnh cằn, lùn ở loài lúa nước
(Oryza sativa) . Các vật nuôi và cây trồng chuyển gen hiện nay đang được áp
dụng, triển khai để tăng năng suất và tăng khả năng thích ứng với mơi
trường cũng là một hướng phát huy vai trò của ĐDSH.
2.2.ĐDSH là nguồn cung cấp ngun vật liệu
ĐDSH có vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, vật liệu giúp
cho con người xây dựng các cơng trình kiến trúc,nhà ở hạ tầng cơ sở và các hoạt
động phát triển khác.
Trước hết chung cung cấp chất đốt, cung cấp năng lượng cho các hoạt động
sống và lao động sản xuất của con người. Chất đốt không phải là nhân tố quan
trọng đối với nạn phá rừng mà hầu hết năng lượng lấy từ các vùng savan, rừng cây
bụi, cây trồng xen đất nơng nghiệp ( Edcholm et al,1984; Nguyễn Nghĩa Thìn,
2005). Tuy nhiên, nhu cầu về củi đốt đang tăng nhanh vì dân số ngày một tăng.

Trái lại việc tiêu thụ và phát triển nông nghiệp miền núi, ven biển, là một nguyên


nhân phá rừng (Eckholm, 1954 ). Gỗ là một trong những hàng hóa quan trọng xuất
khẩu. Từ những năm 1959 người ta tổng cộng giá trị của gỗ xuất khẩu toàn cầu
hơn 6 tỷ USD, phần lớn lấy từ vùng ôn đới.Những nước xuất khẩu gỗ đứng đầu
như là Mỹ, Canada,Nga,… Còn các nước nhiệt đới đứng đầu về xuất khẩu gỗ như
là Malaysia, Indonesia,Gabon,… Tại các nước đang phát triển, thu nhập gỗ chiểm
tỷ lệ thấp. Sau gỗ, song mây là nguồn tài nguyên quan trọng thứ hai để xuất khẩu.
Hầu hết chung là các loài mọc hoang dại ở vùng rừng Nam và Đông Nam châu Á.
Các nước có cơng nghiệp song mây lớn như là Phillippin,Trung Quốc, Ấn Độ,
Srilanca, Thái Lan,… Khoảng 90% nguyên liệu thô về sản phẩm rừng ngoài gỗ của
Thế giới lấy từ Indonesia. Trung tâm ĐDSH song mây là bán dảo Malaysia với
104 lồi, trong đó 38% là lồi đặc hữu. Sản phẩm của rừng đã cung cấp trên 60%
giá trị xuất khẩu của nhiều nước vùng nhiệt đới. Ví dụ, gỗ từ rừng tự nhiên tạo ra
nguồn thu nhập đứng hàng thứ hai tại Indonesia. Mayer(1998) kết luận rằng một
khu rừng nhiệt đới rộng 500km2 nếu được quản lý tốt sẽ cho một khối lượng sản
phẩm sinh vật hoang dã có giạ trị tối thiểu 10 triệu USD/ năm hay trung bình hơn
200 USD/ năm/ha/ .Thu nhập này lớn hơn so với thu nhập từ khai thác gỗ thương
mại trên cùng một diện tích ( 150USD/ha). Đó là chưa kể khi quản lý tốt, rừng
nhiệt đới sé tái tạo rất nhanh, nguồn lợi mỗi năm tăng gấp 15-20 lần sinh khối vốn
có ban đầu của chúng. Những sinh vật hoang dã họ hàng vơi những lồi động vật,
thực vật ni và tài nguyên di truyền của chúng cũng có giá trị thương mại.

2.3.ĐDSH là nguồn cung cấp dược liệu:
Nhiều loại đông thực vật hoặc các sản phẩm của chúng dùng để bào chế
ra nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt một số thuôc chữa bệnh


hiểm nghèo khơng một cơng nghệ hiện đại nào có thể bào chế được mà phải

thu nhận từ ĐDSH.
Trên Thế giới, hiện nay người ta đã thơng báo có trên 21.000 lồi cây
dược liệu. Schutes (1999) thơng báo có hơn 300 lồi cây được người bản xứ
vùng Amazơn trồng là nguồn thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Tương tự, ở
Đông Nam Á có đến 6.500 lồi, ở Ấn Độ 2.500 loài Trung Quốc 5.000 loài
và ở Việt Nam 4000-5000 loài. Theo Farnwarth ( 1988) có tới 80% dân số
Thế giới sử dụng nguồn dược liệu truyền thống. Ở Hồng Kông, năm 1951
nhập 190 triệu USD thuốc dân tộc, 70% trong số đó được tiêu thụ ở phạm vi
địa phương, trong khi ngân sách để nhập thuốc Tây y là 80 triệu USD
( Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005). Khoảng 1.119 chất hóa học tinh khiết được
chiết ra từ 90 loài thực vật bậc cao khác nhau để dung làm thuốc trên Thế
giới.Viêc chiết rút ra thành công Aspirin để chữa một số bệnh thơng dụng là
một ví dụ điển hình. Ở rừng Việt Nam ta cũng có nhiều cây, con cho dược
liệu quý. Chẳng hạn, cây Trầm hương ( Aquilaria crasma ) cho tinh dầu xuất
khẩu và là vị thuốc quý hiếm, đắt tiền, để chữa bệnh đau bụng, thuốc bổ dạ
dày, đau ngực, hen suyển, bí tiểu tiện,giảm đau,…Cây Sâm ngọc linh
( Panax vietnamensis) là loài vừa cho những giá trị dược liệu quý, vừa mang
tính đặc hữu hẹp, phân bố ở vung Tây Quảng Nam và vung núi Ngọc Linh,
tỉnh Kom Tum. Theo kết quả bước đầu sắc ký trên giấy, lồi Sâm này có tới
53 vạch, trong khi các loài Sâm ở Hàn Quốc chỉ cho tối đa là 38 vạch trên
giấy. Chúng là thuốc tổ toàn thân và đặc chữa trị một số bệnh nội tiết,tuần
hoàn,… Vào tháng 8 năm 2005, ở Việt Nam các nhà khoa học đã công bố
chiết rút thành công các chế phẩm từ các loài cây bản địa và đã bào chế được
3 loại thuốc chữa bệnh. Trước đây, viên Quân y đã bào chế được viên nam
Vinaga, tên viết tắt của từ “ Việt Nam gấc “ ( cây Gấc Việt Nam ) từ vỏ quả
của cây Gấc ( Momordica cohinchinensis ) . Đây là loại thuốc chữa được
nhiều loại bẹnh như tê thấp, mụn nhọt, trĩ và đặc biệt là chữa ung thư vú,
làm bóng da và chữa bệnh u xơ tiền liệt tuyến. Thứ đến là Cây hồi ( Illcium
verum ) làm da vị, tinh dầu làm thuốc và đã chiết rút, tinh sạch để chế tạo ra
thuốc Taminflu chữa bệnh dịch cùm gà H5N1 tiếp A. Cũng trong thời gian

này ( 2005), trường Đại học Y Dược Hà Nội đã công bố chiết rút thành
công viên thuốc Crina từ cây Trinh nữ hoàng cung ( Crinum latifolium)
dùng chữa bệnh u lành phì đại tiền liệt tuyến,…


Nhiều loài động vật được dùng làm nguyên liệu tham gia vào sản xuất chế
biến dược liệu rất hiệu quả. Các lồi động vật khơng xương sống có khả
năng cho dược liệu như Ong mật ( Apis cerama ) thuộc ngành Chân khớp
(Arthropoda); vỏ của loài Bào ngư (Hatiotis ovina), nang của loài mực
(Sepia tigris ) thuộc ngành Thân mềm (Mollusca ); các loài cầu gai
(Echinoidea spp.),các loài Hải sâm (Holothurvidea spp.) thuộc ngành Da gai
(Echinodermata); các loài thuộc lơp Giun ít tơ (Oligochaeta) của ngành Giun
đốt (Annelida),… chữa được rất nhiều bệnh.Tham gia vào kho tang dược
liệu phải kể đến sự đóng góp rất quan trọng của các lồi động vật có xương
sống, kể cả lồi sơng trên cạn lẫn các loài ở dưới nước. Nhiều loài thú cung
cấp cho nhan loại nhiều bộ phận đê chữa bệnh , như mật gấu, cao hổ cốt,
nhung hươu nai, cao khỉ, sừng tê giác,,dạ dày nhím, vẩy trút chữa tắc tuyến
sữa, thiếu sữa,… Đáng kể nhất là nguồn dược liệu được cung cấp từ các lồi
bị sát. Đa số các lồi rắn, nhất là rắn độc đều cho nọc để chiết rút dược liệu
chữa bệnh hiểm nghèo, chế tạo huyết thanh chống nọc; Các loài trăn cho
mỡ, mật chữa bệnh nấm da, sát trùng và kích thích phân bào da làm liền vết
bỏng; Rượu của các loài rắn là thuốc bổ tồn thân, chống đau lưng, suy
thối cột sống và phong thấp, đau khớp.Mật,gan các loài Kỳ đà (Varanus
spp.) chữa bệnh hen, suyễn,tật nực,… Đi lồi Tắc kè (Gekko gecko) chữa
bệnh liệt dương và tăng cường sinh tinh cho nam giới. Mai và yếm của tất cả
các loài rùa, kể cả rùa cạn và rùa nước đều dùng nấu cao quy bản, là thuốc
bổ quan trọng chon am giới và phụ nữ. Đa số các loài sinh vật là kho chưa
tiềm tàng các loại vitamin, chất khoáng,hormol, các axit amin đặc hiệu khác,
… Nhiều loài động, thực vật hoặc một số bộ phận của chung là nhưng món
ăn “ hạnh phúc “, có thể dùng thay thế cho các viên thuốc dược liệu hiện đại

được bào chế từ công nghệ tiên tiến như “Viagra “ của Mỹ hay “Viagro” của
Nhật nhằm giúp cho quý ông và quý bà cải thiện được khả năng “ u kém”
của mình. Những món ăn “ hạnh phúc” được lấy từ động vật như các loài
thú ăn thực vật ( Rodentia, Actiodactyla), chim Bìm bịp (Centropus spp.)
Rùa cạn (Turtudinata), Kỳ đà (Varanidae), các loài Cá ngựa (Hypocampus
spp.),… sẽ kích thích sự hưng phấn của nam giới và ức chế tính lãnh cảm
của nữ giới bằng con đường thể dịch ( thông qua hormol sinh lý ). Gần đây,
viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa hoch và Công nghệ Quốc
gia ( Hà Nội) đã công bố chế tạo thành công viên nang chứa testosterone
được chiết rút từ Hải sâm và các loài rắn biển để tăng lực và tráng dương


cho nam giới, kích thích sự hoạt động cơ bắp cho các vận động viên thể
thao.
Cho đến nay, với trình độ phát triển khoa học công nghệ khá hiện đại,
song cũng mới khám phá được một phần rất nhỏ những giá trị dược liệu vốn
có của ĐDSH.

sâm ngọc linh
2.4.Du lịch sinh thái là một loại hình thu ngoại tệ phong phú:
Hiện nay, các nước có xu thế thương mại hóa ĐDSH , đề xuất khẩu tại
chổ, làm tăng kim ngạch, giá trị ngoại tệ cho kinh tế quốc dân. Mục đích
chính của các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, du lịch là nhu cầu hưởng thị của
con người mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt
động như thám hiểm, quay phim, chụp ảnh, quan sát sinh cảnh, sinh vật
hoang dã, câu cá,… ở Canada, có tới 84% tổng sô dân tham gia vào những
hoạt động nghỉ ngơi, an dưỡng có liên quan đến thiên nhiên và chi phí một
khoảng tiền khoảng 8000 triệu USD/ năm (Fibon, 1985). Tại Nhật Bản, hàng
năm có khoảng 50 triệu người lớn tham gia các hoạt động an dưỡng, nghỉ
ngơi, quan sát thiên nhiên, ĐDSH và chi phí khoảng 4 tỷ USD. Tại những

khu vực bảo tồn trên thế giới hay những cảnh đẹp nổi tiếng Thế giới như
VQG Yellow Stone, lợi nhuận thu được từ các hoạt động tham quan, giải trí
như săn bắn,đánh cá,… về mặt lý thuyết là những hoạt động mang tính tiêu
thụ, nhưng trong thực tế, nó lại là một hoạt đơng khơng mang tính chất này
vì giá trị thực phẩm của những con thú, chim và cá bị đánh bắt không đánh
kể so với thời gian và kinh phí họ thanh tốn để có thể tham dự được các
hoạt động này. Người ta xem du lịch sinh thái là ngành cơng nghiệp khơng
khói đang dần dần phát triển và lơn mạnh ở nhưng quốc gia có ĐDSH cao,


nền văn hóa truyền thơng lâu đời. Những người du lich sinh thái, tham quan
các đất nước và trả tiền để có được chiêm ngưỡng sự ĐDSH ở đây hay chỉ
để nhìn thấy một và lồi đặc hữu ( Lindberg, 1991, Caballos-Lacurain,1993).
Hàng năm trên Thế giới có thể thu lợi nhuận từ du lịch sinh thái khoảng 12
tỷ USD. Nước Ruanha đã biến thành du lịch xem Khỉ đột(Gorilla) trở thành
ngành công nghiệp thu được lợi nhuận ngoại tệ đứng hàng thứ ba so với các
ngành khác trong cả nước ( Vedder,1989). Du lịch sinh thái có truyền thống
là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt ở nhiều nước châu Phi và
châu Á. Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, người ta ước tính rằng mỗi
con sư tử ở VQG Amboseli của Keenya có thể mạng lại 27.000USD/ mỗi
năm từ khách tham quan du lịch; còn đàn voi đã mạng lại giá trị khoảng
610.000 USD/mỗi năm ( Western và Henry, 1979).
Du lịch sinh thái hiện đang phát triển ở vùng biển ven bờ, nơi có nhiều
bãi tắm đẹp, nhiều núi đá ăn sâu ra biển , nhiều thảm cỏ biển, nhiều vùng
nước biển trong xanh, nhiều rạn san hơ dài rộng, nhiều lồi cá, bị sát, chim
biển đẹp. Ở những vùng núi này đang phát triển một loại hình du lịch mạo
hiểm, du lịch leo núi, du lịch lặn biển, du lochj quan sát HST san hô, du lịch
thể theo,… Tất cả các hoạt động này đều phải dựa vào các thành phần vốn
có của ĐDSH, HST, cảnh quan tự nhiên và môi trường.
Những giá trị lợi nhuân từ du lịch sinh thái ngày càng tăng cao. Du lịch sinh

thái có thể là một trong những biện pháp hiệu quả đối với việc bảo vệ đa
dạng sinh thái, nhất là khi hoạt động này được tổ chức một cách khoa học và
phối hợp chặc chẽ với việc quản lý và bảo tồn tổng hợp. Tuy nhiên, cũng cần
tránh việc xây dựng cơ sở hạ tầng quá sang trọng, hiện đại và ít quan tâm
đến việc tổ chức cho du khách quan sát những vấn đề về cảnh quan, mơi
trường và ĐDSH. Du lịch sinh thái cũng có thể làm tổn hại đến ĐDSH ở
những môi trường nhạy cảm. Ví dụ, như du khách có thể vơ tình hái hoa
những hoa dại, làm hư hại những giải san hô, gây tiếng ồn ào náo động ở
một số khu vực có nhiều lồi động vật ( thú, chim,…).
Phát huy thế mạnh du lịch sinh thái là điều tất yếu đối với các quốc gia, các
vùng có điều kiện tốt về ĐDSH, nhằm đưa du lịch thành thế mạnh trong phát
triển kinh tế, song phải được phát triển trong xu thế hội nhập, hài hịa, thân
thiện và mang tính bền vững.


Du lịch sinh thái
2.5.Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp các loài sinh vật cảnh:
ĐDSH còn là nguồn cung cấp nhiều loài sinh vật cảnh để phục vụ giải trí,
thương mại hay ni bán tự nhiên. Động vật cảnh và cây cảnh là những mặt
hàng có giá trị trên thị trường Quốc tế. Việc phát hiện, thuần hóa và ni
trồng sinh vật cảnh đã có một lịch sử lâu dài so với sinh vật làm thực phẩm.
Chẳng hạn, hoa Lili đã được trồng ở Trung Hoa với mục đích làm cảnh và
làm thuốc cách đây 2.000 năm. Bồ câu làm cảnh, đưa thư, cá cảnh, chim
cảnh cũng đã được thuần chủng từ hơn 2.500 năm. Tổng giá trị xuất khẩu
trên Thế giới về hoa cúc, hoa hồng, hoa Lili, cây bonsai,… khoảng 2,49 tỷ
USD trong năm 1985. Nhiều nước đã mất tới hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập
rễ những cây thế, cây cảnh. Đứng đầu các nước này là Đức, Mỹ, Pháp, Anh,
Thụy sĩ,… Trên Thế giới có tới 5.000 loài phong lan làm cảnh đã được
CITES ( Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora- Cơng ước về bn bán Quốc tế các lồi động , thực vật

hoang đã đang bị nguy cấp- Washington, 1973 ) ghi nhận. Trong đó nhiều
lồi đã được gây trồng nhân tạo ( khoảng 90 %), tuy nhiên thị trường vẫn sơi
động bn bán với những lồi phong lan sống tự nhiên. Trên Thế giới, hàng


năm có khoảng 14 triệu cây xương rồng đã được ghi nhận trao đổi trên thị
trường. Quốc gia nuôi trồng nhiều sinh vật cảnh nhất là Hà Lan ( sản xuất 18
triệu cây/ năm ) , sau đến Mỹ ( 15 triệu cây), Nhật Bản ( hơn 12 triệu cây),…
Động vật cảnh cũng không kém phần phong phú trong việc gây ni làm
cảnh. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nền văn minh nhân loại ngày
càng cao thì việc vui chơi, giải trí và thưởng thức sinh vật cảnh, nhất là chim
cảnh và cá cảnh không ngừng được tăng lên. Cho đến nay chưa ai lượng hóa
được các lồi, lồi phụ, nịi thú, chim, cá,… được ni đê làm cảnh trên toàn
Thế giới, nhưng chúng rất đa dạng về thành phần lồi, rất đơng về số lượng
và phong phú về mục đích.
Sử dụng ĐDSH vào mục đích làm cảnh, giải trí là bản sắc văn hóa độc đáo
được hình thành từ lâu đời ( ước tính cách đây khoảng hơn 7.000 năm ) và
cho đên nay vẫn còn được phát huy những gia trị của chúng. Trong tương
lai, khi đời sống vật chất ngày một cải thiện thì nghê nuôi trồng sinh vật
cảnh sẽ được phát huy và nó sẽ được cơng nghệ hóa để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nhân loại.

2.6.Giá trị về giáo dục, khoa học:
Những tài liệu, sách giáo khoa biên soạn, những chươn trình vơ tuyến và
phim ảnh được xây dựng theo chủ đề Tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn
ĐDSH. Thêm vào đó, những tài liệu về lịch sử tự nhiên được đưa vào giáo
dục cũng mang lại lợi nhuận kinh tế cho các địa phương nơi tiến hành
nghiên cứu và góp phần nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và vốn
sống cho con người.
ĐDSH đóng góp vào trì thức con người thông qua những sinh vật chỉ thị

môi trường. Những loài nhạy cảm đặc biệt đối với chất độc có thể trở thành
hệ thống báo động sớm cho việc quan trắc hiện trạng môi trường ( Phạm


Bình Quyền, 1999). Một số lồi đã và sẽ được dùng như những cơng cụ thay
thế cho máy móc quan trắc đắt tiền. Chằng hặn, địa y sống trên đá báo hiệu
cho việc ơ nhiễm mơi trường khí và độ ẩm giảm thấp; hải âu, nhạn biển và
một số loài sứa sẽ có mối liên quan hữu cơ với động vật, thay đổi khí áp
hoặc bão từ,… các lồi động vật thân mềm như trai, sò,… sốn trong các thủy
vực là những sinh vật chi thị hữu hiệu cho việc quan trắc môi trường, biến
động chế độ triều ở các vùng ven bờ.
Những vai trị đó, nếu con người biết nhận thức đúng thông qua giáo dục
tri thức sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí khơng nhỏ cho việc lắp đặt các
công nghệ đắt tiền không phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế chưa phát
triển và có tính ĐDSH cao.
IV. NHỮNG GIÁ TRỊ TIỀM ẨN CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC:
Cho đến nay, nhiều giá trị ĐDSH chưa được con người nhiên cứu khám
phá. Người ta ước tính mới chỉ có khoảng 5% giá trị dược liệu của ĐDSH đã
khai thác, sử dụng. Nhiều giá trị khác của ĐDSH có khả năng sử dụng vào
mục đích kinh tế trong phát triển sản xuất chưa được nghiên cứu. Chẳng
hạn, những chun gia cơn trùng cần phải tìm kiếm them nhiều lồi thiên
địch, mơi quan hệ giữa các lồi trong đấu tranh sinh học để phòng trừ sâu
bệnh. Các nhà vi sinh vật cần tìm kiếm các nhóm vi khuẩn, xạ khuẩn và
nhiều nhóm khác có thể trợ giúp cho các quá trình nâng cao năng suất sản
xuất. Những nhà động vật có thể lựa chọn một số lồi có khả năng sản xuất
nhiều protein mà không gây ảnh hưởng đến môi trường. Các nhà y học,
dược học phải phát hiện nhiều lồi, bộ phận của động thực vật có khả năng
bào chế thuốc chữa bệnh, nhất là chữa các bệnh hiểm nghèo. Việc phát hiện
ra hóa chất chữa bệnh ung thư hoặc nghiện trong cây thùy tùng vùng Thái
Bình Dương ( cây bản địa) là một trong những kết quả gần đây theo hướng

nghiên cứu này.
Sự phát triển của cơng nghệ sinh học ( CNSH) đã tìm ra hướng mới để
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng năng suất các cây trồng, vật nuôi.
Nhưng kỹ thuật hiện đại của sinh học phân tử đã cho phép sử dụng một số
nguồn gen có giá trị, được lấy từ lồi này rồi chuyển sang cho một loài khácsinh vật chuyển gen.
Ngày nay, chúng ta đã biết mọi biểu hiện của sự sống ở các sinh vật đều
do thông tin di truyền lưu trữ trong phân tử AND ( axit deoxyribonucleic)
điều kiển. Thông tin di truyền được ghi chép, lưu trữ va sử dụng ở dạng


ngôn ngữ-gọi là mã di truyền. Trong ngôn ngữ này ,chỉ có 4 “ chữ cái “ là
A,T,G,X. Mỗi từ trong mã di truyền chỉ gồm 3 chữ cái, gọi là mã bộ ba. Mỗi
từ quy định một axit amin, đó là nghĩa của từ. Nhiều từ hợp lại, nếu có đủ
thơng tin để xác định một chức năng, đặc điểm của cơ thể hay tế bào, nghĩa
là có một ý tron vẹn thì tập hợp đó là một câu trong ngôn ngữ di truyền mà
chúng ta gọi là gen (gene). Theo đó, trong mã di truyền cũng như trong bất
kỳ ngơn ngữ nào khác, trình tự sắp xếp của các chữ cái quyết định ý nghĩa
thông tin mang trong đó. Điều đó cũng có nghĩa là nếu thay đổi trình tự các
chữ cái thì ta tạo ra thơng tin mới. Trong sinh học phân tử, thơng tin đó tạo
ra sinh vật mới hay tính trạng mới của một sinh vật.
Một đặc điểm của di truyền là nó mang tính đa năng, nghĩa là tất cả mọi sinh
vật cùng dùng chung một mã. Như vậy, nếu ta cắt một đoạn AND mang một
chức năng nào đó của một sinh vật đưa vào sinh vật khác thì nó hoạt động và
biểu thị chức năng đó ở sinh vật mới, mặc dù sinh vật này trước đó khơng có
chức năng này. Những sinh vật như thế gọi là các sinh vật chuyển gen.
Cơng nghệ sinh học đã và sẽ có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực
kinh tế quốc dân: nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. công nghiệp, y
dược, vật liệu mới,…
Trong nông nghiệp đã tạo ra được hàng loạt các giống vật ni và cây trồng
có năng suất rất cao, chống chọi dịch bệnh, thậm chí có thể mang cả những

giá trị dược phẩm để phòng chống các bệnh nan y. Về thực phẩm gen hiện
đang có bạn rộng rãi ở châu Âu và châu Mỹ thì chưa thể chứng minh được
chung an toàn tuyệt đối và cũng chưa có bằng chứng khoa học vững chắc
nào là chúng khơng an tồn.
Trong Y học, hàng loạt các kỹ thuật di truyền phân tử đã dần được hoàn
thiện để sử dụng trong việc chuẩn đoán những bệnh nhiêm trùng, bệnh di
truyền, chuẩn đốn sớm giới tính và nhiều bệnh di truyền hiểm nghèo khác.
Nhiều kỹ thuật đã được hoàn thiện để giúp xác đinh quan hệ huyết thống, trợ
giúp đắc lực khoa học hình sự. Nhiều lĩnh vực ứng dụng mới lạ được mở ra
như tạo vật liệu mới bằng kỹ thuật di truyền, tạo ra các “ con chip “ sinh học
như dùng cho máy tính,…
Theo đó, cuộc cách mạng công nghệ sinh học là một thực tế của hieenjt ại
và tương lai. Nó đã bắt đầu sơm hơn cả những dự đoán của các nhà viễn
tưởn lạc quan nhất. Tuy nhiên cũng như các khoa học khác, một khi đạt
được đến đỉnh cao của sự phát triển thì ngồi những lợi ích hiển nhiên đem


lại cho loài người cũng tiềm ẩn những rủi ro và bất ổn có thể có về cả hai
phương diện: ngẫu nhiên và cố ý.
Về ngẫu nhiên, có thể do kỹ thuật, phần lớn các sinh vật chuyển gen đều
mang theo cac gen kháng thuốc kháng sinh thông thường. Các sinh vật này
khi đem sản xuất đại trà thể AND của chúng cũng nhân lên, trong đó có cả
các gen kháng sinh. Các gen này có thể chuyển vào vi khuẩn rồi xâm nhập
gây bệnh cho con người và cây trồng vật ni.
Cịn trường hợp khơng loại trừ là con người cố ý tạo ra các sinh vật có hại
như vi trùng, vũ khí sinh học va theo đó hiểm họa cho ĐDSH vô cùng to
lớn.
V. KẾT LUẬN:
Đa dạng sinh học đem lại những vai trò thực sự to lớn cho con người từ khi
có sự sống trên trái đất đến nay. Đa dang sinh học đang bi đe dọa nghiêm

trọng vì vậy chúng ta phải có các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hợp lý
trong việc khai thác sử dụng chúng. Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn
bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn
chế các tác động của sự thay đổi khí hậu. Chúng ta phải khơng ngừng phát
huy vai trị của đa dạng sinh học trong đời sống, khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học va đi đôi với việc quản lý ,bảo tồn và phát triển
chúng.



×