Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI 4 sự ức CHẾ dẫn TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH của dược PHẨM gây tê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.17 KB, 7 trang )

BÀI 4: SỰ ỨC CHẾ DẪN TRUYỀN XUNG
ĐỘNG THẦN KINH CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ
IA. MỤC ĐÍCH:
- Khảo sát được thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng của Lidocain 1% trên
cóc
- Chứng minh được 1 số đặc tính của dược phẩm gây tê
IB. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu kiến thức
- Trình bày được cơ chế tác dụng của thuốc gây tê
- Trình bày được các tính chất của thuốc gây tê
2. Mục tiêu kỹ năng
- Thực hiện được thủ thuật trên cóc như: hủy não, nâng đám rối thần kinh hông,
thử phản xạ co rút chân, chấm thuốc tê
- Xác định đúng thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng của 3 cóc ở 3 liều thuốc
khác nhau
- Giải thích được các biểu hiện khác thường của cóc
II. ĐẠI CƯƠNG:
- Thuốc gây tê là loại thuốc có tác dụng ức chế chuyên biệt và tạm thời lượng
xung động thần kinh từ ngoại biên truyền đến thần kinh trung ương để làm
mất cảm giác, xúc giác và cuối cùng là vận động.
- Thuốc gây tê nằm trong nhóm thuốc tác động ức chế lên hệ TKTW (tác động
làm giảm thiểu hoạt động các tạng, các mô nhất là các mô thần kinh).
1. Thời gian tiềm phục và thời gian tác động của thuốc gây tê là gì?
+ Thời gian tiềm phục của thuốc gây tê: thời gian từ lúc thuốc được đưa vào
cơ thể cho đến khi bắt đầu có ức chế thần kinh/cắt được dẫn truyền xung động
thần kinh.
+ Thời gian tác dụng của thuốc tê: thời gian từ khi cắt được dẫn truyền xung
động thần kinh cho đến khi khôi phục lại dẫn truyền xung động thần kinh.
2. Nhóm thuốc ức chế TKTW bao gồm các loại thuốc nào?
+ Thuốc gây mê (ức chế hết toàn bộ hệ TKTW, mất hết cả ý thức & phản xạ,
không ức chế dẫn truyền mà làm tổn thương luôn cấu trúc lưới - hệ thống dẫn


truyền của tế bào TK)
+ Thuốc gây ngủ (tác dụng nhẹ hơn thuốc gây mê)


+ Thuốc an thần (tác dụng ức chế TKTW nhẹ nhất)
+ Thuốc chống động kinh (thuốc chống lại các tác nhân gây kích thích)
+ Thuốc giảm đau (thuốc ức chế TKTW có tác dụng tồn thân)
+ Thuốc gây tê (tác động lên TKTW bởi hiệu lực gây mất cảm giác đau)
Cơ chế tác dụng thay đổi theo tùy loại thuốc, nhưng đều dựa trên tác động đến
điện thế màng tế bào:
**Morphine làm mở kênh K+, đóng kênh Ca2+
**Thuốc an thần tăng cường hoạt động GABA, làm mở kênh Cl**Thuốc chống động kinh chẹn thụ thể Dopamin

III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
Tác nhân kích thích �Ngoại biên

Xung động TK

Trung ương

Thuốc gây tê
Cơ chế dẫn đến sự ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của dược phẩm gây
tê là chẹn kênh Na+ điện thế, ngăn khơng cho dịng Na+ đi vào tế bào => ngăn
cản sự hình thành điện thế động => nên ức chế dẫn truyền xung động thần
kinh => mất cảm giác đau
Vậy xung động thần kinh được dẫn truyền theo cơ chế nào??? Vì sao ngăn cản hình thành
điện thế động thì gây ức chế dẫn truyền xung động thần kinh?? (Giải thích phía dưới)
*Nhắc lại điện thế màng để hiểu rõ hơn 2 cơ chế dưới: (đọc thêm)
- Các tế bào bình thường ln tồn tại một điện thế nghỉ (-90mV đến -60mV) do sự mất cân
bằng về nồng độ ion hai bên màng tế bào (trong tích điện âm – chủ yếu là K+; ngồi tích

điện dương - chủ yếu là ion Na+, Cl-).
- Các ion này bình thường khơng vượt qua được màng bán thấm, do được nước hydrat hóa
� tăng kích thước phân tử, khơng thể khuếch tán thụ động qua màng.
- Các ion này chỉ di chuyển qua lại nhờ kênh ion (protein đặc hiệu xuyên màng) - kênh ion
điện thế (do sự đóng mở phụ thuộc vào điện thế) � Ở trạng thái điện thế nghỉ, tồn bộ các
kênh ion đều đóng lại.
- Yếu tố tham gia tạo điện thế màng chính: Bơm Na+-K+-ATPase (vận chuyển chủ động cần
năng lượng) bơm 3 Na+ đi ra, 2 K+ đi vô. Nên điện thế bên trong càng âm, bên ngồi càng
dương, duy trì điện thế nghỉ.
- Khi có tác nhân kích thích � phá vỡ cơ học gây tổn thương màng � các ion có thể di
chuyển qua lại chỗ tổn thương theo chiều gradien nồng độ (khuếch tán) � khử cực màng
(kênh Na điện thế và K điện thế tự động mở ra; kênh Na mở ra trước nhất, đồng thời đóng


từ từ cổng bất hoạt) �lượng lớn Na sẽ đi vào trong � gia tăng điện tích dương bên trong �
đảo cực màng � ĐIỆN THẾ ĐỘNG. (Sau đó: kênh Na đóng lại từ từ, kênh K mở ra � K+
thốt từ từ ra ngồi sau khi Na đi vào trong tế bào � trở lại trạng thái ban đầu)

Kết luận: Điện thế động được hình thành là do sự mở kênh Na dẫn đến khử cực màng �đảo cực
màng �bên trong gây tích điện tích dương.

Cơ chế 1: Xung động thần kinh chính là sự đi chuyển của một điện thế động.
- Khi tác nhân kích thích gây tổn thương màng tế bào � vị trí B sẽ có hiện tượng
đảo cực màng (ở ngồi tích điện âm, ở trong tích điện dương) �sau đó vị trí B trở
lại bình thường (do giai đoạn hồi phục theo cơ chế như trên)


- Nhưng song song lúc đó, 2 điểm liền kề của vị trí B là A và C lại bị kích thích, do
dịng điện đi từ ion dương tới ion âm bắt đầu hình thành rồi đẩy các ion dương về vị
trí B => xảy ra hiện tượng khử cực mới tại 2 điểm này - liền kề vị trí bị kích thích

ban đầu, rồi đảo cực �lại hồi phục � hình thành điểm khử cực mới, cứ như thế, dần
dần, điện thế động mới sẽ di chuyển ra xa vị trí kích thích ban đầu.
=> Một dẫn truyền xung động thần kinh được thành lập (Như vậy chứng tỏ nếu ức
chế sự hình thành điện thế động sẽ ức chế sự dẫn truyền xung động thần kinh)
Cơ chế 2: Xung động thần kinh được dẫn truyền qua Synapse
- Mặt khác, xung động thần kinh dẫn truyền một chiều, hoặc là ly tâm, hoặc là
hướng tâm, như vậy còn một cơ chế khác tham gia để biến một dẫn truyền xung
động TK 2 chiều thành 1 chiều, đó là cơ chế dẫn truyền xung động TK qua synapse.

3. Phân biệt giữa phản xạ đau và cảm giác đau:
- Phản xạ đau: Đường dẫn truyền gồm 2 nơron. Trung tâm của phản xạ đau là
tủy sống.
- Cảm giác đau: Đường dẫn truyền gồm 3 noron và đi qua đồi thị. Trung tâm
của cảm giác đau là vỏ não. Một khi đã hình thành được cảm giác đau thì sẽ
hình thành thái độ đáp ứng và trí nhớ.
IV. NGUN TẮC THÍ NGHIỆM:
Dựa vào hiệu lực ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của dược phẩm gây
tế lên phản xạ co chân của cóc đã hủy não.
V. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM:
- Hủy não cóc
Để loại bỏ sự chi phối của hệ TKTW, cắt vận động hữu ý từ võ não (cắt bỏ
cảm giác đau nhằm tránh thái độ đáp ứng của cóc gây nhiễu kết quả, vì ta chỉ
muốn khảo sát tác động ức chế phản xạ đau của thuốc gây tê)
- Bộc lộ đám rối TK hơng của cóc (tác dụng trưc tiếp lên mô thần kinh)
Phải là đám rối để có tác dụng hiệu quả và chứng minh hiệu lực gây tê tại chổ
của thuốc tê bám vào mô thần kinh.
4. Phân biệt dây TK và sợi cơ trong khi bộc lộ đám rối TK hông?
- Dây thần kinh khi nâng lên thì
+ Màu trắng đục ln đi kèm với mạch máu
+ Đàn hồi gây co rút chân

+ Kích thích vào gây phản xạ co chân


- Dây thần kinh nằm ở vùng cơ phía dưới cột sống hông.
- Sợi cơ màu trắng trong/hoặc lẫn đỏ có 2 đầu là dây chằng
- Kiểm tra lại phản xạ co chân của bên bộc lộ đám rối thần kinh.
Chứng minh tính tồn vẹn của mơ thần kinh trước khi chấm thuốc ( tránh lầm
sự mất phản xạ do cóc đã tổn thương thần kinh trước đó) , phản xạ co chân
cần phân biệt với cử động.
- Chấm thuốc gây tê lên mô thần kinh đã bộc lộ.
Do tác dụng của thuốc tê là tác dụng tại chỗ nên cần chấm thuốc trực tiếp lên
mô thần kinh (hơn nữa nếu tiêm vào mạch máu dù cóc có mất phản xạ cũng
chỉ chứng minh được thuốc tê có trong cơ thể chứ khơng nói được sự tác dụng
trực tiếp tại chỗ, chưa kể đến khả năng gây độc bằng đường tiêm)
- Tìm thời gian tiềm phục
+ Thử phản xạ co chân 1 phút/lần bằng tác nhân kích thích (HCl 5‰) cho
đến khi mất phản xạ.
+ Mất phản xạ là khi nhúng chân cóc vào lọ đựng dd HCl 5‰ với thời gian
trên 20s, cóc khơng co rút chân. (lưu ý: 20s là thời gian tối đa để hình thành
một cung phản xạ thần kinh)
+ Tính thời gian tiềm phục: từ lúc chấm thuốc lên đám rối thần kinh hơng
của cóc đến khi cóc mất phản xạ co chân.
- Tìm thời gian tác dụng:
+ Thử phản xạ 2 phút/lần bằng tác nhân kích thích (HCl 5‰) cho đến khi có
phản xạ trở lại
+ Khôi phục phản xạ là khi nhúng chân cóc trong lọ đựng dd HCl 5‰với
thời gian khơng q 20s, cóc co rút chân
+ Tính thời gian tác dụng: từ lúc cóc mất phản xạ co chân đến khi có phản xạ
trở lại.
- Kiểm tra phản xạ co chân của chân đối chứng để biết cóc cịn sống hay chết

- Dùng nước muối sinh lý nuôi mô tk bộc lộ nếu bị khô (lưu ý: không dùng
khi đã chấm thuốc bởi vì mơ thần kinh bản chất là lipid còn lidocain tan trong
nước, nếu sử dụng nước muối sinh lý sẽ làm loãng thuốc gây sai số).
VI. BIỆN LUẬN:
- Theo lý thuyết khi tăng liều thì thời gian tiềm phục giảm xuống và thời gian
tác dụng tăng lên (lưu ý: khơng có mối tương quan giữa thời gian tiền phục và
thời gian tác dụng nên tránh kết luận là thời gian tiền phục giảm xuống thì
thời gian tác dụng tăng lên).


- Nhưng trên thực tế kết quả thu được cho thấy liều không phải là yếu tố duy
nhất ảnh hưởng lên tác dụng dược lý của thuốc gây tê. Có 3 trường hợp xảy
ra:
a) Không tác dụng:
+ Không đủ liều
+ Kĩ thuật
+ Dung nhận thuốc
b) Chết: hủy não sai phương pháp.
c) Ngược lý thuyết:
+ Điều kiện thí nghiệm:
o Trọng lượng
o Giới tính
o Sức khỏe
o Bố trí thí nghiệm (cách mắc cóc lên giá, vị trí đặt cóc, nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng,…)
+ Kĩ thuật: yếu tố tác dụng ngoài liều
o Hủy não (chưa hồn tồn, cử động thay vì phản xạ )
o Bộc lộ thần kinh (độ dài tới hạn, nồng độ, thời gian thuốc bám mô thần
kinh)
o Chấm thuốc (nồng độ thuốc)

o Thử phản xạ (tần số kích thích tăng lên làm quen với kích thích nên
khơng đau, ngưỡng kích thích)
o Khơng rửa chân cóc sau nhúng HCl làm phá hủy toàn bộ bộ phận nhận
cảm
+ Cơ địa:
o Dung nhận: là sự giảm tác dụng của thuốc so với các cá thể khác khi
dùng cùng liều.
o Nhạy cảm: là sự tăng tác dụng của thuốc so với các cá thể khác khi
dùng cùng liều
+ Thống kê sinh học: Kích cỡ mẫu (kích cỡ mẫu càng lớn thì sai số càng bé
và ngược lại


***KẾT LUẬN CUỐI BÀI VỀ TÁC DỤNG CỦA THUỐC TÊ
- Hiệu lực ức chế dẫn truyền xung động thần kinh (mất phản xạ khi có tác
nhân kích thích)
- Hiệu lực tạm thời (do cóc có phục hồi phản xạ) nên tính được thời gian tác
dụng
- Hiệu lực ức chế mang tính chất:
+ Chuyên biệt (chỉ ức chế dẫn truyền xung động thần kinh, có khả năng gây
tê tại chỗ mạnh hơn, hạn chế vào máu vì gây độc)
+ Tại chỗ (chỉ có tác dụng khi tiếp xúc trực tiếp với mơ thần kinh)
+ Cục bộ (có tác dụng lên tạng, mô do thần kinh chi phối bị thuốc tê phong
bế)



×