Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu chưa có tiêu đề (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.04 KB, 2 trang )

Khi con tu hú
Tiếng chim tu hú báo hiệu một mùa hè lại đến.
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Tu hú đến và mùa hè cũng đến. Tiếng kêu của nó như một lời báo hiệu cho sự thay đổi của
đất trời. Tố Hữu dường như cảm nhận được mùi thơm của “lúa chiêm” đang dần chín,
những loại quả cũng đơm hoa kết trái. Tất cả nhưng một bức tranh thiên nhiên được điểm
thêm nhiều họa tiết cầu kỳ bắt mắt. Một mùa bội thu. Tiếng chim tu hú đã đánh thức tâm hồn
của nhà thơ.
Không chỉ khứu giác cảm nhận được hương thơm mùa hè mà cịn là thính giác. “Tiếng ve
ngân” đây chẳng phải là thứ tiếng âm vang vào mỗi buổi trưa hè đây sao. m thanh vang
vọng càng khiến cho tâm trạng nhà thơ thêm thao thức. Màu vàng của lúa, bắp, màu hồng
của nắng, màu xanh của trời tạo nên những mảng màu sắc lung linh, rực rỡ của bức tranh
quê. Thoang thoảng đâu đây hương lúa, hương thơm trái chín đầu mùa. Xa xa, tiếng chim
tu hú lảnh lót, tiếng ve ngân ra rả trong vịm lá. Nhưng chính Tố Hữu cũng biết thời gian
đang dần trôi qua quá nhanh. Dường như mùa hè đang đến dần, nhà thơ muốn nó đừng trơi
qua nhanh mà hãy chậm rãi, muốn níu giữ từng chút một thời gian. Tố Hữu đã dùng những
giác quan, sự cảm nhận của mình để cảm nhận thế giới ngoài kia.
Tâm hồn của Tố Hữu đã chắp cánh đến tận bầu trời.
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng khơng...”
Khung trời xanh biếc rộng lớn, đâu đó là những chú chim “diều sáo” sải cánh bay lượn.
Phải gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì nhà thơ mới hình dung ra một
bức tranh mùa hè xứ Huế sống động đến như vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ
mộng kia khơng phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình
ảnh con tu tú kêu gọi bầy.
Mùa hè hiện lên trong tâm trí Tố Hữu rất chân thật. Hình ảnh màu sắc sinh động hài hòa đã
khắc họa nên một cảnh trời hè rạo rực. Đó là cánh đồng một màu vàng ươm trải dài vô tận,
màu sắc bắt mắt của những loại quả trong mùa chín tới, sắc màu rực rỡ của bắp rây ngoài


sân, ánh nắng rực rỡ cùng cảnh trời xanh mướt, bát ngát mênh mông tất cả đều thật xinh
đẹp. Cộng hưởng thêm đó là mùi hương của lúa chín, quả ngọt cùng với âm thanh của
những con tu hú, con ve sầu tất cả nhưng một bản giao hưởng. Đó chính là tuyệt tác mà
nếu khơng phải là một người có tâm hồn tinh tế, khao khát tự do mãnh liệt và trí tưởng
tượng phong phú sẽ không đặt bút mà viết được.
Trở về thực tại nghiệt ngã của người chiến sĩ cách mạng.


“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!
Ngột làm sao, chết uất thơi
Con chim tu hú ngồi trời cứ kêu!”
Khi hướng mình ra bên ngồi nhà thơ tả cảnh nom có vẻ vui tươi, rực rỡ nhưng khi trở về
thực tại thì hồn tồn ngược lại. Tưởng chừng 6 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối không liên
tục và chặt chẽ. Nhưng thực chất đây là sự liên kết vô cùng tinh tế và khéo léo. Sợi dây liên
kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng tu hú kêu bầy gọi đàn là cả một âm thanh vang vọng
khắp đất trời rộng lớn. Nhưng thế giới càng rộng lớn, càng rực rỡ biết bao thì người tù người bị tách biệt khỏi thế giới càng ngột ngạt và khát vọng tự do, khao khát đạp tung chốn
ngục tù tâm tối.
Nếu như lúc đầu tiếng chim tu hú mở ra một khung trời thiên nhiên rộng lớn bao la với đủ
màu sắc âm thanh hình ảnh của cuộc sống thường nhật khi mùa hè đến trên khắp quê
hương Việt Nam nhưng tiếng chim tu hú sau đó lại khiến cho tâm trạng nhà thơ cảm thấy
ngột ngạt khó chịu chỉ muốn thốt ra khỏi thế giới ngục tù ấy một cách nhanh chóng. Nhưng
hiện thực lại khơng thể thốt khỏi chốn lao tù đã khiến tâm trạng nhà thơ càng trở nên bực
dọc khó chịu. Thế giới bên ngoài được Tố Hữu tái hiện hết sức sống động, giàu sức sống,
mọi vật căng đầy sức sống, tự do, tự tại, khác hẳn với cảnh tù ngục trong này của ông.
“Ngột làm sao chết uất thôi” bài thơ đã khép lại nhưng tiếng chim tu hú cứ kêu hồi, kêu
mãi... Đến nỗi chính tác giả hay chúng ta đều bị âm vang của nó đè ép. Như là chứa chất
một điều gì bức bối đến tột cùng, muốn được “tháo cũi sổ lồng", muốn được đập phá tất cả
để tự giải thốt, để được hịa vào thiên nhiên, vào cuộc đời, để được là mình, được sống
hết mình cho cách mạng. Đó là tâm trạng đau đớn, nói chẳng nên lời của một cánh chim

non đang tràn trề sinh lực, càng khát khao bay lên lại càng bị kéo xuống giam hãm trong
bốn bức tường!
“Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc. Từ ngữ đơn thuần, bình dị khắc sâu
vào trong lòng người đọc. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa hè được nhìn qua ngưỡng
cửa ngục tù ở xứ Huế. Xuyên suốt bài thơ là khát vọng được tự do của người cách mạng
cũng như tự do của dân tộc, quê hương, đất nước.



×