Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

phân tích dự án hỗ trợ nền nông nghiệp cacbon thấp do ADB tài trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.91 KB, 23 trang )

DỰ ÁN: HỖ TRỢ NỀN NÔNG NGHIỆP CACBON THẤP DO NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
CHÂU Á TÀI TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG.

GIỚI THIỆU CHUNG:
. Tên dự án: Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP).
. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
. Địa điểm thực hiện dự án: Tỉnh Bắc Giang
Ký kết Hiệp định: Hiệp định được ký kết giữa Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á ngày 07/3/2013 và có hiệu lực ngày
05/6/2013.
Thời gian thực hiện: Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 6 năm: 2013-2019.
Dự án sẽ đóng tài khoản vốn vay vào 30/6/2019.
I. BỐI CẢNH DỤ ÁN
a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt
Nam.
Đất đai: tổng diện tích tự nhiên 382 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp 101.6 ha,
đất lâm nghiệp 124.6 ngàn ha.
Bắc Giang chia làm 2 vùng: vùng trung du chiếm 72%, vùng đồng bằng chiếm 28%.
Dân số - lao động: Dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho đến cuối năm 2010:
1.56tr người. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất
là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%;
người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%;
người Dao 0,5%.
Mật độ dân số bình quân là 408,1 người/km2, cao hơn so với bình quân của khu
vực và cả nước. Dân số sống ở khu vực thành thị khoảng 151.000 người, chiếm khoảng
9,62% dân số, dân số ở khu vực nông thôn là 1.416.614 người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ
nam giới chiếm khoảng 49,85% dân số, nữ giới khoảng 50,15% dân số. Số ngư¬ời
trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 64,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo
nghề chiếm 24%; số hộ nghèo chiếm 9,78%.


Lợi thế về giao thông với mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nối với các
trung tâm kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Lạng Sơn và Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc hình thành một trung tâm
thương mại.
Tài nguyên khoáng sản: có các loại mỏ than, đồng, nhôm, barit, vàng, chì, nguyên
liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng trữ lượng ít, hàm lượng thấp, phân tán, điều
kiện khai thác khó khăn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 9,7%; trong đó công nghiệp - xây dựng
tăng 17,3%; dịch vụ tăng 9,1%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,6%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 23 triệu đồng/năm.
Về Nông nghiệp, Bắc Giang có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp ngắn
ngày như: lạc, đậu tương, vừng, thuốc lá, hàng năm cung cấp khoảng 11 ngàn tấn lạc
vỏ, trên 7 ngàn tấn đậu tương và gần 1 ngàn tấn thuốc lá nguyên liệu. Bắc Giang có
điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp với 64 ngàn ha rừng tự nhiên, 46 ngàn ha rừng
trồng với trữ lượng gỗ rừng đạt 2,2 - 2,5 triệu m3. Thuận lợi phát triển kinh tế nông
nghiệp .v.v.v
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - Dịch
vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp theo xu hướng chung của cả nước
b. Bối cảnh cụ thể của dự án:
Biến đổi khí hậu là một trong những thawchs thức lớn nhất mà thế giới, đặc biệt là
khu vực Đong Nam Á phải đối mặt. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất do biến dổi khí hậu toàn cầu gây ra. Nguyên nhân là do sự phát thải khí
nhà kính do con người gây ra, trong đó nền nông nghiệp phát thải một lượng không hề
nhỏ. Căn cứ vào GDP thì Việt Nàm là nước đang phát triển với mức thu nhập trung
bình thấp nên không thuộc nhóm nước phải cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính
ra môi trường. nhưng xét về lợi ích lâu dài, Việt Nam cần chủ dộng thực hiện nền nông
nghiệp Cacbon thấp nhằm xóa đói giảm nghèo, giảm phát thải và đối phó với biến đổi
khí hậu.
Ở Việt Nam, nông nghiệp là lĩnh vực tạo ra lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất
(50%), trong đó chăn nuôi chiếm 35% lượng phát thải khí nhà kính. Ngành Chăn nuôi

đã góp phần giảm nghèo, đem nền kinh tế thịnh vượng ở vùng nông thôn, nhưng cũng
đã tạo ra sức ép lớn đối với môi trường.
Để giải quyết vấn đề môi trường do tác động của ngành chăn nuôi tới môi trường,
Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB) đã tài trợ cho Chính phủ Việt Nam số tiền trị giá
74 triệu USD thông qua Hiệp định vay số 2968-VIE (SF) được ký ngày 7/3/2013 giữa
đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện ADB. Theo đề xuất, ADB sẽ cung cấp một
khoản vay trị giá 74 triệu USD (88,1% tổng vốn dự án) từ Quỹ đặc biệt của ADB. Khoản
vay này sẽ có thời hạn là 32 năm với thời gian ân hạn là 8 năm. Lãi suất hàng năm sẽ
là 1% trong thời gian ân hạn và 1,5% đối với các năm tiếp theo. Phía Việt Nam bao
gồm Chính phủ và các định chế tài chính sẽ đóng góp vốn đối ứng là 10 triệu USD.
Dự án thực hiện trong vòng 6 năm (2013 - 2018) tại 10 tỉnh (Hà Tĩnh, Lào Cai, Sơn
La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng).
Bắc Giang là 1 trong mười địa bàn được dự án đầu tư. Sở Nông nghiệp và PTNT
Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị khởi động dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp với
nguồn vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng.
II. ĐÁNH GIÁ KHÓ KHĂN TRONG PHẠM VI DỰ ÁN.
Nông nghiệp tỉnh Bắc giang nói riêng và toàn nước nói chung vẫn là thế mạnh và có
va trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trên con đường phát triển và hướng tới một nền
nông nghiệp xanh, bền vững cùng với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền nông
nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn:
Nền nông nghiệp chưa được quan tâm thỏa đáng, cơ cấu nông ngiệp giảm dần,
CNH – HĐH ảnh hưởng lớn tới nền nông ngiệp: đất canh tác bị chuyển đổi, giảm nhanh
lao động trong nông nghiệp gây mất cân bằng lao động….
Khoa học kỹ thuật yếu kém, chưa có nhiều ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật
trong nền nông nghiệp: mặc dù những chuyển biến trong suốt thời gian qua là không
hè nhỏ, nhưng so với tình hình chung toàn thế giới, nông nghiệp Việt Nam vẫn lạc hậu.
Môi trường nông thôn đang bị hủi hoại nặng nề. Phát triển chăn nuôi, trồng trọt
theo phương pháp truyền thống đã tạo ra nhiều khí thải, chất thải từ chăn nuôi, phế
phụ phẩm từ trồng trọt chưa được xử lý hoặc có xử lý chưa triệt để, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường.

Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn chưa cao, sinh kế từ nông nghiệp
đang hạn hẹp dần. đặc biệt một số vùng kinh tế khó khăn của tỉnh bắc giang và người
dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận thông tin vẫn còn yếu, khó khăn trong việc phát
triển đồng đều.
III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với
môi trường thông qua việc xúc tiến xây dựng nhân rộng các mô hình nghiên cứu và
chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí
nhà kính và ứng phó giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp; quản lý hiệu quả các
hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và
phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô
công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; Hoạt động quản lý chất thải chăn
nuôi, phế phụ phẩm trong sản xuất khí sinh học được cải thiện một bước; giảm thiểu ô
nhiễm môi trường; góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại bền
vững; tạo ra nguồn năng lượng sạch;
Ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp trong lĩnh vực thủy
sản và trồng trọt đã được khẳng định hiệu quả trên thế giới, thử nghiệm trong điều
kiện Việt Nam và nhân rộng có chọn lọc các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, ứng phó/giảm thiểu tác động của biến
đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
Giúp cho tỉnh có thêm nguồn lực để nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Thông qua chương trình khí sinh học để tạo nguồn năng lượng sạch, việc áp dụng mô
hình “sản xuất nông nghiệp các bon thấp” còn cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân.
IV. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
4.1. Các hợp phần, tổng nguồn vốn và kế hoạch phân bổ nguồn vốn của dự án.
a. Dự án bap gồm 4 hợp phần:

- Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn nuôi.
- Hợp phần 2: Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học.
- Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.
- Hợp phần 4: Quản lý dự án.
b. Tổng nguồn vốn và kế hoạch phân bổ nguồn vốn
*Tổng nguồn vốn: 1.915.400 đô la Mỹ, tương đương với 39.266 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn ADB: 1.741.900 đô la Mỹ, tương đương với 35.709 triệu đồng.
- Vốn đối ứng: 173.500 đô la Mỹ, tương đương với 3.557 triệu đồng.
*Kế hoạch phân bổ nguồn vốn
KẾ HOẠCH TỔNG THỂ CHIA THEO NĂM THỰC HIỆN
Đơn vị tính: Triệu VND
TT Năm thực hiện
Nguồn vốn
Tổng số
ADB Đối ứng
1 2013 60 203 263
2 2014 2.100 426 2.526
3 2015 10.200 1.100 11.300
4 2016 10.900 1.100 12.000
5 2017 10.100 400 10.500
6 2018 2.349 327 2.676
Tổng 35.709 3.557 39.266
KẾ HOẠCH TỔNG THỂ CHIA THEO HỢP PHẦN QUẢN LÝ
Hạng mục Kế hoạch tổng thể
Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó
(Nghìn
USD)
Vốn ADB
Vốn Đối
ứng

Vốn
ADB
(Triệuđ
ồng)
Vốn
Đối
ứng
Tổng số 1.915,4 1.741,9 173,5 39.266 35.709 3.557
Hợp phần 1
Quản lý chất thải
chăn nuôi
1.225,4 1.207,9 17,5 25.121 24.762 359
Hợp phần 3
Chuyển giao công
nghệ sản xuất nông
nghiệp Các bon thấp
480 392 88 9.840 8.036 1.804
Hợp phần 4
Quản lý dự án
210 142 68 4.305 2.911 1.394
4.2. Nội dung cụ thể :
a. Phát triển các bon thấp là gì?
Thuật ngữ “phát triển các bon thấp”, “nền kinh tế các bon thấp” chỉ mới xuất
hiện trong gần một thập kỷ trở lại đây. Theo đó, phát triển các bon thấp được hiểu như
một mô hình phát triển nền kinh tế theo hướng sử dụng/tiêu thụ ít năng lượng, ít thải
chất ô nhiễm và khí thải CO2.
Phát triển nguồn năng lượng sạch thay thế cho nguồn năng lượng sử dụng
nguyên liệu hóa thạch, sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng, thúc
đẩy biện pháp giảm thiểu khí thải CO2 sẽ góp phần giảm lượng khí thải nhà kính, thủ
phạm chính gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bước đi đầu tiên mang tính quốc tế, theo hướng phổ biến năng lượng cacbon
thấp chính là việc ký nghị định thư Kyoto ( Kyoto Protocol), bắt đầu có hiệu lực thi
hành từ 16/2/2005. Theo đó các nước công nghiệp hóa cam kết giảm phát thải cacbon.
Sự kiện lịch sử này cũng tạo ra nhiều ưu tiên chính sách tại nhiều quốc gia cho việc
phát triển nền nông nghiệp cacbon thấp.
b. Triển khai dự án-các hoạt động của dự án
Hợp phần 1. Quản lý chất thải chăn nuôi
Hoạt động 1: Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các công trình khí sinh học:
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn quản lý
chất thải chăn nuôi, các tài liệu hướng kỹ thuật cho các công trình khí sinh học quy mô
nhỏ, vừa và lớn
-Hội thảo, tập huấn đào tạo giáo viên (TOT) với nội dung: Công nghệ khí sinh
học, chăn nuôi an toàn và quản lý chất thải Các cuộc hội thảo về phổ biến các thể chế
chính sách, tiêu chuẩn về công nghệ khí sinh học, quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi,
cơ chế phát triển sạch trong chăn nuôi và nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ
chăn nuôi các bon thấp.
-Tổ chức các chuyến thăm quan trong nước học tập trao đổi kinh nghiệm nghiên
cứu về công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi.
- Đào tạo cán bộ khuyến nông, nông dân chủ chốt, các doanh nghiệp tư nhân về
kỹ thuật, tiêu chuẩn, vận hành, bảo dưỡng, thủ tục lập hồ sơ vay vốn tín dụng các công
trình khí sinh học và các hạng mục môi trường có liên quan đến quản lý chất thải chăn
nuôi;
- Thu thập nhu cầu của địa phương về phát triển các công trình khí sinh học và
quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi, thực hiện thông tin tuyên truyền để phát triển
công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi đạt tiêu chuẩn. và lựa chọn trang
trại để xây dựng mô hình trình diễn chăn nuôi
Hoạt động 2: Hỗ trợ tài chính cho xây dựng các công trình khí sinh học:
- Hỗ trợ 3 triệu VNĐ/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi
trường cho 36.000 công trình khí sinh học quy mô nhỏ;
- Hỗ trợ 10 triệu VNĐ/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi

trường cho 40 công trình khí sinh học quy mô vừa
- Hỗ trợ 20 triệu VNĐ/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi
trường cho 10 công trình khí sinh học quy mô lớn;
Hoạt động 3: Thực hiện các mô hình trình diễn nhằm phát triển các công
nghệ quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi:
- Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi các bon thấp theo hướng VietGAP đạt
tiêu chuẩn từ khâu quy hoạch chăn nuôi đầu vào (giống, kỹ thuật chăn nuôi, thu gom
chất thải), sử dụng khí ga từ công trình khí sinh học, sử dụng chất cặn thải để làm
phân bón hữu cơ, xử lý nước thải hợp vệ sinh môi trường;
- Xây dựng mô hình sử dụng khí sinh học phát điện, các thiết bị sử dụng khí ga,
cung cấp khí ga dùng chung cho các hộ lân cận công trình khí sinh học nhằm tận dụng
tối đa lượng khí ga thừa, tạo nguồn thu bổ sung cho các hộ đầu tư công trình khí sinh
học;
Hợp phần 2. Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học
Dự án sẽ cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và nông dân (có ưu tiên về giới)
tại các tỉnh tham gia dự án thông qua các định chế tài chính (VBARD, Ngân hàng Hợp
tác và các định chế tài chính đạt tiêu chuẩn khác) nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi
giá trị khí sinh học – bao gồm cho vay từ khâu xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống thu
gom chất thải, các hầm khí sinh học, các thiết bị sử dụng khí sinh học (bếp, máy phát
điện, lò sấy, đường ống dẫn khí ga, ), các hạng mục xử lý môi trường (bể lắng, bể lọc,
…), các hạng mục bảo quản, vận chuyển chất cặn thải để sản xuất và sử dụng phân bón
hữu cơ.
Hợp phần 3. Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp
Các hoạt động của hợp phần này sẽ được lựa chọn dựa trên những định hướng
ưu tiên về sản xuất nông nghiệp giảm phát thải khí nhà kính đã được phê duyệt tại
Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN, ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông
thôn đến năm 2020.
Tiểu hợp phần 3.1. Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp các bon thấp
Công nghệ sản xuất lúa cải tiến giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm hỗ trợ các

hạng mục về thủy lợi nhỏ nhằm điều tiết nước có hiệu quả trên các ruộng lúa; (ii) Công
nghệ sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt, đặc biệt tập trung vào xử lý khoảng 50
triệu tấn rơm, rạ, vỏ trấu thải ra hàng năm từ trồng lúa, để chế biến than sinh học
(biochar), làm phân bón hữu cơ nhằm từng bước giảm dần sử dụng phân hóa học gây
ô nhiễm môi trường
-Bước đầu sử dụng hiệu quả nguồn sinh khối từ phế phụ phẩm nông nghiệp làm
nhiên liệu sinh học làm nhiên liệu sinh học sử dụng trong đun nấu hiệu quả tại nông
thôn (thông qua nghiên cứu sử dụng bếp lò cải tiến), sản xuất than sinh học (biochar)
để sản xuất phân bón hữu cơ nhằm từng bước thay thế một phần phân bón hóa học
đang sử dụng phổ biến trên các cánh đồng lúa. … giảm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
hóa học, thông qua nhóm hộ nông dân và hệ thống thủy lợi nhỏ điều tiết nước linh
hoạt tại những nơi có khả năng tưới tiêu chủ động.
Quản lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm phát thải khí nhà kính
và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng một hệ thống thông tin (thư viện điện tử nối mạng) cho các đơn vị
nghiên cứu và đào tạo thuộc viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) với thư viện
trung tâm đặt tại VAAS nhằm thúc đẩy công tác lưu trữ, khai thác và chia sẻ thông tin
khoa học công nghệ cập nhật trên thế giới và trong nước về các công nghệ sản xuất
nông nghiệp các bon thấp, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp cơ sở dữ liệu cho các
đơn vị nghiên cứu và đào tạo định hướng sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư về
khoa học công nghệ và khuyến nông của Nhà nước;
- Đào tạo cán bộ tại các cơ quan nghiên cứu về các công nghệ sản xuất nông
nghiệp các bon thấp có hiệu quả trên thế giới và tổ chức thăm quan học tập nhằm thúc
đẩy hợp tác nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp các bon thấp;
- Xây dựng và cập nhật các chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy sẵn có
cho nông dân và các cán bộ nông nghiệp về các kỹ thuật phù hợp về ứng dụng quản lý
chất thải nông nghiệp các bon thấp phục vụ cho đào tạo và dạy nghề nông thôn;
Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng các mô hình nông nghiệp các bon thấp
- Xây dựng mô hình trình diễn về sản xuất nông nghiệp sạch và giảm phát thải
khí nhà kính

Các mô hình trình diễn sẽ được triển khai thực hiện theo nguyên tắc chủ yếu hỗ
trợ kỹ thuật, hạn chế hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho nông dân và các doanh nghiệp (trừ
các hộ nông dân nghèo và tại các địa bàn khó khăn). Các mô hình sẽ trình diễn các
nghiên cứu ứng dụng về công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp đã được nghiên
cứu thành công. Mục tiêu của mô hình nhằm trình diễn cho nông dân thấy được hiệu
quả của mô hình. Tính bền vững của mô hình thể hiện ở hiệu quả và số lượng nông dân
sẽ làm theo mô hình sau khi đến thăm quan tập huấn. Dự án sẽ tiến hành các hoạt động
thông tin tuyên truyền, quảng bá hiệu quả của các mô hình nhằm giúp nâng cao nhận
thức của nông dân để giúp họ hiểu và sẵn sàng áp dụng công nghệ trong sản xuất;
- Đào tạo cho 700 cán bộ khuyến nông và 7.000 nông dân tại các tỉnh tham gia
dự án về các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp thông qua các ứng dụng
quản lý chất thải nông nghiệp thích ứng với khí hậu, tập trung ưu tiên tại một số vùng
sinh thái nông nghiệp dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu.
Hợp phần 4. Quản lý dự án
- Hỗ trợ chi phí hoạt động cho các đơn vị tham gia quản lý dự án gồm: Ban
QLDA Trung ương (CPMU), Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (TSU) và các Ban QLDA tỉnh
(PPMU);
- Cung cấp tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án;
- Thực hiện điều tra cơ bản và xây dựng hệ thống giám sát đánh giá dự án.
- Hội thảo, tập huấn tăng cường năng lực quản lý và thực hiện dự án;
- Mua sắm ô tô và trang thiết bị phục vụ quản lý dự án.
V. CÁC KẾT QUẢ MONG ĐỢI.
- Phát triển chương trình khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi nhằm tăng
nguồn năng lượng sạch và giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi;
- Thúc đẩy phát triển nông nghiệp các bon thấp thông qua tăng cường khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng có mục tiêu từ các định chế tài chính và sự hỗ trợ của các
chính sách, chiến lược và chương trình quốc gia;
- Nghiên cứu ứng dụng quy mô nhỏ để đưa ra những giải pháp về công nghệ sản
xuất nông nghiệp phù hợp với từng địa bàn cụ thể liên quan đến xử lý chất thải và
giảm khí nhà kính trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản;

- Cung cấp tài liệu, bản đồ phục vụ cho công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp
ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm sử dụng hiệu quả hơn
tài nguyên đất đai, giảm phát thải khí nhà kính,
- Kinh tế trên địa bàn tỉnh naag cao, đời sống nhân dân được cải thiện, đặc biệt
xây dựng được hệ thống cớ sở hạ tầng vũng chắc và phát triển.
VI. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DỰ ÁN
Ngân hàng thế
giới
Ban quản lý dự án

Bộ Nông nghiệp
và PTNT
Bộ Nông nghiệp
và PTNT
UBND Tỉnh
Bắc Giang
Ban QLDA
Tỉnh
Sở Nông
nghiệp và
PTNT
VII. KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ TỔNG THỂ CHIA THEO HỢP PHẦN QUẢN LÝ DỰ ÁN
HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP
(Kèm theo Quyết định số 1332/UBND-NN ngày 27/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
ST
T
Nội dung
Kế hoạch tổng thể
Tổng
số(Nghì

n USD)
Trong đó Tổng
số(Triệ
u VNĐ)
Trong đó
ADB
Đối
ứng
ADB
Đối
ứng
1 Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn
nuôi
1.225,4
1.207,
9
17,5 25.121
24.76
2
359
1a Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn 98,4 80,9 77,5 2.017 1.659 359
Ban QLDA
các huyện dự
án
UBND
huyện dự
án
Ban phát triển
các dự án
UBND Các

xã dự án
Các thôn, bản trên địa bàn
Bắc Giang
diện chất thải chăn nuôi và phát
triển cơ chế phát triển sạch (CDM)
Hội thảo, tập huấn đào tạo giáo viên
với nội dung: Công nghệ khí sinh học,
chăn nuôi an toàn và quản lý chất
thải
5,4 5,4 111 111
Tập huấn về vận hành công trình khí
sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi
an toàn, giám sát công trình khí sinh
học, xây và lắp đặt công trình khí sinh
học đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quản
lý chất lượng và vận hành công trình
khí sinh học, lợi ích của công việc xây
hầm, công nghệ khí sinh học
75,3 72,5 2,8 1.544 1.486 57
Các cuộc hội thảo về phổ biến các thể
chế chính sách, tiêu chuẩn về công
nghệ khí sinh học, quản lý toàn diện
chất thải chăn nuôi, cơ chế phát triển
sạch trong chăn nuôi và nghiên cứu
ứng dụng chuyển giao công nghệ chăn
nuôi các bon thấp.
7,7 7,7 158 158
Tổ chức các chuyến thăm quan trong
nước học tập trao đổi kinh nghiệm
nghiên cứu về công nghệ khí sinh học

và quản lý chất thải chăn nuôi.
10,0 3,0 7,0 205 62 144
1b Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ phát
triển các công trình khí sinh học
1.127,0
1.127,
0
0.0 23.104
23.10
4
0
Hội thảo lựa chọn các hộ chăn nuôi sẽ
xây dựng công trình khí sinh học quy
2,0 2,0 41 41
mô nhỏ, vừa và lớn.
Hỗ trợ tài chính trực tiếp xây các công
trình khí sinh học và cải thiện môi
trường chăn nuôi (công trình nhỏ mỗi
công trình 3 triệu VNĐ, công trình cỡ
vừa mỗi công trình 10 triệu VNĐ, công
trình cỡ lớn mỗi công trình 20 triệu
VNĐ).
517,0 517,0 10.599
10.59
9
Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng các công
trình khí sinh học (khảo sát, thiết kế,
lên phương án đầu tư, giám sát thi
công, quản lý chất lượng )
296,0 296,0 6.068 6.068

Hội thảo, lựa chọn trang trại để xây
dựng mô hình trình diễn chăn nuôi
2.0 2.0 41 41
Chi phí xây dựng các mô hình trình
diễn trang trại chăn nuôi các bonthấp
60.0 60.0 1.230 1.230
Chi phí cho mô hình ống dẫn ga dùng
chung cho nhóm hộ nông dân
250.0 250.0 5.125 5.125
2 Hợp phần 3. Chuyển giao công nghệ
sản xuất nông nghiệp các bon thấp
480.0 392.0 88.0 9.840 8.036
1.80
4
Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng các mô
hình nông nghiệp các bon thấp
480.0 392.0 88.0 9.840 8.036
1.80
4
Hội thảo xác định nhu cầu xây dựng
mô hình trình diễn và nội dung đào tạo
cho kĩ thuật viên, nông dân của các
tỉnh về các bon thấp, giới thiệu các
công nghệ đã được nghiên cứu ứng
dụng thành công cho nông dân và cán
bộ các tỉnh.
10.0 10.0 205 205
Tập huấn đào tạo cán bộ khuyến
nông/nông dân chủ chốt làm các hạt
nhân thúc đẩy, đưa công nghệ sản xuất

nông nghiệp các bon thấp vào ứng
dụng trên địa bàn.
18.0 18.0 369 369
Tập huấn đào tạo nông dân thông qua
các mô hình sẵn có để đào tạo.
55.0 55.0 1.128 1.128
Kinh phí lựa chọn và nghiệm thu các
mô hình nhân rộng
18.0 9.0 9.0 369 185 184
Kinh phí thực hiện các mô hình nhân
rộng
379.0 300.0 79.0 7.770 6.150 1.620
3 Hợp phần 4. Quản lý dự án
210.0 142.0 68.0 4.305 2.911
1.39
4
Chi lương và phụ cấp cho Ban QLDA
tỉnh
60.0 60.0 1.230 1.230
Chi phí hoạt động cho Ban QLDA tỉnh 150.0 142.0 8.0 3.075 2.911 164
Tổng cộng
1.915,4
1.741.
9
173.
5
39.266
35.70
9
3.55

7
VIII. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN NĂM 2013
1. Về Tổ chức:
- Tiếp tục kiện toàn nhân sự của Ban QLDA Trung ương và các Ban QLDA tỉnh.
- Thành lập Ban Hỗ trợ kỹ thuật.
- Kiện toàn nhân sự của các đơn vị thực hiện dự án tại 02 định chế tài chính
tham gia dự án (Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT và Ngân hàng Hợp tác xã)
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành những văn bản về cơ chế quản lý và thực
hiện dự án;
2. Về Kế hoạch:
- Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổng thể, kế hoạch và dự
toán năm 2013 của dự án.
- Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch mua sắm đấu thầu của dự
án.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo lập kế hoạch có sự tham gia của người dân.
3. Về Kỹ thuật:
- Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho xây dựng các công trình khí sinh học và
các hoạt động về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi của dự án.
- Xác định cụ thể các hoạt động sẽ thực hiện và cơ chế triển khai thực hiện tại
các mô hình thí điểm của dự án.
- Tổ chức tập huấn tiểu giáo viên, thợ xây tại các tỉnh tham gia dự án.
- Xác định các quy trình, thủ tục để hỗ trợ tiền mặt cho nông dân/ doanh nghiệp
xây dựng công trình khí sinh học.
4. Về Tài chính kế toán:
- Mở các tài khoản tại Ngân hàng và Kho Bạc, thực hiện tạm ứng cho các Ban
QLDA.
- Tổ chức Hội nghị tập huấn về tài chính kế toán cho các Ban QLDA.
- Tuyển kiểm toán độc lập, xây dựng phần mềm kế toán cho dự án.
- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính cho dự án.
5. Về Quản lý dự án:

- Tổ chức Hội nghị tập huấn về quản lý dự án và mua sắm đấu thầu cho các Ban
QLDA.
- Thực hiện mua sắm ô tô và các trang thiết bị cho các Ban QLDA.
- Tuyển tư vấn thực hiện dự án.
- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án.
6. Về Tín dụng:
- Ký kết Hiệp định vay phụ giữa Bộ Tài chính và 02 định chế tài chính tham gia
dự án.
- Xây dựng Sổ tay cho vay của dự án.
- Tập huấn cho các cán bộ của các định chế tài chính về các tiêu chuẩn kỹ thuật
của dự án.
- Thông tin tuyên truyền về nguồn vốn vay của dự án.
- Tập huấn cho nông dân và doanh nghiệp về xây dựng phương án sản xuất để
tiếp cận nguồn vốn vay của dự án.
IX. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.
-Hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm trong sản xuất khí sinh
học được cải thiện một bước
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường; góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ và
chăn nuôi trang trại bền vững;
- Tạo ra nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời
sống của người dân nông thôn; tạo nguồn thu từ dự án CDM;
- Ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp trong lĩnh vực
thủy sản và trồng trọt đã được khẳng định hiệu quả trên thế giới, thử nghiệm trong
điều kiện Việt Nam và nhân rộng có chọn lọc các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, ứng phó/giảm thiểu tác động của
biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
X. PHÂN TÍCH RỦI RO.
Rủi ro về nguồn cấp vốn của đối tác:
Thực chất, vấn đề này không đáng quan ngại. Lượng vốn chủ yếu do Ngân hàng
Phát triển Châu Á cho vay, đây là một ngân hàng lớn với uy tín cao, rủi ro xảy ra là rất

thấp.
Rủi ro trong việc thực hiện dự án:
+ Trình độ của các cấp quản lý: Nhìn chung trình độ của các cấp quản lý của
tỉnh còn yếu. Việc chủ động thực hiện giám sát kỹ thuật của cán bộ quản lý hợp phần
tại các tỉnh, huyện còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp cán bộ quản lý hợp phần mới
chỉ đóng vai trò khâu nối, chỉ đạo hoạt động trong khi công tác hỗ trợ kỹ thuật sâu về
mảng công việc mình phụ trách chưa được chú trọng;
+ Bắc Giang có sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực khác nhau, đặc
biệt là vùng núi nơi nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Do đó, sự tiếp cận và tham
gia trong quá trình thực hiện dự án còn thấp. Dự án sẽ không thành công nếu không có
sự tham gia tích cực của người dân địa phương
Rủi ro trong vấn đề chính sách:
+ Các chính sách của nhà nước không hợp lý với dự án: trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường luôn biến động, nhà nước nếu không có các chính sách kịp thời, phù hợp
với bối cảnh sẽ gây ra nhiều khó khăn cho dự án.
+ Vấn đề tham nhũng: đây là vấn đề nhạy cảm nhưng hết sức nóng bỏng. Thực tế
cho thấy Tham nhũng là một trong nhưng vấn đề gây rủi ro rất lớn. Ban quản lý dự án
cần gắt gao và nghiêm chỉnh chấp hành giám sát, đòng thời, sự giám sát của người
dân địa phương cũng rất quan trọng
Rủi ro trong việc thu hồi vốn:
Dự án mới bắt đầu xây dựng và thực hiện, kết quả chưa được đánh giá. Mặc dù
mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng xảy ra rủi ro và không đem lại hiệu quả như mong
đợi vẫn có thể xảy ra. Không thu hồi được vốn và không hoàn trả vốn đúng thời hạn sẽ
gây ra gánh nặng lớn cho đất nước.
Để thực hiện chiến lược phát triển các bon thấp đòi hỏi phải có năng lực tài
chính lớn, năng lực công nghệ cao. Bên cạnh đó, việc thiếu nhận thức đúng về khả năng
áp dụng cơ chế phát triển các bon thấp như đây là khoản đầu tư tốn kém mà không
đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt cũng là một thách thức đối với việc áp dụng chiến
lược phát triển các bon thấp ở Việt Nam.
X. BIỆN MINH TỔNG THỂ DỰ ÁN

Trên thực tế, hiện nay, hầu hết các nhà tài trợ quốc tế đều đặt vấn đề biến đổi
khí hậu, chính sách giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu là một
trong những trọng tâm hỗ trợ cho các nước đang phát triển. Việt Nam là 1 trong
những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu, vì thế, Cả thế giới,
các tổ chức cũng nhưu chính chính phủ việt nam luôn quan tâm và nỗ lực hành động
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu: đòng thời, một chiến lược tổng hợp cũng đang
được triển khai nhằm giảm thiểu phát thải cacbon, phát triển nawg lượng tái tạo, sản
xuất sạch hơn, thực chất là hướng tới nền nông nghiệp cacbon thấp.
Dự án hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp cacbon thấp được xây dựng và thực
hiện là một dự án hòa toàn đúng đắn, đồng thời dự án cũng là bước đà cho nền nông
nghiệp cacbon thấp ở việt nam phát triển toàn diện.
Bắc Giang là một trong 10 tỉnh được triển khai dự án. Tỉnh bắc giang có đầy đủ
những yếu tố cần thiết cho dự án phát triển và cũng có những khó khăn mà dụ án cần
giải quyết.
Dự an được xây dựng cụ thể, chi tiết và hết sức hợp lý bởi những chuyên gia
hàng đầu, được sự quan tâm của các tổ chức trên thế giới vì hướng tới môi trường,
hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Đự án có tính bền vững cao, do:
+ vấn đề Nông nghiệp cacbon thâp được quan tâm rất lớn.
+ Phù hợp với quá trình phát triển, với nhu cầu của người dân.
+ quá trình xây dựng dự án kỹ lưỡng.
+ Sự bền vững của các tổ chức thực hiện dự án, quá trình giám sát và đánh giá
dự án được xây dựng và hoạt đọng nghiêm ngặt.
* * *
Việt Nam muốn hướng tới nền nông nghiệp cacbon thấp thì cần định hướng
giảm phát thải khí nhà kính trong nhiều lĩnh vực: năng lượng, nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản, đòng thời phải kết hợp với việc xây dựng và thực hiện nền công
nghiệp cacbon thấp, xã hội cacbon thấp. nhà nước và toàn bộ người dân cần thực hiện
một cách tổng thể, đồng bộ.
Bên cạnh đó, thông qua nhiều cuộc đối thoại và đàm phán khu vực và thế giới,

chính phủ các nước phát triển cũng đã bày tỏ cam kết về chuyển giao công nghệ của họ
cho các nước đang phát triển để hỗ trợ những nước này thực hiện mô hình phát triển
nền kinh tế các bon thấp. Đây là cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng trong thời gian
tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo khởi động dự án hỗ trợ Nông nghiệp cacbon thấp theo khoản vay VIE –
2968 (SF)
2. Quyết Định 1332/QĐ – UBND, Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể dự
án: hỗ trợ nông nghệp Cacbon thấp do Ngấn hàng Phát triển Châu Á tài trợ của
UBND tỉnh Bắc Giang
3. Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Đình Diệu :”Nền Nông Nghiệp Cacbon thấp ở Việt Nam
– Khả năng và triển vọng”, Báo Khoa học và Công nghệ.
4. Tiềm năng phát triển công nghiệp cacbon thấp ở Việt Nam.

5. Hội thảo “xây dựng xã hội cacbon thấp ở Việt Nam”,

×