Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

nguyên tắc HHĐMBHH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.3 KB, 18 trang )

Giao kết HĐMBHH
I KHÁI NIỆM HHĐMBHH, GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
II Làm rõ nguyên tắc giao kết
III trình tự
IV thủ tục,
V các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng;
VI Ví dụ
I KHÁI NIỆM
1 KHÁI NIỆM HĐMBHH
Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, giúp thúc đẩy
hoạt động sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng
ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Khi hai bên tiến hành mua bán hàng hóa với
nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên thỏa thuận gọi là hợp đồng mua bán hàng hố.
Hợp đồng mua bán hàng hóa rất phong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá
phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Hợp đồng mua bán
hàng hóa là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Vì thế khi tham gia
vào các giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa các chủ thể cần hiểu rõ và nắm vững các quy
định của pháp luật để việc thực hiện hợp đồng được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.
Luật Thương Mại 2005 không đưa ra định nghĩa về Hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại nhưng có quy định về hoạt động mua bán hàng hóa tại Khoản 8 Điều 3 Luật
thương mại 2005: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có
nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa:
Có thể xem xét các đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp
đồng mua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.
– Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa:
+ Là hợp đồng ưng thuận tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong
các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của HĐ khơng phụ thuộc vào thời điểm bàn


giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực
hiện nghĩa vụ của HĐ mua bán đã có hiệu lực.
+ Có tính đền bù là bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ
bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền
thanh toán.


+ Là hợp đồng song vụ : mỗi bên trong HĐ mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ
đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền địi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với
mình. Trong HĐ mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên
quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa
vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán
– Đặc điểm riêng của HĐ mua bán hàng hóa
+ Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương
nhân. Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh.
Ngồi ra, các tổ chức, cá nhân khơng phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của
hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại, hoạt động của bên chủ
thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán
hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.
+ Về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất
định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như
HĐ mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.
+ Về đối tượng: hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo Luật thương
mại Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện
đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động
sản được phép lưu thông thương mại.

3 khái niệm giao kết hợp đồng
- Hợp đồng được giao kết khi các bên thoả thuận xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ trong hợp đồng phù hợp với các nguyên tắc do pháp luật quy định.
- Giao kết hợp đồng là việc các bên tự nguyện xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ trong hợp đồng phù hợp với các nguyên tắc do pháp luật quy định. Tự do hợp đồng,
nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về cấu thành hợp đồng, khái niệm
trên chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo khi dựa trên các giao dịch thực tế giữa
các cá nhân, tổ chức trong xã hội
SAU ĐÂY LÀ MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN MỚI NHẤT HIỆN NAY


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: …../20.../HĐMB
Căn cứ:
- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 và các văn bản pháp luật liên quan;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;
- Nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , Tại ……
Chúng tơi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Tên doanh nghiệp: ……………………………
Mã số doanh nghiệp: .....………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………
Điện thoại: …………………… Fax: …………
Tài khoản số: …………………………………
Mở tại ngân hàng: ……………………………
Đại diện theo pháp luật: …… Chức vụ: .……

CMND/Thẻ CCCD số: … Nơi cấp: … Ngày cấp: …
(Giấy ủy quyền số: … ngày …. tháng … năm … do … chức vụ … ký)
BÊN MUA (Bên B)
Tên doanh nghiệp: …………………………………
Mã số doanh nghiệp: .....…………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: ………………
Tài khoản số: ………………………………………
Mở tại ngân hàng: …………………………………
Đại diện theo pháp luật: ……… Chức vụ: .………
CMND/Thẻ CCCD số: … Nơi cấp: … Ngày cấp: …
(Giấy ủy quyền số: ... ngày …. tháng ….. năm … do … chức vụ … ký).
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều
khoản như sau:
Điều 1: TÊN HÀNG - SỐ LƯỢNG - CHẤT LƯỢNG - GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Số thứ tự Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1.
2.
3.
4.
...


Tổng cộng
(Số tiền bằng chữ: ............................... đồng)
Điều 2: THANH TOÁN
1. Bên B phải thanh toán cho Bên A số tiền ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này vào ngày ...
tháng ... năm ........
2. Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức .................

Điều 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
Số thứ tự Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá

Thành
tiền

Ghi chú

1.
2.
3.
4.
...
Tổng
cộng
2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …… chịu.
Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc ……… )
3. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua khơng đến nhận hàng thì phải chịu chi phí
lưu kho bãi là … đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán khơng
có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
4. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ.
Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại
chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán khơng chịu trách nhiệm (trừ
loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
5. Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về
nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian
(…………………….) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi
lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi
như đã chịu trách nhiệm bồi thường lơ hàng đó.

6. Mỗi lơ hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm
nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời
điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của
Luật thương mại năm 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của


hàng hố đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết
đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm
chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
4. Bên mua có trách nhiệm thanh tốn và nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận.
Điều 5: BẢO HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀNG HĨA
1. Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng …… cho bên mua
trong thời gian là …………… tháng.
2. Bên A phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 6: NGƯNG THANH TỐN TIỀN MUA HÀNG
Việc ngừng thanh tốn tiền mua hàng được quy định như sau:
1. Bên B có bằng chứng về việc bên A lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh tốn;
2. Bên B có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm
ngừng thanh tốn cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3. Bên B có bằng chứng về việc bên A đã giao hàng khơng phù hợp với hợp đồng thì có
quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên A đã khắc phục sự khơng phù hợp đó;
4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng
chứng do bên B đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên A thì bên B phải bồi thường

thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7: ĐIỀU KHOẢN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn
phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào khơng thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng mà khơng có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của
hợp đồng bị vi phạm.
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định
của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời
gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên
khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.
Điều 8: BẤT KHẢ KHÁNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Bất khả kháng nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép, một trong các Bên vẫn khơng có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình
theo Hợp đồng này; gồm nhưng khơng giới hạn ở: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, can
thiệp của chính quyền bằng vũ trang, cản trở giao thơng vận tải và các sự kiện khác tương tự.
2. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải bất khả kháng phải không chậm chễ, thông
báo cho bên kia tình trạng thực tế, đề xuất phương án xử lý và nỗ lực giảm thiểu tổn thất,
thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
3. Trừ trường hợp bất khả kháng, hai bên phải thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nội
dung của hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc từ bất kỳ
bên nào, hai bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không tự
giải quyết được, hai bên thống nhất đưa ra giải quyết tại Tịa án có thẩm quyền. Phán quyết
của tịa án là quyết định cuối cùng, có giá trị ràng buộc các bên. Bên thua phải chịu tồn bộ
các chi phí giải quyết tranh chấp.


Điều 9: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1 . Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và tự động thanh lý hợp đồng kể từ khi Bên B đã
nhận đủ hàng và Bên A đã nhận đủ tiền.

2. Hợp đồng này có giá trị thay thế mọi giao dịch, thỏa thuận trước đây của hai bên. Mọi sự
bổ sung, sửa đổi hợp đồng này đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của hai bên.
3. Trừ các trường hợp được quy định ở trên, Hợp đồng này không thể bị hủy bỏ nếu khơng
có thỏa thuận bằng văn bản của các bên. Trong trường hợp hủy hợp đồng, trách nhiệm liên
quan tới phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được bảo lưu.
4. Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ………
bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)


II, Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng thương mại được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy
định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận
của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên,
đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ
luật dân sự việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng
không trái pháp luật và đạo đức xã hội, luật thương mại là luật riêng của luật dân sự cho nên
cũng phải chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc trên.
*Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết dựa trên nguyên tắc mà Điều 389 Bộ Luật
Dân sự 2005 quy định như sau:
“Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”
Thứ nhất, việc giao kết hợp đồng giữa các bên phải được thực hiện trên cơ sở tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận, không bị ép buộc, lừa dối hay cưỡng ép. Mọi cam kết, thỏa
thuận giữa các bên không vi phạm những điều cấm của luật, không được trái với đạo đức xã
hội.
Thứ hai, mọi cá nhân, pháp nhân trong giao kết hợp đồng đều bình đẳng, trung thực, thiện
chí, việc giao kết hợp đồng giữa các bên không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, quyền và xâm phạm lợi ích hợp pháp của người khác.
*Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thì một giao dịch có hiệu
lực khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, bởi vì hành vi giao kết hợp
đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên. Do vậy để hợp đồng có hiệu
lực pháp lý và có khả năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức
hành vi giao kết hợp đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân, tổ
chức giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Nếu như người tham gia giao dịch không đầy
đủ năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ khơng có hiệu lực và theo qui định của pháp luật
sẽ bị tun bố vơ hiệu.
Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, khơng
trái đạo đức xã hội. Mục đích của hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong
muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản mà


các bên đã thỏa thuận, thống nhất. Để hợp đồng có hiệu lực và có khả năng thực hiện, pháp
luật quy định mục đích, nội dung của hợp đồng khơng được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Việc quy định nguyên tắc giao kết
hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng
đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà
pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và
hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết
nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,

trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng…
là lý do dẫn đến hợp đồng bị coi là vô hiệu.
Thứ tư, nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tn theo quy định này.
Thơng thường đó là quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản hợp đồng
phải được công chứng, chứng thực.Trong trường hợp này, hình thức của hợp đồng là điều
kiện có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luật quy định. Để
hợp đồng thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được
pháp luật thừa nhận.
III Trình tự giao kết hợp đồng
Trình tự giao kết hợp đồng được diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
Giao kết hợp đồng được bắt đầu bằng một đề nghị giao kết hợp đồng, có kèm theo nội dung
muốn giao kết và thời hạn trả lời. Trong thời gian chờ người được đề nghị trả lời thì người đề
nghị khơng được thay đổi, mời người thứ ba nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên
được đề nghị.
Pháp luật dân sự hiện hành không quy định về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng
nhưng có thể thấy đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, như bằng văn bản viết, lời nói hoặc phương tiện khác miễn là có thể biểu lộ được ý chí
của mình để người kia nhận biết được.
Lưu ý: Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi bên được đề nghị chưa nhận
được đề nghị; bên đề nghị nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị.
Bước 2: Bên được đề nghị nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Các trường hợp sau đây được coi là bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp
đồng:


Nếu bên được đề nghị là cá nhân: Đã được chuyển đến nơi cư trú.




Nếu bên được đề nghị là pháp nhân: Đã được chuyển trụ sở.



Lời đề nghị đã được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.



Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức
khác.


Bước 3: Chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị
về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng về cơ bản, trên tinh thần quy định trong
Điều 396 Bộ luật dân sự 2015 thì nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
thông thường phải đảm bảo hai yếu tố:
Một là, chấp nhận toàn bộ nội dung như đã nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng dân sự và
không bỏ qua nội dung nào.
Hai là, không bổ sung nội dung nào khác so với đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.
Việc trả lời đề nghị giao kết hợp đồng do hai bên thỏa thuận, có thể là trả lời ngay hoặc trả
lời trong một khoảng thời gian do hai bên ấn định. Nếu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
diễn ra sau khoảng thời gian thời hạn được ấn định thì được xem như là một đề nghị giao kết
mới.
IV, Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
- Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật dân sự năm 2015
+ Văn bản hợp nhất Luật Thương mại năm 2017
*Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

- Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại gồm 2 thủ tục chính là đề nghị giao
kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Như vậy, thủ tục giao kết hợp đồng được thực hiện như sau:
Bước 1:
- Trước hết là đề nghị giao kết hợp đồng
Đây là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên
đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề
nghị).
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định bằng cách cách thức: (i) Do
bên đề nghị ấn định; (ii) Nếu bên đề nghị khơng ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có
hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
Được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng khi: (i) Đề nghị được chuyển đến nơi cư
trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp
nhân; (ii) Đề nghị được đưa vào hệ thống thơng tin chính thức của bên được đề nghị; (iii)
Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Bước 2:


- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Đây là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Điều
đáng chú ý là: Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các
bên.
V Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
Căn cứ quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 về 9 biện pháp bảo bảo thực hiện
nghĩa vụ như sau:
“Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản
3. dặt cọc
4. Ký cược
5. Ký quỹ
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8.. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.

Sau đây, chúng tơi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản của các biện pháp bảo đảm thực hiện
hợp đồng này như sau:
3.1. Biện pháp cầm cố tài sản:
Biện pháp cầm cổ tải sản được quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vu."
Trường hợp bên có nghĩa vụ trong hợp đồng khơng thực hiện nghĩa vụ thì bản nhận cầm cố
sẽ xử lý tài sản cầm cố để bù trừ nghĩa
Các nội dung liên quan đến biện pháp cầm cố tài sản được quy định chi tiết từ Điều 309 đến
Điều 316 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 31, Điều 32 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP
Đây là một biện pháp bảo đảm có tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo đảm, bởi vì
người nhận cầm cố giữ tài sản của bên cầm cổ cho nên khi xử lý tài sản cầm cố sẽ thuận lợi
và thanh toán nghĩa vụ kịp thời.


Biện pháp bảo đảm này được sử dụng phổ biến trong Hợp đồng vay tiền, hợp đồng tín
dụng ....
3.2. Biện pháp thể chấp tài sản:
Biện pháp thế chấp tài sản quy định chi tiết từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật Dân sự năm
2015, từ Điều 34 đến Điều 36 Nghị định số 21/2021/ND-CP.
Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bến thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu
của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là
bên nhận thế chấp).
2 Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ
tài sản thế chấp
Bên thể chấp sẽ chuyển giao cho bản nhận thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho
bên nhận thổ chấp nếu các bên có thỏa thuận. Việc giữ lấy giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu,
sử dụng tài sản hạn chế bản thể chấp định đoạt tài sản.
Trường hợp bôn thổ chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp sẽ xử lý tài sản bảo
đảm để thanh toán nghĩa vụ, Đây là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được nhiều
chủ thể lựa chọn sử dụng ở Hợp đồng vay tiền, Hợp đồng góp vốn…
3.3. Biện pháp đặt cọc:
Biện pháp đặt cọc được quy định từ Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

| “Điều 328. Đặt cọc
1 Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bền đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi
chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2 Trường hợp họp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt
cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối
việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và 1 khoản tiền
tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Biện pháp đặt cọc là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất, hiệu quả cao
nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể trong Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp
đồng mua bán đất, Hợp đồng thuên đất, Hợp đồng thương mại, Hợp đồng quảng cáo, Hợp
đồng gia công. Hợp đồng nhượng quyền thương mại, Hợp đồng thuê, cho thuê, Hợp đồng
môi giới, Hợp đồng xuất nhập khẩu...
3.4. Biện pháp ký cược:
Khái niệm biện pháp ký cược được quy định tại Điều 329 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:



“Điều 329. Ký cược
1 Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một
thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê
2 Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trên
tiền thuế; nếu bên thuê khơng trả lại tài sản th thì bên cho th có quyền địi lại tài sản
th; nếu tài sản thuế khơng cịn để trả lại thì tài sản ký cuộc thuộc về bên cho thuê.”
Theo đó, biện pháp ký cược thường được áp dụng trong các hợp đồng thuê tài sản như: Hợp
đồng thuê, cho thuê, Hợp đồng thuê đất, Hợp đồng thuê nhà,....
3.5. Biện pháp ký quỹ:
Biện pháp kỹ quỹ được quy định tại Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
| “Điều 330. Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc giấy tờ
có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì
bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh tốn, bồi thường thiệt hại do bên
có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật."
Theo đó, biện pháp ký quỹ có thể được sử dụng trong Hợp đồng gia công, Hợp đồng xây
dựng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh... tùy vào thỏa thuận của các chủ thể.
3.6. Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu được quy định chi tiết từ Điều 331 đến Điều 334 Bộ luật dân sự năm
2015.
Bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng với Hợp đồng mua bán hàng hố. Theo đó, quyền sở
hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy
đủ.
3.7. Biện pháp bảo lãnh
Biện pháp bảo lãnh được quy định chi tiết tử Điều 335 đến Điều 343 Bộ luật dân sự năm

2015,
Biện pháp bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
(sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ.
Các bên có thể thỏa thuận về trường hợp bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.


Biện pháp bảo lãnh thường được sử dụng phổ biển trong Hợp đồng vay tiền (bảo lãnh cho
bên vay vốn), Hợp đồng xây dựng (bảo lãnh thanh toán hoặc bảo lãnh bảo hành), Hợp đồng
thầu phụ, Hợp đồng liên danh,....
3.8. Biện pháp tín chấp
Biện pháp bảo đảm này được quy định tại Điều 344 và Điều 345 Bộ luật dân sự năm 2015
Tín chấp là việc Tổ chức chính trị – xã hội được pháp luật cho phép bảo đảm bằng tín chấp
cho hộ gia đình nghèo, cá nhân vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác
để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng (thể hiện trong Hợp đồng vay tiền)
Việc cho vay có bảo đảm bảng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay,
mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân
hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.
3.9. Biện pháp cầm giữ tài sản
Nội dung quy định biện pháp cầm giữ tài sản được quy định từ Điều 346 đến Điều 350 Bộ
luật dân sự 2015 Căn cứ quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 thì
“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp
tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có
nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."


Bảng so sánh các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại


TT Biện pháp
bảo đảm
1
Cầm cố
tài sản
2
Thế chấp
tài sản
3
Đặt cọc

Nghĩa vụ bảo đảm

4

Ký cược

Trả lại tài sản thuê
là động sản

5

Ký quỹ

Thực hiện nghĩa vụ

6

Bảo lưu
quyền sở

hữu
Bảo lãnh

7
8

9

Thực hiện nghĩa vụ
Thực hiện nghĩa vụ
Giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng

Tài sản bảo đảm

Quản lý tài Ghi chú
sản
Động sản, bất Giao tài sản
động sản
Động sản, bất Không giao
động sản
tài sản
Tiền, kim khí Giao tài sản
Bên vi phạm
quý, đá quý
bị phạt cọc
hoặc vật có giá
trị khác
Tiền, kim khí Giao tài sản
Bên

th
q, đá q
mất
cược
hoặc vật có giá
nếu khơng
trị khác
trả lại tài sản
th
Tiền, kim khí Gửi vào tổ Gồm ba bên
quý, đá quý chức tín dụng
hoặc giấy tồ có
giá
Tài sản là đối Bên bán bảo Bằng
văn
tượng hợp đồng lưu quyền sở bản
mua bán
hữu
Bằng
hoặc Phụ thuộc vào Gồm ba bên
không bằng tài biện
pháp
sản
kèm theo
Không bằng tài Khơngbàn
Gồm ba bên
sản
giao

Nghĩa vụ thanh

tốn trong hợp
đồng mua bán
Cam kết thực hiện
nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ
Tín chấp Cho cá nhân, hộ
gia đình nghèo vay
tiền tại tổ chức tín
dụng
Cầm giữ Thực hiện nghĩa vụ Tài sản
tài sản
trong hợp đồng cầm giữ
song vụ

đang Bên có quyền Khơng
do
cầm giữ tài thỏa thuận
sản


VI. VÍ DỤ
Anh A là Giám đốc Doanh nghiệp sắt thép A và anh B là giám đốc Doanh nghiệp xây dựng
B. Anh B muốn mua sắt thép từ doanh nghiệp của anh A với số lượng lớn, nhằm mục đích
xây dựng các cơng trình sắp tới của doanh nghiệp mình. Sau khi anh B gặp anh A. 2 bên đã
thỏa thuận về số lượng sắt thép, giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, địa điểm nhận hàng
và phương thức thanh toán … rồi cùng đi đến thống nhất. Sau khi 2 bên anh A và anh B đã
cùng thỏa thuận và đi đến thống nhất, 2 bên đã lập 1 hợp đồng mua bán hàng hóa.
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**********

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Hợp đồng số: 09/2023/HĐMB
- Căn cứ bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 và các văn bản pháp luật liên
quan;
- Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp Luật liên
quan;
- Căn cứ vào nhu cầu khả năng của các bên
Hôm nay, ngày 4 tháng 4 năm 2023
Tại địa điểm: CƠNG TY TNHH SẮT THÉP A
Chúng tơi gồm:
BÊN BÁN (“BÊN A”): CÔNG TY TNHH SẮT THÉP A
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 109 Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Mã số thuế: 0101889265
- Điện thoại: 0899841667
- Đại diện: Ông Nguyễn Văn A

Chức vụ: Giám đốc

BÊN MUA (“BÊN B”) CÔNG TY CP XÂY DỰNG B
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 525 Lạc Long Quân, phường Xuân la, quận Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 086856580
- Mã số thuế:0101592377
- Đại diện: Ông Nguyễn Văn B

Chức vụ: Giám đốc

Trên cơ sở thỏa thuận, 2 bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều
khoản sau đây:



ĐIỀU 1. TIỀN HÀNG - SỐ LƯỢNG - CHẤT LƯỢNG - GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
ST Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng
T
01
Sắt loại 1
Tấn
1
02
Thép loại 1
Tấn
1
Cộng giá trị tiền hàng
Thuế GTGT 10%
Tổng giá trị hợp đồng
ĐIỀU 2: THANH TOÁN

Đơn giá

Thành tiền

2000000
3000000

2000000
3000000
5000000
500000
5500000


1, Bên Mua phải thanh toán cho bên bán số tiền ghi tại điều một của hợp đồng vào ngày
30/4/2023
2, Bên Mua thanh toán cho bên bán theo hình thức chuyển khoản vào tài khoản của bên bán
chi tiết như sau
Số tài khoản: 9704229204517767415
Mở tại: Ngân hàng TMCP Quân Đội
ĐIỀU 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG
1. Việc bàn giao hợp đồng cho bên mua được thực hiện vào ngày 30/4/2023
2. Địa điểm giao nhận hàng tại trụ sở của bên mua số 525 Lạc Long Quân, phường Xuân la,
quận Tây Hồ, Hà Nội.
ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
1. Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian, địa điểm, chất lượng và chủng loại theo
quy định trong hợp đồng này trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Bên Bán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, tài liệu hợp lệ cho Bên Mua và
chịu trách nhiệm pháp lý về tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ, tài liệu đã giao
3. Bên Mua có trách nhiệm thanh toán và nhận hàng theo đúng thời gian đã quy định
ĐIỀU 5: BẤT KHẢ KHÁNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Bất khả kháng có nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép, một trong các bên vẫn khơng có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình
theo Hợp đồng này, gồm nhưng không giới hạn ở: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, can
thiệp của chính quyền bằng vũ trang, cản trở giao thông vận tải và các sự kiện khác tương tự.
2. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải bất khả kháng phải khơng chậm chễ, thơng
báo cho bên kia tình trạng thực tế, đề xuất phương án xử lý và nỗ lực giảm thiểu tổn thất,
thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.


3. Trừ trường hợp bất khả kháng, 2 bên phải thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nội dung
của hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc bất kỳ bên nào, 2
bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không tự giải quyết

được, 2 bên thống nhất đưa ra giải quyết tại tòa án thẩm quyền tại Hà Nội. Phán quyết của
tòa án là quyết định cuối cùng, có giá trị ràng buộc các bên. Bên thua phải chịu tồn bộ các
chi phí giải quyết tranh chấp.
ĐIỀU 6: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Đối với Bên Bán:
- Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số
tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
- Nếu Bên Bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp đồng
này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là 0,05% Tổng
giá trị hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.
Đối với Bên Mua:
- Nếu Bên mua khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh tốn theo qui định tại Hợp đồng này thì
sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
- Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo qui định của Hợp đồng
này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1. Việc thay đổi tên của Bên Mua trên hợp đồng và/hoặc trên hóa đơn sẽ khơng được chấp
nhận
2. Hợp đồng này có giá trị thay thế mọi giao dịch, thỏa thuận trước đây của 2 bên. Mọi sự bổ
sung, sửa đổi hợp đồng này đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của 2 bên.
3. Trừ các trường hợp được quy định ở trên, Hợp đồng này khơng thể bị hủy bỏ nếu khơng
có thỏa thuận bằng văn bản của các bên. Trong trường hợp hủy hợp đồng, trách nhiệm liên
quan tới phạt vi phạm bồi thường thiệt hại được bảo lưu.
4. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản. Mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý
như nhau.
5. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được coi là đã thanh lý khi Bên A đã nhận đủ
tiền và Bên B đã nhận hàng

Đại diện bên mua
(ký và đóng dấu)


Đại diện bên bán
(ký và đóng dấu)


Câu hỏi
Câu 1: hãy nêu những Rủi ro tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa:

Có 6 loại tranh chấp hợp đồng mua bản hàng hoá phổ biến mà bạn cần biết trước khi giao kết
hợp đồng, đó là:
• Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hố
• Tranh chấp do giao hàng không đúng đối tượng ghi nhận trong hợp đồng mua bán hàng hố
• Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do bên bán chậm giao hàng
• Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về giá cả, phương thức thanh tốn
• Tranh chấp hợp đồng mua bản hàng hóa liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng
• Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về bảo hành hàng hố

Câu 2: Các chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bao
gồm những chủ thể nào?
Chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là tổ chức, cá nhân
trong tham gia hợp đồng, thỏa thuận có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Trong quan hệ bảo đảm có hai quan hệ, đó là bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm

Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đã quy định như sau:

– Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ,
bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức
chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ
đối với biện pháp cầm giữ.

– Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thể chấp, bên nhận đặt cọc, bên
nhận kỷ cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bản trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo
lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có
quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×