Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Ts Bs Nguyễn Thị Diễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.73 KB, 12 trang )

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG VÀNH CẤP
Ts.Bs.Nguyễn Thị Diễm
Mục tiêu:
1.Xử trí ban đầu các thể lâm sàng của hội chứng vành cấp
2.Điều trị tại bệnh các thể lâm sàng hội chứng vành cấp
3.Điều trị lâu dài các thể lâm sàng của hội chứng vành cấp
Hội chứng vành cấp (HCVC) gồm có các thể lâm sàng: đau thắt ngực không ổn định,
nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp không ST chênh lên và nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
1. Xử trí ban đầu
Những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ HCVC, nên được xử trí ban đầu trước
khi nhập viện:
- Aspirin viên thường (viên trần) 162-325mg nhai kết hợp với: ticagrelor liều nạp 180mg
hoặc prasugrel (với những bệnh nhân chưa sử dụng các thuốc ức chế P2Y12 và chuẩn bị
can thiệp mạch vành) 60mg hoặc clopidogrel khi không có prasugrel và ticagrelor hoặc
có chống chỉ định với hai loại này. Liều clopidogrel 300mg hoặc 600 mg nếu chuẩn bị
can thiệp mạch vành.
-Thở oxy nếu SaO2< 90% hoặc PaO2 <60mmHg. Duy trì đợ bão hoà oxy>90%. Liều
oxy thông thường 2-4 lít/phút. Cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính. Việc thở oxy thường qui ở những bệnh nhân có SaO2≥ 90% không được
khuyến cáo.
-Nitroglycerin 0,4mg ngậm dưới lưỡi. Có thể lặp lại liều trên sau 5 phút nếu vẫn chưa
kiểm soát được đau ngực. Chống chỉ định với nitrate: huyết áp tâm thu <90mmHg; Nhồi
máu thất phải; Có sử dụng nhóm ức chế phosphodiesterase trong vòng 24 giờ đối với
sildenafil hoặc vardenafil và trong vòng 48 giờ đối với tadalafil.
2.Điều trị hội chứng vành cấp không ST chênh lên
Hội chứng vành cấp không ST chênh lên gồm: đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu
cơ tim cấp không ST chênh lên.


Dựa vào phân tầng nguy cơ để lựa chọn chiến lược điều trị:
- Nguy cơ rất cao gồm các trường hợp sau: rối loạn huyết động hoặc sốc tim; đau thắt
ngực tái phát/tiến triển không đáp ứng điều trị nội khoa; rối loạn nhịp đe dọa tính mạng
hoặc ngừng tim; biến chứng cơ học do nhồi máu cơ tim; suy tim cấp; thay đổi ST-T trở
lại đặc biệt ST chênh lên.
- Nguy cơ cao: tăng/giảm troponin phù hợp với chẩn đoán nhồi máu cơ tim; biến đổi
ST-T động học; GRACE>140 điểm.
1


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

- Nguy cơ trung bình: đái tháo đường;suy thận (GFR<60ml/phút/1,73m2); EF<40%
hoặc suy tim sung huyết; đau ngực sớm sau nhồi máu cơ tim; có tiền sử
PCI/CABG;GRACE >190-<140 điểm
- Nguy cơ thấp: khi không có bất kỳ đặc điểm nào nói trên.

Sơ đồ 2. Phác đồ chiến lược điều trị và thời gian chuyển viện trong HCVC
không ST chênh lên (nguồn ESC 2015)
(HCMVCKST-hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên)

Nitrate: giúp giảm tiền tải. Liều 0,4mg ngậm dưới lưỡi/5 phút x 3 liều. Nếu đau ngực
khơng giảm thì dùng nitrate trùn tĩnh mạch liều từ 5-30 microgram/phút. Khởi đầu liều
thấp và điều chỉnh tốc độ truyền theo triệu chứng và huyết áp. Tăng dần liều đến
200μg/phút cho đến khi kiểm soát được đau ngực với điều kiện huyết áp tâm thu không
<90mmHg. Khi không đáp ứng với nitrae hoặc không có nitrate thì xem xét sử dụng
morphine sulfat 2-4mg tiêm tĩnh mạch chậm (tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, tụt huyết áp,
suy hô hấp, nhịp chậm). Hiện nay không khuyến cáo sử dụng các nhóm thuốc chẹn kênh

canxi, các thuốc tác động trên chuyển hóa nội bào như trimetazidine để kiểm soát đau
ngực trong NMCT cấp có ST chênh lên.
Thuốc chẹn beta giao cảm: thường sử dụng vì có tác dụng giảm sức co bóp cơ
tim, giảm nhịp tim. Ức chế beta chọn lọc: metoprolol, bisoprolol, atenolol (liều như trên).
Nên bắt đầu ức chế beta bằng đường uống sớm nếu không có chống chỉ định, dùng đường
2


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

tĩnh mạch hiện khơng được khuyến cáo vì có thể dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp và không
cải thiện được tiên lượng. Thuốc chẹn bêta giao cảm đường uống nên bắt đầu sử dụng
trong vòng 24 giờ đầu cho tất cả các bệnh nhân NMCT cấp nếu không có một trong các
dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu suy tim
- Bằng chứng của tình trạng giảm cung lượng tim
- Tăng nguy cơ bị sốc tim
- Các chống chỉ định tương đối khác của thuốc (khoảng PR >0,24 giây, block AV độ
2-3, hen phế quản đang hoạt động, hay bệnh đường hô hấp phản ứng)…
Kiểm soát tần số tim khi nghỉ từ 55 đến 60 lần/phút.
Ức chế canxi: cũng hay dùng trong bệnh thiếu máu cục bộ. Dùng thay thế ức chế.
Loại tác động kéo dài được khuyến cáo ưu tiên ở bệnh nhân có co thắt động mạch vành
(cơn đau thắt ngực biến thể). Nhưng ức chế canxi như Nifedipin không nên dùng vì làm
tăng thiếu máu cục bợ cơ tim do tăng nhịp tim phản xạ.
Morphin sulfate: giảm tiền tải (cơ chế giãn mạch), giảm đau gây nghiện. Liều 2-4
mg IV/5-15 phút, không quá 25mg/24giờ. Chỉ sử dụng morphin khi ức chế beta và nitrate
không hiệu quả hoặc khi có phù phổi cấp và/hoặc bệnh nhân kích thích nhiều.
Chống chỉ định: suy tim do bệnh phổi mạn tính, suy hô hấp, hạ huyết áp. Tác dụng

phụ: ức chế hô hấp, buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim,…
Kháng đông: heparin không phân đoạn và heparin trọng lượng phân tử thấp. Giảm
90% nguy cơ NMCT và giảm 70% thiếu máu cục bộ trong CĐTN không ổn định.
- Heparin không phân đoạn: liều 60UI/kg bolus, sau đó 12UI/kg/h IV giữ aPTT 1,52,5.
- Heparin trọng lượng phân tử thấp: enoxaparin 1mg/kg/12 giờ (1mg/kg/24 giờ nếu
GFR<30ml/min). Sau đó liều duy trì 1mg/kg/12 giờ cho đến khi được can thiệp mạch
vành hoặc 5-7 ngày, tối đa 8 ngày. Theo ACC/AHA heparin trọng lượng phân tử thấp
được ưa chuộng hơn vì khơng cần kiểm soát aPTT và ít tác dụng phụ giảm tiểu cầu.

3


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

Bảng 1.Liều kháng đông
Chống kết tập tiểu cầu: sau khi có chẩn đoán xác định. Nếu chiến lược điều trị là
can thiệp mạch vành thì sử dụng ngay các thuốc sau càng sớm càng tốt:
- Ticagrelor 180mg liều nạp, sau đó 90mg x 2 lần/ngày, hoặc
- Clopidogrel 600mg liều nạp, sau đó 75mg hàng ngày (khi ticagrelor không được lựa
chọn)
Sau can thiệp mạch vành, hoặc chiến lược điều trị nợi khoa thì sau liều nạp ở ngày thứ
1, ngày thứ 2 sử dụng chống kết tập tiểu cầu kép, tốt nhất nên dùng trong tối thiểu 12
tháng, sau đó dùng một loại (aspirin). Với bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao (thiếu máu,
người già yếu, suy kiệt, thang điểm PRECISE – DAPT >25, hoặc trong thời gian dùng có
biến cố chảy máu có thể dùng chống kết tập tiểu cầu kép trong 1-3 tháng sau đó chuyển
sang một loại. Với bệnh nhân nguy cơ chảy máu thấp và nguy cơ huyết khối cao (stent
thân chung động mạch vành trái hoặc đặt nhiều stent hoặc có tiền sử huyết khối trong
stent) có thể dùng kéo dài vô hạn định. Với phác đồ dùng aspirin và ticagrelor, nếu có

chiến lược dùng kéo dài (vô hạn định) sau 12 tháng có thể xem xét sử dụng liều ticagrelor
60mg x 2 lần trong ngày.
Cần lưu ý, mặc dù điều trị chống huyết khối là bắt buộc ở bệnh nhân hội chứng
vành cấp không ST chênh lên (bất kể chiến lược điều trị nội khoa hay can thiệp) nhưng
cần cân nhắc nguy cơ xuất huyết và nguy cơ huyết khối bởi vì dự hậu bệnh nhân đều xấu
4


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

ở cả hai nguy cơ đó. Do đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị phải cân nhắc đờng đều
tình trạng thiếu máu cục bộ và nguy cơ chảy máu của bệnh nhân. Nguy cơ chảy máu cao
ở thời điểm can thiệp mạch vành khi có một trong các yếu tố chính như sau: đang sử
dụng thuốc kháng đông, suy thận với độ lọc cầu thận< 30 ml/p, hemoglobin <11g/l, có
tiền sử chảy máu nghiêm trọng phải nhập viện hoặc truyền máu trong vòng 6 tháng qua,
tiểu cầu <100 x109/L, xơ gan có tăng áp lực tĩnh mạch cửa,ung thư đang tiến triển trong
vịng 12 tháng,dị dạng đợng tĩnh mạch não,x́t huyết nội sọ (bất cứ thời gian nào), xuất
huyết nội sọ do chấn thương trong 12 tháng qua, đột quỵ thiếu máu nặng và trung bình
trong vịng 6 tháng,có phẫu tḥt lớn gần đây hoặc chấn thương nghiêm trọng trong vòng
30 ngày trước PCI. Ngoài ra nguy cơ chảy máu cũng cao khi có 2 trong các yếu tố phụ
như sau: tuổi≥ 75, độ lọc cầu thận 30-59ml/p, hemoglobin 11-12,9 g/dL ở nam,11-11,9
g/dL ở nữ, có tiền sử chảy máu nghiêm trọng phải nhập viện hoặc truyền máu trong vòng
từ 6-12 tháng qua,sử dụng kháng viêm non-steroid hoặc corticoid, có tiền sử đột quỵ
thiếu máu não trước đó.

Sơ đồ 3.Liệu pháp chống huyết khối trong hội chứng vành cấp ST không chênh
lên.


5


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

Ức chế men chuyển nếu bệnh nhân có biểu hiện suy tim ứ huyết, EF<40% và
huyết áp tâm thu không <100mmHg hoặc tụt trên 30mmHg so với bình thường của bệnh
nhân và không có chống chỉ định.
Statin: statin được sử dụng ở mọi bệnh nhân hội chứng vành cấp trừ khi có chống
chỉ định. Mục đích: kháng viêm, giúp ổn định chức năng nợi mơ. Do đó statin giúp phịng
các biến chứng của nhồi máu cơ tim như tái nhồi máu, đau ngực tái diễn và rối loạn nhịp.
Theo AHA 2014, atorvastatin 40-80mg/ngày, rosuvastatin 20-40mg/ngày nếu ≤ 75 tuổi;
atorvastatin 10-20mg/ngày, simvastatin 5-10mg/ngày nếu bệnh nhân >75 tuổi.
Điều trị lâu dài:
A: Antiplatelet therapy-liệu pháp chống kết tập tiểu cầu (aspirin, ticagrelor,
clopidogrel).
B: Beta blockers, blood pressure control – chẹn beta, kiểm soát huyết áp
C: Cholesterol (statin, fibrate) – converting enzyme inhibitor – cessation of smoking –
Kiểm soát lipid máu, ức chế men chuyển, cai thuốc lá.
D: Dietary management-kiểm soát chế độ ăn
E: Exercise and weight control-tập thể dục và kiểm soát cân nặng.
3. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
3.1.Phương thức tiếp cận y tế và chọn chiến lược tái tưới máu

6


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Bộ Môn Nội

Sơ đồ 4. Lựa chọn nơi chuyển viện và chiến lược tái tưới máu.
PCI- Percutaneous Coronary Intervention- can thiệp mạch vành qua da

(nguồn ESC 2018)
Lặp đường truyền tĩnh mạch: duy trì bằng glucose 5% hoặc natriclorua 90/00
Oxy: thở oxy nếu có khó thở hay suy tim. Liều oxy thông thường 2-4 lít/phút. Duy
trì đợ bão hoà oxy>90% (SpO2>90%). Cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính.
Tái lưu thông mạch vành:
- Can thiệp mạch vành qua da: nếu đau ngực <12 giờ nên tiến hành sớm đặt stent sớm
trong vòng 120 phút khi có chẩn đoán. Nếu bệnh nhân đau ngực>12 giờ: PCI khi triệu
chứng thiếu máu tiến triển, bất ổn huyết động hoặc rối loạn nhịp nguy hiểm.
- Thuốc tiêu sợi huyết: dùng ở bệnh viện không có can thiệp mạch vành hoặc không
thể can thiệp được trong vòng 120 phút kể từ khi nhập viện.
+ Streptokinase: truyền tĩnh mạch 1.500.000 đơn vị trong 30-60 phút, thêm/không
heparin.
+ Chất hoạt hóa plasminogen mô (t-PA, tissue plasminogen activator) (alteplase):
Tổng liều 100mg, được dùng như sau: 15mg IV (bolus), sau đó 0,75mg/kg (max 50mg)
truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Sau đó 0,5mg/kg (max 35mg) truyền tĩnh mạch trong 60
phút tiếp theo. Thêm heparin.
Sau khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết dù thành công (ST giảm chênh >50% sau 60 – 90
phút) hay thất bại cũng cần xem xét PCI sau 2-24 giờ.
Chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết: nếu không có chống chỉ định, nên sử dụng thuốc
tiêu sợi huyết cho những bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực trong vòng 12 giờ kể từ
lúc khởi phát, có kèm theo đoạn ST chênh lên (1mm ở ít nhất 2 chuyển đạo ngoại vi,
2mm ở 2 chuyển đạo liên tiếp trước tim) và/hoặc biểu hiện block nhánh trái mới xuất
hiện trên ECG.

Các chống chỉ định tuyệt đối là:









Tiền sử xuất huyết nội sọ, tai biến mạch máu não không rõ nguồn gốc
Đột quỵ thiếu máu não trong 6 tháng
Tổn thương thần kinh trung ương hoặc dị dạng động tĩnh mạch
Chấn thương nặng, phẫu thuật, tổn thương đầu gần đây (trong vòng 1 tháng)
Chảy máu tiêu hóa trên trong vòng 1 tháng
Rối loạn chảy máu (trừ kinh nguyệt)
Bóc tách động mạch chủ
Các thủ thuật gây chảy máu mà không thể băng ép được như sinh thiết gan, chọc dò tủy
sống.
Heparin: Nếu chiến lược điều trị là PCI thì chọn 1 trong 2 loại heparin sau:
7


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

- Heparin không phân đoạn: 70-100 đơn vị/kg (tiêm tĩnh mạch) khi không sử dụng
nhóm ức chế Gp IIb/IIIa; 50-70 đơn vị/kg (tiêm tĩnh mạch) khi có sử dụng nhóm ức chế
Gp IIb/IIIa. Duy trì aPTT = 1,5 đến 2,0 lần chứng.

+ Enoxaparin: 0,5mg/kg (tiêm tĩnh mạch). Sau đó 15 phút, duy trì 1mg/kg/12 giờ
(tiêm dưới da).
+ Nếu chiến lược điều trị là thuốc tiêu sợi huyết thì chọn 1 trong 3 loại heparin sau:
- Heparin không phân đoạn: tiêm tĩnh mạch 60 đơn vị/kg (tối đa 4000 đơn vị), sau đó
truyền tĩnh mạch 12 đơn vị/kg/giờ (tối đa 1000 đơn vị) (duy trì aPTT = 1,5 đến 2,0 lần
chứng, tương ứng khoảng 50-70 giây) trong vòng 48 giờ sau dùng tiêu sợi huyết cho đến
khi bệnh nhân được can thiệp mạch vành.
+ Enoxaparin:
Bệnh nhân <75 tuổi: 30mg (bolus tĩnh mạch), sau 15 phút: tiêm dưới da 1mg/kg/giờ mỗi
12 giờ (tối đa 100mg cho 2 liều đầu tiên).
• Bệnh nhân ≥75 t̉i: không dùng liều bolus, tiêm dưới da 0,75mg/kg/giờ mỗi 12 giờ (tối
đa 75 mg cho 2 liều đầu tiên).
• Nếu GFR <30 mL/phút/1,73m2: tiêm dưới da 1mg/kg mỗi 24 giờ, bất kể đợ t̉i


Thời gian sử dụng: tối đa 8 ngày hoặc cho đến khi bệnh nhân được can thiệp mạch
vành.
Chống kết tập tiểu cầu:
- Sau can thiệp mạch vành, aspirin 81mg/ngày (75-100mg) dùng kéo dài không hạn
định. Kếp hợp với 1 trong các thuốc sau đây: ticagrelor 90mg x 2 lần/ngày hoặc prasugrel
10mg/ngày (bệnh nhân ≤60kg, ≥75 tuổi liều duy trì 5mg/ngày. Khơng sử dụng prasugrel
ở bệnh nhân có tiền căn đột quỵ) hoặc clopidogrel 75mg/ngày dùng kéo dài 1 năm.
- Sau sử dụng thuốc tiêu sợi huyết: aspirin 75-100mg kết hợp với clopidogrel 75mg
kéo dài 1 năm. Sau 48 giờ điều trị thuốc tiêu sợi huyết, có thể chuyển đổi thuốc
clopidogrel sang ticagrelor.
- Nếu không áp dụng chiến lược tái tưới máu: aspirin 75-100mg/ngày kết hợp
clopidogrel 75mg/ngày, hoặc ticagrelor 90mg x 2 lần/ngày.
Ở tất cả chiến lược điều trị, nếu bệnh nhân nguy cơ thiếu máu cục bộ cao, đã dung
nạp được kháng tiểu cầu kép và không có biến chứng xuất huyết, điều trị ticagrelor 60mg
x 2/ngày cùng với aspirin có thể kéo dài đến 3 năm.

Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid-ngoại trừ
aspirin, kể cả các thuốc chọn lọc và không chọn lọc với COX-2 trước khi bị nhồi máu cơ
tim cấp cần phải ngưng dùng thuốc tại thời điểm bị nhời máu cơ tim vì làm tăng nguy cơ
tử vong, tái NMCT, THA, suy tim và vỡ tim.
Giảm đau: nitroglycerin, morphine sulphate, ức chế beta dùng như trong NMCT
không ST chênh lên.
8


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

Ức chế men chuyển: nên sử dụng cho các bệnh nhân NMCT thành trước, ứ huyết
ở phổi hay phân suất tống máu thất trái EF<40%. Có thể dùng cho tất cả bệnh nhân bị
nhời máu cơ tim, dùng sớm trong vịng 24 giờ đầu sau khi bị NMCT cấp trừ khi có chống
chỉ định hay có tụt huyết áp HAmax<100mmHg hay giảm >30mmHg so với HA nền. Ức
chế men chuyển giúp giảm tình trạng tái cấu trúc thất trái.
- Captopril khởi đầu 6,25mg x 2 hoặc 3 lần/ngày
- Lisinopril 2,5-5mg/ngày
- Ramipril 2,5 mg x 2 lần/ngày.
Ức chế beta: dùng như trong hội chứng vành cấp không ST chênh
Statin: Liều như trên.
Điều trị kiểm soát đường huyết: nên được cân nhắc cho những bệnh nhân
NMCT cấp với glucose >10mmol/L (>180mg/dL), cần tránh hạ đường huyết <3,9mmol/L
(<70mg/dL). Không nên kiểm soát đường huyết quá nghiêm ngặt trong giai đoạn cấp cho
những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch tiến triển, lớn tuổi, thời gian mắc đái tháo đường
đã lâu, có nhiều bệnh lý khác đi kèm.
An thần, chống táo bón.
Chế đợ ăn: trong những ngày đầu nên ăn lỏng, tránh quá ăn thức ăn quá nóng

hoặc quá lạnh.
Hoạt động thể lực: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường trong 24 giờ đầu. Sau 24 giờ có
thể ngồi. Những bệnh nhân không biến chứng có thể từ từ đi lại trong phòng bệnh sau 3
ngày.
Điều trị nội khoa lâu dài sau NMCT:
Aspirin
Ức chế beta
Statin (LDL<55 mg/dl, hoặc<1,4 mmol/l)
Ức chế men chuyển
Chủng ngừa cúm hàng năm

9


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bộ Y Tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp.
2/Joseph Loscalzo (2008), Harrison’s Cardiovascular Medicine, 17e, McGrawHill.
3/ESC (2011), Guidelines for the management of acute coronary syndromes in
patients presenting without persistent ST segment elevation.
4/ AHA/ACC (2013) Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce
Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adults: A Report of the American College
of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines
5/ Borja Ibanez, Stefan James, Stefan Agewall,et al (2017), ESC Guidelines for the
management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment
elevation, European Heart Journal, 00, 1–66
6/ Marco Valgimigli,He´ctor Bueno, Robert A. Byrne,et al (2017), ESC focused

update on dual antiplatelet therapy in coronary artery disease developed in
collaboration with EACTS, European Heart Journal 0, 1–48
7/ Joseph loscalzo (2017), Harrison’s Cardiovascular Medicine, Mcgraw-Hill, 3rd.
8/ Franz-Josef Neumann, Miguel Sousa-Uva, Anders Ahlsson, et al (2018)
ESC/EACTS Guidelines on myocardial Revascularization, European Heart
Journal, 40, 87–165
9/Kristian Thygesen, Joseph S. Alpert, Allan S. Jaffe, et al (2018), Fourth universal
definition ofmyocardial infarction, European Heart Journal, 00, 1–33
10/Leonard s. Lilly (2019), Braunwald’s Heart Disease review and assessment,
Eleventh edition, Elsevier, Inc.
11/ Juhani Knuuti,William Wijns, Antti Saraste, et al (2019), ESC Guidelines for
the diagnosis and management of chronic coronary syndromes, European Heart
Journal, 00, 1-71.

10


Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ Môn Nội

12/ Jean-Philippe Collet, Holger Thiele, Emanuele Barbato, et al (2020), ESC
Guidelines for themanagement of acute coronary syndromes in patients presenting
without persistent ST-segment elevation, European Heart Journal 00, 1-79.

11




×