Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Khám bệnh nhân thiếu máu (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.49 KB, 5 trang )

KHÁM BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
MỤC TIÊU:
1. Nêu được định nghĩa về thiếu máu.
2. Nêu được các nguyên nhân của thiếu máu.
3. Mô tả được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng thiếu máu.
4. Trình bày được phân loại thiếu máu.
NỘI DUNG:
1. Định nghĩa: Thiếu máu là sự giảm sút của lượng huyết sắc tố (Hb) lưu hành trong
tuần hoàn dẫn đến máu thiếu Oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Theo tổ chức Y tế thế giới (OMS): Thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố (Hb)
lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức của người khỏe mạnh cùng giới, cùng
tuổi và cùng một mối trường sống.
 Giới hạn bình thường của Hb như sau:
+ Trẻ sơ sinh
:
136g/l.
+ Trẻ 3 tháng
:
95g/l.
+ Trẻ 1 tuổi
:
110g/l.
+ Trẻ 10 - 12 tuổi
:
120g/l.
+ Nữ giới không mang thai :
120g/l.
+ Nữ giới mang thai
:
130g/l.
+ Nam giới


:
130g/l.
 Chúng ta có thể coi một người thiếu máu khi tỉ lệ huyết sắc tố (Hb) của người này
thấp hơn 130g/l ở nam và 120g/l ở nữ bình thường. Mới đây OMS xác định chẩn đốn
thiếu máu ngày này chỉ dựa vào Hb máu: Thiếu máu khi Hb <12 g% đối với người 
10 tuổi hoặc Hb < 11 g% đối với người < 10 tuổi.
Chú ý:
 Chỉ có định nghĩa trên mới có giá trị vì tất cả hậu quả của thiếu máu đều liên
quan đến tỉ lệ Hb chứ không phải số lượng hồng cầu (HC) và Hematocrite (Hct)
như các định nghĩa trước đây. Số lượng hồng cầu chỉ là một phản ánh không
trung thành của thiếu máu vì nồng độ Hb trung bình của mỗi hồng cầu và thể
tích trung bình của mỗi hồng cầu khác nhau tùy theo hội chứng thiếu máu, vì
vậy lượng Hb cũng khác nhau đối với cùng một số lượng hồng cầu. Hct phụ
thuộc vào thể tích trung bình hồng cầu và còn phụ thuộc vào bạch cầu và tiểu
cầu nữa.
 Các trường hợp cần xem xét, phân biệt với thiếu máu:
+ Hiện tượng pha loãng máu: Khi tăng thể tích huyết tương làm cho HC giảm,
Hct giảm, và tỉ lệ Hb giảm, nhưng vẫn khơng có thiếu máu vì khối lượng tồn
bộ Hb lưu hành vẫn ở giới hạn bình thường.


+ Hiện tượng máu bị cơ đặc: Thể tích khối dịch tuần hoàn giảm làm cho HC và
Hct tăng giả tạo.
+ Trẻ sơ sinh: HC, Hct và nồng độ Hb tăng hơn người trưởng thành.
+ Giới tính: HC, Hct và nồng độ Hb của nam giới cao hơn nữ giới.
2. Nguyên nhân thiếu máu:
2. 1 Thiếu máu do giảm sinh:
2. 1. 1 Thiếu yếu tố tạo máu:
 Thiếu sắt.
 Thiếu acid folic.

 Thiếu vitamin B12.
 Thiếu protein.
2. 1. 2 Giảm sản hoặc bất sản tủy:
 Suy tủy.
 Thâm nhiễm tủy: Leucemie, ung thư di căn vào.
 Bệnh khác: Suy thận mãn, nhiễm khuẩn mạn, bệnh hệ thống.
2. 2 Thiếu máu do tan máu:
2. 2. 1 Tan máu cấp:
 Sốt rét.
 Ngộ độc: Thuốc (Sốt rét, Nitrates), nọc rắn và côn trùng.
 Nhiễm trùng huyết hoặc bỏng.
 Bất đồng nhóm máu ABO do truyền nhầm nhóm máu.
2. 2. 2 Tan máu mạn:
 Miễn dịch.
 Thalassemie.
 Cường lách.
 Thiếu men G6PD.
2. 3 Thiếu máu do chảy máu:
2. 3. 1 Chảy máu cấp:
 Chấn thương.
 Xuất huyết nội.
 Chảy máu cam.
2. 3. 2 Chảy máu mạn:
 Giun móc.
 Chảy máu do viêm lóet dạ dày, tá tràng, đường mật, trĩ. . .
 Rối loạn cầm máu: Giảm tiểu cầu, Hemophilie. . .
3. Triệu chứng thiếu máu.
3. 1 Lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều tình trạng thiếu máu và
khả năng thích nghi của cơ thể.



3. 1. 1 Thiếu máu cấp: Xảy ra nhanh chóng sau tan máu nhiều hoặc xuất huyết nặng.
- Da niêm nhợt nhạt, lòng bàn tay trắng bệch.
- Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ngất, lơ mơ hoặc hơn mê.
- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, huyết áp có thể tụt hoặc kẹt và có thể có tiếng thổi tâm
thu thiếu máu.
- Hơ hấp: Khó thở, nhịp thở nhanh.
- Cơ và khớp: Mỏi các cơ, đi lại khó khăn.
3. 1. 2 Thiếu máu mãn: Xuất hiện từ từ.
- Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
- Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường, có tiếng thổi tâm thu thiếu
máu.
- Hơ hấp: Khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh.
- Các cơ quan khác:
+ Cơ xương khớp: Mệt mỏi khi đi lại và làm việc.
+ Tiêu hóa: Ăn kém, ỉa lỏng hoặc táo bón, gầy sút cân.
+ Lơng, tóc, móng: Móng tay khơ, mất bóng, có khía, dễ gãy; lơng tóc thưa và dễ
rụng.
+ Sinh dục: Nam thì khả năng sinh lý giảm hoặc mất, nữ thì rối loạn kinh nguyệt
(chậm hoặc kéo dài kinh nguyệt).
3. 2 Cận lâm sàng:
3. 2. 1 Xét nghiệm giúp chẩn đoán (+) và chẩn đoán mức độ thiếu máu.
 HC giảm (trung bình = 3, 8 - 4, 2 triệu/mm3).
 Hct giảm (trung bình = 37 - 45%).
 Hb giảm (trung bình: Nam = 13 - 18g%, Nữ: 12 - 16g%).
Xét nghiệm giúp đánh giá về hồng cầu.
a) Cơng thức máu ngoại biên:
Hct (%)
x 10

 Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
MCV =
HC (triệu)
 Bình thường: MCV = 80 - 100 Fl.
 Lượng Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH): MCH =

Hb (g%)
HC (triệu)

x 10

 Bình thường: MCH = 27- 32 pg.
 Nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC): MCHC =
 Bình thường: MCHC = 32 - 36g%.

Hb (g%)
Hct (%)

x 100


b) Huyết đồ: Khảo sát đặc điểm hình dáng, màu sắc hồng cầu ngoại biên.
3. 2. 3 Xét nghiệm giúp đánh giá khả năng hồi phục thiếu máu.
 Hồng cầu lưới: Bình thường = 0, 5 - 2%.
+ HCL tăng: Thiếu máu có hồi phục (thiếu máu ngoại biên).
+ HCL giảm: Thiếu máu không hồi phục (thiếu máu trung ương).
 Tủy đồ: Tuỷ giàu hoặc nghèo tế bào; đặc điểm dòng tế bào máu trong tủy xương.
3. 2. 4 Cận lâm sàng giúp chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu.
 Thiếu máu giảm sinh: Định lượng các yếu tố tạo máu, tủy đồ, sinh thiết tủy. . .
 Thiếu máu tan máu: Bilirubine máu, KST Sốt rét, test Coombs. . .

 Thiếu máu chảy máu: Fe huyết thanh, KST đường ruột, nội soi dạ dày tá tràng.
3. 2. 5 Cận lâm sàng giúp chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu.
 Suy tim.
 Thiếu máu cơ tim.
 Suy thận cấp.
4. Phân loại thiếu máu:
4. 1 Phân loại theo nguyên nhân:
4. 1. 1 Thiếu máu do giảm sinh.
4. 1. 2 Thiếu máu do tan máu.
4. 1. 3Thiếu máu do chảy máu.
4. 2 Phân loại theo huyết học:
4. 2. 1 Thiếu máu hồng cầu bình thường, đẳng sắc (thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào):
(MCV bình thường, MCH bình thường, MCHC bình thường; huyết đồ kết luận
hồng cầu đẳng bào, đẳng sắc)
+ Suy tủy, Leucemie, bệnh gan, bệnh thận, bệnh nội tiết.
+ Tan máu cấp.
+ Chảy máu cấp.
4. 2. 2 Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc:
(MCV  80Fl, MCH  27pg, MCHC 30g%, huyết đồ kết luận hồng cầu nhỏ,
nhược sắc)
 Fe huyết thanh giảm hay gặp nhất (90%).
+ Chảy máu mạn: Hay gặp nhất.
+ Thiếu cung cấp sắt (chế độ ăn, cơ địa cần nhiều sắt, hội chứng kém hấp thu)
+ Rối loạn phân bố sắt (viêm nhiễm, bệnh lý ác tính. . . )
+ Thiểu toan dạ dày.
+ Chứng xanh mướt nguyên phát.
 Fe huyết thanh tăng: Gặp ít hơn (10%).
+ Thalassemie.
+ Sideroblastic (ngộ độc rượu, INH; rối loạn chuyển hóa B6. . ).



4. 2. 3 Thiếu máu hồng cầu to:
(MCV > 100Fl; huyết đồ kết luận hồng cầu to).
 Khơng có ngun HC khổng lồ trong tủy xương: 100 Fl < MCV< 110Fl.
+ Bệnh về máu: Tan máu, mất máu, sơ sinh, loạn sản tủy, tiền Leucemie. . .
+ Ngoài bệnh máu: Thiểu năng giáp, thiểu năng tuyến yên, bệnh phổi mạn tính tắc
nghẽn. . . .
 Có ngun hồng cầu khổng lồ trong tủy xương: MCV  110Fl.
+ Thiếu B12, Folic.
+ Thuốc, rối loạn sinh tủy, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
4. 3. Phân loại theo nồng độ Hb:
 Thiếu máu nhẹ : Hb < 12g% ( 10 tuổi) và < 11g% (<10 tuổi).
 Thiếu máu vừa : Hb = 6 - 9g%.
 Thiếu máu nặng : Hb < 6g%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Thị Minh An (2003), Chẩn đoán - phân loại thiếu máu, Nội khoa cơ sở
tập II, Nhà xuất bản Y học.
2. Trần Văn Bé (1998), Tổng quát về thiếu máu, Huyết học lâm sàng, Nhà xuất bản
Y học.
3. Thái Quý (2002), Thiếu máu, Máu - truyền máu, các bệnh máu thường gặp, Nhà
xuất bản Y học.
4. Bạch Quốc Tuyên (1998), Đại cương về thiếu máu, Bách khoa thư bệnh học tập
I, Nhà xuất bản Trung tâm Quốc Gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam.



×