MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao lưu tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nền văn hóa
khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự tác động và biến đổi về văn
hóa. Giao lưu tiếp biến văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp
văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với yếu
tố ngoại sinh tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua 8000 năm Bắc thuộc, ngàn
năm dựng nước và giữ nước để tránh âm mưu xâm chiếm từ phương Bắc.
Trong quá trình ấy, văn hóa Việt Nam khơng thể tránh khỏi việc giao lưu và
tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, cha ông ta - những người dân
tộc Việt đã chủ động tiếp nhận và biến đổi chúng và làm giàu cho văn hóa
Việt Nam.
Từ vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu về giao lưu tiếp biến văn
hóa Việt - Trung, tơi lựa chọn đề tài “Những biến đổi của văn hóa Việt Nam
trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa” để thực hiện tiểu luận hết
mơn cho mơn học Cơ sở văn hóa Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ sở lý luận của giao lưu tiếp
biến văn hóa, đề tài đưa ra những đặc trưng về biến đổi văn hóa Việt Nam
trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa; qua đó, đánh giá và liên hệ
thực tiễn trong thời đại ngày nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ cơ bản
sau:
1
- Làm rõ những vấn đề lý luận về những biến đổi của văn hóa Việt
Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa.
- Xác định đặc trưng những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong
giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa.
- Đánh giá biến đổi của văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với
văn hóa Trung Hoa và liên hệ thực tiễn.
3. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm: phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.
2
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
TRONG GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HĨA TRUNG HOA
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm gần gũi với cuộc sống thường nhật. Hiểu
nôm na rằng, văn hóa là những nét tinh hoa, những nét đẹp của cuộc sống
cộng đồng hoặc là cách ứng xử giữa con người với nhau trong xã hội.
Ở phương Đơng, Mạnh Tử đã quan niệm văn hóa đồng nghĩa với giáo
dục, giáo hóa, bởi vì giáo dục, giáo hóa nhằm chế ngự bản thân không tốt của
con người, hướng con người đến những tình cảm, suy nghĩ, tư duy ở trình độ
cao, mang tính xã hội. Trung Quốc thời hiện đại, tác giả Đam Gia Kiện lại
cho rằng văn hóa là một khái niệm rộng, khơng chỉ bao hàm giáo hóa, giáo
dục mà cịn bao gồm cả phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật và khoa học.
Nghĩa là khái niệm văn hóa đã được phát triển, bao gồm thêm nhiều lĩnh vực
ngoài giáo dục.
Các nhà khoa học nước ta cũng đưa ra những khái niệm, những cách
tiếp nhận khác nhau về văn hóa. Học giả Đào Duy Anh cho rằng văn hóa
là cách sinh hoạt của con người. Giáo sư Nguyễn Hồng Phong nhấn mạnh
văn hóa là quá trình nhân hóa, là sự tách ra khỏi giới động vật. Giáo sư Trần
Quốc Vượng định nghĩa văn hóa là cách ứng xử của con người với tự nhiên
và xã hội.
Chúng ta có thể nêu ra hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa,
nhưng tựu chung lại văn hóa có thể tiếp cận theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng
hoặc có thể tiếp cận dưới góc độ giá trị, góc độ đạo đức, góc độ lịch sử,… Và
rút ra quan niệm như sau:
33
Văn hóa là một tổng thể hệ thống những giá trị, những chuẩn mực
những thói quan, những hoạt động trong thực tiễn, có ý thức, mang tính xã
hội, sáng tạo và nhân văn của một cộng đồng người nhất định trong lịch
sử nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và tạo ra bản sắc riêng.
Định nghĩa về văn hóa nêu trên đã nhấn mạnh đến một số đặc tính
tiêu biểu của văn hóa như sau:
- Văn hóa mang tính tổng thể hệ thống: Văn hóa của một dân tộc bao
gồm rất nhiều lĩnh vực: vật chất, tinh thần, tình cảm, lối sống, phong tục
tập quán, tâm linh, trí tuệ, khoa học, văn học nghệ thuật nên một hệ
thống các giá trị không thể dung chứa hết, mà phải là một tổng thể hệ thống
mới có thể phản ánh hết những đặc trưng của văn hóa.
- Văn hóa là sự kết tinh những giá trị: Giá trị là những yếu tố tiêu
biểu của một nền văn hóa, nó thường ít biến đổi hoặc chậm biến đổi
hơn so với những yếu tố khác, phản ánh những nét đặc sắc nhất của văn hóa
dân tộc.
- Văn hóa mang tính chuẩn mực: Chuẩn mực là yếu tố động của văn
hóa so với giá trị. Chuẩn mực vừa có khn mẫu, vừa mang tính ổn định
nhưng lại đa dạng và biến đổi hơn so với giá trị. Mỗi một thế hệ có một
chuẩn mực riêng hoặc mỗi một giới tính, giai cấp có một chuẩn mực riêng.
- Văn hóa mang tính thực tiễn: Khơng có văn hóa tồn tại và phát triển
một cách mơng lung, mà văn hóa phải gắn với hoạt động thực tiễn của
một cộng đồng dân cư nhất định trong lịch sử nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu cuộc sống. Thực tiễn là mơi trường cho văn hóa phát sinh, phát triển và
thăng hoa.
- Văn hóa bao gồm những hoạt động có ý thức của con người: Ý thức
là ranh giới phân biệt giữa văn hóa và phi văn hóa. Cùng một cử chỉ, hành
vi, lời nói nếu có ý thức thì là những hoạt động mang tính văn hóa, nếu thiếu
44
ý thức hoặc vô ý thức sẽ là những hoạt động thiếu văn hóa, gây phản cảm với
xã hội.
- Văn hóa mang tính xã hội: Văn hóa là sự kết tinh, hội tụ hoạt động
của một cộng đồng dân cư trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nên văn hóa
ln ln phản ánh những tâm trạng, tình cảm, cách ứng xử của một tập thể
với tự nhiên. Để những hoạt động có hiệu quả, con người phải cố kết chặt chẽ
với nhau trong những tổ chức nhất định, vì vậy văn hóa bao giờ cũng phản
ánh hoạt động của một xã hội.
- Văn hóa ln ln mang tính sáng tạo và nhân văn: Bản thân văn hóa
chính là sự sáng tạo của con người ra những gì mà khơng có sẵn trong tự
nhiên. Trong q trình phát triển, có nhiều thành tựu của con người đạt
được nhưng nếu không mang tính sáng tạo và tính nhân văn thì khơng cịn là
văn hóa, bởi vì sáng tạo là động lực để phát triển văn hóa, cịn nhân văn là
tiêu chí để phân biệt giữa văn hóa và phản văn hóa.
1.2. Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa
Trong một số tư liệu tiếng Pháp và tiếng Anh viết về văn hóa, người ta
thường sử dụng hai thuật ngữ Acculturation và Cultural Change. Khi gặp
thuật ngữ trên, các học giả nước ta thường dịch ra các nội dung khác nhau:
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng dịch là hỗn dung văn hóa hoặc đan xen văn
hóa, Giáo sư Hà Văn Tấn dịch ra là tiếp biến văn hóa. Cũng có một số cách
dịch khác nữa là giao thoa văn hóa, giao lưu văn hóa, trao đổi văn hóa... Như
vậy, tiếp biến văn hóa là một hiện tượng, một q trình có hai nền văn hóa
tiếp xúc với nhau rồi dẫn đến biến đổi theo xu hướng khác nhau: có nền văn
hóa phát triển phong phú hơn nhờ quá trình giao lưu, gặp gỡ, tiếp thu những
tinh hoa văn hóa từ bên ngồi, cũng có nền văn hóa bị lụi tàn, bị đồng hóa
và mất đi trong q trình giao lưu, tiếp xúc với những nền văn hóa khác.
Q trình giao lưu văn hóa được diễn ra theo một cơ chế nhất định.
Trong cơ chế ấy không chỉ diễn ra sự tiếp xúc và biến đổi đơn giản mà các
55
thành tố của văn hóa gặp gỡ tiếp xúc với nhau, sau đó thơng qua những bệ giá
trị, hệ chuẩn mực, các quan niệm và thói quen cùng phong tục tập quán ăn
sâu trong tâm thức con người mà diễn ra quá trình sàng lọc, lựa chọn để đi
đến tiếp nhận, hòa trộn, bổ sung, biển đổi sáng tạo nếu đó là các nội dung
tương đồng, phù hợp, hoặc là đấu tranh, bài trừ, loại bỏ nếu đã là các nội
dung khơng phù hợp.
Có 2 hình thức tiếp biển văn hóa: thứ nhất là sự tiếp biến một cách là
bình tự nguyện, hình thức này thường xảy ra thơng qua giao lưu buôn bán
trao đổi sản phẩm, thông qua hoạt động cưới xin, hội hè giữa 2 cộng đồng
dân cư, nhất là với các cộng đồng dân cư ở cạnh nhau. Thứ hai là hình thức
tiếp biến cưỡng bức, áp đặt thường gặp trong các cuộc chiến tranh xâm
lược nhằm cướp nước và đồng hóa văn hóa.
66
Chương 2
ĐẶC TRƯNG NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
TRONG GIAO LƯU TIẾP BIẾN VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA
2.1. Đặc trưng văn hóa Việt Nam
Việt Nam có thể nói là một Đơng Nam Á thu nhỏ. Văn hóa Việt Nam
là một phức thể gồm ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa
biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.
Việt Nam cũng là nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dịng ngơn ngữ
Đơng Nam Á: Nam Á, Nam Đảo, Tùy Thái, Tạng Miến.
Chủ thể của văn hoá Việt là người Việt, cư dân đồng bằng châu thổ
làm lúa nước. Nằm ở vùng châu thổ nơi hội tụ cả rừng và biển, ở giữa ngã tư
đường của sự giao lưu khu vực và quốc tế, người Việt đã tiếp nhận nhiều
nền văn hóa và có một khả năng sáng tạo để biến cái của người khác thành
của mình và có khả năng thích nghi rất năng động. Nằm trong khu vực Đông
Nam Á, Việt Nam được coi là một trong những trung tâm phát sinh và phát
triển của lịch sử lồi người. Dấu tích sinh sống của người vượn cách dãy
hành chục vạn năm đã được các nhà khoa học phát hiện. Trên cơ sở đó, văn
hóa thời kì đồ đá đã hình thành với những tên gọi đã đi vào lịch sử: văn hố
Sơn Vị, văn hóa Hịa Bình, văn hóa Bắc Sơn,... Sự chun mơn hố trong
kinh tế sản xuất đã thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, người Việt thời kì ấy
đã biết dệt vải, làm gốm, đã lấy nơng nghiệp lúa nước làm hoạt động kinh tế
chủ yếu và chuyển đổi phương thức sống từ du canh du cư sang định canh
định cư. Sau thời kì đồ đá là giai đoạn phát triển rực rỡ của thời đại đồ đồng
làm thay đổi căn bản sức sản xuất của xã hội. Văn hoá Phùng Nguyên, văn
hoá Hoa Lộc, văn hoá Đồng Đậu, văn hố Gị Mun... là những bước chuẩn bị
tích cực để đến giai đoạn văn hố Đơng Sơn, đồ đồng phát triển rực rỡ, hoàn
hảo cả về nghệ thuật và kĩ thuật. Những đồng bằng rộng lớn hình thành, công
77
xã nơng thơn xuất hiện với tính chất xã hội có giai cấp, mỗi cơng xã nơng
thơn gồm một số gia đình sống trong một khơng gian nhất định. Cư dân
của văn hố Đơng Sơn đã tổ chức cho mình một đời sống sinh hoạt vật chất
đặc thù. Trong văn hoá ẩm thực, sự lựa chọn của họ cho cơ cấu bữa ăn là cơm
- rau - cá, phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa ba phức hợp văn hoá núi biển - đồng bằng. Họ đã biết tạo cho mình văn hố trang phục đặc trưng, biết
tận dụng và đối phó với mỗi trưởng tự nhiên để kiến tạo cho mình nhà sàn rất
hợp lí. Họ khơng chỉ biết sử dụng sông nước làm phương tiện giao thông
mà cịn biết tạo ra biểu tượng văn hố bằng hình ảnh của thuyền. Về
phương diện văn hoá tinh thần, cư dân thời kì này đã tạo cho mình một nền
văn hố giàu bản sắc.
2.2. Đặc trưng văn hóa Trung Hoa
Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương
Đơng, có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. Do nằm trên ngã ba đường
của các luồng giao lưu kinh tế - văn hóa Đơng - Tây, Nam - Bắc trong đại lục
châu Á và miền bình ngun Âu - Á, văn hóa Trung Quốc vừa mang những
đặc điểm văn hóa du mục của các cư dân phương Bắc, vừa là tinh hoa văn
hóa nơng nghiệp của các cư dân phương Nam.
Trung Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới về diện tích tự nhiên, tiềm
năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, dân số. Trung Quốc là một trong
những trung tâm văn hóa tiêu biểu của lồi người với nhiều đóng góp
quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới hệ thống chữ viết của nhiều quốc gia trong
đó có Việt Nam. Nền văn học đồ sộ được đánh giá là đỉnh cao của thế giới
như thơ Đường, tiểu thuyết Minh Thanh. Hệ tư tưởng triết học có trường ảnh
hưởng rộng khắp thế giới.
Sườn xám là trang phục truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc.
Sườn xám có cổ cao trịn ơm sát, ống tay hẹp, bốn mặt vạt đều xẻ, có khuy
nổi các vạt lại với nhau kèm theo thắt đai lưng, chất liệu vải thường là da
88
thuộc. Cách thiết kế cũng như chất liệu cũng thay đổi nhiều với chiều
hướng gọn gàng hơn, hấp dẫn hơn. Trang phục truyền thống tiêu biểu của
giới nam gồm có: Trường Bảo, Mã Quái - trang phục của dân tộc Mãn
Thanh với áo cổ tròn, ống tay của hẹp. Mã Quải thưởng là xẻ giữa, cải nút
thắt, còn Trường Bảo thường là xẻ bên.
Kiến trúc nhà ở của miền Nam chặt chẽ, nhiều nhà tầng, nhà ở điển
hình là nhà hướng vào sân có diện tích nhỏ hình chữ nhật, bên ngồi vng
vắn, đơn giản. Vùng trung và thượng du sơng Hồng Hà có nhiều nhà hang.
Cư dân địa phương thường đào hang trên vách đất tự nhiên, nối liền mấy
hang với nhau, trong hang lát gạch đá. Nhà hang tránh lửa, tránh tiếng ồn,
mùa đông ẩm mùa hè mát, tiết kiệm đất đai, ít tốn cơng lại kinh tế, kết hợp
hữu cơ giữa cánh tự nhiên với cảnh sinh hoạt, là hình thức kiến trúc vận dụng
linh hoạt.
Trung Hoa có nền ẩm thực rất đa dạng và phong phú. Người ta thường
nói “ăn cơm Tảu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” để thấy nền ẩm thực Trung
Hoa được đánh giá rất cao. Sự khác biệt văn hóa lớn giữa các vùng gây ra
sự khác nhau giữa phong cách ẩm thực các vùng miền. Cơm là một phần
quan trọng trong ẩm thực Trung Hoa. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, đặc biệt là
miền Bắc, các sản phẩm làm từ lúa mỳ (mỳ sợi và các loại bánh bao) lại
chiếm ưu thế. Món súp thường được dùng trước và sau bữa ăn. Đũa là dụng
cụ ăn uống của Trung Quốc. Ẩm thực Trung Hoa độc đáo bởi sự kết hợp
tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện. Trà được liệt vào 1
trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống, hình thành một nền văn hóa độc
đáo: trà đạo. Việc pha, thưởng thức trà được coi là một nghệ thuật. Từ
thời thượng cổ, người Trung Quốc đã có nhiều loại rượu nổi tiếng, nhất
phải kể đến rượu Mao Đài (quốc từu). Các thầy thuốc thường pha dược
liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt.
99
Thư pháp là nghệ thuật viết chữ, tinh hoa văn hoá Trung Hoa. Nghệ
thuật viết chữ đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu; một
người điều luyện về thư pháp được đánh giá là người trí thức có học vấn cao.
Kinh kịch là loại hình nghệ thuật diễn tuồng trên sân khấu xuất hiện
sớm trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa và từ thời nhà Đường trở
về trước thường được gọi là “Hi kịch". Trong các tiết mục Kinh kịch thường
có các màn biểu diễn xiếc, múa hát và đặc biệt là có những mản võ thuật cực
kỳ công phu.
Lễ tết và lễ hội rất đặc sắc. Ngày mồng một Tết là ngày đầu tiên của
năm âm lịch. Còn đêm giao thừa là dịp để những thành viên trong gia đình
quây quần bên nhau, thưởng thức những món ăn đặc biệt. Trẻ em mặc quần
áo mới, nhận lì xì từ người lớn. Những người đi làm ở xa cũng về sum họp
bên gia đình. Bánh bao, gà và cá đều mang ý nghĩa may mắn. Hoa mai là một
trong những loại hoa thường thức được người Trung Hoa rất ưa thích. Họ
rất kỵ màu trắng vì đây là sự tang thương, chia ly. Màu đỏ được xem là màu
may mắn, thường xuất hiện trong các ngày lễ tết, đám cưới, mừng thọ. Ngảy
15/1 âm lịch là ngày rằm tháng giêng và cũng là ngày Lễ hội đèn lồng ở
Trung Quốc. Đây được coi là sự kiện vui nhất và sôi nổi nhất dịp đầu năm
của Trung Hoa. Người Trung Hoa xưa tin rằng đèn lồng xua đuổi ma quỷ và
mang lại bình yên cũng như hạnh phúc cho người dân. Mỗi năm theo lịch
Trung Quốc có 9 ngày lễ chính, 7 trong số đó xác định theo âm - dương lịch,
2 ngày lễ còn lại có nguồn gốc từ lịch nơng nghiệp dựa theo lịch Mặt Trời.
Hai lễ hội đặc biệt là tết Thanh Minh và lễ hội Đơng chí.
2.3. Biến đổi của văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với
văn hóa Trung Hoa
Do vị trí địa lý và đặc điểm lịch sử quy định, văn hoá Việt Nam và
Trung Quốc đã diễn ra giao lưu tiếp biến từ rất sớm. Quá trình giao lưu tiếp
10
10
biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc diễn ra với hai tính chất:
giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện.
Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỷ
I đến thế kỷ X và từ 1407 đến 1427. Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau công
nguyên, các đế chế phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa
về phương diện văn hố nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của
Trung Quốc. Từ 1407 đến 1427 là giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt.
Binh lính vào nước Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì khơng
thiêu hủy, ngồi ra hết thảy mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian
hay sách dạy trẻ nhỏ... đều đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do
người Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, các bia còn
lại bị phá hủy tất cả. Hệ quả là 950 ngơi chùa bị phá 84000 tịa bảo tháp
khơng cịn, An Nam tứ đại khí bị nung chảy, Giao lưu tiếp biến văn hóa một
cách tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam
và Trung Quốc. Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên
giữa tộc người Hán với cư dân Bách Việt. Đó là sự giao lưu tiếp biến hai
chiều, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện được
trống đồng và nhiều đổ đồng Đông Sơn trên đất Trung Quốc, đồng thời cũng
phát hiện nhiều vật phẩm mang dấu ấn Trung Quốc. Trong các di chỉ khảo
cổ học ở Việt Nam. Trong nền văn hóa Đơng Sơn, người ta đã nhận thấy khá
nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa
Đơng Sơn. Chẳng hạn những đồng tiền thời Tần Hán, tiền Ngũ thù đời Hán,
các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng... Có
thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa hai
nước. Thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mơ phỏng
theo mơ hình nhà nước phong kiến Trung Quốc. Nhà Lý, nhà Trần về tổ chức
chính trị xã hội lấy cơ chế Nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm
của Phật giáo. Văn hóa Đại Việt thời nhà Lê chịu ảnh hưởng của Nho giáo
sâu sắc: “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, tuy nhiên cũng chính thời
11
11
kỳ nhà Lê đã xuất hiện bộ luật nổi tiếng nhất của nhà nước phong kiến, đó
là luật Hồng Đức. Và đây cũng là thời kỳ ra đời của đạo Mẫu, là thời điểm du
nhập của Kitô giáo vào Việt Nam.
Ảnh hưởng sâu đậm nhất của văn hóa Trung Quốc đối với văn hoá Việt
Nam là trong lĩnh vực văn hố tinh thần. Người Việt tiếp nhận ngơn ngữ của
người Trung Quốc (cả từ vựng và chữ viết), trên cả hai phương diện ngữ
dụng học và mỹ học. Chữ Hán đã có mặt ở Việt Nam trong hàng ngàn
năm lịch sử thay thế cho chữ viết của người Việt cổ thời văn hố Đơng Sơn.
Việt Nam tiếp nhận một số phong tục, tập qn trong văn hóa Trung
Hoa như hơn nhân, tang ma, và đặc biệt là hệ thống lễ Tết, lễ hội. Điển hình
là Tết Nguyên Đán, Tết 15/1, Tết 3/3, Tết 5/5,…
12
12
Chương 3
ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG
GIAO LƯU TIẾP BIẾN VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA
3.1. Hệ quả những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong giao lưu
tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
Giao lưu và tiếp biến văn hóa phải ln đi kèm với bản sắc và sự
phát triển của dân tộc. Người Việt ln có ý thức chống lại sự đồng hóa về
phương diện văn hóa, chuyển thế bị động thành thế chủ động bằng cách bản
địa hóa văn hóa Hán để làm giàu cho bản thân mình mà khơng bị đồng hóa
về phương diện văn hóa. Cả hai dạng thức của giao lưu tiếp biến văn
hóa cưỡng bức và tự nguyện đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa
Việt Nam tron diễn trình lịch sử. Người Việt ln vượt lên, chủ động tiếp
nhận và biến đổi những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa
dân tộc và đã đạt được những hệ quả, thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp
biến với văn hóa Trung Hoa.
Văn hóa Việt Nam có sự phổ biến, tiếp nhận văn tự Hán, sự du nhập
của hệ tư tưởng Nho giáo, Lão giáo,.. và các phong tục, nghệ thuật.
Người Việt đã sử dụng chữ Hán để xây dựng cho mình nền văn hố bác
học, xây dựng cho mình hệ thống chữ Nôm là một biểu hiện rõ nét nhất của
quá trình giao lưu, tiếp biến trong lĩnh vực ngơn ngữ. Chữ Hán và chữ Nôm
được sử dụng trong giáo dục khi trường đại học đầu tiên của Việt Nam là
Văn Miếu Quốc Tử Giám ra đời, được sử dụng để tạo nên các thành tố văn
hố như bộ luật Hình thư, Đại Việt sử ký... Thư pháp học trở thành hồn
cốt văn hố Việt với hình ảnh đã rất thân quen, đó là hình ảnh ơng đồ giả
trong văn hố Tết.
13
13
Việt Nam tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa (Nho gia, Đạo giả, Mặc
gia, Pháp gia) trên tinh thần hỗn dung, hịa hợp với tín ngưỡng bản địa và các
hệ tư tưởng khác, tiếp thu chủ nghĩa nhân đạo trong văn hóa truyền thống
Trung Hoa, tiếp thu cả tinh thần tự lực tự cường trong Pháp gia. Hệ tư
tưởng Nho gia là hệ tư tưởng truyền thống của văn hoá Trung Hoa, đồng thời
là hệ tư tưởng quan trọng nhất, tác động sâu sắc nhất tới cấu trúc văn hoá
Việt Nam trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Hệ thống lễ Tết của Việt Nam thực sự là “vỏ Tàu lõi Việt”, bởi sự
khác biệt trong thế ứng xử của người Việt Nam với môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội. Tết Nguyên Đán là một ví dụ tiêu biểu: trong văn hố
Việt Nam ngày Tết này khơng thể thiếu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ngày 15/1 ở Trung Quốc là lễ hội
đèn lồng, ở Việt Nam là ngày tết Thượng Nguyên, ngày thơ Việt Nam,
Trung thu ở Trung Quốc không có múa lân, múa sư tử. Những điệu múa này
lại thưởng xuyên xuất hiện trong trông trăng vào rằm tháng tám của văn
hoá Việt Nam, bởi trong văn tết hoá Việt đây là ngày tết của trẻ em. Tết
Đoan Ngọ của Việt Nam thường gắn liền với tục khảo cây, có lẽ chỉ riêng có
trong văn hố thực vật của người Việt.
Văn hóa Việt Nam thay đổi về cách tổ chức nền hành chính và tổ
chức việc học hành, thi cử, kén chọn người tài. Bắt đầu là từ ngàn năm Bắc
thuộc, từ nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế cho đến nhà nước Đại Việt
với khoa thi đầu tiên để tuyển hiền tài, Việt Nam đã xây dựng hệ thống
giáo dục theo tinh thần Nho giáo, từ mục đích đến nội dung, phương pháp
giáo dục. Nho giáo coi trọng văn học nghệ thuật, coi văn dĩ tải đạo. Việt Nam
cũng đồng quan điểm khi cho rằng văn chương có sứ mệnh lịch sử : “Chở bao
nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", đồng thời
tiếp nhận để tài, thủ pháp nghệ thuật mang tính ước lệ tượng trưng, từ đó xây
dựng một nền văn học nước nhà.
14
14
Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt trở nên phong phú
hơn. Mặc dù chính sách tham tàn, bạo ngược của các triều đại phong
kiến Trung Quốc được thực hiện quyết liệt trong suốt hàng nghìn năm,
nhưng khơng thể ngăn cản được bước phát triển của văn hóa Việt Nam. Dưới
áp lực mạnh mẽ đó và thơng qua cuộc cạnh tranh gay gắt đó, dân tộc Việt đã
phải phấn đấu liên tục, vượt lên chính mình để tiếp cận kỹ thuật rèn, đúc sắt
gang sản xuất ra các loại cơng cụ, dụng cụ, vũ khí sắc bén phục vụ nhu cầu
sản xuất và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Cũng nhờ động lực của cuộc
đấu tranh để vươn lên ngang bằng với các quốc gia láng giềng mà cha ông
chúng ta đã cải tiến, sáng tạo kỹ thuật làm gạch, làm đồ gốm, kinh nghiệm
đắp đê, làm thủy lợi..
Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt ln tồn tại. Người Việt đã tiếp
thu văn hóa Trung Hoa, tuy nhiên, vì sự tự tơn dân tộc, lịng u nước nồng
nàn, ý thức khơng để mất nước, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt ln
tồn tại. Sự tiếp thu văn hóa đó hồn tồn mang tính chất sáng tạo, và
những tinh hoa của văn hóa bên ngồi đã được bản địa hóa cho phù hợp với
cuộc sống của người Việt. Những yếu tố nội tại làm cho văn hóa Việt Nam
phát triển phong phú hơn mà vẫn khơng mất đi bản sắc của mình.
3.2. Những biến đổi của văn hóa Việt Nam dưới tác động của giao
lưu tiếp biến văn hóa Trung Hoa trong thực tiễn hiện nay
Giao lưu tiếp biến văn hóa trải dài dọc theo chiều dài của lịch sử
dựng nước và giữ nước. Cho đến ngày hôm nay, những biến đổi của văn
hóa Việt Nam dưới tác động của giao lưu tiếp biến văn hóa Trung Hoa
vẫn hiện hữu trong cuộc sống hiện tại.
Mặc dù chữ hệ thống ngôn ngữ của người Việt hiện tại là theo hệ
Latinh, tuy nhiên, tại các địa điểm mang dấu ấn dân tộc, chữ Nôm và chữ
Hán vẫn được bảo tồn và giữ nguyên hiện trạng. Việc học chữ Hán và chữ
Nôm trong thực tế ngày nay vẫn được xem trọng, từ người già đến người
15
15
trẻ, từ đàn ông cho tới phụ nữ. Chắc hẳn, ai trong số chúng ta cũng từng một
lần đi xin chữ lấy lộc đầu năm. Hình ảnh ơng đồ già với chữ thư pháp vẫn nổi
bật và gắn kết với hình ảnh phố phường Việt Nam, đặc biệt là tại Hà Nội - thủ
đô ngàn năm văn hiến. Cá nhân tơi may mắn được sinh ra trong gia đình
trọng chữ nghĩa. Bố tơi cũng học và tìm hiểu chữ Hán và chữ Nơm. Có lẽ từ
tình cảm gia đình, tơi yêu bố mà yêu sang cả cách học chữ Hán và Nơm. Tơi
có được bố dạy bảo cho cách nhận diện các chữ Hán, để ít nhất, khi vào Văn
miếu hay các đền thờ, tơi có thể hiểu được bập bệ đôi ba câu đối, cũng như ý
nghĩa của địa điểm.
Người Việt ngày nay vẫn tiếp tục theo cả lịch âm và dương. Với những
việc trọng đại như xem ngày đẹp, tốt xấu, cưới xin, làm nhà,… người Việt
vẫn xem theo lịch âm để tính tốn. Những lễ Tết, lễ hội vẫn diễn ra theo
truyền thống của dân tộc như: Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, Tết
Hàn thực,… Ngày mai (5/5 Âm lịch) là ngày diệt sâu bọ, gia đình tôi và
tôi vẫn thực hiện cúng lễ, ăn cơm rượu, hoa quả và tin rằng như vậy sẽ loại
bỏ được những điều xấu trong cơ thể của mình.
Cịn nhiều nữa những ảnh hưởng của giao lưu tiếp biến văn hóa với
Trung Hoa mà đặc trưng của nó vẫn được người Việt giữ gìn cho đến tận
bây giờ. Đó là phong cách ẩm thực, trang phục, loại hình nghệ thuật,… vẫn
cịn được lưu truyền. Tuy nhiên, vì dung lượng tiểu luận có hạn, tơi khơng
thể liệt kê và chỉ hết ra tại đây. Và có lẽ, tơi nên để phần cịn lại này cho
độc giả tự suy ngẫm những đặc trưng này xung quanh mình để thấm nhuần
hơn về văn hóa Việt Nam, cũng như yêu hơn về dân tộc Việt.
16
16
KẾT LUẬN
Giao lưu tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nền văn hóa
khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự tác động và biến đổi về văn
hóa. Giao lưu tiếp biến văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp
văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với yếu
tố ngoại sinh tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.
Trung Hoa là một quốc gia có nền văn hóa lớn và có lịch sử phát triển
liên tục từ 5000 năm trước. Thủy tổ của người Hán là những bộ lạc du mục
sống ở chân núi Hoa Sơn, bên dịng sơng Hạ Thủy ở vùng Hoa Bắc, giáp với
các bộ lạc Mông Cổ. Dần dần, người Hán đã mở rộng tầm ảnh hưởng về
phương Nam, thâu tóm và tiếp thu những yếu tố văn hóa của cư dân nông
nghiệp trồng kê, mạch trên đất cao ngun Hồng Thổ. Cùng với hàng nghìn
năm chinh phạt và xâm lược nước Việt, văn hóa Trung Hoa cũng du nhập
vào văn hóa của người Việt.
Văn hóa Việt Nam đã có nhiều biến đổi về ngơn ngữ, phong tục tập
qn, tín ngưỡng, ẩm thực, trang phục,… Tuy nhiên, sự giao lưu tiếp biến
văn hóa này đã được dân tộc Việt tiếp thu một cách chủ động, hồn tồn
mang tính chất sáng tạo. Hệ quả của việc giao lưu tiếp biến văn hóa này
đã làm cho văn hóa Việt Nam phát triển phong phú hơn mà vẫn không mát
đi bản sắc văn hóa bản địa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS,TS. Phạm Ngọc Trung (2013), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt
Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
2. PGS,TS. Trần Ngọc Thêm (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hồ Chí Minh.
3. Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tun truyền (2016),
Cơ sở văn hóa Việt Nam (Giáo trình in sách), Hà Nội.
4. Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2015),
Giao lưu tiếp biến văn hóa (Giáo trình lưu hành nội bộ), Hà Nội.