Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TL CNXHKH những biến đồi của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 và thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.71 KB, 21 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Thế giới đang bước vào kỉ nguyên của bùng nổ thông tin, xóa bỏ mọi ranh
giới giữa vạn vật- kỉ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn
được biết đến với cái tên cách mạng 4.0. Cuộc cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ
này đã có những tác động to lớn tới giai cấp công nhân thế giới nói chung và giai
cấp cơng nhân Việt Nam nói riêng.
Q trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế là một trong những hiệu ứng
mà cuộc cách mạng 4.0 mang đến. Với giai cấp cơng nhân quốc tế, nó đã đem lại
những chuyển biến tích cực trong nội bộ cũng vớ đó là những khó khăn thách
thức. Với Việt Nam, nó giúp chúng ta mở rộng thị trường quốc tế, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu các nguồn lực với các nước thông qua hội
nhập để xuất khẩu lao động, tham gia các hợp đồng gia công xuất khẩu, đồng
thời nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sáng
chế mà nước ta chưa có, nhằm tiếp cận với nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đồng
thời tranh thủ thời cơ “đi tắt đón đầu” một số ngành kinh tế mũi nhọn. Đây cũng
là cơ hội tốt để giai cấp cơng nhân Việt Nam có điều kiện học tập, nâng cao trình
độ học vấn, tay nghề, trình độ tổ chức quản lý... Mặt khác, tồn cầu hố cũng đặt
giai cấp công nhân Việt Nam trước những thách thức không thể xem thường.
Trình độ khoa học cơng nghệ cao, địi hỏi trình độ học vấn, trình độ tay nghề,
chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng, tác phong công nghiệp phải tương ứng, trong
khi đó, đội ngũ cơng nhân của ta cịn nhiều hạn chế, bất cập hiện nay vẫn cịn
0,23% cơng nhân khơng biết chữ, trình độ lý luận cịn thấp, trong đó trình độ
trung cấp chỉ chiếm 5,5%...). Tuy nhiên, sự phát triển năng động của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với những thành tựu do công cuộc
đổi mới đem lại, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những biến đổi lớn cả về số


2
lượng và chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp ngày càng đa dạng hơn, cơ cấu xã hội


phức tạp hơn…
Để có cái nhìn tổng thể và rõ ràng hơn vấn đề trên, tôi đã lựa chọn và triển
khai đề tài “Những biến đồi của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng cơng
nghiệp lần 4”. Hy vọng đây là đóng góp nhỏ vào nỗ lực chung lớn hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là những biến đổi giai cấp cơng nhân nói
chung và giai cấp cơng nhân ở Việt Nam nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu trên tình hình thế giới, từ đó liên hệ thực tiễn ở Việt
Nam. Thời gian nghiên cứu là vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang
diễn ra từ những năm 2000 cho đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu vấn đề để làm rõ và cung cấp cái nhìn tổng quan về
những biến đổi của giai cấp công nhân.
- Đưa ra các phạm trù khái niệm liên quan đến giai cấp công nhân và cuộc
cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.
- Phân tích thực trạng tình hình biến đồi của giai cấp cơng nhân trong cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Liên hệ thực tiễn với thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam để có cái
nhìn chi tiết hơn về tình hình biến đổi chung
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về giai cấp
công nhân và phương hướng phát triển trong thời kì cách mạng 4.0.


3
- Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử lôgic, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp
so sánh...

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của tiểu luận gồm 3 chương và 11 tiết.


4
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
1. Khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó
1.1 Khái niệm về giai cấp cơng nhân
Trên cơ sở phân tích biến đổi trong cơ cấu xã hội - giai cấp, các quan hệ
chính trị giữa các giai cấp được nảy sinh trong quá trình hình thành và phát triển
nền đại công nghiệp trong điều kiện tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
khái quát, chỉ ra một cách chính xác hai đặc trưng bản chất nhất của giai cấp
công nhân. Thứ nhất, giai cấp công nhận ra đời cùng với sự xuất hiện của nền đại
công nghiệp. Thứ hai, sức lao động của giai cấp công nhân kết hợp với tư liệu
sản xuất là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, đây là nguồn gốc chủ yếu cho sự
giàu có trong xã hội hiện đại.
Năm 1893, Ph.  Ăng-ghen quan niệm: “Khi tơi nói “cơng nhân”, tơi có ý
nói người lao động của tất cả mọi giai cấp. Người tiểu thương bị các hãng buôn
lớn lấn gạt, viên chức văn phịng, thợ thủ cơng, cơng nhân thành thị và công
nhân nông nghiệp bắt đầu cảm thấy ách áp bức của chế độ tư bản chủ nghĩa hiện
nay ở nước chúng tôi” [1; tr. 809]. Như vậy, quan niệm “giai cấp công nhân” đã
được lý luận mở rộng rất nhiều, khơng chỉ có những người trực tiếp hoặc gián
tiếp vận hành cơng cụ lao động có tính chất cơng nghiệp nữa, mà còn là tất cả
những người lao động trong chế độ tư bản.
Tóm lại, giai cấp cơng nhân là giai cấp những người lao động trong các
lĩnh vực, các q trình sản xuất cơng nghiệp hoặc có tính chất cơng nghiệp sản
xuất ra của cải vật chất, với trình độ cơng nghệ - kỹ thuật hiện đại, tính chất xã

hội cao; là giai cấp của những người mà hoạt động lao động của họ (sức lao động


5
của họ kết hợp với tư liệu sản xuất) sẽ tạo ra giá trị thặng dư - nguồn gốc chủ yếu
của sự giàu có trong xã hội hiện đại.
1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Ở mỗi thời đại cách mạng xã hội sẽ ln có một giai cấp đứng ở vị trí
trung tâm tiên phong dẫn đầu tầng lớp bị trị, chịu đựng bất công để lật đổ chế độ
xã hội lỗi thời, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn phù hợp với lợi ích giai cấp
và quy luật thời đại. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là tồn bộ những
nhiệm vụ lịch sử khách quan mà giai cấp cơng nhân có thể thực hiện và cần phải
thực hiện nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời, xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản, hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn, phù hợp với
quy luật phát triển của lịch sử xã hội và phù hợp với lợi ích chính trị căn bản của
giai cấp công nhân, được quy định bởi địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị xã hội căn bản của giai cấp giai cấp công nhân.
2. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì ?
Trong q trình nhận thức của con người đối với thế giới tự nhiên và đối
với chính con người đã xuất hiện một số vận động, phát triển bước ngoặt, mở ra
những trang sử mới, kỷ nguyên mới của lịch sử tri thức loài người và lịch sử toàn
xã hội. Tiêu biểu nhất cho các bước vận động, phát triển đặc biệt này là những
cuộc cách mạng công nghiệp mà con người đã từng tạo ra trong vòng hơn 250
năm qua.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu xuất hiện từ thập niên đầu tiên
của thế kỷ XXI. Sau nhiều bước đi ban đầu, tại Hội chợ Hannover (Đức) năm
2011, một số cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn đến khái niệm “nền công
nghiệp 4.0” (industry 4.0), một nền công nghiệp của các nhà máy thông minh và
của chuỗi giá trị toàn cầu trong sản xuất - dịch vụ - kinh doanh. Năm 2012,
Chính phủ Đức thơng qua bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao,



6
lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Cuối năm
2015, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới, xuất bản cuốn
sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, diễn tả một cách hệ thống nội
dung cuộc cách mạng này và làm gì để thích ứng với nó.
Khác với các cuộc cách mạng trước kia, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư là sự hịa quyện giữa các nền cơng nghệ làm xóa đi ranh giới giữa thế giới
vật thể, thế giới số hóa và thế giới sinh học. Đó là các cơng nghệ internet vạn vật,
trí tuệ nhân tạo, người máy, xe tự lái, in ba chiều, máy tính siêu thông minh,
công xưởng thông minh, công nghệ nano, công nghệ sinh học...
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong
các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất
hồn tồn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của
thế giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng cơng nghiệp lần
thứ tư: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân
tích dữ liệu lớn, điện tốn đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự
phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. Hai là, sử
dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hồn chỉnh nhờ nhất thể
hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ
- công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những
phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản
xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc
vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo
và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không
gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.


7
CHƯƠNG II

NHỮNG BIẾN ĐỒI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 4
1. Những nhân tố tác động tới sự biến đổi của giai cấp công nhân
trong thời kì cách mạng 4.0
Các đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như diễn ra không
tuần tự từ A đến Z mà phải tận dụng lợi thế so sánh của mỗi quốc gia; gắn với
hiện đại hóa (sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới, đáp ứng những yêu
cầu mới về phát triển bền vững về xã hội và môi trường, sinh thái...); nguồn
nhân lực cho cơng nghiệp hóa được chuẩn bị sớm và kỹ hơn; các u cầu ngồi
cơng nghiệp như tính nhân văn, bảo vệ môi trường, sinh thái, tài nguyên cao
hơn; và hội nhập thị trường quốc tế cấp thiết hơn.. là những tác nhân hàng đầu
làm biến đổi giai cấp công nhân là trong cuộc cách mạng công nghiệp.
Sự phát triển của giai cấp công nhân ở “các nước đang chuyển đổi” hiện
nay còn là kết quả của sự kết hợp các cơ chế, quy luật của kinh tế thị trường với
vai trò của nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước; với chính sách đổi mới
cơng nghệ, nâng cao trình độ nhân lực, dần chuyển dịch mơ hình kinh tế từ phát
triển “bề rộng” là chủ yếu sang phát triển theo “chiều sâu”. Công nhân không chỉ
là sản phẩm của cơng nghiệp hóa mà cịn là kết quả tổng thành của chế độ chính
trị và cơ chế kinh tế thị trường. Trình độ làm chủ và sáng tạo cơng nghệ, tư duy
kinh tế thị trường, năng lực tổ chức quản lý của giai cấp công nhân ở các nước
cải cách, đổi mới đều đã có bước tiến lớn.
Tư duy mới về chính trị có thể thúc đẩy sự phát triển của giai cấp công
nhân. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã tạo ra một chất lượng mới, quy mô và tốc độ
mới cho cơng nghiệp hóa. Ngay trong kiểu cơng nghiệp hóa này cũng có 2 trình


8
độ là cơng nghiệp hóa theo mơ hình cơng nghiệp hóa cũ và theo mơ hình cơng
nghiệp hóa mới. Hiện nay, cùng với lý luận cơng nghiệp hóa mới của thế giới và
xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa có thể thơng

qua hợp tác - phân công lao động quốc tế để thực hiện cơng nghiệp hóa. Chính
chủ nghĩa tư bản cũng cần đến chủ nghĩa xã hội và tìm đến để hợp tác trong sản
xuất toàn cầu. Đổi mới tư duy chính trị, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
quốc tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế... là xu thế chung của nhiều quốc gia. Giai
cấp công nhân đã xuất hiện với số lượng, chất lượng và diện mạo mới khơng chỉ
từ cơng nghiệp hóa mà cịn từ cải cách, đổi mới. Nhưng quan trọng hơn, là khả
năng phát triển, cơ động xã hội của giai cấp công nhân và các giai cấp khác.
Trước đây, như nhận định của một tác giả Trung Quốc: “Nhà nước trao cho giai
cấp công nhân địa vị giai cấp lãnh đạo và thực hiện chính sách phúc lợi tồn xã
hội khiến cho giai cấp cơng nhân có được địa vị xã hội và kinh tế “trời phú” rất
cao, ở vào vị trí trung tâm trong toàn bộ kết cấu xã hội, được hưởng một loạt
quyền lợi đặc thù, có sự khác biệt với giai cấp nông dân trên nhiều phương diện
và cao hơn nhiều so với nông dân” [2;tr.10]. Nhưng hiện nay, “thân phận “trời
phú” của giai cấp công nhân Trung Quốc đương đại bị phá vỡ, chuyển biến từ
tượng trưng thân phận sang khái niệm nghề nghiệp”. “Phương thức hợp đồng
hóa nghề nghiệp” thay cho chế độ công nhân, viên chức vĩnh viễn; quan hệ lợi
ích kinh tế thay cho quan hệ hành chính, “từ trạng thái do quá khứ lưu truyền đến
trạng thái do khế ước quy định” [2; tr. 11 – 12]. Có thể thấy rằng cơng nhân hiện
nay khơng chỉ là sản phẩm của cơng nghiệp hóa mà cịn là sản phẩm của đổi mới
chính trị. Trong một số trường hợp, chính trị, chính sách đã tác động mạnh mẽ,
trực tiếp và tạo biến đổi sâu sắc đối với giai cấp công nhân.
2. Thực trạng biến đổi của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng
công nghiệp lần 4


9
Trong nền văn minh hậu công nghiệp, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân không những không mất đi mà cịn được khẳng định hơn vị trí lịch sử
khơng thể thay thế của mình trong xã hội hiện đại, trong q trình chuyển hóa từ
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản

chủ nghĩa. Nhu cầu của thị trường sức lao động hiện đại vừa đặt ra yêu cầu cao
về chất lượng của nguồn nhân lực, vừa nâng cao vị thế của người lao động. Khi
đã có một trình độ tương đương với nhu cầu của thị trường, vị thế của người
công nhân cũng khác trước khi thương lượng với người sử dụng lao động về giá
cả của hàng hóa sức lao động. Trong điều kiện mới, khả năng tự bảo vệ của
người lao động đã được tăng lên.
Sự biến đổi cấu tạo hữu cơ tư bản thay đổi cũng đang làm rõ xu thế xã hội
hóa lực lượng sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ có vai trị lớn trong sản
xuất đang tạo ra một thay đổi quan trọng: tư bản khả biến (v) tăng nhanh, tư bản
bất biến (c) giảm tương đối trong tỷ lệ cấu thành giá trị của hàng hóa. Vai trị to
lớn của tri thức, tay nghề, văn hóa, kinh nghiệm của người công nhân trong sản
xuất công nghiệp đang từng bước phá vỡ cơ chế chiếm hữu của giai cấp tư sản,
vốn bắt nguồn từ độc quyền sở hữu tư liệu sản xuất, độc quyền chiếm đoạt giá trị
thặng dư.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là một thành tựu của văn minh, có những
đóng góp, bổ sung vào nhận thức duy vật lịch sử về các vấn đề trong phát triển.
Ở phương diện xã hội, sát cánh cùng giai cấp công nhân, “đang xuất hiện ngày
càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,
thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thơng, giáo dục - đào tạo, y tế, pháp
luật. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế sáng tạo,
lao động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã
hội, đặt ra vấn đề nhìn nhận lại vai trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội


10
hiện đại…”[3]. Hệ giá trị của giai cấp công nhân theo đó có thể được bổ sung
những giá trị tuy khá đặc thù nhưng gần gũi của các tầng lớp khác như trí thức nhóm xã hội coi sáng tạo, dân chủ như điều kiện môi trường để lao động và phát
triển.
Trên thực tế, chỉ những công nhân làm việc trực tiếp trong các dây chuyền
sản xuất công nghiệp giảm sút về số lượng, nhưng những người lao động trong

các ngành dịch vụ gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối cơng nghiệp lại
tăng. Do đó, số lượng giai cấp công nhân không hề suy giảm bởi những lao động
được trả công ăn lương trong nhiều ngành dịch vụ vẫn là công nhân, theo nghĩa
họ phải bán sức lao động để kiếm thu nhập và là người trực tiếp vận hành các
cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp với mức độ xã hội hóa ngày càng cao.
Như vậy, các cuộc cách mạng công nghiệp không làm giảm số lượng và tỷ
trọng giai cấp công nhân trong cơ cấu lao động của nền kinh tế nhưng chắc chắn
đã làm thay đổi sâu sắc thành phần, cơ cấu của giai cấp công nhân. Nếu như đa
số công nhân thế kỷ XVIII, XIX là công nhân các ngành công nghiệp, mà chủ
yếu là lao động cơ khí, thì nay đã xuất hiện công nhân của những ngành ứng
dụng công nghệ cao. Tỷ trọng của đội ngũ công nhân trong nền cơng nghiệp tự
động hóa, trí thức hóa ngày càng gia tăng. Có thể thấy rõ, quan điểm Mác xít cho
rằng “giai cấp công nhân là người đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ với
mức độ xã hội hóa, quốc tế hóa ngày càng cao” vẫn giữ nguyên giá trị.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 khơng chỉ có máy móc được kết nối với nhau
mà cịn tạo ra các “chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu”, “chuỗi giá trị tồn
cầu” với các nhà máy thơng minh, trong đó các hệ thống ảo và thực tế (Virtual
Reality System) có thể phối hợp một cách linh hoạt. Các nhà máy, xí nghiệp
chuyển sang sản xuất tự động hóa, với sự trợ giúp của robot, khiến cho trình độ,
kỹ năng của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao. Cũng từ đây, tính kỷ


11
luật, liên kết, xã hội hóa ngày một gia tăng bởi phân công lao động trong các dây
chuyền sản xuất cơng nghiệp khơng cịn là phân cơng giữa các bộ phận trong nhà
máy, xí nghiệp mà là phân cơng lao động trong phạm vi quốc gia và quốc tế với
các dây chuyền và chuỗi cung ứng hàng hóa tồn cầu. Điều này làm cho tính tổ
chức kỷ luật, liên kết, xã hội hóa và tiên phong đi đầu trong các cuộc đấu tranh
vì những mục tiêu xã hội tốt đẹp của giai cấp công nhân ngày càng đi lên, nghĩa
là bản chất cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng thêm sâu sắc.

Nếu giai cấp công nhân trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây
đã đứng lên kêu gọi và đoàn kết các giai cấp, tầng lớp khác đấu tranh để cải thiện
tiền lương, cải thiện điều kiện lao động hay đi đầu trong các phong trào giải
phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức bất công, giành tự do, độc lập
cho quốc gia dân tộc, thì trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, họ vẫn tiếp tục
đấu tranh cho các quyền tự do cơ bản của con người, đấu tranh để chống lại áp
bức, bóc lột, bất cơng, qua đó thúc đẩy cơng bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Những mục tiêu cao đẹp đó sẽ khơng tự động đạt được hay đi liền với các
cuộc cách mạng công nghiệp, bởi các cuộc cách mạng công nghiệp một mặt đã
đem lại cho con người điều kiện sống tiện nghi hơn, hiện đại hơn nhưng cũng tạo
ra nhiều nguy cơ, thách thức trong xã hội, như: phân hóa, phân tầng xã hội; bất
bình đẳng xã hội; con người đối mặt với nhiều rủi ro về kinh tế, xã hội và môi
trường. Đặc biệt, cách mạng cơng nghiệp 4.0 có thể dẫn đến tình trạng bất cân
xứng về quyền lực, ưu thế quyền lực thuộc về các cá nhân, tổ chức, quốc gia
hiểu biết và kiểm sốt cơng nghệ.
Vì vậy, xã hội hiện đại ngày nay vẫn cần lực lượng lao động cấp tiến để
quản lý, thúc đẩy sáng tạo và đấu tranh cho những mục tiêu cao đẹp, đó là xây
dựng một xã hội trong đó các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người đều
được tôn trọng và bảo đảm. Lực lượng lãnh đạo đó khơng ai khác chính là giai


12
cấp công nhân, những người lao động được tôi luyện từ nền sản xuất đại công
nghiệp hiện đại.


13
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỒI CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 4

1. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp cơng nhân Việt Nam là một tập đồn người, mà lao động của họ
gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hiện đại, thu nhập chủ yếu
của họ bằng làm công ăn lương; là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng một nền kinh tế cơng nghiệp,
kinh tế tri thức hiện đại vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. [4; tr37]
Với định nghĩa này, khái niệm về giai cấp công nhân Việt Nam phản ánh
được những nội dung sau. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là tập đồn
những người lao động làm cơng ăn lương. Xét về tính chất lao động, là những
người lao động trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính cơng
nghiệp ngày càng hiện đại. Mặt khác xét vị trí vai trị, giai cấp cơng nhân Việt
Nam là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri
thức hiện đại. Điều đó phản ánh tính đa dạng, phong phú của cơ cấu giai cấp
công nhân, đồng thời phản ánh xu thế trí thức hố cơng nhân trong nền kinh tế tri
thức,.. Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ là lực lượng sản xuất chủ yếu, mà
còn là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trên đây là những cơ sở nhận biết để phân biệt giai cấp công nhân Việt
Nam với các giai tẳng khác trong cơ cấu xã hội, đồng thời cũng để phân biệt giai
cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân trên thế giới.


14
2. Thực trạng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam trong cuộc
cách mạng công nghiệp lần 4
Giai cấp cơng nhân Việt Nam cũng khơng đứng ngồi guồng quay đó,
cũng chịu tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi bản:giai cấp

cơng nhân Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng. Theo
báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ
khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân
làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước; đang
làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; số lao động giản đơn trong các cơ quan
đảng, nhà nước, đoàn thể.
Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai
cấp cơng nhân ngày càng được cải thiện. Số cơng nhân có tri thức, nắm vững
khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu cơng nghiệp,
các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước và có vốn đầu tư nước ngồi được tiếp
xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên
được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp,
phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn
nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong
thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực
đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế trong tương lai…
Trong những năm gần đây, cơ cấu đội ngũ trí thức đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Tính đến cuối năm 2017, cơ cấu lao động theo trình độ được đào tạo đã
có sự tăng cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học tăng nhanh, từ 17,9% năm


15
2012 lên 18,4% năm 2017, cao đẳng tăng từ 4,9% lên 6,7%. Tỷ trọng lao động
được đào tạo từ đại học trở lên trong những ngành dịch vụ cao hơn so với ngành
sản xuất.
Thực hiện chủ trương, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phong trào
thu hút nhân lực chất lượng cao phát triển mạnh ở các địa phương. Hệ thống
chính trị từ Trung ương đến cơ sở ln nhận thức rõ sự cần thiết thu hút và trọng
dụng tri thức trong điều kiện hiện nay, đã đề ra các chủ trương, giải pháp phù

hợp với điều kiện của từng địa phương và tích cực chỉ đạo thực hiện. Nhiều tỉnh,
thành phố trong cả nước đã thu hút được khá lớn nhân tài về làm việc với cơ cấu
khá toàn diện, đồng thời chống các biểu hiện của bệnh cục bộ, gây khó khăn đối
với nhân tài trong cơng việc. Nhiều tri thức, nhân tài đã được quy hoạch, đề bạt,
bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp với năng lực, sở trường và
nhu cầu cán bộ trong từng giai đoạn. Một số địa phương đã tổ chức thi tuyển
một số chức vụ lãnh đạo, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng để nhân tài có thể
tham gia và cống hiến như thành phố Đà Nẵng, thủ đơ Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh… Có thể kể đến các địa phương tiêu
biểu, đi đầu trong chính sách sử dụng trí thức và thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao như: thành phố Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bình Dương.
3.2 Thách thức đặt ra
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng này có thể
mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao
động. Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm
trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với
sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương
lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng


16
"kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự
phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
Dù cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều lo ngại về thất
nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng,
việc giảm tổng số việc làm là không thể. Bởi, siêu tự động hóa và siêu kết nối có
thể nâng cao năng suất những cơng việc hiện tại và tạo ra nhu cầu về những cơng
việc hồn tồn mới khác. Sự ra đời của robot hợp tác có khả năng di chuyển và
tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên,

những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động có kỹ năng
trung bình do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, cộng với trí tuệ
nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến đối tượng này.
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp cơng nhân nước ta cịn nhiều hạn
chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu
về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp của
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu
nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề;
tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cịn nhiều hạn chế; đa phần cơng nhân
từ nơng dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống” [6; tr.45].
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với q trình chuyển dịch cơ
cấu lao động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng
giai cấp công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao
động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của cơng nhân nước ta dù
được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu
khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế


17
hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến
năm 2038, năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines,
năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Do đó, nếu khơng tập trung đầu
tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng
ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt
Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người
đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
Hiệp định ASEAN về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận cơng
nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối với 8 ngành nghề được tự

do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và
du lịch. Việc này thể hiện sự cơng nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề và đây
sẽ là một trong những điều kiện quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao
động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách
thức cho Việt Nam, vì số lượng cơng nhân lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn,
buộc phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao
hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của cơng nhân nước ta không được cải thiện để
đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”.
Có thể chi ra 3 yêu cầu cấp bách đối với giai cấp công nhân: Thứ
nhất, giảm một số lượng nhất định những lao động có trình độ tay nghề thấp;
tăng tương đối một số lượng nhất định lao động có trình độ tay nghề cao và lao
động sáng tạo. Thứ hai, khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn, chun mơn,
tay nghề, hồn thiện kỹ năng lao động, có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ
luật cao. Thứ ba, xây dựng mơi trường sống lành mạnh, an tồn trong lao động,
nâng cao ý thức chính trị và giác ngộ giai cấp của giai cấp cơng nhân [11].
Nhìn lại bốn cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật
của thế giới, quốc gia dân tộc Việt Nam gần như đứng ngoài 2 cuộc đầu tiên và


18
trong 2-3 thập kỷ vừa qua đã có bước hội nhập vào cuộc thứ ba. Bên cạnh một số
kết quả và lợi thế, nhìn chung nước ta có ít kinh nghiệm, tiền đề và nguồn lực để
đón nhận, tận dụng, phát triển các cuộc cách mạng công nghiệp, nếu so sánh với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nhận thức đúng xuất phát
điểm, cầu thị và tự cường, cộng với lợi thế của người đi sau - đó là cơ sở cho
những niềm tin và thành cơng phía trước trên con đưởng đẩy mạnh hội nhập 4.0
ở Việt Nam.


19

KẾT LUẬN
Nhìn chung, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 đã có nhưng đóng góp
tích cực cho sự phát triển của giai cấp cơng nhân thế giới. Ngồi những thúc đẩy
để biến chuyển tích cực thì những thách thức đặt ra cũng vô cùng to lớn đối với
giai cấp cơng nhân thế giới nói chung và giai cấp cơng nhân ở Việt Nam nói
riêng. Sự thay đổi ấy diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống và diễn tiếp
ngay cả chính bản thân giai cấp cơng nhân.
Từ tình hình thực tế chủ quan và khách quan, Đảng và Nhà nước cần có
những chính sách thiết thực để thu hút nhân tài, tránh kêu gọi chung chung; củng
cố lại các tổ chức Đảng, đoàn thể trong phong trào công nhân, bồi dưỡng, xem
xét kết nạp Đảng viên trong đội ngũ công nhân, làm nền tảng để xây dựng các tổ
chức cơng đồn, thanh niên, tạo phong trào thi đua học tập, rèn luyện cho cơng
nhân, có chính sách hỗ trợ cơng nhân có nơi ăn, chốn ở, gắn bó lâu dài với xí
nghiệp, doanh nghiệp.


20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
2) Hồng Húc Đơng (2019), Lý luận giai cấp cơng nhân của các tác giả
mác-xít kinh điển và những biến động mới của giai cấp công nhân Trung Quốc
đương đại, Tài liệu dịch của Đề tài: “Các học giả Trung Quốc bàn về giai cấp
công nhân Trung Quốc thời đại mới”.
3) Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ: Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, Hà Nội, 2017
4) GS.TS Dương Xuân Ngọc (2005), Đề tài khoa học cấp bộ: Xu hướng
biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
5) PGS.TS Dương Xuân Ngọc (2004), Giai cấp công nhân Việt Nam trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
6) Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
7) Trần Thị Thanh Bình (30/4/2020), “Cách mạng cơng nghiệp 4.0 - Cơ
hội và thách thức của giai cấp cơng nhân Việt Nam hiện nay”, tạp chí Cộng sản
điện tử.
8) PGS, TS, Nguyễn An Ninh (7/7/2019), “Thực hiện nội dung sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân trong Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”, tạp chí
điện tử Tuyên giáo.


21
9) PGS. TS. Đỗ Công Tuấn chủ biên (2012), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội
khoa học, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
10) Lâm Quốc Tuấn – Đặng Viết Đạt (1/5/2020), “Bản chất cách mạng của
giai cấp công nhân qua 4 cuộc cách mạng cơng nghiệp”, tạp chí online Hà Nội
mới
11) PGS,TS. Nguyễn Thọ Khang - Nguyên Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội
khoa học, bài tham luận “Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đặt ra đối với
sự phát triển của giai cấp công nhân” đã phát biểu tại Hội thảo: “Những vấn đề
mới về Giai cấp công nhân trong Cách mạng công nghiệp 4.0” tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.



×