Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.64 KB, 2 trang )
Câu hỏi
"Theo Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước chỉ có quyền đề nghị, khơng có quyền
trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức một chức danh nào trong bộ máy
nhà nước".
Trả lời
Nhận định này là SAI vì:
Chủ tịch nước có quyền đề nghị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh sau:
- Căn cứ khoản 2 Điều 88 Hiến Pháp 2013
“Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác
của Chính phủ;”
- Căn cứ khoản 3 Điều 88 Hiến Pháp 2013
“Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết
của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tịa án nhân
dân tối cao;…”
Chủ tịch nước có quyền trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức danh sau:
- Căn cứ khoản 3 Điều 88 Hiến Pháp 2013
“….bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao,
Thẩm phán các Tịa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân tối cao…;”
- Căn cứ khoản 5 Điều 88 Hiến pháp 2013
“….bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng
cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;…”
Trong cơng tác nhân sự ngồi hai thẩm quyền trên Chủ tịch nước cịn có thẩm
quyền bổ nhiệm nhân sư sau khi có sự phê chuẩn của các chủ thể khác. Dù thẩm
quyền này chỉ mang tính thủ tục để hợp thức hóa quyết định của Quốc Hội và Ủy
Ban Thường Vụ Quốc Hội, nhưng xét về mặt nhà nước thì điều này thể hiện vị trí,
vai trị quan trọng của nguyên thủ quốc gia vào việc hình thành các chức danh quan
trọng trọng bộ máy nhà nước.