Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT bị dạy học lớp 1,2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 17 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU
CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng
và hiệu quả áp dụng sáng kiến ở cấp huyện.
Tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công
tác

Trường TH
1

Phan Thị Cửu

15/9/1980

xã Mường
Mít



Chức danh

Hiệu
trưởng

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng kiến

Đại học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng
sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả thiết bị dạy học lớp 1,2.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2021
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến
1. Mô tả biện pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong những năm trước khi có sáng kiến, để tăng hiệu quả sử dụng đồ
dùng hỗ trợ cho hoạt động dạy học, tôi đã triển khai thử nghiệm một số biện
pháp và đã thu lại một số kết quả nhất định như sau:
Biện pháp 1: Chỉ đạo nhân viên thư viện sắp xếp khoa học phòng thiết bị.

* Ưu điểm:
Biện pháp này giúp cho việc quản lý thư viện dễ dàng trong điều kiện nhà
trường đang thiếu thốn về cơ sở vật chất, cịn sử dụng phịng cơng vụ để sắp xếp làm


2

phòng thiết bị trong khi số lượng thiết bị rất nhiều. Với điều kiện như vậy, rất cần sắp
xếp thiết bị gọn gàng, ngăn nắp để dễ lấy, dễ nhìn và đảm bảo an tồn. Biện pháp
khơng chỉ giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả của nhân viên thư viện mà cịn kiểm
sốt việc đảm bảo an tồn, lưu trữ thiết bị cho việc sử dụng lâu dài.
* Hạn chế:
Việc sắp xếp thư viện rất quan trọng nhưng biện pháp này chủ yếu phục
vụ cho công tác quản lý, sắp xếp và là việc làm chính của nhân viên thư viện.
Đây chỉ là biện pháp giúp cho việc kiểm tra, giám sát số lượng thiết bị của thư
viện và dễ dàng cho cơng tác kiểm tra độ an tồn, chất lượng của các thiết bị.
nhưng không phải là biện pháp góp phần thúc đẩy việc sử dụng thiết bị của giáo
viên để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Biện pháp 2: Quản lý chặt chẽ quá trình mượn trả thiết bị dạy học,
nâng cao ý thức cho giáo viên, nhân viên.
* Ưu điểm:
Việc đầu tư thiết bị dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018,
được cấp trên trang cấp cho các lớp 1,2 trong các năm qua cơ bản đảm bảo nhu cầu
giảng dạy của giáo viên và học sinh. Số lượng đầu tư cần nhiều kinh phí, tỉ lệ hao
mịn hàng năm thấp, để có thiết bị sử dụng lâu dài thì đây là một biện pháp rất quan
trọng và cần được quan tâm. Vì thế để phát huy hiệu quả nhà trường khuyến khích
giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt là giữ gìn, bảo quản thiết bị,
giám sát chặt chẽ quá trình mượn trả, đánh giá hiệu quả qua sổ sách thư viện, thiết bị.
* Hạn chế:
Thiết bị chỉ phát huy hiệu quả khi được mỗi giáo viên sử dụng thường xuyên

đem lại hiệu quả cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên việc quản lý chặt chẽ quá trình
mượn trả thiết bị chỉ đánh giá hiệu công tác của nhân viên thư viện, mới thống kê
lượt mượn trả, chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng thiết bị của từng giáo viên.
Việc nâng cao ý thức của giáo viên chủ yếu là kêu gọi chưa có nội dung, hướng dẫn
cụ thể, phần nào đó cịn nhiều giáo viên chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học. Vì
vậy cần cải tiến từ việc điều tra hiện trạng và cụ thể nội dung tuyên truyền.
Biện pháp 3: Bổ sung thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo


3

viên và học sinh, phát huy hiệu quả của thiết bị dạy học.
* Ưu điểm:
Việc bổ sung thiết bị là việc làm cần thiết của đơn vị nhà trường, để đáp
ứng đủ nhu cầu dạy học, đây là một biện pháp quan trọng, làm phong phú thêm
số lượng thiết bị trong nhà trường, giúp các thầy cơ giáo có phương tiện đầy đủ
hỗ trợ truyền tải đến học sinh nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, dễ dàng.
* Hạn chế:
Thiết bị dạy học dành cho lớp 1,2 đã được cấp trên trang cấp đảm bảo theo
danh mục trước khi bước vào năm học mới hàng năm. Chính vì vậy, trong quá trình
bổ sung thiết bị dạy học nhà trường chủ yếu phát huy đồ dùng dạy học tự làm. Tuy
nhiên, các đồ dùng tự làm tính thẩm mĩ chưa cao, sử dụng khơng được lâu dài.
Trong q trình sử dụng, giáo viên chưa hiểu về đồ dùng, chưa phát huy được
hiệu quả trong tiết dạy, giáo viên còn lúng túng khi sử dụng. Để biện pháp có hiệu
quả cần quan tâm đến việc cho giáo viên nghiên cứu tìm hiểu, cách sử dụng thiết bị
dạy học, cách vận hành thiết bị ra sao, có thể sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả.
2. Mô tả biện pháp sau khi có sáng kiến
Chương trình giáo dục phổ thơng đã được triển khai thực hiện đối với tiểu
học ở lớp 1, 2. Để triển khai thực hiện chương trình hiệu quả, được sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trang cấp đầy đủ các trang thiết bị dạy

học để nhà trường tổ chức dạy và học. Tuy nhiên, vẫn cịn thầy cơ cịn dạy học
theo lối truyền thống, cịn ngại nghiên cứu, tìm tịi cịn thói quen dạy chay. Để
tránh lãng phí và phát huy hiệu quả cao nhất thiết bị dạy học, hơn bao giờ hết,
cần có biện pháp thúc đẩy việc sử dụng thường xuyên, hiệu quả thiết bị dạy học,
đó chính là động lực để tôi cải tiến làm rõ một số biện pháp để phát huy hiệu quả
tại trường tiểu học xã Mường Mít trong năm học 2021-2022.
2.1. Tính mới của biện pháp
Tác giá đã làm rõ hơn, cải tiến các biện pháp trước đây, có thể biện pháp
này khơng là mới nhưng thể hiện những khía cạnh, sự khác biệt và phù hợp với
tình hình thực tế hiện nay. Nếu như các biện pháp trước đây tập trung vào việc
quản lý thư viện, đó là việc làm chủ đạo của nhân viên thư viện, chỉ đạo nâng


4

cao hiệu quả sử dụng thiết bị nhưng chưa đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu
thiết bị trước khi sử dụng, chưa có hướng dẫn, chia sẻ cách sử dụng, thì nay tác
giả làm rõ, từng biện pháp và đối tượng thực hiện là các giáo viên, đối tượng thụ
hưởng là các học sinh. Các biện pháp này nhằm nâng giá trị của các thiết bị dạy
học để cho mỗi giáo viên không phân biệt môn nào, thời điểm nào, khối nào đều
cảm thấy cần hiểu rõ về thiết bị, cách sử dụng ra sao, có q trình được nghiên
cứu, tìm hiểu trước khi đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu bài học góp phần
thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018, có lẽ những việc làm này,
trước đây tại nhà trường chưa thực hiện, chưa được quan tâm nhiều.
Qua từng tiết dạy, giáo viên có thể truyền tải nội dung bài học dễ dàng
hơn, học sinh hứng thú thực hành theo các yêu cầu gợi ý của giáo viên, tiết học
nhẹ nhàng hơn, học sinh học tập sơi nổi hơn, thơng q đó, nhiều học sinh đã
chiếm lĩnh được nội dung kiến thức cơ bản, có khả năng sáng tạo hơn.
2.2. Các biện pháp đã áp dụng
Biện pháp 1: Tuyên truyền thay đổi nhận thức giáo viên, nhân viên

thư viện - thiết bị.
* Điểm mới:
Biện pháp giúp cho giáo viên hiểu tầm quan trọng của thiết bị đối với quá
trình dạy học, chỉ là phương tiện hỗ trợ nhưng giúp giáo viên thực hiện yêu cầu
cần đạt được nhẹ nhàng. Mỗi giáo viên nhận biết giá trị cảu thiết bị thông qua
hiệu quả từ học sinh chứ không phải giá thành cảu thiết bị. Giáo viên thay đổi
suy nghĩ từ bắt buộc sang tự nguyện, có nhu cầu sử dụng.
* Cách bước thực hiện
Bước 1: Khảo sát đánh giá mức độ sử dụng thiết bị của giáo viên
Để có căn cứ chỉ đạo nội dung sử dụng thiết bị dạy học, qua việc nắm bắt
thực tế, tác giả kết hợp với khảo sát 30/30 đồng chí giáo viên
Mẫu phiếu khảo sát đánh giá mức độ sử dụng thiết bị của giáo viên
* Mẫu phiếu khảo sát:
Nội dung

Thường

Thỉnh

xuyên

thoảng

Ý kiến khác


5

Đồng chí hãy nêu mức độ sử dụng thiết bị
dạy học trong quá trình giảng dạy.

Nếu thường xuyên sử
....................................................................................
dụng, cho ý kiến ở mơn

.....................................................................................

nào, thiết bị gì

.....................................................................................
....................................................................................

Nêu lí do bạn rất ít sử
dụng hoặc khơng sử dụng
Bạn có đề xuất gì (nếu có)

.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................

Sau khi lấy thơng tin, thu thập tổng hợp để đánh giá cho thấy:
Tổng số giáo viên được thu thập: 30 đồng chí (giáo viên lớp 1,2 là 16)
Mức độ sử dụng thường xuyên là 10/30 = 33% , thường sử dụng là máy
chiếu, có 4 giáo viên chủ nhiệm sử dụng nhiều các thiết bị khác nhau là các lớp
1+2, 1A2, 2A2; 3A1 tập trung nhiều môn Tiếng Việt.
Có 12/30 = 47% giáo viên vẫn thỉnh thoảng sử dụng chủ yếu là máy chiếu
để tổ chức khởi động trong đó có 7 giáo viên dạy mơn văn hố (Tốn, Tiếng
Việt); 5 giáo viên phân cơng các mơn chuyên.
Có 08 giáo viên có ý kiến khác có sử dụng và khơng sử dụng, lí do sử
dụng thiết bị dạy học mất nhiều thời gian, có đồng chí lúng túng chưa biết sử

dụng thế nào, các đồng chí được phân cơnthường xun nên ít hoặc khơng sử
dụng thiết bị hỗ trợ.
Có 19 ý kiến đề xuất được hướng dẫn về việc sử dụng thiết bị dạy học; 15
đồng chí xin được tư vấn trực tiếp về việc sử dụng thiết bị trong dạy học; 21
đồng chí đề xuất được nghiên cứu thiết bị; có 5 ý kiến khác là bổ sung thêm thiết
bị dạy học như máy chiếu, máy chiếu vật thể.
Bước 2: Đưa nội dung chỉ đạo về sử dụng đồ dùng vào kế hoạch giáo
dục nhà trường và các bộ phận
Trên cơ sở xác định và đánh giá tình hình việc sử dụng thiết bị dạy học,
tác giả thấy thật sự cần thiết đưa nội dung chỉ đạo sử dụng thiết bị vào kế hoạch


6

giáo dục nhà trường. Đối với các thiết bị dạy học lớp 1,2 được trang cấp đủ theo
danh mục và số lượng theo định mức nên phân chia bổ sung đều cho các lớp.
Một số thiết bị dùng chung số lượng ít nên được cụ thể bằng lịch sử dụng theo
tuần. Nội dung chỉ đạo xác định rõ nhiệm vụ từng giáo viên, nhân viện thư viện
– thiết bị làm gì, định mức /kỳ/năm.
Trên cơ sở đó, các tổ chun mơn, có ý kiến chỉ đạo, điều hành, sắp xếp
định hướng cho giáo viên trong tổ về việc sử dụng đồ dùng dạy học thường
xuyên, với các thiết bị dùng chung có sự điều tiết phù hợp các lớp.
Nhân viên thư viện, thiết bị cụ thể lịch mượn trả trong kế hoạch thư viện
để các giáo viên thuận lợi cho giáo viên.
Việc chỉ đạo cụ thể từ nhà trường, triển khai đến các tổ, thư viện và giáo
viên thực hiện để thấy được đây là một nội dung quan trọng, cần có sự thống
nhất từ quan điểm chỉ đạo đến quá trình thực hiện.
Bước 3: Tuyên truyền về ý nghĩa tầm quan trọng của thiết bị trong hỗ
trợ hoạt động dạy học.
Thực hiện chương trình giáo dục năm 2006 đến nay trải qua giai đoạn dài,

số thiết bị phục vụ đã được trang cấp rất lâu, theo tháng năm đã mất mát hư
hỏng nhiều, số lượng khơng cịn đảm bảo cho các lớp. Hơn nữa, với nhiều áp lực
về chất lượng, khơng ít giáo viên rất quan tâm đến cơng tác giảng dạy và rèn học
sinh nên chỉ nghĩ dành thời gian cho rèn học sinh, một số giáo viên khác không
biết cách sử dụng thiết bị hiện đại nên dẫn đến không phát huy được hiệu quả
của thiết bị dạy học. Có giáo viên khơng thường xun sử dụng thiết cho rằng
mất thời gian. Chính vì vậy, việc thay đổi tư tưởng, suy nghĩ của giáo viên là
bước làm rất quan trọng.
Tôi đã tập trung quan tâm đến ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng
thiết bị dạy học, bằng dẫn chứng cụ thể. Thiết bị chỉ là hỗ trợ nhưng khi sử dụng
thực tiễn giúp học sinh nhìn trực quan, được tham gia trải nghiệm thực hành,
học sinh khơng phải tưởng tượng hay hình dung mà được nhìn, sờ, được cảm
nhận bằng các giác quan.
Hình thức tuyên truyền: Bằng minh chứng thực tiễn, để cho giáo viên


7

được thực hành để thấy được việc đó đúng hay chưa đúng. Việc tuyên truyền
thông qua dẫn chứng cuộc sống, thông qua các buổi họp đầu năm, họp Hội
đồng, thông qua việc đánh gía hiệu quả tiết dạy, sử dụng hàng tháng.
Việc kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền bao gồm tuyên truyền vận động
kết hợp việc giao nhiệm vụ vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính chất bắt
buộc để giúp mỗi giáo viên thay đổi suy nghĩ, thấy có nhu cầu muốn sử dụng đồ
dùng thường xuyên mới là mục đích cuối cùng của nhà quản lý.
Biện pháp 2: Tìm hiểu, nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học
* Điểm mới: Trước đây, khi nhận thiết bị, đồng chí nhân viên nhập vào
kho, lên danh mục cập nhật hồ sơ. Ở biện pháp này cho thấy việc nghiên cứu
thiết bị là khâu rất quan trọng, giáo viên kiểm tra, nghiên cứu cách thức sử dụng,
sủ dụng như thế nào, sử dụng vào bài nào, hoạt động nào. Chỉ thơng qua nghiên

cứu thì mỗi giáo viên mới biết được có thiết bị gì, của mơn nào, mới phát huy
được hiệu quả của thiết bị dạy học.
* Cách thực hiện
Bước 1: Nhận, kiểm tra thiết bị đảm bảo số lượng, quy cách
Nhà trường thành lập tổ nhận thiết bị dạy học, có Hiệu trưởng là tổ trưởng.
Trong tổ nhận thiết bị đã biên chế các đồng chí dạy mơn nào, tiếp nhận mơn đó.
Đối với thiết bị mơn Tốn, Tiếng Việt phân cơng cho các giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên dạy định mức; môn Tự nhiên xã hội, Đạo đức phân cơng cho 03 đồng
chí đang đảm nhận môn này; môn Mĩ thuật giao cho giáo viên dạy chuyên Mĩ
thuật; môn Âm nhạc giao cho giáo viên chuyên môn Âm nhạc...
Tổ trưởng định hướng cho thành viên của tổ cách thức tiếp nhận: Kiểm tra
số lượng, quy cách sản phẩm, chất liệu, hiệu quả...
Tổ tiếp nhận phân ra theo từng nhóm kiểm tra kĩ số lượng theo biên bản
giao; kiểm tra quy cách sản phẩm bằng cách đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài,
kiểm tra chất liệu, các thông số ghi chép trên sản phẩm với biên bản bàn giao...
kiểm tra vận hành thử các thiết bị dùng chung như máy chiếu, máy chiếu vật thể.
Tổ kiểm tra chi tiết từng thiết bị ở từng môn bằng cách quan sát, đếm, cân, đo,
kiểm tra độ nảy, tính đàn hồi...


8

Việc phân công giáo viên dạy môn nào kiểm tra mơn đó giúp giáo viên
phần nào thuận lợi để thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Nghiên cứu thiết bị
Việc tiếp nhận theo danh mục là yêu cầu bắt buộc mà nhà trường chỉ đạo
thành viên tổ tiếp nhận thiết bị phải làm. Từng nhóm có thể 1 đồng chí/nhóm
hoặc nhiều đồng chí/nhóm nghiên cứu từng thiết bị của mơn. Thiết bị đó sử
dụng làm sao, vận hành như thế nào? Sử dụng trong các bài nào?
Từng nhóm nghiên cứu, trao đổi chia sẻ nếu nhóm có nhiều người. Cán bộ

phụ trách quan sát, cùng các nhóm cùng trao đổi chia sẻ cách sử dụng. Có nhiều
thiết bị gần giống nhau (mơn Tốn), trao đổi nội dung nào thì sử dụng thiết bị
này, nội dung nào sử dụng thiết bị kia.
Có nhóm thiết bị mơn Tự nhiện xã hội (mơ hình) nhóm tháo rời từng bộ
phận, đọc tên, nhận biết, lắp lại, đảm bảo nhanh, khơng bị hỏng mơ hình. Lần
lượt từng đồng chí nghiên cứu lắp vào tháo ra đảm bảo thành thục. Các nhóm
kiểm tra kĩ từng chi tiết sản phẩm, mở sách giáo khoa để tiện cho việc nghiên
cứu và so sánh.

Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra, nghiên cứu thiết bị mơn Tốn, Tiếng Việt
Bước 3: Hướng dẫn, vận hành thử nghiệm cách sử dụng thiết bị


9

Nhà trường xây dựng kế xây kế hoạch tập huấn sử dụng các thiết bị dạy học
lớp 1,2, định hướng các nhóm nghiên cứu vận dụng triển khai tại các khối lớp khác,
người hướng dẫn là các đồng chí trong tổ nhận thiết bị, đại diện triển khai ở các
môn đã được nghiên cứu trước đây.
Đại diện nhóm ở từng môn, lên giới thiệu về các thiết bị sử dụng cho mơn
học đó bao gồm tên, các đồ dùng được sử dụng trong ở một số bài, cách sử như thế
nào. Đối với các thiết bị dùng chung thì tư vấn sâu, tư vấn rõ ở máy chiếu, máy
chiếu vật thể, một số lưu ý để thiết bị vận hành tốt, hạn chế hỏng hóc.

Đại diện các nhóm hướng dẫn về thiết bị dạy học từng môn
và sử dụng máy chiếu vật thể
Sau khi được quan sát về hướng dẫn cách sử dụng thiết bị dạy học từng môn,
giáo viên toàn trường được tham quan, nghiên cứu tổng thể số thiết bị dạy học.
Giáo viên chia sẻ nghiên cứu trao đổi chia sẻ có thể sử dụng thiết bị này để hỗ trợ
quá trình dạy học ở các khối khác như thế nào. Giáo viên đã chia sẻ một số nội

dung có thể sử dụng thiết bị dạy học lớp 2 vào dạy học lớp 3 như:
+ Mệnh giá tiền có thể dạy lớp 3 các bài liên quan đến Tiền Việt Nam trong mơn
Tốn; tổ chức hoạt động trải nghiệm.


10

+ Có thể sử dụng cân đĩa loại 5kg để học sinh thực hành cân trong bài liên
quan đến khối lượng ở lớp 3 mơn Tốn
+ Có thể sử dụng thiết bị dùng chung như máy chiếu, máy chiếu vật thể để
thực hiện trình chiếu nội dung bài, chữa bài cho học sinh.

Giáo viên tồn trường nghiên cứu, tìm hiểu về thiết bị dạy học
Biện pháp 3: Phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị ở tất cả các mơn,
các khối lớp
* Điểm mới
Thiết bị chỉ thật sự có ý nghĩa khi được sử dụng đúng mục đích, đúng
cách hỗ trợ tốt nhất tối đa cho tiết dạy giúp đạt mục tiêu bài dạy. Biện pháp này
giúp cho mỗi giáo viên thấy được quan điểm chỉ đạo của nhà trường, ý nghĩa
của thiết bị không phải là giá trị mua thiết bị mà là hiệu quả do chính mỗi giáo
viên phát huy được trong từng tiết dạy. Tận dụng tối đa thiết bị dạy học để áp
dụng giảng dạy ở nhiều môn, nhiều lớp khác nhau.
* Cách thực hiện
Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học trên lớp
Ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch chỉ đạo của nhà trường đã triển khai
đồng bộ từ nhà trường đến các tổ khối đến giáo viên. Tuy nhiên, việc kiểm tra tư


11


vấn được nhà trường quan tâm chỉ đạo.
Ngay từ đầu năm học, bên cạnh nghiên cứu, tập huấn về sử dụng, nhà
trường đã chỉ đồng chí quản lý phụ trách chuyên môn, tổ khối tăng cường công
tác hướng dẫn, tư vấn, trực tiếp trên các lớp học, ở tất các môn, các thiết bị tập
trung các nội dung hướng dẫn như:
+ Cách lấy, cất đồ dùng, một số thao tác cơ bản khi sử dụng đồ dùng:
Nhiều giáo viên thấy mất nhiều thời gian khi học sinh thao tác trên đồ dùng, khó
kiểm sốt tiết dạy nên việc đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với
thiết bị dạy học, hiệu lệnh (lấy, cất), lưu ý từng đồ dùng. Giáo viên phải cho học
sinh làm quen thực hành, có thể ở một vài tiết đầu học sinh chậm nhưng sau dần
học sinh quen có nền nếp, giáo viên thường xun kích lệ bằng lời nói để giúp
học sinh phấn chấn, hào hứng.
+ Cách thức sử dụng, thời điểm sử dụng: Nghiên cứu trước kế hoạch bài
dạy, nghiên cứu thiết bị đồ dùng nào được hỗ trợ giảng dạy, sử dụng lúc nào, sử
dụng như thế nào. Rất nhiều môn, thiết bị cấp đủ đến từng học sinh nên việc
hình thành kiến thức mới, hướng dẫn cho giáo viên nêu cách thực hiện từng
bước cho từng học sinh, nhóm đôi cùng thao tác trên đồ dùng rút ra số liệu, kết quả.
+ Hướng dẫn cách thức sử dụng thiết bị từng mơn, ví dụ như:
Đối với mơn Tiếng Việt: Đối với lớp 1 với thiết bị bộ thẻ chữ học vần thực
hành, học sinh ghép được 1 âm, cất thẻ, sau đó ghép âm khác...,với nội dung này
thời lượng khá dài chiếm 1/4 thời gian năm học, nên tác giả đã hướng dẫn học
sinh ghép mỗi vần, (tiếng chứa vần) 1 dòng của bảng gài, để so sánh với bạn,
chia sẻ trước lớp, sau đó mới cất. Ngồi ra, giáo viên thay đổi ngữ liệu hình ảnh
vẽ trong sách để hình thành âm , vần, tiếng, từ hay nội dung 1 bài đọc, hay luyện
viết đoạn văn...(lớp 1,2) bằng hình ảnh chụp thực tế tại gia đình của học sinh,
cảnh vật tại quê hương giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu nội dung bài hay kể,
nói về nội dung nào đó rõ ràng, cụ thể.
Đối với mơn Tốn: Có nhiều thiết bị dạy học số, dạy hình học phẳng hình
khối (lớp 1), giáo viên cho học sinh thao tác trên thiết bị, được đếm theo yêu
cầu, được xếp các hình khối khác nhau để phát triển sự tưởng tượng của học



12

sinh, khơng nhất thiết thực hiện như hình sách giáo khoa. Hay với bộ thiết bị dạy
số và so sánh số (lớp 2) từng học sinh được thao tác lấy các tấm hàng trăm, thẻ
hàng chục... theo ý hiểu học sinh tự so sánh và nêu kết quả, thay vì việc giáo
viên đưa ra số phân tích, giảng giải, nay giáo viên chỉ giúp đỡ và kết luận. Học
sinh còn được cân, đo, đong, đếm thơng qua vật dụng có trong bộ đồ dùng, học
sinh rất thích thú, tuy nhiên giáo viên phải linh hoạt vừa kiểm soát bài học và
giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức sau khi hoạt động.

Học sinh thao tác trên bộ đồ dùng Tốn
Mơn Tự nhiên xã hội: Học sinh phải được quan sát thực tế các mơ hình
(Bộ xương, hệ cơ, giải phẫu nội tạng). Để làm được việc đó, giáo viên thành
thạo trong việc lắp, nhận biết các bộ phận, trên cơ sở đó giúp học sinh nhận biết
trên mơ hình, tạo sự hứng thú, tị mị, thích khám phá mỗi học sinh.
Với bộ thiết bị dùng chung như: máy chiếu vật thể, máy chiếu, tư vấn để
cho giáo viên tổ chức chấm chữa bài ở các mơn Tốn, Tiếng Việt rất thuận lợi.
Bên cạnh đó, phát huy hiệu quả máy chiếu trong tất cả các tiết, các hoạt động
dạy học và hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
+ Hình thức tư vấn: Dự giờ nhận xét sau tiết dạy, hỗ trợ ngay trong quá
trình giảng dạy của giáo viên; qua buổi sinh hoạt chuyên môn, thường xuyên
trao đổi chia sẻ với giáo viên.
Bước 2: Sử dụng thiết bị lớp 1,2 hỗ trợ các tiết học ở các khối khác
Trên cơ sở tập huấn, nghiên cứu sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học được
trang cấp cho các lớp 1,2, mỗi giáo viên có suy nghĩ, áp dụng vào khối lớp của
mình cho hiệu quả.



13

Nhà trường chỉ đạo, khuyến khích, định hướng các khối lớp tận dụng tối
đa thiết bị sẵn có tại nhà trường để giảng dạy cho phù hợp với khối, lớp. Trong
số các thiết bị được trang cấp, các thiết bị dùng chung như máy chiếu vật thể,
máy chiếu được các khối lớp 3,4,5 tận dụng sử dụng.

Giáo viên lớp 4 sử dụng máy chiếu vật
thể chấm, chữa bài mơn Tốn

Giáo viên lớp 3 sử dụng máy chiếu để
hỗ trợ giảng dạy mơn chính tả

Giáo viên có thể sử dụng thiết bị mơn Tốn lớp 1,2 như cân đĩa, mơ hình
đồng hồ để dạy tốn ở lớp 3. Đối với mơn Tiếng Việt, giáo viên sử dụng bộ chữ
mẫu chữ cái viết hoa để dạy phân môn Tập viết lớp 3.

Học sinh lớp 3 sử dụng mơ hình đồng hồ
lớp 1,2 để thực hành

Học sinh lớp 2 sử dụng mơ hình đồng hồ

Bên cạnh đó, các thiết bị mơn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục được các đồng
chí giáo viên chuyên sử dụng dùng chung cho các khối trong toàn trường.
Bước 3: Đánh giá hiệu quả việc triển khai sử dụng thiết bị hàng tháng
Việc sử dụng thiết bị dạy học là một yêu cầu bắt buộc đối với với giáo
viên được quy định trong quy chế chuyên môn. Tuy nhiên, việc kiểm soát việc


14


sử dụng đồ dùng được ban giám hiệu quan tâm. Có rất nhiều cách đánh giá việc
sử dụng thiết bị thông qua dự giờ tư vấn, dự giờ đột xuất, thông qua kỹ năng sử
dụng của giáo viên, nền nếp của học sinh khi sử dụng các thiết bị dạy học.
Sử dụng thiết bị dạy học được lưu bằng hồ sơ mượn trả của nhân viên thư
viện và báo cáo bằng hình ảnh trên nhóm zalo ảnh hoạt động của nhà trường.
Căn cứ vào các dự giờ, báo cáo của giáo viên, khảo sát từ học sinh, nhà trường
có đánh giá, nhận xét nhắc nhở giáo viên khi chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy
học, nhân rộng các điển hình tích tiêu biểu sử dụng thiết bị hỗ trợ cho hoạt động
dạy học trong họp chuyên môn, họp Hội đồng giáo dục, đưa nội dung này vào
đánh giá chuyên môn hàng tháng.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Qua quá trình áp dụng sáng kiến từ tháng 9/2021 đến giữa tháng 3/2022,
tôi thấy các biện pháp đang được triển khai có hiệu quả góp phần giúp giáo viên
tổ chức giờ dạy hiệu quả, học sinh hứng thú học tập, say mê thực hành. Các biện
pháp đang áp dụng rất hiệu quả trong năm học này, các năm học tiếp theo ở khối
1,2 mà các khối khác của trường Tiểu học xã Mường Mít và có khả năng áp
dụng với trường Tiểu học khác trong huyện.
* Những thông tin cần bảo mật: Không
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để triển khai thực hiện
sáng kiến cần có các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học, bàn ghế, hệ
thống điện. Cần sự tham gia hỗ trợ của giáo viên, học sinh, nhân viên thư viện.
* Lợi ích thu được
Việc áp dụng các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy
học lớp 1,2 đem lại một số hiệu quả nhất định như sau:
- Hiệu quả kinh tế:
Khi dạy học về nội dung bài đọc, nội dung môn Tự nhiên Xã hội, đạo
đức...giáo viên phô tô tranh ảnh để giảng dạy, nay giáo viên sử dụng tranh ảnh
có sẵn hoặc chụp ảnh thay đổi ngữ liệu bài học đưa lên máy chiếu, hình ảnh đẹp,
phong phú, tự nhiên gần gũi với học sinh, thường mỗi tuần giáo viên phô tô ít

nhất 1 tranh, giá thành khoảng 5000 đồng, như vậy một năm tiết kiệm mỗi thầy


15

cô khoảng 150000 đồng (tuỳ theo mức độ sử dụng từng thầy cơ) , tồn trường
tiết kiệm được 4500000 đồng.
Việc chuyển đổi từ việc dạy chay không cần hỗ trợ của thiết bị dạy học,
để hình thành nội dung kiến thức mới thầy cô mất từ 5 đến 7 phút có tiết đến 10
phút, với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, học sinh cùng tham gia thực hành, cùng
tìm hiểu lĩnh hội kiến thức, thời gian hình thành kiến thức có thể giảm từ 2 đến 3
phút hoặc 5 phút tuỳ theo từng bài. Học sinh dễ hình dung ra nội dung giáo viên
muốn truyền tải tới. Thời gian tiết kiệm được sẽ chuyển sang phần thực hành
luyện tập cho học sinh.
Việc tư vấn, giúp đỡ giáo viên, giáo viên mạnh dạn để phát huy khả năng
sáng tạo trong dạy học, linh hoạt sử dụng thiết bị sãn có, biết kết hợp thiết bị
hiện đại với thực tiễn đó là sử dụng máy chiếu, máy chiếu vật thể để chấm chữa
bài cho học sinh sau các phần luyện tập thực hành, tiết kiệm thời gian có thể
chấm được nhiều học sinh, học sinh thấy rõ ưu điểm, hạn chế bài làm.
- Hiệu quả xã hội:
Việc phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị dạy học đem đến những tiết học
nhẹ nhàng, vui vẻ. Học sinh hứng thú, được tiếp cận đồ dùng, thiết bị ở tất cả
các môn, học sinh được khám phá thông qua các mô hình kích thích trí tị mị,
khuyến khích các em nghiên cứu tìm tịi tăng cường khả năng vận dụng học
thơng qua chơi trong các tiết học. Việc sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh và giúp triển
khai chương trình giáo dục phổ thơng 2018 có hiệu quả, chất lượng học sinh nâng lên.
Hiệu quả thu lại lớn nhất là quan điểm, suy nghĩ của giáo viên được thay
đổi, thông qua kết quả khảo sát vào cuối tháng 3/2022 cùng nội dung trước khi
thực hiện sáng kiến kết quả cho thấy:

Có 25/30 = 83% giáo viên (trong đó có 16/16 giáo viên đang được phân
cơng giảng dạy lớp 1,2) thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết
học ở tất các môn, tỉ lệ tăng 36% so với thời điểm trước khi khảo sát.
Có 05 giáo viên thỉnh thoảng sử dụng thiết bị dạy học do đặc thù di
chuyển nhiều lớp, đặc thù môn nên sử dụng đồ vật thật để thay thế.


16

Ý kiến đề xuất giáo viên thay đổi tập trung vào đề xuất xin bổ sung thêm
thiết bị dạy học cho các khối lớp 3,4,5, đặc biệt bổ sung thêm các thiết bị dùng
chung như máy chiếu, máy chiếu vật thể. Điều này cho thấy, giáo viên đã thấy
được hiệu quả của việc sử dụng thiết bị hỗ trợ dạy học.
* Đánh giá lợi ích thu được: Sau khi áp dụng sáng kiến tại trường Tiểu
học xã Mường Mít, hiệu quả tiết dạy của giáo viên thay đổi, giáo viên thay vì
nói và giảng gải nhiều chuyển hoạt động sang cho học sinh được tham gia trải
nghiệm, thực hành, tham gia các trị chơi học tập sơi nổi. Giáo viên mạnh dạn,
chủ động thay đổi cách giảng dạy, học sinh tự tin tích cực tham gia học tập, tiết
học nhẹ nhàng, thiết bị dạy học đã được phát huy tối đa hiệu quả.
* Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:

Số
TT

Họ và tên

1 Điêu Thị Nhện

2 Bùi Thị Hải Hoà


3

Phùng Thế Bền

4

Đỗ Thị Tâm

5

Trần Thị Hồng
Ngọc

6

Kiều Văn Ái

7

Nguyễn Thanh Hoa

Nơi công tác

Lớp 1+2 – Trường

Chức
danh

Trình

độ
chun
mơn

Nội dung cơng
việc áp dụng

Giáo viên

Đại học

Sử dụng thiết bị

THMM
Lớp 1A2 – Trường

dạy học
Giáo viên

Đại học

THMM
Lớp 1A3 – Trường

dạy học
Giáo viên

Đại học

THMM

Lớp 2A2 – Trường

Giáo viên

Cao đẳng

Giáo viên

Cao đẳng

Sử dụng thiết bị
dạy học

Giáo viên

Cao đẳng

THMM
Lớp 3A1 – Trường

Sử dụng thiết bị
dạy học

THMM
Lớp 2+4 – Trường

Sử dụng thiết bị
dạy học

THMM

Lớp 2A2 – Trường

Sử dụng thiết bị

Sử dụng thiết bị
dạy học

Giáo viên

Đại học

Sử dụng thiết bị


17
THMM

dùng chung

Lớp Khu Vè –
Trường TH xã
Mường Mít

Giáo viên

8

Nguyễn Xuân Thao

9


Thèn Văn Đói

3 khu – Trường
TH xã Mường Mít

Giáo viên

Giáo viên

Hà Thị Hồng Loan

Lớp Khu Trung
tâm – Trường TH
xã Mường Mít

Giáo viên

Mạ Thị Thuý

Lớp Khu Mường –
Trường TH xã
Mường Mít

Giáo viên

Đặng Duy Tiệp

Lớp 4 trung tâm –
Trường TH xã

Mường Mít

10

11

12

Đại học

Sử dụng thiết bị
dạy học

Đại học

Sử dụng thiết bị
dạy học

Đại học

Sử dụng thiết bị
dạy học

Đại học

Sử dụng thiết bị
dạy học

Cao đẳng


Sử dụng thiết bị
dạy học

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mường Mít, ngày 25 tháng 3 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT

NGƯỜI ĐĂNG KÝ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Cửu



×