Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Tuyển tập 15 đề thi chuyên hóa học năm 2022 số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.21 KB, 134 trang )

TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN HÓA HÓA CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN TRÊN CẢ NƯỚC VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
#
Tài liệu tham khảo cực kì bổ ích cho các em thí sinh ơn thi vào lớp 10 chun Hóa học trên
cả nước cũng như thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh.
Trong bản word có 15 đề chuyên Hóa:
1An Giang;
2Bà Rịa;
3Bạc Liêu;
4Bắc Kạn;
5Bắc Giang;
6Bắc Ninh;
7Bến Tre;
8Bình Dương;
9Bình Định;
10Bình Phước;
11Bình Thuận;
12Cà Mau;
13Cao Bằng;
14Cần Thơ;
15Đà Nẵng.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2022 - 2023
KHĨA NGÀY: 07/6/2022


Mơn thi: HĨA HỌC CHUN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I. (2,0 điểm)
1. Hồn thành phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau đây (mỗi mũi tên là một
phản ứng):
(1)
(2)
(3)
Fe2O3 
→ Fe 
→ FeCl2 
→ FeCl3
2. Một số khu vực ở đồng bằng, nước bị nhiễm quá nhiều phèn sắt sẽ có màu vàng và mùi hơi
tanh. Trong thành phần nước nhiễm phèn có hàm lượng khá lớn các muối sắt như FeSO 4 (tầng sâu),
Fe2(SO4)3 (tầng mặt). Trong dân gian, người ta sử dụng tro bếp để khử phèn trong nước, thành phần
hóa chất quan trọng có trong tro bếp là K 2CO3. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học
của các phản ứng chính xảy ra khi thực hiện cách làm trên.
Câu II. (2,0 điểm)
Có 4 chất rắn (dạng bột) gồm: đá vôi, đồng (II) oxit, nhôm oxit, vôi sống. Hãy trình bày phương
pháp hóa học để nhận biết mỗi chất rắn trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu III. (2,0 điểm)
Sơ đồ bên cạnh mô tả quá trình tạo ra kết tủa
CaCO3 (trục tung) khi thổi từ từ khí CO2 (trục hồnh)
vào dung dịch nước vơi trong (Ca(OH)2).
1. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng tạo
ra và hịa tan CaCO3 theo mơ tả của sơ đồ.
2. Áp dụng sơ đồ này, khi cần có một lượng 3,5
gam CaCO3 thì phải sục vào dung dịch bao nhiêu lít
khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn).

Câu IV. (2,0 điểm)
1. Cho m gam hỗn hợp gồm Na và NaHCO3 vào bình chứa 1 lít nước, dung dịch thu được có khối
lượng tăng 10,6 gam so với ban đầu và chỉ chứa một chất tan duy nhất. Viết phương trình hóa học
của các phản ứng đã xảy ra và tính nồng độ mol/lít của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch thay đổi khơng đáng kể trong quá trình
phản ứng).
2. Hỗn hợp (X) gồm Fe và Al. Cho 11 gam (X) vào một lượng dư dung dịch H 2SO4 thì thốt một
ra 8,96 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Nếu cũng cho 11 gam (X) vào dung dịch NaOH (dư) thì được
V lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra và tính giá trị
V.
Câu V. (2,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp (Y) gồm etilen (C 2H4) và khí hiđro thì thu được hỗn hợp
gồm CO2 và H2O có khối lượng bằng nhau. Tính thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn
hợp (Y).
2. Đun nóng 56 lít hỗn hợp (Y) (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) trong bình kín một thời gian, sau đó
đưa hỗn hợp sản phẩm về nhiệt độ ban đầu (trước khi đun) thì thấy thể tích khí giảm 10%. Tính hiệu
suất của phản ứng cộng hiđro trong thí nghiệm trên.
(Sử dụng nguyên tử khối gần đúng của các nguyên tố cho sau đây:
H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Ca = 40; Fe = 56)
-------------------- Hết -------------------Thí sinh khơng được sử dụng bất cứ tài liệu nào. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
HD CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Ngày thi: 05/6/2021

Mơn: Hóa học (Chun)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I. (2,0 điểm)
1. Hồn thành phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau đây (mỗi mũi tên là một phản ứng):
(1)
(2)
(3)
Fe2O3 
→ Fe 
→ FeCl2 
→ FeCl3
2. Một số khu vực ở đồng bằng, nước bị nhiễm quá nhiều phèn sắt sẽ có màu vàng và mùi hơi tanh. Trong
thành phần nước nhiễm phèn có hàm lượng khá lớn các muối sắt như FeSO 4 (tầng sâu), Fe2(SO4)3 (tầng
mặt). Trong dân gian, người ta sử dụng tro bếp để khử phèn trong nước, thành phần hóa chất quan trọng có
trong tro bếp là K2CO3. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng chính xảy ra khi
thực hiện cách làm trên.
GIẢI

1. Hồn thành phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau đây (mỗi mũi tên là một
phản ứng):
t
(1)
Fe2O3 + 3CO 
→ 2Fe + 3CO2
(2)
Fe + 2HCl 
→ FeCl2 + H2
(3)
2FeCl2 + Cl2 

→ 2FeCl3
2. Khi cho tro bếp (chứa K2CO3) vào nước nhiễm phèn
- Hiện tượng: Có kết tủa tạo thành (màu nâu đỏ) và có khí (khơng màu, khơng mùi) thốt ra.
- PTHH:
→ K2SO4 + FeCO3 ↓
(1)
FeSO4 + K2CO3 
0

(2)

Fe2(SO4)3 + 3K2CO3 + 3H2O 
→ 3K2SO4 + 2Fe(OH)3 ↓ + 3CO2 ↑

Câu II. (2,0 điểm)
Có 4 chất rắn (dạng bột) gồm: đá vôi, đồng (II) oxit, nhơm oxit, vơi sống. Hãy trình bày phương
pháp hóa học để nhận biết mỗi chất rắn trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
GIẢI

- Lấy mỗi chất một ít làm chất thử.
- Cho lần lượt từng chất rắn vào 4 ống nghiệm chứa nước (dư), lắc đều. Nếu chất nào tan trong nước
tạo dung dịch thì chất đó là CaO.
CaO + 2H2O 
→ Ca(OH)2
- Cho lần lượt 3 chất rắn còn lại vào 3 ống nghiệm chứa dung dịch NaOH (dư), lắc đều. Nếu chất
nào tan trong dung dịch NaOH tạo dung dịch thì chất đó là Al 2O3.
Al2O3 + 2NaOH 
→ 2NaAlO2 + H2O
- Cho lần lượt 2 chất rắn còn lại vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch HCl (dư). Nếu chất nào tan trong
dung dịch HCl tạo dung dịch không màu đồng thời có bọt khí khơng màu, khơng mùi thốt ra thì

chất đó là CaCO3; chất nào tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch có màu xanh thì chất đó là CuO.
CaCO3 + 2HCl 
→ CaCl2 + H2O + CO2 ↑
CuO + 2HCl 
→ CuCl2 + H2O
Câu III. (2,0 điểm)


Sơ đồ bên cạnh mơ tả q trình tạo ra kết tủa CaCO 3 (trục tung) khi thổi từ từ khí CO 2 (trục
hồnh) vào dung dịch nước vơi trong (Ca(OH)2).

1. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng tạo ra và hịa tan CaCO 3 theo mơ tả của sơ đồ.
2. Áp dụng sơ đồ này, khi cần có một lượng 3,5 gam CaCO 3 thì phải sục vào dung dịch bao nhiêu
lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn).
GIẢI

1. Viết PTHH
- Khi CO2 từ 0 đến 0,1 hay số mol CO 2 = 0,1 mol, xảy ra phản ứng tạo CaCO 3 nhiều dần đến lớn
nhất = 0,1 mol
CO2 + Ca(OH)2 
(1)
→ CaCO3 ↓ + H2O

0,1
0,1
0,1
(mol)
- Khi CO2 từ 0,1 đến 0,2 hay số mol CO 2 phản ứng tiếp = (0,2 – 0,1) = 0,1 mol, xảy ra phản ứng
hòa tan dần dần CaCO3 cho đến hết
CO2 + H2O + CaCO3 ↓ 

(2)
→ Ca(HCO3)2

0,1
0,1
0,1
(mol)
2. Áp dụng sơ đồ này:
- Số mol Ca(OH)2 ban đầu = số mol CaCO3 lớn nhất = 0,1 mol
- Khi cần có một lượng 3,5 gam CaCO3 hay số mol CaCO3 =
n CaCO3 < n Ca (OH)2 nên xảy ra 2 trường hợp:

3,5
= 0,035 mol. Vì số mol
100

+ TH1: Kết tủa CaCO3 chưa lớn nhất hay Ca(OH)2 còn dư, từ đồ thị (hoặc PTHH (1)) ta có
n CO = n CaCO = 0, 035 (mol) ⇒ VCO = 22,4 × 0,035 = 0,784 (lít)
+ TH2: Kết tủa CaCO3 đã tan 1 phần, từ đồ thị (hoặc PTHH (1), (2)) ta có n CO = 2n Ca (OH ) − n CaCO
= 2 × 0,1 – 0,035 = 0,265 (mol) ⇒ VCO = 22,4 × 0,265 = 5,936 (lít)
2

3

2

2

2


3

2

Câu IV. (2,0 điểm)
1. Cho m gam hỗn hợp gồm Na và NaHCO3 vào bình chứa 1 lít nước, dung dịch thu được có khối
lượng tăng 10,6 gam so với ban đầu và chỉ chứa một chất tan duy nhất. Viết phương trình hóa học
của các phản ứng đã xảy ra và tính nồng độ mol/lít của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
(Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn và thể tích dung dịch thay đổi khơng đáng kể trong q trình
phản ứng).
2. Hỗn hợp (X) gồm Fe và Al. Cho 11 gam (X) vào một lượng dư dung dịch H 2SO4 thì thốt một
ra 8,96 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Nếu cũng cho 11 gam (X) vào dung dịch NaOH (dư) thì được
V lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra và tính giá trị
V.
GIẢI

1. Khi cho Na và NaHCO3 vào bình chứa 1 lít nước
- PTHH


2Na + 2H2O 
(1)
→ 2NaOH + H2

x
x
0,5x
(mol)
NaOH + NaHCO3 
Na

CO
+
H
O
(2)

2
3
2
x→
x
x
(mol)
- Vì dung dịch chỉ chứa 1 chất tan duy nhất (là Na 2CO3) nên số mol Na = x (mol) thì số mol
NaHCO3 = x; số mol Na2CO3 = x (mol)
- Khối lượng dung dịch tăng 10,6 gam nên ta có: m Na + m NaHCO − mH = 10, 6
⇒ 23x + 84x - 2 × 0,5x = 10,6
⇒ x = 0,1 (mol)
3

- Nồng độ mol/lít của Na2CO3 =

2

0,1
= 1,0 M
1

2. Gọi số mol Fe, Al lần lượt là x, y (mol)
- Khi tác dụng với H2SO4

Fe + H2SO4 
(1)
→ FeSO4 + H2

x
x
(mol)
2Al + 3H2SO4 
(2)
→ Al2(SO4)3 + 3H2

y
1,5y
(mol)
- Khi tác dụng với NaOH
2Al + 2NaOH + 2H2O 
(3)
→ 2NaAlO2 + 3H2
y→
1,5y (mol)
- Theo PTHH (1), (2) và các dữ kiện đầu bài, ta có hệ phương trình đại số:
m X = 56x + 27y = 11
 x = 0,1
⇒ 

 y = 0, 2
n H2 = x + 1,5y = 0, 4
- Theo PTHH (3): n H = 1,5y = 0,3 (mol) ⇒ V= 22,4 × 0,3 = 6,72 (lít)
2


Câu V. (2,0 điểm)
1. Đốt cháy hồn tồn m gam hỗn hợp (Y) gồm etilen (C 2H4) và khí hiđro thì thu được hỗn hợp
gồm CO2 và H2O có khối lượng bằng nhau. Tính thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn
hợp (Y).
2. Đun nóng 56 lít hỗn hợp (Y) (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) trong bình kín một thời gian, sau đó
đưa hỗn hợp sản phẩm về nhiệt độ ban đầu (trước khi đun) thì thấy thể tích khí giảm 10%. Tính hiệu
suất của phản ứng cộng hiđro trong thí nghiệm trên.
GIẢI

1. Gọi số mol C2H4, H2 lần lượt là x, y (mol)
- PTHH
t
C2H4 + 3O2 
(1)
→ 2CO2 + 2H2O

x
2x
2x (mol)
t
2H2 + O2 
(2)
→ 2H2O

y
y
(mol)
- Vì m CO = m H O nên ta có: 44 × 2x = 18 × (2x + y)
⇒ 52x = 18y
0


0

2

⇒ y=

2

26
x
9

- Thành phần % thể tích khí
+

%VC2H 4 =

x
x
× 100 =
× 100 = 25, 71%
26
x+y
x+ x
9


+ %VH = 100 − %VC H = 100 − 25, 71 = 74, 29%
2


2

4

2. Khi đun nóng 56 lít hỗn hợp (Y)
- Số mol khí =

56
= 2,5 (mol)
22, 4

- Ta có hệ phương trình đại số:
9

x=

52x = 18y

14
⇒ 

 x + y = 2,5
 y = 13

7
- PTHH
t
CH2=CH2 + H2 
(3)

→ CH3-CH3
- Theo PTHH, số mol H2 phản ứng = số mol khí giảm = 2,5 × 0,1 = 0,25 mol
⇒ Số mol C2H4 phản ứng = 0,25 mol
0

⇒ Hiệu suất phản ứng =

0, 25
× 100
9
= 38,89%.
14
--- HẾT ---


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
NĂM HỌC 2021 – 2022
MƠN THI: HĨA HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày thi: 09/6/2022

Cho: Mg = 24; Al = 27; Cu = 64; Fe = 56; Ca = 40; Ba = 137; Na = 23; Ag = 108; Zn = 65; S = 32; C =
12; O = 16; H = 1; P = 31.
Lưu ý: Học sinh được dùng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 1. (2,0 điểm)
1.1. Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
( 1)
( 2)
( 3)
( 4)
( 5)
( 6)
Na 
→ NaOH 
→ NaHCO3 
→ Na 2CO3 
→ CaCO3 
→ CaCl 2 
→ AgCl
1.2. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, hãy phân biệt các dung dịch sau: CaCl 2; NaCl; K2CO3; AgNO3; NaNO3.
Viết phương trình phản ứng xảy ra, nếu có.
1.3. Ngun tố R tạo hợp chất khí với hiđro có dạng RH 3. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% về
khối lượng. Xác định tên nguyên tố R.
Câu 2. (2,0 điểm)
2.1. Giải thích các hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra, nếu có:
a) Cho vỏ quả trứng vào giấm ăn thấy có sủi bọt khí khơng màu.
b) Khơng nên dùng thau, chậu… bằng nhôm để đựng vôi, vữa.
2.2. Từ dung dịch HCl; KMnO4; Fe và Al4C3, các điều kiện cần thiết có đủ, viết phương trình phản ứng điều
chế các chất khí sau: Cl2; H2; O2 và CH4.
2.3. Đốt cháy hồn toàn một hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được lần lượt dẫn qua bình 1 chứa dung dịch
H2SO4 đặc rồi bình 2 chứa dung dịch Ca(OH) 2 (dư) thì thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và khối lượng
bình 2 tăng 8,8 gam. Mặt khác, khi hóa hơi 2,8 gam A thu được thể tích bằng với thể tích của 1,6 gam khí
oxi (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo dạng
mạch hở có thể có của A.

Câu 3. (2,0 điểm)
3.1. Lên men glucozơ thu được rượu etylic.
a) Tính khối lượng rượu etylic thu được khi lên men 1kg glucozơ, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 65%.
b) Lấy lượng rượu etylic ở trên pha thành dung dịch rượu 23 0. Hãy tính thể tích dung dịch rượu thu được,
khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất D = 0,8 gam/ml.
1
c) Nếu lấy
lượng glucozơ ở trên đem thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được bao nhiêu gam Ag, biết
10
hiệu suất phản ứng đạt 80%.
3.2. Dẫn 10 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm CO 2 và N2 vào 200 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được 15,0
gam kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp X.
Câu 4. (2,0 điểm)
4.1. Hịa tan hồn tồn hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cho dung
dịch NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z trong khơng khí đến khối lượng khơng
đổi thu được chất rắn T. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
4.2. Hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Fe. Cho 1,84 gam hỗn hợp X vào Vml dung dịch CuSO 4 0,3M, sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,16 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc lấy dung dịch Z cho tác
dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 10,485 gam kết tủa.
a) Tính V.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong X.
Câu 5. (2,0 điểm)
5.1. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X cần dùng hết 0,75 mol khí O 2. Sản phẩm cháy được dẫn vào
dung dịch nước vôi trong dư thu được 53,0 gam kết tủa và dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y giảm so với
dung dịch nước vôi ban đầu là 20,68 gam.
a. Tính m.


b. Xà phịng hóa hồn tồn 24,96 gam X bằng dung dịch NaOH. Tính lượng xà phịng điều chề được, biết
trong xà phòng khối lượng muối của axit béo chiếm 80% về khối lượng.

5.2. Cho hỗn hợp X gồm axit CxHyCOOH và rượu CnH2n+1OH. Đun nóng hỗn hợp X với dung dịch H 2SO4
đặc để thực hiện phản ứng este hóa thu được hỗn hợp Y gồm axit, rượu và este.
- Đốt cháy 4,08 gam hỗn hợp Y thu được 4,032 lít khí CO2 (ở đktc) và 2,88 gam nước.
- Mặt khác, 4,08 gam Y phản ứng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH 1M thu được muối và 1,38 gam rượu.
Tách lấy rượu cho tác dụng với Na dư thu được 0,336 lít khí H2 (ở đktc).
a. Xác định công thức phân tử của rượu.
b. Xác định công thức của axit và tính hiệu suất phản ứng este hóa.
-------------------- Hết -------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
HD CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
NĂM HỌC 2021 – 2022
MƠN THI: HĨA HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày thi: 09/6/2022

Câu 1. (2,0 điểm)
1.1. Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
( 1)
( 2)
( 3)
( 4)
( 5)
( 6)

Na 
→ NaOH 
→ NaHCO3 
→ Na 2CO3 
→ CaCO3 
→ CaCl 2 
→ AgCl
1.2. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, hãy phân biệt các dung dịch sau: CaCl 2; NaCl; K2CO3; AgNO3; NaNO3.
Viết phương trình phản ứng xảy ra, nếu có.
1.3. Ngun tố R tạo hợp chất khí với hiđro có dạng RH 3. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% về
khối lượng. Xác định tên nguyên tố R.
GIẢI
Câu 1. (2,0 điểm)
1.1.
(1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
(2) NaOH + CO2 → NaHCO3
(3) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
(4) Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
(5) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
(6) CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ca(NO3)2
1.2.
- Trích mỗi mẫu thử 1 ít bỏ vào các ống nghiệm khác nhau có đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch HCl lần lượt vào các ống nghiệm trên.
+ Ống nghiệm nào xuất hiện khí là ống nghiệm chứa K2CO3.
+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm chứa AgNO3.
+ Khơng có hiện tượng gì là: CaCl2, NaCl, NaNO3.
- Nhỏ dung dịch K2CO3 vào những ống nghiệm khơng có hiện tượng gì
+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm chứa CaCl2.
+ Khơng có hiện tượng gì là: NaCl, NaNO3.
- Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 ống nghiệm trên

+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm chứa NaCl.
+ Khơng có hiện tượng gì là: NaNO3.
PTHH:
2HCl + K2CO3 → 2KCl + CO2 + H2O
HCl + AgNO3 →AgCl + HNO3
K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2KCl
AgNO3 + NaCl →AgCl + NaNO3
1.3.
Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có dạng RH3 ⇒ R tạo hợp chất với oxi có cơng thức là R2O5.
%O = 100% - 43,66% = 56,34%
2R 43, 66%
=
⇔ R ≈ 31 . Vậy R là Photpho (P)

5.16 56,34%
Câu 2. (2,0 điểm)
2.1. Giải thích các hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra, nếu có:
a) Cho vỏ quả trứng vào giấm ăn thấy có sủi bọt khí khơng màu.
b) Khơng nên dùng thau, chậu… bằng nhôm để đựng vôi, vữa.
2.2. Từ dung dịch HCl; KMnO4; Fe và Al4C3, các điều kiện cần thiết có đủ, viết phương trình phản ứng điều
chế các chất khí sau: Cl2; H2; O2 và CH4.


2.3. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được lần lượt dẫn qua bình 1 chứa dung dịch
H2SO4 đặc rồi bình 2 chứa dung dịch Ca(OH) 2 (dư) thì thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và khối lượng
bình 2 tăng 8,8 gam. Mặt khác, khi hóa hơi 2,8 gam A thu được thể tích bằng với thể tích của 1,6 gam khí
oxi (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử, viết cơng thức cấu tạo dạng
mạch hở có thể có của A.
GIẢI
2.1.

a) Do vỏ trứng có thành phần là CaCO3, giấm ăn là CH3COOH có tính axit
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
b) Vì Al bị hịa tan trong dung dịch có tính kiềm như nước vôi, vữa
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2.2.
t0
- Khí O2: 2KMnO 4 
→ K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2
- Khí H2: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0

t
16HCl + 2KMnO 4 
→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl 2 + 8H 2 O

- Khí Cl2:
0

t
4HCl + MnO 2 
→ MnCl2 + Cl2 + 2H 2O
- Khí CH4: Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4Al(OH)3
2.3.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được lần lượt dẫn qua bình 1 chứa dung dịch H 2SO4
đặc rồi bình 2 chứa dung dịch Ca(OH) 2 (dư) thì thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và khối lượng bình 2
 m H 2O = 3, 6 ( g ) ⇒ n H2O = 0, 2 ( mol )

tăng 8,8 gam ⇒ 
 m CO = 8,8 ( g ) ⇒ n CO = 0, 2 ( mol )


2
2

⇒ A là anken: CnH2n (n ≥ 2)
1, 6
2,8
= 0, 05 ( mol ) ⇒ M A =
= 56
Mà n O2 =
32
0, 05
⇒ n = 4 ⇒A là C4H8
CTCT của A: (1) CH2 = CH – CH2 – CH3
(2) CH3 – CH = CH – CH3
(3) CH2 = C(CH3) – CH3
Câu 3. (2,0 điểm)
3.1. Lên men glucozơ thu được rượu etylic.
a) Tính khối lượng rượu etylic thu được khi lên men 1kg glucozơ, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 65%.
b) Lấy lượng rượu etylic ở trên pha thành dung dịch rượu 23 0. Hãy tính thể tích dung dịch rượu thu được,
khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất D = 0,8 gam/ml.
1
c) Nếu lấy
lượng glucozơ ở trên đem thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được bao nhiêu gam Ag, biết
10
hiệu suất phản ứng đạt 80%.
3.2. Dẫn 10 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm CO 2 và N2 vào 200 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được 15,0
gam kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp X.
GIẢI
3.1.
65%

C6 H12 O6 
→ 2C 2 H 5OH + 2CO 2
a) 180
1000

2.46


332, 2

( g)
( g)


332, 2
= 415, 25 ( ml )
0,8
Cứ 23 ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu
415, 25.100
= 1805, 43 ml dung dịch rượu
Vậy 415,25 ml rượu etylic nguyên chất có trong
23
m C6H12O6 = 100 ( g )
b) ⇒ VR =

80%
C6 H12 O6 + Ag 2 O 

→ C6 H12O 7 + 2Ag


c) 100
180



⇒ m Ag = 108.

2.100
180

1.100 80
.
= 96 ( g )
180 100

3.2.
n CaCO3 = 0,15 ( mol )
n Ca ( OH ) = 0, 2 ( mol )
2

⇒ Kết tủa bị tan 1 phần hoặc kết tủa không bị tan đi.
Trường hợp 1: kết tủa bị tan đi 1 phần
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(1)
0,2
0,2
0,2
(mol)
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
(2)

0,05 0,05
(mol)
⇒ n CO2 = 0, 2 + 0, 05 = 0, 25(mol)
0, 25.22, 4
.100% = 56%
10
Trường hợp 2: kết tủa không bị tan đi (chỉ xảy ra phản ứng (1))
⇒ % VCO2 =

⇒ n CO2 = 0,15(mol)
0,15.22, 4
.100% = 33, 6%
10
Câu 4. (2,0 điểm)
4.1. Hịa tan hồn tồn hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cho dung
dịch NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z trong khơng khí đến khối lượng khơng
đổi thu được chất rắn T. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
4.2. Hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Fe. Cho 1,84 gam hỗn hợp X vào Vml dung dịch CuSO 4 0,3M, sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,16 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc lấy dung dịch Z cho tác
dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 10,485 gam kết tủa.
a) Tính V.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong X.
⇒ % VCO2 =

GIẢI
4.1.
2Al + 6HCl→ 2AlCl3 + 3H2
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
⇒ Dung dịch Y gồm: AlCl3; FeCl2; FeCl3; HCl dư
NaOH + HCl → NaCl + H2O

AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O


FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
⇒ Kết tủa Z gồm: Fe(OH)2; Fe(OH)3
t0
4Fe(OH)2 + O2 
→ 2Fe2O3 + 4H2O
0
t
2Fe(OH)3 
→ Fe2O3 + 3H2O
4.2.
Gọi số mol của Mg, Fe lần lượt là a, b (mol)
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
(1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(2)
Giả sử sau (2) CuSO4 dư, KL hết ⇒ Rắn Y: Cu
nCu = a + b = 3,16 : 64 = 0,049375 (I)
⇒ 24a + 56b = 1,84 (II)
Dung dịch Z gồm MgSO4: a (mol); FeSO4: b (mol)
MgSO4 + BaCl2 → BaSO4 + MgCl2
(3)
a
a
FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2
(4)
b

b
Từ (3), (4) ⇒ a + b = 0.045 (III)
Có (I) ≠ (III) ⇒ Trường hợp này loại. Vậy KL dư
Giả sử Mg dư, chỉ xảy ra phương trình (1). Gọi c là số mol của Mg đã tham gia phản ứng.
Rắn thu được gồm: Cu : c (mol); Mg dư: a – c (mol); Fe: b (mol)
Dung dịch Z gồm MgSO4: c (mol); Z + BaCl2 → BaSO4
⇒ c = 0,045 (mol)
⇒ mY = 64c + 24(a – c) + 56b = 3,16 ⇔ 24a + 56b = 1,36 (loại)
Vậy sau (2) Fe dư
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
(5)
a
a
a
a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(6)
c
c
c
c
rắn Y gồm: Cu: a + c (mol); Fedư: b – c (mol)
 MgSO 4

a

→ BaSO4 (a + c)
dd Z gồm 
 FeSO 4



b
a + c = 0, 045
a = 0, 03




⇒ 64(a + c) + 56(b − c) = 3,16 ⇔ c = 0, 015


24a + 56b = 1,84
b = 0, 02


0, 045
= 0,15 ( l )
0,3
= 24.0, 03 = 0, 72 ( g )

⇒ VCuSO4 =

 m Mg

b) 
 m Fe = 56.0, 02 = 1,12 ( g )
Câu 5. (2,0 điểm)


5.1. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X cần dùng hết 0,75 mol khí O 2. Sản phẩm cháy được dẫn vào

dung dịch nước vôi trong dư thu được 53,0 gam kết tủa và dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y giảm so với
dung dịch nước vôi ban đầu là 20,68 gam.
a. Tính m.
b. Xà phịng hóa hồn tồn 24,96 gam X bằng dung dịch NaOH. Tính lượng xà phòng điều chề được, biết
trong xà phòng khối lượng muối của axit béo chiếm 80% về khối lượng.
5.2. Cho hỗn hợp X gồm axit CxHyCOOH và rượu CnH2n+1OH. Đun nóng hỗn hợp X với dung dịch H 2SO4
đặc để thực hiện phản ứng este hóa thu được hỗn hợp Y gồm axit, rượu và este.
- Đốt cháy 4,08 gam hỗn hợp Y thu được 4,032 lít khí CO2 (ở đktc) và 2,88 gam nước.
- Mặt khác, 4,08 gam Y phản ứng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH 1M thu được muối và 1,38 gam rượu.
Tách lấy rượu cho tác dụng với Na dư thu được 0,336 lít khí H2 (ở đktc).
a. Xác định cơng thức phân tử của rượu.
b. Xác định cơng thức của axit và tính hiệu suất phản ứng este hóa.
GIẢI
5.1.
Có mdd giảm = mkết tủa - m CO2 + m H 2O ⇒ m CO2 + m H 2O = 53 – 20,68 = 32,32 (g)

(

)

(

)

Mặt khác: nkết tủa = n CO2 = 0,53 (mol)
⇒ m CO2 = 0,53.44 = 23,32 ( g )
⇒ m H2O = 9 ( g )
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m + m O2 = m CO2 + m H 2O
a) m + 0,75.32 = 23,32 + 9 ⇒ m = 8,32 (g)
b) Gọi công thức của chất béo có dạng CxHyO6 hay (RCOO)3C3H5

y
y
t0
C x H y O6 + (x + − 3)O 2 
→ xCO 2 + H 2 O
4
2
a

y
a(x+ − 3)
4

ax

ay
2


ax = 0,53

 ay

⇒  = 0,5
2

a(x + y − 3) = 0, 75

4
⇒ a = 0,01 (mol)

Trong 8,32 gam X có 0,01 mol X
Vậy 24,96 gam X có 0,03 mol X
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,03
0,09
(mol)
⇒ MRCOO = 791/3
⇒ mRCOONa = 0,09.(791/3 + 23) = 25,8 (g)
⇒ mxà phòng = 25,8 : 80% = 32,25 (g)
5.2.
Gọi số a, b, c lần lượt là số mol của este, axit dư, rượu dư trong 4,08 g dd Y
H 2SO4
CxHyCOOH + CnH2n+1OH ¬ 
→ CxHyCOOCnH2n+1 + H2O


a
a
a
(mol)
ddY gồm: CxHyCOOHdư: b (mol); CnH2n+1OH: c (mol); CxHyCOOCnH2n+1: a (mol)
nNaOH = 0,04 (mol)
2n H 2 = n Cn H2 n+1OH = 0, 03 ( mol )
a) M Cn H2 n+1OH = 46 ⇒ Rượu là C2H5OH
n CO2 = 0,18 ( mol )
b) n H2O = 0,16 ( mol )
⇒ n CO2 > n H2O
⇒ Axit không no, đơn chức và este không no, đơn chức
C x H y COOH:b ( mol )



DD Y gồm C x H y COOC2 H 5 : a ( mol )

C H OH : 0, 03 mol
( )
 2 5
Bảo toàn nguyên tố:
+ Cacbon: b(x + 1) + a(x + 3) + 0,06 = 0,18
(I)
 y +1  y + 5 
+ Hiđro: b 
(II)
÷+ a 
÷+ 0, 09 = 0,16
 2   2 
Có mY = 4,08 (g) ⇒ (13x + y + 45)b + (12x + y + 44 + 29)a + 46.0,03 = 4,08
⇒ a + b = 0,035
⇒ maxit + meste = 4,08 – 1,38 = 2,7 (g)
2, 7
≈ 77,143 . ⇒ Maxit < 77,143 < Meste.
⇒M=
0, 035
+ Chọn x = 2, y = 3
⇒ Axit là CH2 = CH – COOH và este là CH2 = CH – COOC2H5
Thay x, y vào (I), (II) ⇒ a = - 0,015; b = 0,065 (loại)
+ Chọn x = 2, y = 1
⇒ Axit là CH ≡ C – COOH và este là CH ≡ CH – COOC2H5
Thay x, y vào (I), (II) ⇒ a = 0,0225; b = 2,5.10-3
Hiệu suất tính theo axit
0, 0225

.100% = 90%
H=
0, 025

--- HẾT ---


SỞ GIÁO DỤC, KHOA HỌC
VÀ CƠNG NGHỆ BẠC LIÊU

ĐỀ CHÍNH THỨC
(gồm 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022-2023
Mơn thi: Hóa học (Chun)
Ngày thi: 10/6/2022
Thời gian thi: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
1.1. Tổng số hạt (proton, electron và notron) trong nguyên tử ngun tố M là 80. Trong đó,
số hạt khơng mang điện gấp 1,2 lần số hạt mang điện âm. Xác định số hiệu nguyên tử của
nguyên tố M.
1.2. Viết các PTHH xảy ra và nêu hiện tượng khi:
a) Trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(NO3)2
b) Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom, thu được dung dịch X. Sau đó thêm tiếp vào X một
lượng dư dung dịch BaCl2
c) Cho mẩu Na vào dung dịch FeCl3
Câu 2: (4 điểm)

2.1. Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy phân biệt 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học:
KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2SO4
2.2. Cho sơ đồ biến hóa sau:
Cu
CuCl2

A

C

B

Hãy xác định các chất A, B, C rồi hoàn thành các phản ứng.
Câu 3: (4,0 điểm)
3.1. Nung a gam đá vơi chứa 75%CaCO3 về khối lượng (phần cịn lại là tạp chất trơ) một
thời gian thu được 0,725a gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3.
3.2. Cho 24,48 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Zn, Al) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
0,54 mol khí H2. Mặt khác, 0,24 mol X tác dụng vừa đủ với 0,33 mol khí clo (nung nóng).
Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 24,48 gam X.
Câu 4:(4,0 điểm)
4.1. Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng
vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2(ở đktc). Thêm 32,4
gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%.
Xác định kim loại R và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
4.2. Dung dịch X chứa 0,1 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3. Thêm dung dịch chứa 0,32 mol
Ca(OH)2 vào X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa tạo thành.


Câu 5: (4 điểm)
5.1. Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 9,25 gam X, sau đó

dẫn tồn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 37,5 gam
kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 14,25 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong
ban đầu. Biết tỉ khối hơi của X so với khí oxi bằng 2,3125. Xác định công thức phân tử của
chất X.
5.2. Trộn a gam rượu Cn H 2 n +1OH (n ≥ 1) với b gam axit Cm H 2 m+1COOH (m ≥ 0) được hỗn hợp X.
Chia X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng với Na dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,07 mol H2.
- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn bởi oxi vừa đủ thu được 0,22 mol CO2 và 0,28 mol H2O.
a) Xác định công thức cấu tạo của hai chất trong hỗn hợp X.
b) Tính giá trị a, b
( Cho biết:C = 12, H = 1, O = 16, Ba = 137, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, Na = 23,
Cu = 64, S = 32, Br = 80)
----------HẾT---------Họ và tên học sinh ……………………………………Số báo danh ………………
(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
1.1. Tổng số hạt (proton, electron và notron) trong nguyên tử nguyên tố M là 80. Trong
đó, số hạt khơng mang điện gấp 1,2 lần số hạt mang điện âm. Xác định số hiệu nguyên
tử của nguyên tố M.
1.2. Viết các PTHH xảy ra và nêu hiện tượng khi:
a) Trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(NO3)2
b) Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom, thu được dung dịch X. Sau đó thêm tiếp vào X
một lượng dư dung dịch BaCl2
c) Cho mẩu Na vào dung dịch FeCl3
Hướng dẫn giải
1.1. Gọi số p, n, e trong nguyên tử nguyên tố M lần lượt là p, n, e
Theo đề bài có: Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố M là 80
   ⇒ p + n + e = 80 mà p = e ⇒ 2e + n = 80    1

( )

Theo đề bài có: Số hạt mang điện gấp 1,2 lần số hạt mang điện âm
    n = 1, 2e ⇒1 , 2e − n = 0    ( 2 )
Từ (1) và (2) ⇒ e = p = 25; n = 30

Vậy p = e = 25; n = 30
1.2. a)
PTHH:
2 NaHCO3 + 2 KOH → K 2CO3 + Na2CO3 + 2 H 2O

K 2CO3 + Ba ( NO3 ) 2 → BaCO3 + 2KNO3
Na2CO3 + Ba ( NO3 ) 2 → BaCO3 + 2 NaNO3

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.
b)
PTHH:
SO2 + Br2 + 2 H 2O → H 2 SO4 + 2 HBr
H 2 SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2 HCl

Hiện tượng: Sục dư SO2 vào dung dịch Br2 thì dung dịch Br2 nhạt màu dần rồi mất
màu. Thêm vào X một lượng dư dung dịch BaCl2 thì dung dịch xuất hiện kết tủa
trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.
c)
PTHH:
2 Na +   2 H 2O   →   2 NaOH   +   H 2

3 NaOH +   FeCl3   → 3 NaCl +   Fe ( OH ) 3

Hiện tượng: Mẩu Na tan dần, có khí khơng màu, khơng mùi thốt ra. Đồng thời tạo

kết tủa màu nâu đỏ.

Câu 2: (4 điểm)
2.1. Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy phân biệt 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa
học: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2SO4


2.2. Cho sơ đồ biến hóa sau:
Cu
CuCl2

A

C

B

Hãy xác định các chất A, B, C rồi hoàn thành các phản ứng.
Hướng dẫn giải
2.1.
- Lấy mẫu thử, đánh dấu tương ứng.
- Trộn lần lượt từng mẫu thử với dung dịch Ba(OH)2 dư:
+ Có khí mùi khai thốt ra: NH4NO3
Ba ( OH ) 2  + 2 NH 4 NO3  → Ba ( NO3 ) 2  + 2 H 2O + 2 NH 3

+ Có kết tủa xuất hiện trắng: Ca(H2PO4)2

    3Ca ( H 2 PO4 ) 2  + 6 Ba ( OH ) 2  → Ca3 ( PO4 ) 2 + 2 Ba3 ( PO4 ) 2 + 12 H 2O

+ Vừa xuất hiện kết tủa trắng, vừa có khí mùi khai thốt ra: (NH4)2SO4


    Ba ( OH ) 2  + ( NH 4 ) 2 SO4  → H 2O + 2 NH 3 + BaSO4

+ Khơng xuất hiện kết tủa hay khí: KCl
2.2. A: FeCl2 B: CuO
C: Fe
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
0

2Cu + O2 t
→ 2CuO
PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H 2O
CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu
FeCl2 + Mg → MgCl2 + Fe

Câu 3: (4,0 điểm)
3.1. Nung a gam đá vôi chứa 75%CaCO3 về khối lượng (phần còn lại là tạp chất trơ)
một thời gian thu được 0,725a gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3.
3.2. Cho 24,48 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Zn, Al) tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 0,54 mol khí H2. Mặt khác, 0,24 mol X tác dụng vừa đủ với 0,33 mol khí clo
(nung nóng). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 24,48 gam X.
Hướng dẫn giải
3.1.
mCaCO3 = 0, 75a gam

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mCO + mchat ran ⇒ mCO = 0, 275a gam
Ta có PTHH
2

0


t
     CaCO3  
→ CaO + CO2

2


0,00625a
⇒ nCaCO3

pu

0,00625a

= 0, 00625a mol ⇒ nCaCO3 bđ = 0, 0075a mol ⇒ H =

0, 00625a
.100% = 83, 33%
0, 0075a

3.2
Đặt số mol của Fe, Zn, Al trong 24,48 gam hh X lần lượt là a, b, c
Ta có 56a + 65b + 27c = 24, 48 ( 1)

Ta có PTHH
    Fe + 2 HCl 
→ FeCl2 + H 2

a


a

    Zn + 2 HCl 
→ ZnCl2 + H 2

b

b

     2 Al + 6 HCl 
→ 2 AlCl3 + 3 H 2

c

⇒  nH 2 = a + b + 1, 5c = 0,54 ( 2 )

1,5c

Có 0,24 mol X tác dụng vừa đủ với 0,33 mol khí Cl2 nung nóng
=> số mol Cl2 cần để pư hết với hh X gấp 1,375 lần số mol hh X
Ta có PTHH
2 Fe + 3Cl2 
→ 2 FeCl3

a

1,5a

Zn + Cl2 

→ ZnCl2

b

b

2 Al + 3Cl2 
→ 2 AlCl3

c

1,5c

⇒ nCl2 = 1,5a + b + 1,5c = 1,375 ( a + b + c )

( 3)

Từ (1) (2) (3)

a = 0, 24 => mFe = 13, 44 g

b = 0,12 => mZn = 7,8 g
c = 0,12 => mAl = 3, 24 g

Câu 4:(4,0 điểm)
4.1. Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng
lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2(ở đktc).
Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong
dung dịch E là 5%.
Xác định kim loại R và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp

A.
4.2. Dung dịch X chứa 0,1 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3. Thêm dung dịch chứa
0,32 mol Ca(OH)2 vào X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết
tủa tạo thành.
Hướng dẫn giải
4.1.
Đặt công thức tổng quát của muối cacbonat kim loại là: R2(CO3)n n {1;2;3}
Đặt số mol của MgCO3 và R2(CO3)n lần lượt là: a, b (mol) với a, b > 0
Hòa tan hỗn hợp A vào dung dịch HCl, ta có phương trình hóa học:
MgCO3 + 2 HCl 
→ MgCl2 + H 2O + CO2


a

2a

a

a

(mol)

bn

(mol)

R2 ( CO3 ) n + 2n HCl 
→ 2 RCln + nCO2 + nH 2O


b

2b

Suy ra:
mddHCl =

⇒ mddD

∑n

CO2

2b
= a + bn =

3,36
= 0,15mol
22, 4

0,3.36,5
= 150 gam
7,3%
= mddHCl + mA − mCO2 = 14, 2 + 150 – 0.15.44 = 157, 6 ( g )

⇒ mddE = mddD + 32, 4 = 190 ( g )

190.5%
0, 05
= 0,1mol ⇒ bn = 0.05 ⇒ b =

mol
95
n
0, 05
⇒ mA = 0,1.84 +  
 .(2 M R + 60n) = 14.2
n
a = nMgCl2 =

MR = 28n
Xét bảng
n
MR

1
28
Loại

2
56
Chọn

3
84
Loại

Suy ra R là Fe
% mMgCO3 =

8, 4

.100% = 59,15%
14, 2

% mFeCO3 = 100% − 59,15% = 40,85%

4.2.
PTHH

NaHCO3 + Ca ( OH ) 2 
→ CaCO3 + NaOH + H 2O
Na2CO3 + Ca ( OH ) 2 
→ CaCO3 + 2 NaOH

• Nếu muối trong dung dịch X cịn dư thì :
nC ( X ) > nCa

Bảo tồn nguyên tố Cacbon ta có:

nC ( X ) = nNaHCO3 + nNa2CO3 = 0,1 + 0, 2 = 0,3mol

Mà nCa = nCa (OH ) = 0,32mol > 0,3
Suy ra Ca(OH)2 dư ⇒ nCaCO = nC ( X ) = 0,3mol
Vậy khối lượng kết tủa tạo thành là 0,3.100 = 100 gam.
Câu 5: (4 điểm)
5.1. Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 9,25 gam X,
sau đó dẫn tồn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được
37,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 14,25 gam so với khối lượng dung dịch
nước vôi trong ban đầu. Biết tỉ khối hơi của X so với khí oxi bằng 2,3125. Xác định
công thức phân tử của chất X.
Hướng dẫn giải

2

3

nCO2 = nCaCO3 = 0,375(mol ) ⇒ nC = nCO2 = 0,375 ( mol )


mgiam = mCaCO3 − mCO2 − mH 2O = 37,5 − 0,375.44 − mH 2O = 14, 25
6, 75
= 0,375mol
18
= 0, 75mol

⇒ mH 2O = 6, 75 gam ⇒ nH 2O =
BTNTH : nH ( X ) = 2nH 2O
M A = 32.2,3125 = 74

mO = 9, 25 − 0,375.12 − 0, 75.1 = 4 gam ⇒ nO =

4
= 0, 25mol
16

Gọi CTPT của A là C x H y Oz
Ta có: x:y:z = 0,375 :0,75 : 0,25 = 3: 6 :2 => CTNG của A : (C3H6O2)n
Ta có : 74.n=74=> n=1 ⇒ Vậy CTPT của A: C3 H 6O2
5.2. Trộn a gam rượu Cn H 2 n+1OH (n ≥ 1) với b gam axit Cm H 2 m+1COOH (m ≥ 0) được hỗn hợp
X. Chia X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng với Na dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,07 mol H2.
- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn bởi oxi vừa đủ thu được 0,22 mol CO2 và 0,28 mol H2O.

a) Xác định công thức cấu tạo của hai chất trong hỗn hợp X.
b) Tính giá trị a, b
Hướng dẫn giải
- Phần 1:
1
Cn H 2 n +1OH + Na 
→ Cn H 2 n +1ONa + H 2
2
1
Cm H 2 m +1COOH + Na 
→ Cm H 2 m +1COONa + H 2
2
Theo PTHH có nX ( P1) = 2nH 2 = 2.0,07 = 0,14mol

- Phần 2:
3n
O2 
→ nCO2 + (n + 1) H 2O
2
3n − 2
Cm +1 H 2( m+1)O2 +
O2 
→(m + 1)CO2 + (m + 1) H 2O
2
Theo PTHH: nCn H 2 n+2O ( P1= P 2) = nH 2O − nCO2 = 0, 28 − 0, 22 = 0, 06mol
Cn H 2 n + 2 O +

⇒ nCm H 2 m+1COOH = 0,14 − 0, 06 = 0, 08mol
Cn H 2 n + 2 O +


3n
O2 
→ nCO2 + (n + 1) H 2O
2

0,06

0,06n

0,06(n+1)

mol

0,08(m+1)

0,08(m+1)

3n − 2
Cm +1 H 2( m+1)O2 +
O2 
→(m + 1)CO2 + (m + 1) H 2O
2

0,08

∑n

CO2

= 0, 06n + (0, 08(m + 1) = 0, 22 ⇔ 0, 06n + 0, 08m = 0,14 ⇔ 6n + 8m = 14(1)


(1) ⇒ 8m < 14 ⇒ m < 1, 75
Vì m nguyên, m ≥ 0 ⇒ m = { 0;1}
Xét bảng:
m

0

1

n

2,33∉ N *

1

Loại

Chọn

mol


Vậy rượu Cn H 2 n +1OH (n ≥ 1) là CH3OH
axit Cm H 2 m +1COOH (m ≥ 0) là CH3COOH
b)
a = 32.0,06=1,92 gam
b = 60.0,08=4,8 gam

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

BẮC KẠN

NĂM HỌC 2022 – 2023
MƠN THI: HĨA HỌC


ĐỀ CHÍNH THỨC

(Dành cho thí sinh thi chun Hóa học)

(Đề thi gồm có 01 trang)

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian
giao đề

Câu 1 (2,0 điểm).
1. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
c) Cho một ít bột đá vơi nghiền nhỏ vào 5ml dung dịch giấm ăn.
d) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch rượu etylic 40o.
2. Chỉ dùng dung dịch Ba(OH)2 hãy nêu cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
Ba(HCO3)2, Na2SO3, HCl, H2SO4.
Câu 2 (2,0 điểm).
1. Hỗn hợp X gồm Cu và FeO tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H 2SO4 1M.
Mặt khác nếu hòa tan X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối
của kim loại và 3,36 lít khí SO2 (đktc). Dung dịch Y có thể hịa tan được tối đa m gam

Cu.
a) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
b) Tính m.
2. Trong thời gian vừa qua, dịch Covid – 19 có nhiều diễn biến rất phức tạp. Theo
khuyến cáo của Bộ y tế, mỗi người dân nên thường xuyên rửa tay, sát khuẩn bằng cồn
(C2H5OH), đây là cách giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tính thể tích cồn 90 o và
nước cất cần dùng để pha chế được 500ml cồn 70o. Em hãy cho biết tại sao dùng cồn 70o
để sát khuẩn tay tốt hơn cồn 90o?
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Hòa tan hỗn hợp chất rắn A gồm K2O, KHCO3, BaCl2 có số mol bằng nhau vào
bình chứa nước dư thu được dung dịch B, kết tủa C. Nhỏ tiếp dung dịch FeCl 2 vào bình
phản ứng thu được kết tủa D. Lọc tách kết tủa D, nung trong khơng khí đến khối lượng
khơng đổi được chất rắn E. Khử hồn tồn chất rắn E bằng khí CO dư, nung nóng được
chất rắn F. Xác định thành phần của B, C, D, E, F. Viết các phương trình hóa học của
phản ứng xảy ra.
2. Cho sơ đồ sau: X

(1)



rượu etylic

(2)
(3)

→ Y 


etyl axetat.



Chọn hai chất X khác nhau và viết phương trình hoàn thành sơ đồ phản ứng trên (ghi rõ
điều kiện nếu có).
Câu 4 (2,0 điểm).
1. Đốt cháy 5,6 gam hợp chất hữu cơ A, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình (1)
đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng Ca(OH) 2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng
bình (1) tăng 7,2 gam, bình (2) có 40 gam kết tủa. A có tỉ khối đối với Metan bằng 3,5.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Viết công thức cấu tạo của A, biết A mạch hở, khơng phân nhánh.
2. Một lượng axit hữu cơ có cơng thức CnH2n -1COOH tác dụng vừa đủ với 100ml
NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,8 gam muối. Mặt khác nếu trộn
lượng axit nói trên với dung dịch có chứa 0,25 mol C 2H5OH, một ít H2SO4 đặc, đun nóng
thu được 18 gam este. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Trình bày cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2.
2. Hòa tan 2,14 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và kim loại M bằng 120ml dung dịch
HCl 1M thu được 672 ml khí H2.
a) Xác định kim loại M.
b) Nung nóng hỗn hợp X, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan
Y bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 504 ml khí H 2. Nếu hịa tan Y bằng NaOH dư
thì thu được 168 ml khí H2. Tính % khối lượng của Fe trong Y.
Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
--------------------HẾT------------------Thí sinh được phép sử dụng Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học, ngồi ra khơng
được sử dụng thêm bất cứ tài liệu nào khác. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ



tên


thí

sinh:

..............................................................

danh: ................................
Chữ ký của cán bộ coi thi số 1: .................................
Chữ ký của cán bộ coi thi số 2: ..................................

Số

báo


Câu 1 (2,0 điểm).
1. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
c) Cho một ít bột đá vôi nghiền nhỏ vào 5ml dung dịch giấm ăn.
d) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch rượu etylic 40o.
2. Chỉ dùng dung dịch Ba(OH)2 hãy nêu cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
Ba(HCO3)2, Na2SO3, HCl, H2SO4.
GIẢI:
1.
a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
Hiện tượng: Ba tan dần, có khí thốt ra, kết tủa xanh xuất hiện.
Phương trình hóa học:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑

Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Hiện tượng: Kết tủa trắng xuất hiện.
Phương trình hóa học: 2NaOHdư + Ca(HCO3)2 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O.
c) Cho một ít bột đá vơi nghiền nhỏ vào 5ml dung dịch giấm ăn.
Hiện tượng: Bột đá vơi tan dần, có khí thốt ra.
Phương trình hóa học: CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
d) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch rượu etylic 40o.
Hiện tượng: Mẩu Na tan dần, có khí thốt ra.
Phương trình hóa học: 2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2↑.
2.
Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương
ứng.
Cho Ba(OH)2 lần lượt vào từng mẫu thử.
- Không thấy hiện tượng gì xuất hiện → HCl
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
- Xuất hiện kết tủa trắng: Ba(HCO3)2; Na2SO3; H2SO4


×