Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 228 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG THỊ KIM OANH

QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VÀ GIÁO HỘI
Ở NHẬT BẢN TỪ SAU KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
TỚI NĂM 1995 QUA TRƢỜNG HỢP SOKA GAKKAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội -2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG THỊ KIM OANH

QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VÀ GIÁO HỘI
Ở NHẬT BẢN TỪ SAU KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
TỚI NĂM 1995 QUA TRƢỜNG HỢP SOKA GAKKAI

Ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Phạm Hồng Thái
2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng

Hà Nội -2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ở Nhật Bản từ sau
kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai tới năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai
là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS.TS. Phạm Hồng Thái và PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng. Những thơng tin,
số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, có trích dẫn khoa học rõ
ràng. Các ý kiến nhận xét, kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc cơng bố
trong bất kì cơng trình của cá nhân nào khác.
Tác giả luận án

Dƣơng Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 9
1.1. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 9
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ của Nhà nƣớc và
Giáo hội ở Nhật Bản ............................................................................................ 9
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về Giáo phái Soka Gakkai và
Komeito .............................................................................................................. 17
1.1.3. Những cơng trình nhận xét về quan hệ nhà nƣớc và giáo hội ở
Nhật Bản ............................................................................................................ 21
1.2. Những kết quả đã đạt đƣợc và vấn đề cần nghiên cứu .................................. 24

1.2.1 Những kết quả đã đạt đƣợc........................................................................ 24
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu ...................................... 25
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................... 26
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 26
2.1.1. Khái niệm nhà nƣớc ................................................................................. 26
2.1.2. Khái niệm giáo hội ................................................................................... 35
2.1.3. Mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và giáo hội .................................................. 42
2.2. Cơ sở thực tiến .................................................................................................... 55
2.2.1.Truyền thống “Tế chính nhất trí” - tơn giáo kết hợp với chính trị ............ 56
2.2.2.Những chính sách trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng ........................ 60
2.2.3. Nhu cầu mới trong xu thế vận động của đời sống tôn giáo ...................... 63
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................................... 65
Chƣơng 3: QUAN HỆ CỦA SOKA GAKKAI VỚI NHÀ NƢỚC NHẬT
BẢN GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1995 ................................................................... 67
3.1. Giáo phái Soka Gakkai và đảng chính trị Komeito ........................................ 68
3.1.1. Giáo phái Soka Gakkai ............................................................................. 68
3.1.2..Komeito (Đảng Công Minh) .................................................................... 83
3.2. Giai đoạn Soka Gakkai khởi đầu tham chính (1945- 1963) .......................... 85
3.3. Giai đoạn Soka Gakkai thành lập Komeito cho đến ly khai đảng
chính trị (1964-1972) ................................................................................................. 88


3.4.Giai đoạn Komeito khẳng định vị thế cho tới khi tan rã (1972-1995) ............ 93
Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................................... 110
Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ RÚT RA TỪ VIỆC
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VÀ GIÁO HỘI Ở
NHẬT BẢN TỪ SAU KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI ĐẾN NĂM 1995 QUA TRƢỜNG HỢP SOKA GAKKAI VÀ LIÊN
HỆ VỚI VIỆT NAM ................................................................................................ 112
4.1.Một số nhận xét về quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản từ

sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai tới năm 1995 qua trƣờng hợp
Soka Gakkai .............................................................................................................. 112
4.1.1. Phong trào tham chính thơng qua hình thức bầu cử của các tôn
giáo là hiện tƣợng đặc biệt tại Nhật Bản ........................................................... 112
4.1.2. Chính giáo phân li là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt quan hệ giữa
nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản sau chiến tranh ............................................. 120
4.2. Một số đánh giá rút ra từ nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nƣớc và
giáo hội ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai ......................................... 131
4.2.1. Quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản đƣợc xác lập sau
Chiến tranh Thế giới thứ hai là tiến bộ.............................................................. 131
4.2.2. Quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản sau Chiến tranh
Thế giới thứ hai mang nhiều nét đặc thù ........................................................... 137
4.3. Một số liên hệ với Việt Nam ............................................................................. 142
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................... 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 152
Phụ lục 1: .................................................................................................................. 165


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mô tả một loạt các loại về lịch sử hình thái tơn giáo – nhà nƣớc ...........46
Biểu đồ 2: Mơ hình nhà nƣớc thế tục ở Nhật Bản do nghiên cứu sinh tự minh họa........52
Biểu đồ 3: Các ghế của Komeito trong Hạ viện (1967-1993). .................................97


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm và

đóng vai trị quan trọng khơng chỉ trong đời sống tâm lý, tƣ tƣởng, trong quan hệ của
mỗi cá nhân, cộng đồng mà còn tác động đến các thiết chế chính trị và góp phần tạo
nên đặc tính phát triển của quốc gia. Mối quan hệ giữa chính trị và tơn giáo, giữa nhà
nƣớc và giáo hội chính vì vậy là mối quan hệ có tính phổ biến và đa chiều. Trong lịch
sử, một mặt tôn giáo đóng vai trị là nhân tố kết tụ dân tộc tạo dựng và bảo lƣu các giá
trị văn hóa, mặt khác trở thành công cụ tinh thần để nhà nƣớc lợi dụng cai trị thần dân,
duy trì xã hội trong vịng trật tự. Ngƣợc lại, các tổ chức tơn giáo cũng nƣơng tựa vào
nhà nƣớc để củng cố địa vị thần quyền qua đó mà thống lĩnh đời sống tinh thần xã hội.
Tuy nhiên, đến thời kỳ cận – hiện đại, cùng với sự hình thành và phát triển các mơ
hình nhà nƣớc thế tục, mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội, cụ thể hơn là mối
quan hệ giữa nhà nƣớc và các tổ chức tôn giáo nhìn chung đã đƣợc giải quyết “pháp
chế hóa” và ngày càng góp phần ổn định, phát triển xã hội.
Là một quốc gia hải đảo ở khu vực Đông Bắc Á, trong tiến trình phát triển,
Nhật Bản đã sớm hình thành những đặc tính lịch sử, văn hóa riêng biệt. Trong lịch
sử Nhật Bản, mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nƣớc từng song hành theo mơ hình
kết hợp giữa thần quyền và thế quyền. Thiên hồng là ngƣời có quyền chính trị tối
cao đồng thời cũng có quyền lực tối thƣợng về tơn giáo. Dƣới thể chế Thiên hồng,
hoạt động tôn giáo và nhà nƣớc đƣợc thống nhất theo mơ hình “tế chính nhất trí”.
“Tế” đƣợc hiểu là hoạt động tế lễ thần linh hay hoạt động tôn giáo, “chính” là cơng
việc cai trị đất nƣớc. Bài học lịch sử Nhật Bản cho thấy sự dung dƣỡng, kết hợp
giữa tơn giáo và chính trị khơng phải lúc nào cũng phát huy tác dụng tích cực ngay
cả với giới cầm quyền, thậm chí mối quan hệ khăng khít này đã góp phần hình
thành một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan – một nguyên nhân khiến Nhật Bản đi
vào con đƣờng của chủ nghĩa đế quốc phát xít và cuối cùng hứng chịu kết cục thảm
bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chính vì vậy, sau khi phát xít Nhật tuyên bố
đầu hàng vô điều kiện, lực lƣợng quân chiếm đóng dƣới sự lãnh đạo của Bộ tổng tƣ
lệnh tối cao quân Đồng minh (GHQ), thực chất là quân đội Mỹ đã tiến vào chiếm
đóng Nhật Bản, đặt việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nƣớc và tôn giáo của Nhật
Bản thành một nhiệm vụ cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Dƣới cải cách chiếm đóng,
1



cùng với sự hình thành nhà nƣớc dân chủ hiện đại theo mơ hình của Âu - Mỹ, lực
lƣợng qn chiếm đóng đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm thực hiện phân
li tơn giáo với chính trị, tách hoạt động của các giáo hội khỏi hoạt động nhà nƣớc.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, dƣới chế độ ủy trị, giới cầm quyền Nhật Bản
đã có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn những ảnh hƣởng của các thế lực tôn giáo
vào đời sống Nhật Bản, hƣớng tới xây dựng một nhà nƣớc thế tục hiện đại. Việc
giải quyết thành công vấn đề tôn giáo, xử lý tốt mối quan hệ giữa tôn giáo với nhà
nƣớc theo xu thế chính sách phân li, minh định vai trị, chức năng giữa chính trị và
tơn giáo bằng cơng cụ pháp lý là một trong những thành tựu lớn mà Nhật Bản đạt
đƣợc. Dƣới tác động của mơi trƣờng chính trị, kinh tế mới, trong khuynh hƣớng dân
chủ, tự do hóa quyền cá nhân của con ngƣời đƣợc đề cao, tự do tôn giáo đƣợc coi
trọng, các tôn giáo mới ào ạt xuất hiện tạo ảnh hƣởng với xã hội. Điều đáng chú ý,
các tơn giáo đó với những mục tiêu chiến lƣợc đã thâm nhập vào đời sống xã hội,
mở rộng liên kết với các thế lực chính trị để khẳng định vị thế, tranh giành ảnh
hƣởng chính trị và tác động lên các chính sách xã hội. Ngay sau khi Hiệp ƣớc
Sanfrancisco (The treaty of San Francisco) đƣợc ký kết vào năm 1951, các tổ chức
tôn giáo, nhất là các giáo hội thuộc trào lƣu tôn giáo mới đã tìm mọi cách để có ảnh
hƣởng xã hội rộng rãi hơn thông qua con đƣờng nghị trƣờng. Mối quan hệ truyền
thống giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản lại có dấu hiệu manh nha trở lại dƣới
hình thức mới, biểu hiện điển hình là quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội (giáo phái)
Soka Gakkai (創価学会) – một tổ chức tơn giáo điển hình thuộc trào lƣu tơn giáo
mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh.
Thuộc trào lƣu tôn giáo mới, Soka Gakkai đã tích cực tham gia vào chính trị
thơng qua việc thành lập riêng cho mình - đảng chính trị Komeito (Đảng Cơng
Minh), Soka Gakkai đã nhanh chóng trở thành một tổ chức tơn giáo lớn nổi bật và
đạt nhiều thành cơng, có vị thế đáng kể trong chính trƣờng Nhật Bản nhiều thập kỷ
qua. Diễn biến của mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và Giáo phái Soka Gakkai là một
quá trình lịch sử khá đặc biệt trong đời sống chính trị và tơn giáo ở Nhật Bản sau

Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tính điển hình của mối quan hệ này càng rõ nét khi
đặt trong bối cảnh nguyên tắc chính giáo phân li đƣợc quán triệt nhất quán trong các
văn bản pháp luật của Nhật Bản. Bên cạnh đó, kinh nghiệm trong vấn đề ứng xử của

2


Chính phủ Nhật Bản với tơn giáo, nhất là với những tổ chức tôn giáo mới nhƣ Soka
Gakkai cũng nhƣ những tác động của tôn giáo mới tới xã hội là điều đáng quan tâm.
Việt Nam và Nhật Bản là hai nƣớc thuộc vùng Đông Á, cùng tiếp thu và chịu
ảnh hƣởng khá sâu sắc các giá trị của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Về tơn giáo,
cả Việt Nam và Nhật Bản đều là những nƣớc đa tôn giáo... nên cũng có những nét
tƣơng đồng. Ở Việt Nam, quan hệ giữa chính trị - tơn giáo cũng có một tiến trình
khơng phẳng lặng. Nếu xét trên bình diện định chế, pháp lý; Chính phủ Việt Nam
đã làm đƣợc nhiều việc quan trọng cho việc giải quyết mối quan hệ này trong những
điều kiện của chế độ mới. Vấn đề mối quan hệ giữa Đạo và Đời, giữa Nhà nƣớc –
Giáo hội trong điều kiện lịch sử Việt Nam từ nhiều năm qua là một quá trình khá
phức tạp, tế nhị, chi phối, ảnh hƣởng không nhỏ đến công cuộc đổi mới đất nƣớc
theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và,“cốt lõi” của chính sách tơn giáo
cũng chính là “giải quyết quan hệ giữa Nhà nƣớc và giáo hội”. Theo hƣớng đi tiến
bộ chung của thế giới, Việt Nam đang xây dựng và củng cố mơ hình nhà nước thế
tục, tuy nhiên còn nhiều việc phải làm.
Trong bối cảnh tín ngƣỡng và tơn giáo mới đang phát triển và có nhiều tác
động tới xã hội, chính trị rất đa chiều, việc tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà
nƣớc và giáo hội mang ý nghĩa cấp thiết về khoa học và thực tiễn. Việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ
hai đến năm 1995 và sâu xa hơn nữa là lý giải về sự phát triển hiện tƣợng của Nhật
Bản là chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa góp phần vào việc xem xét, đánh giá bản chất
mối quan hệ của Nhà nƣớc với các tôn giáo mới ở Nhật Bản và những tác động đa
chiều của mối quan hệ này trên bình diện chính trị, xã hội và kinh tế. Kinh nghiệm

giải quyết mối quan hệ này ở Nhật Bản là một tham khảo cho Việt Nam trong cơng
cuộc hồn thiện “Luật pháp tơn giáo”, kinh nghiệm ứng xử với tơn giáo. Nhằm góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, nghiên cứu sinh triển
khai đề tài luận án tiến sĩ “Quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết
thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trƣờng hợp Soka Gakkai”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản trong giai đoạn
lịch sử từ kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua nghiên cứu

3


trƣờng hợp Soka Gakkai với Nhà nƣớc Nhật Bản. Từ đó rút ra đánh giá về tác động
mối quan hệ này đối với xã hội Nhật Bản và đối với chính sách tơn giáo của Nhà
nƣớc Nhật Bản.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt tới mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà
nƣớc và giáo hội, phân tích quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản và bối
cảnh xã hội Nhật Bản giai đoạn 1945- 1995.
- Phân tích, làm rõ mối quan hệ của Soka Gakkai với Komeito từ sau Komeito
thành lập cho tới năm 1995 qua các giai đoạn lịch sử.
- Đƣa ra một số nhận xét, đánh giá về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và Giáo hội
ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1995 qua nghiên cứu trƣờng hợp Soka Gakkai và liên hệ
với Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng
Là mối quan hệ Nhà nƣớc và Giáo hội ở Nhật Bản với điển hình là quan hệ
giữa Nhà nƣớc Nhật Bản với giáo hội Soka Gakkai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, luận án tập trung vào giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ
hai tới năm 1995. Tuy Soka Gakkai hình thành từ năm 1930 song đến trƣớc năm
1945, tôn giáo này gần nhƣ bị tiêu vong do toàn bộ lãnh đạo bị bắt giam. Sau Chiến
tranh Thế giới hai, giáo phái này đƣợc chủ tịch đời thứ hai khôi phục hoạt động.
Đây là giai đoạn nhờ địn bẩy chính sách – luật pháp nhân tơn giáo mới, dƣới bối
cảnh chính trị - xã hội sau Chiến tranh ở Nhật Bản đã khiến cho mối quan hệ giữa
nhà nƣớc và giáo hội thay đổi, tạo đà cho các tôn giáo mới nhƣ Soka Gakkai phát
triển, tiến hành tham chính. Năm 1945 ngay sau bối cảnh Chiến tranh Thế giới lần
thứ hai kết thúc là năm đánh dấu bƣớc ngoặt cho sự trở lại của Soka Gakkai. Giai
đoạn từ 1945 đến 1995 là giai đoạn mà Soka Gakkai thành công nhất không chỉ trở
thành tôn giáo mới lớn nhất tại Nhật Bản mà còn là tơn giáo thành cơng nhất trong
sự nghiệp tham gia chính trị, điển hình cho phong trào tham chính của tơn giáo mới
ở Nhật Bản. Năm 1995 là năm đảng chính trị Komeito thuộc giáo phái Soka Gakkai
bị suy thoái, tan rã, cánh tay chính trị của Soka Gakkai bị đứt gãy. Đây cũng là năm
Nhật Bản sửa đổi Luật Pháp nhân Tôn giáo lớn nhất trong lịch sử. Lý do của lần sửa
4


đổi cuối cùng này là kết quả của những vấn nạn xã hội do tôn giáo mới gây ra trong
nhiều năm trƣớc đó, nhƣ giọt nƣớc tràn ly, đã khiến quốc hội Nhật Bản họp liên tục
trong một năm để bàn bạc, sửa đổi luật pháp về tôn giáo.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cách tiếp cận : Trên cơ sở tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu căn bản từ góc độ sử
học, luận án cịn kết hợp các cách tiếp cận khác nhƣ tơn giáo học, quốc tế học.
Trong q trình phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận án dựa trên
quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản
Việt Nam về tôn giáo và mối quan hệ Nhà nƣớc với tôn giáo.
Phƣơng pháp nghiên cứu : Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ
yếu là phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử và phƣơng pháp logic, phƣơng pháp nghiên

cứu trƣờng hợp, ngồi ra luận án cịn sử dụng các phƣơng pháp khác.
+ Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu sinh vận dụng xuyên suốt và kết hợp hai phƣơng
pháp chuyên ngành trong nghiên cứu sử học (phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp
logic) để giải quyết các vấn đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra. Với phƣơng pháp lịch
sử, những nội dung của đề tài sẽ đƣợc đặt trong bối cảnh lịch sử của thế kỷ XX, đặt
theo trình tự thời gian từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới năm 1995, cụ thể là sự
vận động của Soka Gakkai, sâu xa hơn là lý giải hiện tƣợng phát triển của Nhật Bản.
Phƣơng pháp logic nhằm đảm bảo cho đề tài đƣợc kết nối với nhau trong mối quan
hệ biện chứng và nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Phƣơng pháp duy vật biện
chứng còn đƣợc vận dụng trong xem xét mối quan hệ của tôn giáo, nhất là sự vận
động và phát triển của Soka Gakkai với tƣ cách là hình thái ý thức xã hội trong quan
hệ với những điều kiện của tồn tại xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp (case study) : Trong luận án, phƣơng
pháp nghiên cứu trƣờng hợp đƣợc vận dụng trong việc lựa chọn một tôn giáo mới
điển hình, đại diện nổi bật cho mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và giáo hội bằng minh
chứng làm rõ tính điển hình của Soka Gakkai, qua việc lý giải tại sao qua giáo phái
này phản ánh đƣợc tính đặc trƣng của trào lƣu tham chính của tơn giáo ở Nhật Bản
– hình thức tiêu biểu của quan hệ giữa Nhà nƣớc và giáo hội ở quốc gia này.
+ Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp : phân tích nghiên cứu các tài liệu, lý
luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, sau đó tổng hợp,

5


liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống
hồn chỉnh về quá trình tạo nên quan hệ giữa Komeito và giáo phái Soka Gakkai.
+ Luận án còn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, nhất là
phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học, phƣơng pháp khu vực học và các phƣơng pháp
khác nhƣ phƣơng pháp so sánh, đối chiếu từ các tƣ liệu bằng tiếng Nhật, tiếng Anh

và các sách viết về đề tài này trong nƣớc…
+ Luận án kết hợp nghiên cứu thực địa 6 tháng, trong thời gian này, tác giả đã
có dịp đƣợc học tập, trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu tôn giáo tại Nhật Bản
nhƣ giáo sƣ Nakano Tsuyoshi (Đại học Soka, thỉnh giảng tại đại học Tokyo) và các
giáo sƣ khác về Soka Gakkai. Những kinh nghiệm nói trên giúp tác giả có cái nhìn
khách quan hơn về hƣớng nghiên cứu của mình.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp mới ở một số điểm sau đây:
- Thứ nhất, tổng hợp một cách có hệ thống các cơng trình nghiên cứu chủ yếu
có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các cơng trình nghiên cứu của các học
giả Việt Nam và học giả nƣớc ngồi. Theo đó, phân loại các cơng trình theo các
nhóm: nghiên cứu về quan hệ của Nhà nƣớc và Giáo hội ở Nhật Bản, về mối quan
hệ giữa giáo phái Soka Gakkai và Komeito, các công trình đánh giá tác động của
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội tới đời sống và chính sách ở Nhật Bản. Trên
cơ sở khảo cứu các cơng trình nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản có liên quan
đến đề tài đƣợc các tác giả tập trung phân tích đồng thời chỉ ra các vấn đề chƣa
đƣợc giải quyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thứ hai, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, luận
án góp phần sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến mối quan
hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội thơng qua việc phân tích cụ thể trƣờng hợp quan hệ
giữa Soka Gakkai và Nhà nƣớc Nhật Bản từ kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai
đến năm 1995.
- Thứ ba, từ góc độ nghiên cứu lịch sử, luận án đã phác dựng nên cấu trúc của
các mối quan hệ, sự chuyển động của cấu trúc ấy dƣới tác động của các nhân tố bên
trong và nhân tố bên ngoài, trong nƣớc và quốc tế. Luận án đã phân tích, làm sáng
rõ ba giai đoạn phát triển của mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản từ
sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trƣờng hợp Soka Gakkai từ góc
độ lịch sử. Ở phần này, luận án làm rõ sự tiến triển của mối quan hệ này ở Nhật Bản

6



trong vòng nửa thế kỷ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới năm 1995. Ở mỗi giai
đoạn, phân tích rõ q trình phát triển, sự vận động của mối quan hệ giữa Nhà nƣớc
và Giáo hội ở Nhật Bản thông qua trƣờng hợp Soka Gakkai. Đặc biệt, luận án đã
phân tích căn nguyên của mối quan hệ, liên minh bền chặt cũng nhƣ sự chia tách
giữa Soka Gakkai và Komeito và những mục tiêu chung, riêng mà hai thực thể này
theo đuổi qua các giai đoạn nghiên cứu.
- Thứ tƣ, từ việc nghiên cứu trƣờng hợp Soka Gakkai và Komeito, luận án đƣa
ra những nhận xét đánh giá làm sáng rõ tính đặc thù trong mối quan hệ giữa nhà
nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản. Luận án thể hiện rõ đặc tính và mơ hình nhà nƣớc
Nhật Bản, xu thế phát triển của nhà nƣớc này, đặc biệt là ảnh hƣởng của Luật pháp
nhân tôn giáo đối với việc định hình xã hội và thiết lập nguyên tắc trong quan hệ
giữa chính trị và tơn giáo ở Nhật Bản.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung nguồn tƣ liệu, nghiên cứu và
giảng dạy về tơn giáo, chính sách tơn giáo ở trong và ngồi nƣớc, mối quan hệ giữa
nhà nƣớc và tôn giáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là một cơng trình tập trung nghiên cứu chuyên
sâu về quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ
hai. Luận án đã khảo cứu quá trình chuyển hóa trong tƣ duy và hành động chính trị
của chính quyền Nhật Bản đối với tôn giáo. Luận án làm rõ vai trị tơn giáo (bao
gồm nhiều tơn giáo mới) đối với đời sống xã hội, khẳng định tác động nhiều mặt
của chính sách và luật pháp tơn giáo mà giới cầm quyền Nhật Bản thực thi đối với
hoạt động tôn giáo và xã hội Nhật Bản và khẳng định vai trị của nhà nƣớc trong
việc quản lý, tơn giáo bằng cơng cụ của các chính sách, luật pháp tơn giáo.
Luận án cung cấp thêm tƣ liệu cho việc nghiên cứu về tôn giáo mới và các đặc
điểm, diện mạo điển hình của tơn giáo mới đối với các trƣờng học và cộng đồng.
Kết quả của luận án còn là một kênh tham khảo cho các nhà nghiên cứu, làm
luật tôn giáo ở Việt Nam trong công tác xây dựng, hồn thiện luật pháp về tơn giáo,

điều tiết dung hịa mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và giáo hội, góp phần ổn định, phát
triển đất nƣớc.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án sẽ bao gồm bốn chƣơng với nội dung
cụ thể nhƣ sau :

7


Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nội dung chính của chƣơng tổng quan làm rõ những việc đã làm đƣợc và chƣa
làm đƣợc của những cơng trình về nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản, những cơng
trình chun khảo về Soka Gakkai và Komeito, những cơng trình về đời sống và
chính sách tơn giáo ở Nhật Bản để từ đó rút ra nhiệm vụ cần làm của luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và Giáo
hội ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai qua trƣờng hợp Soka Gakkai
Nội dung chính của chƣơng 2 này làm rõ cơ sở lý luận của khái niệm về nhà
nƣớc, khái niệm về giáo hội (giáo phái, giáo đoàn, tôn giáo mới…), quan hệ giữa
nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản; đồng thời làm rõ cơ sở thực tiễn từ bối cảnh chính
trị- kinh tế- xã hội, là cơ sở để hình thành nên mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo
hội ở Nhật Bản. Bối cảnh đó đƣợc hình thành chính từ ba gốc : sự tác động của cải
cách chiếm đóng, ảnh hƣởng của truyền thống tế chính nhất trí, sự vận động của xã
hội dẫn tới nhu cầu mới của các tôn giáo.
Chƣơng 3: Quan hệ của giáo phái Soka Gakkai với Nhà nƣớc Nhật Bản thông
qua Komeito (1945- 1995)
Nội dung chƣơng 3 tập trung giới thiệu Soka Gakkai, Komeito và trình tự ba
giai đoạn tham chính của Soka Gakkai : giai đoạn khởi đầu tham chính, giai đoạn
đỉnh cao của tham chính của đảng chính trị và tơn giáo cho tới khi Komeito ly khai
khỏi Soka Gakkai và cuối cùng là giai đoạn Komeito phát triển ổn định, khẳng định
đƣợc vị trí trong nền chính trị Nhật Bản dƣới sự trợ giúp đằng sau của Soka Gakkai.

Chƣơng 4: Một số nhận xét và đánh giá rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai
tới năm 1995 qua trƣờng hợp Soka Gakkai
Nội dung chƣơng 4 tập trung làm rõ những nhận xét thể hiện tính đặc thù về
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản, và đƣa ra những nhận định, dẫn
chứng chỉ ra rằng chính sách tơn giáo, mơ hình nhà thế thê tục ở Nhật Bản rất tiến
bộ và khác biệt. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, nghiên cứu sinh rút ra một số liên
hệ với Việt Nam.

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu vấn đề tôn giáo và chính trị ở Nhật Bản
sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng nhƣ nghiên cứu về giáo phái ảnh hƣởng tới
chính trị, xã hội nhƣ Soka Gakkai cịn là một chủ đề mới mẻ. Mặc dù vậy, ở nƣớc
ngồi đã có khơng ít những nghiên cứu của các học giả liên quan đến chủ đề này.
Sau đây là tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến đề tài
của luận án.
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ của Nhà nước và
Giáo hội ở Nhật Bản
Tơn giáo và chính trị, nhà nƣớc và giáo hội là những chủ đề đƣợc dành quan
tâm khá sâu sắc trong giới nghiên cứu tôn giáo và lịch sử Nhật Bản từ sau kết thúc
Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay. Việc thực thi nguyên tắc tự do tơn giáo và
ngun tắc chính giáo phân li (phân tách giữa nhà nƣớc và giáo hội theo mơ hình
của phƣơng Tây) trong bối cảnh truyền thống tế chính nhất trí (sự hợp nhất giữa tơn
giáo giáo và chính trị) hàng nghìn năm bị giải thể đã làm xuất hiện khơng ít những
vấn đề nảy sinh và trở thành chủ đề cho giới nghiên cứu trong và ngoài Nhật Bản.

Trong phạm vi những tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài mà luận án tiếp cận, xin nêu
một số cơng trình điển hình về chủ đề quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật
Bản sau đây.
Trƣớc hết, tác giả luận án đề cập tới cơng trình “Tơn giáo và xã hội Nhật Bản
sau chiến tranh” (戦後の宗教と社会) của Kishimoto Hideo do nhà xuất bản Keiei
phát hành ngày 10 tháng 4 năm 1976. Tác phẩm tập trung vào làm rõ vấn đề Thần
đạo với tƣ cách là tôn giáo chính tại Nhật Bản. Sau chiến tranh, tƣ tƣởng Thần đạo
vốn cổ xúy tƣ tƣởng quân phiệt tại Nhật Bản đã có hƣớng đi mới, nó vẫn tiếp tục
tồn tại và ảnh hƣởng lớn trong cộng đồng ngƣời dân Nhật nhƣng theo hƣớng tích
cực. Tác phẩm đề cập đến vấn đề triển vọng phát triển của tồn giới tơn giáo sau
chiến tranh trong bối cảnh nƣớc Nhật có sự thay đổi mới, mạnh mẽ. Bên cạnh vấn
đề của Thần đạo, tác giả dành một số trang nêu quan điểm về thế giới ma trong cái
nhìn nhận của ngƣời Nhật và nhận thức của giới trẻ theo tôn giáo ở Nhật Bản. Đáng
9


lƣu ý, cuốn sách dành hơn năm mƣơi trang miêu tả q trình dung nhận tự do tơn
giáo vào Nhật Bản. Phần này, cuốn sách thể hiện đƣợc cảm nhận tích cực của ngƣời
dân khi nhà nƣớc thực hiện tự do tôn giáo. Ở phần cuối của tác phẩm, tác giả đƣa ra
định nghĩa về tơn giáo theo cách nhìn riêng. Những nghiên cứu của Kishimoto Hideo
góp phần làm rõ hơn bức tranh tôn giáo của Nhật Bản sau chiến tranh. Tuy nhiên, giai
đoạn mà tác phẩm đề cập là 20 năm kể từ sau năm 1945, đây là giai đoạn thế tục hóa
thời kỳ đầu tại Nhật Bản. Cũng viết về tơn giáo và chính trị nhƣng tác phẩm tập trung
về vấn đề Thần đạo trong quan hệ với nhà nƣớc. Đây đƣợc xem là tác phẩm có những
giá trị nhất định cho giới nghiên cứu tôn giáo và độc giả quan tâm chủ đề này.
Cuốn sách tiêu biểu thứ hai đƣợc xem làm căn cứ cho mọi thảo luận xoay
quanh vấn đề nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản có tựa đề là Chủ nghĩa lập pháp và
Hiến pháp Nhật Bản(立憲主義と日本国憲法) của tác giả Kazuyuki Takahashi
do Nhà xuất bản Yuhikaku, xuất bản lần thứ nhất năm 1945, tái bản lần cuối vào
năm 2020. Cuốn sách làm nổi bật khái niệm nhà nƣớc, quá trình thay đổi tên gọi

Thể chế Thần quyền tức Thể chế Thiên hoàng – trong đó Thiên hồng là ngƣời thao
túng mọi quyền lực của chính trị Nhật Bản trƣớc Chiến tranh Thế giới hai sang Thể
chế mới - Thiên hồng chỉ cịn là biểu tƣợng văn hóa của Nhật Bản. Hiến pháp cũng
thể hiện rõ nội dung của nguyên tắc Tự do tôn giáo và nguyên tắc Chính giáo phân
li. Cụ thể là, Hiến pháp giúp mọi ngƣời nắm bắt đƣợc phạm vi quyền Tự do tôn giáo
dƣới Hiến pháp Minh Trị là quyền tự do còn nhiều hạn chế, quyền Tự do tôn giáo
quy định trong Hiến pháp mới do Bộ tổng tƣ lệnh quân chiếm đóng (viết tắt là
GHQ) biên soạn có những thay đổi tiến bộ, có giá trị đích thực với ngƣời dân Nhật
Bản. Về nguyên tắc phân li giữa chính trị - tơn giáo, Hiến pháp cho ngƣời đọc, công
dân Nhật Bản sự hiểu biết, phân loại các loại hình quan hệ chính giáo, nội dung đầy
đủ của nguyên tắc phân li chính giáo, tác động qua lại giữa Tự do tơn giáo và Phân
li chính giáo. Hiến pháp Nhật Bản dù ra đời hơn 70 năm, nhiều nội dung khơng cịn
phù hợp với sự thay đổi của xã hội hiện tại nhƣng là văn bản pháp quy có giá trị cao
cho tác giả luận án trong việc tìm kiếm chìa khóa cơ sở cho bài viết của mình. Tuy
nhiên, phạm vi đề cập của nội dung rất rộng, bên cạnh các nội dung trên, quá 90%
nội dung tập trung vào các vấn đề của nội các, quốc hội, quyền tự do cá nhân con
ngƣời, quyền tham chính… của công dân Nhật. Nhƣng điểm chú ý là, phần cuối của
cuốn sách có mục cải chính hiến pháp, song khơng có nội dung đề cập đến vấn đề
10


của tơn giáo dù rằng làn sóng dƣ luận xã hội đã lên án và yêu cầu sửa đổi một số nội
dung liên quan đến tôn giáo.
Cuốn sách thứ ba tiêu biểu mang tựa đề Chính giáo Phân li, Nhà nước và
Giáo hội ở Nhật Bản và Mỹ của tác giả Yoshiya Abe, đƣợc Nhà xuất bản Simul
phát hành lần đầu năm 1989, tái bản năm 2000. Tác phẩm đã thành cơng trong việc
làm rõ nội dung của các chính sách tơn giáo do GHQ vận dụng từ mơ hình của Mỹ
vào Nhật Bản, làm rõ nội dung của nguyên tắc chính giáo phân ly mà GHQ soạn
thảo cho Nhật Bản giai đoạn buổi đầu sau kết thúc chiến tranh. Bên cạnh đó, cuốn
sách đã dành 21 trang cho đọc giả thấy các vấn đề quan hệ giữa chính trị và tơn giáo

ở Nhật Bản ngay sau chiến tranh, trình bày các hoạt động tôn giáo ở Nhật Bản và sự
mâu thuẫn đối với nguyên tắc chính giáo phân ly, nguyên tắc chính giáo phân ly
trong cuộc chiến phản đối phong trào Thần đạo. Tác phẩm khẳng định rằng, khác
với các nƣớc, ở Nhật Bản, tƣ tƣởng Thần đạo (tƣ tƣởng cổ xúy tƣ tƣởng quân phiệt)
gắn với truyền thống văn hóa lâu đời, đã ngấm sâu trong tƣ tƣởng mỗi ngƣời dân
Nhật Bản. Đây là tƣ tƣởng hỗ trợ mạnh cho thể chế Thần quyền, nguyên tắc Tế
chính nhất trí. Tác giả cũng nhận xét rằng việc áp dụng ngun tắc tách bạch giữa
Nhà nƣớc (chính trị) và tơn giáo (Thần đạo) ở Nhật Bản sau năm 1945 là vấn đề rất
khó khăn đối với thể chế mới. Với dung lƣợng ngắn đề cập đến vấn đề tơn giáo
chính trị tại Nhật, song đối với tác giả luận án, cuốn sách vẫn giúp tác giả luận án có
thêm kiến thức giúp ích cho cơng việc nghiên cứu của mình.
Tìm hiểu về nguồn gốc của tự do tôn giáo và nguyên tắc phân li chính giáo yếu tố tác động đến tơn giáo và chính trị của Nhật Bản, cuốn “Thiên Hoàng và Thần
đạo” (1972) (The Allied Occupation of Japan 1945 – 1952 and Japanese Religion)
của tác giả William P. Woodard đƣợc viết bằng tiếng Anh đã đƣợc nhà xuất bản
Simul phát hành lần đầu tiên. Do giá trị của cuốn sách có nhiều nội dung quan trọng
nên đến năm 1988, dịch giả Abe Yoshiya đã truyền tải sang ngôn ngữ Nhật Bản với
tên gọi (天皇と神道―GHQ の宗教政策/ Thiên Hoàng và Thần Đạo - Chính sách
tơn giáo của GHQ). Nội dung đáng lƣu ý là tác phẩm nêu rõ các quy định của Sắc lệnh
Nhân quyền (人権指令) và Sắc lệnh Thần đạo (神道指令). Trong hai Sắc lệnh nêu
trên, Sắc lệnh Nhân quyền đã xác lập “nguyên tắc tự do tôn giáo” (信教の自由の原
則), Sắc lệnh Thần đạo đã xác lập nguyên tắc “phân li giữa chính trị và tơn giáo” (政教
分離の原則). Tác phẩm khẳng định hai sắc lệnh trên đã đặt nền móng cho Chính
11


sách tơn giáo trong đó là ngun tắc phân li giữa chính trị và tơn giáo và Luật Pháp
nhân tơn giáo tại Nhật Bản kể từ Chiến tranh Thế giới thế hai.
Đi thẳng vào nội dung của quan hệ giữa tơn giáo và chính trị, một cơng trình
rất đáng chú ý có tên là Tiếp điểm giữa tơn giáo và chính trị (宗教と政治の接点)
của hai tác giả Tamaru Noriyoshi và Kinoshita Yoshiaki do Seikainipponsha xuất

bản năm 1996. Cơng trình đã làm rõ bối cảnh xã hội Nhật Bản. Nội dung chính mà
tác giả đề cập đó là lý giải thời kỳ tơn giáo bị uy hiếp bởi chính trị, cụ thể là những
chính sách cơ bản đối với tơn giáo và những vấn đề của nó đã mở đƣờng cho sự đàn
áp tơn giáo ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, cơng trình làm rõ vấn đề tự do tơn giáo và
chính trị, những bất cập của Điều 20 trong Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo,
vấn đề nhân quyền và chủ nghĩa dân chủ. Hai tác giả đã mạnh dạn thu thập thông tin
và đƣa những ý kiến của nhiều ngƣời trong giới tôn giáo của Nhật Bản, sau đó bày
tỏ quan điểm của mình về tơn giáo và chủ nghĩa dân chủ cũng nhƣ quan điểm cho
rằng chính giáo phân ly phải là sự tôn trọng đối với tơn giáo. Bên cạnh cách tiếp cận
khách quan từ góc nhìn của giới tri thức tại Nhật Bản, hai tác giả cũng đƣa góc nhìn
của giới tri thức ở nƣớc ngồi về chủ đề tơn giáo và chính trị. Nội dung này thể hiện
qua các điểm : những tác động xấu tới Kito giáo, sự hiểu nhầm giữa “tự do tôn giáo”
và “tự do từ tôn giáo”, quan hệ mật thiết khó phân biệt giữa tự do tơn giáo tín
ngƣỡng với hoạt động chính trị, hãy để chính trị gia đối thoại với ngƣời tơn giáo.
Cơng trình đã cũng cấp những thông tin, quan điểm cho tác giả luận án có thêm
kiến thức để làm tƣ liệu tham khảo. Tuy nhiên, về chủ đề quan hệ giữa nhà nƣớc và
giáo hội nói chung thì nội dung này vẫn cịn mờ nhạt trong cơng trình này.
Viết về tự do tơn giáo và phân li chính giáo trong cái nhìn liên hệ tới vấn đề
của giáo phái Soka Gakkai và nguyên tắc phân li chính giáo, cuốn Suy nghĩ về chính
trị và tơn giáo (政治と宗教を考える) do nhiều tác giả Phịng Thanh niên Soka
Gakkai chủ biên cũng là một tác phẩm giá trị có đóng góp cho nghiên cứu về chính
trị và tơn giáo tại Nhật Bản. Các tác giả thành công trong việc đánh giá ý nghĩa,
thành quả của nguyên tắc chính giáo phân li đem lại đối với Nhật Bản đồng thời làm
rõ nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc này trƣờng hợp áp dụng đối với các đoàn thể,
tổ chức tơn giáo. Bên cạnh đó, tác phẩm đƣa ra cái nhìn so sánh sự giống và khác
nhau giữa tơn giáo và chính trị Mỹ với tơn giáo và chính trị ở Nhật Bản - phỏng
theo mơ hình của Mĩ. Tác phẩm cũng đƣa ra các nhận xét về giá trị tích cực mà giới
12



tơn giáo đóng góp cho xã hội Nhật Bản trong việc dung dƣỡng tính bản thiện và cải
cách xã hội. Theo cái nhìn liên hệ, tác phẩm cũng lƣớt qua vấn đề của Soka Gakkai
khi vấp phải nguyên tắc phân li chính giáo trong việc đụng chạm đến quy định cấm
các tổ chức tôn giáo tham gia can dự vào hoạt động chính trị vi phạm Điều 20 Hiến
pháp. Song, đây là tác phẩm do các thành viên của Soka Gakkai biên soạn nên
không tránh khỏi quan điểm chủ quan, mang mầu sắc bênh vực tổ chức của mình.
Một cơng trình tiêu biểu khác đó là Tự do tơn giáo và tham gia chính trị (信
教 の 自 由 と 政 治 参 加 ) của tác giả Takeuchi Shigetoshi do công ty cổ phần
Daisanbunmei xuất bản năm 2005. Cuốn sách giống nhƣ một cuốn sổ tay nhỏ, lƣu
lại nhật ký của tác giả về chủ đề tự do tôn giáo và vấn đề tham chính. Tác giả đã
làm rõ ý nghĩa của tự do tôn giáo và ý nghĩa của nguyên tắc chính giáo phân ly
trong Hiến pháp Nhật Bản và thể hiện rõ quan điểm của mình khi viết về vấn đề
phạm vi quyền hạn của ngƣời tôn giáo khi tham gia vào chính trị nhìn từ góc độ
hiến pháp và tôn giáo; tác giả cũng làm rõ vấn đề tham gia chính trị của các tổ chức
tơn giáo và những vƣớng mắc với nguyên tắc chính giáo phân li. Ví dụ dẫn chứng
mà tác phẩm này đề cập đến là những lần tham bái đền Yasukuni của các nguyên
thủ quốc gia, vấn đề này đƣợc cho là vi phạm ngun tắc chính giáo phân li, từ đó
u cầu Luật Pháp nhân Tôn giáo cần chỉnh sửa. Dù tiếp cận tới quan hệ giữa tơn
giáo và chính trị ở góc độ khác song Takeuchi Shigetoshi đã làm rõ, cơ đọng những
nét chính và sự bất cập của hai ngun tắc Chính giáo Phân li và Tự do tơn giáo.
Cùng chủ đề này, năm 2007, Hội liên hiệp Công giáo trung ƣơng Nhật Bản đã ra
mắt bạn đọc tác phẩm Tự do tơn giáo và Chính giáo phân li (信教の自由と政教分
離). Mặc dù cuốn sách viết theo hình thức bút ký, chỉ vẻn vẹn 110 trang rất tiện lợi
cho ngƣời đọc cầm tay song đã thể hiện những nguyện vọng của giới Công giáo tại
Nhật Bản. Vốn dĩ từ thời Tokugawa cho tới thời Minh Trị và cho tận tới trƣớc
Chiến tranh Thế giới hai, vị trí của Cơng giáo tại Nhật Bản rất hạn chế. Họ từng trải
qua những giai đoạn khó khăn nhất để tồn tại trên đất nƣớc tơn sùng Thần đạo này.
Từ hồn cảnh lịch sử gian nan ln tìm cách tồn tại cho tới sau chiến tranh, thời
điểm Nhật Bản chấp nhận Tự do tôn giáo và áp dụng Chính giáo phân li vào Hiến
pháp, giới Công giáo Nhật Bản bày tỏ thái độ vui mừng với mong muốn những

chính sách tiến bộ này sẽ đƣợc duy trì bền vững tại Nhật Bản. Từ góc nhìn quan
điểm của Cơng giáo, tác phẩm cũng đã làm rõ lập trƣờng riêng về tự do tôn giáo và
13


chính giáo phân li tại Nhật Bản. Đây là một tác phẩm hay, giúp cho tác giả luận án
hiểu sâu sắc hơn về quan điểm và cách hiểu của giới tôn giáo Công giáo đối với hai
nguyên tắc tự do tơn giáo và chính giáo phân li.
Tiếp theo, dù viết về bức tranh đa sắc của đời sống tôn giáo tại Nhật Bản
nhƣng tựa đề lại rất đặc biệt Sự bất tự do bởi tự do tơn giáo và tín ngưỡng (信教の
自由と信仰による不理由) của tác giả Nakayama đƣợc công ty cổ phần Tobosho
xuất bản năm 1990. Tác phẩm cho rằng nhờ hiệu lực của nguyên tắc tự do tôn giáo,
điều này tạo ảnh hƣởng lớn tới nội dung, các hoạt động của đời sống tôn giáo. Theo
lối tiếp cận đƣa các nội dung của nguyên tắc tự do tôn giáo và vai trị của tơn giáo,
tín ngƣỡng trong đời sống tinh thần của con ngƣời, tác giả đã xây dựng một bức
tranh về đất nƣớc Nhật Bản đa tôn giáo. Theo thứ tự, tác giả đã nêu bật những đặc
điểm chính của sáu tôn giáo truyền thống lớn tại Nhật Bản đó là: Thần đạo (trong
cái nhìn phân biệt thần với Thiên hoàng), Phật giáo, Kito giáo và Do Thái giáo, đạo
Hồi, Hindu giáo. Phần cuối tác phẩm, tác giả đƣa những điểm chính của chín tơn
giáo mới lớn nhất của Nhật Bản : Hắc Trú giáo, Thiên Lý giáo, Kim Quang giáo,
Đại Bản giáo, giáo đoàn PL, Nhà của Sinh Trƣởng, Linh Hữu hội, Phái đoàn Phật
giáo Nhật Bản Risshokoseikai, Soka Gakkai (Sáng Giá Học Hội). Tuy nhiên, tác
phẩm chỉ điểm qua thông tin về quan hệ giữa nhà nƣớc và tơn giáo ở góc độ ngun
tắc tự do tơn giáo hiểu và áp dụng thực tế nhƣ thế nào, đồng thời về Soka Gakkai và
đảng chính trị Komeito, tác giả chỉ giới thiệu ba trang về tôn giáo mới này.
Trong giới nghiên cứu về tơn giáo tham gia chính trị ở Nhật Bản, khơng thể
khơng nói tới Nakano Tsuyoshi, giảng dạy tôn giáo học tại Đại học Soka và Đại học
Tokyo. Cơng trình Sự phục quyền của tơn giáo (宗教の復権) đƣợc nhà xuất bản
Toykodou phát hành tại Nhật Bản năm 2002. Đây là một cơng trình mang tính hàn
lâm, viết chủ đạo về các lĩnh vực nhƣ toàn cầu hóa tơn giáo, thế tục hóa, sự can

thiệp của giới tôn giáo mới, tôn giáo và vấn đề dân tộc. Đáng chú ý là chƣơng hai
của cơng trình đã dành 20 trang làm tỏ việc tham gia chính trị của phe bảo thủ dẫn
đầu là Đảng Dân chủ Tự do (viết tắt là LDP), những hành động và ảnh hƣởng chính
trị của tơn giáo truyền thống, sự can dự vào chính trị của các tơn giáo mới, từ các
vấn đề nói trên, tác giả đã rút ra đánh giá về q trình thế tục hóa ở Nhật Bản. Bên
cạnh đó, tác giả cũng mở rộng thêm góc nhìn về sự liên hệ giữa q trình hiện đại
hóa và thế tục hóa tại Nhật Bản. Đây cũng là một nghiên cứu hay về sự tác động của
14


hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nƣớc trong mối liên hệ, ảnh hƣởng tới q trình
thế tục hóa (phi tơn giáo). Tác giả cũng đồng thời lấy ví dụ trƣờng hợp phong trào
chống tơn giáo mới (theo nhóm tà dị giáo) ở Mỹ, từ cái nhìn so sánh, phong trào
chống tà giáo, những hoạt động can thiệp của chính phủ Mỹ đã đƣợc Nakano
Tsuyoshi làm rõ ở cơng trình này. Nội dung cuối cùng của cơng trình, tác giả đã đƣa
cái nhìn về chính sách tơn giáo ở Châu Âu, Pháp đối với giải pháp đối với tôn giáo
mới dị biệt. Đây là cơng trình rất hay, giúp tác giả luận án mở rộng góc nhìn về tình
hình mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội ở Nhật Bản khái quát hơn và có sự liên
hệ so sánh với vấn đề tôn giáo ở Châu Âu - Mỹ.
Thuộc nhóm các cơng trình nổi bật của Nakano Tsuyoshi viết về tơn giáo và
chính trị, xin đề cập tới một cơng trình khác mang tên Tơn giáo và chính trị ở Nhật
Bản sau chiến tranh (後戦日本の宗教と政治) do Nhà xuất bản Genshobo phát
hành năm 2004. Đây là một cơng trình mang hình thức trình bày giống luận án của
tác giả trong nhiều năm nghiên cứu. Dù mang tựa đề chính diện về tơn giáo và mối
liên hệ với chính trị, song bản chất nội dung bên trong của cơng trình đề cập chủ
đạo về những tác động của bối cảnh xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ
hai tạo ra sự thay đổi lớn về chính sách cải cách trên các lĩnh vực luật pháp, kinh tế,
văn hóa, xã hội... tại Nhật Bản. Sắc lệnh Thần đạo, Luật tự trị địa phƣơng, Tự do tơn
giáo, chính giáo phân li là những chính sách tơn giáo ban đầu tại Nhật Bản sau Chiến
tranh đƣợc tác giả đề cập làm rõ. Tác giả đã nêu bật phong trào tôn giáo sôi nổi cử

thành viên tham gia tranh cử trong bối cảnh mới của đất nƣớc thời bấy giờ. Ở chƣơng
số 3, Nakano Tsuyoshi đã dành riêng một chƣơng viết về Soka Gakkai và những vấn
đề xoay quanh Komeito. Có thể đánh giá rằng, đây là một cơng trình rất hay, viết về
chủ đề tơn giáo và chính trị sau Chiến tranh, từ góc nhìn tiếp cận là ví dụ trƣờng hợp
Soka Gakkai. Tuy nhiên, mục đích chính của tác giả Nakano đi theo hƣớng những tác
động của sự thay đổi của xã hội sau chiến tranh dẫn tới sự ra đời của giới tôn giáo
mới, thi đua nhau tham gia tranh cử, giai đoạn tác phẩm cập nhật chủ đạo tới từ cuối
những năm 1945 tới cuối những năm 1960, những nội dung này góp phần giúp tác
giả luận án có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho luận án của mình.
Bên cạnh các tác phẩm chính viết về chủ đề trên cịn có một số tác phẩm tiêu
biểu khác nhƣ “Tơn giáo và Chính trị của Nhật Bản – Thể chế Thiên Hoàng và đền
Yasukuni” (日本の政治と宗教―天皇制とヤスクニ) (1981, báo Asahi xuất bản)
15


của tác giả Hikari Eiden; “Chính sách chiếm đóng Nhật Bản của Mỹ” (米国の日本
占領政策) của tác giả Gohyaku Hatagashira, xuất bản năm 1985; cuốn “Phân li
chính giáo – tính chính trị của tôn giáo ở Nhật Bản và Mỹ” (政教分離―日本とア
メリカにみる宗教の政治性) của Abe Yoshiya, nhà xuất bản Simul. Nakano
Tsuyoshi cũng ra mắt độc giả hai cuốn là “Nhật Bản – vấn đề chính trị và thể chế
Thiên Hồng” (日本―政治的諸問題・天皇制), “Tơn giáo và thế giới toàn cầu”
(グローアルする世界と宗教) do Trƣờng đại học Soka xuất bản năm 2011.v.v.
Một điểm chung là, các cơng trình khai thác những lát cắt về vấn đề tôn giáo và
chính trị, ví dụ nhƣ vấn đề Thủ tƣớng Chính phủ Nhật Bản đến thăm đền Yasukuni
- ngôi đền đƣợc mệnh danh là biểu tƣợng của chế độ quân phiệt, đánh giá cái nhìn
về hành động này từ góc nhìn của ngƣời Nhật xem đó là “tập quán” của ngƣời Nhật
hay vai trị của Thể chế Thiên Hồng trƣớc và sau Chiến tranh. Thiên hồng trƣớc
chiến tranh thâu tóm cả vƣơng quyền và thần quyền thì sau chiến tranh, hình ảnh Thiên
hoàng trở thành biểu tƣợng của chặng đƣờng lịch sử, đƣợc giữ lại, duy trì làm biểu
tƣợng cho nƣớc Nhật, kết nối ngƣời dân Nhật Bản về mặt tinh thần. Những nội dung

này thêu dệt rõ nét hơn bối cảnh lịch sử nƣớc Nhật ngay trƣớc và sau khi chiến tranh
kết thúc, làm rõ bức tranh của xã hội Nhật Bản cho tác giả luận án tham khảo.
Các tƣ liệu nghiên cứu của học giả ngƣời Nhật viết về chủ đề tơn giáo và
chính trị rất nhiều, tuy nhiên, qua một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nói trên,
có thể thấy rằng các tác giả tập trung vào một số vấn đề nhất định có liên quan đến
chủ đề quan hệ giữa chính trị và tơn giáo, đánh giá tác động dƣ luận xã hội về vấn
đề ngăn cản các tổ chức tơn giáo tham chính và cả vấn đề nhà nƣớc không đƣợc can
dự vào đời sống tôn giáo. Về vấn đề quan hệ tôn giáo và chính trị, lấy đối tƣợng là
giáo phái Soka Gakkai và Komeito (Đảng Công Minh) – một mối quan hệ phản ánh
nội dung “tơn giáo và chính trị” đặt ra từ góc nhìn pháp lý: vi phạm ngun tắc
“chính giáo phân li” (phân tách giữa chính trị và tơn giáo) ở Điều 20, Điều 89 quy
định trong Hiến pháp Nhật Bản trong khi ngay chính tại Nhật Bản cũng chƣa có
cơng trình chun khảo tiêu biểu nào. Nhƣng có thể khẳng định rằng, các cơng trình
mà tác giả luận án tiếp cận đƣợc đều là những tƣ liệu quý đối với tác giả khi thực
hiện luận án.

16


Ở Việt Nam, những bài viết, sách chuyên khảo và những sách đƣợc dịch từ
tiếng Nhật sang tiếng Việt về vấn đề tơn giáo và chính trị ở Nhật Bản rất hiếm.
Những trang viết bằng tiếng Việt về mối quan hệ giữa tơn giáo và chính trị ở Nhật
Bản vẫn còn khoảng trống. Minh chứng cho điều này, tác giả luận án xin nêu ra một
vài cơng trình đƣợc dịch từ tài liệu nƣớc ngồi nhƣ cuốn “Tơn giáo Nhật Bản”, tác
giả Murakami Shigeyoshi, do Trần Văn Trình biên dịch (Nhà xuất bản Tôn giáo 2005); “Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản” của Joshep M. Kitajawa, do dịch giả Hoàng
Thị Thơ thực hiện (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 2002), bản dịch “Tơn giáo Nhật
Bản” (trích dịch từ cuốn “Tơn giáo Nhật Bản" - cơng trình nghiên cứu của Sở Văn
hóa do Nhà xuất bản Kodansha phát hành, Tokyo) đƣợc dịch giả Phan Tƣờng Vân
biên dịch, đăng tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo số 01/1999. Gần đây có cuốn sách:
“Lịch sử tôn giáo Nhật Bản” của tác giả Sueki Fumihiko, do Phạm Thu Giang biên

dịch (Nhà xuất bản Thế giới - 2011)... Còn chuyên khảo về mảng đời sống tôn giáo
do các tác giả trong nƣớc thực hiện, tiêu biểu phải kể tên là cuốn “Đời sống tôn
giáo Nhật Bản hiện nay” do Phạm Hồng Thái chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã
hội - 2005). Những tác phẩm trên dù không chuyên sâu về chủ đề nhà nƣớc và giáo
hội ở Nhật Bản song đã cung cấp những kiến thức nền bổ ích cho tác giả luận án về
bối cảnh lịch sử chính trị xã hội của Nhật Bản, những kiến thức nền về tôn giáo ở
Nhật Bản để tác giả luận án xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức và hình
dung đƣợc bức tranh tồn cảnh về thế giới tơn giáo của Nhật Bản. Nhƣ vậy, vấn đề
Nhà nƣớc và giáo hội (tôn giáo và chính trị) lấy đối tƣợng khảo cứu là giáo phái
Soka Gakkai vẫn còn là một đề tài mới mẻ.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về Giáo phái Soka Gakkai và Komeito
Trong khuôn khổ giới hạn cho phép, tác giả luận án chỉ nêu một số tác phẩm
nổi bật nhất nhƣ sau đây.
Trong tác phẩm “Tơn giáo và chính trị ở Nhật Bản đương đại, thành viên trẻ
của Soka Gakkai và Đảng Công Minh (religion and politics in contemporary
Japan : Soka Gakkai Youth and Komeito)” của tác giả ngƣời Anh Anne Mette
Fisker-Nielsen, xuất bản lần đầu năm 2012, tái xuất bản năm 2017, tác giả đã đƣa
cái nhìn của mình với tƣ cách một ngƣời nƣớc ngoài nghiên cứu về tơn giáo và
chính trị của Nhật Bản. Anne đã giải đáp lý do Soka Gakkai (tách ra từ Nhật Liên
Tông) chú ý tới chính trị là nguồn gốc từ tƣ tƣởng của Kinh Hoa sen, khẳng định

17


Komeito (Đảng Công Minh) là câu trả lời của Soka Gakkai cho tiếng gọi Nam mô
diệu pháp nam hoa kinh của giáo tổ Nichiren (Nhật Liên Tông). Tác giả đã trình bày
rõ các hoạt động hỗ trợ bầu cử cho Komeito mới qua con đƣờng tác động đến các
hoạt động xã hội tích cực mà Komeito mới đóng góp. Trong chƣơng viết về tôn
giáo, Phật giáo Soka Gakkai và việc tham gia chính trị của tổ chức này, tác giả đƣa
ra nhận xét rằng quá trình vận động cho Komeito đã kiến tạo nên các hoạt động

mang chính trị, từ đó đƣa ra quan điểm về đạo đức và chính trị trong xã hội hiện đại
dẫn tới căng thẳng tột cùng của tơn giáo và chính trị trong lịch sử xã hội loại ngƣời.
Tác phẩm cũng đi sâu vào khai thác giai đoạn cuối thập niên 90 cho đến những năm
đầu thế kỷ 21, các hoạt động bầu cử chính trị lớn tại Nhật Bản giai đoạn này rất chi
tiết. Tuy chỉ đi lƣớt về lịch sử, đặc điểm của giáo phái Soka Gakkai trƣớc năm 1995
và tập trung vào các hoạt động chính trị của Soka Gakkai và Komeito những năm
gần đây nhƣng tác phẩm có nhiều giá trị đóng góp cho đọc giả và giới nghiên cứu,
ln dẫn đầu trong danh sách tác phẩm bán chạy nhất tại Nhật Bản và các nƣớc.
Trong cuốn “Soka Gakkai và Komeito nhất thể chính quyền : tại sao tham gia
chính quyền ? ( 創 価 学 会 ・ 公 明 党 政 教 一 体 : 政 権 参 加 を 問 う )”, tác giả
Kosakura, nhà xuất bản Shinnippon (2004), điểm đáng lƣu ý của tác phẩm này đó là
tác động tiêu cực do các hoạt động của Soka Gakkai gây ra đối với xã hội Nhật Bản.
Tác giả nêu một loạt các sự việc tiêu cực và cho rằng đó là hành vi của các thành
viên của Soka Gakkai. Với giọng văn kể chuyện, các mẩu chuyện ngắn về sự vụ 6
ngƣời tấn công một cựu thành viên của Soka Gakkai, câu chuyện ném rác thải vào
nhà những ngƣời phản đối Soka Gakkai.v.v. các hành vi này đƣợc tác giả quy kết là
do thành viên Soka Gakkai gây ra. Ngƣời viết sách đứng từ góc nhìn là thành viên
của Nichiren Shoshu vốn mâu thuẫn với Soka Gakkai cho nên lối viết mang tính
chủ quan. Soka Gakkai quyết định tách biệt Nichiren Shoshu năm 1991 sau những quan
điểm bất đồng. Hơn nữa, trong lịch sử giai đoạn sau Chiến tranh, Soka Gakkai và
Nichiren Shoshu từng có những quan điểm đối đầu, phải chăng đây cũng là lý do thành
viên của Nichiren Shoshu cho ra đời những dòng viết thách thức Soka Gakkai theo
hƣớng tiêu cực nhƣ vậy. Từ góc nhìn của một ngƣời nƣớc ngoài nghiên cứu về Soka
Gakkai và Komeito, tác giả luận án có thêm nhiều cảm nhận, suy ngẫm song vẫn giữ lập
trƣờng khách quan, xem cuốn sách là tƣ liệu tham khảo.

18


Theo dòng chảy này, một số tác phẩm viết về Soka Gakkai và quan hệ của giáo

phái với Komeito có cơng trình: “Tơn giáo và chính trị ở Nhật Bản – mục tiêu của
Soka Gakkai và Komeito”(日本における宗教と政治、創価学会・公明党の目
指すもの)do Takase Hiroi và Nozaki Isao (phó chủ tịch của Soka Gakkai) chủ
biên, Nhà xuất bản Zaikaitsushin. Cơng trình đã thành cơng trong việc làm rõ lý
tƣởng tôn giáo đặc thù của Soka Gakkai trong đời sống hiện đại, căn cứ trên lý
tƣởng đó, giáo phái đã có sự tiếp cận chính trị nhƣ thế nào. Từ góc nhìn của ngƣời
viết là thành viên đã làm việc cống hiến hơn 40 năm cho Soka Gakkai, tác giả đã
đƣa ra những luận chứng phản pháo lại những chỉ trích của cộng đồng đối với Soka
Gakkai. Các tác giả cũng có những đánh giá về cái nhìn của giới tơn giáo đối với
Soka Gakkai, vấn đề mối quan hệ mật thiết giữa tơn giáo và chính trị và những
chiến lƣợc về chính trị trong tƣơng lai của Soka Gakaki. Cụ thể hóa những nội dung
nói trên, hai tác giả đã trình bày rõ vấn đề thứ nhất là sự liên hệ giữa Soka Gakkai
và quan điểm về tế chính nhất trí. Chƣơng cuối của cơng trình, hai tác giả đã làm rõ
vấn đề chính giới và phƣơng châm của Komeito. Ở phần này, tác giả đã viết tập
trung về tình hình của Komeito giai đoạn những năm đầu thập niên 1990, giải thích
tại có tình trạng phản nội bộ đảng này, sự khó khăn trong việc sáp nhập với Đảng
Tân Tiến và những làn sóng phê phán Soka Gakkai từ hoạt động bầu cử.. Những
dòng cuối cùng khi ghép trang sách lại, tác giả đặt câu hỏi bỏ ngỏ về tƣơng lai của
Komeito. Có thể thấy rằng, đây là một cơng trình cơng phu, giải thích cho thế giới
trong và ngồi nƣớc câu trả lời có hay khơng quan hệ tế chính nhất trí giữa Soka
Gakkai và Komeito từ một thành viên của tổ chức này. Cuốn sách nhƣ một lời trần
tình đối với độc giả. Tuy nhiên, do cuốn sách đƣợc viết từ quan điểm của thành viên
của Soka Gakkai nên không tránh khỏi sự bênh vực đối với tổ chức mình thuộc về.
Dù thế nào, nội dung của tác phẩm này cũng có nhiều đóng góp cho tác giả luận án
trong việc tìm hiểu về Soka Gakkai và Komeito.
Về chủ đề quan hệ giữa Soka Gakkai và Komeito, một cơng trình tiêu biểu
nữa đó là Tham vọng giành chính quyền của Soka Gakkai và Komeito (創価学会―
公明党の政権のっ取りの野望)

của Akiyoshi Yamamura do công ty cổ phần


Nisshin Hodo in và phát hành năm 1993, thời điểm trƣớc khi Komeito có động thái
sáp nhập Đảng Tân Tiến. Đây là cơng trình chun biệt, viết sâu về thời kỳ Soka
Gakkai và Komeito trong giai đoạn đầu những năm 1990 cho tới trƣớc khi Komeito
19


×