Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

lịch sử quan hệ quốc tế ở đông á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh(1945-1991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA LỊCH SỬ

LÊ PHỤNG HOÀNG

LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN CUỐI CHIẾN TRANH LẠNH
(1945-1991)

LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2005

1


DẪN NHẬP
QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á TRONG
CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG
(7.12.1941 − 2.9.1945)
Sau một thời gian nỗ lực đàm phán với Hoa Kì, nhưng không có kết quả(1), ngày 7.12.1941,
Nhật bất thần tổ chức một cuộc tấn công ồ ạt bằng không quân vào hạm đội Thái Bình Dương
của Mó đang neo đậu tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trong quần đảo Hawaii, Cuộc Chiến
tranh Thái Bình Dương (hay Chiến tranh Đại Đông Á, theo cách gọi của người Nhật) khởi phát(2).
Chỉ trong một thời gian ngắn − từ tháng 12. 1941 đến tháng 5.1942, Nhật đã kiểm soát toàn
bộ các xứ thuộc đòa và phụ thuộc của các cường quốc phương Tây ở Viễn Đông (các xứ Đông
Nam Á, Hongkong, nhiều căn cứ quân sự của Hoa Kì ở Thái Bình Dương). Tuy nhiên, ngay trong
tháng 5.1942, tại vùng biển San Hô (Coral Sea), sức tiến công của Nhật đã bắt đầu kiệt, khi hải
quân nước này lần đầu tiên đã chẳng những không tiêu diệt được đối phương, mà còn chòu những
tổn thất nặng không sao bù đắp nổi. Trận Midway diễn ra chỉ một tháng sau đó cho thấy gió đã
đổi chiều: từ nay quyền chủ động trên chiến trường thuộc về quân Mó, còn quân Nhật phải
chuyển sang thế phòng ngự.
Về phần mình, người Anh đã phải bằng lòng với vai trò thứ yếu trong các hoạt động quân sự


của Đồng minh, sau khi các chiến hạm tối tân nhất của họ − Prince of Wales và Repulse − bò
đánh đắm ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến.
Riêng Liên Xô đã kí với Nhật Bản Hiệp ước Trung lập (13.4.1941) có giá trò trong vòng 5
năm và cả hai nước đều không lên tiếng phủ nhận giá trò của văn kiện ngoại giao này sau sự
kiện ngày 7.11.1941. Và thực tế là mãi đến ngày 8.8.1945, Liên Xô mới ra lời tuyên chiến chống
Nhật và khởi sự các hoạt động quân sự ở Mãn Châu.
Như vậy, hầu như toàn bộ gánh nặng cuộc chiến chống Nhật đều do Hoa Kì gánh vác. Đó là
lí do khiến Hoa Kì có tiếng nói quyết đònh trong các hoạt động đối ngoại của Đồng Minh ở Viễn
Đông trong thời gian chiến tranh.
1. Chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc
Không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Roosevelt đã vạch ra một chính sách mới
đối với Trung Quốc với những đường nét chính như sau: “Đối với Trung Quốc, chúng ta có hai
mục tiêu. Thứ nhất là cùng chung tiến hành chiến tranh một cách có hiệu quả. Thứ hai là nhìn
nhận và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc ngang hàng với ba đồng minh phương Tây
của nó: Nga, Anh và Hoa Kì, cả trong và sau thời gian chiến tranh, vừa để chuẩn bò cho công
cuộc tổ chức thời hậu chiến, vừa để tạo dựng sự ổn đònh và phồn vinh ở phương Đông” [Dẫn lại
theo 57, tr.33].
Tháng 12.1942, đường hướng trên được Bộ Ngoại giao xác đònh như là một phần của kế
(1)

Về quan hệ Hoa Kì – Nhật và chính sách của chính phủ Washington đối với Nhật trong khoảng thời gian từ cuối
thập niên 30 đến tháng 12.1941, độc giả có thể tham khảo Lê Phụng Hoàng, Franklin D. Roosevelt, tiểu sử chính trò,
tủ sách Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2004, từ trang 92 đến trang 109.
Về cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, độc giả nào quan tâm có thể tìm đọc Lê Vinh Quốc − Huỳnh Văn Tòng,
Cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945), NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2002.

(2)

2



hoạch tổng thể cho hoạt động đối ngoại của Hoa Kì thời hậu chiến. Theo đó, sau chiến tranh,
bốn đại cường thắng trận − Hoa Kì, Liên Xô, Anh và Trung Quốc − sẽ chia nhau kiểm soát thế
giới. Trong khuôn khổ của trật tự mới này, Anh sẽ tiếp tục là Đồng Minh, nhưng ngày càng lệ
thuộc Mó, còn những nước từng là cựu thuộc đòa và đang nằm trong Khối Thònh vượng chung, như
Canada, Australia và New Zealand sẽ rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Mó. Trung Quốc, được
vươn lên đòa vò cường quốc thế giới nhờ sự đỡ đầu của Washington và thêm nữa, được đứng
chung trong một liên minh an ninh song phương với Mó(3) tất sẽ ủng hộ mọi bước đi của nước này
trên trường quốc tế, đặc biệt là ở Viễn Đông. Về phần Liên Xô, nước có chế độ chính trò và xã
hội hoàn toàn khác với Mó và một quân đội hùng mạnh dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, tất sẽ
không cam chòu bò Mó chi phối. Khi đó, Liên Xô sẽ có một đối trọng là Trung Quốc ở Viễn Đông
và một đối thủ không khoan nhượng là Anh ở châu Âu.
Lần đầu tiên chính phủ Washington chính thức mang ra thực hiện chính sách nâng Trung
Quốc lên đòa vò một trong các đại cường thế giới, ngang hàng với Hoa Kì, Liên Xô và Anh, đó là
khi Trung Quốc được mời kí vào bản Tuyên bố của bốn đại cường về nền An ninh chung được
công bố tại Moskva ngày 30.10.1943. Văn kiện thừa nhận Trung Quốc có quyền và có trách
nhiệm dự phần cùng với các cường quốc khác vào sự nghiệp tiến hành chiến tranh, tổ chức nền
hoà bình và thiết lập một bộ máy cho quan hệ cộng tác quốc tế thời hậu chiến.
Từ ngày 23 đến ngày 25.11.1943, Trung Quốc được mời tham dự Hội nghò Cairo diễn ra ngay
trước Hội nghò Teheran. Đây là lần đầu tiên từ khi ra đời (1911), Trung Hoa Dân quốc được đối
xử như một cường quốc thế giới, vì hai người đối tác với Tưởng Giới Thạch − người lãnh đạo
Trung Quốc − là tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt và thủ tướng Anh Winston Churchill. Bản
Thông cáo chung của hội nghò được công bố ngày 1.12 với sự tán thành của nhà lãnh đạo Liên
Xô I. Stalin ghi rõ rằng “Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ mà Nhật đã tước đoạt của
Trung Quốc sẽ được hoàn trả cho Cộng hòa Trung Hoa” [19, tr.519].
Trong những năm tháng sau đó, tuy Trung Quốc không được mời tham dự các hội nghò
Teheran, Yalta và Potsdam, quyền lợi của Trung Quốc không vì thế mà bò lãng quên. Các Hội
nghò Yalta và Potsdam đều tái khẳng đònh nội dung đã được nêu trên của Hội nghò Cairo, và
thậm chí khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc, Trung Quốc còn được giao nhiệm vụ giải
giáp quân đội Nhật không chỉ ngay trên lãnh thổ mình, mà cả trên bán đảo Đông Dương ở phía

bắc vó tuyến 16. Nhưng quan trọng hơn cả là Trung Quốc đã có mặt ở Hội nghò Dumbarton Oaks
(diễn ra từ ngày 29.9 đến ngày 7.10.1944) và Hội nghò San Francisco (diễn ra từ ngày 25.4 đến
ngày 26.6.1945) trong tư cách là một trong bốn nước đồng bảo trợ Tổ chức Liên hiệp Quốc.
Chiếc ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an − cơ quan quyền lực cao nhất của tổ chức quốc tế
này − đã xác nhận vai trò của Trung Quốc trong thời hậu chiến, ngang hàng với bốn đại cường
Âu − Mó: Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Pháp.
Như vậy, phải chăng vào giữa thập niên 40, Trung Quốc đã tích lũy đủ thực lực của một
cường quốc thế giới? Thực ra, còn phải đợi rất lâu nữa Trung Quốc mới đạt đến vò thế này(4). Đã
vậy, những gì mà Trung Quốc thu đoạt được trong những năm tháng chiến tranh rõ ràng là lớn
hơn nhiều so với phần đóng góp của nước này vào sự nghiệp đánh bại quân phiệt Nhật.
Vai trò của Hoa Kì trong nỗ lực nâng cao đòa vò của Trung Quốc trên trường quốc tế không
(3)

Tại Hội nghò Cairo (11.1943), tổng thống F. Roosevelt đã hứa với Tưởng Giới Thạch rằng Hoa Kì sẽ kí Hiệp ước
An ninh song phương với Trung Quốc sau khi chiến tranh chấm dứt.
(4)
Phải đợi đến năm 1954, Trung Quốc mới, lần đầu tiên trong thời hậu chiến, có mặt tại hội nghò quốc tế quy tụ đủ
mặt các cường quốc thế giới: đó là Hội nghò Geneva, bàn về các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Và phải đợi
đến cuối thập niên 60 − đầu thập niên 70, Trung Quốc mới bắt đầu được đối xử như một cường quốc thực sự. Lần
này, nước chủ động xem lại vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế vẫn là Hoa Kì.

3


dừng lại ở đó. Trong “Hồ sơ cố vấn” không đề ngày được chuẩn bò cho tổng thống Roosevelt
nhân Hội nghò Yalta, các quan chức có trách nhiệm ở Bộ Ngoại giao đã viết: “Chính sách lâu dài
của chính phủ Mó đối với Trung Quốc đặt nền tảng trên niềm tin rằng nhu cầu để Trung Quốc trở
thành nhân tố chính ở Viễn Đông là yêu cầu cơ bản cho hoà bình và an ninh ở vùng này. Để phù
hợp, chính sách của chúng ta được hướng vào các mục tiêu sau:
1. Chính trò: một Trung Quốc mạnh, ổn đònh và thống nhất với một chính phủ đại diện cho

các nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc:
a) Chúng ta bằng mọi cách thích hợp thúc đẩy việc thành lập một chính thể đại nghò rộng
rãi. Chính thể này sẽ mang lại sự thống nhất trong nước, bao gồm cả việc hòa giải khác biệt
Quốc – Cộng và hoàn thành một cách có hiệu quả các trách nhiệm trong nước và ngoài nước của
mình” [18, tr.353].
Tháng 6.1944, tổng thống F. Roosevelt đã phái phó tổng thống Henry Wallace sang Trung
Quốc với chỉ thò dàn xếp mâu thuẫn giữa Quốc dân đảng (QDĐ) và đảng Cộng sản (ĐCS) và
khôi phục sự tin cậy lẫn nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc [Xem chi tiết trong 19, tr.550 và 555
và 59, tr.460].
Từ đó cho đến khi chiến tranh Thái Bình Dương chấm dứt, các đại sứ của Hoa Kì ở Trung
Quốc − Clarence E. Gauss và Patrick J. Hurley (từ tháng 12.1944) − đã được Washington chỉ thò
tích cực thúc đẩy tiến trình thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc vào mục tiêu
đánh bại Nhật và góp phần vào việc tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề nội bộ
Trung Quốc theo cách thu xếp để QDĐ và ĐCS ngồi lại với nhau. Các đại diện chính phủ Mó đã
không ít lần yêu cầu những người cầm đầu chính phủ Trùng Khánh không nên có những động
thái làm cho quan hệ Quốc – Cộng xấu đi [Xem chi tiết trong 39, tr.187 – 196].
Để thực hiện đường lối của Washington đối với Trung Quốc, các nhà ngoại giao Mó không
chỉ tiến hành các cuộc vận động ở phía chính phủ Tưởng Giới Thạch, mà họ còn tìm đến tận
chiến khu Diên An để tiếp xúc trực tiếp với Mao Trạch Đông, người lãnh đạo đảng Cộng sản
Trung Quốc. Ở đây cũng cần lưu ý rằng ngay từ đầu, chính phủ F. Roosevelt đã tán đồng “giải
pháp Tưởng Giới Thạch” cho vấn đề Trung Quốc được đại sứ Patrick Hurley trình bày như sau
trong báo cáo gửi về Washington tháng 2.1945: “Tôi nghó rằng chính phủ chúng ta đã đúng trong
quyết đònh ủng hộ chính phủ quốc dân Trung Quốc và quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch. Tôi
không tán thành hay ủng hộ bất kì nguyên tắc nào, mà theo ý tôi sẽ làm suy yếu chính phủ quốc
dân hay quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch” [19,tr.72].
2. Chính sách của Hoa Kì đối với Nhật
Trước cả khi chiến tranh Thái Bình Dương khởi phát, chính phủ Hoa Kì đã đồng ý với quan
điểm của các nhà chỉ huy quân sự hàng đầu là đặt thành ưu tiên nhiệm vụ đánh bại Đức, và do
vậy chọn châu Âu là chiến trường chính.
Sau khi trực tiếp tham chiến, chính phủ Roosevelt luôn bày tỏ mong muốn Liên Xô sẽ sớm

tham gia cuộc chiến chống Nhật, một khi Đức bò đánh bại. Tháng 10.1943, khi sang Moskva đàm
phán với hai người đồng nhiệm Anh và Liên Xô, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì Cordell Hull đã
được Stalin hứa hẹn rằng Liên Xô sẽ sớm tham gia chiến tranh Thái Bình Dương ngay sau khi
Đức bò đánh bại.
Nhà lãnh đạo Liên Xô đã xác nhận lại lời hứa trên tại Hội nghò Teheran (28.11 − 1.12.1943).
Cũng tại Hội nghò này, Roosevelt đã quyết đònh số phận dành cho Nhật và hai nước còn lại trong
phe Trục là “đầu hàng không điều kiện” và “triệt bỏ những thứ tư tưởng mà các nước đó đã sử
dụng như là nền tảng để chinh phục và nô dòch các dân tộc khác”.
Tại Hội nghò Yalta (4 − 11.2.1945), lời hứa tham chiến chống Nhật của Liên Xô trở thành
4


cam kết chắc chắn, sau khi Roosevelt thỏa mãn một số điều kiện mà Stalin đã đặt ra. Cùng với
W. Churchill, cả hai đã kí vào bản thỏa thuận bí mật đề ngày 11.2 nêu rõ những quyền lợi Liên
Xô sẽ được hưởng.
Toàn văn kiện là như sau:
“Các nhà lãnh đạo của ba đại cường − Liên Xô, Hoa Kì và Anh − thỏa thuận rằng trong vòng
hai hay ba tháng sau khi Đức đầu hàng và chiến tranh ở châu Âu chấm dứt, Liên Xô sẽ tham
chiến chống Nhật bên cạnh các đồng minh với những điều kiện sau:
1. Hiện trạng ở Ngoại Mông (Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ) sẽ được giữ nguyên;
2. Các quyền lợi của Nga đã bò cuộc tiến công bội ước của Nhật năm 1904 xâm phạm sẽ được
phục hồi, cụ thể là:
a) phần nam Sakhalin cũng như tất cả những đảo kề bên sẽ được giao hoàn về cho Liên
Xô;
b) thương cảng Đại Liên sẽ được quốc tế hóa, quyền lợi ưu đãi của Liên Xô ở cảng này sẽ
được đảm bảo và hợp đồng thuê cảng Lữ Thuận làm quân cảng của Liên Xô sẽ được phục hồi;
c) đường sắt Đông Trung Quốc và đường sắt Nam Mãn Châu dẫn đến cảng Đại Liên sẽ
được điều hành bằng một công ty liên doanh Xô-Trung được thành lập theo thỏa thuận rằng các
quyền lợi ưu tiên của Liên Xô sẽ được đảm bảo, còn Trung Quốc sẽ giữ nguyên tất cả chủ quyền
đối với Mãn Châu

d) quần đảo Kuril sẽ được chuyển giao cho Liên Xô.
Các bên đạt được hiểu biết rằng thỏa thuận liên quan đến Ngoại Mông Cổ và các cảng và
đường sắt nêu trên cần được sự tán thành của đại nguyên soái Tưởng Giới Thạch. Ngài tổng
thống sẽ thực hiện các bước đi nhằm tranh thủ sự tán thành này theo lời khuyên của ngài Stalin
(5)
.
Những người đứng đầu của ba đại cường đồng ý rằng những yêu cầu của Liên Xô sẽ đương
nhiên được đáp ứng đầy đủ khi Nhật bò đánh bại.
Về phần mình, Liên Xô bày tỏ thái độ sẵn sàng kí với Chính phủ Quốc dân Trung Quốc một
hiệp ước hữu nghò và liên minh giữa Liên Xô và Trung Quốc nhằm trợ giúp Trung Quốc bằng
quân đội và vì mục đích giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trò của Nhật” [11, tr.254 – 255].
Vào thời điểm Hội nghò Yalta diễn ra, người Nhật không còn hi vọng gì vào một kết thúc
sáng sủa của cuộc chiến. Thực ra, họ đã nhận ra sự thật hiển nhiên này trước đó khá lâu. Không
lâu sau khi Đồng Minh đổ bộ lên Normandy, chính Hoàng đế Nhật đã yêu cầu chính phủ xem
xét khả năng chấm dứt chiến tranh và vận động vai trò trung gian của Liên Xô, cường quốc
Đồng Minh duy nhất chưa lâm chiến với Nhật. Nhưng đáp lại các cuộc vận động của Nhật là câu
trả lời thoái thác của Liên Xô, để rồi ngày 5.4.1945, chính phủ Moskva ra tuyên bố bãi bỏ Hiệp
ước Trung lập Xô − Nhật. Cũng vào ngày này, trận chiến giành Okinawa, chướng ngại cuối cùng
ngăn trở cuộc đổ bộ của quân Mó lên lãnh thổ chính quốc Nhật (bao gồm 4 đảo lớn: Honshu,
Hokkaido, Kyushu và Shikoku) khởi diễn và kết thúc vào giữa tháng 6 bằng thắng lợi của quân
Mó.
Ngày 26.7.1945, giữa lúc Hội nghò Potsdam còn đang diễn ra, một bản tuyên cáo mang chữ kí
của tổng thống Hoa Kì H. Truman, thủ tướng Anh Clement Atlee và người đứng đầu Nhà nước
Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đã được công bố với sự đồng ý về nội dung của nhà lãnh đạo xô
viết I. Stalin [8, tr.177](6). Tuyên cáo nhấn mạnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, nếu không
(5)
(6)

Mãi đến ngày 15.6.1945, Tưởng Giới Thạch mới được đại diện Mó báo cho biết nội dung của thỏa thuận mật.
Trong Hồi kí, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì James Byrnes ghi rằng chính phủ Liên Xô không đề xuất một thay đổi


5


“sẽ bò hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn”. Tuyên cáo nêu rõ chính sách của các nước Đồng
Minh đối với Nhật sẽ là:
− Vónh viễn loại trừ chủ nghóa quân phiệt và xây dựng một chế độ mới, hoà bình, an ninh và
công lí;
− Lãnh thổ Nhật sẽ chỉ còn lại 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku và các
đảo nhỏ kề bên;
− Các tội phạm chiến tranh sẽ bò trừng phạt, các quyền tự do ngôn ngữ, tư tưởng, tôn giáo và
những quyền cơ bản khác của con người sẽ được tôn trọng;
− Các nội dung của Tuyên bố Cairo phải được thực hiện;
− Nhật phải bồi thường chiến tranh và giải tán nền công nghiệp chiến tranh;
− Quân đội Nhật phải bò giải giáp hoàn toàn;
− Lực lượng Đồng Minh sẽ chiếm đóng Nhật cho đến khi những chính sách trên được hoàn
thành và cho đến lúc “một chính phủ có xu hướng hoà bình và có trách nhiệm được thành lập phù
hợp với ý nguyện được tự do bày tỏ của nhân dân Nhật”.
Bản Tuyên cáo cũng đưa ra lời trấn an rằng “người Nhật cũng sẽ không bò biến thành một
dân tộc bò nô dòch và nước Nhật sẽ không bò triệt hạ”.
Ngày 28.7, thủ tướng Nhật tuyên bố “không tìm thấy trong tuyên cáo của Đồng Minh một giá
trò quan trọng nào” và “do vậy chẳng có cách nào khác hơn là hoàn toàn không biết đến nó”
[Dẫn lại theo 57, tr.268]. Tokyo chỉ thay đổi thái độ sau khi Mó thả liên tiếp hai quả bom nguyên
tử xuống Hisoshima (ngày 6.8) và Nagasaki (ngày 9.8) và Liên Xô ra lời tuyên chiến chống Nhật
(8.8). Ngày 14.8, chính phủ Nhật chấp nhận đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện theo tinh thần và
nội dung của Tuyên cáo Potsdam.
Ngày 2.9.1945, trên chiến hạm Missouri neo đậu trong vònh Tokyo, các đại diện của Nhật đã
kí vào văn kiện đầu hàng trước sự hiện diện của tướng MacArthur, tổng tư lệnh quân Đồng Minh
ở mặt trận Tây-Nam Thái Bình Dương.


nào trong bàn Tuyên cáo, nhưng dân uỷ Ngoại giao Molotov có nói lẽ ra Hoa Kì nên tham khảo ý kiến của phía
Liên Xô [13,tr.398].

6


Chương I
QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG Á
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CHIẾN TRANH
(9.1945 − 6.1950)(7)

Trong khoảng 5 năm đầu chiến tranh, quan hệ quốc tế trong vùng Đông Á chòu sự chi phối
của hai đại cường thắng trận Hoa Kì và Liên Xô.
Tuy chỉ tham chiến vào giờ chót, Liên Xô đã kòp thời thiết lập quyền kiểm soát ở Mãn Châu
Quốc, vượt sông Áp Lục, tiến vào bán đảo Triều Tiên đến tận vó tuyến 38, xâm nhập miền Nam
đảo Sakhalin. Hồng quân cũng chiếm toàn bộ quần đảo Kuril, kể cả hai đảo Shikotan và
Habomai thuộc đảo Hokkaido về mặt đòa lí và hành chính. Ngoài ra, Liên Xô còn có hai đồng
minh là đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Triều Tiên.
Về phần mình, Mó đã thiết lập quyền kiểm soát lên toàn bộ các đảo trên Thái Bình Dương, 4
đảo chính quốc Nhật, phần phía Nam bán đảo Triều Tiên. Mó có đồng minh trong vùng là chính
phủ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, trong quan hệ giữa Hoa Kì và Liên Xô đã phát sinh ba vấn
đề lớn.
I. VẤN ĐỀ NHẬT BẢN
1. Hoàn cảnh đầu hàng và đường lối chung đối với Nhật Bản và Viễn Đông
Nhật Bản vốn là cường quốc số một ở châu Á và là thủ phạm gây ra chiến tranh ở Viễn
Đông(8). Việc giải quyết vấn đề Nhật sau chiến tranh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hòa bình và an
ninh của khu vực này, mà trước hết là vùng Viễn Đông. Hoàn cảnh đầu hàng của nước Nhật
quân phiệt có khác biệt so với Đức Quốc xã: Nhật Hoàng vẫn tại vò cùng với Chính phủ Hoàng
gia, mặc dù “từ khi đầu hàng, quyền lực của Nhà vua và của Chính phủ Nhật trong việc cai trò

đất nước sẽ được đặt dưới quyền vò chỉ huy tối cao của các nước Đồng minh” (theo công hàm
ngày 11.8.1945 của Chính phủ Mó gửi Chính phủ Nhật) [13, tr.402]. Những nghò quyết của các
Hội nghò thượng đỉnh Cairo, Yalta, và Tuyên cáo Potsdam là cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn
đề về Nhật Bản nói riêng và Viễn Đông nói chung. Tuy nhiên, cũng như khi giải quyết các vấn
đề về Đức và các nước chư hầu của Đức Quốc xã, việc giải quyết các vấn đề về Nhật Bản và
Viễn Đông đã trải qua những cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa Liên Xô và Mó.
Ngay trong ngày Nhật Bản chính thức đầu hàng (15.8.1945), tổng tư lệnh các lực lượng vũ
trang Đồng minh ở châu Á − Thái Bình Dương là đại tướng Mó MacArthur đã công bố bản “Mệnh
lệnh số 1”, quy đònh khu vực phụ trách của quân đội các nước Đồng minh để tiếp nhận sự đầu
hàng của quân Nhật. Theo mệnh lệnh này, quân đội Trung Hoa sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của
Nhật ở nước mình (ngoại trừ vùng Mãn Châu), Đài Loan và Bắc Đông Dương (cho đến vó truyến
16); quân Anh sẽ tiếp quản Miến Điện, Mã Lai, Singapore và miền Nam Đông Dương; Liên Xô
sẽ tiếp nhận giải giới ở Mãn Châu, đảo Sakhalin và Bắc Triều Tiên (cho đến vó tuyến 38); còn
Mó sẽ chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản với quần đảo Ryukyu (trong đó có đảo Okinawa) và Nam
(7)

Chương I được biên soạn với sự giúp đỡ của Lê Vinh Quốc.
Trước năm 1945, các từ Đông Á và Đông Nam Á không được dùng phổ biến. Khi đó, người ta thường dùng từ
Viễn Đông để chỉ toàn bộ vùng châu Á – Thái Bình Dương , mà Đông Á là một phần.
(8)

7


Triều Tiên.
Nhận thấy văn bản này đã “quên” một phần lãnh thổ mà Liên Xô được quyền chiếm đóng
theo nghò quyết ở Yalta, Chính phủ Liên Xô lập tức gửi công hàm cho phía Mó, lưu ý rằng khu
vực của Liên Xô còn bao gồm toàn bộ quần đảo Kurile, đồng thời nêu thêm yêu cầu Liên Xô
được chiếm đóng một phần lãnh thổ bản đòa của Nhật là phía bắc đảo Hokkaido [37, tr.383].
Phía Mó thừa nhận quyền của Liên Xô ở quần đảo Kurile, nhưng dứt khoát cự tuyệt việc để cho

Liên Xô chiếm đóng ở Hokkaido. Giữ vững độc quyền chiếm đóng Nhật Bản của mình, Mó đồng
thời đề nghò thành lập một “Ủy ban tư vấn về Viễn Đông” để có tiếng nói chung của các nước
Đồng minh chống Nhật. Nước Anh chấp nhận với điều kiện Ủy ban này sẽ họp ở cả Washington
lẫn Tokyo và mời thêm Ấn Độ tham dự. Liên Xô muốn giảm bớt sự độc quyền chiếm đóng của
Mó và nâng cao vai trò của mình nên không tán thành một ủy ban chỉ có vai trò “tư vấn”. Ngoại
trưởng Molotov yêu cầu thành lập một Hội đồng Kiểm soát Đồng minh ở Nhật gồm 4 cường
quốc Mó, Anh, Liên Xô và Trung Quốc (tương tự như Hội đồng ở Đức) để thay cho chính quyền
chiếm đóng duy nhất của Mó.
Hội nghò Ngoại trưởng Tam cường tại Moskva (từ 16 đến 26.12.1945) giữa Liên Xô, Mó, Anh
đã thiết lập cơ chế chiếm đóng Nhật Bản và xác đònh đường lối giải quyết các vấn đề về Nhật
Bản, Trung Quốc và Triều Tiên. Hội nghò đã quyết đònh:

– Về Nhật Bản: thành lập “Ủy ban Viễn Đông” đặt trụ sở ở Washington hoặc Tokyo, bao
gồm 11 nước thành viên là Mó, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Australia,
New Zealand, Phillipines và Ấn Độ (9). Ủy ban này có nhiệm vụ “xây dựng chính sách đối với
Nhật, các nguyên tắc và các chuẩn mực” mà Nhật phải tuân thủ trong lúc hoàn thành các
nghóa vụ của mình trong thời kì chiếm đóng, và “xem xét mọi chỉ thò và hoạt động của tổng tư
lệnh tối cao quân đồng minh, bao hàm cả các quyết đònh về chính sách” [12, tr.441].
Bên cạnh đó là “Hội đồng Đồng minh về Nhật” gồm đại biểu của Mó, Liên Xô, Trung
Quốc và Anh (đại diện cho cả Australia, New Zealand và Ấn Độ), do tổng tư lệnh quân đội
Đồng minh chiếm đóng Nhật (hoặc đại diện của ông này) làm chủ tòch, đặt trụ sở tại Tokyo.
Hội đồng là đại diện của Đồng minh ở Nhật, có nhiệm vụ giúp đỡ và trao đổi ý kiến với
viên tổng tư lệnh, nhưng quyền quyết đònh thuộc về tổng tư lệnh quân đội chiếm đóng, người
được coi là “quyền lực chấp hành duy nhất của các nước Đồng minh tại Nhật”.
− Về Triều Tiên: tạm thời thực hiện một chế độ “Ủy trò quốc tế” do Mó, Liên Xô, Anh và
Trung Quốc đảm nhiệm với thời hạn tối đa là 5 năm. Trong thời gian đó sẽ thành lập “Ủy
ban Liên hợp Xô - Mó” để xúc tiến mọi hoạt động, tiến tới xây dựng một nước Triều Tiên
độc lâp, dân chủ và thanh toán mọi di sản của chế độ thuộc đòa Nhật.
− Về Trung Quốc: các cường quốc Đồng minh nhất trí xây dựng một nước Trung Hoa
thống nhất và dân chủ; chấm dứt tình trạng nội chiến bằng cách cải tổ chính phủ Quốc dân

đảng theo hướng mở rộng cho các đảng phái dân chủ tham gia; các cường quốc không can
thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, rút hết quân đội nước ngoài khỏi nước này trong
một thời gian ngắn.
Đường lối chung như vậy là rõ ràng và khá công bằng hợp lí. Nhưng khi bước vào các công
việc cụ thể, mỗi nước sẽ giải thích và vận dụng đường lối trên theo cách riêng, nhằm đảm bảo
quyền lợi của mình. Thêm vào đó là tác động của những yếu tố khách quan ngoài dự kiến. Vì
(9)

8

Năm 1949, Ủy ban Viễn Đông được bổ sung hai thành viên: Miến Điện và Pakistan.


vậy, đường lối này dẫn tới một số kết quả không đúng như những người xây dựng nó mong
muốn.
2. Hoa Kì chiếm đóng Nhật Bản
Về mặt pháp lí, chiếm đóng Nhật là hoạt động quốc tế, nhưng trong thực tế lại thuộc của Hoa
Kì. Tướng MacAthur, tư lệnh quân đội Mó ở Viễn Đông đã trở thành tư lệnh tối cao các lực lượng
Đồng minh chiếm đóng Nhật (SCAP). Với cương vò này, ông là người nắm quyền lực cao nhất,
quyết đònh mọi công việc ở Nhật và chỉ chòu trách nhiệm trước, và nhận mọi chỉ thò và mệnh
lệnh (kể cả các quyết đònh liên quan đến chính sách của Ủy ban Viễn Đông) từ tổng thống Hoa
Kì. Chính phủ Hoa Kì là kênh duy nhất chuyển tải các quyết đònh của Ủy ban Viễn Đông đến
Tokyo, và Washington có quyền phát ra các chỉ thò tạm thời “mỗi khi nảy sinh các vấn đề cấp
bách chưa được đề cập đến trong các chính sách đã có sẵn”. Và trong thực tế, Washington có
nghóa là chính tổng thống Hoa Kì và Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân. Còn Ủy ban Viễn
Đông cũng như Hội đồng Đồng minh về Nhật chỉ còn giữ một vai trò mờ nhạt của các cơ quan
giám sát và tư vấn.
Mục tiêu của việc chiếm đóng là xóa bỏ chủ nghóa quân phiệt và mọi tàn dư của chế độ
phong kiến ở Nhật, tiêu diệt mọi nguồn gốc và khả năng gây chiến tranh, dân chủ hóa để đưa
Nhật Bản trở lại tình trạng bình thường trong cộng đồng quốc tế.

Những nét chung về chính sách chiếm đóng được Washington công bố ngày 29.8.1945
trong văn kiện “Chính sách chiếm đóng ban đầu của Hoa Kì sau khi Nhật đầu hàng”. Văn
kiện xác đònh “các mục tiêu tối hậu” của Hoa Kì là: (1) “đảm bảo Nhật sẽ không còn trở
thành mối đe dọa đối với Hoa Kì, hay đối với hòa bình và an ninh thế giới” và (2) “thiết lập
cho được một chính sách hòa bình và có trách nhiệm ủng hộ các mục tiêu của Hoa Kì được
phản ánh trong các ý tưởng và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Văn kiện nêu
rõ có thể sử dụng Chính phủ hoàng gia hiện nay như một công cụ thực hiện chính sách và kế
hoạch chiếm đóng, nhưng không được ủng hộ hay cho chính phủ này hưởng chút ưu đãi nào.
Văn kiện nhấn mạnh phải giải giáp hoàn toàn nước Nhật, mau chóng đem ra xét xử tất cả
tội phạm chiến tranh, thanh trừ và loại bỏ khỏi các vò trí quan yếu tất cả những kẻ nào từng
góp phần tạo ra một nước Nhật quân phiệt và hiếu chiến. Về lónh vực kinh tế, “nền tảng kinh
tế tạo ra sức mạnh quân sự của Nhật phải bò hủy bỏ”, “các tổ hợp kinh tế và ngân hàng lớn
phải bò giải tán”. Nhật Bản phải có nghóa vụ bồi thường chiến tranh và hoàn trả đầy đủ và
mau chóng tất cả các của cải mà nước này đã tước đoạt, cả bên trong lẫn bên ngoài nước
Nhật [Dẫn lại theo 7, tr.210 – 211].
Để thực hiện mục tiêu này, MacArthur đã áp dụng một sách lược mềm dẻo và khôn khéo.
Ông đã tìm được cách đưa tên tuổi của Nhật hoàng Hirohito ra khỏi danh sách tội phạm chiến
tranh, giữ nguyên ngôi vò của ông này để trấn an dân chúng. Ông cũng không xóa bỏ mà cho tổ
chức lại chính phủ Nhật, để nó trở thành cơ quan thừa hành các chỉ thò và chính sách của ông.
Thấy rõ sự nghèo đói và kiệt quệ của Nhật Bản do chiến tranh tàn phá, ông không buộc nước
này phải đảm bảo lương thực và hậu cần cho quân đội Mó chiếm đóng mà yêu cầu Chính phủ Mó
phải bảo đảm tiếp tế cho quân đội của mình ở đây, và cả cho dân Nhật đang bò đói.
Giữa lúc lòng căm thù phát xít Đức và quân phiệt Nhật đang dâng tràn khắp thế giới, sự
khoan dung độ lượng của MacArthur đối với kẻ thù vừa gục ngã đã vấp phải sự chống đối mạnh
mẽ của các nước Đồng minh, ngay trong chính giới Mó, Anh, nhất là từ phía Liên Xô. Ngoại
trưởng Molotov và trung tướng Derevyanko − trưởng đoàn Liên Xô tại Hội đồng Đồng minh về
Nhật − nhiều lần cáo giác rằng chính sách chiếm đóng của Tướng MacArthur sẽ “làm dễ dàng
9



cho sự phục hồi chủ nghóa quân phiệt Nhật” và đòi Hoa Kì cách chức ông ta. Tuy nhiên, được
tổng thống Truman ủng hộ, MacArthur vẫn không thay đổi quan điểm của mình.
Sau khi đã giải tán hoàn toàn gần 7 triệu tàn quân còn lại của các lực lượng vũ trang Nhật và
diệt trừ cơ quan mật vụ khét tiếng tàn ác Kempeitai, SCAP bắt đầu thực hiện các chính sách lớn
của công cuộc chiếm đóng mà về sau được gọi là Cuộc cải cách của MacArthur (1945 - 1947).
Để phá tan thế lực của giới thống trò quân phiệt Nhật, MacArthur đã thực hiện đồng thời
nhiều chính sách. Ông đã giải tán và chia nhỏ các Zaibatsu − các tập đoàn độc quyền kinh tế
lớn nhất của khoảng một chục gia tộc − đã từng khống chế 90% nền công nghiệp Nhật. Tiếp
đó, luật Chống độc quyền và luật Phi tập trung hóa được ban hành năm 1947 nhằm kiềm chế
sự lũng đoạn của 325 công ti. Ở nông thôn, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành triệt
để trên toàn quốc. Mỗi hộ chỉ được sở hữu tối đa 7,5 acres (khoảng 3 hecta), số ruộng đất còn
lại phải bán rẻ cho nhà nước, để chính quyền bán lại cho tá điền và nông dân thiếu ruộng,
theo phương thức trả dần tiền đất trong thời hạn 30 năm. Như vậy, giai cấp đòa chủ − cơ sở xã
hội lâu đời của chế độ phong kiến quân phiệt Nhật − đến đây bò xóa bỏ, và nông dân thoát
khỏi ách áp bức bóc lột của đòa chủ, trở thành chủ sở hữu ruộng đất. Việc thanh trừng các
phần tử có quan hệ mật thiết với quân phiệt và các hoạt động chiến tranh ra khỏi bộ máy nhà
nước và các doanh nghiệp đã được thực hiện theo quan điểm “càng nhẹ tay càng tốt”. Kết
quả là hơn 200.000 người bò thải hồi, hơn 200.000 người khác bò cấm giữ mọi chức vụ trong
guồng máy nhà nước tương lai.
Để xây dựng lại nước Nhật theo chế độ dân chủ và quét sạch mọi tàn dư phong kiến của nó,
SCAP đã ban hành một bản Hiến pháp mới vào tháng 11.1946 để thay cho Hiến pháp Meiji năm
1889.
Theo Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản, thần quyền − cội nguồn sâu xa của tư tưởng
phong kiến quân phiệt Nhật và quyền lực chuyên chế của Nhật Hoàng − đã bò xóa bỏ. Giải
thích ngôi vò của Thiên hoàng không phải do “mệnh trời” mà do nhân dân giao phó, Hiến
pháp quy đònh Thiên hoàng là “tượng trưng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc(10). Chủ
quyền của đất nước nay thuộc về nhân dân, nên Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) trở
thành cơ quan quyền lực cao nhất, sẽ cử ra Chính phủ và Chính phủ chòu trách nhiệm trước
Quốc hội. Nguyên tắc “tam quyền phân lập” giữa các ngành lập pháp (Quốc hội), Hành pháp
(Chính phủ) và Tư pháp (Tòa án Tối cao) được chính thức xác đònh.

Hiến pháp quy đònh mọi công dân Nhật được đảm bảo mọi quyền tự do cơ bản của con
người: tự do lập nghiệp, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đảng phái, đoàn thể...
Quyền bình đẳng giữa các công dân về quyền lợi và nghóa vụ được ghi nhận; những di sản
của quá khứ về sự phân biệt đẳng cấp và phẩm tước bò xóa bỏ. Điều mới lạ nhất đối với
người Nhật là việc phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi phương diện. Chính điều này
đã làm thay đổi hoàn toàn thân phận của phụ nữ Nhật so với trước kia.
Để đoạn tuyệt với truyền thống quân phiệt và hiếu chiến, điều 9 của Hiến pháp quy đònh
“dân tộc Nhật vónh viễn từ bỏ chiến tranh như là một quyền tối thượng của quốc gia, từ bỏ sự đe
dọa hoặc sử dụng sức mạnh trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để đạt mục tiêu vừa
(10)

Truyền thuyết Nhật Bản cho rằng Nhật hoàng là con của Nữ thần Mặt trời nên ngài được gọi là Thiên hoàng. Từ
đó Hiến pháp Meiji khẳng đònh: Thiên hoàng là thần thánh nắm “quyền uy tối thượng và bất khả xâm phạm”. Quan
điểm này đặt Nhật hoàng đứng trên dân tộc và ngoài Hiến pháp, khiến cho toàn dân không có quyền tự do dân chủ,
mà chỉ một lòng sùng bái và phục tùng ý chỉ của Thiên hoàng và của các cấp lãnh đạo được coi là đại diện cho
Thiên Hoàng. Hiến pháp năm 1946 xóa bỏ quan điểm này để xây dựng tư tưởng dân chủ, khẳng đònh chủ quyền của
đất nước thuộc về nhân dân, đưa Nhật hoàng vào trong dân tộc và Hiến pháp.

10


nêu, Nhật sẽ không bao giờ duy trì các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực
chiến tranh khác” [Dẫn lại theo 9, tr.432; 12, tr.447]. Điều này đã loại bỏ chiến tranh xâm lược
ra khỏi đời sống chính trò của người Nhật, cấm xây dựng quân đội chính quy, nhưng không cấm
đoán họ xây dựng một lực lượng quân sự có giới hạn để phòng vệ đất nước.
Hiến pháp 1946 là một bước tiến dài so với Hiến pháp Meiji trên con đường dân chủ hóa của
Nhật. Trên cơ sở Hiến pháp, một loạt các đạo luật được ban hành nhằm mục đích ổn đònh xã hội
và phát triển kinh tế: luật Thuế, luật Tài chính, Luật Nghiệp đoàn, luật Giáo dục...
Cuộc cải cách tuy do người Mó áp đặt nhưng đã thành công vì được đa số người Nhật hưởng
ứng. Chế độ dân chủ được thể hiện rõ ràng nhất trong đời sống chính trò, với sự tham gia của tất

cả các đảng phái từ hữu sang tả: Đảng Dân chủ, Đảng Tự do, Đảng Cấp tiến, Đảng Xã hội, Đảng
Lao Nông... Đặc biệt là Đảng Cộng sản, trước đó luôn bò đàn áp tàn bạo, nay hoàn toàn được tự
do hoạt động. Xã hội Nhật từ đây có cơ sở vững chắc để ổn đònh. Bộ Nội vụ, công cụ chính của
chế độ để kiểm soát dân chúng, đã được hủy bỏ. Những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
cũng đã được hình thành.
Về việc bồi thường chiến tranh, Hoa Kì có khuynh hướng làm giảm bớt gánh nặng cho Nhật
Bản. Tháng 8.1946, MacArthur đưa ra kế hoạch tháo dỡ 505 xí nghiệp Nhật để bồi thường cho
Đồng minh. Nhưng đa số các nước khác trong Ủy ban Viễn Đông muốn rằng người Nhật phải bồi
thường thỏa đáng cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các nước Đồng minh. Theo yêu cầu
của các nước này, việc tháo dỡ các xí nghiệp công nghiệp nặng của Nhật phải được thực hiện
trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều so với kế hoạch của Mó. Cuộc tranh cãi kéo dài không kết
quả giữa các nước Đồng minh đã làm cho Nhật Bản hầu như thoát khỏi việc bồi thường.
3. Xét xử tội phạm chiến tranh Nhật
Việc xét xử tội phạm chiến tranh Nhật được thực hiện tại Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn
Đông ở Tokyo, gọi tắt là Tòa án Quốc tế Tokyo (từ 3.5.1946 đến 12.11.1948).
Cơ sở pháp lí và phương thức tổ chức của Tòa án này cũng tương tự như Tòa án
Nuremberg. Tuy nhiên, Tòa án Tokyo chỉ xét xử các tội phạm trong danh sách truy tố của
Hoa Kì (các tội phạm do các nước khác truy tố được xét xử riêng ở các nước này). Do đó,
người Mó ngồi ghế chánh án (ông Webb) và giữ cả ghế công tố viên trưởng duy nhất (ông
J.B. Keanan). Trong bồi thẩm đoàn có đại diện của nhiều nước Đồng minh, nhưng chỉ có một
ghế dành cho châu Á (ông Pal − người Ấn Độ). Do thành phần Hội đồng xét xử như vậy,
nếu so với Tòa án Nuremberg thì Tòa án Tokyo bò hạn chế hơn về tính khách quan.
Danh sách tội phạm bò truy tố bao gồm hàng trăm người, trong đó có 28 tội phạm quan
trọng nhất. Nhưng chỉ có 25 tên được đưa ra xử, vì có hai phạm nhân đã chết và một người là
Okawa Shumei − một trong những nhà lí luận về “Khu vực thònh vượng chung Đại Đông Á” −
đã trở nên điên loạn.
Ngày 28.11.1948, Tòa đã tuyên án tử hình bằng cách treo cổ 7 tội phạm, đứng đầu là tướng
Hideki Tojo (thủ tướng Nhật từ 1941 đến 1944, người chính thức phát động chiến tranh với Mó
và các đồng minh); 16 can phạm khác lãnh án tù chung thân và 2 phạm nhân bò tù có thời hạn là
Shigemitsu Mamoru (nguyên đại sứ Nhật tại Anh) và Phổ Nghi − vua bù nhìn của Mãn Châu

quốc do Nhật dựng lên.
Bên cạnh Tòa án Quốc tế Tokyo, các Tòa án Quân sự của Hoa Kì và các nước Đồng minh
khác cũng xét xử nhiều can phạm, trong đó một số tướng lónh và só quan Nhật từng gây nhiều tội
ác như tướng Yamashita (tư lệnh quân đội Nhật ở Malaya và Singapore), tướng Homma (tư lệnh
quân đội Nhật ở Philippines)... đã bò xử tử hình.
11


Nhận đònh về Tòa án Quốc tế Tokyo, có ý kiến cho rằng một số tội phạm quan trọng đã
không bò truy tố, hoặc được đưa vào danh sách tội phạm không quan trọng để xét xử sau với
mức án nhẹ. Ngược lại, một số người nhận thấy Tòa án này có yếu tố kì thò chủng tộc châu
Á, nên các tội phạm Nhật đã bò kết án nặng hơn các phạm nhân Đức cùng tội ở Tòa án
Nuremberg. Có lẽ do yếu tố này mà vò bồi thẩm đoàn của châu Á đã bỏ phiếu tha bổng tất
cả bò can. Dư luận chung ở Nhật vẫn cho rằng việc xét xử này đơn giản chỉ là sự trả thù của
người chiến thắng đối với kẻ chiến bại. Dù sao đi nữa, những kẻ gây tội ác đã bò trừng phạt
nghiêm khắc.
4. Vấn đề hòa ước với Nhật
Cũng như đối với Đức và các chư hầu của Đức, việc kí kết hòa ước với Nhật Bản là nhiệm
vụ trọng yếu để đưa nước này trở lại trạng thái bình thường trong cộng đồng quốc tế.
Mùa thu năm 1947, Chính phủ Mó nhận thấy đã đến lúc có thể trao trả lại chủ quyền cho
Nhật Bản để thiết lập mối quan hệ tốt với nước này, nên đã quyết đònh xúc tiến việc kí hòa ước
với Nhật. Ngày 12.8, Mó chính thức gửi công hàm cho Liên Xô và các nước Đồng minh khác về
vấn đề này, trong đó đưa ra một số nội dung cho bản hòa ước sẽ được kí với Nhật trong tương lai
(phi quân sự hóa Nhật Bản trong 25 năm, bồi thường chiến tranh cho Đồng minh theo kế hoạch
do Mó gợi ý)... Ngoại trừ Anh, phản ứng của các nước khác nhìn chung là không thuận lợi.
Nước Anh cùng các nước trong khối Liên hiệp Anh đã họp tại Canberra (thủ đô Australia)
để bàn về vấn đề này. Hội nghò tán thành việc kí hòa ước với Nhật càng sớm càng tốt, và đề
nghò rằng các điều khoản của hòa ước sẽ do 11 nước thành viên của Ủy ban Viễn Đông xây
dựng và thông qua với đa số phiếu là 2/3 mà không áp dụng quyền phủ quyết.
Chính phủ Trung Hoa Dân quốc không tán thành việc kí hòa ước với Nhật trong thời điểm

này, và đòi áp dụng quyền phủ quyết của 4 cường quốc khi thông qua nội dung hòa ước.
Liên Xô nhận thấy rằng, nếu trao cho Ủy ban Viễn Đông quyền soạn thảo và thông qua
các điều khoản hòa ước theo đề nghò của Hội nghò Canberra, thì các điều kiện của Mó, Anh
sẽ dễ dàng được chấp thuận bởi đa số các nước theo họ trong Hội đồng này, và các đề nghò
của Liên Xô sẽ nhanh chóng bò bác bỏ. Điều đó sẽ dẫn tới một hòa ước tạo nên một nước
Nhật quan hệ chặt chẽ với Mó và đối nghòch với Liên Xô. Vì vậy, dựa trên quyết nghò
Potsdam là trao nhiệm vụ xây dựng hòa ước với các nước bại trận cho Hội đồng Ngoại
trưởng, Liên Xô yêu cầu giao việc chuẩn bò hòa ước với Nhật cho Hội đồng Ngoại trưởng 4
cường quốc chống Nhật là Mó, Anh, Liên Xô và Trung Quốc. Hội đồng này dó nhiên phải làm
việc theo nguyên tắc nhất trí giữa 4 cường quốc, nghóa là đảm bảo quyền phủ quyết của mỗi
nước.
Người Mó hiểu rằng quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc sẽ đưa vấn đề hòa ước với Nhật
đi theo con đường của hòa ước với Đức. Không thể tìm được một giải pháp dung hòa, phía Mó
buộc phải gác vấn đề này lại.
II. VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC
Sau chiến tranh, mối bận tâm lớn nhất thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc không
phải là tập trung sức lực tái thiết đất nước, như phần lớn các nước lâm chiến, mà tìm cách triệt
tiêu mối đe dọa tiềm tàng của một cuộc nội chiến có thể bùng phát giữa hai lực lượng chính trò
và quân sự trong nước: Quốc dân đảng (QDĐ) và đảng Cộng sản (ĐCS).
Mặt trận thống nhất kháng Nhật − còn được gọi là liên minh Quốc – Cộng lần thứ hai − ra
đời năm 1937 là kết quả mang tính gượng ép do sự bó buộïc của tình thế: cả QDĐ và ĐCS,
12


sau một thời gian dài lao vào cuộc nội chiến khốc liệt giành quyền lực, cuối cùng đều nhận
ra rằng cả hai cùng phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật − kẻ thù ngoại
bang lớn mạnh hơn nhiều lần. Bò ép phải liên minh, cả Tưởng Giới Thạch – người lãnh đạo
QDĐ và Mao Trạch Đông – người lãnh đạo ĐCS đã ra sức bảo toàn và phát triển lực lượng
của mình không phải để phục vụ mục tiêu chính: đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của
Nhật, mà là để dành cho cuộc nội chiến trong tương lai. Tưởng Giới Thạch thường xuyên sử

dụng 40 vạn quân tinh nhuệ bao vây căn cứ Thiểm – Cam – Ninh và đã tổ chức một số cuộc
đột kích vào các căn cứ hay phục kích đội hình của các đạo quân cộng sản. Về phần mình,
Mao Trạch Đông cũng hành xử tương tự khi ngay trong năm 1937 đã xác đònh “chính sách cố
đònh của chúng ta là dành 70% lực lượng để phát triển, 20% để đối phó với QDĐ và 10% để
chống Nhật” [Dẫn lại theo 20, tr.92].
1. Bối cảnh lòch sử
Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, vùng chiếm đóng của Nhật trở thành một “khoảng trống
quyền lực” mà cả hai phe Quốc − Cộng đều muốn lấp đầy. Giữa QDĐ và ĐCS đã diễn ra cuộc
đua tranh ráo riết dưới danh nghóa tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật, nhưng thực chất là để
giành quyền kiểm soát các phần lãnh thổ bò Nhật chiếm đóng. Không quân Mó giúp quân đội của
Chính phủ QDĐ nhanh chóng chuyển từ miền Tây về Nam Kinh, Thượng Hải và một số đô thò
khác. Mó cũng yêu cầu quân Nhật chỉ đầu hàng quân QDĐ. Nhờ đó, Chính phủ QDĐ đã kiểm
soát được các vùng Hoa Nam, Hoa Trung và Hoa Đông. Còn tại Hoa Bắc, ĐCS đã kiểm soát
được phần lớn đất đai, nhưng quân đội QDĐ được không quân Mó trợ giúp đã chiếm giữ Bắc
Bình (11), cùng một số đô thò khác và các đường giao thông quan trọng. Khoảng 10 vạn quân Mó
cùng được đổ bộ vào vùng này và chiếm đóng các đô thò lớn như Thanh Đảo, Thiên Tân, Bắc
Bình... để giải giáp quân Nhật và cũng để làm hậu thuẫn cho QDĐ.
Riêng ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) tình hình diễn ra rất phức tạp. Nơi đây hoàn toàn
thuộc quyền chiếm đóng của hơn 1 triệu quân Liên Xô nhằm tước vũ khí 60 vạn binh lính Nhật
thuộc đạo quân Quan Đông cùng mấy chục vạn quân của Chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc.
Hồng quân đã giúp ĐCS Trung Quốc tiến quân vào Mãn Châu và thành lập ở đây những “Chính
phủ nhân dân” đòa phương để kiểm soát vùng này. Trước tình hình đó, Chính phủ QDĐ được Mó
khuyến khích cũng cho quân tiến vào Mãn Châu. Mặc dù Liên Xô không cho họ sử dụng cảng
Đại Liên và đường sắt Trường Xuân, quân QDĐ cũng tìm được cách tiến vào Nam Mãn Châu
mà không bò ngăn cản. Lúc này, chính Hồng quân trở thành lực lượng ngăn cách sự đụng độ giữa
quân của ĐCS (ở miền Bắc) và quân QDĐ (ở miền Nam Mãn Châu).
Tuy vậy, ở nhiều nơi khác trong nước đã diễn ra không ít cuộc xung đột vũ trang giữa hai phe
Quốc - Cộng.
Nguy cơ bùng nổ nội chiến đã khiến dư luận trong nước rất lo lắng. Sau 8 năm chiến tranh
ròng rã với bao thiệt hại về người và của, nhân dân rất tha thiết với hoà bình và nhiều người

mong mỏi rằng sự tham gia của ĐCS vào chính phủ liên hiệp sẽ có thể giúp tránh được nội
chiến. Thêm vào đó, triển vọng lập chính phủ liên hiệp có một sức hấp dẫn rộng rãi vì nền thống
trò của QDĐ ngày càng bò coi là bất tài, áp bức và thối nát. Cuối cùng, không ít người hi vọng
rằng với việc đưa thêm phía thứ ba vào chính phủ liên hiệp, chế độ đảng trò của QDĐ sẽ có thể
chấm dứt mà không phải thay bằng chế độ đảng trò của ĐCS.
(11)

Sau khi chiếm được Bắc Kinh (1928) trong cuộc chiến tranh Bắc Phạt, Tưởng Giới Thạch đã đổi tên thành phố
này thành Bắc Bình. Năm 1949, sau khi chiến thắng lực lượng QDĐ, Chính phủ Mao Trạch Đông đã lấy lại tên Bắc
Kinh.

13


Không chỉ người dân Trung Quốc, mà cả hai cường quốc thắng trận và có ảnh hưởng lớn nhất
trong vùng thời hậu chiến là Hoa Kì và Liên Xô đều không muốn nhìn thấy một Trung Quốc bò
giằng xé. Do vậy, chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc trong thời gian đầu sau chiến tranh
về cơ bản là không thay đổi.
2. Lập trường của Liên Xô
Về phần mình, tuy tham gia chiến tranh vào thời điểm cuối − trong khoảng 7 ngày (từ ngày
9.8 đến 15.8.1945) − và với những tổn thất không lớn, Liên Xô đã kòp giành lại tất cả những
quyền lợi mà chế độ sa hoàng đã để lọt vào tay Nhật sau thảm bại trong cuộc chiến 1904 – 1905.
Chính phủ Moskva còn biết cách đảm bảo những quyền lợi ưu đãi được hưởng trên đất Trung
Hoa bằng “Hiệp ước Hữu nghò và Đồng minh tương trợ Xô – Trung” kí với chính phủ Tưởng Giới
Thạch ngày 14.8.1945.
Hiệp ước khẳng đònh hai bên tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây chính là sự thừa nhận chính thức của Liên Xô
đối với chủ quyền hợp pháp của Chính phủ QDĐ, và sự xác đònh lập trường hữu nghò của
Liên Xô trong quan hệ với Trung Hoa Dân quốc. Kèm theo đó, một loạt hiệp đònh Xô-Trung
đã được kí kết:

– Hiệp đònh về Liên minh Xô-Trung chống Nhật: khẳng đònh sự liên minh giữa hai nước
trong cuộc chiến tranh chống Nhật (khi ấy, Liên Xô đã từ bỏ Hiệp đònh trung lập với Nhật).
– Hiệp đònh về tuyến đường sắt Trường Xuân (nối Mãn Châu với Lữ Thuận): tuyến
đường sắt này thuộc chủ quyền Trung Quốc, do một công ti Xô-Trung quản lí và chủ tòch
công ti là người Trung Quốc.
– Hai hiệp đònh về các hải cảng Lữ Thuận và Đại Liên: Lữ Thuận được dùng làm quân
cảng chung của hai nước Xô-Trung. Trung Quốc phụ trách phần quản líù dân sự, Liên Xô phụ
trách việc phòng thủ quân sự. Đại Liên là cảng tự do đối với mọi nước, riêng Liên Xô được
miễn thuế quan và được tham gia quản lí cảng này.
− Hiệp đònh về vấn đề quân đội Liên Xô chiếm đóng Mãn Châu (tức 3 tỉnh Đông Bắc
Trung Quốc). Kèm theo Hiệp đònh, hai bên trao đổi công hàm khẳng đònh Mãn Châu và Tân
Cương thuộc chủ quyền Trung Quốc, còn Ngoại Mông (tức nước Cộng hòa Nhân dân Mông
Cổ) sẽ được Trung Quốc thừa nhận độc lập nếu nhân dân ở đây bày tỏ nguyện vọng độc lập
qua một cuộc trưng cầu dân ý.
Các hiệp đònh trên là sự cụ thể hóa và chính thức xác nhận từ phía Trung Quốc đối với
những quyền lợi mà Liên Xô được hưởng theo các quyết nghò ở Yalta. Chúng còn giúp tháo
gỡ một số vướng mắc, tạo điều kiện để thiết lập mối quan hệ hữu nghò giữa hai nước sau
chiến tranh.
Trong lúc đó, những quyền lợi mà Liên Xô có thể nhận được từ một Trung Quốc dưới
chính thể cộng sản vẫn chưa được đònh hình. Đã vậy, quan hệ giữa Moskva và ban lãnh đạo
đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Mao Trạch Đông lại không hứa hẹn một triển vọng
tốt đẹp.
Trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 1920 cho đến đầu thập niên 1930, đảng Cộng
sản Trung Quốc đã trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cả về đường lối lãnh đạo cách
mạng và nhân sự trong ban lãnh đạo, sau thất bại của một loạt cuộc khởi nghóa. Kết thúc
cuộc khủng hoảng này là sự ra đời một ban lãnh đạo mới được gọi là “quốc tế chủ nghóa” do
Vương Minh − một người được đào tạo ở Liên Xô và có những mối quan hệ chặt chẽ với
Quốc tế Cộng sản (Komintern) − cầm đầu.
14



Để củng cố vò thế vừa giành được, Mao Trạch Đông đã tìm cách cô lập các đối thủ “quốc
tế chủ nghóa” và triệt tiêu ảnh hưởng của họ. Hậu quả là phe cánh của Mao ngày càng vững,
nhưng quan hệ giữa họ với Moskva thì xấu đi. Trong con mắt Stalin, họ vừa không phải là
những người cộng sản đúng nghóa (nghóa là không đáng tin cậy trong quan hệ ngoại giao),
vừa không hội đủ lực lượng để lật đổ Chính phủ QDĐ. Đây là lí do chính để Stalin cuối cùng
đồng ý thừa nhận đòa vò hợp pháp của Chính phủ Tưởng Giới Thạch vào thời điểm sát ngày
kết thúc cuộc chiến Thái Bình Dương. Đồng thời, trong các cuộc tiếp xúc mật với ban lãnh
đạo ĐCS, đại diện Liên Xô xác đònh rõ lập trường của Moskva là sẽ hoàn thành các nghóa vụ
đồng minh, đồng thời tuân thủ đường lối không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung
Quốc và ngăn ngừa nội chiến [45, tr.578](12).
Edward Kardelj, một nhà lãnh đạo Nam Tư thuật lại rằng năm 1948, Stalin đã tuyên bố với
ông về chính sách của Liên Xô đối với những người cộng sản Trung Quốc: “Sau chiến tranh,
chúng tôi có mời các đồng chí Trung Quốc đến Moskva để bàn về tình hình Trung Quốc. Chúng
tôi đã nói thẳng với họ rằng chúng tôi xem cuộc nổi dậy ở Trung Quốc là không có tiền đồ, rằng
họ nên gia nhập chính phủ Tưởng Giới Thạch và giải tán quân đội của họ... Những đồng chí
Trung Quốc đã đồng ý với các quan điểm của các đồng chí xôviết, nhưng khi trở về Trung Quốc,
họ đã hành động hoàn toàn khác hẳn. Họ đã tập hợp lực lượng, tổ chức quân đội và bây giờ, như
chúng ta thấy, họ đang đánh quân đội Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi công nhận rằng trong trường
hợp của Trung Quốc, chúng tôi đã sai lầm” [Dẫn lại theo 16, tr.71].
Trong hoàn cảnh quốc tế và quốc nội như trên, những người lãnh đạo QDĐ và ĐCS, qua
trung gian của đại sứ Mó Patrick Hurley, đều không thể chối từ ngồi vào bàn đàm phán. Khởi sự
ngày 29.8 ở Trùng Khánh, cuộc đàm phán đã kết thúc bằng Hiệp đònh Song Thập kí ngày
10.10.1945, trong đó hai bên cam kết “quyết tâm tránh nội chiến”. Văn kiện còn xác lập các
nguyên tắc liên quan đến nỗ lực tái thiết đất nước trong thời bình và công cuộc xây dựng một
chế độ dân chủ đa đảng. Tuy nhiên, kết quả cuộc đàm phán xem ra không vững chắc, vì hai vấn
đề then chốt lúc này là lực lượng vũ trang và tính chất của chính quyền ở các vùng do ĐCS kiểm
soát vẫn chưa được giải quyết. Biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng bấp bênh trong quan hệ Quốc
- Cộng là trong và sau thời gian diễn ra đàm phán, những cuộc đụng độ vũ trang giữa hai bên
vẫn diễn ra.

Cảm thấy bất lực trong nỗ lực hoà giải hai phe Quốc - Cộng, đại sứ P. Hurley xin từ chức.
Ngày 27.11.1945, tổng thống Truman đã quyết đònh cử tướng George C. Marshall, nguyên tham
mưu trưởng lục quân, làm đại diện riêng của ông ở Trung Quốc với cấp hàm đại sứ.
3. Sứ mệnh của George C. Marshall
a. Chính sách hoà giải hai phe Quốc - Cộng của Mó
Trong chỉ thò giao cho Marshall ngày 15.12 và trong thông điệp của tổng thống Mó về chính
sách đối với Trung Quốc được công bố ngày hôm sau − 16.12, Truman nói rằng một “nước Trung
Hoa mạnh, thống nhất và dân chủ” là điều cực kì quan trọng đối với hoà bình thế giới, rằng “sẽ
là quyền lợi thiết thân nhất của Hoa Kì và của toàn thể Liên Hiệp Quốc, nếu nhân dân Trung
Quốc không bỏ qua một cơ hội nào nhằm điều giải các bất đồng nội bộ của họ bằng những
phương pháp đàm phán hoà bình”. Chính phủ Hoa Kì chủ trương công việc của Trung Quốc phải
do người Trung Quốc tự giải quyết và cam kết rằng Mó sẽ không can thiệp quân sự để tác động
đến cuộc nội chiến ở xứ này, rằng sự hiện diện của quân Mó ở Bắc Trung Quốc là nhằm giải
(12)

Một tác giả người Mó còn khẳng đònh: “Stalin báo cho đảng Cộng sản Trung Quốc biết rằng cuộc nổi dậy của họ
“không có tiền đồ và họ nên gia nhập chính phủ Tưởng Giới Thạch và giải tán quân đội của họ” [54, tr.195; xem
thêm 44,tr.269].

15


giáp và di tản số quân Nhật đầu hàng còn ở trên đất Trung Quốc. Tổng thống Truman thúc giục
triệu tập hội nghò toàn quốc các đảng phái chính ở Trung Quốc để bàn giải giáp cho những vấn
đề của Trung Quốc nhằm chấm dứt tình trạng phân ly không chỉ ở trong nước, mà còn mang lại
sự thống nhất cho đất nước theo những điều kiện cho phép mọi chính đảng lớn có được quyền
đại diện thích đáng trong chính phủ. Điều này tất có nghóa là phải thay đổi chế độ “đỡ đầu chính
trò”(13) mà QDĐ đang theo đuổi và mở rộng cơ sở của chính phủ, triệu tập Quốc hội, xóa bỏ chế
độ cai trò độc đảng (của QDĐ), thành lập chế độ đảng phái đối lập. Truman nhấn mạnh rằng cần
đạt được sự thỏa thuận về việc thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc dưới một

bộ chỉ huy thống nhất. Thông điệp của Truman nêu rõ rằng “Chính phủ Trung Hoa dân quốc
hiện nay là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”, do vậy: “Sự tồn tại của các quân đội
tự trò, chẳng hạn như quân đội cộng sản, là không thích hợp cho sự thống nhất của Trung Quốc
về chính trò” [19, tr.608].
Như vậy, rõ ràng là tổng thống Truman đã quyết đònh ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong nỗ lực
thiết lập một chính phủ liên hợp với những người cộng sản, nhưng sự ủng hộ này có đi kèm với
một số điều kiện nhất đònh. Bên cạnh đó, Truman còn chỉ ra rằng những chi tiết cần thiết cho
tiến trình thống nhất chính trò ở Trung Quốc phải do chính người Trung Quốc soạn ra và không
đồng tình với bất kì ý đồ nào can thiệp vào chuyện này. Ông tuyên bố rằng tất cả mọi chính
đảng và phe nhóm ở Trung Quốc phải có một trách nhiệm rõ ràng đối với Liên Hiệp Quốc trong
nỗ lực thủ tiêu xung đột vũ trang trong nước, vốn là một nguy hại cho hoà bình và ổn đònh thế
giới.
Kết thúc bản thông điệp của mình, Truman hứa sẽ giúp Trung Quốc khôi phục đất nước, cải
thiện nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng một lực lượng quân sự “đủ sức đảm
trách các trách nhiệm trong và ngoài nước của Trung Quốc vì sự nghiệp gìn giữ hoà bình và trật
tự”.
Trên đây là phần nội dung được thông báo cho dư luận rộng rãi. Riêng đối với Marshall, tổng
thống yêu cầu ông này sử dụng ảnh hưởng của Hoa Kì sao cho “việc thống nhất Trung Quốc
bằng những phương pháp hoà bình, dân chủ” phải đạt được càng nhanh càng tốt và đồng thời có
tác động đến việc chấm dứt những xung đột, đặc biệt là ở Hoa Bắc. Để hoàn thành sứ mệnh
này, Marshall được phép nói thẳng với Tưởng Giới Thạch và những người lãnh đạo Trung Quốc
khác “bằng tất cả sự thẳng thắn” và nêu rõ rằng “một Trung Quốc chia rẽ và bò nội chiến tàn
phá không phải là chốn thích hợp để nhận sự trợ giúp kinh tế từ phía Mó bằng các hình thức tín
dụng và viện trợ kỹ thuật cũng như viện trợ quân sự” [19, tr.132 – 133]. Còn bộ trưởng Ngoại
giao Byrnes trong chỉ thò gửi Marshall đã nêu một cách cụ thể rằng theo Hoa Kì, “Chính phủ của
tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch tạo cơ sở thỏa đáng nhất cho một nền dân chủ phát triển”, nhưng
chính phủ này phải được “mở rộng để bao gồm đại diện của những nhóm đông đảo và được tổ
chức tốt, nhưng hiện nay không có một tiếng nói nào trong chính quyền Trung Quốc”. Trong số
những nhóm đó, Byrnes liệt kê cả nhóm mà ông gọi là “những người tự coi là cộng sản” [46,
tr.756]. Bằng những lời lẽ này, giới lãnh đạo Hoa Kì rõ ràng là muốn Tưởng Giới Thạch chia sẻ

quyền hành với những người cộng sản.
Lập trường nêu trên của chính phủ Truman về cơ bản đã nhận được sự tán đồng của hội nghò
bộ trưởng ngoại giao ba nước Liên Xô, Hoa Kì và Anh diễn ra trong tháng 12.1945 ở Moskva.

(13)

Chương trình hành động có tính chất cương lónh của Tôn Dật Tiên dự trù một thời kì ”đỡ đầu chính trò” dưới sự
lãnh đạo của QDĐ như là một sự chuẩn bò cần thiết cho việc thiết lập một chính phủ lập hiến ở Trung Quốc. Như
vậy, QDĐ có trách nhiệm chấm dứt thể chế độc đảng và triệu tập Quốc hội để thông qua hiến pháp và thành lập
một chính phủ mới.

16


Trước hết, các bộ trưởng đã thỏa thuận cần thống nhất và dân chủ hóa Trung Quốc dưới sự lãnh
đạo của chính phủ QDĐ; thứ hai thu hút rộng rãi các thành phần dân chủ vào tất cả các cơ quan
của Chính phủ Quốc dân; thứ ba, đình chỉ nội chiến. Cả ba bộ trưởng “tái xác nhận sự trung
thành với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, hai
bộ trưởng Hoa Kì và Liên Xô đạt được thỏa thuận về “sự cần thiết rút quân lính xôviết và Mó
khỏi Trung Quốc trong thời hạn ngắn nhất; đồng thời hoàn thành các cam kết và trách nhiệm của
họ” [Dẫn lại theo 27, tr.146].
b. Hội nghò Hiệp thương chính trò (tháng 1.1946)
Sức ép quốc tế và phản ứng của dư luận trong nước đã mang lại thành công ban đầu cho đại
sứ Marshall. Ngày 10.1.1946, hai bên Quốc - Cộng kí Hiệp đònh đình chiến được đảm bảo bằng
các đội giám sát ba bên (Mó – QDĐ − ĐCS).
Từ ngày 10 đến ngày 31.1.1946, Hội nghò Hiệp thương chính trò được tổ chức tại Trùng
Khánh với sự tham gia của QDĐ, ĐCS, các đảng phái chính trò khác và những nhân só không
đảng phái. Hội nghò đã thông qua 5 nghò quyết:
- Về tổ chức chính phủ: Cải tổ Chính phủ QDĐ bằng cách mở rộng cho các đảng phái
khác tham gia theo tương quan lực lượng, đảm bảo quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch.

- Về xây dựng lại đất nước trong hòa bình.
- Về quân sự: Quy đònh tỉ lệ lực lượng giữa quân đội Chính phủ QDĐ và lực lượng vũ
trang của ĐCS là 5/1; quy đònh “các nguyên tắc tổ chức lại quân đội và thu nạp lực lượng
vũ trang cộng sản vào quân đội Quốc dân”.
- Về Quốc hội: Khẳng đònh nguyên tắc bầu cử tự do dân chủ, xác đònh đòa vò hợp pháp
của mọi chính đảng trong Quốc hội.
- Về Hiến pháp: Sửa đổi bản Hiến pháp 1936 theo hướng chuyển từ chế độ độc tài đảng
trò sang một chế độ dân chủ đích thực.
Kết quả tốt đẹp của Hội nghò đã tạo ra khả năng chấm dứt nội chiến, ổn đònh tình hình để
xây dựng lại đất nước theo con đường dân chủ hóa. Tướng Marshall coi đó là “niềm hi vọng
lớn nhất của Trung Quốc”.
Đáng tiếc là các nghò quyết của Hội nghò đã không trở thành hiện thực, và “niềm hi vọng lớn
nhất” ấy đã bò bỏ lỡ.
c. Nỗ lực hòa giải của Mó bò thất bại
Trong khi các cuộc thương lượng giữa hai bên Quốc - Cộng để thực hiện các nghò quyết của
Hội nghò Hiệp thương chính trò bò giẫm chân tại chỗ, QDĐ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự,
ồ ạt tăng quân tới Mãn Châu. Cuối tháng 2, Chính phủ QDĐ đã kí với Pháp một hiệp đònh
nhường quyền đóng quân ở Bắc Đông Dương cho nước này, đổi lấy việc Pháp trao trả các tô giới
và những đặc quyền khác của họ ở Trung Quốc, để rút 20 vạn quân QDĐ đang trú đóng ở Bắc
Đông Dương về nước và đưa lên mặt trận phía Bắc chống cộng sản. Phía Mó vẫn phản đối chính
sách dùng vũ lực của QDĐ và cố gắng hòa giải hai phe Quốc - Cộng, nhưng lại viện trợ rất
nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Chính phủ Trùng Khánh.
Trước tình hình đó, ĐCS đã coi Hội nghò Hiệp thương chính trò là một trò lừa bòp của QDĐ
nhằm che đậy âm mưu gây nội chiến, tố cáo sự thiên viï của Mó đối với QDĐ; đồng thời ra sức
củng cố lực lượng của mình và trông cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô.
Liên Xô vẫn mong hòa giải hai phe Quốc - Cộng, không muốn dính líu vào nội chiến Trung
17


Quốc, nhưng cũng không thể không trợ giúp các đồng chí Trung Quốc của mình trước tình thế

nguy hiểm. Cuối tháng 3, sau khi quân Mó rút khỏi Trung Quốc, Liên Xô tuyên bố rút quân khỏi
Mãn Châu và việc này đã được hoàn tất vào ngày 23.4.1946. Trước khi người lính Hồng quân
cuối cùng rời khỏi Mãn Châu, Bộ Tư lệnh Xô viết đã trao lại cho ĐCS Trung Quốc toàn bộ số vũ
khí và quân trang tước đoạt của Nhật (gồm có 3.700 khẩu pháo và súng cối, 30 vạn súng trường,
14 vạn súng máy, 600 xe tăng, 861 máy bay...), thêm một phần đáng kể vũ khí của Liên Xô;
đồng thời trao lại 75.000 quân của Chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc trước đây. Số quân này
sau đó được ĐCS Trung Quốc thu nhận vào quân đội của mình [60, tr.527]. Sự giúp đỡ to lớn này
đã làm cho lực lượng vũ trang của ĐCS lớn mạnh vượt bậc để có thể đương đầu với QDĐ.
Cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa hai phe đã diễn ra tại Trường Xuân (1 trong 3 thành phố lớn
nhất Mãn Châu) trong tháng 4. Khi Hồng quân vừa rút khỏi, các đơn vò quân đội của đảng Cộng
sản liền đánh chiếm thành phố này. QDĐ tố cáo ĐCS vi pïhạm Hiệp đònh ngừng bắn, đồng thời
phản công chiếm lại thành phố và đẩy lùi đối phương trên nhiều hướng khác. Theo yêu cầu của
ĐCS, tướng Marshall lại dàn xếp một cuộc ngừng bắn mới, để hai bên quay trở lại bàn đàm phán
từ ngày 7.6.1946. Trong lần đàm phán này, Marshall đã không thể thuyết phục nổi hai bên nhân
nhượng lẫn nhau. QDĐ cho rằng lúc này họ đủ mạnh để đánh bại ĐCS trong một thời gian ngắn
mà không cần quá lệ thuộc vào chính sách của Mó. ĐCS thì không còn chút ảo tưởng nào để thực
hiện chính sách liên hiệp với QDĐ.
Ngày 1.7.1946, với việc quân đội QDĐ tấn công vào các căn cứ đòa của ĐCS ở phía bắc sông
Trường Giang, cuộc nội chiến được coi là chính thức bắt đầu. Hoa Kì vội vã cử tiến só John
Leighton Stuart sang Trung Quốc để giúp tướng Marshall giải quyết vấn đề. Stuart đề nghò dứt
khoát chọn 1 trong 2 giải pháp: hoặc là Hoa Kì giúp đỡ tối đa cho Tưởng Giới Thạch đi đến
thắng lợi cuối cùng, hoặc là hoàn toàn rút khỏi Trung Quốc mà không can dự vào cuộc nội chiến
ở đây. Tuy nhiên, Chính phủ Mó bác bỏ đề nghò này và chọn giải pháp tiếp tục hòa giải. Để gây
áp lực buộc Tưởng Giới Thạch phải trở lại đàm phán, Mó quyết đònh cấm vận vũ khí với Chính
phủ QDĐ (từ 10.8). Marshall nói thẳng với Tưởng rằng: “Chính phủ (tức Chính phủ Quốc dân
đảng) sẽ mất nhiều, mà không được lợi lộc bao nhiêu từ các cuộc xung đột hiện nay. Chúng có
thể còn đưa đến sự sụp đổ của Chính phủ...” [Dẫn lại theo 19, tr.179]. Tổng thống Truman cũng
cảnh báo với Tưởng rằng: nếu không có một tiến bộ thật sự trong nỗ lực giải quyết hòa bình các
vấn đề nội bộ Trung Quốc, nước Mó buộc phải xem xét lại lập trường của mình trong quan hệ với
Chính phủ QDĐ.

Khi ấy, QDĐ đang thắng thế trên chiến trường, họ không quan tâm nhiều đến những lời cảnh
báo từ phía Mó. Riêng Tưởng Giới Thạch còn tin chắc rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Mó cũng
không thể bỏ rơi Chính phủ QDĐ. Về phía mình, ĐCS tin rằng Mó đang thi hành một chính sách
hai mặt: mặt chính là giúp QDĐ gây nội chiến, mặt phụ là thuyết phục QDĐ tìm giải pháp hòa
bình. Vì vậy, ĐCS không đặt nhiều hi vọng vào giải pháp hòa bình. Do lập trường hai bên Quốc Cộng như vậy, sứ mệnh của Mó trong việc hòa giải để chấm dứt nội chiến đã thất bại hoàn toàn.
Ngày 6.1.1947, tướng Marshall được triệu hồi về nước để đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng
Ngoại giao Hoa Kì. Sau lưng ông là Trung Hoa đang ngập chìm trong khói lửa nội chiến.
Như vậy, mọi nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm ngăn chặn sự bùng nổ cuộc nội chiến giữa
chính phủ QDĐ với ĐCS ở Trung Quốc đều thất bại. Nội chiến bùng nổ là do mâu thuẫn giữa
QDĐ với ĐCS đã trở nên không thể điều hòa được.
d. Nội chiến Quốc - Cộng
Trong giai đoạn đầu (7.1946 – 6.1947), QDĐ chủ động tấn công và giành được nhiều thắng
lợi. Họ đã tràn vào căn cứ đòa Thiểm-Cam-Ninh và chiếm thủ phủ Diên An của ĐCS cùng hàng
18


trăm thành thò khác. Nhưng ĐCS áp dụng chiến thuật “đổi thành thò lấy sinh lực” đã tiêu diệt
nhiều sinh lực quân QDĐ và rút lui để bảo toàn lực lượng của mình. Quân đội QDĐ bò suy yếu,
hậu phương của nó lại bò lay chuyển vì khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đồng thời phong trào
đấu tranh của nông dân, công nhân và học sinh, sinh viên đòi “chống đói và chống chiến tranh”
ngày một lên cao. Tưởng Giới Thạch buộc phải xin Mó tăng cường viện trợ, nhưng chính phủ Hoa
Kì cũng chỉ dành cho ông ta một sự trợ giúp có giới hạn: bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí (26.5),
quyết đònh viện trợ cho QDĐ 27,7 triệu dollar (11.1947) và cử một nhóm só quan Mó qua Đài
Loan giúp việc huấn luyện tân binh cho quân đội QDĐ.
Từ tháng 6.1947 trở về sau, quyền chủ động trên chiến trường hoàn toàn thuộc về ĐCS.
Tháng 9.1947, ĐCS cho tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất rộng lớn trong những vùng được
giải phóng khỏi chính quyền QDĐ. Toàn bộ ruộng đất của đòa chủ và một phần của phú nông bò
tòch thu để chia cho nông dân theo khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Cuộc cải cách này đã làm
cho đa số nông dân hướng về ĐCS, nhờ đó lực lượng vũ trang của Đảng (giờ đây mang tên Quân
Giải phóng Nhân dân) trở nên lớn mạnh vượt bậc.

Cuối năm 1948, Đảng Cộng sản đã mở 4 chiến dòch lớn đánh bại quân chủ lực Quốc dân
đảng: chiến dòch Tế Nam (16 – 24.9.1948) tiêu diệt 10 vạn quân, chiến dòch Liêu − Thẩm (12.9 –
2.11) tiêu diệt 47 vạn, chiến dòch Hoài − Hải (7.11.1948 – 10.1.1949) loại khỏi vòng chiến 55 vạn
và chiến dòch Bình − Tân (5.12.1948 – 22.1.1949) loại khỏi vòng chiến 25 vạn quân Quốc dân
đảng. Sau 4 chiến dòch này, các lực lượng tinh nhuệ nhất của Chính phủ QDĐ đã bò đập tan, ĐCS
giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ phía bắc sông Trường Giang, uy hiếp nghiêm trọng
thủ đô Nam Kinh của QDĐ.
Sự suy sụp của Chính phủ QDĐ ở Trung Quốc đã buộc Hoa Kì phải thông qua Đạo luật Viện
trợ Trung Quốc (4.1948), để cung cấp 463 triệu dollar viện trợ của Chính phủ này. Nhưng đại sứ
Mó tại Trung Quốc − Stuart − vẫn cho rằng nếu Hoa Kì “không có sự can thiệp vũ trang trên quy
mô lớn” thì thảm họa quân sự sẽ tiếp tục diễn ra đối với Chính phủ QDĐ. Tháng 11.1948, Tưởng
Giới Thạch đã gửi thư cho tổng thống Truman để yêu cầu Hoa Kì tuyên bố cứng rắn ủng hộ sự
nghiệp của QDĐ, cử các só quan Mó sang trực tiếp chỉ huy các đơn vò quân đội QDĐ dưới danh
nghóa cố vấn quân sự, bổ nhiệm một tướng lãnh cao cấp cầm đầu một phái đoàn đặc biệt của
Hoa Kì ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, giữ vững lập trường không can thiệp về quân sự vào Trung Quốc, tổng thống
Truman đã bác bỏ các yêu cầu của Tưởng Giới Thạch, cho rút nhóm só quan Mó ở Đài Loan về
nước.
Không còn con đường nào khác, QDĐ phải tìm cách đàm phán với ĐCS. Tháng 1.1949, thư
đề nghò đàm phán được gửi đi. ĐCS chấp nhận đàm phán với điều kiện: trừng trò bọn tội phạm
chiến tranh (đứng đầu Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, Trần Lập Phu...), huỷ bỏ Hiến pháp và
pháp luật của QDĐ, thành lập Chính phủ mới thay cho Chính phủ QDĐ... Thế tức là buộc QĐĐ
phải đầu hàng hoàn toàn.
Ngày 21.1, Tưởng Giới Thạch từ chức tổng thống, đưa Lý Tôn Nhân lên thay với hi vọng
thuyết phục ĐCS giảm nhẹ các điều kiện đàm phán. Không thành công, Chính phủ QDĐ rời
Nam Kinh đi Quảng Châu lánh nạn.
Tháng 4.1949, hai đạo quân của ĐCS do Lưu Bá Thừa và Trần Nghò chỉ huy đã vượt sông
Trường Giang, đánh chiếm Nam Kinh, Thượng Hải rồi truy quét tàn quân QDĐ. Ngày 30.6, trong
bài diễn văn nhan đề “Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân”, Mao Trạch Đông tuyên bố chính
sách đối ngoại trong tương lai của chế độ mới ở Trung Quốc là “Nhất biên đảo” (nghóa là “ngả

hẳn về một bên”). Ông nói: “Muốn đi đến thắng lợi và củng cố thắng lợi thì nhất thiết phải ngả
19


hẳn về một phía (...), người Trung Quốc không ngả theo phía đế quốc chủ nghóa thì phải ngả theo
phía xã hội chủ nghóa, tuyệt đối không có cách nào khác. Lừng khừng là không được, không có
con đường thứ ba”. Từ đó, ông khẳng đònh nước Trung Hoa mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ
“liên hiệp với Liên Xô, với các nước dân chủ nhân dân, liên hiệp với giai cấp vô sản và đông đảo
nhân dân các nước khác, lập thành một mặt trận thống nhất quốc tế” [Dẫn lại theo 41, tr.578].
Chính phủ QDĐ bỏ Quảng Châu chạy về Trùng Khánh, rồi di tản sang Đài Loan. Cho đến
cuối năm 1949, hầu hết lục đòa Trung Hoa (trừ Tây Tạng) đã thuộc quyền kiểm soát của Đảng
Cộng sản(14).
Ngày 21.9.1949, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Hội nghò Hiệp thương chính trò nhân
dân đã khai mạc tại Bắc Kinh. Hội nghò đã thông qua Hiến pháp tạm thời của nước Trung Hoa
mới, khẳng đònh “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước Dân chủ mới, tức là Dân chủ
Nhân dân”. Hội nghò đã bầu Mao Trạch Đông, Chủ tòch ĐCS Trung Quốc, làm chủ tòch Hội đồng
Chính phủ Nhân dân Trung ương và cử Chu Ân Lai, ủy viên bộ Chính trò ĐCS, làm thủ tướng
Quốc Vụ Viện (tức Nội các) kiêm bộ trưởng Ngoại giao. Bắc Bình được chọn làm thủ đô mới và
đổi tên thành Bắc Kinh.
Ngày 1.10.1949, tại thủ đô Bắc Kinh, Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa). Ngày 2.10, Liên Xô tuyên bố thừa nhận
nước CHND Trung Hoa. Tiếp theo đó, các nước CHND Bulgaria, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumania,
Hungary, Albania, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên,... lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại
giao với nước Trung Hoa mới. Như vậy, CHND Trung Hoa đã trở thành thành viên của hệ thống
xã hội chủ nghóa.
Chính phủ Trung Hoa Dân quốc của QDĐ cùng mấy chục vạn quân còn lại chạy ra Đài
Loan, lại đưa Tưởng Giới Thạch lên làm tổng thống tại đây để tiếp tục đối đầu với CHND
Trung Hoa ở lục đòa. Thế là thêm một điểm nóng của cuộc Chiến tranh lạnh đã hình thành ở eo
biển Đài Loan. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa là một bước tiến lớn của hệ thống XHCN
và phong trào cộng sản quốc tế ở châu Á và trên thế giới.

II. QUAN HỆ XÔ-MĨ VỀ TRIỀU TIÊN VÀ SỰ THÀNH LẬP HAI NƯỚC TRIỀU TIÊN
Triều Tiên là thuộc đòa của Nhật từ năm 1910 (15) và trở thành căn cứ quan trọng của Nhật
trong chiến tranh thế giới (16). Dưới ách thống trò cực kì tàn bạo của Nhật, nhân dân Triều Tiên
vô cùng khao khát độc lập, và các Hội nghò thượng đỉnh ở Cairo(17), Yalta và Potsdam đều đã
xem xét khả năng trao trả độc lập cho Triều Tiên sau ngày Nhật đầu hàng.
Năm 1951, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng, xác lập chủ quyền của CHND Trung
Hoa tại vùng lãnh thổ này.
(15)
Ngày 29.8.1910, Triều Tiên bò sát nhập vào lãnh thổ Nhật và trở thành tỉnh Chosun.
(16)
Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, có đến 6 triệu người Triều Tiên bò buộc phải tham gia chiến đấu bên cạnh
quân đội Nhật. Số người Triều Tiên bò thương vong rất cao: 0,440 triệu người bò tử trận, 1,6 triệu bò thương
[26,tr.1123].
(17)
Tại Hội nghò Cairo (23 − 25.11.1943), tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt, thủ tướng Anh W. Churchill và người
đứng đầu Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra thông báo chung đề ngày 1.12.1943 bày tỏ “sự lưu tâm đối
với tình cảnh nô dòch của người dân Triều Tiên và quyết tâm rằng Triều Tiên sẽ được tự do và độc lập vào lúc thích
hợp” [Dẫn lại theo 7, tr.243; 29, tr.202].
Lúc thích hợp đó là lúc nào? Tại Hội nghò Yalta (4 − 11.2.1945), Roosevelt đã phát biểu với Stalin về khả năng
thiết lập ở Triều Tiên chế độ giám hộ do Hoa Kì, Liên Xô và Trung Quốc cùng đảm trách. Ông xác đònh rõ rằng
đây tuyệt nhiên không phải là chế độ bảo hộ và nói rằng những nước được giao nhiệm vụ bảo trợ vừa nêu có nhiệm
vụ giúp người Triều Tiên để sau khoảng thời gian kéo dài 20 – 30 năm, họ có thể tự cai quản đất nước mình [11,
tr.131]. Còn Tuyên cáo Potsdam đề ngày 26.7.1945 đã khẳng đònh lại nội dung của Tuyên bố Cairo về quyết tâm
của các cường quốc thắng trận là sẽ trao trả độc lập cho Triều Tiên.
(14)

20


Theo đúng quy đònh của Hội nghò Potsdam, Liên Xô đã tiến quân vào Bắc Triều Tiên (cho

đến vó tuyến 38) ngay trong chiến dòch tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật (từ 9 đến
15.8.1945). Cùng đi với các đơn vò Hồng quân có những người cộng sản Triều Tiên, từng hoạt
động lâu năm ở Liên Xô nay trở về Tổ quốc, mà người đứng đầu là Kim Nhật Thành − một só
quan Hồng quân.
Với sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô, đảng Cộng sản Triều Tiên được khôi phục và phát triển
rất nhanh(18). Những người cộng sản Triều Tiên gấp rút thành lập các ủy ban cách mạng để nắm
quyền quản lí hành chính ở các đòa phương trên toàn quốc (cả ở hai miền Nam-Bắc), trước khi
quân Mó đến. Ngày 6.9, đại biểu các ủy ban cách mạng đã họp tại thủ đô Seoul (Hán Thành) để
tuyên bố thành lập một chính phủ bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân từng tham gia chống
Nhật (kể cả cộng sản và không cộng sản) với thẩm quyền bao trùm cả nước. Chính phủ này được
nhân dân cả nước chào mừng nồng nhiệt, trong đó đảng Cộng sản được tín nhiệm cao vì những
lời hứa hẹn về cải cách ruộng đất.
Ngày 9.9, quân đội Mó bắt đầu đổ bộ vào miền Nam. Tư lệnh quân Mó ở Triều Tiên là tướng
John R. Hodge không thừa nhận chính phủ do người Triều Tiên lập nên và bắt phải giải tán; thay
vào đó, người Mó thiết lập Chính quyền quân sự của Hoa Kì tại Triều Tiên (USAMIGIK), với sự
tham gia của các viên chức trong bộ máy cai trò cũ của Nhật. Chính quyền chiếm đóng này dó
nhiên chỉ có quyền lực ở miền Nam, và bò toàn thể nhân dân Triều Tiên căm ghét.
Cuối tháng 12.1945, khi quyết nghò của Hội nghò Ngoại trưởng Tam cường ở Moskva (gọi tắt
là quyết nghò Moskva), về việc thực hiện chế độ ủy trò của 4 cường quốc Mó, Anh, Liên Xô,
Trung Quốc trong 5 năm đối với Triều Tiên được chính thức công bố, dư luận chung ở Triều Tiên
hết sức bất bình. Nhiều chính đảng tổ chức biểu tình phản đối quyết nghò này và đòi trao trả độc
lập ngay cho Triều Tiên. Riêng đảng Cộng sản đã bày tỏ sự tán thành quyết nghò này.
Thực hiện quyết nghò Moskva, một ủy ban liên hợp (UBLH) Xô-Mó được tổ chức để bàn về
việc tiếp xúc với các đảng phái và tổ chức dân chủ ở Triều Tiên, xây dựng chế độ chính trò và
thành lập Chính phủ lâm thời của nước này (sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của 4 cường quốc uỷ
trò). UBLH đã họp bàn cả thảy 24 lần, từ ngày 20.3 đến ngày 6.5.1946. Về việc tiếp xúc với các
đảng phái và tổ chức dân chủ ở Triều Tiên, Liên Xô đề nghò chỉ tham khảo ý kiến của những
đảng nào tán thành quyết nghò Moskva (trên thực tế, điều này có nghóa là chỉ tham khảo ý kiến
của đảng Cộng sản). Còn phía Mó lại đề nghò tham khảo ý kiến của tất cả các chính đảng nào
không tổ chức biểu tình chống UBLH.

Về đường lối thành lập Chính phủ lâm thời, Mó đề nghò tiến hành bầu cử tự do ở mỗi miền để
thành lập các quốc hội lâm thời, và các quốc hội này sẽ cử ra Chính phủ lâm thời của toàn quốc.
Nhưng Liên Xô yêu cầu tổ chức một “Hội nghò Nhân dân” duy nhất cho cả nước, bao gồm các
đảng phái và tổ chức tán thành quyết nghò Moskva, với số lượng thành viên ngang nhau giữa hai
miền Nam − Bắc, để cử ra Chính phủ lâm thời...
Cuộc tranh cãi giữa hai bên Xô - Mó về các vấn đề trên diễn ra gay gắt, kéo dài và không đạt
được thỏa thuận nào. Vì vậy, từ ngày 5.8, UBLH đã đình chỉ hoạt động vô thời hạn. Như thế tức
là chế độ ủy trò của 4 cường quốc ở Triều Tiên chưa thể thiết lập. Thực ra ngay cả trước khi
UBLH hoạt động, mỗi bên Xô − Mó đều đã xúc tiến việc xây dựng mỗi miền theo đường lối
riêng của mình.
Ở miền Bắc, ngay từ tháng 2.1946, Liên Xô đã cho thành lập một chính quyền do đảng Lao
(18)

Dưới ách thống trò của Nhật Bản, đảng Cộng sản Triều Tiên bò đàn áp cực kì tàn bạo, hầu như mất hết các cơ sở
trong nước. Những thành phần cốt cán của Đảng phải lưu vong ở nước ngoài hoặc hoạt động bí mật trên vùng rừng
núi phía Bắc.

21


động (tức đảng Cộng sản được đổi tên ngày 10.10.1045) làm nòng cốt với người đứng đầu là Kim
Nhật Thành (Kim Il Sung). Chính quyền này đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất trong tháng
3(19). Việc quốc hữu hóa công nghiệp cũng được tiến hành để chuẩn bò xây dựng đất nước theo
đường lối kế hoạch hóa.
Ở miền Nam, ngày 14.2, người Mó đỡ đầu cho việc thành lập “Hội đồng đại diện cho nền dân
chủ Triều Tiên”(20) mà người đứng đầu là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) − một chính khách độc
đoán, bảo thủ 70 tuổi, đã sống 37 năm ở nước Mó. Tướng Hodge và Lý Thừa Vãn khá hợp nhau
về tính cách, và họ không làm gì để cải thiện đời sống cho nhân dân Nam Triều Tiên. “Hội
đồng” của Lý Thừa Vãn được coi là cơ quan tư vấn và chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân
đội chiếm đóng Mó. Tuy nhiên, ngay cả quyết đònh của tướng Hodge về việc tiến hành cải cách

ruộng đất cũng bò Lý Thừa Vãn tìm cách thoái thác. Chủ trương này của Lý Thừa Vãn rõ ràng là
không phù hợp với tình hình miền Nam. Do phần lớn công nghiệp nằm ở miền Bắc, còn đa số
dân lại tập trung ở miền Nam, nên cải cách ruộng đất theo hướng tạo ra một tầng lớp tiểu nông
trở thành nhu cầu rất cấp thiết ở miền Nam (21).
Để khai thông cho sự bế tắc trong việc thực hiện quyết nghò Moskva về Triều Tiên, tháng
8.1947, Mó đề nghò đưa vấn đề trở lại cho 3 nước đã dự Hội nghò Ngoại trưởng Tam cường ở
Moskva giải quyết. Liên Xô bác bỏ, với lí do là UBLH Xô-Mó có đủ thẩm quyền và khả năng
làm tròn nhiệm vụ của mình. Tháng 9, Liên Xô đưa ra đề nghò mới: để cho nhân dân Triều Tiên
toàn quyền lập ra chính phủ của mình, Liên Xô và Mó đồng thời rút quân khỏi Triều Tiên. Đề
nghò này thực chất là sự xóa bỏ hoàn toàn quyết nghò Moskva và có khả năng dẫn đến thắng lợi
của Liên Xô và của đảng Cộng sản (tức đảng Lao động) Triều Tiên trong việc nắm chính quyền
trên toàn quốc, vì các chính sách của Liên Xô và của đảng Lao động lúc bấy giờ được đa số
nhân dân cả hai miền tín nhiệm. Dó nhiên, Mó bác bỏ đề nghò này.
Cuối cùng, Hoa Kì quyết đònh đưa vấn đề Triều Tiên ra giải quyết tại Đại hội đồng LHQ, nơi
mà Mó luôn chiếm đa số phiếu khi biểu quyết. Liên Xô phản đối với lí do là LHQ không có thẩm
quyền giải quyết các vấn đề do chiến tranh thế giới để lại. Lí do này bò đa số bác bỏ, Liên Xô
lại yêu cầu phải mời đại diện của hai miền Nam và Bắc Triều Tiên (chưa phải là các chính phủ
có chủ quyền, không phải hội viên LHQ) tham dự. Yêu cầu này lại bò bác bỏ, Liên Xô và các
nước đồng minh của mình liền quyết đònh không tham gia thảo luận và biểu quyết về vấn đề
Triều Tiên tại Đại hội đồng LHQ. Dù vậy, Đại hội đồng vẫn họp bàn và ngày 10.10.1947 đã
thông qua Nghò quyết về vấn đề Triều Tiên (43 phiếu thuận, 6 phiếu trắng, 0 phiếu chống), với
nội dung là:
− Tổ chức cuộc tổng tuyển cử trong cả nước trước ngày 31.3.1948 để bầu Quốc hội và lập
chính phủ chung của cả nước Triều Tiên.
− Thành lập “Ủy ban lâm thời của LHQ về Triều Tiên” gồm đại biểu 9 nước là Australia,
Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Philippines, El Salvador, Syria và Ukraina(22). Ủy ban này có
nhiệm vụ xúc tiến và kiểm soát cuộc tổng tuyển cử và việc thành lập chính phủ cho cả nước
Triều Tiên trên cơ sở hiến pháp dân chủ, thúc đẩy việc rút quân đội chiếm đóng nước ngoài ra
khỏi Triều Tiên.
(19)


Tính ra có khoảng 725.000 nông dân không có ruộng được chia phân nửa số đất ở miền Bắc. Hành động này đã
tạo ra chỗ dựa xã hội vững chắc cho chế độ ngay từ đầu.
(20)
Hội đồng này dựa vào các thành phần đòa chủ, tư sản và các phần tử bảo thủ khác, trong lúc những người theo xu
hướng tự do từ chối tham gia.
(21)
Mãi đến năm 1948, tức hai năm sau cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, chính quyền quân sự Mó mới đem 29
vạn ha đất trước đây thuộc quyền sở hữu của người Nhật ra bán cho tá điền. Và cuộc cải cách đã dừng lại ở đây.
(22)
Riêng Ukraina từ chối tham gia Ủy ban.

22


– Quân đội Mó và quân đội Liên Xô còn được trú đóng tại Triều Tiên 90 ngày sau khi
Chính phủ Triều Tiên được thành lập, với lực lượng cảnh sát có đủ khả năng giữ gìn trật tự trò an.
Ngày 14.11, Ủy ban lâm thời của LHQ về Triều Tiên được chính thức thành lập và bắt đầu
hoạt động. Liên Xô không công nhận ủy ban này và không cho phép nó hoạt động ở Bắc Triều
Tiên. Ủy ban đành phải giới hạn phạm vi hoạt động ở miền Nam, nơi vẫn diễn ra sự chống đối
của những người cộng sản và một số đảng cánh tả. Ngày 10.5.1948, khi sự chống đối tạm lắng
xuống, Ủy ban đã chính thức tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Triều Tiên (nhưng chỉ
trong phạm vi miền Nam). Đảng cánh hữu của Lý Thừa Vãn giành được đa số ghế và đứng ra
thành lập Chính phủ. Ngày 12.7, Hiến pháp nước Cộng hòa Triều Tiên (tức Đại Hàn Dân quốc,
gọi tắt là Hàn Quốc) được thông qua và Lý Thừa Vãn trở thành tổng thống đầu tiên của nước
cộng hòa. Chính phủ Hàn Quốc đóng tại Hán Thành (Seoul), thủ đô lâu đời của nước Triều Tiên,
và tự coi mình là đại diện cho cả nước, nhưng chỉ kiểm soát Nam Triều Tiên với diện tích
98.400km2 và dân số khoảng 25 triệu vào lúc đó.
Ngày 12.12, Đại hội đồng LHQ bằng 41 phiếu thuận, 6 phiếu chống đã thông qua nghò quyết
thừa nhận Chính phủ Lý Thừa Vãn.

Nghò quyết nêu rõ rằng Chính phủ Lý Thừa Vãn là “chính phủ hợp pháp thực sự kiểm
soát phần đất này [miền Nam] của Triều Tiên, nơi ủy ban đã có thể thực hiện đầy đủ sứ mệnh
quan sát của mình...”, rằng “chính phủ [Lý Thừa Vãn] dựa trên cuộc bầu cử thể hiện ý chí
thực sự của cử tri thuộc phần đất này [miền Nam] của Triều Tiên...”, rằng “đó là chính phủ
duy nhất thuộc loại này (23) ở Triều Tiên” [Dẫn lại theo31, tr.150].
Cũng cần lưu ý ở đây rằng nghò quyết không ủng hộ yêu sách của chính phủ Lý Thừa
Vãn đòi được xem là chính phủ hợp pháp trong tương lai của toàn thể Triều Tiên.
Ngày 1.1.1949, Hoa Kì chính thức công nhận Chính phủ Đại Hàn Dân quốc.
Ở miền Bắc, dưới sự bảo trợ của Liên Xô, ngày 25.8.1948, đã diễn ra cuộc bầu cử “Hội đồng
nhân dân Triều Tiên” tức Quốc hội Bắc Triều Tiên. Trong thành phần của Quốc hội này có 212
đại biểu miền Bắc và 300 đại biểu miền Nam, hầu hết là đảng viên cộng sản hoặc có cảm tình
với Đảng Cộng sản. Ngày 9.9, Quốc hội tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) với Chính phủ do Kim Nhật Thành làm Thủ tướng. Chính phủ
CHDCND Triều Tiên đặt thủ đô tại Bình Nhưỡng (Pyongyang) và kiểm soát Bắc Triều Tiên với
diện tích 122.400 km2 và dân số khoảng 11 triệu người vào thời điểm đó. Chính phủ CHDCND
Triều Tiên cũng tự coi mình là đại diện chân chính duy nhất của cả nước. Ngày 12.10, Liên Xô
thừa nhận Chính phủ CHDCND Triều Tiên; tiếp theo đó, lần lượt các nước dân chủ nhân dân ở
Đông Âu cũng công nhận Chính phủ này.
Thế là hai nước Triều Tiên đứng về hai phe khác nhau đã được thành lập. Cả hai chính phủ ở
miền Nam cũng như miền Bắc đều tự khẳng đònh mình là đại diện chân chính cho cả nước và
phủ nhận chính phủ kia.
Ủy ban lâm thời của LHQ đã đề nghò kết nạp Đại Hàn Dân quốc vào LHQ, còn Liên Xô đề
nghò kết nạp CHDCND Triều Tiên. Do Liên Xô và Mó cùng phủ quyết đối với chính phủ mà họ
không công nhận, nên cả hai nước Triều Tiên đều không được kết nạp vào LHQ. Tháng 12.1948,
Ủy ban lâm thời của LHQ được chuyển thành Ủy ban thường trực của LHQ về Triều Tiên(24) có
nhiệm vụ thúc đẩy nỗ lực thống nhất hai miền Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của một chính phủ
đại diện cho ý nguyện của toàn thể nhân dân Triều Tiên.
(23)
(24)


Nghóa là hợp pháp và được bầu tự do.
Thêm Canada rút khỏi Ủy ban này.

23


Tháng 12.1948, Liên Xô rút quân khỏi Bắc Triều Tiên sau khi đã trang bò và huấn luyện cho
các lực lượng du kích của đảng Cộng sản trở thành quân đội nhân dân Triều Tiên hùng mạnh.
Cuối tháng 6.1949, Hoa Kì cũng hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Triều Tiên sau khi để lại
một phái đoàn quân sự Mó gồm 500 người để giúp huấn luyện cho quân đội Hàn Quốc.
Giống như hai nước Đức, sự thành lập hai nước Triều Tiên là kết quả của hai đường lối trái
ngược nhau giữa Mó và Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên sau chiến tranh. Điều
đó cho thấy sự nhất trí giữa các cường quốc Đồng minh sau chiến tranh không còn nữa, thay vào
đó là sự đối đầu của thế giới “hai cực” mà Triều Tiên cũng là một điểm nóng. Việc thành lập
hai nước Triều Tiên đã biến vó tuyến 38 từ chỗ là ranh giới phân chia khu vực đóng quân giữa
hai cường quốc, thành biên giới giữa hai quốc gia thù nghòch, và thành một trong các trận tuyến
của cuộc Chiến tranh lạnh.

24


Chương II
QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG Á
TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
(1950 − 12.1991)
I. CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (6.1950 – 7.1953)
1. Nguyên nhân
Sau khi hai chính phủ riêng biệt được thành lập ở hai miền Bắc và Nam Triều Tiên, quân đội
Liên Xô và quân đội Hoa Kì đã lần lượt rút về nước trong năm 1949. Từ đây, hai miền Triều
Tiên phát triển theo hai con đường (xã hội chủ nghóa ở miền Bắc và tư bản chủ nghóa ở miền

Nam) hoàn toàn đối chọi nhau trên mọi lónh vực: chính trò, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa...
a. Nguyên nhân về phía Nam Triều Tiên
Ở miền Nam, chế độ cai trò hà khắc và độc đoán của Lý Thừa Vãn đã mau chóng cho thấy
ông là một nhà lãnh đạo thất nhân tâm. Những đối thủ chính trò đều bò ông thẳng tay trấn áp.
Tính đến giữa năm 1950, đã có 14.000 người bò bắt giam vì lí do chính trò, trong đó có 14 đại biểu
Quốc hội. Trong lúc đó, kinh tế thường xuyên bò khủng hoảng, nạn lạm phát trở nên trầm trọng,
nhưng Chính phủ lại không quan tâm giải quyết.
Bức chân dung của Lý Thừa Vãn đã được chính tổng thống Truman khắc họa như sau:
“Tổng thống Lý là một con người với những tín điều đã được xác lập vững chắc và mau
chóng mất kiên nhẫn với bất kì ai không đồng ý kiến. Từ lúc quay về Triều Tiên, năm 1945,
ông đã tập hợp quanh mình những người cực hữu và bất đồng dữ dội với các thủ lónh chính trò
ôn hòa hơn... Tôi không thích những phương pháp mà cảnh sát của Lý đã sử dụng để giải tán
những người biểu tình và kiểm tra hoạt động của những đối thủ chính trò, và tôi rất lo lắng
trước việc Chính phủ ít quan tâm đối phó với cuộc khủng hoảng trầm trọng đang đe dọa nền
kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, tôi không có sự lựa chọn nào khác và phải ủng hộ Lý. Triều
Tiên đã bò Nhật thống trò từ năm 1905 và xứ này không còn nhà chính trò nào khác” [Dẫn lại
theo 56, tr.375].
Đã trở thành quy luật: một đường lối đối nội phản động luôn gắn liền với một chính sách
ngoại giao hiếu chiến. Trong mưu toan giảm bớt sự chống đối trong nước, Chính phủ Lý Thừa
Vãn đã thường xuyên lớn tiếng hô hào thống nhất xứ sở bằng con đường bạo lực quân sự. Chẳng
hạn, ngày 11.6.1949, Lý công khai tuyên bố Nam Triều Tiên đang chuẩn bò một cuộc tiến công
mang tính chất hủy diệt đối với đảng Lao động Triều Tiên [4, số 110, 21.1.1999; tr.18]. Có tới
41.000 quân Nam Triều Tiên đã được điều động đến sát giới tuyến phân ranh hai miền. Tuy
nhiên, do chính phủ Mó không tin tưởng vào đường lối đối ngoại của Lý Thừa Vãn, nên đã cẩn
thận không trang bò cho quân đội Nam Triều Tiên những vũ khí nặng nhằm đề phòng Seoul xâm
lăng miền Bắc [31, tr.179, ct.29].
b. Nguyên nhân về phía Bắc Triều Tiên
Chính phủ Kim Nhật Thành đã phản ứng ra sao trước các tuyên bố và hành động có tính cách
khiêu khích của Chính phủ Lý Thừa Vãn? Cho đến nay vẫn chưa có nhiều tư liệu thực sự đáng
tin cậy được Chính phủ Bình Nhưỡng (Pyongyang) công bố liên quan đến những gì đã diễn ra ở

Bắc Triều Tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phản ứng của Chính phủ Bình Nhưỡng có
thực là chỉ gồm toàn những nỗ lực hướng đến việc giải quyết tình trạng chia cắt đất nước và
25


×