Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y (Qua thực tế Bệnh viện Quân y 103)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 181 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC HƯNG

QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH VIỆN QUÂN Y
(QUA THỰC TẾ BỆNH VIỆN QUÂN Y 103)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2022



i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án

Nguyễn Đức Hưng


ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 8



1.1. Những cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.... 8
1.2. Khái quát kết quả các cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu................. 26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG
THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH VIỆN QUÂN Y.......30

2.1. Một số vấn đề cơ bản về quan hệ lợi ích và tự chủ tài chính ở các
bệnh viện cơng lập .................................................................................. 30
2.2. Đặc điểm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích trong thực
hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y........................................... 40
2.3. Kinh nghiệm đảm bảo hài hịa quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ
tài chính ở một số Bệnh viện Quân y và bài học rút ra........................... 69
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH VIỆN QUÂN Y (QUA THỰC TẾ BỆNH
VIỆN QUÂN Y 103) ........................................................................... 77

3.1. Khái quát thực trạng thực hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y
giai đoạn 2018 - 2021 .............................................................................. 77
3.2. Thực trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở Bệnh
viện Quân y 103 giai đoạn 2018 - 2020.................................................. 82
3.3. Đánh giá chung thực trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài
chính ở Bệnh viện Quân y 103.............................................................. 101
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HÀI HỊA QUAN HỆ LỢI
ÍCH TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC BỆNH
VIỆN QUÂN Y ................................................................................ 117

4.1. Dự báo xu hướng và quan điểm về đảm bảo hài hịa quan hệ lợi ích
trong thực hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y..................... 117

4.2 Giải pháp đảm bảo hài hịa quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài
chính ở các Bệnh viện Quân y .............................................................. 125
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 155

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................... 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 158
PHỤ LỤC........................................................................................................ 168


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQP

:

Bộ Quốc phòng

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

KT

:

Kinh tế


KTTT

:

Kinh tế thị trường

KT - XH

:

Kinh tế - xã hội

NCS

:

Nghiên cứu sinh



:

Quân đội

QP - AN

:

Quốc phòng - An ninh


XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỉ lệ khám, điều trị bằng bảo hiểm y tế của bệnh nhân ở các Bệnh
viện Quân y từ năm 2018 - 2020..................................................... 78
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn thu bình quân hàng năm tại các Bệnh viện Quân y
giai đoạn 2016 - 2020...................................................................... 79
Bảng 3.3: Số liệu kinh phí được cấp và nộp ngân sách nhà nước hàng năm của
Bệnh viện Quân y 103..................................................................... 87
Bảng 3.4. Số liệu cán bộ xin chuyển ra và tiếp nhận mới............................... 89
Bảng 3.5. Thu nhập tăng thêm cho người lao động hàng tháng ..................... 92
Bảng 3.6. Số liệu cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ......................................... 93
Bảng 3.7. Số lượng đề tài nghiên cứu hàng năm ............................................ 95
Bảng 3.8. Số lượng bệnh nhân khám, điều trị............................................... 100


v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Các mối quan hệ lợi ích trong tự chủ tài chính ở các Bệnh viện
Quân y ........................................................................................... 47
Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể Nhà nước với các Bệnh viện
Quân y trong thực hiện tự chủ tài chính........................................ 49
Sơ đồ 2.3. Mối quan hệ lợi ích giữa các Bệnh viện Quân y với đội ngũ thầy

thuốc trong bệnh viện.................................................................... 51
Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể là thầy thuốc quân y với bệnh
nhân ............................................................................................... 56
Biểu đồ 3.1. Kinh phí đầu tư mua sắm mới máy móc .................................... 91
Biểu đồ 3.2. Kinh phí đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế............................ 91
Biểu đồ 3.3. Số lượng kỹ thuật mới được triển khai....................................... 97


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua hệ thống y tế công lập của Việt Nam ln được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đầu tư tồn diện và đã đảm bảo tốt sứ
mệnh chăm sóc sức khỏe cho người dân cả nước. Tuy nhiên, hiện nay để các
bệnh viện công lập phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường
(KTTT) nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp là chưa đủ. Từ thực
tế đó, những năm gần đây Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều nghị định, văn bản,
quy định, hướng dẫn thực hiện về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp cơng lập nói chung và các bệnh viện cơng lập nói riêng. Tự chủ tài
chính hiện nay là điều kiện cần thiết để thực hiện phương thức quản trị y tế
tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Kết
quả tự chủ tài chính ở các bệnh viện cơng lập thời gian qua đã mang lại lợi ích
thiết thực cho các chủ thể: Nhà nước giảm chi ngân sách; bệnh viện năng
động, sáng tạo có điều kiện đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại; đời sống
đội ngũ thầy thuốc, trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp được nâng lên;
bệnh nhân thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu về sức khỏe của mình… Những lợi
ích đó chính là động lực cho sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam.
Các bệnh viện quân y là một bộ phận của nền y tế nước nhà. Dựa trên
nền tảng truyền thống, trong nhiều năm qua các bệnh viện quân y đã chú
trọng xây dựng đội ngũ thầy thuốc giỏi về chun mơn, giàu về kinh nghiệm,

tích cực hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong nước và ở một số quốc gia
có nền y học tiên tiến trên thế giới; đầu tư trang thiết bị máy móc, phương
pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tiên tiến, hiện đại nâng cao chất lượng khám,
điều trị cho bệnh nhân; chú trọng chăm lo tốt đời sống (cả vật chất và tinh
thần) cho cán bộ, nhân viên; đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự
quốc phòng; thực hiện tốt và có trách nhiệm với cộng đồng thơng qua nhiều


2
hoạt động từ thiện, xã hội có ý nghĩa… Bên cạnh những kết quả đạt được các
bệnh viện quân y cũng đang đứng trước khơng ít khó khăn, thách thức như:
diễn biến bất thường của tình hình dịch bệnh, tác động cạnh tranh và mặt trái
của nền KTTT; xu thế hội nhập quốc tế; việc gìn giữ y đức, xây dựng phát
triển nguồn nhân lực;…
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà
nước, ngày 13-2-2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị số
85/CT-BQP về việc tự chủ tài chính đối với các bệnh viện và cơ sở khám, chữa
bệnh trong Quân đội. Chấp hành Chỉ thị, hoạt động của các bệnh viện quân y
đã có sự đổi mới về tổ chức hệ thống, tài chính y tế, khoa học cơng nghệ và
thông tin, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh hướng tới mục tiêu công
bằng, hiệu quả và phát triển. Tỷ lệ tự chủ tài chính của các bệnh viện tăng dần
qua hàng năm, kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên giảm dần.
Tuy nhiên, tự chủ tài chính, là cơ chế hoàn toàn mới đối với các bệnh viện
quân y, nên khi thực hiện đã nảy sinh không ít những vấn đề phức tạp, nhất là
lợi ích và giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể. Đây là vấn đề rất quan
trọng, nếu không giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các chủ thể sẽ xuất hiện
những mâu thuẫn, xảy ra mất đoàn kết trong nội bộ bệnh viện, hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ giảm sút… mọi biện pháp phát huy tính tích cực, năng động,
sáng tạo của con người và các nguồn lực khác trong xây dựng bệnh viện quân
y sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Xung đột lợi ích chính là lực

cản và tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài của các bệnh viện quân y trong
tự chủ tài chính. Do vậy, vấn đề quan hệ lợi ích cần phải được nghiên cứu và
giải quyết một cách căn cơ thông qua các giải pháp phù hợp thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp
thiết của vấn đề, NCS lựa chọn đề tài: “Quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y (Qua thực tế Bệnh viện Quân y
103)” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, ngành Kinh tế chính trị.


3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ lý luận về quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các
bệnh viện quân y; trên cơ sở đó luận án phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ
lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y thông qua thực
tiễn ở Bệnh viện Quân y 103 và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo
hài hịa quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định những
nhiệm vụ cần thực hiện:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài của
luận án để xác định những nội dung mà các đề tài khác đã nghiên cứu và có
thể kế thừa, khẳng định những khoảng trống luận án cần nghiên cứu tiếp.
Thứ hai, làm rõ một số khái niệm liên quan tới đề tài; luận giải quan
niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích trong
thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng của quan hệ lợi ích trong thực
hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (qua thực tế Bệnh viện Quân y
103) kể từ khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng (13/2/2018 đến
nay) về việc tự chủ tài chính. Chỉ ra những kết quả, hạn chế về quan hệ lợi ích

trong thực hiện tự chủ tài chính, tìm ra được những nguyên nhân của những
kết quả, hạn chế đó để có cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp;
Thứ tư, đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần đảm bảo hài hịa quan
hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính; các mối quan hệ lợi ích cơ bản trong cung cấp và sử dụng dịch
vụ khám, chữa bệnh khi các bệnh viện quân y thực hiện tự chủ tài chính.


4
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu trọng tâm của luận án là quan hệ lợi ích trong
thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (qua thực tế Bệnh viện
Quân y 103). Tuy nhiên: thứ nhất, luận án không nghiên cứu tất cả các khâu
của quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ ở bệnh viện quân y mà chỉ tập
trung vào khâu cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; thứ hai, luận án không
nghiên cứu tất cả các chủ thể, mà chỉ nghiên cứu bốn chủ thể có vai trị quan
trọng nhất trong cung cấp và sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh khi các bệnh
viện quân y thực hiện tự chủ tài chính. Cụ thể, bốn chủ thể đó gồm: Cơ quan
quản lý nhà nước các bệnh viện quân y, Bệnh viện quân y, Thầy thuốc quân y,
Bệnh nhân. Từ các chủ thể đó, hình thành các mối quan hệ lợi ích sau: (1)
Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể Nhà nước với các bệnh viện quân y; (2) Mối
quan hệ lợi ích giữa các bệnh viện quân y với thầy thuốc trong bệnh viện; (3)
Mối quan hệ lợi ích giữa các thầy thuốc quân y với bệnh nhân. Ngồi ra, một
số chủ thể khác có liên quan tới quá trình cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh
ở các bệnh viện quân y như: những người làm công tác hành chính, nhà đầu
tư liên kết, cung cấp dược, cung cấp vật tư tiêu hao,… luận án có đề cập tới
nhưng khơng phân tích, để tập trung phân tích ba mối quan hệ lợi ích cơ bản

nhất trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ
tài chính ở các bệnh viện quân y từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020,
bởi lẽ đây là thời điểm các bệnh viện qn y có quyết định chính thức của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng về việc được phép tự chủ tài chính (có xem xét tới
những biểu hiện trước đó liên quan tới tự chủ tài chính). Luận án khơng nghiên
cứu năm 2021 vì số liệu tự chủ tài chính của các bệnh viện quân y trong năm
2021 không phản ánh chính xác quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong đó, do
các bệnh viện quân y và đội ngũ thầy thuốc tập trung cho cơng tác phịng chống
dịch Covid-19 trên cả nước theo lệnh điều động của Bộ Quốc phòng.


5
Về không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính ở các bệnh viện quân y (Qua thực tế Bệnh viện Quân y 103) là
chủ yếu.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước về vấn đề quan hệ lợi ích, tự chủ tài chính; đồng thời kế
thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số cơng trình khoa học đã được
thẩm định có liên quan tới đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để
nghiên cứu, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp
logic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê và
mơ hình hóa để nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Thứ nhất, thu thập số liệu: Đối với số liệu thứ cấp, NCS thu thập số
liệu từ báo cáo tổng kết năm và báo cáo tổng kết cơng tác đảng, cơng tác

chính trị hàng năm của Cục Quân y, Bệnh viện Quân y (tập trung Bệnh viện
Quân y 103) và những số liệu được công bố trên các tạp chí của Quân đội.
Đối với số liệu sơ cấp, NCS sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông
qua khảo sát bằng phiếu điều tra với hai đối tượng: thầy thuốc đang công tác
tại Bệnh viện Quân y 103 và các thầy thuốc công tác tại các bệnh viện quân y
về Học viện Quân y học sau đại học; người bệnh đến khám, chữa bệnh tại
Bệnh viện Quân y 103 để thu thập số liệu thực tế, nhằm làm rõ hơn đối tượng
nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập được, NCS nhập vào
phần mềm Excel, tính tốn ra con số tuyệt đối và tỉ lệ phần trăm để minh họa
cho các nội dung phân tích.


6
Thứ ba, phân tích số liệu: Từ số liệu thứ cấp và sơ cấp được NCS sử
dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, nhận xét để làm rõ mối quan
hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y và Bệnh
viện Quân y 103.
- Ngồi ra, NCS cịn tiến hành gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến của các
chuyên gia về tình tình hình tự chủ tài chính của các bệnh viện quân y và
quan hệ lợi ích giữa các chủ thể. Thông qua ý kiến nhận định của các chuyên
gia giúp tác giả luận án đánh giá chính xác hơn thực trạng giải quyết mối
quan hệ lợi ích và đề ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.
5. Những giá trị khoa học và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, luận án cung cấp một hướng tiếp cận mới về lĩnh vực tự chủ
tài chính trong các bệnh viện quân y, ngồi cách tiếp cận theo góc độ kinh tế
tài chính và quản lý kinh tế. Cách tiếp cận của luận án về quan hệ lợi ích được
thực hiện dưới góc độ kinh tế chính trị đối với lĩnh vực tự chủ tài chính. Vì
vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ quan niệm, nội dung và
các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở

các bệnh viện quân y.
Thứ hai, qua nghiên cứu, phân tích thực tế, luận án làm rõ hơn thực
trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện qn y.
Đó là quan hệ lợi ích giữa: chủ thể quản lý nhà nước với các bệnh viện quân
y; bệnh viện quân y với thầy thuốc trong bệnh viện; các thầy thuốc quân y với
bệnh nhân. Từ đó chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ưu điểm,
hạn chế trong giải quyết quan hệ lợi ích khi bệnh viện quân y thực hiện tự chủ
tài chính.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp có tính tồn diện và khả thi nhằm đảm
bảo hài hòa quan hệ lợi ích cho các chủ thể khi tham gia vào quá trình thực
hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện quân y.


7
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án gồm 4 chương sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ lợi ích trong thực hiện tự
chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y.
Chương 3. Thực trạng quan hệ lợi ích trong thực hiện tự chủ tài chính ở các
Bệnh viện Quân y (Qua thực tiễn Bệnh viện Quân y 103).
Chương 4. Quan điểm và giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong
thực hiện tự chủ tài chính ở các Bệnh viện Quân y.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Nhóm các cơng trình khoa học nghiên cứu về quan hệ lợi ích
Quan hệ về lợi ích là vấn đề quan trọng trong nền sản xuất và đời sống
nên từ lâu đã có nhiều tác giả và cơng trình khoa học trong và ngồi nước
nghiên cứu về quan hệ lợi ích.
- Trong tác phẩm “The Wealth of Nations” (1776) (Của cải của các dân
tộc), Adam Smith (1723 - 1790) đã phân tích rất nhiều vấn đề về KTTT. Khi
nghiên cứu về phân công lao động xã hội, ơng nhận thấy lợi ích kinh tế và
phân công lao động xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ với nhau, vì lợi ích
kinh tế mà con người ln tìm cách nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nhằm
gia tăng lợi ích của bản thân. Khi giải thích mối quan hệ lợi ích kinh tế
A.Smith cho rằng: Cần phải có sự cơng bằng trong đời sống xã hội, những
người nào làm ra mọi của cải (lương thực, vải vóc, nhà cửa…) cho tồn xã
hội, cần phải được hưởng một phần số của cải mà họ làm ra bằng sức lao
động của chính họ. Ơng cũng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích chung của
tồn dân tộc và lợi ích riêng của từng cá nhân: Khơng có một xã hội nào lại có
thể phồn vinh, hạnh phúc trong khi đa số dân chúng sống khổ sở, cơ cực. Hơn
nữa A.Smith cịn có một quan điểm hết sức độc đáo và thực tế khi ông cho
rằng động lực thúc đẩy người lao động tạo ra nhiều của cải cho mỗi quốc gia,
dân tộc chính là lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân, hay nói cách khác giải quyết
tốt mối quan hệ lợi ích sẽ thúc đẩy tính tích cực của người lao động. Ông cho
rằng: Sự đền bù đầy đủ lao động khuyến khích mọi sự phát triển và làm tăng
thêm tính nhẫn nại, cần cù lao động của người dân bình thường; tiền công lao


9
động là sự cổ vũ, khuyến khích sự cần cù và tính siêng năng, theo bản chất
của con người sự cần cù, siêng năng lại càng cao khi sự khuyến khích vật chất

càng lớn. Tuy nhiên, ơng cũng cho rằng khi trả tiền công cao, người lao động
làm hết sức mình và có thể hủy hoại sức khỏe của mình trong mấy năm.
- Trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế
khóa”, David Ricardo (1772 - 1823) đã nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực của
kinh tế học như: lý thuyết giá trị, lý thuyết phân phối và những hệ quả của nó,
lý thuyết tiền tệ… Trong chương Lý thuyết phân phối và những hệ quả của
nó, ơng đã nêu lên những vấn đề về quan hệ lợi ích giữa ba giai cấp: cơng
nhân, nhà tư bản, địa chủ. Nhìn về hình thức, sự phân phối thu nhập giữa ba
giai cấp trong học thuyết của D.Ricardo khơng khác nhiều với A.Smith,
nhưng vì trong nghiên cứu của D.Ricardo bản chất của địa tơ đã có sự thay
đổi nên những hệ quả rút ra từ học thuyết của ông hàm chứa nhiều nội dung
sâu sắc. Trong khi A.Smith nhìn thấy sự hài hịa trong phân phối thu nhập, thì
D.Ricardo lại vạch ra cuộc xung đột giữa các giai cấp xung quanh sự phân
phối đó. Như vậy, lý thuyết về phân phối của D.Ricardo không đơn giản chỉ
là giải thích về phân phối mà nó cịn vạch trần sự xung đột lợi ích giữa các
giai cấp, qua đó khẳng định lợi ích của giai cấp địa chủ khi đó mâu thuẫn với
lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội. Phát hiện của D.Ricardo có vai trị
quan trọng khi nghiên cứu mối quan hệ về lợi ích, trong xã hội tư bản lợi ích
của các giai cấp khơng được giải quyết hài hịa: nếu lợi ích của người này
tăng thì lợi ích của người kia sẽ giảm và điều đó tất yếu dẫn tới xung đột lợi
ích, đồng nghĩa với việc mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gia tăng. C.Mác
viết: Cơng lao khoa học đó gắn liền với việc D.Ricardo phát hiện và nêu lên
sự đối lập về mặt kinh tế của các giai cấp, như mối liên hệ nội tại đã chỉ rõ, và
do đó mà khoa kinh tế chính trị đã nắm được và phát hiện được bản thân cái
gốc rễ của cuộc đấu tranh lịch sử và quá trình phát triển lịch sử.


10
- Sách “Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức ở
Việt Nam hiện nay” (2010) do Đặng Quang Định chủ biên đã đi vào phân tích

lợi ích kinh tế của từng giai cấp: cơng nhân - nơng dân - trí thức trong nền
kinh tế hàng hóa. Tác giả cho rằng: lợi ích kinh tế biểu hiện ở số lượng của
cải vật chất mà mỗi chủ thể có được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
của xã hội và thỏa mãn nhu cầu kinh tế của họ [55]. Nội dung cuốn sách đã
chỉ ra sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân và
trí thức ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua nhiều lĩnh vực như: cơng
nghiệp chế biến, mơ hình liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh
nghiệp và nhà khoa học). Ngồi ra giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức còn
liên kết, hợp tác đa dạng để cùng nhau thực hiện lợi ích kinh tế; thâm nhập,
chuyển hóa lẫn nhau. Trong một quy trình sản xuất, có sự tham gia của cả
cơng nhân - nơng dân - trí thức, điều này chứng tỏ lợi ích kinh tế giữa cơng
nhân - nơng dân - trí thức ngày càng thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh sự thống nhất về lợi ích giữa giai cấp cơng nhân, nơng dân và
tầng lớp trí thức, tác giả cũng chỉ ra được một số biểu hiện thiếu thống nhất
trong quan hệ lợi ích giữa cơng nhân - nơng dân - trí thức đó là: thiếu thống
nhất ở những lợi ích kinh tế khơng cơ bản, lợi ích kinh tế tạm thời… Từ đó
đưa ra một số giải pháp định hướng tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế
giữa cơng nhân - nơng dân - trí thức ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cuốn
sách chưa đi sâu phân tích những mối quan hệ lợi ích cụ thể trong quan hệ lợi
ích kinh tế giữa các chủ thể với nhau.
- Sách “Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong q trình đơ thị hóa ở
nước ta hiện nay” (2013) do Đỗ Huy Hà chủ biên đã dành riêng một chương
để viết về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong giải quyết quan hệ lợi ích
kinh tế. Theo tác giả: lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan gắn liền với
những chủ thể xác định, được nảy sinh từ nhu cầu và nhằm thỏa mãn nhu cầu
của con người trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Đồng thời tác


11
giả đã phân tích, trong hoạt động thực tiễn của con người có thể nảy sinh rất

nhiều lợi ích khác nhau: lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa…; lợi ích cá nhân,
tập thể, xã hội…; lợi ích trước mắt, lâu dài… Nhưng trong hệ thống những lợi
ích nói trên, lợi ích kinh tế giữ vai trị quyết định nhất. Vấn đề đặt ra là việc
giải quyết đúng đắn, kịp thời các mối quan hệ lợi ích kinh tế, vì nếu chỉ tập
trung thỏa mãn ngày càng nhiều lợi ích cho một chủ thể hay một nhóm chủ
thể nào đó có thể dẫn đến thiệt hại về lợi ích cho một hoặc một nhóm chủ thể
khác hoặc có thể đem lại lợi ích trước mắt nhưng lại ảnh hưởng đến lợi ích lâu
dài của chính chủ thể đó.
Do đó, để giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích kinh tế tác giả
đã chỉ ra: cần phải tạo điều kiện thỏa mãn tốt nhất lợi ích của tất cả các chủ
thể có liên quan hoặc tham gia vào hoạt động kinh tế nảy sinh các quan hệ lợi
ích đó; trong các hoạt động kinh tế cần phải đạt được sự đồng thuận, thống
nhất lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội [57].
- Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của Ngơ Tuấn Nghĩa (2010) “Quan
hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam” đã nêu lên được các chủ thể và phân tích làm rõ về sự hình thành, cơ
chế, cách thức thực hiện lợi ích của các chủ thể trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Từ đó, luận án rút ra được bản chất, những nguyên tắc vận động mang tính
quy luật của quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ; thấy được những
nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên lĩnh vực sở
hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra
những biểu hiện thực tế, đưa ra những giải pháp đảm bảo sự hài hòa về quan
hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ lợi ích trên lĩnh vực
sở hữu trí tuệ, trong thực tế quan hệ lợi ích có ở trên nhiều lĩnh vực…


12
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Duy Phúc (2011) “Tạo lập và thúc đẩy
quan hệ lao động lành mạnh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

thành phố Hà Nội”.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tập trung vào hệ thống hóa lý
luận về quan hệ lao động. Luận án đã chỉ ra trong quan hệ lao động, các bên
bị chi phối bởi lợi ích, cho nên về bản chất quan hệ lao động là tập hợp các
mối quan hệ về lợi ích giữa các chủ thể: người lao động - người sử dụng sức
lao động - Nhà nước. Luận án đã chỉ ra được quan hệ lao động lành mạnh
giữa các chủ thể, trong đó giữa các chủ thể cần có sự tơn trọng, hợp tác với
nhau nhằm thiết lập, duy trì sự hài hịa, phát triển bền vững về lợi ích và ln
thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh trong nền KTTT. Tuy nhiên để đạt được
kết quả tốt nhất, nó cần sự nỗ lực của các bên tham gia, trong đó chính phủ
ln đóng vai trị điều phối sự nỗ lực của các bên.
Qua phân tích thực trạng quan hệ lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án cũng chỉ ra quan hệ lao động lành
mạnh mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể. Tuy nhiên trong thực tế kể cả
người sử dụng sức lao động và người lao động đều cho rằng tiền công và điều
kiện làm việc là nhân tố gắn kết công nhân và doanh nghiệp, nhưng tỉ lệ
doanh nghiệp trả lương xứng đáng cho công nhân để nâng cao hiệu quả chung
của doanh nghiệp thì lại rất thấp. Điều đó cho thấy, cả người lao động và
người sử dụng lao động còn hạn chế về nhận thức, kiến thức cũng như những
kỹ năng trong quan hệ lao động. Phần nhiều cả hai chủ thể này đều chưa có
thiện chí trong việc quan hệ lâu dài, ổn định trong các doanh nghiệp. Từ đó,
luận án đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo và thúc đẩy quan hệ lao động
lành mạnh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ của Đinh Thị Thanh Nga (2018) “Hợp đồng dịch vụ
khám, chữa bệnh theo pháp luật Việt Nam”


13
Trong nghiên cứu, tác giả đã phân tích khái niệm hợp đồng dịch vụ
khám, chữa bệnh và đưa ra những đặc điểm về hợp đồng dịch vụ khám,

chữa bệnh. Thực chất đây chính là mối quan hệ giữa bên cung ứng dịch vụ
và bên sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó lợi ích của các bên được
xác định bằng những quy phạm pháp luật, quy phạm chuyên môn và quy
phạm đạo đức. Nhưng luận án chỉ nghiên cứu mối quan hệ lợi ích giữa chủ
thể cung ứng dịch vụ và chủ thể sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh dưới góc
độ hợp đồng dịch vụ theo pháp luật Việt Nam. Luận án chưa làm rõ chủ thể
cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh dưới góc độ pháp luật Việt Nam bao gồm
những chủ thể nào? Có lợi ích và trách nhiệm như thế nào trong hợp đồng
dịch vụ khám, chữa bệnh.
1.1.2. Nhóm các cơng trình khoa học nghiên cứu về tự chủ tài chính
và tự chủ tài chính ở các bệnh viện cơng lập
1.1.2.1. Những cơng trình khoa học nghiên cứu về tự chủ tài chính
Những năm qua cơ chế quản lý về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
cơng lập nói chung và các bệnh viện cơng lập nói riêng nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học trong nghiên cứu lĩnh vực quản lý tài chính cơng.
Do các đơn vị sự nghiệp cơng lập hưởng ngân sách từ nguồn kinh phí của
Nhà nước, nên hiện nay nhà nước phải dành một khoản rất lớn để chi cho các
đơn vị sự nghiệp công lập dẫn tới chi thường xun tăng cao. Trong bối cảnh
đó Chính phủ đang có chủ trương tăng cường tính tự chủ của các đơn vị sự
nghiệp cơng lập nhằm kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sự
nghiệp công lập và giảm chi ngân sách nhà nước.
Các công trình nghiên cứu về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp
cơng lập có thể kể đến như:
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học để hồn thiện cơ chế tài
chính đối với các trường đại học dân lập” (2005) do TS. Bùi Văn Hồng làm
chủ nhiệm đề tài.


14
Đề tài đã chỉ ra, các trường đại học dân lập thực hiện cơ chế tự chủ tài

chính, tự cân đối thu chi, duy trì các hoạt động và phát triển nhà trường nên
có những ưu khuyết điểm trong quá trình hoạt động. Về mặt tích cực, cơ chế
này đã giúp cho các trường dân lập năng động, sáng tạo trong hoạt động
chuyên môn, chủ động trong việc tuyển dụng lao động nhất là đội ngũ giảng
viên… Về mặt hạn chế, do cơ chế tự chủ tài chính nên nhiều trường đại học
dân lập cịn có biểu hiện thương mại hóa hoạt động đào tạo, khơng muốn báo
cáo cơng khai hoạt động tài chính… Từ đó, đề tài đã đưa ra một hệ thống giải
pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính ở các trường đại học dân lập.
- Đề tài khoa học “Đổi mới công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính phục vụ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại
học của Đảng và Nhà nước” (2019) do TS. Nguyễn Hồng Liên làm chủ
nhiệm đề tài.
Theo nhóm nghiên cứu, cơ chế tự chủ tài chính đã tạo ra động lực quan
trọng cho các cơ sở giáo dục thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên. Cơ chế
này đã nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với khả năng khai thác,
phát huy các tiềm năng của những cơ sở giáo dục thành viên trong việc tăng
nguồn thu tài chính cho nhà trường nhằm tái đầu tư lại cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Qua phân
tích thực trạng tình hình thực hiện tự chủ tài chính ở các đơn vị thành viên
trong Đại học Thái Nguyên, cho thấy: nguồn ngân sách nhà nước cấp giảm,
nguồn tài chính thu được từ các hoạt động của các đơn vị thành viên tăng
hàng năm. Đề tài cũng chỉ ra, trong các nguồn thu, nguồn thu chính vẫn là học
phí của sinh viên, đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các nguồn
thu, điều này cũng thể hiện mặc dù các đơn vị thành viên thực hiện tự chủ tài
chính, học phí có tăng theo quy định nhưng vẫn thu hút được sinh viên vì cơ
sở vật chất tốt hơn, giảng viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm cao hơn. Mặt
khác đề tài cũng cho thấy, vấn đề quản lý việc thu chi tài chính rất quan trọng


15

trong thực hiện tự chủ tài chính, khơng thực hiện tốt nội dung này sẽ xảy ra
hiện tượng thất thoát, tham ơ, tham nhũng, xung đột về lợi ích.
- Luận án tiến sĩ Trần Đức Cân (2012) “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính ở các trường Đại học cơng lập Việt Nam”
Luận án đã trình bày quá trình hình thành và phát triển của các trường
Đại học công lập, phân tích làm rõ tính khách quan của việc thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính trong nền KTTT ở các trường Đại học cơng lập. Luận án đã
phân tích nội dung cơ chế tự chủ tài chính đó là: tự chủ trong quản lý và khai
thác các nguồn thu; tự chủ trong quản lý chi tiêu; tự chủ trong quản lý và sử
dụng tài sản của nhà trường. Từ đó phân tích những tác động tích cực, tiêu
cực khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường Đại học công lập.
Luận án cũng nêu lên các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của cơ chế tự
chủ tài chính; phân tích thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất giải
pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở các trường Đại học cơng lập Việt
Nam. Tuy nhiên, luận án khi phân tích mức độ hồn thiện của cơ chế tự chủ
tài chính ở các trường Đại học công lập chưa làm rõ mối quan hệ lợi ích giữa
cán bộ quản lý - giảng viên - sinh viên của các trường Đại học công lập.
- Luận án tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm (2015) “Cơ sở khoa học về quản lý
trường đại học thuộc Bộ Công thương theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm”
Theo quan điểm của tác giả, tự chủ đại học bản thân nó đã là tâm điểm
của mối quan hệ giữa nhà nước, nhà trường và xã hội. Mức độ và năng lực
thực hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội nói lên trình độ trưởng thành của mỗi
trường đại học và cả hệ thống đại học. Sự phân cấp về thẩm quyền ra quyết
định và trách nhiệm xã hội trong học thuật cũng như trong các lĩnh vực của
quản lý giáo dục đại học được tiến hành đồng thời là điều thiết yếu để đảm
bảo sự thành công trong tự chủ của cơ sở đại học. Theo đó, tự chủ tại các
trường đại học đi liền với trách nhiệm xã hội. Quản lý các trường đại học theo
hướng tự chủ học gắn với trách nhiệm xã hội liên quan đến các khía cạnh cơ



16
bản như: năng lực của hội đồng trường, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của
nhà trường; cơ cấu tổ chức, các quy trình quản lý; hệ thống đảm bảo chất
lượng bên trong; tính cơng khai, minh bạch; văn hóa tự chủ và trách nhiệm xã
hội của mỗi trường. Vấn đề cơ chế điều phối, phối hợp của Bộ chủ quản và
các Bộ có liên quan đến đề thu, chi tài chính, vấn đề nhu cầu nhân lực của
trường và chỉ tiêu đào tạo.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số khiếm khuyết trong quản lý dẫn tới
sự thiếu tự chủ thực chất, trách nhiệm với xã hội chưa tốt nhưng chưa đưa ra
cách khắc phục tháo gỡ cụ thể.
- Luận án tiến sĩ Nguyễn Chí Hướng (2017) “Tự chủ tài chính ở Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh”
Luận án đã đi vào phân tích và làm rõ thêm nội dung, mức độ, nguyên
tắc trong thực hiện tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Qua sự
phân tích của tác giả cho thấy đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện tự chủ
tài chính được quyền quyết định các khoản thu chi của đơn vị mình nhưng
phải dựa trên cơ sở mức độ tự chủ tài chính và những nguyên tắc đã được quy
định. Không phải cứ thực hiện tự chủ tài chính là đơn vị được tồn quyền
quyết định các khoản thu, chi. Bên cạnh đó cũng có nhiều nhân tố tác động tới
q trình tự chủ tài chính của các đơn vị như: cơ chế chính sách; tổ chức bộ
máy, biên chế; chức năng nhiệm vụ; năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên trong
đơn vị… Để thực hiện tự chủ tài chính có hiệu quả cần đánh giá đúng vị trí,
vai trị của những tác động đó.
Phần thực trạng, tác giả đã chứng minh được tính hiệu quả của cơ chế
tự chủ tài chính được thể hiện rõ nét ở việc thu nhập của cán bộ, nhân viên
ngày một nâng lên. Khi thực hiện tự chủ tài chính, các đơn vị và từng cán bộ,
nhân viên trong Học viện đều cần có sự thay đổi tư duy, năng động, sáng tạo
trong thực hiện nhiệm vụ. Các khoản thu, chi được thực hiện đúng quy định,



17
đúng mục đích. Tuy nhiên, q trình thực hiện tự chủ tài chính ở Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng cịn những hạn chế nhất định nên cần
có những giải pháp tổng thể và cụ thể để phát huy được những ưu điểm và
khắc phục những hạn chế trong thực hiện tự chủ tài chính.
- Luận án tiến sĩ Cao Thành Văn (2018) “Cơ chế quản lý tài chính ở
trường Đại học Y Dược Cần Thơ”
Qua nghiên cứu cho thấy, luận án đã làm rõ được nội dung cơ chế quản
lý tài chính ở các trường đại học cơng lập Việt Nam, trong đó có nội dung cơ
chế quản lý thu, chi tài chính và cơ chế quản lý cân đối thu, chi tài chính. Nêu
lên các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính của các
trường đại học cơng lập Việt Nam. Luận án đã phân tích thực trạng cơ chế
quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ, làm rõ các nguồn thu,
chi của trường. Luận án đã chỉ ra được để làm tốt cơ chế quản lý tài chính
theo hướng tự chủ, nhà trường cần cơng khai các quy định liên quan tới tài
chính, cơng khai báo cáo thu chi cho toàn thể cán bộ, nhân viên được biết.
Đồng thời công tác thanh, kiểm tra nội bộ các hoạt động thu chi về tài chính
cũng được thực hiện thường xuyên.
Tuy nhiên, luận án mới chỉ làm rõ nội dung, thực trạng và chỉ ra
phương hướng để làm tốt cơ chế quản lý tài chính của trường Đại học Y Dược
Cần Thơ, mà chưa phân tích lợi ích kinh tế và mối quan hệ giữa các chủ thể
khi thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính của trường.
1.1.2.2. Những cơng trình khoa học nghiên cứu về tự chủ tài chính ở
các bệnh viện cơng lập
- Bài báo “Autonomy and performance in the public sector: The
experience of English NHS hospitals” (Quyền tự chủ và hiệu quả hoạt động
trong khu vực công: Kinh nghiệm của các bệnh viện NHS của Anh) do nhóm


18

tác giả: Verzulli, Jacobs, Goddard nghiên cứu đăng trên tạp chí European
Journal of Health Economics (Tạp chí Kinh tế Y tế Châu Âu) tháng 6/2017.
Bài báo cho thấy, các bệnh viện công thuộc Dịch vụ y tế quốc gia Anh
bắt đầu tiếp cận tự chủ từ năm 2004. Các bệnh viện có cơ hội trở thành các
bệnh viện tự chủ, được trao quyền lơn hơn về các vấn đề tài chính, quản lý, tổ
chức nhưng vẫn hoạt động trong khu vực cơng. Theo đó các quy định và ngân
sách của Nhà nước Anh dành cho các bệnh viện công được giảm bớt để
khuyến khích các bệnh viện cơng phát huy năng lực nhằm cung cấp các dịch
vụ chất lượng cao hơn một cách hiệu quả nhất.
Quá trình thực hiện tự chủ của các bệnh viện công được thực hiện từng
bước: năm 2004 có 25 bệnh viện, năm 2008 có 83 bệnh viện, năm 2015 có
101 bệnh viện (khoảng 65%) tham gia tự chủ. Bài báo phân tích, khi các bệnh
viện thuộc Dịch vụ y tế quốc gia Anh thực hiện tự chủ: hoạt động của các
bệnh viện dễ dàng hơn khi tiếp cận các nguồn vốn cơng, tư; có quyền hơn
trong tuyển dụng và thay đổi hợp đồng lao động để thu hút lực lượng lao động
có năng lực; tăng sự hài lòng của người bệnh. Song cũng thừa nhận những rủi
ro như: giảm số nhân viên làm việc trong các bệnh viện để tiết kiệm chi phí,
động cơ lợi nhuận có thể “lấn át” động cơ chun mơn của những người làm
công tác quản trị, một số dịch vụ bị yêu cầu tăng thêm.
Qua đó, bài báo đưa ra kết luận: tự chủ cho các tổ chức được tài trợ
công gần đây là một xu hướng chung trong nhiều thị trường được quản lý bởi
khu vực cơng. Ngồi chăm sóc sức khỏe, các lĩnh vực khác như: giáo dục,
một số lĩnh vực thuộc Quân đội Hoàng gia Anh cũng được đưa ra nghiên cứu,
thảo luận.
- Bài báo “Autonomy Policy In Hospital Management” (Chính sách tự
chủ trong quản lý bệnh viện) do nhóm tác giả: Ana Rusmardiana , Mahyudin
Ritonga, Riska Hediya Putri, Linda Puspita, NuryLuthfiyatil Fitri nghiên cứu



×