Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận cao học TTHCM tư tưởng hồ chí minh về nhà nước dân chủ và sự vận dụng của đảng ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.26 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Nội dung...........................................................................................................6
Chương 1. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC THỂ HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ
CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG.....................................................................6
1.1. Nhà nước của dân.............................................................................6
1.2. Nhà nước do dân..............................................................................7
1.3. Nhà nước vì dân...............................................................................8
Chương 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA
BẢN CHẤT GIAI CẤP CƠNG NHÂN VỚI TÍNH NHÂN DÂN VÀ
TÍNH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC.............................................................9
2.1. Bản chất giai cấp cơng nhân của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa...........................................................................................................9
2.2. Bản chất giai cấp cơng nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân
tộc............................................................................................................9
Chương 3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT NHÀ NƯỚC CÓ
HIỆU LỰC PHÁP LÝ MẠNH MẼ..............................................................11
3.1. Xây dựng một nhà nước hợp hiến..................................................11
3.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào
trong cuộc sống....................................................................................11
3.3. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức
và tài......................................................................................................12
Chương 4. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
TRONG SẠCH VỮNG MẠNH, HOẠT ĐỘNG CĨ HIỆU QUẢ............14
4.1. Đề phịng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà
nước.......................................................................................................14
4.2. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách
mạng......................................................................................................15
Chương 5. VẬN DỤNG, Ý NGHĨA............................................................16
5.1. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo
thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.....................................16


5.2.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, gắn liền xây
dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính......................17
KẾT LUẬN....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong tuyên ngôn độc lập của nướ Việt Nam Dân Chủ cộng hoà năm
1945, Hồ Chí Minh đã trích tun ngơn độc lập của Hoa Kỳ năm 1976 “Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hố cho họ những quyền
mà khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được
sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”Khơng dừng lại ở đó
Người đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc. Người nói:“Suy
rộng ra câu ấy có nghĩa là, tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có
quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do. Trong điều 7 Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh soạn thảo quy
định “Tất cả cơng dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được
tham gia chính quyền và cơng cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh
của mình” “Pháp luật của ta là bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người, vì vậy
không chỉ nhân dân mà các cơ quan nhà nước cũng phải tn thủpháp luật,
tơn trọng tính tơi cao của pháp luạt và phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ
phạm tội”Mặc dù coi trọng pháp luật nhưng Hồ Chí Minh không cho rằng
pháp luật là độc tôn trong xã hội. Người nó rằng “nghĩ cho cùng, vấn đề tư
pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở
đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau
khổ và áp bức”.Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Hồ Chí Minh là lấy “nhân
trị” kết hợp váo “pháp trị” kết với với “đức trị”Tư tưởng nhà nước pháp
quyền của HCM thể hiện trong tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp
quyền trước hết phải là nhà nước hợp hiến. Để đảm bảo tính hợp Hiến của nhà

nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trong phiên họp của chính phủ ngày
3/9/1945 HCM đã đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng
tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để nhân dân lập ra nhà nước của
mình. Nhà nước Pháp quyền Việt Nam theo HCM là nhà nước của dân, do
1


dân, vì dân. Trong thư gửi Uỷ ban các Kỳ, Tỉnh, Huyện, Làng, tháng 10/1945
Người viết “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ tồn quốc
tới các làng đều là công bộc của nhân dân, nghĩa là để gánh vác công việc
chung cho nhân dân, chứ không phải để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân như trong
thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.HCM còn làm rõ mối quan hệ
giữa xã hội dân sự và xã hội chính trị (Tức nhà nước). Trong xã hội dân sự
thì con người là chính, cịn nhà nước phải phục tùng và phục vụ xã hội dân
sự. Nhà nước khơng bao trùm tồn xã hội, nhà nước phải tạo ra khoản không
gian rộng rãi cho sự phát triển và khẳng định cá nhân. Nhà nước một mặt coi
trọng cộng đồng, mặt khác rất coi trọng cá nhân. Trong nhà nước pháp quyền
của chúng ta chủ thể duy nhất của mọi quyền lực là nhân dân. Mọi quyền lực
mà nhà nước có được đều do nhân dân uỷ quyền.
Ngày nay, chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi
lên chủ nghĩa xã hội dựa trên sự phát triển ưu tiên của khoa học và pháp luật,
lấy cái đúng làm chuẩn giá trị nhằm đảm bảo cho sự ổn định để phát triển
trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Vì vậy, việc truyền truyền pháp luật phải gắn liền với giáo dục, hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc và xử lý vi phạm pháp luật. u cầu đó địi hỏi các cơ
sở phải xây dựng được các thiết chế để điều chỉnh các quan hệ nhân bản giữa
con người với con người trong mối quan hệ cơng việc để mọi người được
bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng và bảo vệ pháp luật là điều kiện cho sự
phát triển chung của xã hội và mỗi người. Muốn vậy, cán bộ phải khơng
ngừng nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, nắm chắc pháp luật, đặc biệt các

luật liên quan để xử lý và giải quyết các vấn đề mau lẹ và đúng đắn, là gương
tốt cho mọi người noi theo, là cơ sở tốt nhất để thực hiện: "Sống làm việc
theo hiến pháp và pháp luật ". Do đó Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân
chủ và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là cơ sở quan trọng để nhà
nước luôn trong sạch, vững mạnh đảm bảo cho sự ổn định phát triển trong
2


nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Vì vậy em chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và
sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay làm đề tài nghiên cứu.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước của dân, do dân, vị dân; từ đó vận dụng vào quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn tập trung giải quyết
các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, Làm sáng tỏ sự hình thành và những nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Hai là, làm sáng tỏ sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước của dân, do dân, vì dân và một số nội dung vận dụng vào xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và
sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: đảng cộng sản Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ơng ta đã
tích lũy được biết bao kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước, được
phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc như “Đại việt sử ký toàn thư”,
“Lịch triều hiến chương loạn chí”… Kinh nghiệm trị nước cũng ghi lại trong
các bộ luận nổi tiếng như “Hình thư, Quốc triều hình luật, bộ luật Hồng
Đức…”- Những yếu tố tích cực của nhà nước thân nhân thời kỳ phong kiến
hưng thịnh trong lịch sử dân tộc: “ nước lấy dân làm gốc”, tiếp thu nho giáo
3


… là những hành trang đầu tiên Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu
nước và tìm kiếm một mơ hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi giành
độc lập.
.Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những quan điểm chỉ đạo, kết luận của
Đảng ta từ quá
trình tổng kết lý luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới đất nước. Tác giả
của luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm:
phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ
thống; phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp so sánh và phương
pháp xã hội học.
5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
- Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây bản “Yêu sách
của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình. Đây
là văn kiện pháp lý đầu tiên đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết của
các dân tộc với các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, kết hợp chặt chẽ
quyền dân tộc và quyền con người. - Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh
đã khảo sát mơ hình Nhà nước tư sản Mỹ, Pháp. Người phát hiện ra đằng sau

những lời hoa mỹ về “ quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền
mưu cầu hạnh phúc” của tun ngơn độc lập 1776 đó là sự bất bình đẳng,
nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết bao tàn bạo, bất cơng khác. Người
coi đó là “những cuộc cách mạng khơng đến nơi” vì ở đó chính quyền vẫn ở
trong tay một số ít người. - Sau khi đến Liên Xơ, Người đã tìm thấy mơ hình
nhà nước kiểu mới: “… phát ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ
thuyền,… ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại
đồng” đã gợi ý cho Người về một kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt
Nam trong tương lai mà Người đã nêu ra trong Chánh cương vắn tắt của
4


Đảng năm 1930. - Từ mơ hình nhà nước cơng nơng binh chuyển sang mơ
hình nhà nước đại biểu cho khối đại đoàn kết của toàn thể quốc dân là một
bước chuyển sáng suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của thực
tiễn dân tộc, phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách
mạng Việt Nam.
6. Cấu kết của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
lao động.
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai
cấp cơng nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ
Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch
vững mạnh, hoạt động có hiệu quả
Chương 5: vận dụng và ý nghĩa


5


Nội dung
Chương 1
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC THỂ HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN
DÂN LAO ĐỘNG.
1.1. Nhà nước của dân
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu
lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách
mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản thành cơng. Nhà
nước đó phải đại biểu quyền lợi "cho số đơng người" và Hồ Chí Minh đã chủ
trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trongChánh cương
vắn tắt của Đảngkhi thành lập Đảng đầu năm 1930. Trải qua thực tế các cao
trào cách mạng
ở Việt Nam, về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một
nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ,
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong bài báoDân vận(năm 1949), Hồ Chí
Minh khẳng định:Nước ta là nước dânchủ. Bao nhiêu lợi ích đềuvì dân. Bao
nhiêu quyền hạn đều của dân.Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm
của dân.Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơngviệc của dân. Chính quyền
từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đồn thể từ Trung ương đến
xãdo dân tổ

chức nên. Nói tóm lại,quyền hành và lực lượngđều ởnơi

dân.Quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di
sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:Nhà
nước của dânQuan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi
quyền lực trongnhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24

năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến
pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên
của Người được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Chẳng hạn, Hiến pháp
năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của tồn thể nhân dân
Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo;
6


những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ

đưa ra toàn dân phúc

quyết.Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân
dân có quyền kiểm soát Nhà nước,cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho
các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc
về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ
và đồng thời cũng là
quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi
miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những
đại biểu đó tỏ ra khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.Hồ Chí
Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là
xác định vị thế của dân, cịn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa
vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng
mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm
bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của
mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt
ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh
đạo, những đại biểu của nhân dânlàm đúng chức trách và vị thế của mình,
khơng phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, "cậy thế" với dân,
"quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân".Một nhà nước như thế là

một nhà nước tiến bộ trong bước đường phát triển của nhân loại. Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945 chính
là Nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc
Việt Nam bởi vì Nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trị quyết
định mọi công việc của đất nước.
1.2. Nhà nước do dân
Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình,
nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động; nhà
nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác yêu cầu tất cả các
cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng

7


nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. “nếu chính phủ làm hại dân
thì dân có quyền đuổi chính phủ” nghĩa là khi cơ quan nhà nước khơng đáp
ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó.
1.3. Nhà nước vì dân.
Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân
làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngồi ra khơng có bất cứ một
lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, khơng có bất kỳ một đặc
quyền, đặc lợi nào. Trên tinh thần đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi đường
lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân
dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh.
Dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh ln ln tâm niệm: phải làm cho dân có
ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân
được học hành. Cả cuộc đời Người "chỉ có một mục đích là phấn đấu cho
quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân". Hồ Chí Minh viết: "khi tôi
phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xơng pha sự hiểm nghèo - là
vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đồn kết, tranh được chính quyền, ủy

thác cho tơi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng cũng vì mục đích đó"1. Một Nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí
Minh, là từ chủ tịch nước đến cơng chức bình thường đều phải làm cơng bộc,
làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu
cưỡi cổ nhân dân" như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ
tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và
như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Hồ Chí
Minh nói: "Tơi tuyệt nhiên khơng ham muốn công danh phú quý chút nào.
Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tơi phải gắng sức
làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt
trận. Bao giờ đồng bào cho tơi lui, thì tơi rất vui lịng lui... Riêng phần tơi thì
làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa,
sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì
với vịng danh lợi"
8


9


Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHẤT
GIAI CẤP CƠNG NHÂN VỚI TÍNH NHÂN DÂN VÀ TÍNH DÂN TỘC
CỦA NHÀ NƯỚC
2.1. Bản chất giai cấp cơng nhân của nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa
Nhà nước ta mang bản chất giai cấp, “là nhà nước dân chủ nhân dân
dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Bản
chất giai cấp công nhân biểu hiện ở chỗ:- Do đảng của giai cấp công nhân
lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng những chủ trương, đường lối thơng qua tổ
chức của mình trong quốc hội, chính phủ, các ngành, các cấp của nhà nước;

được thể chế thành pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước. Đảng
không bao biện, làm thay công việc của Nhà nước.- Bản chất giai cấp còn thể
hiện ở định hướng đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. “Bằng cách phát triển
và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc
hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.”- Bản chất giai cấp của nhà nước ta
còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ.
“Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ... mới
động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên.
Đồng thời phải tập trung cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng
chủ nghĩa xã hội.”Bên cạnh dân chủ, Bác cũng nhắc đến chuyên chính, “chế
độ nào cũng có chun chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?”. “dân chủ là
của quý báu của nhân dân, chun chính là cái khố, cái cửa để đề phịng kẻ
phá hoại... dân chủ cũng cần chun chính để giữ gìn lấy dân chủ.”
2.2. Bản chất giai cấp cơng nhân thống nhất với tính nhân dân, tính
dân tộc
Tính thống nhất thể hiện ở chỗ:- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết
10


quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao
thế hệ cách mạng.- Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân
dân và tính dân tộc vì nó lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi
ích cho nhân dân. Trong thời gian Người lãnh đạo đất nước, nhờ sách lược
mềm dẻo, cũng như Người dung nạp nhiều nhân sĩ, trí thức, quan lại cao cấp
của chế độ cũ vào bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhà nước ta là nhà
nước của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.- Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm
nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ nền độc lập,
tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của

thế giới.

11


12


Chương 3
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT NHÀ NƯỚC CÓ HIỆU LỰC
PHÁP LÝ MẠNH MẼ
3.1. Xây dựng một nhà nước hợp hiến.
Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp
hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ
lâm thời đọc Tun ngơn độc lập, tun bố với quốc dân đồng bào và với thế
giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Chính phủ lâm thời có
địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập chính phủ và các
cơ quan nhà nước mới. Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ
chức TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập uỷ ban
dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ. Chủ tịch Hồ Chí
Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng
chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư
cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
3.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật
vào trong cuộc sống
Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước
bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong nhà
nước
dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính
quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến

pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực
hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của Hồ Chí Minh. Là người
sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ, có cơng lớn trong sự nghiệp lập hiến
và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp
luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống,
tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát
13


việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân. “Trăm điều phải có
thần linh pháp quyền”. Sức mạnh là do con người và vì con người, vì vậy, Hồ
Chí Minh ln ln nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình,
giám sát cơng việc của chính phủ đồng thời yêu cầu mọi người phải hiểu và
tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Công tác
giáo dục luật cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ cực kỳ quan trọng
trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý, đảm bảo
quyền và nghĩa vụ cơng dân được thực thi trong cuộc sống.
3.3. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ
đức và tài
Để tiến tới một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Bác Hồ cho
rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ
viên chức nhà nước có trình độ văn hố, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp
vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí cơng vơ tư,
một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Yêu cầu của đội ngũ cán
bộ phải có đức và tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp
lý và có hiệu quả. Cụ thể là:
(1) Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
(2) Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên mơn, nghiệp vụ. (3)
Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
(4) Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết

đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tình huống khó khăn, “thắng
khơng kiêu, bại không nản”. Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển
dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành Quy chế công chức.
Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển cơng chức để
bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá tồn diện bao
gồm 6 mơn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều
này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân
chủ. của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho pháp
14


quyền Việt Nam. Nhưng trong vấn đề cán bộ quản lý nhà nước. điều quan
tâm của Người vẫn là phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân,
phục vụ Tổ quốc, bởi thiếu điều cơ bản này thì dù có năng lực mấy cũng
khơng dùng được.

15


Chương 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG
SẠCH VỮNG MẠNH, HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ
4.1. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của
Nhà nước.
Sức mạnh và hiệu quả của luật pháp, một mặt dựa vào tính nghiêm
minh của thi hành pháp luật, mặt khác dựa vào sự gương mẫu, trong sạch về
đạo đức của người cầm quyền. Bác nói: “Tham ơ, lãng phí, quan liêu, dù cố ý
hay khơng, cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến,... tội lỗi ấy cũng
nặng như tội việt gian, mật thám”. Mác và Ăngghen đã từng cảnh tỉnh giai
cấp vô sản rằng chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các đảng cộng sản cầm quyền

đến chỗ “đánh mất một lần nữa chính quyền vừa giành được”. Lênin cũng
viết “... chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng
sản đã trở thành tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì
chính là cái đó”. Hiện nay, đất nước ta đang đi lên trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế ngày càng quyết liệt, nền kinh tế của ta cịn ở tình trạng thấp kém,
trong khi đó một bộ phận cán bộ có chức có quyền lại đang rơi vào tham
nhũng, thối hóa, biến chất… Các tệ nạn đó đang diễn ra làm hoen ố hình
ảnh “chính phủ cụ Hồ”,làm suy yếu sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước, phá
hoại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, tập trung lực
lượng để đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, thối hóa, biến chất… đang
là yêu cầu cấp bách để làm cho Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh có hiệu
năng, hiệu quả.Vì vậy khơng thể nói đến một nhà nước trong sạch vững
mạnh, hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu
tranh để ngăn chặn tận gốc những ngun nhân gây ra nạn tham ơ, lãng phí,
quan liêu.
4.2. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức
cách mạng.
16


Do tập qn của kinh tế tiểu nơng, muốn hình thành ngay một nhà nước
pháp quyền là chưa được, vì vậy một mặt phải nhấn mạnh vai trò của luật
pháp, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân
nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội
có thể kết hợp cho nhau. Khắc phục những biểu hiện tiêu cực sau:- Đặc
quyền, đặc lợi.- Tham ô, lãng phí quan liêu.- “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu
ngạo”.Đạo đức cao nhất theo Hồ Chí Minh là “hết lịng hết sức phục vụ nhân
dân, Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh qn mình, gương mẫu trong mọi việc.
Người ln ln chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng
cao vai trò, sức mạnh của pháp luật. Giữa đạo đức và pháp luật có quan hệ

khăng khít với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là một biện pháp để khẳng định
một chuẩn mực đạo đức nào đó và biến nó thành thói quen, chuẩn mực đạo
đức càng khó bao nhiêu thì vai trị của pháp luật càng quan trọng bấy
nhiêu.Đi đôi với đạo đức, Người kịp thời ban hành pháp luật. Nhưng ban
hành sắc lệnh tương đối dễ, tổ chức đưa nó vào cuộc sống, làm cho nó có
hiệu lực trong thực tế thì khó hơn nhiều.Trong việc thi hành pháp luật, cái
khó nhất là phải đảm bảo được tính vơ tư khách quan, cơng bằng, bình đẳng
đối với mọi công dân trước pháp luật. Bác đề cao phép nước, “ nhân trị” đi
đơi với “pháp trị”. Người hết lịng thương yêu dạy bào cán bộ. Nhưng kẻ nào
lạm dụng tình thương của Người làm hại đến tính mệnh và tài sản của nhân
dân, làm mất thanh danh uy tín của Đảng và Nhà nước, để đề cao phép nước,
thì dù họ có là cách mạng kỳ cựu, là bộ trưởng, thứ trưởng, là gì đi nữa, vẫn
phải được đem ra xét xử đúng pháp luật.Sau này, hệ thống pháp luật có hồn
chỉnh đến đâu, việc thi hành vẫn khơng thể tốt nếu tăng cường pháp luật
không đi liền với thường xuyên đạo đức cho đội ngũ cán bộ Nhà nước, trước
hết là những người giữ chức năng bảo vệ pháp luật.

17


Chương 5
VẬN DỤNG, Ý NGHĨA.
5.1. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN, đảm
bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân
Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt hiện nay,ta khơng có con
đường nào khác là phải “phát huy cao độ nội lực của dân tộc”, mà một trong
những nhân tố cơ bản làm nên nội lực đó là phát huy dân chủ. Chính khát
vọng dân chủ đã tạo nên sức mạnh kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất có
quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng

kiến”. Vì vậy, Người nhắc nhở: “Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của
nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai.
Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó
khăn”. Mọi chủ trương, đường lối, thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội… đều được Người xem xét và giải quyết từ địa vị người làm
chủ và quyền làm chủ của nhân dân.Phát huy dân chủ phải kết hợp chặt chẽ
với tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp
luật. Nhà nước ta phải tiếp tục thể chế hóa bằng pháp luật các quyền dân chủ
của người dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt
động kinh tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng và chống vi
phạm pháp luật, đảm bảo cho mỗi công dân đều được bình đẳng trước pháp
luật, đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xét xử nghiêm minh,
đúng người đúng tội, khơng phân biệt người đó là ai, để đem lại niềm tin cho
nhân dân và tính nghiêm minh của nhà nước ta.2. Cải cách và kiện tồn bộ
máy hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,
vững mạnh.Cải cách và kiện tồn bộ máy hành chính là một q trình, phải
tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt. Căn bệnh này nặng nề, phức tạp, có căn
nguyên xã hội – lịch sử, nên không thể chữa trị trong một thời gian ngắn.Cần
18


phải làm cho đội ngũ cán bộ, viên chức quán triệt nhận thức: Nhà nước là
một tổ chức công quyền thể hiện quyền lực của nhân dân, nhân viên nhà
nước là công bộc của nhân dân. Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân phải:Đề cao trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của nhân dân sao cho nhanh chóng,
đơn giản, đúng pháp luật,không để nhân dân phải tốn quá nhiều thời giờ,
cơng sức đi lại, do tình trạng đùn đẩy, “kính chuyển” vịng vo.- Cải cách thủ
tục hành chính, ban hành và hồn thiện chế độ cơng cụ
Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn
thực hiện tinh giảm biên chế, xử lý nghiêm minh kịp thời những người vi
phạm pháp luluật

5.2.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, gắn liền
xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính
Đảng ta là đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định
chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Cuộc đấu tranh để
khắc phục những khuyết tật của bộ máy nhà nước không thể tách rời cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng mạnh thì Nhà nước mạnh. Khơng
thể có một Đảng mạnh mà Nhà nước và hệ thống lại yếu kém. Để chỉnh đốn
lại bộ máy nhà nước, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, Đảng phải tự chỉnh
đốn, phải nêu gương về mặt trong sạch, vững mạnh. Đó là nhân tố cơ bản và
then chốt. Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng trong sạch, vững mạnh mới đưa
cải cách bộ máy nhà nước đi đến thành công.

19


KẾT LUẬN
Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo quan điểm, tư tưởng Hồ Chí
Minh là một nhà nước do toàn thể nhân dân lập nên; là một nhà nước hoàn
toàn hợp hiến, hợp pháp; là nhà nước mà quyền lực của nó bắt nguồn từ nhân
dân, do nhân dân ủy thác, chứ không phải bắt nguồn từ lực lượng siêu nhiên
chúa trời hay từ lý trí tối cao; là một nhà nước lấy quyền và lợi của nhân dân,
lấy sự tự do và hạnh phúc của nhân dân làm nhiệm vụ hoạt động và làm lý do
tồn tại của mình. Nhà nước khơng có mục mục đích tự thân nào, mà chỉ là
công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển của xã hội. Theo chủ
tịch Hồ Chí Minh, nếu như chính quyền làm hại đến dân, không mưu cầu
quyền lợi và hạnh phúc cho nhân dân thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc
loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới. Nhà nước của dân,
do dân, vì dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh cịn là nhà nước có phương thức
tổ chức quyền lực hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lực nhà nước luôn thống
nhất thuộc về một chủ thể duy nhất là nhân dân, có sự phân cơng, phối hợp

trong bộ máy nhà nước, để đảm bảo chính quyền ln ln mạnh mẽ, sáng
suốt, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân. Đó là một nhà nước có Quốc hội
(Nghị viện) thể hiện tính dân chủ, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; có bộ
máy hành pháp mạnh mẽ, sáng suốt, dám chịu trách nhiệm; có nền tư pháp
độc lập độc lập, mỗi thẩm phán chỉ trọng pháp luật, công lý và lương tâm,
trách nhiệm của mình; có đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chun, thực sự là
"cơng bộc" của nhân dân; đó là nhà nước coi trọng tính "tự quản",

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1977), Văn kiện Đảng
(1945- 1954), tập 1, Hà Nội.
2. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1995), Một số định hướng lớn
trong công tác tư tưởng hiện nay (Tài liệu học tập Nghị quyết 09 của Bộ
Chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn
kiện Đại hội IX của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác - Lênin,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của hiến pháp và bản tính
của các cơ quan nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Dung (2007), Tìm hiểu các bản Hiến pháp Việt Nam,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Mạnh
Tường (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền (sách chuyên
khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
21


quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đề tài KX 04-02 (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở
nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

22



×