Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TL LSĐ công lao của nguyễn ái quốc đối với sự thành lập đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.08 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sự kiện cực kỳ trọng đại
trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc, đó là mốc son có
ý nghĩa bước ngoặt, chuyển lịch sử dân tộc từ cận đại sang hiện đại. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
cứu nước kéo dài từ thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỉ XX thời kỳ mà
“tình hình đất nước đen tối như khơng có đường ra”.
Từ khi ra đời cho đến nay Đảng cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên
phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam. Trong hơn 70 năm qua, Đảng đã lãnh đạo
nhân dân ta và cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao nhiêu khó khăn hiểm
trở, cắm những mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc, rửa sạch nỗi nhục và nỗi
đau mất nước, giành độc lập cho dân tộc, đưa đất nước vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội . Gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại ấy, gắn liền với sự ra đời
và trưởng thành của Đảng là tên tuổi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Cơng lao của Nguyễn Ái Quốc đối với
sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” giúp chúng ta thấy rõ được công
lao to lớn của Người trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - chính
Đảng của giai cấp cơng nhân, đại diện cho lợi ích tồn dân tộc. Qua đó hiểu
rõ hơn quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước chuẩn bị về mọi mặt cho sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào; củng cố niềm tin tưởng sâu
sắc vào vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc - Nguyễn Ái Quốc.
Mặt khác, thành tựu của công cuộc đổi mới hiện nay mà nước ta đã
đạt được,đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, tốc độ tăng
trưởng khá cao và ổn định, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc
tế… Những điều đó đã khẳng định con đường mà Hồ Chí Minh lựa chọn từ
1


những năm 20 của thế kỷ XX là hoàn toàn đúng đắn, khẳng định sự lãnh đạo


của Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố quyết
định hàng đầu đưa đến mọi thắng lợi của cách mạng, của đất nước.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Công lao của
Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” sẽ giúp
ích rất nhiều trong việc nhìn nhận vai trị to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong
việc thành lập Đảng, bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho thắng lợi về sau của
cách mạng Việt Nam .
Đồng thời, nghiên cứu đề tài này giúp ích cho tơi trong việc thỏa mãn
niềm say mê hứng thú được tìm hiểu về những đóng góp to lớn của Bác Hồ
trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ đó củng cố thêm niềm tin vào
con đường mà Bác đã lựa chọn, tin tưởng sâu sắc vào Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là một mảng lớn trong tiến trình vận động của lịch sử Việt Nam
nên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới.
Đặc biệt là cuốn sách “Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2, NXB Giáo
dục của tập thể tác giả :Đinh Xuân Lâm(chủ biên) Nguyễn Văn Khánh….
Nhìn chung các tác giả đã nêu lên một cách khái quát những mốc lịch
sử cơ bản trong cả tiến trình lịch sử Việt Nam.
Ngồi ra, cuốn: “Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí
Hội”,NXB Thơng tin lí luận,Hà Nội, 1985 của tập thể tác giả: Nguyễn
Thành(chủ biên), Phạm Sanh, Đặng Hoà,Đào Phiếu. Cuốn sách này cho thấy
vai trò của Nguyễn Ái Quốc xoay quanh sự thành lập và hoạt động của tổ
chức này,với tư cách là người sáng lập và duy trì mọi hoạt động của Hội.Đây
là vấn đề quan trọng trong tiến trình từ lúc ra đi tìm đường cứu nước đến khi
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Người.
2


Bên cạnh đó,cịn rất nhiều bài viết về con người, tiểu sử hoạt động

cách mạng của Hồ Chí Minh đăng lên tạp chí :
- Tạp chí Lịch sử Đảng số 3/2000,tr.9,có đăng bài viết của GS.Văn Tạo:
“Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời một sự kiện quan trọng hàng đầu trong lịch
sử Việt Nam thế kỉ XX”, “Nguyễn Ái Quốc với sự kiện thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam” của PGS.TS.Trịnh Nhu (tr.30)

3


- Bài viết: “Một bước ngoặt đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt
Nam” do PCT Hội đồng lí luận Trung ương GS.Đặng Xn Kì viết đăng
trên tạp chí Lịch sử Đảng số1/2001, tr.12. Bài viết đã nêu được một cách
khái quát quá trình ra đi tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc,quá trình đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và truyền bá về nước,giải quyết
sự bế tắc về đường lối, tổ chức của các phong trào cách mạng Việt Nam
kéo dài trong những thập niên cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX,vai trò của
Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Tuy nhiên,
bài viết mới chỉ nêu một cách sơ lược,khái quát. Ngoài ra,còn một số bài viết
khác cũng đề cập đến vấn đề này như:
- “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác đào tạo, huấn luyện cán bộ”, Tạp
chí Lịch sử Đảng số11/1999,tr.7 của PGS.TS Nguyễn Văn Sáu.
- “Về con đường cứu nước Hồ Chí Minh” của GS.Đinh Xuân Lâm, Tạp
chí Lịch sử Đảng số 7/2001, tr.10
Mặc dù vậy, những bài viết chưa thực sự đi sâu vào phân tích cơng lao
của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó tin
tưởng hơn vào con đường mà dân tộc đã chọn.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Khai thác sâu, tìm hiểu kỹ hơn nữa cơng lao của Nguyễn Ái Quốc
trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, làm sáng tỏ vấn đề giúp bạn

trẻ Việt Nam và tất cả những ai nói chung muốn tìm hiểu về lịch sử Việt
Nam,cụ thể hơn là vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ
- Tìm hiểu hồn cảnh lịch sử,quá trình ra đi tìm đường cứu nước của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
4


- Làm rõ vai trò của Người trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin
về Việt Nam, chuẩn bị về chính trị,tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng.
4.Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Nghiên cứu về công lao Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này, ta xem xét từ khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm
đường cứu nước(1911) đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(1930)
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của phương pháp luận, chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn
còn sử dụng các phương pháp như : so sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp….
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã nêu bật được công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối
với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.


5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ CHỈ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VIỆT NAM.
SỰ CHUẨN BỊ VỀ CHÍNH TRỊ,TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC CHO SỰ RA
ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1 Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
1.1.1 Bối cảnh lịch sử
Nguyễn Ái Quốc hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung sau đổi là Nguyễn
Tất Thành sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại là Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc,đỗ phó bảng, làm quan sau đó cụ
chuyển sang nghề bốc thuốc. Mẹ là Hồng Thị Loan, một phụ nữ có học,đảm
đang, chăm chồng con hết mực.
Sinh ra trong một gia đình trí thức u nước, lớn lên từ một miền quê
có truyền thống đấu tranh cuộc khởi. Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã có “chí
đuổi thực dân pháp, giải phóng đồng bào”. Người khâm phục tinh thần yêu
nước của các chí sĩ: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…. nhưng không tán
thành con đường cứu nước của các cụ.
Dưới chế độ thực dân, phong kiến xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn
lớn cơ bản (mâu thuẫn dân tộc, giai cấp) .Hai mâu thuẫn ấy vừa là nguồn gốc,
vừa là động lực nảy, sinh thúc đẩy mọi phong trào yêu nước chống thực dân,
phong kiến ở nước ta. Hàng loạt phong trào yêu nước đã nổ ra từ khi thực dân
pháp đặt chân xâm lược nước ta ta (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20).
Các phong trào yêu nước này diễn ra sôi nổi, song tất cả đều thất bại
chỉ vì thiếu đường lối cách mạng ,đúng đắn, phương pháp cách mạng phù
hợp và một chính Đảng cách mạng Tiên Phong. Muốn giải phóng dân tộc dân
tộc, giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản đó ,cần phải có một con đường cứu nước


6


đúng đắn, một chính Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Trọng
lịch sử này được đặt lên vai của Nguyễn Ái Quốc.
1.1.2 Quá trình từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa MácLênin của Nguyễn Ái Quốc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho
cách mạng Việt Nam
Xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc và thực tế khơng lối thốt của cách
mạng Việt Nam, trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng
tiền bối. ngày 5.6.1911,Từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm
đường cứu nước mới hữu hiệu hơn, khác với con đường mà các tiền bối đã
chọn. Người quyết định sang phương Tây đến nước Pháp để tìm hiểu xem
“nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”
[27.tr.11]
Hồ Chí Minh kể lại: vào chạc tuổi 13, lần đầu tiên Người được nghe
những từ Pháp “tự do” “bình đẳng” “bác ái”. Người muốn làm quen với nền
văn minh Pháp, tìm hiểu xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy. Vì thế,
Người nảy ra ý muốn sang Pháp và Tây Âu, xem tình hình nghiên cứu lý luận
,kinh nghiệm cách mạng các nước trên thế giới, vừa tham gia lao động đấu
tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước để
tìm đường cứu nước. Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn mang tầm vóc
thời đại.
Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi qua nhiều nước khác nhau, qua
các lục, phải làm nhiều nghề khác nhau từ rửa bát, dọn tàu ….để sống, lăn lộn
vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động, vào phong trào đấu tranh
của giai cấp cơng nhân. Nhờ đó, Người hiểu rằng: ở đâu bọn đế quốc, thực
dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc
lột dã man.
Vào khoảng cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, hoạt
động đầu tiên của Người là đấu tranh và binh lính, thợ thuyền Việt Nam sớm

7


được hồi hương về với gia đình. Năm 1919 Người gia nhập Đảng xã hội
Pháp, chủ trương chống lại chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các
thuộc địa.
Tháng 6 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc-xai ở Pháp
“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” nhằm tố cáo chính sách thực dân của
Pháp và địi chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền bình
đẳng cho dân tộc Việt Nam. Mặc dù bản yêu sách này không được chấp nhận
nhưng nó như địn đánh mạnh vào những tên đầu sỏ đế quốc, báo cho chúng
thấy rằng dân tộc Việt Nam vẫn ln đấu tranh khơng mệt mỏi vì nền độc lập,
tự do của dân tộc mình.
Vào giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Người cảm
thấy vơ cùng phấn khởi và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng
đơng đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” [18,tr.127]. Nguyễn Ái Quốc đã
tìm thấy con đường cứu nước. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nơ lệ” [18,tr.127].Từ đây,Người hồn
tồn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.
Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920), Nguyễn
Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng
lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư
tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập
trường cộng sản.
Sự kiện đó cũng mở ra cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn ngắn phong trào cách mạng
Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế đưa nhân dân Việt Nam đi theo


8


con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Mác Lênin”[4,tr8].
Tháng 7 năm 1920, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn cho nhân dân ta .Đó là con đường giải phóng dân tộc theo chủ
nghĩa Mác-Lênin, kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp cơng
nhân, nhân dân lao động và giải phóng tồn xã hội. Cốt lõi con đường cứu
nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó
là con đường cứu nước đúng đắn nhất vì nó đáp ứng được u cầu khách
quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại. Việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đã
giải quyết được khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX của cách
mạng Việt Nam; làm cho nhân dân Việt Nam nhận thức được tính chất,
nhiệm vụ và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời đại
mới, quy tụ mọi lực lượng yêu nước, đoàn kết đấu tranh dưới ngọn cờ cứu
nước do giai cấp công nhân lãnh đạo; đánh bại được chủ nghĩa cải lương, chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi. Đây là sự lựa chọn phù hợp với yêu cầu của lịch sử, xu
thế thời đại.
1.2 Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn
bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam của Nguyễn Ái Quốc
Quá trình vận động thành lập Đảng là một quá trình đấu tranh và
chuẩn bị lâu dài, toàn diện của Nguyễn Ái Quốc và những người cách
mạng Việt Nam, trong đó vai trị quan trọng hàng đầu, lớn nhất của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc.
Sau khi trở thành người cộng sản ,Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn
bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.


9


1.2.1 Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam,
cuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng của Nguyễn Ái
Quốc
Từ năm 1921 đến năm 1923, tại Pháp, Người hoạt động trong Đảng
Cộng sản Pháp. Giữa năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số
nhà cách mạng người Angieri, Tuynidi, Maroc….. thành lập Hội Liên hiệp
các dân tộc thuộc địa. Để tiến hành tuyên truyền đường lối và các hoạt động
của Hội, Nguyễn Ái Quốc và những người lãnh đạo Hội quyết định thắng lợi
báo Le Paria (Người Cùng Khổ) vào ngày 1.4.1922.
Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật từ Pari đến Matxcova
(Liên Xô). Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc ra sức tìm hiểu tình
hình mọi mặt của chế độ Xơ Viết tích cực nghiên cứu các vấn đề về dân tộc
và thuộc địa trong Quốc tế Cộng sản. Bên cạnh đó,Người cịn tham dự nhiều
hội nghị quốc tế quan trọng như: Đại hội Quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế
công hội đỏ… Đặc biệt từ ngày 17 tháng 6 đến 18 tháng 7 năm 1924,Người
đã tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản trình bày một bản báo
cáo hết sức quan trọng về bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ của
các Đảng Cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và
giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Năm 1925, Người cho in tác phẩm “Bản
án chế độ thực dân Pháp” ở Pari.
Những quan điểm, nội dung tư tưởng, chính trị về cách mạng trong
những năm 20 của Nguyễn Ái Quốc được giới thiệu trong các tác phẩm của
Người ,cùng tài liệu mác xít khác đã theo những đường dây bí mật của Đảng
Cộng sản Pháp để truyền về nước, đến với các tầng lớp nhân dân lao động,
tạo ra một xung lực mới, kích thích phong trào dân tộc phát triển và nhanh
chóng chuyển mình theo xu hướng cách mạng mới của thời đại. Từ đây,

người yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng về Nguyễn Ái Quốc, một lãnh tụ

10


cách mạng thiên tài đang như ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối đưa toàn thể
dân tộc và nhân dân đi tới độc lập, tự do.
1.2.2 Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng nhằm chuẩn bị cho sự ra đời
của Đảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
1.2.2.1 Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho cách mạng
Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc
Từ đầu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa coi trọng giáo dục chính trị, đào
tạo cán bộ chính trị ,vừa quan tâm đào tạo cán bộ quân sự theo sự chỉ dẫn của
các chuyên gia Xô Viết, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lâu dài, khi cần thì
có thể chỉ đạo sử dụng thành thạo cả hai khả năng hai hình thức đấu tranh
chính trị và vũ trang. Một số đồng chí đã được gửi vào trường Qn -Chính
Hồng Phố của Quốc dân Đảng Trung Quốc khi có đồn cố vấn qn sự Liên
Xô giúp đỡ, đào tạo cán bộ theo quan điểm chính trị tiến bộ và phương thức
tác chiến của quân đội Xô Viết; chọn người cử đi học ở trường hàng khơng
của khơng qn Liên Xơ như đồng chí Lê Hồng Phong. Đặc biệt, trong toàn
bộ những hoạt động bước đầu của Việt Nam cách mạng Thanh niên do
Nguyễn Ái Quốc sáng lập, việc huấn luyện và đào tạo cán bộ được tiến hành
sớm nhất, có hệ thống, có tổ chức nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ được trang
bị học thuyết tiên tiến nhất của thời đại- học thuyết Mác Lênin, từ đó xác bộ
và giáo dục quần chúng tổ chức họ lại và đưa họ ra đấu tranh cho độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
Việc đào tạo đội ngũ cán bộ là một hoạt động làm cho Việt Nam Cách
mạng Thanh niên khác rất căn bản với các tổ chức chính trị trước đói và
cùng thời với nó. Đây là điểm rất nổi bật ,dễ nhận thấy làm cho tổ chức

chính trị này gần với một Đảng mác xít kiểu mới về cả nội dung giảng dạy
lẫn phương pháp học tập. Hoạt động này của Việt Nam Cách mạng Thanh
niên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo, ta thấy rõ hai phương hướng đào
11


tạo: một là, tự đào tạo, tức là Nguyễn Ái Quốc thông qua Hội tổ chức một
trường đào tạo đầy đủ tất cả các yếu tố của một trường học như trường sở,
đội ngũ giáo viên, học viên, chương trình học tập, phương pháp học tập, hoạt
động của các học viên tốt nghiệp; hai là, gửi học viên học tập ở những trường
khác.
Một là, tự đào tạo
Trong bài báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 3 tháng 6 năm 1926,
Người viết: “Tổ chức một số tuyên truyền. Các học viên được bí mật đưa
đến Quảng Châu. Sau một tháng rưỡi học tập, họ trở về nước. Lần thứ nhất
được 10 học viên. Lần thứ hai sẽ mở vào tháng 7 tới, sẽ có khoảng 30
người….” [16,tr163-164].
Từ năm 1925 đến năm 1927, thanh niên yêu nước từ khắp các miền của
đất nước đã đến Quảng Châu dự các lớp huấn luyện. Cho đến trước tháng 4
năm 1927, trường đã mở được tất cả 10 lớp, đã huấn luyện được 250 đến 300
người. Đặc biệt, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng đào tạo các em thiếu
niên theo tinh thần chủ nghĩa cộng sản để trở thành những cán bộ của Đảng
Cộng Sản trong tương lai, có kiến thức văn hóa, khoa học, thấm nhuần lý luận
cộng sản từ nhỏ, có tinh thần chiến đấu cách mạng kiên cường. Nhưng do
những khó khăn về đường đi từ Quảng Châu đến Matxcơva nên sáng kiến của
Nguyễn Ái Quốc không được thực hiện khi Người ở Quảng Châu. Sau khi
cách mạng Trung Quốc bị đàn áp, tổ chức thiếu niên đó phân tán mỗi người
nhận một nhiệm vụ cách mạng mới.
Chương trình học tập rất phong phú, bao gồm cả phần học lý thuyết và
học thực hành. Trong khi học, học viên được nghiên cứu tình hình quốc tế,

lịch sử tiến hóa nhân loại, có nhấn mạnh thời kỳ chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Việt Nam,Triều
Tiên ,nghiên cứu phê phán chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên và nghiên
cứu chủ nghĩa mác-lênin có liên hệ với cuộc cách mạng Nga. Học viên cũng
12


được nghe giảng về lịch sử, về tổ chức Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai và
các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản như Phụ nữ quốc tế, Thanh
niên cộng sản quốc tế….
Phần cuối của chương trình huấn luyện liên quan chặt chẽ với phương
diện thực tiễn của hoạt động cách mạng. Đó là những vấn đề về vận động và
tổ chức quần chúng như :vận động và tổ chức các hội công nhân, nông dân,
thanh niên… Cuối khóa học, học viên sẽ thực tập diễn thuyết. Như vậy, khi
tốt nghiệp, học viên đã được trang bị những vấn đề rất cơ bản về học thuyết
Mác-Lênin, về những nguyên tắc hoạt động cách mạng, được trang bị cả về
những kỹ năng thực hành của người cách mạng,tóm lại là trang bị lý luận và
thực tiễn hoạt động thật cần thiết khi về nước có thể tiến hành độc lập cơng
tác trong nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo
đức cách mạng cho cán bộ,đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho
lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1920 là
bài giảng về “tư cách của người cách mệnh”. Cho đến khi viết di chúc,
Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi
đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải
chăm lo, quan tâm, giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên
,đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên”.
Trong các khóa huấn luyện, đào tạo, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là giảng
viên chính. Trong bài giảng của mình, Người đã dùng những ví dụ rất cụ thể,

thiết thực để chứng minh và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận lớn. Những lớp
học ở Quảng Châu mở từ vài tuần đến vài tháng, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp
bách trước mắt của phong trào “quay vòng nhanh” đào tạo được nhiều cán bộ
gửi về nước; đồng thời, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc rất chú trọng đào tạo một

13


đội ngũ cán bộ lý luận một cách có hệ thống, toàn diện cho cách mạng Việt
Nam và đảng cộng sản Việt Nam tương lai .
Đầu năm 1927, những bài giảng của Người đã được tập hợp lại và in
thành cuốn “Đường cách mệnh” do bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927 làm tài liệu học tập và tuyên
truyền.
Sau ngày phản biện của Quốc Dân Đảng (4/1927) trường chính trị của
Tổng bộ Việt Nam cách mạng thanh niên khơng cịn ở Quảng Châu mà
chuyển về bản Đáy ở gần biên giới, những người phụ giảng đã trở thành
giảng viên chính thức.
Cùng với sự phát triển của cả hệ thống trường lớp huấn luyện, số lượng
thanh niên yêu nước được huấn luyện cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin ngày
càng tăng lên, do đó mà tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngày càng
lớn mạnh, phong trào đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là phong trào
công nhân khi đã được kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin đã phát triển nhanh
chóng cả về số lượng và chất lượng.
Hai là, gửi học viên đi học ở các trường khác
Đây là phương thức mà Nguyễn Ái Quốc đã triệt để sử dụng nhằm
trong một thời gian ngắn nhất đào tạo cho Đảng tương lai một đội ngũ cán bộ
đa dạng, đáp ứng nhiều mặt của phong trào. Phương thức đào tạo này có
những thuận lợi sau đây: Thứ nhất, đó là trường đại học hay trường quân sự
mà nội dung học của các trường đó, trường chính trị của Tổng bộ khơng thể

đảm nhận được; đó là nơi đào tạo những cán bộ lãnh đạo chính trị, quân sự
cao cấp; thứ hai, sẽ giảm được một số kinh phí đào tạo đáng kể; thứ ba là đào
tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa tổ chức cách mạng của nước ta với Quốc
tế Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.
1.2.2.2 Các phương tiện tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin về nước
14


Thông qua tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc
còn rất ý thức trong việc sử dụng báo chí, sách làm phương tiện tuyên truyền
chủ nghĩa Mác-Lênin về nước. Báo chí là một phương tiện rất quan trọng để
phổ biến các chủ trương, quan điểm của Hội đến các tổ chức, cơ sở, hội viên,
đặc biệt là trong điều kiện hoạt động bí mật, trong sự cấm đoán gắt gao của
bọn thực dân Pháp.
Báo “Thanh niên”, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên ra số đầu tiên vào ngày 21 tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu.
Đây là tờ tuần báo tiếng việt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và là người
viết chủ chốt của tờ báo. Báo “Thanh niên” góp phần quan trọng vào việc
truyền bá chủ nghĩa Mã-Lênin vào Việt Nam; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng
và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam vào
đầu năm 1930
Ngồi báo chí, Nguyễn Ái Quốc còn viết sách để tuyên truyền tư tưởng
cách mạng và huấn luyện hội viên mới kết nạp. Trong các cuốn sách , quan
trọng nhất là cuốn “Đường cách mệnh”. Cuốn sách chủ yếu tập hợp các bài
giảng của Người về trong các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam cách
mạng thanh niên ở Quảng Châu và nhằm giới thiệu về chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản.
Ngồi báo chí và sách, Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã sử dụng
phương tiện tuyên truyền đặc biệt-tuyên truyền sống, tức là những học viên
được đào tạo ở Quảng Châu được cử về nước thực hiện nhiệm vụ trọng đại

và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tổ chức quần chúng nhân dân lại và đưa
họ ra đấu tranh. Đây là cơng lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng cho cách mạng, truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin về với Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.

15


1.2.3 Cơng lao của Nguyễn Ái Qc trong việc xây dựng và phát
triển hệ thống tổ chức đấu tranh để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về
Việt Nam, trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam
1.2.3.1 Hoàn cảnh lịch sử
Việt Nam chịu tác động của các trào lưu tư tưởng mới, nhất là tư tưởng
chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân tộc ở Việt Nam sau chiến tranh đã dâng
lên sôi nổi và phát triển đỉnh cao vào những năm 1925,1926. Từ trong cao
trào đấu tranh yêu nước ấy, đã dần dần xuất hiện các tổ chức tiến bộ và cách
mạng tiêu biểu nhất là tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt
Cách mạng Đảng, và Việt Nam Quốc dân Đảng. Sự ra đời của tổ chức Việt
Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với các hoạt động và công lao vĩ đại
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nhất là trước những thời điểm bản lề của dân
tộc. Sự ra đời của tổ chức Việt Nam ách mạng Thanh niên có ý nghĩa quan
trọng, khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về
tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay từ giữa năm 1923, trước khi rời nước Pháp đến Liên Xô, trong
một bức thư gửi bạn cùng phòng, Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ ý định của
mình: “Chúng ta phải làm gì ? Chúng ta khơng thể đặt vấn đề ấy một cách
máy móc. Điều đó tùy vào hồn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi
câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức

họ, đoàn kết h,ọ huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”
[14,tr174].
Sau đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Người được cử tới Quảng Châu
công tác với tư cách người được ủy nhiệm của Bộ Phương Đông Quốc tế
Cộng sản với trọng trách là chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức để
tiến tới xây dựng một Đảng Cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ cách mạng
của các nước khác ở Đơng Nam Á. Tồn bộ những hoạt động chủ yếu của
16


Nguyễn Ái Quốc mà Quốc tế Cộng sản giao cho Người khi đến Quảng Châu
là chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để xây dựng một Đảng mác xít ở Đông
Dương và giúp đỡ các nhà cách mạng nước khác ở Đông Nam Á.
1.2.3.2 Việt Nam Cách mạng Thanh niên -Công lao của Nguyễn Ái
Quốc trong việc chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam
Trước đó, chưa có ai xác định được tầm quan trọng và vai trị quyết
định của tổ chức và khơng có một đường lối, tư tưởng nhất qn, khơng có
mối liên hệ mật thiết giữa tổ chức với quần chúng. Phải đợi đến lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, người khai sáng con đường cách mạng vô sản nước ta, vấn
đề tổ chức trong sự nghiệp cách mạng mới được giải quyết đúng đắn, khắc
phục được những nhược điểm mà các tổ chức yêu nước trước kia không vượt
qua được.
Tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã được lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc chính thức thành lập vào tháng 6 năm 1925. Tổ chức này đã góp phần
tích cực vào q trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước, góp
phần chuẩn bị chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng
Cộng sản ở Việt Nam, gắn liền với cơng lao hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Đồng chí Trường Chinh, trong báo cáo nhân dịp kỷ niệm 30 năm
thành lập Đảng, ngày 5 tháng 6 năm 1960 có phát biểu:

“…. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tức chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến
của chúng ta là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam đã có cơng rất lớn
trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và sáng lập ra một Đảng MácLênin ở Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và những nhà cách mạng Việt
Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin đã định ra cho giai cấp công nhân và nhân
dân Việt Nam con đường giải phóng duy nhất đúng đắn. Tổ chức Việt Nam
Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra năm 1925 đã đóng

17


vai trị tích cực về chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập một Đảng
Cộng sản chân chính ở Việt Nam.
Có thể nói, sau gần 10 năm tìm tịi và lựa chọn con đường cứu nước,
năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lênin và trở thành người
chiến sĩ cộng sản mác xít đầu tiên của Việt Nam. Vừa nghiên cứu lý luận,vừa
tham gia phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp và công nhân
quốc tế. Người đã khẳng định rằng: “Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc, những người Việt Nam u nước khơng có vũ khí nào khác hơn là tổ
chức”. Đặc biệt, thấm nhuần tư tưởng của Lênin: “Hãy cho chúng tôi một
tổ chức những người cách mạng và chúng tơi sẽ đảo ngược nước Nga
lên”[22,tr.162]. Người đã tìm cách trở về nước, đi vào quần chúng, huấn
luyện họ, tổ chức họ và đưa họ ra đấu tranh giành độc lập, tự do.
Trong các bài giảng lớp học ở Quảng Châu, Người ln ln nhấn
mạnh vai trị của tổ chức: “Cách mạng thì phải có tổ chức rất vững bền mới
thành công” hoặc “dân thường chia rẽ phái này nọ…. nên nỗi sức yếu đi
như đũa một chiếc mỗi một nơi. Vậy nên sức cách mạng phải tập trung,muốn
tập trung phải có Đảng cách mạng”. (Đường cách mệnh. Bị áp bức dân tộc
liên hiệp hội, 1927 trang 8).
Qua hướng dẫn trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, qua các vũ khí
như cuốn “Đường cách mệnh”và những bài viết của Người trên báo Thanh

niên, các cán bộ hội viên Việt Nam cách mạng thanh niên đã học tập và
tiếp thu được ở người thầy của mình những nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của tổ chức. Họ đã thấy rằng: “Muốn làm lực lượng dân chúng được
thống nhất thì trước phải có bọn giác ngộ trong dân chúng tổ chức lại, thế
nên, trước phải tổ chức ra bổn hội là thế. Bây giờ các đồng chí làm thế nào
thân dân chúng, làm thế nào cho dân chúng tín ngưỡng, cho dân chúng tổ
chức, cho dân chúng đi lên đường cách mệnh. Đây là cơng việc các đồng chí
phải làm…” [2,tr.343].
18


Từ đầu năm 1926 thấm nhuần những quan điểm về tổ chức của
Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã ra sức phát triển cơ sở
ở trong nước. Nhờ sự hoạt động tích cực của hội viên, đầu năm 1927 ở nhiều
địa phương đã xây dựng được các cơ sở của Hội. Trên cơ sở đó các kỳ bộ rồi
tỉnh bộ lần lượt được thành lập.
Đến đầu năm 1929 Hội đã xây dựng được cơ sở ở khắp các tỉnh, thành
trong cả nước. Số hội viên đã lên tới khoảng 1.500 người. Điều này tạo nên
môi trường truyền bá thuận lợi chủ nghĩa Mác-Lênin vào các hội viên của hội
và đến quần chúng.
Do đại bộ phận hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên đều xuất
thân từ thành phần trí thức tiểu tư sản nên từ cuối năm 1928, Hội chủ trương
tổ chức phong trào “Vơ sản hóa” . Trong phong trào này, hàng trăm cán bộ,
hội viên đã đi vào công nhân giác ngộ công nhân. Những chiến sĩ cách mạng
đã khơi dậy lòng yêu nước trong những người công nhân qua các câu chuyện
về lịch sử dân tộc, những bất công, tàn bạo, những bần hàn, cơ cực… Tất cả
cái đó cuối cùng được dẫn đến phải làm cuộc đấu tranh giai cấp để xoá bỏ xã
hội người áp bức bóc lột người. Muốn vậy, ở nước ta những người thợ phải
tập hợp lực lượng của giai cấp mình lại giương cao ngọn cờ lãnh đạo dân tộc
giành độc lập … Với những cách thức tuyên truyền như vậy, chủ nghĩa MácLênin đã được phổ biến rộng rãi trong quần chúng lao động.

Ngoài các hoạt động tun truyền, một số nơi cịn có “hội đọc sách
báo” mở trường … Ở đây chủ nghĩa Mác-Lênin đã được lồng ghép vào trong
các bài giảng, qua đó giáo dục lý luận Mác- Lênin cho quần chúng nhân dân,
giác ngộ quần chúng đứng lên đấu tranh. Có thể khẳng định lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc có vai trị rất lớn trong việc chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam , đặc biệt là thông qua việc sáng lập và tổ chức
hoạt động cho hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

19


1.2.3.3 Vai trò lịch sử của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên do
Nguyễn Ái Quốc sáng lập trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm
1930
Trong quá trình tồn tại và phát triển, tổ chức Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã thực hiện nhiệm vụ bước đầu đưa chủ nghĩa Mác- Lênin vào
Việt Nam, trang bị vũ khí tư tưởng đó cho giai cấp cơng nhân Việt Nam. Điều
này đã tạo ra bước tiến dài trong ý thức hệ tư tưởng ở Việt Nam, thúc đẩy
phong trào cách mạng Việt Nam chuyển nhanh theo xu hướng cách mạng vô
sản. Tổ chức này gắn liền với công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc, được coi
là một hình thức quá độ đi tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Việc thành lập một Đảng Cộng sản phải thông qua sự kích thích từ bên
trong, nắm được quy luật vận động và phát triển, tác động vào đúng chỗ,
đúng lúc, tạo ra sự vận động tự nhiên, tác động để cho những mâu thuẫn và
đấu tranh đó phát triển tồn diện: tư tưởng, lý luận chính trị, tổ chức, từ đó tự
bản thân nó đã ra yêu cầu khách quan là phải có một Đảng Cộng sản. Có thể
nói, nửa cuối những năm 20 là bản lề lịch sử chính trị Việt Nam trong thời kỳ
cận đại- hiện đại, về cơ bản kết thúc giai đoạn đen tối, bế tắc, hé ra ánh sáng
rực rỡ của tương lai gắn chặt với sự ra đời và phát triển của tổ chức Việt Nam
cách mạng thanh niên.

Sự ra đời và phát triển của tổ chức này đem lại thắng lợi bước đầu cho
tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho các hình thức tổ chức và
phương pháp đấu tranh tiên tiến nhất vào cách mạng Việt Nam, là một cuộc
cách mạng toàn diện trong các lĩnh vực lập trường, quan điểm ,phương pháp
cứu nước. Những vấn đề mới mẻ đó được đưa vào lần đầu tiên trên nền tảng
của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến mà đã đẩy lùi và đánh bại được
địch thủ ,chứng tỏ sức mạnh vĩ đại, vạn năng của nó.
Qua phân tích trên đã cho thấy vai trị của Nguyễn Ái Quốc trong việc
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó là con đường kết hợp
20


giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam và xu thế của thời đại, giải
quyết bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước, phương pháp cách mạng
của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Người đã tích cực nghiên cứu lý luận Mác- Lênin, tổng kết thực tiễn,
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về Việt Nam, thông qua tổ chức Việt Nam
cách mạng thanh niên do Người sáng lập, qua đó thúc đẩy phong trào cách
mạng trong nước phát triển, tạo tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Người đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ cách mạng cho Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Việt
Nam sau này; quan trọng nhất là sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đóng
vai trị lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc.

21


CHƯƠNG 2
NGUYỄN ÁI QUỐC SÁNG LẬP RA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1 Hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
Cuối những năm 20, Bắc kỳ là nơi có phong trào cách mạng phát triển
mạnh nhất cả nước. Tại đây hai tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên và
Việt Nam Quốc dân Đảng đang ra sức hoạt động nhằm lôi kéo và tranh
giành quần chúng trong khi Việt Nam Quốc dân Đảng đang ngày càng tỏ ra
lúng túng về phương thức hoạt động thì tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh
niên hoạt động ngày càng có hiệu quả. Thơng qua phong trào “vơ sản hóa”,
chịu tác động trực tiếp của phong trào cộng sản qua con đường Trung Quốc
dội vào, nhiều hội viên Thanh niên tiên tiến- là những học trò xuất sắc của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sớm nắm bắt được các yêu cầu của thời cuộc,
nhanh chóng nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để
thay thế Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lãnh đạo và đưa phong trào cách
mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên.
Để xúc tiến chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản, tháng 3 năm 1929,
những hội viên tích cực nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc kỳ đã
họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) quyết định lập ra chi bộ cộng sản
đầu tiên gồm 7 người là: Ngơ Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu,
Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân.
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ cộng sản, cuối tháng 3 năm 1929 kỳ bộ
Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã họp đại hội tại Sơn Tây. Đại hội đã trao
đổi thảo luận nhiều ý kiến và đi tới thống nhất chủ trương thành lập Đảng
Cộng sản của những người lãnh đạo kỳ bộ, đồng thời quyết định cử một đồn
đại biểu gồm 4 người do Trần Văn Cung (Bí thư kỳ bộ) phụ trách đi dự Đại

22


hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên sẽ tổ chức ở Hương
Cảng.

Đầu tháng 5 năm 1929 tại đại hội I của Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, đoàn đại biểu kỳ bộ Bắc kỳ đã đề nghị giải tán tổ chức Thanh niên và
thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận nên đã bỏ đại hội ra
về. Sau khi trở về nước, ngày 17 tháng 6 năm 1929 Đông Dương Cộng sản
Đảng được thành lập tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) với sự tham
gia của 20 đại biểu ưu tú của kỳ bộ Thanh niên. Sau khi ra đời, Đông Dương
Cộng sản Đảng đã cho công bố Tuyên ngôn, Điều lệ và ra báo “Búa Liềm”
làm cơ quan tuyên truyền của Đảng. Ngồi cơng tác tun truyền, Đơng
Dương Cộng sản Đảng cịn cử người vào Nam kỳ, đi về các địa phương để
xây dựng và phát triển cơ sở Đảng. Đến tháng 8 năm 1929 nhiều cơ sở Đảng
nhất là ở Bắc kỳ được thành lập.
Trước ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Đông Dương Cộng sản
Đảng, Tổng bộ Thanh niên và kỳ bộ Nam kỳ quyết định thành lập An Nam
Cộng sản Đảng vào tháng 7 năm 1929, xuất bản báo “Đỏ” ở Hương Cảng rồi
gửi về nước để truyền bá trong nhân dân.
An Nam Cộng sản Đảng ra đời, tích cực hoạt động, đẩy mạnh tuyên
truyền chủ nghĩa Mác- Lênin, tổ chức các hội quần chúng trong công nông,
học sinh… để tập hợp quần chúng. Hướng vào công nhân, truyền đơn cộng
sản được rải nhiều ở trong các xí nghiệp và lãnh đạo một số cuộc đấu tranh
chống khủng bố, chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ Liên Xô, bãi cơng, đình
cơng…
Các đại biểu Tân Việt chân chính họp tại Sài Gịn tháng 9 năm 1929 đã
tun bố chính thức lập ra Đơng Dương Cộng sản Liên đồn hoạt động chủ
yếu ở Trung kỳ và Nam kỳ. Đông Dương Cộng sản Liên đồn ra đời đã góp
phần khẳng định hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hệ tư tưởng của giai cấp công

23


nhân đang phát triển ở Việt Nam, phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch

sử.
Vào những năm 1928, 1929 phong trào cách mạng ở nước ta phát triển
mạnh mẽ và sôi động. Những người tiên tiến cho Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã sớm thấy tổ chức của mình khơng cịn đáp ứng được u cầu
của cách mạng và thực tiễn lịch sử đang địi hỏi phải có một chính Đảng của
giai cấp vơ sản để lãnh đạo phong trào cách mạng. Trong cùng một thời điểm
ở nước ta đã ra đời ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An
Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thay thế cho Việt
Nam Cách mạng Thanh niên.
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào nửa sau năm 1929
đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, chứng tỏ
hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chỉ ra
rằng những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản đã hồn tồn chín muồi
trong phạm vi cả nước. Sự kiện đó lại là bước nhảy vọt của phong trào công
nhân và phong trào u nước Việt Nam vì:
Các tổ chức cộng sản đó ra đời hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển
tất yếu của tình hình và đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử nước ta lúc bấy
giờ; đi cùng và phù hợp với trào lưu của thời đại cách mạng vô sản, sau khi
cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công; phù hợp với
nguyện vọng, ý chí của tồn thể giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và dân
tộc Việt Nam đang đấu tranh để tự giải phóng mình khỏi ách áp bức, bóc lột
của đế quốc phong kiến. Biểu hiện quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt
giữa tư tưởng vô sản với các tư tưởng không vô sản khác, để xác lập sự thắng
lợi của xu hướng vô sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng
sản và tự nhận mình là Đảng cách mạng chân chính. Tuy nhiên, vì nhận thức
và phương pháp tổ chức khác nhau trong quá trình tuyên truyền, vận động
24



quần chúng, các tổ chức cộng sản này khó tránh khỏi tranh giành ảnh hưởng,
cơng kích lẫn nhau ,chưa đi tới thống nhất. Tình hình đó gây tổn hại lớn cho
sự phát triển của phong trào cách mạng, gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang
mang trong quần chúng. Phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ đi đến
sự chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có
một Đảng thống nhất trong cả nước.
Ngày 27/ 10/ 1929, Quốc tế Cộng sản đã gửi cho người cộng sản Đong
Dương một bức thư, trong đó yêu cầu các tổ chức cộng sản phải chấm dứt sự
chia rẽ, cơng kích lẫn nhau, xúc tiến hợp thành một chính Đảng duy nhất ở
Đơng Dương.
Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Đông Dương Cộng sản Đảng
đã cử đại diện sang Hương Cảng tiếp xúc và bàn chuyện thống nhất với An
Nam Cộng sản Đảng nhưng không đạt kết quả. Đúng vào thời điểm cấp bách
ấy, Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng và
phong trào cộng sản Việt Nam.
Tháng 4 năm 1927 Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu sang Liên Xô và
tiếp tục hoạt động cho Quốc tế cộng sản. Cuối năm 1927, Người qua Đức,
Pháp rồi trở về Xiêm. Tại đây Người ra sức tuyên truyền, giác ngộ và xây
dựng các cơ sở của Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong kiều bào Việt
Nam.
2.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - công lao to lớn
tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc
2.2.1 Nguyễn Ái Quốc tham gia chủ trì hội nghị thành lập Đảng
Đầu tháng giêng năm 1930 trước nhu cầu cấp bách của phong trào
cộng sản trong nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến Hương Cảng để tham gia Hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất ở Việt
Nam.
25



×