Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Vai trò của nguyễn ái quốc đối với sự ra đời của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.04 KB, 38 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chính
Người vạch ra cương lĩnh cách mạng, định hướng cho cách mạng Việt Nam đi từ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để làm
sáng tỏ thêm công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là
vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác
giả đã chọn đề tài tiểu luận môn chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
nghiên cứu về " Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam", một mảng đề tài nhỏ ít có người nghiên cứu sâu sắc. Với phạm vi
là một tiểu luận tác giả chỉ có thể đi vào những nội dung cơ bản nhất trong suốt
quá trình đi tìm đường cứu nước cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Từ lúc bắt tay vào viết tiểu luận cho đến khi hoàn thành đề tài, tác giả
chủ yếu dùng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp tổng hợp khi phân tích
các sự kiện. Bố cục của đề tài được tác giả chia thành 3 chương chính ngoài phần
mở đầu, kết luận và phụ lục.
Với những hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, về cuộc đời, sự nghiệp
và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ vào cuộc làm sáng
tỏ hơn nữa, sâu sắc hơn nữa về vai trò của người thanh niên Nguyễn Tất Thành Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Tuy
nhiên, đề tài chỉ được nghiên cứu trong một thời gian ngắn, kiến thức của tác giả về
đối tượng nghiên cứu vẫn còn hạn chế khó tránh khỏi những thiếu sót, xin được sự
đóng góp ý kiến về phía thầy cô và các bạn sinh viên để tiểu luận có thể hoàn chỉnh
hơn.
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


1. Cơ sở lý luận
1.1 Học thuyết Mác - Ăngghen về Đảng Cộng sản
1.1.1. Sự cần thiết phải thành lập một đảng lãnh đạo
Các nhà sáng lập CNXHKH đã nêu rõ sự cần thiết phải thành lập chính đảng
lãnh đạo - đội tiên phong của giai cấp vô sản. Trên cơ sở phân tích những sự kiện
lịch sử trong cuộc đấu tranh của tư bản và vô sản thế kỷ XIX trong quỹ đạo của sự
phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, Mác và Ăngghen đã chứng minh sự tất yếu
của chủ nghĩa tư bản và sự tất yếu ra đời của chủ nghĩa cộng sản. Bên cạnh đó, hai
ông cũng đã chỉ ra lực lượng để thay đổi chế độ này chính là giai cấp công nhân.
Trong quá trình hoạt động của mình, Mác và Ăngghen đã chứng minh một
cách khoa học vai trò lịch sử của giai cấp vô sản được quy định bởi những yếu tố
khách quan tác động, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Do địa vị khách quan trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa- nền đại
công nghiệp phát triển. Giai cấp vô sản gắn liền với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, trực tiếp là người lao động
trong các cơ sở kinh tế chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai: Khác với các giai cấp khác, giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất,
không có tài sản và quan trọng hơn đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề do đó đây là
giai cấp có tinh thần đấu tranh cách mạng của họ là triệt để.
Thứ ba: Mục đích của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết
lập chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

2


Thứ tư: Giai cấp vô sản gắn liền với nền sản xuất hiện đại, là giai cấp có tổ
chức và kỷ luật cao nhất. Mặt khác, đây cũng là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh
đạo các giai cấp khác mà các giai cấp khác không có được.
Tất cả những yếu tố trên Mác và Ăngghen cho rằng đã quy định vai trò, sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Mác và Ăngghen cho rằng: " Giai cấp vô sản chỉ có thể hoạt động với tư cách
là một giai cấp khi nó được tổ chức lại thành một chính đảng riêng bịêt" hay "Giai
cấp vô sản có thể đủ mạnh và có thể giành được thắng lợi thì nó phải thành lập một
đảng đặc biệt khác với tất cả các đảng khác và độc lập với các đảng khác và tự coi
mình là đảng của giai cấp vô sản"
Mác và Ăngghen đã nêu nên những nhân tố cấu thành nên Đảng Cộng sản: "
Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa CNXHKH và phong trào công
nhân". Và trong phong trào công nhân, Mác và Ăngghen đã tích cực truyên bá chủ
nghĩa xã hội khoa học vào phong trào công nhân và tất yếu sẽ làm nảy sinh Đảng
Cộng sản.
1.1.2..Bản chất giai cấp của Đảng
Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản Mác và Ăngghen cho rằng Đảng mang bản
chất của giai cấp công nhân: "Về mặt tư tưởng, những người cộng sản là bộ phận
kiên quyết nhất của các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận cổ vũ tất cả
các bộ phận khác. Về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở
chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình, kết quả chung của phong trào cộng
sản".
Chúng ta thấy hai ông đã nêu rõ Đảng cộng sản là đội tiên phong bao gồm
những người tiên tiến, những người kiên quyết đấu tranh cho giai cấp mình. Điều
đó thể hiện rất rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
1.1.3. Cơ sở tư tưởng của Đảng

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

3


Mác và Ăngghen đưa ra quan điểm Đảng Công sản phải lấy chủ nghĩa xã hội
khoa học là cơ sở, nền tảng tư tưởng. Ngay từ những ngày đầu khi Mác và

Ăngghen đánh giá tổ chức Đồng minh những người cộng sản, Ăngghen đã nhận
xét: " Đồng minh đã có thế giới quan khoa học mới làm cơ sở lý luận"
Toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức công sản do Mác và Ăngghen sáng
lập đều được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.1.4. Công tác xây dựng Đảng
Mặc dù Mác và Ăngghen chưa có điều kiện sống trong thời kỳ nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa phát triển để đưa ra một học thuyết về xây dựng đảng một cách hoàn
chỉnh nhưng hai ông cũng đã đưa ra một số quan điểm trong công tác Xây dựng
đảng:
Về chính trị: Mác và Ăngghen đã trình bày quan điểm, lý luận chung, nêu rõ
mục đích, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng của Đảng
Về tư tưởng: Trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã xác định
rõ lập trường, quan điểm của giai cấp vô sản, bác bỏ những tư tưởng thù địch đối
với giai cấp vô sản, nêu rõ những sai lầm, dối trá của những tư tưởng phong kiến,
tiểu tư sản, tư sản…và những tư tưởng phản động khác khoác áo xã hội chủ nghĩa.
Về tổ chức: Các văn kiện của đồng minh những người cộng sản, Quốc tế thứ I
và hoạt động thực tiễn của các tổ chức đó đã nói lên rằng cơ sở xây dựng các tổ
chức đó là nguyên tắc tập trung dân chủ.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức của Đảng
Việc tham gia vào Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen cho rằng có thể có nhiều
thành phần, giai cấp khác nhau nhưng khi đã tham gia vào Đảng thì phải từ bỏ
nguồn gốc xuất thân giai cấp của mình để đứng vào hàng ngũ của giai cấp vô sản.
1.1.6. Chủ nghĩa quốc tế của Đảng cộng sản
Lấy sức mạnh quốc tế của giai cấp vô sản để có thể chống lại sức mạnh quốc
tế của giai cấp tư sản - Mác và Ăngghen phân tích sự cấu kết của chủ nghĩa tư bản
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

4



thành sức mạnh quốc tế để đàn áp giai cấp công nhân, cho nên muốn chống lại và
xoá bỏ giai cấp bóc lột mạng tính quốc tế thì tất yếu thì phải đoàn kết lại với tính
quốc tế thì mới có thể thắng lợi hoàn toàn.
Mác và Ăngghen cho rằng: " Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành
chính quyền, phải tự mình giành lấy chính quyền trở thành dân tộc, cho nên họ vẫn
có tính chất dân tộc, tuy tiến dân tộc này không hoàn toàn hiểu theo nghĩa tư sản"
Trong một quá trình hoạt động lâu dài trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Mác và Ăngghen đã đấu tranh không khoan nhượng đối với tư tưởng dân
tộc tư sản hẹp hòi diễn ra trong các tổ chức cộng sản. Theo hai ông, sự ra đời của
đảng tuyên phong - Đảng cộng sản nhằm lãnh đạo giai cấp công nhân là một yêu
cầu bức thiết mà lịch sử đã đặt ra.
1.2 Học thuyết của Lênin về Đảng kiểu mới và Đảng cầm quyền
Lênin được sinh ra và lớn lên trong môi trường tư bản phát triển mạnh mẽ. Sự
cạnh tranh khốc liệt của chúng và dẫn đến nạn bằng cùng hóa giai cấp vô sản. Do
đó Lênin có điều kiện tiếp tục kế thừa và phát triển quan điểm của Mác và
Ăngghen lên một bước mới. Trong tác phẩm "Một bước tiến hai bước lùi" Lênin đã
nêu lên vai trò của một đảng lãnh đạo giai cấp công nhân và những nguyên tắc hoạt
động của nó. Đây là cơ sở hết sức quan trọng đối với việc Hồ Chí Minh quyết định
thành lập một tổ chức đảng lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu
tranh giành độc lập tự chủ ở Việt Nam.
Lênin cho rằng đảng Mácxit của giai cấp công nhân là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân. Lênin chỉ rõ: "Đảng
là bộ phận của giai cấp công nhân, nhưng không được lẫn lộn Đảng với giai cấp.
Đảng phải đóng vai trò tiên phong, là bộ tham mưu chính trị của giai cấp công
nhân".
Trên cơ sở đó, Lênin phân tích: Đảng là đội ngũ có tổ chức của giai cấp công
nhân. Có kỷ luật bắt buộc các đảng viên phải noi theo. Người cho rằng: " Giai cấp
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

5



vô sản có thể trở thành và nhất định trở thành lực lượng chiến thắng chính về sự
thống nhất của nó về mặt tư tưởng trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác
được cũng cố bằng sự thống nhất của tổ chức. Chính các tổ chức này đã đoàn kết
hàng triệu người lao động vào quân đội của giai cấp công nhân".
Lênin nêu rõ: "Kỷ luật trong đảng là kỷ luật sắt, ai cũng phải giữ vững".
Đảng phải là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, giữ vai trò lãnh đạo, chỉ
đường, dẫn lối cho tất cả các tổ chức khác của giai cấp công nhân và người lao
động.
Lênin đã nêu lên tầm quan trọng phải có một tổ chức lãnh đạo phong trào cách
mạng: " Không có tổ chức vững vàng lãnh đạo thì không thể có phong trào vững
chắc được, hãy cho tôi một tổ chức của những người cộng sản, tôi sẽ làm đảo lộn
cả nước Nga".
Ngoài việc nêu lên chức năng, tầm quan trọng của Đảng Cộng sản, Lênin còn
yêu cầu Đảng phải liên hệ chặt chẽ mật thiết với quần chúng; Lênin đã từng nói
rằng: Chỉ trong chờ vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội
cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương nhân dân và họ chỉ giành được thắng
lợi trong trường hợp dẫn dắt được quần chúng công nhân, nông dân và toàn thể
nhân dân lao động đi theo mình thực hiện mục được mục đích đã đề ra: "Nguy cơ
xa rời quần chúng là một tay họa lớn đến với đảng, có khả năng giết chết sự
nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Bên cạnh đó, Lênin còn nêu ra những nguyên tắc hoạt động của đảng: "Đảng
phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ…có một chế độ tập trung
chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, nếu thiếu nó Đảng sẽ trở thành câu lạc bộ cải vã,
mất hết sức chiến đấu". Mặt khác, trong Đảng phải dân chủ, nếu không có dân chủ
sẽ có nguy cơ thoái hóa thành một tổ chức quan liêu. Vì vậy, Đảng phải có một điều
lệ duy nhất mà tất cả các đảng viên và lãnh tụ của Đảng đều phải nghiêm chỉnh
chấp hành. Lênin cho rằng lợi ích đấu tranh của giai cấp vô sản ở một nước sẽ phục
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng


6


tùng lợi ích của cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản chống lại chủ nghĩa tư bản mang tính quốc tế do đó nó cũng phải đoàn
kết quốc tế để có đủ sức mạnh chống lại sức mạnh quốc tế.
Lênin đã kế thừa và phát triển những quan điểm sơ khai của Mác và Ăngghen
về Đảng cầm quyền thì thời hai ông chưa có điều kiện thực tiễn để hình dung ra
được. Lênin đã nêu ra nhiệm vụ quản lí xã hội là nhiệm vụ đầu tiên của Đảng cầm
quyền. Người đã phân tích cụ thể nhiệm vụ quản lí xã hội là nhiệm vụ khó khăn và
vô cùng quan trọng của một Đảng cầm quyền: "Đảng phải kết hợp hệ thống tổ
chức mới, cực kỳ phức tạp và tinh tế bao gồm sự sản xuất và phân phối một cách
có kế hoạch các sản phẩm cần thiết cho đời sống của hàng chục triệu người. Muốn
quản lý tốt phải có một trình độ nhất định". Lênin cho rằng khi Đảng trở thành
Đảng cầm quyền thì vai trò của Đảng càng mở rộng. Đảng không chỉ lãnh đạo giai
cấp mà lãnh đạo toàn xã hội. Đến đây, Lênin cho rằng, muốn thực hiện được nhiệm
vụ chuyên chính vô sản của mình. Cần phải xây dựng một bộ máy vô sản, về hình
thức thì không cần phải cộng sản. Một bộ máy mềm dẽo, tương đối rộng rãi, rất
mạnh, một đảng liên hệ mật thiết với quần chúng. Ngoài ra Lênin còn đưa ra các
nguyên tắc và phương thức lãnh đạo có một Đảng cầm quyền. Lênin chỉ rõ: "Đảng
là người lãnh đạo chính quyền và toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản nhưng cần
phải phân biệt chính xác chức năng của chính quyền xô viết. Đảng lãnh đạo chính
quyền trước hết là thông qua đường lối, chủ trương của đảng, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Trong Đảng lãnh đạo xã hội Lênin chú ý là phải lãnh đạo tập thể,
phải đẩy mạnh phê và tự phê, đoàn kết quốc tế trong Đảng, việc lựa chọn, sử dụng
cán bộ của đảng, năng cao chất lượng và kết nạp đảng viên mới…
Cơ sở lý luận chung là một vấn đề hết sức quan trọng, là tiền đề, nền tảng để
dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc lại lời kêu gọi của Lênin đối với các nhà cách

mạng phương Đông: "Trước mắt các đang có một nhiệm vụ mà trước kia những
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

7


người cộng sản toàn thế giới không có: dựa vào lí luận và thực tiẽn chung của chủ
nghĩa cộng sản, áp dụng vào các điều kiện đặc biệt, không có ở các nước châu Âu,
các bạn phải biết vận dụng lí luận và thực tiễn ấy vào điều kiện, khi nông dân là
quần chúng cơ bản, cần phải giải quyết nhiệm vụ đấu tranh không chống tư bản,
mà phải chống những tàn tích của thời trung cổ"(11)
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như từ truyền thống
của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng. Nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, được
lãnh đạo thì mới trở thành lực lượng to lớn, như nhiều chiếc đũa bó thành mọt bó,
chứ không phải "mỗi chiếc một nơi". Đảng phải là người làm tròn nhiệm vụ trọng
đại đó. Hồ Chí Minh đã từng nêu lên tầm quan trọng của Đảng đối với cách mạng:
"Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng
ngoài thì liên hệ với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới
chạy". Đảng cách mệnh chân chính phải là Đảng Cộng sản.
Khi thành lập Đảng, Bác đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của
giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả
năng tập hợp, lôi kéo các tầng lớp nhân dân khác, đoàn kết đứng lên làm cách
mạng. Khi Đảng lao động Việt Nam chính thức là tổ chức công khai của Đảng. Hồ
Chí Minh nhấn mạnh thêm: "Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam". Đây
là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và
của cả dân tộc. Hơn nữa Đảng là: đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng

suốt, để xứng đáng với vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ lịch sử
mới.
1

Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG.HN.1996.t7.tr516

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

8


Theo Hồ Chí Minh, dù tên Đảng có lúc thay đổi nhưng chất của Đảng vẫn là
một, bao giờ Đảng cũng là đảng cách mạng chân chính, đảng mácxit - Lêninnít
chân chính, Đảng mang bản chất giai cấp công nhân. Bao giờ Đảng cũng "tận tâm
tận lực vì lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích
nào khác". Đó là độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con
người, xây dựng đất nước giàu mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội, sống hòa bình hữu
nghị với tất cả các dân tộc khác.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Từ thực tiễn kinh nghiệm cách mạng thế giới
Những năm đầu của thế kỷ XX cũng là thời gian mà tình hình thế giới xảy ra
nhiều biến động nhất là đối với thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Nguyễn Ái Quốc càng có
thêm thực tế sinh động để hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. các nước đế
quốc phân chia lại thị trường thế giới nên đã phát động chiến tranh và hậu quả là đã
sinh ra hàng loạt nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Các cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc của các nước theo đó cũng nổ ra và hầu như chưa có cuộc cách mạng
nào thắng lợi triệt để. Cuộc hành trình qua nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản,
đế quốc của Nguyễn Ái Quốc đã hình thành trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc về sự
cần thiết phải có một tổ chức đứng ra lãnh đạo các phong trào yêu nước, giải phóng

dân tộc.
Tháng 11- 1927, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công
dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga. Thắng lợi của cách mạng
tháng Muời, sự lớn mạnh của Nhà nước Liên bang Xô viết do Đảng Cộng sản lãnh
đạo và sự ra đời của Quốc tế cộng sản đã tạo điều kiện tiền đề lý luận và thực tiễn
ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng phải hình thành một Đảng Cộng sản ở Việt Nam để
làm chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc, thúc đẩy phong trào này phát triển,
ngày càng xích lại và phát triển phong trào công nhân.
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

9


Thực tiễn lịch sử cho thấy vài chục năm đầu của thế kỷ XX, do sự phát triển
không điều của của chủ nghĩa tư bản. Một số nước tư bản muốn chia lại thuộc địa
đã ra gây chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm khóet sâu thêm mâu thuẩn vốn có
giữa các nước đế quốc với nhau, và đó là nguyên nhân làm cho các nước đế quốc
suy yếu tạo điều kiện cho cách mạng tháng Muời thắng lợi. Với thắng lợi này của
Lênin và Đảng Bônsêvích Liên Xô đã cho ra đời nhà nước công nông đầu tiên trên
thế giới, mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Tháng 3-1919, Quốc tế cộng sản do Lênin sáng lập đã trở thành bộ tham mưu
chiến đấu của phong trào cộng sản công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân
tộc. Mặt khác trong thời kỳ đế quốc thực dân hóa, các dân tộc thuộc địa bị lôi cuốn
vào con đường của chủ nghĩa tư bản thực dân. Đây cũng là một yếu tố quan trọng
làm cho chủ nghĩa Mác dễ dàng xâm nhập vào các nước thuộc địa và phụ thuộc,
trong đó có châu Á và Đông dương. Bản thân sự nhu nhập của chủ nghĩa tư bản từ
bên ngoài vào lại tạo ra một cách không tự giác cho các dân tộc bị áp bức cả ý thức
lẫn phương tiện và phương pháp tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc tăng
lên mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu từ những năm 20 của thế kỷ, nhất là từ sau

cách mạng tháng Mười Nga và Liên bang Xô viết ra đời. Lịch sử đòi hỏi một cách
khách quan sự ra đời của tổ chức cộng sản để lãnh đạo các phong trào. Và cách
mạng Việt Nam đã chịu tác động mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế đó.
2.2 Thực tiễn và những đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam
Từ giữa thế kỷ thứ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Với tinh
thần yêu nước và sức mạnh truyền thống của dân tộc, lòng câm thù giặc ngoại xâm
và ý chí giành độc lập, nhân dân Việt Nam đã nhất tề vùng lên chống quân xâm
lược, mở đầu cho thời kỳ dài đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược của dân tộc ta.
Cuộc kháng chiến bắt đầu từ nơi Pháp đã bắt đầu nổ súng và đỗ quân xâm
lược vào ngày 1-9-1858 - Đà Nẵng. Từ đây cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

10


nhanh chóng ra cả Quảng Nam và hầu khắp các tỉnh Nam Bộ. Trong không khí sôi
nổi chống giặc của nhân dân cả nước thì triều đình Huế lại xuất hiện các phe khác
nhau: phái chủ chiến, chủ hòa và phái không hòa không chiến, trong đó phái chủ
hòa lại chiếm ưu thế. Và trước tình hình đó đã dẫn tới việc triều đình Huế đã ký kết
với Pháp hiệp ước 5-6-1862, hiệp ước nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam bộ
và đảo Côn lôn. Hiệp ước đã ký kết, phong trào khởi nghĩa của nhân dân 3 tỉnh
miền Đông vẫn tiếp tục dâng cao. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định (18201864) với tinh thần trung với nước hiếu với vua. Đến năm 1867 khi ba tỉnh miền
Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên rơi vào tay giặc thì phong trào chống Pháp
của nhân dân lục tỉnh Nam kỳ phát triển một cách rầm rộ. Lần lượt kẻ trước ngã,
người sau tiếp bước nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng tinh
thần yêu nước, ý chí anh dũng kiên cường quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm và
không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân vẫn không hề lung lay mà còn dâng
lên mạnh mẽ.
Từ khi Nam kỳ trở thành thuộc địa và hoạt động trong quỹ đạo vủa chủ nghĩa
đế quốc Pháp thì đây cũng chính là một chỗ dựa vững chắc để Pháp tiếp tục đánh

chiếm cả nước Việt Nam. Trong khi đó nhà nước phong kiến của triều Nguyễn ươn
lên thay vì đứng về phía nhân dân, lãnh đạo nhân dân giương cao ngọn cờ đấu tranh
giải phóng dân tộc thì lại có những hành động tiếp tay cho giặc, trấn áp các hoạt
động yêu nước theo lối nghị hòa. Nhân dân càng lầm than, cơ cực. Nhân dân càng
nổi dậy thì những kẻ cầm quyền lại hờ hửng quay lưng lại với nhân dân. Sài gòn,
Hà Nội, Huế lần lượt bị rơi vào tay Pháp. Triều đình Huế ký kết hiệp ước này đến
hiệp ước khác đầu hang hoàn toàn, thừa nhận Pháp đặt quyền thống trị trên toàn đất
nước Việt Nam2
Hiệp ước 1883,1884 là dấu chấm kết thúc vai trò của giai cấp phong kiến Việt
Nam. Tuy nhiên tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn là động lực to lớn thôi
2

Ngày 25-8-1883 triều đình Huế ký hiệp ước thừa nhận quyền thống trị của pháp trên đất nước Việt Nam ( Hiệp ước
Hăcmăng). 6-6-1884 Pháp làm một hiệp ước mới đưa cho triều đình Huế ký. ( Hiệp ước Pa tơ nốt).

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

11


thúc các sĩ phu yêu nước và các quan lại quả cảm đưa họ đứng về phía nhân dân,
tiếp tục phất cờ chiến đấu, tạo ra phong trào kháng chiến rất sôi nổi khắp các địa
phương. tiêu biểu cho các phong trào yêu nước thời kỳ này là phong trào Cần
Vương lan rộng ra cả Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ; mở đầu khi Tôn Thất Thuyết đưa
vua Hàm Nghi rút lên rừng núi Quảng Trị, Quảng Bình, ra chiếu Cần Vương (13-71885) kéo dài cho tới những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, bất chấp cả việc vua
Hàm Nghi bị Pháp bắt (1-11-1888) đày đi Angiêri. Bên cạnh phong trào Cần
Vương còn có nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân các địa phương: Khởi nghĩa Yên
Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo(1885-1913), các cuộc khởi nghĩa của các dân
tộc ít người như: Trương Quyền, Thiên Hộ Vương, Đốc Ngữ, Cầm Bá Thước…
Thực tiễn Việt Nam cho thấy đầu thế kỷ XX lịch sử đã đặt ra cho dân tộc hai

nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết là đánh đuổi đế quốc Pháp, giành lại độc lập dân
tộc và canh tân đất nước. Hai nhiệm vụ này gắn bó chặt chẽ với nhau, hổ trợ nhau,
không thể tách rời. Trong đó giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ tiên quyết và cần
thiết để thực hiện được nhiệm vụ còn lại. Lịch sử đã chứng minh phong trào yêu
nước theo các hệ tư tưởng lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn lịch sử của Việt
Nam đã dần dần đi vào thất bại. Tổng kết những năm thang hoạt động của phong
trào Cần Vương, sự kế tục cách chống giặc theo con đường cũ Phan Đình Phùng đã
viết: "Nhưng tôi ngẫm nghĩ lại nước mình mấy ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng,
quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu, cái chỗ để dựng nước là nhờ cái gốc
vua tôi, cha con theo năm dạo thường mà thôi"3.
Đến những thập niên 60,70 của thế kỷ XIX bắt đầu hé mở một hướng mới của
con đường cứu nước, khác hẳn con đường đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách
thống trị của ngoại bang mà dân tộc ta đã tiến hành trước đó. Đó là nhưng ý tưởng
mới được các nhà nho yêu nước tiếp xúc với văn hoá, chính trị của phương Tây và
Nhật Bản trong buổi đầu canh tân đất nước. Các nhà nho đưa ra ý tưởng đó là mở
rộng cửa đất nước đón nhận thành tựu văn minh phương Tây, kết hợp với văn hóa
3

Thơ văn yêu nước nữa sau thế kỷ XIX (1858-1990).NXB văn học,HN.1970,tr282

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

12


dân tộc, xây dựng nền kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỷ thuật theo hướng
tư bản chủ nghĩa, tạo lập một nền quốc phòng vững mạnh. Tuy những tư tưởng của
các nhà yêu nước thuộc xu hướng cải cách như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch, Bùi Viện… được ghi nhận như những khát vọng độc lập nhưng những tư
tưởng đó không được triều đình Huế chấp nhận và thực thi.

Nếu như những năm cuối của thế kỷ XIX giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt của
phong trào yêu nước là các văn thân, sĩ phu yêu nước, thì đến những năm đầu của
thế kỷ XX, một lớp chí sĩ yêu nước cách mạng mới xuất hiện. Họ vốn là những vị
khoa bảng giàu lòng yêu nước, tiếp nhận học thuết dân chủ, nhân văn của các nhà
cách mạng tư sản Pháp và các nhà cải cách Trung Quốc. Từ đó lại xuất hiện xu
hướng đi tới độc lập và dân chủ, tự do theo mô hình tư bản chủ nghĩa. Thể hiện rõ
nhất ở thời kỳ này là hai xu hướng, hai ngã đường cứu nước bằng phương pháp bạo
động và phương pháp cải lương.
Người đề xướng, xây dựng tổ chức lãnh đạo và tiến hành hoạt động cứu nước
bàng thủ đoạn bạo động là Phan Bội Châu (1867-1940). Người khởi xướng con
đường cứu nước theo xu hướng cải lương, khôi phục chủ quyền đất nước là Phan
Châu Trinh (1872-1826). Đây chính là hai nhánh của con đường đấu tranh giành
độc lập tự do theo khuynh hướng tư sản.
Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và Duy Tân hội 4chủ trương đã nhận
được sự hưởng ứng của nhiều giới đồng bào, nhất là thanh niên ở Bắc, Trung, Nam.
Nhưng phong trào lại bị dập tắt vào năm 1908, khi thực dân Pháp đàm phán và ký
kết với chính phủ Nhật Bản hiệp ước trục xuất lưu học sinh Việt Nam. Tiếp đó,
Đông Á Đồng minh hội do Phan Bội Châu liên kết với nhiều nhà yêu nước và cách
mạng của nhiều nước Đông Á lập tại Nhật cũng bị giải tán. Đến đây, Phan Bội
Châu nhận thức sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc đối với vấn đề dân tộc và
thuộc càng thấm thía lời của một người Nhật: "Thế lực một mình nước Việt Nam
4

Sau khi tiếp xúc với những chính khách Nhật bản đã không nhận được tiếng nối ủng hộ Việt Nam giành độc lập mà
chỉ nhận học sinh Việt Nam sang Nhật học tập

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

13



tất không đánh đỗ được Pháp, thế thì cầu cứu với nước láng giềng cũng là lẽ phải.
Nhưng Nhật Bản làm gì giúp cho các người được. Nhật Bản, chính trị gia tất thảy
đều giàu về phần dã tâm mà nghèo về phần nghĩa hiệp…Trọng nhân đạo, ghét
cường quyền, thế giới chắc không thiếu hạn người ấy, mà duy nhất chỉ có hạn
người ấy mới giúp được các ông"(5). Và phương pháp bạo động kia được thực thi kể
từ khi Việt Nam Quang Phục hội được thành lập(1912). Tuy hội là tổ chức có tôn
chỉ, mục đích là đánh đuổi Pháp, khôi phục nền độc lập và thành lập nước cộng hoà
quốc dân nhưng cơ sở hội trong nước lại rất mong manh, lực lượng chủ yếu của hội
là ở nước ngoài. cách tổ chức hội thiếu khoa học, không có chương trình, kế hoạch
hoạt động rõ ràng, chỉ chú trọng hoạt động vũ trang, dễ sa vào manh động, nặng về
trừ khử những tên trùm thực dân và tay sai của chúng. Dần dần phong trào cũng
lắng xuống và kết thúc sau khởi nghĩa Thái Nguyên(1917) con đường cứu nước
bằng phương pháp bạo động cũng lâm vào vòng bế tắc.
Song với xu hướng cứu nước bằng phương pháp bạo động thì xu hướng cải
lương cũng đã được Phan Châu Trinh và nhiều nhà yêu nước cùng chí hướng khởi
xướng và tổ chức. Mở đầu cho phong trào này được đánh dấu bằng việc Phan Châu
Trinh gửi cho toàn quyền Đông Dương thư biểu đạt những quan điểm chủ yếu của
xu hướng yêu nước cải lương. Bức thư trình bày nổi khổ cực của nhân dân Việt
Nam, nguyên nhân và đề xuất phương sách cứu chữa, thể hiện tư tưởng cải lương:
"Nếu chính phủ thật sẳn lòng đổi hết chính sách đi, kén chọn người hiền tài, trao
quyền bính cho, lấy lẽ mà tiếp lấy thành mà đãi, cùng nhau lo toan việc lấy lợi trừ
hại ở trong nước…"(6), từ đây đã dấy lên phong trào Duy tân sôi nổi với nhiều hình
thức và cuốn hút nhiều giới đồng bào. Mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục: giảng
dạy, truyền bá ánh sáng văn minh và tư tưởng Duy Tân, cải lương, giáo dục tinh
thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, kịch liệt công kích hủ nho. Phong trào lan rộng
khắp cả miền Bắc, miền Trung. Ở miên Bắc quần chúng bạo động vượt quan khuôn
5
6


Phan Bội Châu, Toàn tập, t6, NXB Thuận Hoá, 1990, tr178
Hợp tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX(1900-1930) NXB văn học,HN.1970,tr159.

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

14


khổ cải lương mà nhà cầm quyền thực dân cho rằng Đông Kinh Nghĩa Thục là "cái
lò phiến loạn ở Bắc kỳ". Ở miền Trung từ cuộc vận động Duy Tân đã làm bùng nổ
phong trào nông dân chống sưu thuế 1908.
Trước thực tiễn đó, nhận biết ngay nguy cơ đe dọa sự tồn tại của chính quyền
thuộc địa làm cho làn sống đấu tranh sâu rộng của quần chúng tạo nên, nhà cầm
quyền thực dân đã thực hiện nhiều biện pháp dập tắt phong trào, bắt bớ, giam cầm
hàng loạt chiến sĩ yêu nước khởi xướng và tổ chức phong trào. Chế độ thuộc địa
Pháp đã trả lời các chiến sĩ yêu nước theo yêu sách cải lương dân chủ bằng súng
đạn. Đến đây con đường cứu nước bằng phương pháp cải lương bất bạo động mới
vừa mở ra đã bị thực dân ngăn chặn bằng bạo lực và chấm dứt vai trò.
Thế nghiêm cuối cùng của xu hướng cách mạng dân chủ tư sản do Việt Nam
Quốc Dân Đảng thực hiện. Đây là tổ chức do những người tiểu tư sản trí thức giữ
vai trò chủ chốt, họ gương cao ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản. Tuy nhiên trong
quá trình hoạt động, chủ nghĩa và cương lĩnh của Việt Nam Quốc dân đảng không
được xác định rõ ràng và nhất quán. Do thiếu cương lĩnh dựa trên nền tảng tư tưởng
lý luận khoa học, cách mạng và thiếu nguyên tắc tổ chức đảng cách mạng thống
nhất về tư tưởng và hành động đã nảy sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là sự chia rẽ nội
bộ. Trong thời gian khá dài chuẩn bị về tổ chức và các mặt khác, với thực tế của
phong trào, Việt Nam quốc dân Đảng đã chuẩn bị khởi nghĩa. Nhưng đây là sản
phẩm của sự bị động, thế tan rã của Việt Nam quốc dân Đảng trước sự khủng bố,
truy nã của chính quyền thực dân. Và chính vì thế, khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) là
hành động "sát thân thành nhân"- biểu hiện tính hăng hái nhất thời, sự bồng bột tiểu

tư sản và sự non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại,
đánh dấu sự tan rã của xu hướng cách mạng dân chủ tư sản và cũng xác nhận sự bất
lực của tư tưởng tư sản trong việc xác lập con đường cách mạng phù hợp với quy
luật vận động của cách mạng Việt Nam.

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

15


Về phía thực dân Pháp, sau khi hoàn thành xâm lược và thiết lập bộ máy
thống trị trên toàn cỏi Việt Nam. Thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác
thuộc địa Đông Dương. Mâu thuẩn vốn có trong lòng xã hội Việt Nam là mâu thuẩn
giữa nhân dân ta, trước hết là mâu thuẩn giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ,
phong kiến không mất đi mà tiếp tục tồn tại. Và xuất hiện mâu thuẩn mới: mâu
thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. Sự bóc lột về kinh tế, nô
dịch văn hóa, chuyên chế về chính trị dưới ách thống trị của tư bản thực dân Pháp
càng đẩy nhân dân ta vào cảnh khố cùng, cơ cực, càng đặt ra yêu cầu bức thiết cho
dân tộc ta là phải có một hệ tư tưởng, một tổ chức tiên tiến có đủ năng lực, vai trò
để lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên chống lại chủ nghĩa thực dân, phong kiến và
giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Chương 2: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1.Qúa trình tìm đường cứu nước trong mười năm đầu và đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin của Nguyễn Ái Quốc
Trong khi phong trào cách mạng Việt Nam tuy rất sôi nổi nhưng lại bế tắt về
đường lối và tổ chức, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước bắt đầu những năm tháng bôn ba nơi đất khách quê người.
Từ lúc sinh ra và lớn lên Nguyễn Tất Thành sống trong cảnh đất nước lầm
than, nhân dân cơ cực. còn là một thiếu niên, Nguyễn Tất Thành đã hiểu và rất đau

xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Từ lúc trạng tuổi 13, khẩu hiệu: "Tự do,
bình đẳng, bác ái" của cuộc cách mạng Pháp 1789 đã tác động đên nhận thức của
người, Người rất khâm phục các bậc tiền bối như Phan Châu Trinh, Phan Đình
Phùng, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám…nhưng không tán thành con đường dấu
tranh của họ. Việc giải phóng đồng bào không phải là tìm xem nước nào giúp được
mình mà điều quan trọng là phải đi ra nước ngoài nghe, tìm hiểu, xem xét nhân dân
thế giới họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình.
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

16


Việc Nguyễn Tất Thành quyết định đi tìm con đường cứu nước khác con
đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng như nhiều người Việt
Nam yêu nước khác…Đó là thể hiện một bản lĩnh, một khả năng tư duy độc lập
sáng tạo mà lịch sử đang đòi hỏi.
Hành trang ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành ngoài ý chí và
nghị lực, ước mơ, khát vọng và hoài bảo lớn lao của tuổi trẻ, còn có mạch ngầm
truyền thống chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, với một vốn Hán học khá tinh thông và
trình độ hiểu biết ở bậc văn hóa tiểu học Pháp và hai bàn tay lao động.
Tính từ ngày rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, 5-6-1911 trên cảng Nhà
Rồng Nguyễn Ái Quốc đã qua ba châu lục trên thế giới, hơn 30 quốc gia khác nhau.
Trong thời gian này Người đã tìm tòi, khảo nghiệm các cuộc cách mạng lớn trên
thế giới, làm nhiều nghề, học tiếng nước ngoài…Người đã tận mắt trong thấy
những cảnh khổ cực chết chóc của người da đen dưới roi vọt của thực dân.
Ngày 18-6, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi
tới hội nghị VecXây bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam. Người Pháp đã coi
đây là một qủa bom làm chấn động dư luận nước Pháp, còn người Việt Nam lại coi
đó là tiếng sấm của mùa xuân.
Bước ngoặc quan trọng trên hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái

Quốc về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc và về đảng cách mạng được mở ra lần
đầu tiên Người tiếp xúc với sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L'Humanite' số ra hai ngày 16,177-1920. Người đã tìm thấy trong đó lời giải đáp về vấn đề dân tộc và thuộc địa, sự
cần thiết phải có Đảng Cộng sản, nhiệm vụ chiến lược và sách lược của Đảng trong
cuộc đấu tranh giải phóng. Trong 12 luận cương có 6 luận cương (thứ
2,4,5,9,10,11) đề cập đến các vấn đề của Đảng. Lênin chỉ ra rằng: Đảng Cộng sản,
Người đại diện tự giác của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật ách thống
trị của giai cấp tư sản, ngay cả trong vấn đề dân tộc, phải đặt lên hàng đầu không
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

17


phải là những nguyên tắc trừu tượng hoặc hình thức mà thứ nhất là sự đánh giá
đúng tình hình lịch sử cụ thể, mà trước hết là tình hình kinh tế. Thứ hai, là sự phân
biệt rõ lợi ích của giai cấp bị áp bức, của những người lao động, của những người
bị bóc lột, với các khái niệm chung về lợi ích của nhân dân nói chung. Thứ ba, là sự
phân biệt thật rõ rệt những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền
bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột được hưởng đủ mọi quyền lợi, để
lập lại sự lừa dối kiểu dân chủ tư sản đang che dấu việc tuyệt đại đa số nhân dân
trên trái đất bị một số thiểu số nhỏ bé những nước tư bản tiên tiến rất mực giàu có,
nó dịch về mặt thuộc địa và tài chính - sự nô dịch là đặc điểm của thời đại tư bản tài
chính và chủ nghĩa đế quốc. Kết thúc sơ thảo, Lênin khẳng định: không có sự cố
gắn tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau
nữa, của toàn thể quần chúng cần lao…thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ
nghĩa tư bản. Luận cương của Lênin đã giải đáp đúng những vấn đề mà Nguyễn Ái
Quốc đã trăn trở tìm hơn mười năm trời.
Tiếp cận tư tưởng của Lênin về nhận thức lý luận đã làm chuyển biến thực tiễn
hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã
hội Pháp ở Tua cuối tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham

gia Quốc tế III-Quốc tế Cộng sản và tán thành tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Từ
giờ phút ấy, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã
tham gia và sáng lập một đảng macxít ngay chính sào huyệt của kẻ đang thống trị,
áp bức dân tộc mình.
Như vậy, đến thời điểm cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con
đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình tìm
tòi, phân tích, học hỏi lâu dài và đầy gian lao của Nguyễn Ái Quốc. Lịch sử đã
chứng tỏ, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, con đường Nguyễn Ái
Quốc đã đi chính là con đường mà Người đã đưa cả dân tộc chúng ta đi. Trong điều
kiện của thời đại mới mở ra từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Muời Nga, đó
Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

18


cũng là con đường mang tính phổ biến ở một khu vực rộng lớn của thế giới, đó là
phương Đông thuộc địa đang thức tỉnh mà Nguyễn Ái Quốc là người khai phá mở
đường. Từ khi trở thành người cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu chủ
nghĩa Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần từ bước hình thành những tư
tưởng lớn về cách mạng giải phóng dân tộc và về Đảng kiểu mới của giai cấp công
nhân theo quan điểm của Lênin. Nguời khẳng định con đường giải phóng dân tộc là
con đường cách mạng vô sản. " Chỉ chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại
cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất" (7) Và đây chính là định hướng trong cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội mới ở nhiều nước thuộc địa
và phục thuộc. Đến đây con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam đã được xác
định và Nguyễn Ái Quốc là người có công lao to lớn tìm ra con đường đó.
2.2. Sự chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2.1 Sự chuẩn bị về tư tưởng
Theo quy luật chung có tính chất phổ biến đối với tất cả các Đảng Cộng sản và

công nhân dân trên thế giới, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân. không có cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa MácLênin thì phong trào công nhân cũng chỉ là chủ nghĩa công liên - tự phát đấu tranh
kinh tế mà thôi. Ngược lại, nếu không có cơ sở xã hội là phong trào công nhân phát
triển thì chủ nghĩa Mác - Lênin không có đất để bám rể, để biến thành hiện thực.
Vấn đề đặt ra ở Việt Nam là phải đưa chủ nghĩa xã hội vào phong trào công nhân,
phong trào yêu nước, giác ngộ quần chúng cách mạng, dẫn dắt họ trong cuộc đấu
tranh của chính bản thân họ. Đó là một yêu cầu khách quan, do chính phong trào
công nhân và phong trào yêu nước đòi hỏi. Như Lênin đã từng chỉ ra: Mọi sự coi
nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản.
Chuẩn bị tiền đề tư tưởng là công việc đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích vấn đề "cách mạng" theo
7

Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG.HN.2001.t10.tr461

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

19


quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã từng bước giúp cho nhân dân ta
thấy được cách mạng là sự nghiệp lớn và khó, không phải một vài người mà có thể
làm nổi; muốn làm được cách mang thì phải có sức mạnh của đông đảo quần
chúng, phải có Đảng cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra vấn đề cách mệnh cho
mọi người dân yêu nước suy ngẫm: " cách mệnh trước hết phải có ca gì? và Người
khẳng định trước hết phải có Đảng cách mệnh". Để tập hợp được những người
cùng chí hướng vào Đảng, để Đảng cách mệnh thống nhất cao về chính trị, tư
tưởng, tổ chức và hành động, phải vũ trang cho Đảng một chủ nghĩa, nhưng theo
chủ nghĩa nào cho đúng Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra: " Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là

chủ nghĩa Lênin". Để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích
cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin
từng bước thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, trở thành
hệ tư tưởng dẫn đường cho hành động cách mạng của quần chúng nhân dân lao
động Việt Nam.
Từ thực tiễn hoạt động cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế và qua thực tế trải nghiệm của bản thân, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra có hai cách
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong quần chúng nhân dân lao động.
Thứ nhất, dịch và phổ biến trong nhân dân những tác phẩm kinh điển về chủ
nghĩa cộng sản, đồng thời viết những tác phẩm triết học chống lại các học thuyết
phi macxít, qua đó bảo vệ trong sáng chủ nghĩa cộng sản. Đó là cách thường sử
dụng ở các nước phát triển mà tiêu biểu là cách của G.V.Plêkhanốp truyền bá chủ
nghĩa Mác ở Nga. Thông qua tổ chức Macxít đầu tiên nhằm tuyên truyền tư tưởng
xã hội chủ nghĩa khoa học bằng cách dịch ra tiếng Nga những tác phẩm của Mác và
Ăngghen về phê phán những học thuyết dân tuý đã từng thống trị ở Nga trên quan
điểm của chue nghĩa Mác.

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

20


Thứ hai, từng bước truyền bá trong quần chúng nhân dân những tư tưởng cách
mạng trên lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin, đến một trình độ nào đó mới dịch và
phổ biến các tác phẩm kinh điển những nhà sáng lậpchủ nghĩa cộng sản. Đây là
phương pháp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với hoàn cảnh các nước
thuộc địa, trình độ dân trí thấp. Và Người đã nhận thấy đây là phương pháp thích
hợp để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Nội dung tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá
về nước chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản chủ yếu là vấn đề "cách mệnh", cách

mệnh là gì? Đối tượng cách mệnh, phương pháp cách mệnh, những vấn đề chiến
lược, sách lược của cách mệnh…vấn đề về Đảng cách mệnh, vai trò và nhiệm vụ
của đảng cách mệnh…Quá trình truyền bá được Nguyễn Ái Quốc thực hiện theo
từng giai đoạn và có sự kế tiếp lẫn nhau. Thời kỳ đầu, lúc này Nguyễn Ái Quốc ở
Pari với nội dung cơ bản là xác định kẻ thù - đối tượng trực tiếp của cách mạng
Việt Nam cần đánh đổ, Người đã chỉ rõ kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam là
thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến. Việc xác định đúng và trúng kẻ thù là
vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xác định chiến lược và sách lược của
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Điều đó quyết định những quyết sách đúng
đắn trong việc sắp xếp lực lượng cách mạng ở từng giai đoạn và những bước tiếp
theo. Trong thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc đã dùng báo chí cách mạng làm phương
tiện chuyển tải. Mở đầu cho quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt
Nam là bài viết Đông Dương đăng trên báo La Revue Communiste (8)số 14 và số 15.
Trong bài viết đó, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những điều kiện thuận
lợi của châu Á nói chung và của Đông dương nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng
xã hội chủ nghĩa.
Về điều kiện chính trị xã hội, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: Châu Á trừ Nhật bản
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, nước Trung Hoa rộng lớn luôn luôn là
"con bò sửa" đối với tư bản châu Âu và châu Mỹ, Ấn Độ bị đế quốc Anh cai trị và
8

Tạp chí Công sản số 14 tháng 4-1921,số15 thang 5-1921

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

21


Đông Dương, 20 triệu dân Đông dương bị bóc lột thậm tệ của một nhóm kẻ cướp
thực dân. Từ đó Nguyễn Ái Quốc đã kêt luận: "Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư

bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng
cách mạng của người phương Đông…Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông
Dương dấu một cái gì đó đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê
gớm, khi thời cơ đến …Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ
nghĩa xã hội chỉ còn làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa
thôi"(9)
Về điều kiện lịch sử, nguyễn Ái Quốc đã đề cập những cái tốt, cái hay trong
học thuyết Khổng - Mạnh " Người ta không sợ ít, chỉ sợ không công bằng, tính
công bằng sẽ xóa đi sự nghèo đói". Từ những dẫn chứng lịch sử, Nguyễn Ái Quốc
kết luận: Chế độ cộng sản dễ dàng thâm nhập vào châu Á nói chung và Đông
Dương nói riêng.
Ngày 26-6-1921, Nguyễn Ái Quốc và một số chiến sĩ cách mạng ở các nước
thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết lực lượng cách
mạng chống đế quốc, thông qua tổ chức đó để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
các nước thuộc địa. Báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận của hội. Nguyễn Ái
Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Báo ra đời và được gửi tới thuộc địa. Ngoài báo
chí, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng những hình thức khác như diễn thuyết, viết kịch
để truyền bá tư tưởng cách mạng của mình. Thông qua báo chí, kịch…Người đã
chuẩn bị bước đầu về mặt tư tưởng cho sự vùng dậy của dân tộc trong tương lai,
hướng đúng vào hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến tay sai, đối tượng của
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải đánh đổ.
Thông qua hoạt động tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc. Chủ nghĩa MácLênin và những tư tưởng cách mạng của Người đã làm chuyển biến lập trường cách
mạng của các học giả nổi tiếng trong giới trí thức và các tâng lớp nhân dân như luật
sư Phan Văn Trường, nhà báo Nguyễn An Ninh…
9

Hồ Chí Minh Toàn tập,NXB CTQG.HN.2000,t1.tr28

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng


22


Nguyễn Ái Quốc ở Matxơcơva là thời kỳ kế tiếp quá trình truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin về nước. Thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc tập trung viết tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp và những bài về Lênin, về nước Nga xô viết, về Trung Quốc,
về An Nam như: Tình cảnh nông dân An Nam, Lênin và các dân tộc phương Đông,
Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa,…đăng trên các báo, tạp chí nhằm định
hướng cuộc vùng dậy tương lai của dân tộc theo cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại
và đề cập đến những vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam; về Đảng
Cộng sản, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đoàn kết quốc tế.
Trong thời gian ở Xiêm và ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc dịch các tác phẩm
của các nhà hoạt động cách mạng như: Nhân loại tiền sử, chủ nghĩa cộng sản
A.B.C, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản …
Thông qua các tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục chỉ rõ con đường cách
mạng của nhân dân ta phải đi theo con đường cách mạng vô sản. trong thời kỳ này,
Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng phương tiện truyền thông sống: đào tạo những người
yêu nước trẻ tuổi đưa về nước tuyên truyền tổ chức vận động quần chúng làm cách
mạng. Điều này không giống như một số nhà cách mạng trước đây chỉ biết "xúi
giục dân đứng lên" nhưng không bày cách, phương pháp cho dân làm, rút cuộc
phong trào quần chúng bị đàn áp trong biển máu.
Nhờ sự truyền bá sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã
từng được thâm nhập vào Việt Nam, đấu tranh với các trào lưu phi vô sản khác: tư
tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản, giác ngộ lập trường cứu nước, giải phóng
dân tộc theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, theo con đường cách mạng vô sản.
2.2.2. Chuẩn bị tiền đề về chính trị
Cùng với việc chuẩn bị tiền đề tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến chuẩn bị
tiền đề về chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất việc
chuẩn bị về chính trị là xác định đúng đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc.


Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

23


Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã sai lầm trong xác định
đường lối nên kết cục tất cả điều đi đến thất bại.
Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là con
đường cách mạng vô sản. Người viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân
loại đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no…xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến
nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu
nhau và yêu thương nhau"(10). Quan điểm này đã trở thành định hướng có ý nghĩa
phổ biến trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới ở nhiều
nước thuộc địa và phụ thuộc. Với chủ đích rõ ràng, Nguyễn Ái Quốc đã hướng
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đến Quốc tế cộng sản, tới cách
mạng tháng Muời Nga.
Nguyễn Ái Quốc đã từng bước cung cấp cho nhân dân ta những thông tin,
giúp cho nhân dân ta hiểu biết về một tổ chức quốc tế kiên quyết bênh vực quyền
lợi của các dân tộc thuộc địa - đó là Quốc tế Cộng sản. Trong tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp ở chương nô lệ thức tỉnh, Nguyễn Ái Quốc đã đưa vào những văn
kiện quan trọng đối với các thuộc địa: Tuyên ngôn ban chấp hành Đệ tam quốc tế
phần liên quan đến nhân dân các thuộc địa. Bên cạnh đó Người đã đề xuất với
Quốc tế Cộng sản sự cần thiết phải chọn lựa đảng viên ở các nước thuộc địa và đào
tạo họ. Người chọn ở Việt Nam những đảng viên ưu tú gửi đi học.
Sau khi đã chuẩn bị những bước cần thiết, những tiền đề cơ bản về chính trị,
Nguyễn Ái Quốc đã đi đến phác thảo đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc, tập
trung ở tác phẩm Đường cách mệnh (1927). Đây là sự kết nối tiếp tục phát triển
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Nếu như trong Bản án chế độ thực dân Pháp
Nguyễn Ái Quốc đã bóc trần và lên án những hành động xấu xa, bỉ ổi của thực dân

Pháp ở thuộc địa của chúng thì tác phẩm Đường Cách mệnh đã phác thảo đường lối
cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm mới. Nguyễn Ái Quốc đã phân tích
10

Hồ Chí Minh toàn tập,NXB CTQG,HN,2000,t1,tr461

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

24


chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao
động. Thông qua phân tích và so sánh các cuộc cách mạng lớn trên thế giới: cách
mạng Pháp năm 1789, cách mạng tư sản Mỹ 1776, cách mạng tháng Mười Nga…
sau khi so sánh giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản Nguyễn Ái Quốc
khẳng định: " Kách mệnh Pháp cũng như kách mệnh Mỹ, nghĩa là tư bản kách
mệnh, cách mệnh không đến nơi"(11).Người chỉ ra: " Trong thế giới bây giờ chỉ có
cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi" đồng thời Người nhấn
mạnh: "làm xong cách mạng rồi thì thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để
trong tay một bọn ít người…"(12) Đảng là điểm xuất phát đồng thời là điểm khác
nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các con đường cứu
nước trước kia.
Nguyễn Ái Quốc đã xác định trong tác phẩm mục tiêu và con đường đi lên của
cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa xã hội. Muốn xoá bỏ chế độ bóc lột, muốn có tự
do, hạnh phúc, bình đẳng thật sự thì phải trải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng
giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc cách mạng có quan hệ
mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn xác định lực lượng cách
mạng và phương pháp cách mạng. Người đã phân tích đến mức gần như chi tiết
những vấn đề liên quan: " Công nông là gốc cách mạng", " còn học trò, nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba

hạn ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi" (13). Rõ ràng đây là một nhận
định hết sức sáng suốt, một chủ trương đúng đắn, không phải người macxít nào thời
đó cũng có quan niệm rõ ràng như vậy. Xuất phát từ nhận thức việc giải phóng
gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc "to tát", cho nên phải
"dùng hết sức", "phải quyết tâm làm thì chắc được, thà chết tự do còn hơn sống làm
nô lệ". Tiếp theo tư tưởng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đề ra năm 1924
trong báo cáo về "Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, trong Đường kách mệnh Nguyễn
11
12
13

Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H,2000,t2,tr274
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H,2000,t2,tr280
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H,2000,t2,tr266

Tiểu luận Chuyên đề lịch sử Đảng

25


×