Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TL LSĐ ĐẢNG LÃNH đạo PHONG TRÀO đấu TRANH dân CHỦ (1936 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.19 KB, 22 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sản
phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân
tộc và đấu tranh giai cấp. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ
đại của cách mạng Việt Nam; chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối
cứu nước ở Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam.
Từ khi ra đời, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn và trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi. Thực tiễn khẳng
định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tìm hiểu quá trình Đảng lãnh đạo phong
trào dân chủ (1936 - 1939) có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu,
học tập Lịch sử Đảng, công tác xây dựng Đảng, công tác tư tưởng của Đảng.
Với ý nghĩa đó, tơi đã chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ
(1936 - 1939)” làm tiểu luận hết mơn Lịch sử Đảng.
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
- TS. Nguyễn Thị Hảo (2020), Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính
quyền (1930 - 1945), Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Cuốn sách gồm
4 chương trình bày Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất
và Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 - 1931; Đảng lãnh đạo phục hồi
hệ thống tổ chức, quần chúng đấu tranh và Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ nhất của Đảng; Đảng lãnh đạo cuộc vận động dân chủ; Đảng lãnh đạo
cao trào cách mạng giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.

1



- Phạm Hồng Tung (2008), Lịch sử cuộc vận động vì các quyền
dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936 - 1939), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Tác phẩm khảo cứu về tất cả các cuộc vận động vì quyền dân sinh, dân chủ
trong thời kỳ 1936 - 1939. Qua đó nghiên cứu q trình hình thành, nội dung
chiến lược và sách lược của Đảng đối với cuộc vận động này.
- Đại học Tổng hợp Hà Nội (1965), Lịch sử Việt Nam hiện đại. Thời kỳ
vận động dân chủ 1936 - 1939, đã nghiên cứu cụ thể về tình hình kinh tế, văn
hóa, đời sống, xã hội của Việt Nam những năm 1936 - 1939. Những chuyển
biến chính trị quốc tế ảnh hưởng đến Việt Nam. Các phong trào đấu tranh và
vận động dân chủ của giai cấp công nhân và liên minh công nông trong giai
đoạn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài
Đề tài làm rõ những vấn đề cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, chủ trương
của Đảng cũng như các phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, ý nghĩa và
kinh nghiệm lịch sử của Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ thời kỳ 19361939.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ta giai đoạn 1936 1939.
- Xác định và đánh giá các phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ giai
đoạn 1936 - 1939.
- Xác định ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của Đảng thông qua
giai đoạn 1936 - 1939.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ giai đoạn 1936 - 1939.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cở sở lý luận
Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối quan điểm, nghị quyết của Đảng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài
sử dụng có chọn lọc phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và
liên ngành; đặc biệt chú trọng các phương pháp phân tích - tổng hợp; lơgíc
- lịch sử, so sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn, điều tra khảo sát.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.

3


Chương 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN
1936 - 1939
1.1. Hồn cảnh lịch sử
1.1.1. Tình hình thế giới
Mặc dù từ giữa những năm 30 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã kết thúc, nhưng hậu quả của nó vẫn còn tác
động nặng nề đến nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn trong lòng mỗi
nước tư bản và mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt.
Vì thế, từ năm 1929 - 1933, ở 15 nước tư bản chủ nghĩa đã nổ ra 18000
cuộc bãi công với sự tham gia của 8,5 triệu người [8, tr.100]. Do những hậu
quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, giai cấp tư sản thống trị ở nhiều

nước không thể duy trì nền thống trị của chúng bằng chế độ đại nghị và nền
dân chủ tư sản như cũ. Chúng chuyển sang nền chuyên chính phát xít một nền chuyên chính độc tài, tàn bạo, hiếu chiến, dã man - nhằm xóa bỏ mọi
quyền tự do, dân chủ dù là đơn sơ, thực hành khủng bố trắng đối với bất cứ
cá nhân nào, lực lượng nào chống lại nó, bóc lột thậm tệ giai cấp công nhân
và nhân dân lao động.
Trong giới tư bản lúc này xuất hiện 2 xu hướng: Xu hướng 1 (Anh,
Pháp, Mỹ) còn khá vững vàng nên họ sử dụng những biện pháp chủ nghĩa
độc quyền tư bản nhà nước đẩy lùi khủng hoảng kinh tế, chấn động chính trị;
Xu hướng 2 (tiêu biểu là Đức, Nhật) lao vào con đường phát xít hóa bộ máy
nhà nước. Chúng lập thành một chế độ khủng bố công khai, thủ tiêu các
quyền tự do, dân chủ; thiết lập một bộ máy độc tài.
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như: phát
xít Hít-le ở Đức, Phrăngcô ở Tây Ban Nha, Mútxôlôni ở Ý và phái sỹ quan
trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tài được thiết lập là một nền chuyên chính khủng
4


bố công khai của những thế lực phản động nhất. Chúng xóa bỏ mọi quyền tự
do dân chủ tư sản, đàn áp, tiêu diệt mọi lực lượng và tổ chức chính trị đối lập.
Chúng thi hành chính sách xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác.
Trước họa phát xít và nguy cơ chiến tranh đe dọa, hủy diệt loài người,
yêu cầu bức thiết của nhân loại là chống phát xít, chống chiến tranh, bảo
vệ hịa bình. Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 7/1935, Đại hội lần thứ VII
Quốc tế Cộng sản được triệu tập tại Matxcơva với 65 đoàn đại biểu thay mặt
các Đảng Cộng sản từ khắp nơi trên thế giới về dự họp. Đoàn đại biểu Đảng
Cộng sản Đơng Dương dự Đại hội có đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị
Minh Khai, Hoàng Văn Nọn. Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được bầu làm
Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản giải quyết nhiều vấn đề quan
trọng của phong trào cộng sản quốc tế, trong đó có các vấn đề thiết yếu sau:

- Xác định kẻ thù nguy hiểm, trước mắt của nhân dân thế giới lúc này
không phải là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung, mà là chủ
nghĩa phát xít.
- Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế
giới chưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chun
chính vơ sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà là đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và bảo vệ hịa bình.
- Về cơng tác tổ chức, thiết lập khối liên minh giữa giai cấp công nhân
và giai cấp nông dân thế giới, trên cơ sở đó thành lập Mặt trận nhân dân rộng
rãi.
- Đối với các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, xây dựng Mặt trận thống
nhất chống đế quốc, Mặt trận đó có tầm quan trọng đặc biệt trong cơng cuộc
đấu tranh của mỗi nước ở thời điểm này.

5


Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, phong
trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới dâng lên mạnh mẽ.
Tháng 1/1936, Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Pháp được thành
lập; tháng 4/1936, Đảng Cộng sản Pháp giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng
tuyển cử; tháng 6/1936, chính phủ phái “tả” đã lên cầm quyền, thi hành
một số chính sách tiến bộ, trong đó có những chính sách đối với Đơng
Dương như thả chính trị phạm, thành lập Ủy ban điều tra tình hình thuộc địa
ở Bắc Phi và Đơng Dương, thi hành một số cải cách xã hội cho người lao
động.
1.1.2. Tình hình trong nước
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và cuộc khủng bố
trắng kéo dài sau Cao trào cách mạng 1930 - 1931 cùng với những thủ
đoạn vơ vét bóc lột nặng nề của đế quốc Pháp làm cho nhân dân lao động

nước ta phải chịu những tai họa trên tất cả các mặt của đời sống. Các tầng lớp
dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, công chức nhỏ,… cũng rất lao đao khổ cực.
Cả đến những nhà tư sản, địa chủ hạng nhỏ và vừa, do chính sách kinh doanh
độc quyền của tư bản Pháp và nạn cho vay nặng lãi của nhà băng Đông
Dương, nên buôn bán cũng bị thua lỗ, không trả nổi nợ cho nhà băng, bị tích
biên tài sản. Trong khi đó, bọn cầm quyền Đơng Dương, tay chân của phát xít
ở Pháp, ra sức bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, kéo dài chính sách
khủng bố đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Tình hình trên đây làm cho nhân dân Việt Nam bao gồm nhiều giai
cấp, tuy có quyền lợi khác nhau, càng thêm căm thù bè lũ thực dân, tư bản
độc quyền Pháp và đều có nguyện vọng chung trước mắt về những quyền lợi
dân sinh dân chủ, trừ một nhúm tư sản mại bản và đại địa chủ cam tâm làm
tôi tớ cho bọn cuớp nước. Vì thế, yêu cầu cải cách và cải thiện đời sống nhân
dân là một đòi hỏi bức thiết đối với mọi giai cấp và tầng lớp xã hội, kể cả bộ
phận tầng lớp trên.
6


Lúc này cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng đã được khôi phục dựa trên
trận địa cách mạng cơ bản được tạo ra khá vững chắc trong thời kỳ 1932
-1935. Đây là một yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển của cách
mạng thành một cao trào mới.
1.2. Chủ trương của Đảng
1.2.1. Chủ trương mới của Đảng
Ngày 26/7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại
Thượng Hải, Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì, có đồng chí
Hà Huy Tập, đồng chí Phùng Chí Kiên dự, nhằm “sửa chữa những sai lầm”
trước đó và “định lại chính sách mới” dựa theo những nghị quyết của Đại hội
Quốc tế Cộng sản lần thứ VII [1, tr.37]. Đồng chí Hà Huy Tập là Tổng Bí thư
của Đảng từ tháng 8/1936 - 3/1938.

Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt
là chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng
sản, Hội nghị đề ra những chủ trương mới, đó là:
- Tính chất và xu hướng phát triển của cách mạng ở Đông Dương
vẫn là “Cách mạng tư sản dân quyền phản đế và điền địa - lập chính quyền
của cơng nơng bằng hình thức Xơ Viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng
xã hội chủ nghĩa” [5, tr.139]. Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc
này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.
- Xác định kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương
cần tập trung đánh đổ trong lúc này là bọn phản động thuộc địa và tay sai của
chúng.
- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đơng Dương là chống phát xít,
chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự
do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân
dân Đơng Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
7


- Về khẩu hiệu đấu tranh, tạm thời chưa nêu “Đánh đổ đế quốc
Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”, mà nêu “Tự
do, dân chủ, cơm áo và hịa bình”
- Về đồn kết quốc tế: Phải đồn kết chặt chẽ với giai cấp cơng nhân và
Đảng Cộng sản Pháp “ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp” để cùng
nhau chống bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.
- Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Tổ chức, đấu tranh công
khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở
rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh.
1.2.2. Nhận thức mới của Đảng
Cùng với việc đề ra chủ trương cụ thể, trước mắt để lãnh đạo

phong trào dân chủ 1936-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt vấn đề
nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và điền địa. Chỉ thị của
Ban Trung ương Gửi các tổ chức của Đảng (26/7/1936) chỉ rõ: “Ở một xứ
thuộc địa như Đơng Dương, trong hồn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến
sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, có thể nảy sinh những khó khăn để
mở rộng phong trào dân tộc” [5, tr.74].
Đảng cũng thể hiện một số nhận thức mới về xử lý mối quan hệ
giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền. Trong văn
kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936), Đảng nêu quan điểm:
“Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng
điền địa. Nghĩa là khơng thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát
triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh
đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ khơng xác đáng”. “Nói tóm lại, nếu phát
triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải lựa
chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân
tộc mà đánh cho được toàn thắng” [5, tr.152]. Với văn kiện này, Trung ương
8


Đảng đã nêu cao tinh thần đấu tranh, thẳng thắn phê phắn quan điểm chưa
đúng và bước đầu khắc phục hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng
Cộng sản Đơng Dương tháng 10/1930. Đó cũng là nhận thức mới, phù hợp
với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tại Hội nghị
thành lập Đảng (2/1930) và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc.

9


Chương 2

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO, DÂN CHỦ GIAI ĐOẠN
1936 - 1939

2.1. Phong trào Đông Dương đại hội
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào vận động dân chủ diễn ra trên
quy mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với những
hình thức đấu tranh phong phú. Phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn đầu
tiên trong năm 1936 là phong trào Đông Dương đại hội.
Sau khi được thành lập, chính phủ Mặt trận nhân dân tiến bộ
Pháp quyết định sẽ thả chính trị phạm, thi hành một số cải cách xã hội cho lao
động và thành lập một Ủy ban điều tra tình hình Đơng Dương.
Nhân việc Quốc hội Pháp cử phái đồn sang điều tra tình hình Đơng
Dương, Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai, mở
đầu bằng hình thức vận động “Ủy ban trù bị Đơng Dương đại hội” nhằm thu
thập nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tiến tới triệu tập Đại hội Đông
Dương. Một mặt, Đảng kêu gọi các đảng phái và tổ chức chính trị - xã hội
thống nhất hành động, từng bước hình thành mặt trận; mặt khác, Đảng cùng
các tổ chức đó động viên các tầng lớp nhân dân nêu nguyện vọng, lập thành
bản dân nguyện gửi tới phái đoàn điều tra, đòi nhà cầm quyền phải mở rộng
quyền tự do dân chủ và thực hiện những biện pháp thiết thực để cải thiện đời
sống nhân dân.
Tháng 8/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương gửi bức thư ngỏ cho Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng Lập hiến, các
đảng cách mạng, các nhóm cải lương dân chủ, các hội ái hữu, các tổ
chức công - nông - binh, phụ nữ, sinh viên, người bn bán, các báo chí,
các tổ chức quần chúng và tồn thể nhân dân Đơng Dương. Đây là văn bản
10


tuyên bố công khai đầu tiên quan điểm và thái độ của Đảng Cộng sản Đông

Dương đối với Đông Dương Đại hội. Bức thư nêu 12 yêu cầu được coi
là nội dung chương trình hành động của Mặt trận nhân dân phản đế: (1) Đại
xá tất cả tù chính trị… các nhà cách mạng bị kết án được tự do. (2) Tự do
ngôn luận, tự do hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, khai hóa. (3) Bỏ chế độ
phân biệt người bản xứ và các luật lệ tàn bạo. (4) Cải tổ hội đồng kinh tế lý
tài Đông Dương, cải tổ các viện dân biểu. (5) Luật lao động, ngày làm 8 giờ,
tuần lễ làm 40 giờ… (6) Định lương tối thiểu cho mỗi hạng lao động và
cứu tế cho người thất nghiệp. (7) Bình đẳng giữa người Pháp và người bản
xứ trong công việc và hưởng thụ. (8) Bỏ thuế dân và các thứ thuế khác. Bỏ
chế độ làm cơng ích. (9) Bãi bỏ các thứ độc quyền rượu, muối… cấm bán
thuốc phiện. (10) Trục hồi các công chức Pháp và bản xứ tham nhũng, hối
lộ. (11) Truyền bá giáo dục, cưỡng bức học tiếng mẹ đẻ trong các lớp dự bị.
(12) Giải phóng phụ nữ. Nam nữ bình quyền [6, tr.82].
Tháng 1/1937, Chính phủ Pháp cử Giuytxtanh Gơđa làm phái viên điều
tra sang Đơng Dương. Tiếp đó tồn quyền mới là Brêviê đến Đơng Dương
nhậm chức, nhân cơ hội đó Đảng phát động quần chúng đấu tranh, đưa những
yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đây là dịp để tập hợp, biểu dương lực
lượng , đưa quần chúng lên mặt trận đấu tranh.
Dưới sự hướng dẫn của Đảng, chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào
nhân dân hưởng ứng Đại hội Đông Dương lan nhanh từ Nam ra Bắc.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng, giới cầm quyền
Pháp buộc phải nhượng bộ. Nhượng bộ lớn của Chính phủ Pháp là ra sắc
lệnh ân xá chính trị phạm ở Đơng Dương. Ngay cuối năm 1936, hàng nghìn
chính trị phạm được ra khỏi nhà tù.
2.2. Sử dụng báo chí cơng khai

11


Kết hợp với các cuộc đấu tranh về kinh tế và chính trị, Đảng rất chú

trọng đẩy mạng cơng tác tuyên truyền cổ động, đặc biệt là công tác báo chí
cơng khai để tăng cường ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.
Lợi dụng khả năng xuất bản hợp pháp trong thời kỳ này, Đảng khôn
khéo lợi dụng mọi khả năng để xuất bản và lưu hành báo chí cơng khai. Nội
dung các bài báo tập trung phản ánh tình hình đau khổ của các tầng lớp nhân
dân dưới ách thống trị của thực dân phong kiến và nguyện vọng của họ về
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đưa tin tức và kinh nghiệm tổ chức
đấu tranh của quần chúng, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng,
nhất là chính sách lập mặt trận dân chủ rộng rãi chống bọn phản động thuộc
địa, truyền bá những tư tưởng cách mạng, đấu tranh chống các tư tưởng lạc
hậu phản động, những thủ đoạn lừa bịp, chia rẽ của bọn thống trị tay sai, đặc
biệt là vạch mặt bọn Tờ-rốt-kít giả danh cộng sản để khiêu khích phá hoại
phong trào.
Đi đơi với báo chí cơng khai, Đảng cịn xuất bản sách phổ thông giới
thiệu về đấu tranh giai cấp, về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, về Liên
Xô… Cuốn Vấn đề dân cày của đồng chí Trường Chinh và đồng chí Võ
Nguyên Giáp vạch trần tội ác của đế quốc và phong kiến đối với nông dân,
khẳng định vị trí của nơng dân trong cách mạng và chỉ ra con đường
giải phóng nơng dân. Thơ của Tố Hữu cũng bắt đầu chinh phục được trái tim
quần chúng từ năm 1938. Cuốn Chủ nghĩa Mác (Hải Triều) xuất bản vào
giữa năm 1938. Nhiều nhà văn tiến bộ viết những tác phẩm có tính hiện thực
phê phán như Tắt đèn, Việc làng (Ngơ Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn
Cơng Hồn),… Để lưu hành rộng rãi sách báo của Đảng và sách báo tiến bộ,
Đảng còn lập ra các cơ quan phát hành ở nhiều địa phương.
Báo chí cách mạng mang tính chiến đấu mạnh mẽ: tuyên truyền giới
thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Đông Dương, Liên Xô, Quốc tế
Cộng sản, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận chống phát xít của nhân dân Tây
12



Ban Nha, Trung Quốc,… Báo Lao Động, số Tết năm 1938 có bài
Đơng Dương trong năm 1938 viết: “Năm 1938, tính từ mồng 1 tháng
giêng đến ngày 31/12 có 131 cuộc bãi cơng của thợ thuyền, trong đó có 47
cuộc khơng biết số người tham gia, cịn những cuộc kia bao gồm 15484 công
nhân” [6, tr.88]. Như vậy, số cuộc bãi công và số người tham gia trong năm
1938 chỉ bằng 1/3 số lượng của năm trước, nhưng trình độ giác ngộ của
quần chúng cao hơn, trình độ tổ chức của các cơ sở đảng vững chắc hơn,
khẩu hiện đấu tranh phù hợp hơn, sự phối hợp đấu tranh giữa các ngành,
địa phương chặt chẽ và sâu rộng hơn.
Ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, khơng có tự do ngơn luận, phát
động được một phong trào báo chí cơng khai, hợp pháp mạnh mẽ là một
thành công lớn và là kết quả của sự chỉ đạo khôn khéo của Đảng. Báo chí
khơng chỉ đóng vai trị là người tun truyền tập thể, người cổ động tập thể
mà còn là người tổ chức tập thể.
2.3. Đấu tranh nghị trường
Trong giai đoạn 1936-1939, dựa vào sức mạnh của phong trào quần
chúng, Đảng chủ trương tham gai Tổng tuyển cử các Viện dân biểu, Hội đồng
quản hạt, Hội đồng thành phố do thực dân Pháp đặt ra, dù vậy, đây
không phải là Đảng hy vọng giành chính quyền từ con đường Nghị viện.
Đảng cho rằng, chúng ta cần lợi dụng các thời kỳ tranh cử mà tuyên truyền
khẩu hiện của ta, phải lợi dụng việc tham gia các cơ quan lập hiến của địch
mà bênh vực quyền lợi cho quần chúng lao động và các tầng lớp dân chúng bị
áp bức.
Năm 1938, Đảng ta và Mặt trận dân chủ giành được nhiều thắng lợi
trong các cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ. Hội đồng kinh tế lý tài
Đông Dương là cơ quan “dân cử” cao nhất ở Đông Dương lúc đó, bác bỏ
dự án tăng thuế thân và thuế điền thổ của Viện dân biểu Trung Kỳ.

13



Cuối năm 1937, Đảng ta chủ trương phát động phong trào truyền bá
quốc ngữ. Cụ Nguyễn Văn Tố - một trí thức yêu nước - đã được Đảng vận
động và đứng ra xin phép lập Hội truyền bá quốc ngữ.
Những cuộc đấu tranh đó đã thu hút được hàng vạn quần chúng tham
gia, Đảng và quần chúng trưởng thành nhanh chóng qua thực tiễn đấu tranh,
đồng thời biểu dương sức mạnh vĩ đại của nhân dân.
Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, thực dân Pháp
thực hiện chính sách đàn áp trắng trợn, tước đoạt những quyền tự do dân chủ
tối thiểu mà nhân dân ta vừa giành được trong thời kỳ này. Tuy nhiên,
Đảng và nhân dân ta vẫn giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược
hết sức to lớn.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm Tự chỉ trích để
tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và công tác mặt trận trong thời kỳ 1936-1939.
Tác phẩm trình bày những nguyên tắc cơ bản về tự phê bình, phê bình
của Đảng Cộng sản, chỉ rõ chính sách mặt trận của Đảng trong thời kỳ Mặt
trận dân chủ Đông Dương, qua đây chống nhận thức, tư tưởng sai trái để giữ
vững và phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Khẳng định
đường lối chính trị của Đảng ta là đúng đắn. Đảng viên của Đảng đều kiên
quyết và tập trung bảo vệ quyền lợi giai cấp và dân tộc. Tuy nhiên, Đảng cịn
có nhiều khuyết điểm trong hoạt động thực tiễn. Đồng chí Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Cừ nêu rõ thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng, không
sợ kẻ thù lợi dụng, không sợ “nối giáo cho giặc”, càng không sợ làm cho
Đảng suy yếu. Trái lại, “công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những lỗi
lầm của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu,
thỏa hiệp như thế không phải làm Đảng yếu mà làm cho Đảng được thống
nhất, mạnh mẽ” [2, tr.21-22].

14



15


Chương 3
Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.1. Ý nghĩa lịch sử
Thành tựu nổi bật của Cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939 là Đảng
đã xây dựng được trên thực tế đạo quân chính trị to lớn của cách mạng.
Bằng những nỗ lực to lớn, qua cao trào, Đảng đã tuyên truyền giáo dục chủ
nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng tới hàng triệu quần chúng
nhân dân, làm cho trình độ giác ngộ của quần chúng được nâng lên một bước
dài. Cũng qua cao trào này, lực lượng cách mạng được mở rộng hơn. Nếu
như trước đây, trong Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ-Tĩnh,
lực lượng đấu tranh chủ yếu là công nông thì trong cuộc vận động này, ngồi
hai giai cấp cơng nhân và nơng dân làm nịng cốt, cịn có đơng đảo các tầng
lớp, giai cấp khác như trí thức tiểu tư sản, thợ thủ công, những người
buôn bán nhỏ, kể cả một bộ phận tầng lớp trên được tập hợp trong mặt
trận dân chủ, hình thành nên một đội ngũ chính trị rộng lớn. Đây thực sự là
bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng cách mạng.
Đảng có bước trưởng thành hơn qua cao trào cách mạng này. Tổ chức
Đảng qua một thời kỳ bị địch khủng bố, nay đang từng bước được phục hồi.
Đội ngũ cán bộ đảng viên phát triển mạnh, được đào tạo rèn luyện qua thực
tiễn đấu tranh cách mạng. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng đối với quần chúng
được nâng cao, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân theo Đảng, theo
cách mạng.
Cao trào cách mạng của quần chúng nhằm các mục tiêu trực tiếp trước
mắt là chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh địi tự
do, dân chủ và hịa bình nhưng về cơ bản đều bao hàm cả hai nội dung dân

tộc và dân chủ, cũng như gắn liền hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

16


theo định hướng chiến lược mà Đảng xác định. Vì vậy, Đảng tuyệt đối
khơng coi đấu tranh địi cải cách là mục đích cuối cùng, mà chỉ sử dụng nó để
phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị cho nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến để giải phóng dân tộc là mục tiêu chiến lược của cách
mạng.
Đó là một thời kỳ vận động quần chúng sôi nổi chưa từng thấy
dưới thời Pháp thống trị. Với nhiều hình thức tổ chức và hoạt động rất linh
hoạt và phong phú kể cả việc lợi dụng các “Viện dân biểu”, các “Hội đồng
quản hạt” do thực dân Pháp lập ra, Đảng đã động viên và giáo dục chính trị
cho hàng triệu quần chúng, nhất là quần chúng công nông trong các cuộc
đấu tranh chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ nhà máy, đồn
điền, hầm mỏ đến các làng mạc, thơn xóm, chuẩn bị điều kiện để đưa quần
chúng vào những trận chiến đấu quyết liệt mới trong thời kỳ 1940-1945.
Trên thực tế hình thành đội qn chính trị quần chúng rộng lớn, đây là thành
công cơ bản, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho Cách mạng tháng Tám 1945
diễn ra nhanh chóng ít đổ máu.
Chính nhờ những thành tựu trên mà khi chiến tranh thế giới lần thứ II
bùng nổ, bọn cầm quyền ở Đông Dương thực hiện chính sách đàn áp trắng
trợn, Đảng có bị tổn thất nhưng đã nhanh chóng phục hồi, cách mạng có gặp
khó khăn nhưng đã nhanh chóng thốt khỏi thời kỳ thoái trào để với
sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược mới của Đảng, tiến lên cao trào mới,
cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.
Cao trào vận động dân chủ 1936-1939 thực sự là cuộc tổng diễn tập lần
thứ hai của cách mạng Việt Nam. Nhờ cuộc tổng diễn tập này, Đảng ta bồi
dưỡng được một đội ngũ cán bộ đông đảo cho cách mạng nước nhà, đồng

thời tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm qúy báu cần thiết như: xác định đúng kẻ
thủ chủ yếu cụ thể trước mắt để tập trung ngọn lửa đấu tranh; mục tiêu cách
mạng cụ thể trước mắt để “huy động đến mức cao nhất các lực lượng cách
17


mạng và tiến bộ lên trận tuyến đấu tranh, cho phép khai thác triệt để
những chỗ yếu của kẻ địch” [3, tr.36] nhằm giành thắng lợi từng bước ở
mức tối đa mà so sánh lực lượng lúc đó cho phép, chuẩn bị điều kiện mọi
mặt đưa phong trào cách mạng tiến lên những bước sau cao hơn; vấn đề
phương thức hoạt động khéo kết hợp các hình thức và phương pháp đấu
tranh; vấn đề xây dựng mặt trận, kết hợp đúng đắn sự liên minh bên dưới và
liên minh bên trên...
Sau một thời gian hoạt động rất khó khăn gian khổ, Đảng ta lại nhanh
chóng đưa cách mạng Việt Nam lên một cao trào mới. Một thời kỳ đấu tranh
hợp pháp và nửa hợp pháp, kết hợp chặt chẽ với hoạt động bí mật, bất
hợp pháp như hồi 1936-1939 thật là hiếm có ở một nước thuộc địa.
Trung thành với Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng
sản và vận dụng sáng tạo nghị quyết đó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta,
Đảng ta đã mạnh dạn và kịp thời đề ra chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo
chiến lược và sách lược, phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn
chĩa mũi nhọn vào kẻ thù nguy hiểm trước mắt. Nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng dân tộc và dân chủ đã được Đảng ta cụ thể hóa bằng những
mục tiêu thích hợp dựa trên sự phân tích mối quan hệ giai cấp và khả năng
phân hóa hàng ngũ của đế quốc và phong kiến. Thực tiễn đã xác nhận chủ
trương đó là đúng đắn. Qua thời kỳ này, lực lượng cách mạng đã được mở
rộng, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ăn sâu lan rộng thêm trong quần chúng.
Thắng lợi mà Đảng ta giành được đã tạo thêm những tiền đề vững chắc
chuẩn bị cho thắng lợi rực rỡ của cuộc cách mạng tháng Tám 1945.
3.2. Kinh nghiệm lịch sử

Thực tiễn đấu tranh của cao trào dân chủ 1936-1939 đã để lại cho
Đảng nhiều kinh nghiệm quý báu:
Thứ nhất, xác định đúng phương hướng và mục tiêu cụ thể, trước
mắt là chống bọn phản động thuộc địa tay sai, chống phát xít và chiến tranh,
18


địi tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình. Mục tiêu được Đảng đề ra có sức mạnh
to lớn, lơi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia trong một
phong trào cách mạng rộng lớn, và qua thực tiễn được chứng minh là phù
hợp, làm cho thế và lực của cách mạng ngày càng nâng lên.
Thứ hai, về xây dựng lực lượng cách mạng. Trong hoàn cảnh cụ thể
của Việt Nam, muốn tiến hành cách mạng thành cơng, phải xây dựng khối
đồn kết tồn dân, tập hợp toàn dân trong một Mặt trận dân tộc thống nhất mà
nịng cốt là liên minh cơng - nơng. Trong cao trào dân chủ 1936 - 1939, chủ
trương của Đảng xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương hết sức rộng rãi và
đúng đắn, tập hợp tất cả những tầng lớp tư sản, địa chủ, các dân tộc, tôn
giáo,… đấu tranh cho tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình nên đã tạo điều
kiện cho phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển mạnh, đạt được mục
tiêu đề ra.
Thứ ba, về phương pháp cách mạng. Phải biết kết hợp nhiều hình thức
đấu tranh phong phú, linh hoạt, vừa bí mật vừa công khai, vừa hợp pháp vừa
nửa hợp pháp; chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng kịp thời, phù hợp
với tình hình thực tiễn, vừa đạt mục tiêu trước mắt vừa không rời xa mục tiêu
chiến lược của cách mạng.
Cao trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng không đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu
là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc và chống phong kiến mà đặt ra mục
tiêu, nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đánh đổ bọn phản động thuộc địa và
tay sau, thể hiện sự kết hợp giữa mục tiêu chiến lược lâu dài với mục tiêu cụ
thể, trước mắt. Thực hiện cuộc vận động dân chủ với mục đích chính là nhằm

tạo ra một lực lượng mới, trận địa mới cho cao trào giải phóng dân tộc 1939 1945.

19


20


KẾT LUẬN

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh
dân tộc và đấu tranh giai cấp. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là bước ngoạt
vĩ đại của các mạng Việt Nam.
Thực tiễn khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng
đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Điều này được minh
chứng trong cao trào đấu tranh dân chủ (1936 - 1939). Khi tình hình thế
giới và trong nước có nhiều thay đổi: năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp
giành thắng lớn trong tổng quyển cử, cũng như Đảng Cộng sản Đông
Dương đã khôi phục về tổ chức và lực lượng. Đảng đã kịp thời chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong các
phong tào đấu tranh đòi tự do, dân chủ như phong trào Đông Dương đại hội,
sử dụng báo chí cơng khai, đấu tranh nghị trường,…
Qua q trình Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ (1936
- 1939), nhiều ý nghĩa cũng như kinh nghiệm quý báu về hoạch định đường
lối cũng như về chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng đã được làm nổi bật, là
gương sáng để học hỏi cho thế hệ sau này.

21



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Hà Nội.
2. Trí Cường (Nguyễn Văn Cừ) (2000), Tự chỉ trích, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Duẩn (2013), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do,
vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nhà xuất bản Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đại học Tổng hợp Hà Nội (1965), Lịch sử Việt Nam hiện đại. Thời
kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. TS. Nguyễn Thị Hảo (2020), Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính
quyền, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
7. (2011), Hồ Chí Minh: tồn tập ,tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội.
8. Khoa Lịch sử Đảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011),
Giáo trình nội bộ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945),
Hà Nội.
9. Nguyễn Thành (1985), Cuộc vận động Đại hội Đông Dương
năm 1936, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
10. Phạm Hồng Tung (2008), Lịch sử cuộc vận động vì các quyền
dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936 - 1939), Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

22




×