Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đảng bộ tỉnh phú yên lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng từ năm 1954 đến năm 1960

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.07 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ SƠN TÙNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1

Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH GIỮ
GÌN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1954-1959 ..... 7
1.1. Tình hình tỉnh Phú Yên sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết ................... 7
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Phú Yên ........................................ 7
1.1.2. Sự thay đổi so sánh lực lượng sau Hiệp định Giơnevơ ...................... 9
1.1.3. Âm mưu và thủ đoạn của địch ........................................................ 11
1.2. Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị nhằm thi hành
Hiệp định Giơnevơ ......................................................................... 14
1.2.1. Chủ trương của Đảng chuyển hướng đấu tranh ở miền Nam ........... 14
1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Phú Yên trong cuộc đấu tranh giữ
gìn lực lượng cách mạng................................................................. 17
1.3. Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị có vũ
trang tự vệ chống khủng bố của địch .............................................. 19
1.3.1. Duy trì tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng ở Phú Yên .............. 19
1.3.2. Các phong trào đấu tranh cách mạng .............................................. 22


Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ
TIẾN HÀNH ĐỒNG KHỞI ............................................................... 27

2.1. Quán triệt Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ................... 27
2.1.1. Hội nghị 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) ................ 27
2.1.2. Những chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ và Liên Khu ủy V .............. 30
2.1.3. Đảng bộ tỉnh Phú Yên chỉ đạo công tác chuẩn bị đồng khởi ........... 34
2.2. Lãnh đạo phong trào Đồng khởi ................................................................ 38
2.2.1. Lãnh đạo Đồng khởi Hòa Thịnh (Tuy Hòa-Phú Yên) - điểm
mở đầu cho phong trào đồng khởi ở đồng bằng Liên Khu V ........... 38
2.2.2. Lãnh đạo đồng khởi trong toàn tỉnh ................................................ 42
2.2.3. Đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi Phú Yên ............... 46


Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VÀ KINH NGHIỆM ................... 54
3.1. Nhận xét tổng quát .................................................................................... 54
3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 55
3.1.2. Hạn chế........................................................................................... 59
3.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................... 60
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 74
PHỤ LỤC

....................................................................................................... 78


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), đế quốc Mỹ lợi dụng sự suy yếu của

thực dân Pháp nhảy vào miền Nam, gạt thực dân Pháp và mọi thế lực thân
Pháp, lập chính quyền tay sai, thực hiện mưu đồ biến miền Nam Việt Nam
thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến để ngăn
chặn ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ở Đông Nam Á, bao
vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác. Để thực hiện âm mưu đó, Mỹ
và chính quyền tay sai dùng biện pháp chủ yếu: “tố cộng, diệt cộng”, ra sức
tiêu diệt lực lượng cách mạng và những người yêu nước, xóa mọi ảnh hưởng
của Đảng Cộng sản trong nhân dân.
Trong kháng chiến chống Pháp, Phú Yên là một tỉnh có phong trào
kháng chiến mạnh của vùng tự do Liên Khu V, nên ngay từ những ngày đầu
tiếp quản, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã ráo riết đánh phá phong trào
cách mạng. Trong những năm đầu sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết,
chính sách độc tài phát xít, hiếu chiến của Mỹ và chính quyền tay sai đã làm
cho đời sống của nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Phú Yên nói
riêng vô cùng đau khổ và căng thẳng. Cho đến năm 1959, trải qua 4 năm thi
hành các thủ đoạn quân sự, chính trị, bè lũ tay sai của Mỹ không tiêu diệt
được phong trào yêu nước, phong trào cách mạng miền Nam. Ở Phú Yên
chúng dùng đủ loại thủ đoạn lừa bịp, mị dân chuyển sang thủ đoạn đàn áp,
khủng bố man rợ. Chúng tiến hành các vụ thảm sát, các đợt “tố cộng”, “lập ấp
chiến lược”, càn quét, đốt phá, bắn giết, cưỡng bức đồng bào. Luật 10/59 ra
đời, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, mở các phiên tòa lưu động xét xử và
đưa lên máy chém những người yêu nước tham gia cách mạng. Chính điều đó
đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ Mỹ - Diệm ngày càng sâu sắc
hơn. Nhiều người trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền trong các tầng lớp

1


trên cũng bất bình. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc bùng nổ các phong
trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân.

Tháng 1 năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần
thứ 15 để xác định đường lối và phương pháp cách mạng cho cách mạng miền
Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng nhu cầu và
nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, thực sự là bước ngoặt về
đường lối cách mạng miền Nam. Nghị quyết nhấn mạnh con đường phát triển
cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là con đường bạo lực cách
mạng. Giữa tháng 11 năm 1959 Liên Khu ủy V triệu tập Hội nghị phổ biến
Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đến các tỉnh thuộc Khu V. Tiếp đến Khu
ủy đề ra phương châm đấu tranh là nắm vững hình thức đấu tranh chính trị là
chủ yếu đồng thời kết hợp với hình thức đấu tranh võ trang để hỗ trợ cho đấu
tranh chính trị. Sau khi xem xét tình hình chung lúc bấy giờ, Tỉnh ủy Phú
Yên đồng ý với phương án huyện Tuy Hòa I đưa ra là chọn xã Hòa Thịnh
(thuộc huyện Tuy Hòa I) làm điểm để phát động phong trào nổi dậy giành
chính quyền ở vùng đồng bằng.
Đêm 22-12-1960, đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân cùng với
lực lượng vũ trang của huyện vừa tấn công, vừa nổi dậy, nhanh chóng giành
quyền làm chủ tại xã Hòa Thịnh. Tiếp theo Đồng khởi Hòa Thịnh, một số địa
phương khác trong tỉnh đồng loạt nổi dậy giành quyền làm chủ, mở ra một
thời kỳ mới, thời kỳ nổi dậy khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ, mở
rộng vùng giải phóng.
Đồng khởi Hòa Thịnh (Tuy Hòa - Phú Yên) không chỉ là điểm đột phá
mở đầu cho phong trào đồng khởi ở đồng bằng tỉnh Phú Yên mà còn là điểm
mở đầu cho phong trào đồng khởi ở đồng bằng Khu V. Thắng lợi của phong
trào đồng khởi ở đồng bằng Nam Trung Bộ mà mở đầu là phong trào Đồng
khởi Hòa Thịnh đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của phong trào cách
mạng Khu V nói riêng và cách mạng miền Nam nói chung.

2



Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối với phong trào
đấu tranh cách mạng trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960, đặc biệt là
lãnh đạo phong trào đồng khởi năm 1960 là tiếp tục làm sáng rõ nội dung,
diễn biến, và ý nghĩa của phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân
Phú Yên. Đặc biệt là làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối
với phong trào đấu tranh cách mạng đó. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm lịch
sử quý báu của Đảng trong việc lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh
Phú Yên lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng từ năm 1954 đến năm
1960 làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam sau năm 1954
vô cùng khó khăn, ác liệt. Ở Phú Yên, Đảng bộ tỉnh Phú Yên đã từng bước
lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ gìn lực lượng cách mạng trong giai đoạn 19541959, tiến tới lãnh đạo phong trào đồng khởi năm 1960. Đồng khởi Hòa
Thịnh (Phú Yên) là cuộc khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa cục bộ lớn, đầu
tiên ở một xã nông thôn đồng bằng Phú Yên và Khu V. Là ngọn cờ tiêu biểu
mở đầu cho phong trào Đồng khởi ở đồng bằng Khu V. Cho đến nay vẫn chưa
có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Phú Yên đối với phong trào đấu tranh cách mạng từ năm 1954 đến năm
1960, đặc biệt là đối với Đồng khởi Hòa Thịnh (Tuy Hòa - Phú Yên). Có thể
khái quát một số công trình nghiên cứu đã xuất bản như:
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên: Lịch sử Phú Yên kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xuất bản 1996.
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên: Đồng khởi Hòa Thịnh, Sở Khoa học
và Công nghệ xuất bản 2007.

3



- Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên: Kỷ yếu Đồng khởi Hòa Thịnh (22-121960), Sở Khoa học và Công nghệ xuất bản 2005.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên: Phú Yên 30 năm chiến tranh giải
phóng (1945-1975), xuất bản 1993.
- Viện Lịch sử Đảng - Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung bộ kháng
chiến: Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975, Hà Nội, 1992.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Khánh thời kỳ
chống Mỹ, cứu nước, sơ thảo, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Phú Khánh
xuất bản 1986.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu nội
dung, diễn biến, và ý nghĩa của các phong trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng nhân dân mà chưa đi sâu làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Liên Khu ủy
V và Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối với phong trào đấu tranh cách mạng ở địa
phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối với phong trào đấu
tranh cách mạng từ năm 1954 đến năm 1960. Đồng thời qua đó rút ra một số
kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên vận
dụng sáng tạo đường lối của Đảng về cách mạng miền Nam trong việc lãnh
đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh giành chính quyền.
- Làm rõ nội dung, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng ở
tỉnh Phú Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
- Rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phong trào cách
mạng của của Đảng bộ tỉnh Phú Yên.

4



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Những chủ trương và biện pháp lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối
với phong trào đấu tranh cách mạng từ năm 1954 đến năm 1960 và quá trình
tổ chức thực hiện những chủ trương, biện pháp đó.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng đến việc
xác định chủ trương và biện pháp lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối với
phong trào đấu tranh cách mạng từ năm 1954 đến năm 1960.
- Về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu chủ yếu từ năm 1954 đến
năm 1960.
- Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Ngoài
ra còn nghiên cứu tới phong trào đấu tranh cách mạng ở khu vực Nam Trung
Bộ và Nam Bộ để có sự so sánh, đánh giá đầy đủ hơn.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:
- Những tư liệu thể hiện quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí
Minh về chiến tranh nhân dân.
- Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Các văn kiện của Khu ủy Khu V trong thời kỳ kháng chiến cống Mỹ,
cứu nước.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Phú Yên, huyện ủy Tuy Hòa I trong
thời kỳ kháng chiến cống Mỹ, cứu nước.
- Nguồn tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên; viện Lịch sử
Đảng.
- Nguồn tài liệu về lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Viện
lịch sử quân sự Việt Nam.
- Một số công trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá có liên quan.


5


* Phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương
pháp lịch sử-logic và các phương pháp khác như: so sánh, thống kê, phân tích,
tổng hợp…
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần khẳng định tính đúng đắn của đường lối cách mạng miền
Nam của Đảng và sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên vào thực
tiễn địa phương.
- Khẳng định những giá trị của phong trào Đồng khởi Hòa Thịnh - Phú
Yên đối với phong trào đồng khởi ở vùng đồng bằng Nam Trung Bộ và trên
toàn miền Nam.
- Nêu ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phong trào đấu
tranh cách mạng của Đảng bộ tỉnh Phú Yên.
- Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương.
Chƣơng 1. Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ gìn lực
lượng cách mạng trong những năm 1954-1959.
Chƣơng 2. Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo công tác chuẩn bị và tiến
hành đồng khởi.
Chƣơng 3. Một số nhận xét tổng quát và kinh nghiệm.

6



Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH
GIỮ GÌN LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1954-1959

1.1. Tình hình tỉnh Phú Yên sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng ven biển Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp
tỉnh Bình Định. Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà. Phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc
và tỉnh Gia Lai. Phía Đông giáp Biển Đông. Toàn tỉnh có diện tích 5223km2.
Chiều dài nhất là 116km, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 78km, chỗ hẹp
nhất khoảng 46km.
Phú Yên nằm dọc theo dãy Trường Sơn, địa hình phức tạp, có những
nhánh núi tách ra chạy theo hướng đông đến sát biển tạo thành những đèo
tương đối cao và hiểm trở như: Đèo Cù Mông, Dốc Găng, Đèo Quán Cau, Đèo
Cả; đồng thời chia cắt Phú Yên thành những đồng bằng hẹp. Phần lớn đất đai
Phú Yên là rừng núi hiểm trở kín đáo, là địa bàn quân sự có tầm chiến lược.
Địa hình Phú Yên có thể chia làm 3 khu vực lớn, đó là vùng núi, bán
sơn địa và đồng bằng.
Miền núi của tỉnh là địa bàn hiểm trở, lại liên kết với vùng núi non
trùng điệp Tây Nguyên nên có một thế đứng chiến lược về quân sự. Dân cư
miền núi thưa thớt, trình độ kinh tế-xã hội chưa phát triển, nhưng đồng bào
các dân tộc Phú Yên có truyền thống đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm,
một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Suốt 30 năm kháng chiến, miền núi là
căn cứ địa vững chắc của chiến tranh nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tiếp giáp với vùng núi là vùng bán sơn địa (hay còn gọi là vùng Trung
Du) tương đối bằng phẳng chạy dọc theo các con sông lớn của tỉnh. Ở đây có
nhiều đồng cỏ tự nhiên, bãi bồi rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đàn

7



gia súc, trồng hoa màu và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày; đồng thời có
thể khai phá thành đất canh tác nông nghiệp.
Vùng đồng bằng ven biển Phú Yên dài và hẹp ở phía Bắc. Bờ biển của
tỉnh dài hơn 200km. Do địa bàn dài và hẹp nằm dọc ven biển nên việc bảo vệ
vùng đồng bằng ven biển rất phức tạp, dễ bị chia cắt. Trong kháng chiến
chống Pháp, quân dân Phú Yên đã sáng tạo nhiều cách phát hiện địch và đánh
địch từ biển đổ bộ vào đất liền. Đường biển còn được sử dụng để tiếp tế cho
các tỉnh bạn và tiếp nhận chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc.
Phú Yên có mạng lưới giao thông khá phát triển. Nối liền từ Bắc vào
Nam có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam. Cùng với mạng lưới giao thông
đường bộ, Phú Yên còn có sân bay quân sự dùng cho các laọi máy bay phản
lực, có cảng biển Vũng Rô cận kề với đường cơ sở, mực nước sâu, kín gió
thuận lợi cho các loại tàu biển. Mạng lưới giao thông này hợp thành một
mạng lưới hoàn chỉnh cả trên bộ, trên không, trên biển rất có ý nghĩa về quốc
phòng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.
Cộng đồng cư dân Phú Yên có một thời kỳ hội cư lớn. Đó là cuộc hội
cư vào những năm giữa thế kỷ XVI, lúc “vua Lê (Quang Hưng) cử ông Lương
Văn Chánh làm quan chấn biên, chiêu tập lưu dân miền Thuận - Quảng vào
khẩn hoang lập ấp” [1, tr.15]. Cuộc hội cư này gắn liền với công cuộc mở
rộng lãnh thổ vào phía Nam của chúa Nguyễn suốt hàng chục năm. Phú Yên
là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc khác nhau. Đông nhất là
người Kinh, sau đó đến Ê-đê, Chăm, Bana.
Phú Yên là vùng đất có lịch sử phát triển từ rất sớm. Quá trình dựng
nước và giữ nước, chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm đã tạo nên truyền
thống anh dũng, kiên cường, bất khuất của người dân Phú Yên.
Từ thế kỷ XVIII nhân dân Phú Yên đã tham gia phong trào nông dân
khởi nghĩa của Tây Sơn, lập nên chiến thắng Xuân Đài (1773) và gần 30 năm
độc lập, phát triển kinh tế-xã hội tự chủ dưới chiều Quang Trung hiển hách.


8


Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước,
nhân dân Phú Yên đã liên tục đứng lên đấu tranh chống xâm lược. Tiêu biểu
là phong trào Cần Vương do các ông Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự, Võ
Trứ, Trần Cao Vân… lãnh đạo.
Do những hạn chế về lịch sử, chưa có đường lối và phương pháp đấu
tranh đúng đắn nên tất cả các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy theo đường lối của
phong kiến và tư sản đều lần lượt thất bại. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời (1930) đánh dấu bước phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Từ
đó, nhân dân Phú Yên cũng như nhân dân cả nước đã thoát khỏi sự bế tắc về
đường lối đấu tranh, tích cực tham gia các phong trào cách mạng do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tạo nên thắng lợi hết sức vẻ vang
trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập cho dân tộc, thoát khỏi
ách thống trị của thực dân và phong kiến.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Phú Yên nằm trong
vùng tự do Khu V, phát triển vững mạnh về mọi mặt, là hậu phương trực tiếp
của các chiến trường Khánh Hoà, Nam Tây Nguyên. Các chính sách về cải
cách dân chủ được thi hành rộng rãi, nhân dân có trình độ giác ngộ chính trị
cao, xây dựng thành công nền kinh tế tự chủ, có lực lượng cán bộ đông đảo,
trung thành với cách mạng. Bởi vậy, ngay sau khi hiệp định Giơnevơ được ký
kết và co hiệu lực bè lũ Mỹ và tay sai của chúng đã đàn áp phong trào cách
mạng Phú Yên một cách tàn khốc. Từ đây lịch sử Đảng bộ và nhân dân Phú
Yên bước sang một giai đoạn mới hết sức gian khổ, nhưng cũng rất hào hùng
và oanh liệt, viết nên những trang sử vẻ vang trong 21 năm kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
1.1.2. Sự thay đổi so sánh lực lượng sau Hiệp định Giơnevơ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam kết

thúc, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp
định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông

9


Dương. Tuy nhiên, đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam-Bắc. Với việc ký
kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi
không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Đối tượng và nhiệm vụ cách mạng
miền Nam đã thay đổi. Đế quốc Mỹ, từ chỗ là kẻ thù tiềm tàng, trở thành đối
tượng trực tiếp của cách mạng Việt Nam. Mỹ đã nhảy vào miền Nam Việt
Nam thay chân Pháp, thi hành chính sách thực dân mới, nhằm chia cắt lâu dài
Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của
Mỹ. Đó là một tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất
thế giới, có chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Mục tiêu trực tiếp của đế
quốc Mỹ trong hành động can thiệp vào Việt Nam là muốn xóa bỏ một chế độ
chính trị trong hệ thống thế giới mới đang hình thành. Mỹ đã chuyển dần từ
vai trò viện trợ cho Pháp với mức độ ngày càng tăng, đến vai trò người chủ
trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Ở miền Nam, Mỹ lập chính
quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn trở
thành công cụ tay sai đắc lực của chủ nghĩa thực dân mới. Dưới sự chỉ huy
của cố vấn Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tập trung lực lượng vừa dụ
dỗ, lừa bịp, vừa đàn áp, khủng bố cách mạng bằng nhiều thủ đoạn thâm độc.
Theo Hiệp định Giơnevơ, lực lượng vũ trang cách mạng phải tiến hành
việc tập kết chuyển quân ra miền Bắc. Do đó, tương quan lực lượng ở miền
Nam có sự thay đổi lớn, không có lợi cho phong trào cách mạng. Chúng ta tuy
có ưu thế về chính trị và lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo nhưng
không còn lực lượng vũ trang, không còn chính quyền. Trong khi đó, kẻ thù
có đủ trong tay sức mạnh về kinh tế và quân sự. Chúng thẳng tay đàn áp, tiêu
diệt phong trào cách mạng, gây nên nhiều tổn thất nặng nề.

Trong kháng chiến chống Pháp, Phú Yên là tỉnh tự do với gần 30 vạn
dân, nhiều căn cứ du kích, là địa bàn đứng chân của các lực lượng vũ trang và
bán vũ trang, có gần hai vạn đảng viên hoạt động công khai trong quần chúng.
Nhân dân vùng tự do và căn cứ, được Đảng giáo dục, giác ngộ đã chiến đấu

10


kiên cường, đóng góp nhiều sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời
được hưởng những quyền lợi về ruộng đất và văn hoá, xã hội dưới chính
quyền cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng mới, cán bộ, đảng viên và nhân
dân Phú Yên là một lực lượng chính trị to lớn, đồng thời cũng là đối tượng mà
Mỹ và tay sai tập trung khủng bố, trả thù hết sức dã man. Do việc phải tập kết
chuyển quân ra miền Bắc, vùng tự do và cả căn cứ du kích, căn cứ miền Tây
của tỉnh trở thành vùng đối phương kiểm soát, nhân dân phải sống dưới ách
thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Tuy vậy, cán bộ và
nhân dân Phú Yên vẫn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, tin tưởng ở
thắng lợi cuối cùng của cách mạng nên đều nghiêm chỉnh chấp hành chủ
trương của Đảng, sẵn sàng tiếp tục cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới.
1.1.3. Âm mưu và thủ đoạn của địch
Thực hiện ý đồ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã khước từ hiệp
thương tổng tuyển cử với miền Bắc để thống nhất đất nước. Chúng tổ chức
“trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng
thống, tổ chức bầu cử riêng ở miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
mới của Mỹ. Chúng ráo riết thi hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” nhằm
đánh vào cơ sở của Đảng Cộng sản, trả thù những người yêu nước, nhất là
những người kháng chiến cũ và những gia đình có người thân đi tập kết ở
miền Bắc; thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định
Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân. Chúng đã gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm
máu ở miền Nam nói chung và Phú Yên nói riêng như: Mỏ Cày, Bình Đại

(Bến Tre), Chợ Được (Quảng Nam), Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên)… Ngô
Đình Diệm tuyên bố đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ban hành Luật 10/59
(6-5-1959), lê máy chém khắp miền Nam để giết hại những người yêu nước.
Những chính sách khủng bố tàn bạo, dã man của đế quốc Mỹ và chính
quyền tay sai đã làm cho mâu thuẫn của các tầng lớp nhân dân miền Nam với

11


đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai thêm gay gắt, và tất yếu sẽ dẫn đến những
hành động đấu tranh quyết liệt của quân chúng nhân dân.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp
của Khu uỷ Khu V, Tỉnh uỷ Phú Yên triệu tập Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng
trong 2 ngày 10 và 11-8-1954, nhanh chóng triển khai thực hiện những điều
khoản của Hiệp định Giơnevơ trên địa bàn Phú Yên. Theo đó, Phú Yên hoàn
thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc trong tháng 8-1954, giao lại địa bàn
cho đối phương tạm thời quản lý, chờ ngày tổ chức tổng tuyển cử thống nhất
đất nước sau hai năm như nội dung Hiệp định. Tuy nhiên, tình hình thực tế ở
Phú Yên sau Hiệp định Giơnevơ cũng như tình hình toàn miền Nam lúc bấy
giờ đã biến đối trái ngược so với những nội dung mà phía đối phương đã ký
kết, chính quyền Mỹ - Diệm đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơnevơ.
Ở Phú Yên, trong những năm đầu sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký
kết, chính sách độc tài phát xít, hiếu chiến của Mỹ và chính quyền tay sai đã
làm cho đời sống của nhân dân Phú Yên vô cùng đau khổ và căng thẳng.
Chúng dùng đủ loại thủ đoạn lừa bịp, mị dân chuyển sang thủ đoạn đàn áp,
khủng bố man rợ. Chúng tiến hành các vụ thảm sát, các đợt “tố cộng”, lập ấp
chiến lược, càn quét, đốt phá, bắn giết, cưỡng bức đồng bào. Chúng tổ chức
truy lùng, bắt bớ những cán bộ, đảng viên, những người yêu nước đã tham gia
hoạt động cách mạng trước đó để đánh đập, tra tấn, giam cầm. Nhiều cán bộ
trung kiên đã bị chúng sát hại, tra tấn, đánh đập cho đến chết hoặc tàn phế

suốt đời. Địch tiến hành khủng bố trắng các cuộc đấu tranh của nhân dân.
Điển hình như, ngày 7-9-1954, đế quốc Mỹ và tay sai đã gây nên vụ thảm sát
đẫm máu tại Ngân Sơn-Chí Thạnh (Tuy An-Phú Yên) làm 64 người chết và
76 người bị thương. Sau vụ Ngân Sơn-Chí Thạnh, chúng còn thực hiện nhiều
đợt khủng bố khác. Có nhiều trường hợp chúng bắn giết cán bộ, đảng viên
một cách trắng trợn. “Từng đoàn, từng toán công an, cảnh sát, hội đồng
hương chính lùng sục trong nhà, ngoài vườn, đón đường, đón chợ, bắt được

12


cán bộ là bắn tại chỗ, cho vào bao tải thả trôi sông, chôn sống một hầm bốn,
năm người” [11, tr.17-18]. Trong hai tháng 9 và 10 năm 1954, số cán bộ,
đảng viên và dân thường bị bắt, bị giết ở Phú Yên lên đến 721 người. Riêng
tại nhà lao tỉnh, địch giam giữ đến 1000 người, “không giường, không chiếu,
nằm chồng lên nhau, dơ bẩn, dịch bệnh, ngày đêm đều có người bị tra tấn kêu
la thảm thiết” [11, tr.18].
Kẻ thù ra sức đánh phá ác liệt, bọn ác ôn ở các nơi trong tỉnh Phú Yên
ngày càng lên mặt hống hách, điên cuồng giết hại cán bộ đảng viên, bắt bớ,
tra tấn, hãm hiếp, quản thúc, tịch thu tài sản của những gia đình có chồng, con
đi tập kết hoặc thoát ly. Chúng bắt những người vợ của cán bộ đi tập kết phải
ly dị chồng, người thân có con em đi tập kết phải làm giấy ly khai, nói xấu
cộng sản.
Ở trong tỉnh, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa giáo đã tổ chức xây
dựng các “pháo đài chống cộng” bằng cách thành lập các đơn vị vũ trang do
linh mục trực tiếp chỉ huy. Chúng gây chia rẽ giữa Thiên Chúa giáo và Phật
giáo, giữa giáo và lương, nhất là giữa Thiên Chúa giáo với cộng sản. Trong
khi đó, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chủ trương “tố cộng”, “diệt
cộng”. Chúng chọn những xã có phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh để
làm nơi “tố cộng điển hình”. Cụ thể, ở Tuy Hoà chúng chọn 3 xã: Hoà Trị,

Hoà Kiến, Hoà Hiệp. Ở huyện Tuy An, chúng chọn 2 xã An Thạch và An
Ninh. Ở huyện Đồng Xuân, chúng chọn 2 xã Xuân Phương và Xuân Lộc. Khi
“tố” chúng triệu tập bọn tề các xã trong huyện đến dự lễ để học tập rút kinh
nghiệm. Trước khi “tố”, chúng bắt đồng bào viết khẩu hiệu treo trước cửa:
“Tố cộng là an dân, dung cộng là phản quốc”, đồng thời bắt bớ, đánh đập cán
bộ để gây tâm lý sợ hãi trong nhân dân, buộc dân phải đi “tố cộng”. Địch chia
cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến cũ ra làm ba loại: A, B, C để
có đối sách phân hoá, xử trí:

13


Loại A là loại quan trọng gồm cán bộ cơ sở chỉ đạo các cấp từ xã trở
lên thì bắt tra tấn, khai thác, kết án hoặc thủ tiêu.
Loại B là chi uỷ viên, tổ trưởng đảng, chiến sĩ thi đua, cá nhân xuất sắc,
chúng dùng hình thức tra tấn, khai thác, phân hoá đưa lên hạng trên hoặc
xuống hạng dưới.
Loại C là đảng viên thường, quần chúng tích cực thì tra tấn, khai thác,
giam giữ và đưa đi hành dịch.
Ở mỗi xã, chúng tập trung dân tại trường học, trụ sở hoặc đình làng để
tham gia “tố cộng”. Nơi đây gọi là “đấu trường”. Hai bên “đấu trường” bố trí
lưu manh chờ đảng viên bị đưa lên “tố” chúng đánh đập. Có nơi chúng chất
hàng đống đá cho bọn côn đồ ném vào mặt, vào lưng đảng viên, có người bị
ném vỡ đầu chảy máu. Chúng còn phát cho mỗi người “tố” một cái mõ để vừa
hô khẩu hiệu vừa đánh mõ, ai không hô, không đánh mõ thì bị chúng đánh
đập. Có nhiều người không chịu hô bị chúng đánh chết tại chỗ. Chúng còn bắt
đảng viên xé cờ Đảng, hô khẩu hiệu chống Đảng.
Chính điều đó đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Phú Yên với đế
quốc Mỹ và tay sai ngày càng sâu sắc hơn. Nhiều người trong bộ máy chính
quyền và quân đội Sài Gòn trong các tầng lớp trên cũng bất bình. Đó là

nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc bùng nổ các phong trào đấu tranh cách
mạng của quần chúng nhân dân tỉnh Phú Yên.
1.2. Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị nhằm
thi hành Hiệp định Giơnevơ
1.2.1. Chủ trương của Đảng chuyển hướng đấu tranh ở miền Nam
Đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7-1954 đòi hỏi Đảng
phải có một đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến
lên. Trải qua nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị,
chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã
từng bước được hình thành.

14


Do nắm vững âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, nên trước ngày ký
Hiệp định Giơnevơ, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ
15 đến 17-7-1954) đã chỉ rõ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân
dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông
Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ” [26, tr.319].
Đảng quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu
tranh chính trị, đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải thi hành Hiệp định, phải
tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và đòi thực hiện các
quyền dân sinh, dân chủ, chống mọi hành động khủng bố, đàn áp.
Chỉ ít ngày sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trong chỉ thị của
Ban Bí thư, Trung ương Đảng xác định: Đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và bọn
tay sai của chúng vẫn chưa chịu bỏ âm mưu phá hoại việc lập lại hoà bình ở
Đông Dương. Cho nên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần phải tiếp tục đấu
tranh gian khổ, lâu dài để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành
độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Nhân dân Đông Dương cần luôn luôn đề
cao cảnh giác, đập tan mọi âm mưu phá hoại hoà bình, xâm phạm những hiệp

định đã ký kết. Đảng cũng xác định: “cuộc kháng chiến trường kỳ của ta đã
chuyển sang hình thức đấu tranh chính trị để củng cố hoà bình, thực hiện
thống nhất, hoàn toàn độc lập, dân chủ trong toàn quốc” [12, tr.241].
Sau Hiệp định Giơnevơ, ngày 27 và 28 tháng 7-1954, Liên Khu uỷ V
họp Hội nghị mở rộng có bí thư các tỉnh uỷ về dự. Hội nghị đề ra một số công
tác cấp bách:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục chuyển hướng tư tưởng và nhận thức
về đường lối, phương châm, phương pháp đấu tranh cho đảng viên, cán bộ và
quần chúng nhân dân trong giai đoạn mới, lấy đấu tranh hợp pháp và nửa hợp
pháp làm chính.
- Củng cố cấp uỷ đảng các cấp, tổ chức các chi bộ nhỏ, gọn, tinh, hợp
lý, bí mật. Chọn những đảng viên trung kiên, có sức khoẻ tốt, chịu đựng gian

15


khổ, có năng lực hoạt động để củng cố các cấp uỷ đảng. Còn lại đa số đảng
viên sống hợp pháp và nửa hợp pháp để tập hợp lực lượng và lãnh đạo đấu
tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống
nhất nước nhà như hiệp định quy định.
- Chọn các khu có địa thế quân sự lập căn cứ, cất giấu một số vũ khí cần
thiết, để lại một số cán bộ, chiến sĩ đặc công bảo vệ cơ quan, bảo vệ Đảng.
Thực hiện chỉ đạo của Liên Khu uỷ V, đầu tháng 9-1954, Tỉnh uỷ Phú
Yên triệu tập Hội nghị mở rộng, khẩn trương triển khai quán triệt Nghị quyết
của Trung ương và những chủ trương mới của Liên Khu uỷ. Hội nghị đề ra
nhiều biện pháp để chuyển hướng tư tưởng, củng cố hệ thống tổ chức đảng từ
tỉnh xuống cơ sở tinh gọn và rút vào hoạt động bí mật.
Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954 chỉ rõ: Đế quốc Mỹ và tay sai
Ngô Đình Diệm đang mưu tính phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chia cắt
lâu dài Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu

tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Đồng thời, Bộ Chính trị nêu lên ba
nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng miền Nam là: đấu tranh đòi thi
hành Hiệp định; chuyển hướng công tác cho phù hợp điều kiện mới; tập hợp
mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình, thống nhất, độc lập, đấu tranh nhằm
lật đổ chính quyền bù nhìn thân Mỹ, hoàn thành thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện chủ trương chuyển hướng của Đảng, các đảng bộ và quân
dân miền Nam nói chung và Đảng bộ, nhân dân Phú Yên nói riêng đã nhanh
chóng chuyển hướng đấu tranh từ vũ trang sang chính trị, nghiêm chỉnh chấp
hành Hiệp định Giơnevơ. Hàng trăm tổ chức quần chúng công khai, trong đó
có các uỷ ban đấu tranh đòi hoà bình được thành lập ở miền Nam. Phong trào
đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống bầu cử lừa bịp, chống cướp
đất, đuổi nhà, dồn dân, đòi công ăn việc làm, chống khủng bố, chống sa thải,
chống bắt lính v.v... được phát triển mạnh mẽ cả ở nông thôn và thành thị với
hàng triệu lượt người tham gia.

16


1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Phú Yên trong cuộc đấu tranh giữ gìn
lực lượng cách mạng
Do việc tập kết chuyển quân ra Bắc, tương quan lực lượng ở miền Nam
có sự thay đổi lớn, không có lợi cho phong trào cách mạng. Trong tương quan
lực lượng đó, cần phải thay đổi phương thức đấu tranh ở miền Nam: từ đấu
tranh quân sự sang đấu tranh chính trị.
Để giữ gìn lực lượng và duy trì hoạt động trong điều kiện quân thù
khủng bố dã man, các đảng bộ ở miền Nam đã sắp xếp lại tổ chức và rút vào
hoạt động bí mật. Nhiều địa phương đã chủ trương “điều” (cán bộ đã bị lộ đi
hoạt động ở địa phương khác) và “lắng” (cán bộ tạm thời rút vào hoạt động bí
mật), kiên trì bám dân, bám đất, lãnh đạo phong trào. Cán bộ và nhân dân
miền Nam đã chiến đấu kiên cường và hy sinh vô cùng anh dũng. Sôi nổi,

mạnh mẽ và rộng rãi nhất là phong trào chống quân dịch, chống bắt lính. Qua
thực tiễn đấu tranh, cùng với lực lượng chính trị được bảo tồn, lực lượng vũ
trang và căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi. Đó là điều kiện
cần thiết để có thể tiếp tục đưa cách mạng miền Nam tiến lên.
Trong giai đoạn cách mạng mới, cán bộ, đảng viên và nhân dân Phú
Yên là một lực lượng chính trị to lớn, đồng thời cũng là đối tượng mà Mỹ và
tay sai tập trung khủng bố, trả thù hết sức dã man. Trong khí thế quân và dân
ta đang lên cao, lực lượng vũ trang đang chiến thắng giòn giã ở Điện Biên
Phủ, Bắc Tây Nguyên, trong đó quân dân Phú Yên tham gia đã đánh bại cuộc
hành quân Át - Lăng, thì Hiệp định đình chiến ký kết. Quân đội phải tập kết
chuyển quân ra miền Bắc. Vùng tự do và cả căn cứ du kích, căn cứ miền Tây
của tỉnh trở thành vùng đối phương kiểm soát, nhân dân phải sống dưới ách
thống trị tàn bạo của Mỹ và tay sai. Do đó, tư tưởng, tình cảm trong cán bộ,
đảng viên, chiến sĩ và nhân dân có nhiều day dứt, một mặt mừng hòa bình
được lập lại, mặt khác lo âu vì đất nước còn bị chia cắt, nhân dân còn bị kẻ
thù thống trị. Tuy vậy, “cán bộ và nhân dân vẫn tin tưởng sự lãnh đạo của

17


Đảng và Bác Hồ, tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của cách mạng nên ai nấy
đều nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng sẵn sàng tiếp tục cuộc đấu
tranh trong giai đoạn mới” [34, tr.17-18].
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ thì Phú Yên phải hoàn thành
chuyển quân ra vùng tập kết ở Quy Nhơn (Bình Định) trong vòng ba mươi
ngày. Công việc sắp xếp chưa xong, nhưng ở thị xã Tuy Hòa và các thị trấn,
địch đã đàn áp trắng trợn những cuộc biểu tình hoan nghênh hiệp định đình
chiến, mừng hòa bình của nhân dân. Địch tiếp quản đến đâu chúng thiết quân
luật, bắt giam, giết người gây tang tóc đến đó. Chúng điều về đây những đơn
vị quân đội và bọn tay sai gian ác, chia quân ra từng tiểu đội đóng tại các

làng, các vùng trọng yếu, giao quyền cho tay sai thẳng tay đàn áp bất cứ cuộc
đấu tranh nào của nhân dân.
Trước tình hình khó khăn, Liên Khu uỷ V đã tăng cường cán bộ cho
tỉnh. Giữa tháng 5-1956, Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng được triệu tập. Hội nghị
vạch rõ công tác tư tưởng lớn nhất lúc này là không ngừng giữ vững lòng tin
ở cách mạng nhất định thắng lợi, giữ vững phẩm chất đạo đức người cán bộ
cách mạng, đề cao khí tiết cộng sản, chống ảnh hưởng xấu của một số phần tử
khai báo, kịp thời vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của địch nhằm sử dụng
số đảng viên đã thoái hoá để đánh vào Đảng và cơ sở cách mạng. Về tổ chức,
Tỉnh uỷ chủ trương ra sức bảo đảm sự liên lạc giữa Tỉnh uỷ với cấp trên và
các cấp huyện, xã. Tích cực xây dựng cơ sở, thực hiện phương châm “khéo
công tác, khéo che giấu”, giữ đúng nguyên tắc bí mật. Bổ sung một số đồng
chí đã được rèn luyện, thử thách vào Tỉnh uỷ. Xây dựng miền Tây thành vùng
căn cứ của tỉnh [11, tr.24].
Trong những năm đầu, cán bộ và quần chúng chưa lường hết sự tàn ác
dã man của địch, còn lúng túng trong việc sử dụng các phương thức hoạt động
ở vùng tạm bị chiếm. “Nhưng thực tế sáng dần, các huyện đã xây dựng được
chỗ đứng chân ở vùng ven biển, ven núi” [11, tr.25].

18


Vào giữa năm 1956, khi đã thiết lập được bộ máy cai trị đến thôn, xã ở
đồng bằng, đế quốc Mỹ và tay sai tiến lên đánh phá miền núi, thực hiện dồn
dân, vì chúng cho rằng có dồn dân mới thi hành được các chính sách của
chúng và mới tiêu diệt được cơ sở cách mạng. Chúng ra sức tuyên truyền luận
điệu bịp bợm “dồn dân là để cải thiện đời sống”.
Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ chỉ đạo các huyện miền tây của tỉnh vận
động nhân dân chống lại kế hoạch dồn dân của địch bằng những hình thức
đấu tranh hợp pháp dựa vào phong tục tập quán và luận điệu tuyên truyền dân

chủ giả hiệu của địch, kéo đến quận đấu tranh. Có một số thôn, đồng bào
cương quyết không chịu tập trung, chạy vào rừng sản xuất, tổ chức canh gác
để làm ăn. Còn cán bộ thì lợi dụng hình thức nửa hợp pháp, địch đến thì đi
vào rừng, địch đi lại trở về sống trong buôn làng. Có nhiều vùng đồng bào,
không chịu dồn dân, tích cực cất giấu tài sản, tổ chức bỏ làng đi nơi khác và
vũ trang bố phòng tự vệ.
Trước những thử thách ác liệt, “cán bộ, đảng viên vẫn quyết tâm bám
phong trào, bám dân xây dựng tổ chức đảng và cơ sở cách mạng” [34, tr.28].
Nhiều vùng trong một năm phải xây dựng chi bộ mới đến hai, ba lần, nhiều
Huyện ủy như Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hòa trong một năm thay mới gần
hết. Nhờ đó, hệ thống tổ chức đảng và cơ sở cách mạng được củng cố và tăng
cường, lực lượng cách mạng được duy trì.
1.3. Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị có vũ
trang tự vệ chống khủng bố của địch
1.3.1. Duy trì tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng ở Phú Yên
Sau vụ Ngân Sơn - Chí Thạnh, các vụ đàn áp, khủng bố diễn ra liên
tiếp. Các tổ chức ở thôn, xã đến huyện, tỉnh đều bị phá vỡ. Cơ sở quần chúng
cũng tan rã gần hết theo cơ sở đảng. Ở mỗi huyện chỉ còn vài ba đồng chí len
lỏi trong rừng núi, vùng giáp ranh giữa Đăk Lăk - Phú Yên. Ngoài ra còn một

19


số ít cán bộ tỉnh, huyện sống hợp pháp, chưa bị lộ nhưng không hoạt động
được. Nhiều cán bộ được tổ chức hoặc tự động lánh ra vùng tự do Bình Định.
Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ Phú Yên chủ trương tranh thủ thời gian,
tranh thủ tối đa thời gian thực hiện việc tập kết theo quy định để tập hợp cán
bộ, mở những lớp ngắn ngày bồi dưỡng về đường lối, chính sách và phương
châm, phương pháp công tác, giáo dục tư tưởng, đề cao khí tiết và phẩm chất
đạo đức người cộng sản. Những đồng chí tỉnh uỷ viên và cán bộ cốt cán được

dự lớp bồi dưỡng do đồng chí Võ Chí Công, đại diện Liên Khu uỷ triệu tập.
Qua những lớp bồi dưỡng và hội nghị học tập, Tỉnh uỷ chọn những đồng chí
vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao bố trí đưa về tỉnh hoạt động. Cơ quan
tỉnh, huyện được tổ chức gọn nhẹ, chỉ còn năm, sáu đồng chí để bảo đảm bí
mật lúc khó khăn, bám vào cơ sở. Tại xã chỉ để một hoặc hai đồng chí chuyên
trách lãnh đạo phong trào. Một mặt, Tỉnh uỷ liên lạc bắt mối với các đồng chí
còn bám lại địa phương. Mặt khác, tổ chức phổ biến tình thần Hiệp định
Giơnevơ và đường lối, chính sách của Đảng cho số quần chúng thường đi ra,
đi vào giữa Phú Yên và Bình Định, hàng ngày có đến vài trăm người.
Cuối tháng 11-1954, theo chỉ thị của Liên Khu uỷ V, Văn phòng Tỉnh
uỷ rút ra Diêu Trì - Bình Định. Tại đây một số cán bộ của tỉnh được dự cuộc
họp nghe đại diện Khu uỷ phổ biến tình hình, nhiệm vụ và phương trâm,
phương pháp hoạt động bí mật, đồng thời chỉnh đốn tổ chức. Nhiệm vụ của
Tỉnh uỷ lúc này là phát triển cơ sở, tổ chức các chi bộ đảng lãnh đạo nhân dân
đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do để thống
nhất đất nước. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, Tỉnh uỷ ra sức chỉ đạo
phục hồi phong trào, phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng. Đường dây liên lạc
từ căn cứ của tỉnh đến một số huyện và xã được tổ chức lại. Tháng 5-1955,
một số đồng chí được cử đi đường biển vào căn cứ Bãi Xếp (thuộc xã Hoà
Hiệp) hoạt động ở các huyện Tuy Hoà I, Tuy Hoà II. Một số đồng chí khác

20


được cử đi đường núi vào các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Sơn Hoà để hoạt
động. Một số cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng nhanh chóng được phục hồi.
Trước sự khủng bố dã man và thủ đoạn thâm độc của Mỹ và tay sai,
một số cán bộ đảng viên nằm im không thể hoạt động, một số chạy vào Sài
Gòn, Nha Trang để tránh sự khủng bố của địch. Trong thời điểm này, Tỉnh uỷ
Phú Yên cho ra tờ báo “Đoàn kết” để thông báo chủ trương, nghị quyết của

Đảng, hướng dẫn phương châm, phương pháp đấu tranh, động viên phong
trào, đưa đường lối, chủ trương của Đảng đến với quần chúng nhân dân. Tờ
báo “Đoàn kết” đã được phát hành rộng rãi đến tận cơ sở.
Mặc dù địch khủng bố, trả thù những người kháng chiến rất dã man,
nhưng quần chúng vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Cơ sở
đảng từng bước được phục hồi, truyền đơn, khẩu hiệu đòi hiệp thương tổng
tuyển cử được rải ở nhiều nơi trong tỉnh, kể cả “ở trụ sở Hội đồng hương
chính nguỵ” (như ở các xã: Hoà Mỹ, Hoà Định, Hoà Tân). Ở Tuy Hoà, dù
trước tình hình khó khăn bị địch khủng bố ác liệt vẫn tiến hành thành lập
huyện uỷ vào tháng 4-1955. Và đây là “huyện uỷ đầu tiên trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ Tuy Hoà” [1, tr.40].
Trong lúc phong trào ở đồng bằng xuống thấp, cơ sở đảng và cơ sở
quần chúng bị thiệt hại nặng nề thì ở miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc,
tổ chức của Đảng chưa bị xáo trộn nhiều, xã nào cũng có chi bộ hoặc cơ sở
đảng. Cán bộ người địa phương và cán bộ người Kinh được phân công bám
dân, bám phong trào. Giữa cán bộ thoát ly hoạt động bất hợp pháp và cán bộ
bên trong, chủ yếu là cán bộ người dân tộc, hoạt động hợp pháp giữ được sự
liên hệ chặt chẽ, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Sử dụng tập quán
vũ trang chống thú rừng, nhân dân một số nơi bắt đầu dùng những vũ khí thô
sơ để chống địch, bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ đời sống nhân dân.
Đứng trước sự khủng bố ác liệt của kẻ thù, “nhiều cơ sở Đảng ở trong
tỉnh vẫn kiên trì đường lối đấu tranh của Đảng, bắt mối liên lạc, tổ chức nhiều

21


cuộc họp để chấn chỉnh tư tưởng, tìm kiếm biện pháp đấu tranh thích hợp” [1,
tr.44].
1.3.2. Các phong trào đấu tranh cách mạng
Sự hung bạo của đế quốc Mỹ và tay sai không chỉ làm tăng lòng căm

thù của nhân dân đối với chúng lên đến tột đỉnh, mà còn làm cho họ thấy
được bản chất độc tài phát xít của chế độ do đế quốc Mỹ lập nên.
Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, lòng dân càng hướng về Đảng. Không ít
quần chúng đã giả đi buôn bán đến vùng căn cứ của ta bắt mối liên lạc với
Đảng, nhiều thanh niên tình nguyện gia nhập vào Đảng. Trong hoàn cảnh địch
thực hiện khủng bố trắng nhưng Đảng bộ Phú Yên vẫn lãnh đạo nhân dân
đứng lên chống cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 10-1955 và cuộc bầu cử quốc
hội bù nhìn của đế quốc Mỹ và tay sai vào tháng 3-1956.
Cuộc đấu tranh chống bầu cử quốc hội của Mỹ và tay sai được tiến
hành dưới nhiều hình thức. Ở huyện Tuy Hoà, chỉ trong một đêm, truyền đơn
được tung ra khắp các xã, tẩy chay cuộc bầu cử và vạch trần âm mưu, thủ
đoạn của Ngô Đình Diệm nhằm chia cắt vĩnh viễn Việt Nam. Địch ra sức trả
thù, ở nhiều xã chúng bắt hàng trăm người, có cả một số đồng chí lãnh đạo
huyện, tỉnh.
Để chống âm mưu “tố cộng”, “diệt cộng” của địch, Tỉnh uỷ Phú Yên đề
ra chủ trương đối phó bằng nhiều cách: viện lý do đau yếu không đi “tố” và bắt
đi thì không tới, không hô khẩu hiệu, không xé cờ Đảng, làm ồn ào mất trật tự,
hoặc “tố” những tên đầu hàng phản bội làm tay sai cho giặc... Mặc dù bị địch
khủng bố dã man “nhưng quần chúng nhân dân vẫn kiên cường, bền bỉ đấu
tranh từng bước làm thất bại âm mưu “tố cộng, “diệt cộng” của địch” [1, tr.49].
Qua thực tiễn phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam đòi hiệp
thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước cho thấy những hạn chế của hình
thức này, nếu ta chỉ đấu tranh chính trị đơn thuần, trong khi kẻ địch ngay từ

22


×