Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TL LSĐ đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh cách mạng ở miền nam năm 1954 1960

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.06 KB, 31 trang )

A - MỞ ĐẦU
Tháng 1/1930, tại Hương Cảng – Trung Quốc dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái
Quốc, các tổ chức cộng sản của Việt Nam đã hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt
Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam bước sang một thời kỳ tranh đấu mới. Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ và đội
ngũ đảng viên kiên trung đã trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi về sau cho
cách mạng nước nhà.
Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã không ngừng trưởng
thành và liên tục giành nhiều thắng lợi to lớn. Phong trào cách mạng 1930 -1931
với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh đã trở thành cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho
cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là thắng lợi trong phong trào dân tộc dân chủ
những năm 1936 – 1939 và thắng lợi giòn giã trong những năm 1939 – 1945 với sự
ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945. Những cột mốc
lịch sử ấy là minh chứng cho thấy, Đảng cộng sản Việt Nam là yếu tố tạo nên mọi
thắng lợi cho nước nhà. Từ sau cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã trở thành một
Đảng cầm quyền.
Mười lăm năm đầu đầy gian khó đã qua, Chủ nghĩa Mác- Lê nin khơng cịn
là lý thuyết mà thực sự đã trở thành nền tảng vững chắc cho nước Việt Nam ta đi
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, với những biến động chung của thế giới,
những ngày đầu sau khi có độc lập, nước ta phải đương đầu với tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc” đặc biệt là âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp. Hành trình
9 năm(1945 – 1954) chống Pháp lại tiếp tục rèn giũa và tôi luyện Đảng cộng sản
Việt Nam (được đổi tên là Đảng Lao Động từ năm 1951). Vai trò của Đảng không
chỉ làm nhiệm vụ chỉ đạo kháng chiến mà còn điều hành sự nghiệp kiến quốc, thực
hiện đồng thời nhiệm vụ kiến thiết chế độ mới làm sức mạnh vững bền cho cuộc
kháng chiến. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc hoàn
toàn cuộc kháng chiến trường kỳ, tianf dân và toàn diện của quân dân Việt Nam,
thực dân Pháp và các nước cam kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đơng
Dương. Lịch sử nước ta bước sang một thời kỳ mới.
1



Có lẽ chưa có dân tộc nào giống như dân tộc Việt Nam, vừa bước ra từ cuộc
kháng chiến chống Pháp nhân dân ta lại phải đương đầu với một thế lực đế quốc
hùng mạnh bậc nhất của thời đại - đế quốc Mĩ. Với âm mưu “chia cắt lâu dài Việt
Nam, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới” Mĩ đã nhanh chóng
nhảy vào Miền Nam, dựng nên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm và thực hiện
mưu đồ “bá chủ thế giới” ngay ở đất nước Việt Nam chúng ta. Nhiệm vụ mới lại
được đặt ra, Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục lãnh đạo nhân dân cả nước vừa ra
sức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc vừa chống Mĩ ở Miền Nam để thống
nhất nước nhà. Hơn 20 năm chống Mỹ - tay sai đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học
sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, đó là một kho tàng khổng lồ về lý luận cách
mạng mà giai đoạn đầu trong những năm 1954 -1960 có vị trí hết sức quan trọng
trong sự nghiệp chống Mỹ nói chung. Chính vì thế, trong nội dung của bài tiểu
luận này em xin cụ thể hóa về q trình “Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh cách mạng ở miền Nam năm 1954-1960”

2


B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NHỮNG NĂM 1954 -1960.
1.1.

Tình hình thế giới.

Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II,
một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn con
đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn. Năm
1949 được coi là năm quyết định của quá trình thay đổi căn bản tình hình thế giới
sau đại chiến với việc Liên Xô phá vỡ độc quyền hạt nhân của Mỹ, nước Cộng Hòa

Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Cán cân so sánh lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn
về phía các nước chống chủ nghĩa đế quốc.
Bước vào thập kỷ 50, Liên Xô tiếp tục triển khai những “Kế hoạch 5 năm”
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh từng đè nặng lên nền kinh tế - xã hội Xô
Viết với bao tổn thất về người và của. Nhưng chỉ 7 năm sau, Liên Xô đã đủ sức
làm nên “Sự kiện Sputnich” khiến các thế lực đối địch phải sửng sốt. Một khả năng
bảo vệ hịa bình thế giới đã xuất hiện trong thực tế. Trong khi đó các nước Đơng
Âu cũng bước vào thực hiện công cuộc kiến thiết đất nước với những kế hoạch dài
hạn để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tháng 11/1957,tại Matxcơva (Liên Xô), Hội nghị Quốc tế 64 Đảng Cộng
Sản và Công Nhân đã tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, ra tun bố
hịa bình, củng cố phong trào Cộng Sản Quốc Tế. Thế giới tiến bộ và cách mạng từ
cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 bước vào thời kỳ phát triển với thế và lực mới của
mình trong đó Liên Xơ là người có cơng đầu trong việc kiến thiết và gìn giữ hịa
bình. Nhưng lúc ấy châu Âu đã bị chia làm đôi, cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu, hệ
thống xã hội mới ra đời cũng bước vào thời kỳ đối đầu với chủ nghĩa đế quốc.
Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ
La-tinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng tiến và cách
mạng chiếm ưu thế trong dân tộc, xu hướng độc lập - dân chủ - hịa bình - trung
3


lập… Đó là những nét mới trong tiến trình phát triển của phong trào. Dù được
“Trao trả độc lập” hay đấu tranh giành độc lập, các nước thuộc địa sau khi thoát
khỏi ách thống trị của ngoại bang đều đi theo con đường phi đế quốc; trong số các
nước này có một số nước đã đi gần hoặc đi thẳng vào con đường chủ nghĩa xã hội.
Trung Quốc từ năm 1953 bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Các nước Việt Nam, Cu Ba là những ngọn cờ đầu trong phong
trào giải phóng dân tộc, sau khi giành được độc lập đã tiến thẳng lên CNXH không

qua giai đọan phát triển TBCN.
Sáu năm của chiến tranh thế giới thứ hai đi qua, hậu quả mà cuộc chiến này
để lại cho nhân loại vô cùng nặng nề. Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ, các nước
đều bị tàn phá nhưng đế quốc Mĩ với những lợi thế của mình đã lợi dụng chiến
tranh và trở nên giàu có. Với tiềm lực “vơ đối” về kinh tế - tài chính - qn sự, các
đời tổng thống Mỹ đã nuôi giấc mộng “ bá chủ thế giới”. Đại chiến thứ hai vừa kết
thúc cũng là lúc nước Mĩ thực hiện “ chiến lược toàn cầu” , phát động cuộc chiến
tranh lạnh bao vây, cấm vận Liên Xô và các nước XHCN. Mối quan hệ đồng minh
giữa Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít bị phá vỡ thay
vào đó là mối quan hệ đối đầu, căng thẳng giữa hai bên.
Với việc triển khai “ Chiến lược toàn cầu” nước Mĩ nhằm thực hiện nhiều
mục tiêu trong đó nổi bật là ba mục tiêu lớn như sau:
* Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (trọng tâm là Liên Xô và các nước Đơng Âu)
* Dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh (trọng tâm là
Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Cu Ba trong khu vực Mỹ La-tinh).
* Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh (trọng tâm là Tây Âu - Nhật Bản).
Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến tranh lạnh,
chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực mới… Ba phương thức chủ yếu này
đã tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước đồng minh
của Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa thực
dân mới sẽ thay thế lối thống trị thuộc địa mà phương Tây nay đã lỗi thời.
4


Ba chỗ dựa trọng yếu của chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc này là: Viện trợ
kinh tế - quân sự - xây dựng hệ thống liên minh phòng thủ - củng cố lực lượng
quân sự mạnh. Sau kế hoạch Marshall chi 50 tỷ dollar vào việc phục hồi các nước
tư bản, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh viện trợ cho các nước, tính bình qn mỗi năm trong
thời kỳ 8 năm 1953 - 1960 là 5 tỷ dollar. Trong đó số viện trợ quân sự gần 3 tỷ
dollar với tỷ lệ theo ưu tiên cho các khu vực là: Tây Âu 54%, Đông Nam Á và

Viễn Đông 24,2%, Trung Cận Đông 14,9%, các nơi khác 6%
Những khối liên minh song phương và đa phương do Mỹ đứng đầu hoặc bảo
trợ lần lượt ra đời như: khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập năm 1949,
khối Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954, khối Trung Cận Đơng (CENTO)
hình thành năm 1955, khối Nam Thái Bình Dương (ANZUC) lập ra năm 1951…
Ngồi ra cịn các Hiệp ước tay đơi giữa Mỹ và một số nước ở Đông Á, Nam Á,
Đông Nam Á. Về lực lượng quân sự, những năm 1953 - 1960 Mỹ cũng đề ra nhiều
ý nghĩa chính trị và kinh tế cho Mỹ lúc này. Quân số giảm đi nhưng căn cứ quân sự
ở nước ngoài lại được tăng cường. Sau chiến tranh Mỹ có hơn 2.200 căn cứ quân
sự có mặt ở khắp các châu lục, 7 hạm đội trải ra khắp các đại dương, phái đoàn
quan sự và cố vấn Mỹ hoạt động ở 45 nước trên thế giới, nhiều loại vũ khí trang bị
mới được ra đời như máy bay ném bom chiến lược B52, B47, tên lửa vượt đại châu
có đầu đạn hạt nhân, tên lửa tầm trung, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hạt
nhân chiến thuật…
Sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô về mục tiêu và chiến lược đã làm cho quan
hệ quốc tế hơn 40 năm sau chiến tranh Thế giới thứ II ln ln trong tình trạng
căng thẳng. Mưu đồ của Mỹ khơng chỉ bó hẹp ở Châu Âu hay “sân sau” của Mỹ ở
khu vực Mỹ Latinh mà đế quốc Mỹ từng bước chuyển trọng tâm của chiến lược
tồn cầu sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lấy Việt Nam làm nơi thí điểm.
Ý đồ đó của Mỹ đã nhanh chóng biến Việt Nam trở thành tâm điểm trong cục diện
hai cực hai phe ở Châu Á.
2.Tình hình Việt Nam.
5


Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế vì rất giàu khống
sản, ngun nhiên liệu, lại có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Việt Nam cịn có vị
trí chiến lược quan trọng về qn sự cho cả vùng Đông Nam Á. Đất liền nối với
nhiều quốc gia và đi sâu vào tận miền Trung Á. Biển có những đảo và hải cảng
khơng những thuận tiện giao thơng, dễ sự dụng tàu thuyền, mà cịn có khả năng

khống chế cả vùng rộng lớn. Việt Nam lại là tiêu điểm của phong trào giải phóng
dân tộc đang sơi sục ở châu Á.
Việt Nam cịn là nơi ấp ủ những mưu toan của Mỹ từ lâu. Đầu thập kỷ 50
Mỹ đã thấy “Đông Dương là phần thưởng đặt cho một trò chơi lớn… trong thời
gian chiến tranh thế giới thứ hai, hàng năm Đông Dương đã đem lại lợi tức khoảng
300 triệu đơla”. Vì vậy, chính phủ Mỹ đã tăng cường viện trợ cho nước Pháp trong
cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương những năm 1946 – 1954. Từ năm 1949
với việc triển khai kế hoạch Rever đã cho thấy sự dính líu trực tiếp của Mỹ trong
cuộc chiến tranh này.
Ngay khi vừa bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã tuyên bố
giúp Pháp trong chiến tranh Đông Dương là để “ngăn chặn một cách rẻ tiền nhất
các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước nước Mỹ”. Từ
tháng 8/1950 Mỹ đã triển khai phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) vào
Việt Nam. Từ cuối năm 1950 đến cuối năm 1951, bằng các Hiệp định tay đôi ký
với Pháp ở Đơng Dương, như “Hiệp nghị phịng thủ chung Đông Dương”, “Kế
hoạch hợp tác kinh tế”, “Kế hoạch an ninh chung”, Mỹ đã từng bước can thiệp vào
Việt Nam. Những kế hoạch chiến tranh của Pháp ở Đông Dương như “Kế hoạch
Rever”, “Kế hoạch Delatte de Tassingy”, “Kế hoạch Dalan”, “Kế hoạch Navarre”
đều được Mỹ trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện. Có thể nói Việt Nam là nơi tập
trung quyền lợi sống còn, là đất dụng võ của họ.
Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng đã đập tan
hoàn toàn sự nỗ lực cuối cùng của cả Pháp và Mỹ trong kế hoạch quân sự Navare.
Một hội nghị Quốc tế bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở
Đơng Dương được triệu tập tại Gènerve chỉ sau đó 1 ngày. Hội nghị đã đi đến giải
6


pháp cuối cùng bằng bản hiệp định Gènerve với nhiều điều khoản quan trọng liên
quan đến số phận của ba nước Đơng Dương trong đó có Việt Nam. Cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp chấm dứt đồng nghĩa với thắng lợi trọn vẹn của Việt Nam

sau 9 năm trường kỳ kháng chiến.
Sau Hiệp định Genève 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai miền lấy vĩ
tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Toàn bộ lực lượng quân đội của ta tập
kết ra miền Bắc, trong khi quân Pháp vẫn đang ngự trị ở miền Nam. Do đó, một
nguy cơ mới xuất hiện đe dọa trực tiếp đến an nguy của đất nước khi quân Pháp rút
khỏi miền Bắc (6/1955) và miền Nam (5/1956). Chớp lấy thời điểm đó, chính phủ
Mỹ nhanh chóng dựng nên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm ở miền Nam và
triển khai kế hoạch “thực dân mới” với mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành
thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự để chống lại chủ nghĩa xã hội.
Với những hoạt động xây dựng chủ nghĩa thực dân mới, tấn công đánh phá
lực lượng và phong trào cách mạng, trong những năm 1954 – 1959, Mỹ - Diệm đã
biến miền Nam Việt Nam từ một chiến trường chống chủ nghĩa thực dân thành một
chiến trường phản kích lại các lực lượng cách mạng. Chính quyền Ngơ Đình Diệm
sau khi thành lập đã thực hiện hàng loạt các chính sách phản động như: chính sách
tố cộng diệt cộng, đặt Cộng sản ngồi vịng pháp luật, thiết lập hệ thống máy chém
khắp miền Nam… đã làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề, vùng giải
phóng bị thu hẹp. Song song với đó là việc đế quốc Mỹ đã thi thố ở Việt Nam 4
chiến lược chiến tranh, ứng dụng từ 3 lần thay đổi chiến lược toàn cầu. Đây là sự
lựa chọn đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng tiến hành chiến tranh của Mỹ. Chưa
bao giờ Mỹ huy động được sức mạnh của cả nước Mỹ cùng các nước phe Mỹ, trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự như là trong
thời kỳ họ tiến hành chiến tranh Việt Nam. Ý chí và quyết tâm của Mỹ khi đánh
Việt Nam không phải chỉ nhằm khuất phục một dân tộc, dập tắt một ngọn lửa đấu
tranh vì độc lập tự do, mà cịn nhằm đe dọa nhiều nước khác, đồng thời thể nghiệm
sức mạnh của Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ XX.

7


Nếu miền Nam phải đối mặt với một đế quốc hùng mạnh bậc nhất của thê kỷ

thì ở miền Bắc khi tốn lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, cũng là lúc miền
Bắc được hồn tồn giải phóng, bước vào thời kỳ làm nhiệm vụ của cách mạng
XHCN. Tuy nhiên, bối cảnh của đất nước đã đặt ra những yêu cầu mới để phù hợp
với thực tiễn của Bắc Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Gần 10 thế kỷ độc lập trải qua nhiều lần chia cắt nhưng chưa lần nào đất
nước ta đối mặt với cục diện chính trị đặc biệt như lúc này. Tình hình đó địi hỏi
Đảng và Chính phủ phải quyết tâm, nỗ lực cùng với nhân dân đồng tâm hiệp lực
bằng mọi cách vừa đánh thắng Mỹ ở miền Nam, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc
thành công để thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
3. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Theo quy định của hiệp định Gènever, phía Bắc vỹ tuyến 17 của Việt Nam
được giải phóng. Do đó miền Bắc có nhiệm vụ phải nhanh chóng hồn thành nốt
những nhiệm vụ còn lại của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và khôi phục
kinh tế, tiến lên xây dựng CNXH.
Ở miền Nam do chưa được giải phóng, cách mạng lại bị mất thế lực, quần
chúng nhân dân đang tiếp tục bị khủng bố đàn áp. Vì thế miền Nam có nhiệm vụ
phải gây dựng lại lực lượng và phong trào cách mạng, tiếp tục cuộc Cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam, giành tự do độc lập.
Cả hai miền Nam Bắc có nhiệm vụ chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ
miền Bắc, tiến tới hịa bình thống nhất Tổ quốc để xây dựng một Việt Nam hịa
bình - thống nhất - độc lập - dân chủ và giàu mạnh. Hai miền của một đất nước bị
cắt tiến hành đồng thời “hai cuộc cách mạng” khác nhau, dưới sự lãnh đạo của một
đảng thống nhất là Đảng Lao Động Việt Nam. Miền Bắc là hậu phương to lớn, là
chỗ dựa căn bản nhất cho toàn dân tộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quyết
định nhất đến thắng lợi cuối cùng của Cách mạng cả nước. Miền Nam là tiền tuyến
lớn, là chiến trường chính của cuộc kháng chiến, quyết định trực tiếp đến thắng lợi
cuối cùng của cách mạng cả nước.
8



CHƯƠNG II - ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC VÀ
ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ - DIỆM Ở MIỀN NAM.
2.1- Đảng lãnh đạo Miền Bắc xây dựng CNXH (1954-1960)
2.1.1. Miền Bắc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế (1954-1957)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp dịnh Gènerve bàn về lập lại hịa bình
ở Việt nam và Đơng Dương đợc các bên tham dự hội nghị kí kết (7 - 1954), miền
Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, đó là điều kịên chính trị xã hội hết sức
thuận lợi. Nhưng bên cạnh đó miền Bắc gặp vơ vàn khó khăn do hậu quả chiến
tranh để lại: ở nông thôn hàng van héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang, nhân lực lao động,
nông cụ, sức kéo đều thiếu nghiêm trọng. Ở thành thị, nhiều cơ sở công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp bị địch tháo gỡ thiết bị hoặc phá hoại trớc khi rút đi, công nhân
thất nghiệp là phổ biến; thương nghiệp và thủ công nghiệp cũng rơi vào tình trạng
tê liệt khơng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Vấn đề được đặt ra lúc này
là phải nhanh chóng thực hiện cơng cuộc cải cách ruộng đất, để bồi dưỡng sức dân
và tăng cường sức mạnh của khối liên minh cơng nơng.
Thực hiện u cầu đó, Đảng ta đã phát động cuộc cải cách ruộng đất. Cuộc
cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1953 nhưng cũng chỉ mới thực hiên được ở
một số địa phương thuộc vùng tự do. Đời sống các tầng lớp nhân dân vơ cùng khó
khăn, có nhiều vùng xuất hiện tình trạng thiếu ăn, đói kém nghiêm trọng.
Nhận thức sâu sắc những thuận lợi và khó khăn của miền Bắc, đồng thời để
tạotiền đề kinh tế - xã hội mở đường đa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
đã mở các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu, lần thứ bảy, lần thứ
tám và lầnthứ mời (khoá II), bàn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đế sự nghiệp
xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc: Trong giai đoạn mới, toàn Đảng, toàn dân
cần tập trung mọi nỗ lực kinh tế đó là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và khâu chính
9


là nông nghiệp; tiến hành cải cách ruộng đất ,thực hiện người cày có ruộng là
nhiệm vụ trọng yếu; đồng thời phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, củng cố

Đảng và chính quyền dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ
sản; củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, trong khôi phục kinh tế ở miền Bắc sau
chiến tranh, Đảng ta đã chỉ đạo toàn dân thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ. Trước
hết là nhiệm vụ khôi phục sản xuất nông nghiệp và bước đầu xây dựng bộ phận
kinh tế tập thể. Giai cấp nông dân phấn khởi được giải phóng khỏi ách áp bức bóc
lột của đế quốc và phong kiến, lại được Đảng, chính phủ chia ruộng đất nên đã
hăng hái vượt mọi khó khăn, ra sức khai hoang phục hóa, chống hạn, đẩy mạnh sản
xuất,tăng nhanh sản lượng lương thực.
Tính đến năm 1957, sản lượng lương thực ở miền Bắc đạt 4,2 triệu tấn, vượt
mức trước chiến tranh thế giới lần thứ hai(1939) là 2,4 triệu tấn. Đời sống của nhân
dân mà chủ yếu là nông dân dần dần đi vào ổn định, đẩy lùi nạn đói. Về khơi phục
sản xuất cơng nghiệp và thủ công nghiệp, Đảng chủ trương phải tập trung khôi
phục và phát triển công nghiệp trong phạm vi cần thiết và có khả năng phục vụ cho
nơng nghiệp. Do đó trong các năm 1955 đến năm 1957 hầu hết các cơ sở cơng
nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp quan trọng như: Mỏ than Hồng Gai, nhà máy dệt
Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, đi vào hoạt động
có hiệu quả, cơng nhân phấn khởi trở thành người làm chủ cơ sở sản xuất của
mình. Đồng thời, Đảng và Nhà nước chỉ đạo xây dựng thêm một số nhà máy mới.
Đến cuối 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lý,
thương nghiệp miền Bắc đã tăng tổng mức bán lẻ lên 70,6%, doanh số gấp 2 lần so
với năm 1955. Về khôi phục và phát triển giao thông vận tải, Đảng và Nhà nước
chỉ đạo nhanh chóng khơi phục đường xe lửa, đường ơtơ, đường thủy, bưu điện,
nạo vét và mở rộng các bến cảng: Long Biên, Hải Phịng, Hịn Gai, Cẩm Phả, Bến
Thủy; khai thơng đường hàng khơng quốc tế. Các ngành văn hóa, giáo dục, y tế
10


phát triển nhanh chóng theo tính chất xã hội chủ nghĩa. Hệ thống giáo dục phổ

thơng theo chương trình 10 năm được xác lập, giáo dục đại học được chú ý phát
triển. Hệ thống y tế và chữa bệnh miễn phí được phát triển rộng trên miền Bắc. Hệ
thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở được xây dựng và củng cố, đã phát huy
hiệu lực trong lãnh đạo và chỉ đạo nhiệm vụ khôi phục kinh tế, đập tan mọi âm
mưu và hành động của bọn phản động chống đối chế độ mới.Trong chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Đảng chủ trương thực hiện 6 đợt giảm tô, 2 đợt
cải cách ruộng đất đem ruộng đất về cho dân cày và từng bước đưa họ vào con
đường làm ăn tập thể.
Trong hơn 2 năm (1954-1956), cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tiến
hành tiếp 4 đợt còn lại (Từ đợt 2 đến đợt 5) với tổng cộng 3.314 xã. Trải qua 5 đợt
cải cách ruộng đất, khoảng 81 vạn ta ruộng đất,10 vạn trâu bị, 1,8 triệu nơng cụ từ
tay giai cấp địa chủ đợc chia cho trên 2 triệu nông dân. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ,
quan hệ sản xuất mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm phải một
số sai lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm và nhiệt tình cách
mạng của nhân dân. Nhận thức rõ điều đó, Đảng đã kịp thời sửa chữa sai lầm,
khuyết điểm, giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, cơng cuộc khơi phục kinh tế và hồn thành những nhiệm vụ còn lại
của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ năm 1954 đến 1957 do Đảng lãnh đạo,
thực chất là q trình san nền, xây móng, mở đường để bắt tay triển khai thực hiện
từng bước cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
2.1.2. Miền Bắc cải tạo quan hệ sản xuất XHCN (1958 – 1960)
Công cuộc khôi phục kinh tế thắng lợi đã tạo cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vững bước tiến lên. Tháng 4 năm 1958,
Hội
nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn về kế hoạch 3 năm
(1958 -1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông
11



dân, thợ thủ công, thành phần kinh tế tư bản tư doanh, người buôn bán nhỏ, đồng
thời mở mang xây dựng cơ bản, tăng cường lực lượng của thành phần kinh tế quốc
doanh.
Đảng chủ trương tập trung sự lãnh đạo cải tạo tồn diện nền kinh tế xã hội,
khâu chính là cải tạo nơng nghiệp bằng cách hợp tác hóa tồn bộ nơng nghiệp, thực
hiện hợp tác hóa trước khi cơ giới hóa, từ hợp tác hóa trong nơng nghiệp làm đòn
bẩy thúc đẩy và phát triển các ngành kinh tế khác. Mục đích cải tạo các thành phần
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa là để xác lập chế độ cơng hữu về tư hiệu sản xuất,
dưới hai hình thức chủ yếu: sở hữu nhà nước (toàn dân) và sở hữu tập thể, nhằm
hình thành quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, cải thiện và nâng cao đời sống
nhân dân.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong khi lấy cải tạo là trọng tâm, phải tiến
hành đồng thời với xây dựng cải tạo để xây dựng và xây dựng phải kết hợp với cải
tạo, thúc đẩy cải tạo nhanh chóng hồn thành. Hướng phấn đấu đến năm 1960,
nhân dân miền Bắc sẽ có đủ lương thực, cớ thêm rau, thịt, cá, đường; tự cung cấp
phần lớn hàng tiêu dùng, chủ yếu là vấn đề ăn, mặc, học, đồ dùng gia đình; trình độ
văn hóa và kỹ thuật được nâng dần; nạn thấp nghiệp do chế độ vũ để lại sẽ đợc giải
quyết căn bản. Cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
mười bốn, Đảng ta đã có các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ cải xã hội chủ nghĩa toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế xã
hội, tạo nên phong trào sản xuất sơi nổi trên tồn miền Bắc.
Trong xu thế phát triển đó, tháng 4 năm 1959 Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ mười sáu (khóa II) họp, tập trung bàn về vấn đề hợp tác hóa
trong nơng nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa với công thương nghiệp tư bản tư
doanh.
Về hợp tác hóa nơng nghiệp, hội nghị chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng lúc này là
chuẩn bị mọi mặt về đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch
để phát triển tổ đổi công, mở mang hợp tác xã nông nghiệp một cách tích cực,
vững chắc tiến tới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Nguyên tắc

12


chỉ đạo xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Phương
châm tiến hành cải tạo là tích cực, vững chắc, quy hoạch về mọi mặt, sát với từng
vùng.
Về cải tạo đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, Đảng đề ra chủ
trương cải tạo hịa bình, hai bên cùng có lợi, đi đôi với sắp dấp công ăn việc làm
cho các nhà tư bản và giai cấp tư sản. Thực hiện chủ trương của Đảng, phong trào
cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng trở
thành cao trào trên tồn miền Bắc. Cuộc vận động hợp tác hóa trong nơng nghiệp
thu nhiều thành tựu to lớn; tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có hơn 85% hộ nơng
dân, với 68% diện tích ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp. Đối với cải tạo cơng
thương nghiệp tư bản tư doanh tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có 783 hộ tư sản
cơng nghiệp (100%), 826 hộ tư sản thương nghiệp (97,1%) và 319 hộ tư sản vận
tải cơ giới (99%) đã được cải tạo. Hàng vạn cơng nhân được giải phóng khỏi ách
bóc lột của giai cấp tư sản.
Ngành thủ công nghiệp từng bước được phục hội và đi vào con đường làm
ăn tập thể thơng qua các hình thức tổ chức hợp tác như: hợp tác xã cung tiêu, hợp
tác xã sản xuất thủ cơng nghiệp. Tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có 87,9% số
thợ thủ cơng tham gia cải tạo và đi vào làm ăn tập thể.
Về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiến hành chỉ đạo chú trọng phát
triển thành phần kinh tế quốc doanh. Tính đến năm 1960, miền Bắc có 56 nơng
trường quốc doanh, với diện tích trên 10 vạn héc ta canh tác. Cơng nghiệp sản xuất
các tư liệu sản xuất được Đảng, Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển, nhiều cơng
trình lớn, nhỏ ra đời. Từ chỗ có 97 xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh năm 1957,
đến năm 1960 đã có 172 xí nghiệp do Trung ương quản lý và trên 500 cơ sở do địa
phương quản lý. Nhiều khu công nghiệp tập trung ra đời như Nhà máy gang thép
Thái Nguyên, khu liên hiệp cơng nghiệp Việt Trì ... Ngành cơng nghiệp tiêu dùng
có sự phát triển đáng kể. Năm 1959 tổng số hàng tiêu dùng được sản xuất trong

nước tăng 283,7% so với năm 1955, bảo đảm cung cấp được 90% hàng tiêu dùng
cần thiết cho đời sống nhân dân. Ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa còn non
13


trẻ cũng có sự phát triển vợt bậc. Đến năm 1959, mậu dịch quốc doanh đã có 12
tổng cơng ty chuyên nghiệp, bao gồm 1.400 cửahàng, mạng lới hợp tác xã mua bán
có ở hầu hết các địa phương trong miền Bắc. Sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng. Tính đến cuối năm 1960,
miền Bắc đã căn bản xóa nạn mù chữ ở miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi.
Hệ thống giáo dục phổ thơng được hồn chỉnh và mở rộng, với số học sinh tăng
80% so với năm 1957. Các trường đại học và trung học chuyên nghiệp khơng
ngừng mở rộng. Đến năm 1960, miền Bắc có 9 trường đại học, với 11,070 sinh
viên (gấp 2 lần so với năm 1957). Hệ thống y tế hình thành căn bản trên khắp các
địa phương miền Bắc, bao gồm các bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế phục vụ nhân dân
miễn phí.
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong những năm từ 1958
đến 1960. Đảng cịn đặc biệt quan tâm đến cơng tác xây dựng Đảng, củng cố chính
quyền, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Các Nghị quyết Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười bốn, lần thứ mười lăm đợc qn
triệt tồn Đảng, trong đó chú trọng khâu chỉnh đốn tổ chức, tăng cường giáo dục lý
luận Mác - Lênin, cải tạo tư tưởng, nhằm chống lại các quan điểm phản động, sai
trái, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Tháng 12 năm 1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thơng qua Hiến
pháp mới. Ngày 1 tháng 1 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cơng bố với tồn
dân và thế giới bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta. Thông qua
bầu cử dân chủ, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp đã đợc mở rộng,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ngày càng phát huy hiệu
quả. Các tổ chức quần chúng như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đoàn thanh
niên lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống

nhất đều được củng cố và hoạt động tích cực. Quân đội nhân dân Việt Nam nịng
cốt của nền quốc phịng tồn dân, trụ cột của chun chính vơ sản đợc Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng từng bước, tiến lên chính quy
hiện đại.
14


Những thành tựu thu được trong sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát
triển kinh tế, văn hóa ở miền Bắc (1958-1960), đã chứng minh tính đúng đắn, sáng
tạo của Đảng trong lãnh đạo và chỉ đạo toàn dân bắt tay vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội, tiến dần từng bớc vững chắc, phù hợp với thực tiễn đất nước và
trình độ nhận thức của nhân dân.
2.1.3. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
Bước vào những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình trong nước và quốc tế tiếp
tục có những biến đổi to lớn, tác động sâu sắc đến sự nghiệp cách mạng của nhân
dân Việt Nam. Xu hướng hòa dịu trong quan hệ quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhưng cũng gây nhiều bất
lợi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Nhân
dân ta. Vượt qua những khó khăn to lớn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, cách mạng Việt Nam
đã không ngừng tiến lên giành được những thành tựu to lớn ở hai miền Nam, Bắc.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng đã họp
tại Hà Nội. Sau những ngày họp nội bộ, Đại hội đã họp công khai từ ngày 5 đến
ngày 10-9-1960. Dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết
thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước, trong đó 50% số đại biểu là các đảng
viên đã tham gia cách mạng từ khi Đảng còn hoạt động bí mật. Tất cả các đại biểu
đã trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều đại biểu là anh
hùng và chiến sĩ thi đua, là đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số, là nhà thơ,
nhà văn, nhà giáo, nhà khoa học. Dự Đại hội cịn có đại biểu của Đảng Xã hội,
Đảng Dân chủ và các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Gần

20 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Diễn văn khai mạc Đại hội, nêu rõ: “Thấm nhuần
chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp vơ sản và của
dân tộc; giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong Đảng và sự đồn kết nhất trí giữa các
đảng cộng sản, giữa các nước trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, đó là cái bảo
đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi”.
15


Người nêu khái quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và vạch rõ:
“Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
hịa bình thống nhất nước nhà”2. Để bảo đảm thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý
nghĩa quyết định là “phải nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng ta, phát
huy hơn nữa tác dụng lãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặt công tác.
Từ trước tới nay, Đảng ta đã cố gắng liên hệ chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin
với thực tế cách mạng Việt Nam. Cán bộ và đảng viên ta nói chung đều có phẩm
chất cách mạng tốt đẹp. Nhưng chúng ta còn nhiều khuyết điểm như: bệnh chủ
quan, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm, tác phong quan liêu, chủ
nghĩa cá nhân... Chúng ta phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tăng cường
giáo dục tư tưởng trong Đảng, đấu tranh khắc phục những khuyết điểm... nâng cao
hơn nữa tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng, tăng cường không ngừng mối
liên hệ giữa Đảng và quần chúng, phải biết đoàn kết mọi người yêu nước và tiến bộ
để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Đại hội đã nghe Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do
đồng chí Lê Duẩn trình bày; Báo cáo về sửa đổi Điều lệ Đảng do đồng chí Lê Đức
Thọ trình bày; Báo cáo về phương hướng và nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất do đồng chí Nguyễn Duy Trinh trình bày và nhiều tham luận khác.
Bản Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kiểm điểm
lại sự lãnh đạo của Đảng từ Đại hội II đến Đại hội III, đặc biệt là thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Báo cáo viết: “Trong quá trình kháng

chiến, Đảng ta dựa trên cơ sở liên minh công nông và không ngừng tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, đã ra sức mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố chính
quyền dân chủ nhân dân, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện phương
châm toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, diệt giặc cứu nước.
Làm cho phương châm kháng chiến lâu dài được thấu suốt là một quá trình giáo
dục và đấu tranh tư tưởng bền bỉ trong toàn Đảng và toàn dân, chống những
khuynh hướng sai lầm đã từng nảy ra trong những năm kháng chiến”.
16


“Đi đôi với kháng chiến và để bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, Đảng ta và
Nhà nước dân chủ nhân dân đã tiến hành từng bước những cải cách dân chủ, đi đến
thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến, nhằm hạn chế rồi xóa bỏ sự
bóc lột của giai cấp địa chủ, cải thiện đời sống cho nhân dân lao động, chủ yếu cho
nông dân là lực lượng to lớn nhất của kháng chiến” 2. “Cuộc kháng chiến trường kỳ
của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Thắng lợi đó chứng tỏ rằng trong điều kiện thế
giới ngày nay, một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên
quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác - Lênin để giành độc lập và
dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thắng lợi đó
cũng chứng tỏ rằng chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân mà Đảng
ta là đại biểu, chỉ có đường lối cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin
mới có thể tạo điều kiện cho nhân dân ta đánh bại quân thù và giành tự do, độc
lập”.
Phân tích tình hình đất nước ta tạm thời bị chia làm hai miền với hai chế độ
chính trị - xã hội khác nhau, bản báo cáo xác định: “Nhiệm vụ cách mạng của nhân
dân ta trong giai đoạn hiện nay là: tăng cường đoàn kết tồn dân, kiên quyết đấu
tranh giữ vững hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng
thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống
nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hịa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường

phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hịa bình ở Đơng Nam Á và thế giới”.
Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến lược
khác nhau, song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện
hịa bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là
mâu thuẫn giữa Nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Giải
quyết mâu thuẫn chung ấy là trách nhiệm của cả nước, song mỗi miền có nhiệm vụ
chiến lược riêng và có vị trí khác nhau.
“Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc... là nhiệm vụ quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống
17


nhất nước nhà của nhân dân ta”. Còn “cách mạng miền Nam có một vị trí rất quan
trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hịa bình thống nhất
nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước”.
Xuất phát từ những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Bắc, mà đặc điểm
lớn nhất là đi từ một nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ cá
thể, cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa hết sức kém cỏi tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
cho nên “công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải là một quá trình
cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa
trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên
sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một
nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc tiến bộ mau chóng, thành cơ sở
ngày càng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Quá trình cải biến cách mạng ở miền Bắc là một quá trình kết hợp cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, là quá trình đấu tranh gay go và phức tạp giữa con
đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực

kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật.
Từ sự phân tích đó, Đại hội đã xác định đường lối chung của Đảng trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là “đoàn kết toàn dân, phát huy
tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù
của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa
anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và
củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hịa bình
thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hịa bình
ở Đơng Nam Á và thế giới. Muốn đạt mục tiêu ấy phải sử dụng chính quyền dân
chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vơ sản để thực hiện cải tạo
18


xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và
công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc
doanh, thực hiện cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và
kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có cơng nghiệp hiện đại,
nơng nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến”.
Để thực hiện một bước cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước
đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo
xã hội chủ nghĩa làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa, Đại hội xác định những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất:
- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nơng nghiệp tồn diện,
cơng nghiệp thực phẩm, cơng nghiệp nhẹ...
- Hồn thành cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thủ

công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, củng cố
và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công
nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, xúc tiến công tác
khoa học và kỹ thuật.
- Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, mở
mang phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị.
- Ra sức củng cố quốc phòng, trật tự an ninh xã hội.
Các nhiệm vụ đó liên hệ mật thiết với nhau.

19


Đại hội cũng quyết định các chủ trương tăng cường nhà nước dân chủ nhân
dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân miền Bắc, đoàn kết
quốc tế và đẩy mạnh xây dựng Đảng.
Tổng kết 30 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đại hội đã nêu lên những
bài học kinh nghiệm lớn:
- Xây dựng được một chính đảng Mác - Lênin, đồn kết nhất trí, liên hệ chặt
chẽ với quần chúng, ln ln giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng.
- Vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác
- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đề ra đường lối, phương châm cách
mạng kết hợp đúng đắn nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến, coi nhiệm
vụ chống đế quốc và bè lũ tay sai của chúng là nhiệm vụ chủ yếu nhất và nhiệm vụ
phản phong kiến phải tiến hành từng bước, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ phản đế.
- Giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, thực hiện được khối liên minh công
nông vững chắc.
- Dựa trên cơ sở khối liên minh công nông vững mạnh, tập hợp mọi lực
lượng dân tộc và dân chủ thành một mặt trận thống nhất rộng rãi dưới sự lãnh đạo

của Đảng.
- Lấy việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng làm cơ bản, khéo
phối hợp hoạt động không hợp pháp với hoạt động hợp pháp, kết hợp đấu tranh vũ
trang với đấu tranh chính trị, kết hợp lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị.
- Xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tăng cường nhà nước dân chủ nhân dân, củng cố nền tảng liên minh cơng
nơng của nó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
- Khéo lợi dụng những mâu thuẫn cục bộ và tạm thời trong nội bộ kẻ thù.
- Tăng cường đoàn kết quốc tế.
Thực tiễn cách mạng 30 năm qua khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điều
kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi. Muốn cho Đảng làm tròn nhiệm vụ trong
20


giai đoạn mới, vấn đề mấu chốt vẫn là không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, tức là “phải nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, cụ thể là
phải tăng cường tính chất giai cấp và tính chất tiên phong của Đảng, phải củng cố
sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, phải cải tiến công tác lãnh đạo của Đảng,
phải nâng cao không ngừng trình độ hiểu biết và năng lực cơng tác của cán bộ,
đảng viên, phải làm cho chi bộ trở thành hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở cơ sở”.
Đại hội nhất trí thơng qua nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất, thông qua Điều lệ Đảng (sửa đổi). Bản Điều lệ của Đảng gồm có phần
cương lĩnh chung, 12 chương với 62 điều. Cương lĩnh chung ghi rõ: Đảng Lao
động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong có tổ
chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân... Đảng Lao động Việt Nam lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động
của Đảng... Đảng đi đường lối quần chúng trong mọi hoạt động của mình, tổ chức
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có kỷ luật nghiêm minh, lấy phê bình và tự phê
bình làm quy luật phát triển của Đảng.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gồm 47 ủy viên

chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần
thứ nhất đã bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn được
bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thành công tốt đẹp. “Đại
hội... sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây
dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hịa bình thống
nhất nước nhà”. “Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối
khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên”.
2.2. Đảng lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh chống chế độ MỹDiệm (1954-1960)
2.2.1. Hội nghị lần thứ XV BCH TW Đảng khóa II (1/1959)
21


Sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Ðơng Dương (20-71954), qn và dân ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Trái
lại, cả Mỹ và chính quyền Ngơ Ðình Diệm tìm mọi cách phá bỏ Hiệp định, cự
tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ
kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị, địi dân sinh, dân
chủ, hịa bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm cho phong trào
đấu tranh cách mạng bị tổn thất nặng nề.
Trong hai năm 1957-1958, Ðảng đã có những cuộc họp bàn về cách mạng
Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào
cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.
Thực tế là từ tháng 6-1956, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết khẳng định "đấu
tranh chính trị khơng có nghĩa là tuyệt đối khơng dùng hình thức vũ trang tự vệ
trong hồn cảnh nhất định"; và sau đó, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ
ủy Nam Bộ, đã viết "Ðề cương cách mạng Miền Nam", cũng đề cập đến vấn đề
bạo lực cách mạng và đấu tranh vũ trang, song chúng ta chưa sử dụng hình thức
đấu tranh vũ trang một cách mạnh mẽ, thích hợp để đối phó với sự đàn áp, khủng
bố tàn bạo của kẻ thù, nên cách mạng Miền Nam vẫn tiếp tục bị tổn thất.

Mặc dù bị chính quyền Ngơ Ðình Diệm thẳng tay khủng bố, song cán bộ,
đảng viên, quần chúng yêu nước ở Miền Nam cơ bản vẫn nghiêm túc chấp hành
chủ trương đấu tranh và sự chỉ đạo của Ðảng, không manh động. Ðiều đó chứng tỏ
đảng viên và quần chúng vẫn tin tưởng và chờ đợi một sự thay đổi nhanh chóng,
mạnh mẽ về chủ trương, phương pháp đấu tranh của Ðảng đối với kẻ thù.
Nhận được những kiến nghị khẩn thiết của các tổ chức Ðảng và của cán bộ,
đồng bào, chiến sĩ Miền Nam yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi hình thức đấu
tranh, trên cơ sở xem xét thực tế tình hình, Bộ Chính trị đã cử ra một tổ tập trung
nghiên cứu, đề xuất chủ trương, hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách
mạng Miền Nam để đưa phong trào cách mạng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo,
phát triển đi lên.
22


Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp Hội nghị (mở rộng)
lần thứ 15, đã xác định con đường phát triển của cách mạng Miền Nam, vạch rõ
mục tiêu và phương pháp cách mạng ở Miền Nam; xác định mối quan hệ giữa hai
chiến lược cách mạng ở Miền Nam và Miền Bắc, giữa cách mạng Việt Nam và
cách mạng thế giới, nhằm giải phóng Miền Nam, bảo vệ Miền Bắc, thống nhất
nước nhà.
Nghị quyết 15 được thông qua và phổ biến sau cuộc họp đợt 2 (7-1959)
khẳng định: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam;
nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đồn thống trị Ngơ Ðình Diệm, tay sai của đế
quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách
mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ
trang; dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân tiến lên cuộc đấu
tranh vũ trang trường kỳ.
Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng địi hỏi của tình hình và nguyện vọng
của đơng đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển đi
lên của cách mạng Miền Nam là phải dùng bạo lực cách mạng, phải chuyển hướng

sang đấu tranh vũ trang, để đưa phong trào vượt thốt khỏi tình thế hiểm nghèo.
Ðây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng chỉ
đạo đấu tranh cách mạng ở cấp lãnh đạo cao nhất, sự chuyển hướng mạnh mẽ về
hình thức và phương pháp đấu tranh.
Nghị quyết 15 của Trung ương Ðảng chính là ngọn lửa châm ngịi cho cao
trào Ðồng khởi trên quy mô lớn tại các địa phương ở Nam Bộ và Khu 5. Trước
năm 1959, trước khi có Nghị quyết 15, các cuộc đấu tranh có tính chất vũ trang tự
vệ của quần chúng cách mạng, yêu nước chỉ diễn ra lẻ tẻ, tự phát ở một vài địa
phương. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 15 (đợt 1, từ
ngày 12 đến 22-1-1959; đợt 2, từ ngày 10 đến 15-7-1959) và ra Nghị quyết, thì dù
chưa có Nghị quyết chính thức (trong nửa đầu năm 1959) nhưng tinh thần cơ bản
của Nghị quyết đã được các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ, ra Hà Nội dự Hội
nghị, đem về truyền đạt ngay sau khi kết thúc đợt 1. Vì thế, thực tế diễn biến cho
23


thấy, từ giữa năm 1959 trở đi đã có hàng loạt cuộc đấu tranh mang tính bạo lực của
quần chúng nổ ra ở các địa phương, như Minh Thạnh (Tây Ninh); Dầu Tiếng (Thủ
Dầu Một); Gò Quản Cung, Gò Măng Ða (Ðồng Tháp); Tà Lốc, Tà Léc (Bình
Ðịnh); Tam Ngân (Bình Thuận); Nóc Ơng Tía, Trà Bồng (Quảng Ngãi)... Ðiều đó
báo hiệu một giai đoạn đấu tranh mới đang hình thành. Quá trình khởi nghĩa từng
phần ở Miền Nam đã bắt đầu. Như thế, ý nghĩa, tác động của Nghị quyết 15 là trực
tiếp, nhanh chóng và rõ rệt, mở ra hướng đi mới cho phong trào đấu tranh ở Miền
Nam.
Ngay sau khi có văn bản Nghị quyết 15, Xứ ủy Nam Bộ họp (11-1959),
nhận định: tuy địch có gây cho ta nhiều khó khăn nhưng xét về căn bản và tồn cục
thì ta đã giành được thế chủ động; cơ sở Ðảng vẫn được giữ vững, phong trào quần
chúng phát triển cao hơn so với năm 1958; hoạt động vũ trang tuyên truyền phát
huy tác động hỗ trợ cho đấu tranh chính trị.
Tháng 12-1959, Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ họp, có sự tham dự của

đại biểu các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Gị Cơng, Bến Tre, Kiến Tường, An Giang,
Kiến Phong, trên cơ sở đánh giá tình hình, khả năng của các lực lượng cách mạng,
đã quyết định phát động nhân dân khởi nghĩa ở xã, ấp. Phương châm đấu tranh là:
nổi dậy đều khắp không để nổi cộm từng điểm khiến địch có thể tập trung lực
lượng đàn áp; phải vận động cho được quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh
với địch nhưng phải giữ cho được thế hợp pháp. Hoạt động vũ trang phải khôn
khéo, tránh nặng về đấu tranh vũ trang đơn thuần.
Ban quân sự Liên tỉnh miền Ðông Nam Bộ cũng tổ chức họp bàn việc thực
hiện chủ trương của Xứ ủy. Căn cứ địch ở Tua Hai (Tây Ninh) được chọn làm trận
tiến công mở đầu cho các tỉnh miền Ðông Nam Bộ.
Ðến đầu tháng 1-1960, thời cơ cho một cuộc tiến công, nổi dậy rộng khắp
các địa phương Miền Nam đã tới. Mở đầu cho phong trào Ðồng khởi là cuộc đấu
tranh chính trị, vũ trang của quần chúng nhân dân huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre,
ngày 17-1-1960, giành được thắng lợi. Phối hợp với Bến Tre, dưới sự lãnh đạo của
các cấp bộ Ðảng, nhân dân các địa phương ở Trung Nam Bộ, Ðông Nam Bộ đã
24


đồng loạt đứng lên phá rã hệ thống kìm kẹp và chính quyền cơ sở của chế độ Sài
Gịn, giành quyền làm chủ, đẩy chính quyền Ngơ Ðình Diệm vào tình thế bị động
đối phó.
Ngày 26-1-1960, trận tiến cơng địch ở căn cứ Tua Hai (Tây Ninh) của lực
lượng vũ trang giành thắng lợi, trở thành phát súng mở đầu cho cuộc nổi dậy của
quần chúng cách mạng ở địa bàn trọng yếu miền Ðơng Nam Bộ.
Trong q trình diễn ra cao trào Ðồng khởi, bên cạnh quyền làm chủ một số
thôn, xã của nhân dân được xác lập, lực lượng vũ trang và bán vũ trang cũng từng
bước được xây dựng và trưởng thành... dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải
phóng Miền Nam. Mặt trận đã trở thành ngọn cờ tập hợp các lực lượng u nước
tán thành độc lập, dân chủ và hịa bình, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và
chính quyền tay sai.

Như vậy, có thể thấy rằng Nghị quyết 15 ra đời là vơ cùng cần thiết, đáp ứng
đúng địi hỏi của tình thế cách mạng, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của
cách mạng Việt Nam ở Miền Nam, khi tình thế đã đầy đủ và chín muồi, giải tỏa nỗi
bức xúc bị kìm nén và nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Miền
Nam. Nghị quyết 15 như ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của cách mạng
Việt Nam ở Miền Nam, là cơ sở trực tiếp cho phong trào Ðồng khởi nổ ra và giành
thắng lợi. Kết quả to lớn và dễ nhận thấy của phong trào Ðồng khởi là sự khôi
phục hoạt động của Ðảng bộ Miền Nam. Ðội quân đấu tranh chính trị, đặc biệt là
"đội qn tóc dài", một lực lượng đấu tranh độc đáo và hiệu quả của phụ nữ Nam
Bộ ra đời. Cũng từ phong trào Ðồng khởi, lực lượng vũ trang ba thứ quân từng
bước củng cố, phát triển về số lượng và chất lượng. Phong trào Ðồng khởi thực sự
là một mốc son lịch sử đánh dấu bước chuyển giai đoạn cách mạng quan trọng, đẩy
Mỹ và chính quyền, qn đội Sài Gịn vào thế bị động chống đỡ và thất bại.
Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng toàn quốc lần
thứ 3 (9-1960), đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam ở Miền Nam. Với
đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Ðảng ta đã chỉ đạo nhân dân Miền
Nam đứng lên tiến hành cuộc Ðồng khởi vĩ đại, đánh một địn chí tử vào hình thức
25


×