Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.6 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
_______________________

BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HỌC KỲ 222/ NĂM HỌC 2023 - 2024

LỚP: L10
NHÓM: 26
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN DUY ANH

Tp. Hồ Chí Minh - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
_______________________

ĐỀ TÀI :
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC VÀO GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY

SVTH
Bành Ngọc Phương Uyên
Đinh Minh Triết
Nguyễn Duy Trung
Võ Trần Chí Tuấn
Trần Văn Tuấn


Nguyễn Phan Anh Tuấn

Tp. Hồ Chí Minh – 2023

MSSV
2012397
1915625
1915686
1915792
2014958
2012348


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc .................7
1.1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản ...................................................................................................7
1.2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam, muốn
thắng lợi phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo .........................................................8
1.3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đồn kết dân
tộc, lấy liên minh cơng – nơng làm nền tảng .......................................................9
1.4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc .....................................11
1.5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp
bạo lực cách mạng................................................................................................13
Chương 2. Thực trạng tinh thần yêu nước và giáo dục tinh thần yêu nước của
sinh viên Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG.HCM .......................................16

2.1. Về tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách khoa –
ĐHQG. HCM .......................................................................................................16
2.1.2.

Mặt hạn chế ..........................................................................................19

2.1.3.

Nguyên nhân .........................................................................................21

2.2. Về công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG. HCM .................................................................................23
2.2.1.

Mặt tích cực ..........................................................................................23

2.2.2.

Mặt hạn chế ..........................................................................................25

2.2.3.

Nguyên nhân .........................................................................................25

Chương 3. Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG. HCM .....................................................................................27
3.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc......27
3.1.1. Giá trị về mặt lý luận ................................................................................27
3.1.2. Giá trị về mặt thực tiễn.............................................................................33


1


3.2. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG. HCM .................................................................................42
KẾT LUẬN ..............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CLB: câu lạc bộ
CTXH: Công tác xã hội
CNXH: Chủ nghĩa xã hội

3


MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh được tơn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà
văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, danh nhân văn hóa thứ 21 của thế giới. Tư tưởng,
đạo đức và phong cách của Người trở thành một tấm gương sáng cho các thế hệ
người Việt Nam học tập, noi theo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận định:
“Thế giới đã và sẽ còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong
kho tàng văn hóa nhân loại”. Điều gì làm cho tư tưởng của Người sống mãi với
nhân loại? Câu hỏi đó sẽ khơng thể nào được trả lời sáng tỏ nếu người trả lời không
hiểu rõ cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với chủ

nghĩa quốc tế chân chính. Giải phóng dân tộc đã gắn liền với giải phóng xã hội, giải
phóng con người.”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc chính là sự vận
dụng sáng tạo và thành công những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn đặc thù của xã hội Việt Nam bấy giờ - xã hội một nước phương Đông thuộc địa
nửa phong kiến. Tư tưởng ấy không những khai phá con đường giải phóng dân tộc
ở riêng Việt Nam mà còn hữu nghiệm với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên
thế giới. Đối với nhân dân Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh khơng những đã đưa
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc rịng rã suốt mấy mươi năm trở nên thắng lợi
hồn tồn, mà trong tình hình hiện nay, vẫn tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng
sáng tạo và phát triển dựa trên thực tiễn cách mạng. Bởi chúng ta vẫn cịn một
nhiệm vụ quan trọng phía trước: tìm ra con đường đổi mới quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng cuộc sống hịa bình, văn minh, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Việt
Nam, cho mỗi người dân Việt Nam.
Để đạt được những điều lý tưởng ấy, làm sao chúng ta có thể xem nhẹ cơng
tác giáo dục lịng u nước cho tầng lớp sinh viên? Bởi đây là thế hệ gánh vác trọng
trách xây dựng và phát triển sự phồn vinh của đất nước, là lực lượng lao động nòng
cốt xây dựng đất nước trong thời đại khoa học cơng nghệ, thời đại tồn cầu hố và
hội nhập quốc tế. Thanh thiếu niên khơng hiểu rõ về lịch sử và văn hóa của đất
nước, khơng có tình u, tơn kính và bảo vệ các giá trị văn hóa, tơn giáo và phong

4


tục truyền thống của dân tộc, cũng không biết được mình có những quyền lợi và
nghĩa vụ gì với đất nước thì e rằng giữ được nền độc lập cịn khó chứ đừng bàn tới
phát triển đất nước.
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM - một bộ phận những
người con của đất Việt, mang trong mình những trọng trách với đất nước. Là những
sinh viên theo học tại ngôi trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo và nghiên

cứu khoa học của khu vực phía Nam cũng như của cả nước để sau này trở thành
những kỹ sư, kỹ trị giỏi về chuyên môn, vững về quản trị, góp phần đáng kể vào sự
phát triển của khoa học công nghệ và của đất nước, việc trang bị những kiến thức,
tình yêu quê hương đất nước cho bản thân là điều không thể thiếu. Ngay từ khi
thành lập trường cho đến nay, đã có nhiều thế hệ sinh viên ln tích cực phát huy
truyền thống u nước. Cho đến tận ngày nay, những tinh thần, tình cảm, nhiệt
huyết vẫn ln sơi sục trong lịng số đơng sinh viên trường Đại học Bách khoa ĐHQG. HCM.
Hiện nay, trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, có
nhiều vấn đề tác động ảnh hưởng đến lòng yêu nước của thanh niên như: tác động
của nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, Internet, mạng xã hội, công nghệ AI
(ChatGPT)… Đặc biệt, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng
nước ta vẫn diễn ra quyết liệt với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn. Là
đối tượng nhạy cảm, dễ bị kích động, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách để lơi
kéo, lợi dụng giới trẻ, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong bộ phận thanh niên,
làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thoái đạo đức, lối sống trong thế hệ tương lai
của đất nước. Vấn đề này nếu không được kịp thời giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng với tương lai, tiền đồ của đất nước. Nghị quyết Trung ương 4 (khố
VII) đã nhấn mạnh: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước
vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng
Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy
thuộc vào lực lượng thanh niên” [8, tr.82]. Vì thế, việc bồi dưỡng và giáo dục lòng
yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG.HCM để họ có những

5


nhận thức và hành động đúng đắn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lúc
này là vô cùng cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên chúng tôi chọn đề
tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo
dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM

trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài bài tập lớn của mình.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
1.1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản
Trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh
lầm than. Đồng thời chứng kiến hàng loạt các cuộc phong trào đấu tranh thất bại,
đầy sự bế tắc trong tư duy về đường lối cách mạng. Hồ Chí Minh sớm bộc lộ tinh
thần u nước, có chí muốn cứu giúp nhân dân thốt khỏi cảnh áp bức bóc lột nặng
nề của thực dân. Một con người với lòng yêu nước, thương dân cao cả đã quyết
định ra đi tìm đường cứu nước. Việc Hồ Chí Minh chọn hướng đi sang phương Tây,
sang một nền văn minh mới khác với văn minh phương Đơng, sang tận nơi có cái
gọi là “Tự do”, “Bình đẳng”, “Bác ái” mà người Pháp thực dân tuyên truyền để tìm
hiểu ngọn nguồn của chế độ thực dân đơ hộ dân tộc Việt Nam, và cũng là để học
hỏi tinh hoa thế giới, sau về giúp đồng bào, đó là một đột phá mới trong tư duy
chính trị lúc bấy giờ. Sau khi xem xét tìm hiểu thực tế sau đó, Người quyết định
khơng chọn con đường cách mạng tư sản vì cho rằng: Khi tìm hiểu cuộc đấu tranh
giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngơn Độc lập nổi tiếng, Người thấy
cách mạng Mỹ có một số giá trị tích cực, nhưng vẫn nhận xét đó là cuộc cách mạng
“khơng đến nơi” vì khơng nói gì đến giải phóng tầng lớp nhân dân lao động. Khi
qua nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp với bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân
quyền, Người cũng tìm thấy được một số giá trị tích cực, nhưng cũng phê phán tính
cách nửa vời khơng triệt để của nó.
Và năm 1917, một sự kiện lịch sử đã xảy ra ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí
Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đó chính là “
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi”. Người cho rằng “Trong thế giới bây giờ

chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả

7


dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp đã khoe bên An Nam…Nói tóm lại là phải theo chủ
nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” 1
Như một tất yếu lịch sử, vào tháng 7 năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng
trên báo Nhân đạo (Pháp), Hồ Chí Minh nhìn thấy được con đường của sự sống, của
tia hy vọng trong công cuộc giải phóng đất nước đó chính con đường cách mạng vơ
sản. Nó đã giải đáp thỏa đáng những điều mà bấy lâu nay Người hằng mong ước,
đợi chờ, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Người hoàn toàn tin theo Lênin và
quyết đi theo con đường cách mạng mà Lênin đã vạch ra. Sau khi tìm được ánh
sáng của tia hy vọng, Hồ Chí Minh trở về nước lãnh đạo nhân dân làm cách mạng
giải phóng dân tộc. Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập Mặt trận
đoàn kết dân tộc, tổ chức lực lượng vũ trang, vận động nhân dân đấu tranh giành
độc lập, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với con đường cách mạng vô
sản ở Việt Nam là: giải phóng dân tộc – giải phóng xã hội – giải phóng giai cấp –
giải phóng con người.
1.2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam, muốn
thắng lợi phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo
Về tầm quan trọng của tổ chức đảng đối với cách mạng. Ngay từ đầu, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã sớm đứng ra nhận sứ mệnh lịch sử to lớn mà giai cấp và dân
tộc giao phó: Lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân,
phong kiến, giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân.2 Vì sự tâm huyết và ln
tiếp thu những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt chú trọng đến việc thành
lập Đảng đối với cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

Cũng không thể không kể đến tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Người đặt
vấn đề: Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để

1

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, 2003.
Đình Thắng (2019), “ Vai trò lãnh đạo của Đảng – Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”,
Báo điện tử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Hà Nội.
2

8


trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức
và vơ sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công …3
Dưới ánh sáng lý luận Mác- Lênin và từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh
khẳng định bản chất giai cấp công nhân mà không triệt tiêu vấn đề dân tộc trong
Đảng; nói "Đảng của dân tộc Việt Nam" mà không làm mất và giảm lập trường giai
cấp; ngược lại là một minh chứng hùng hồn cho "Đảng của giai cấp công nhân".
Bản chất giai cấp của Đảng càng sâu sắc thì tính dân tộc càng đậm nét; tính dân tộc
càng đậm nét thì càng làm cho tính giai cấp sâu sắc hơn. Hai tính chất này bổ sung
cho nhau để khẳng định một đảng cách mạng chân chính theo đúng nguyên lý Đảng
kiểu mới của Lênin, nhưng ra đời và trưởng thành ở một nước thuộc địa. Đảng cũng
là sự kết hợp vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân vừa là đội tiên phong của
nhân dân lao động, kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực
phục vụ phụng sự Tổ quốc. Đó cịn là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Trong báo
cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (năm 1951). Người viết: “Chính vì Đảng lao
động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó
phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.4 Đây là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí
Minh có ý nghĩa bổ sung, phát triển lý luận mác-xít về đảng cộng sản.

1.3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đồn kết dân
tộc, lấy liên minh cơng – nơng làm nền tảng
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Đây là điều mà các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa
Mác – Lênin khẳng định. Hiểu được sự sâu sắc của nguyên lý trên, Người khẳng
định: Việt Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc, đó “ là việc chung cả dân chúng
chứ khơng phải việc một hai người”. Cách mệnh muốn thắng lợi phải đồn kết tồn
dân, có dân là có tất cả, trên đời này khơng gì q bằng dân, được lịng dân thì được
tất cả, mất lịng dân thì mất tất cả. Người lý giải rằng “dân tộc cách mệnh thì chưa

3
4

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.289.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.7, tr.41.

9


phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”.5
Vậy nên phải tập hợp vài đồn kết tồn dân thì cách mạng mới thành cơng.
Để đồn kết dân tộc, Người đã chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống
nhất rộng rãi để liên kết sức mạnh toàn dân đấu tranh giành độc lập. Năm 1930,
trong Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn
dân: Đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận dân
cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; liên lạc với tiểu tư sản,
trí thức, trung nơng … để lơi kéo họ về phía vơ sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú,
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản
cách mạng (Đảng Lập Hiến..) thì phải đánh đổ.6 Điển hình là trong quá trình thực

dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ 2, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh 2
chữ “Đồn kết”, thiết tha kêu gọi mọi người không phân biệt giai tầng, dân tộc, tơn
giáo, đảng phái…Người viết: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ,
không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
Người cũng lưu ý rằng, phải luôn nhớ “ công nông là người chủ cách
mệnh…là gốc cách mệnh”7, tạo nên sự đoàn kết giữa các tầng lớp lao động, xây
dựng một phong trào cách mạng đại chúng. Tuy nhiên, cho đến khi Liên Việt ra đời
và thành lập Liên minh cơng - nơng, thì sự đoàn kết giữa các tầng lớp lao động mới
thật sự được thể hiện. Trong giai đoạn này, Liên minh công - nông đã tạo ra một
mạng lưới các tổ chức cách mạng trên toàn quốc, tập hợp các tầng lớp lao động
khác nhau, từ công nhân đến nông dân, để đấu tranh chống lại các thế lực đối địch.
Liên minh cơng - nơng đã có một số thành tựu đáng kể trong quá trình đấu tranh
cho độc lập và tự do của Việt Nam, bao gồm sự đóng góp của những người lao
động trong các hoạt động cách mạng và sự phát triển của quân đội nhân dân. Các
tầng lớp lao động đã thể hiện tinh thần đoàn kết, sự kiên trì và quyết tâm trong đấu
tranh cho mục tiêu chung của đất nước.
5

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.283, 287.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.3, tr.3.
7
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.288.
6

10


1.4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc
Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản Quốc tế lúc bấy giờ tồn tại quan

điểm thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách
mạng vô sản ở chính quốc, cụ thể là: chỉ có thể thực hiện hồn tồn cơng cuộc giải
phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư
bản tiên tiến. Quan điểm này vơ tình làm giảm tính chủ động, sáng tạo của nhân dân
các nước thuộc địa trong công cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc để giành lại
độc lập cho dân tộc.
Trong khi Quốc tế Cộng sản đánh giá thấp vị trí, vai trò của cách mạng thuộc
địa trong mối quan hệ với cách mạng vơ sản ở chính quốc, Hồ Chí Minh lại đưa ra
những quan điểm đối lập với quan điểm của Quốc tế Cộng sản. Quán triệt tư tưởng
của V.I. Lênin về mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng vơ sản ở chính quốc với
phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, từ rất sớm Người đã chỉ rõ mối quan hệ
khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô
sản ở chính quốc – mối quan hệ bình đẳng, khơng lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau.
Phát biểu tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã phân tích: “Vận
mệnh của giai cấp vơ sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các
nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
thuộc địa”8. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Người lấy
hình ảnh con đỉa hai vịi để ví von cho chủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ với hai đầu hút
máu ở chính quốc và thuộc địa: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi
bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác để bám vào giai cấp vô
sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vịi.
Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của
giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”9. Qua
nhận định trên, Người chỉ ra rõ: khi đánh vào đầu ở chính quốc, con đỉa đó sẽ tích

8
9

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.1, tr.295, 48.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.130.


11


cực hút máu ở thuộc địa và làm cho sức sống của thuộc địa bị cạn kiệt, sức đấu
tranh không cịn, con đỉa bị đánh sẽ nhanh chóng phục hồi và quay lại chống phá
cách mạng chính quốc. Điều đó không những gây tổn thất cho phong trào chống
cách mạng ở chính quốc mà cịn khiến nó quen mùi, hút máu nhanh hơn ở thuộc
địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi,
tức là phải kết hợp cách mạng vơ sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh
của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản.
Hồ Chí Minh trên góc độ của một người dân thuộc địa, một người cộng sản và
là người nghiên cứu rất kỹ về chủ nghĩa đế quốc đã chỉ ra rằng: cách mạng thuộc
địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vơ sản ở chính quốc mà có thể
giành thắng lợi trước. Từ những năm 1921, Người đã viết: “Ngày mà hàng trăm
triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của
một bọn thực dân lịng tham khơng đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ,
và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ
nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong
nhiệm vụ giải phóng hồn tồn”10. Đây là luận điểm khẳng định vị trí và vai trị của
cách mạng giải phóng thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng chính quốc, là sự
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại của Hồ Chí Minh, dựa trên
các cơ sở sau:
Một là, thuộc địa có một vị trí, vai trị, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ
nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ
nghĩa đế quốc. Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, trong Phiên họp thứ tám, ngày
23/6/1924, Hồ Chí Minh đã phát biểu để “thức tỉnh… về vấn đề thuộc địa”11. Người
cho rằng: “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở
các thuộc địa hơn là ở chính quốc”12, và nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa


10

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.1, tr.295, 48.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.1, tr.295, 296.
12
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.137-138.
11

12


tức là “đánh chết rắn đằng đuôi”13. Cho nên, cách mạng ở thuộc địa có vai trị rất
lớn trong việc cùng với cách mạng vơ sản ở chính quốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc.
Hai là, tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa,
mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi
được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng.
Vận dụng công thức của C. Mác, với nhận thức cách mạng giải phóng dân tộc
cần được tiến hành chủ động, sáng tạo, trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc
địa, khi kêu gọi các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh giành quyền độc lập dân
tộc, Người viết: “…Cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự
nỗ lực của bản thân anh em”10 .
Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như thắng lợi của phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới vào những năm 60 của thế kỳ XX, trong khi
cách mạng vơ sản ở chính quốc chưa nổ ra và thắng lợi càng chứng minh luận điểm
trên của Hồ Chí Minh là độc đáo, sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn.
1.5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp
bạo lực cách mạng
Theo C. Mác: “Bạo lực là bà đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai nghén một
chế độ mới”14. Cụ thể hơn, trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph. Ăngghen có phân

tích lại như sau: “Bạo lực cịn đóng một vai trò khác trong lịch sử, vai trò của cách
mạng; nói theo Mác, bạo lực cịn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã
hội mới; bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình
và đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng”15. Trên cơ sở tiếp thu
quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, với kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười
Nga và cách mạng thế giới, V.I. Lênin đã khẳng định tính tất yếu của bạo lực cách
mạng, làm sáng tỏ hơn vấn đề bạo lực cách mạng trong học thuyết về cách mạng vơ
sản: khơng có bạo lực cách mạng thì khơng thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà
nước vơ sản được.
13

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.137-138.
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.1043.
15
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.259.
14

13


Dựa trên cơ sở quan điểm bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, Hồ
Chí Minh đã thấy rõ sự cần thiết sử dụng bạo lực cách mạng: “Trong cuộc đấu tranh
gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống
lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”16. Tất
yếu là vậy, vì ngay như hành động mang quân đi xâm lược của thực dân đế quốc đối
với các nước thuộc địa và phụ thuộc, thì như Người vạch rõ: “Chế độ thực dân, tự
bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”17. Và sau
khi xâm chiếm các nước thuộc địa, bọn thực dân đế quốc đã thực hiện chế độ cai trị

vô cùng tàn bạo; dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu nước thủ tiêu
mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bóc lột và đẩy người dân thuộc địa và bước
đường cùng. Vì vậy, muốn đánh đổ thực dân - phong kiến giành độc lập dân tộc tất
yếu phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng, dùng bạo lực cách mạng chống
lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù.
Về hình thức bạo lực cách mạng, theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở đây
là bạo lực của quần chúng với hai lực lượng là chính trị và qn sự, hai hình thức
đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; chính trị và đấu tranh chính trị
của quần chúng là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và đấu
tranh vũ trang; đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với việc tiêu diệt lực
lượng qn sự và âm mưu thơn tính của thực dân đế quốc, đi đến kết thúc chiến
tranh. Việc xác định hình thức đấu tranh phải căn cứ vào hồn cảnh lịch sử cụ thể
mà áp dụng cho thích hợp như Người đã chỉ rõ: “Tùy tình hình cụ thể mà quyết
định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp
các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách
mạng”18. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với hình thức tổng khởi nghĩa

16

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.391.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.1, tr.114.
18
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.391.
17

14


của quần chúng nhân dân trong cả nước, chủ yếu dựa và lực lượng chính trị, kết hợp
với lực lượng vũ trang, nhân dân ta đã thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân.


15


Chương 2. Thực trạng tinh thần yêu nước và giáo dục tinh thần yêu nước của
sinh viên Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG.HCM
2.1. Về tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách khoa –
ĐHQG. HCM
2.1.1. Mặt tích cực
Ngày nay, hiện thân của lịng u nước nằm trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước trên mọi phương diện. Sinh viên trường Đại học Bách khoa - ĐHQG.
HCM được sống và học tập trong môi trường giáo dục nghiêm khắc. Để được học
tập tại đây, sinh viên phải trải qua kỳ thi đại học hết sức khó khăn. Nhà trường ln
thuộc top những trường đại học có điểm đầu vào cao nhất cả nước trong nhiều năm
qua, tiêu biểu là ngành Khoa học máy tính với mức điểm chuẩn cao nhất là 28
điểm19. Điều này thể hiện rõ rệt trình độ học vấn cao của sinh viên trong trường.
Trong bốn năm mài dũa ở giảng đường đại học, vì hiểu rõ sự biến đổi vũ bão của
khoa học công nghệ, sinh viên Bách khoa vẫn từng ngày thi đua học tập, cập nhật
các kiến thức khoa học mới, cống hiến sức trẻ cho các hoạt động xã hội. Sinh viên
đã nhận thức đúng vị trí và vai trị, mục tiêu và lý tưởng của chính bản thân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện ở việc luôn cố gắng ra sức
học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Thường xuyên tham
gia nghiên cứu khoa học, các cuộc thi học thuật, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo,
cống hiến cho đất nước những cơng trình khoa học có ích. Sinh viên có ý thức tự
giác thực hiện các chính sách, pháp luật, tơn trọng kỷ cương của nhà trường và xã
hội đưa ra, ăn mặc trang nhã, phù hợp với môi trường giáo dục, sử dụng đúng các
chuẩn mực của tiếng Việt, đó chính là biểu hiện của sự tơn trọng với ngơn ngữ và
văn hóa của dân tộc.
Điều đặc biệt, sinh viên Bách khoa đã can đảm lựa chọn khối ngành kỹ thuật
cho sự nghiệp của bản thân. Đây là khối ngành đặc thù, nên công việc của lực lượng

lao động trực tiếp rất vất vả. Trong cuộc sống của cán bộ, nhân viên ngành kỹ thuật
phải đối mặt với khó khăn về sức khỏe, gia đình, tai nạn lao động hoặc có thể bị
19

Nguyễn Hun (2021), “ Đại học Bách khoa TPHCM công bố điểm chuẩn năm 2021”, Báo Lao Động, Cơ
quan của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.

16


chấn thương trong quá trình làm việc. Một số ngành như Kỹ thuật điện, xây dựng
thường phải làm việc ở ngồi trời, mơi trường làm việc khá khắc nghiệt, nhất là vào
mùa hè thì sự vất vả của họ càng cao hơn. Đơn cử như ngành kỹ thuật điện, kỹ thuật
máy tính khơng có một quy tắc chung nào về thời gian làm việc. Vì khi gặp bất cứ
trục trặc nào về điện hay đường dây cáp mạng, server, ngay cả khi ngày lễ tết, ngày
nghỉ, đêm khuya thì nhân viên kỹ thuật đều phải làm việc để đảm bảo cuộc sống
cho mọi người. Dẫu biết vất vả là thế, nhưng sinh viên Bách khoa vẫn dũng cảm lựa
chọn, và đặt niềm tin vào sự nghiệp của mình trong tương lai. Vì thế, ngay từ chính
việc chọn ngành nghề đã là một điều quý, là biểu hiện tích cực của lòng yêu nước
trong sinh viên trường Đại học Bách khoa - ĐHQG. HCM trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đã trở thành những nhà khoa học
đầu ngành, những kỹ trị, kỹ sư cấp cao của những tập đoàn đa quốc gia và trong
nước, thậm chí là những nhà hoạt động chính trị, văn hóa, tiêu biểu trong số đó có
thể kể đến Phó thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Trương Hịa Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đồn Ơ tơ Trường Hải
(Thaco) Trần Bá Dương, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM Trần
Thị Thu Hà, GS.TS Phan Thị Tươi - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa
TP.HCM (1998-2007), PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - Nhà khoa học hàng đầu châu
Á trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp…20Nổi tiếng là một ngơi trường có tỉ lệ
phần trăm sinh viên nam áp đảo, thế nhưng các cô gái của Bách khoa đã chứng tỏ

mình chính là những viên hạt ngọc q của Bách Khoa. Trong năm 2022, bạn Ngơ
Hồng Bảo Trân (sinh viên khóa 2018, ngành Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học
Bách khoa - ĐHQG. HCM) trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu đoạt Giải
thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2022. Được biết, đây là phần
thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được trao hằng năm
cho các nữ sinh viên có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ.21

20

Quỳnh Mai ( 2017), “ 7 nhà khoa học nữ làm rạng danh đất nước “ xuất thân” từ Đại Học Quốc Gia
TP.HCM, Thơng cáo báo chí, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.
21
P.QTTH-TT ( 2022), “ Nữ sinh viên Bách Khoa đoạt giải thưởng nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam
2022”, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.

17


Hiện nay, sinh viên Trường tiếp tục triển khai các phong trào thi đua mới, tổ
chức các phong trào chiến dịch mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, tổ chức cuộc thi
Thiết kế Không gian truyền thống Sinh viên Phú Thọ - Bách Khoa, … Trường Đại
học Bách khoa - ĐHQG. HCM cịn nổi tiếng là một trong những ngơi trường có
đơng đảo các CLB do sinh viên thành lập với những mục đích ý nghĩa. Về xã hội,
tiêu biểu là CLB Tình nguyện Văn phịng Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Bách
khoa ĐHQG. HCM với mục tiêu tổ chức các hoạt động tình nguyện hướng đến hỗ
trợ, giúp đỡ cộng đồng. Hướng dẫn, tư vấn giúp sinh viên tham gia các hoạt động
vừa để tích lũy ngày CTXH vừa có cơ hội đóng góp sức nhỏ của mình cho xã hội,
học cách biết yêu thương đồng bào như Xuân tình nguyện OISP 2022. Đây là
chương trình kêu gọi gây quỹ, qun góp để giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn
trong xã hội. Tổng kết lại, các bạn sinh viên đã gây quỹ được 2.550.000 đồng,

quyên góp 600.000 đồng, trao tặng 12 bộ sách giáo khoa, 88 quyển sách, 70 quyển
vở trắng và 7 chiếc ba lô cho trẻ em được cắp sách đến trường, tiếp thêm sức mình
cho sự nghiệp trồng người của tổ quốc. Về môi trường, các bạn sinh viên năng động
của Bách khoa đã thành lập câu lạc bộ Môi Trường Xanh vào ngày 30/11/2022. Mơi
Trường Xanh ra đời mang trong mình sứ mệnh nâng cao nhận thức cộng đồng về
các vấn đề môi trường, đặc biệt là những thế hệ trẻ. Thông qua các hoạt động, các
bạn sinh viên mong muốn mỗi cá nhân có góc nhìn đa chiều hơn về các vấn đề mơi
trường xung quanh và từ đó chung tay phát triển chất lượng cuộc sống từ những
thay đổi nhỏ nhất mỗi ngày. Thơng qua các hoạt động này, sinh viên có cơ hội thể
hiện được tinh thần yêu nước của bản thân. Các bạn được cống hiến sức trẻ của
mình trên mọi nẻo đường Tổ quốc, bất kể là miền quê nghèo hay thành thị xa hoa,
giúp dân tăng gia lao động, sản xuất, làm đường, giúp trẻ tiếp cận với con chữ, với
ngoại ngữ, Công nghệ thông tin.
Sinh viên Bách khoa được đánh giá là chủ động, độc lập và có tinh thần học
hỏi rất cao. Ngay khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều bạn đã đi làm thêm và tìm
được những cơng việc chân chính như làm gia sư, trợ giảng, làm freelance, ….
Những công việc này không ít thì nhiều giúp các bạn tự kiếm thêm thu nhập, trang

18


trải được cho cuộc sống vốn đắt đỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, sống độc lập, có
nhiều mối quan hệ và cơ hội việc làm, rèn luyện các kỹ năng mềm khi đi làm những thứ mà nhà trường không dạy cho các bạn. Được biết tại khoa Khoa học &
Kỹ thuật Máy tính của trường, các bạn sinh viên năm 3 nếu có thành tích học tập tốt
sẽ có cơ hội trở thành trợ giảng cho chính các thầy cơ của mình trong các mơn học
cơ sở ngành, dạy cho sinh viên năm nhất và năm hai. Đây là một việc làm hay, riêng
biệt ở Trường Đại học Bách khoa, bởi vừa củng cố tinh thần ham thích học hỏi ở
các bạn sinh viên, vừa thể hiện sự trọng dụng những nhân tài trong chính mơi
trường mà các bạn theo học. Những điều trên giúp các bạn không bị động trong
cơng việc, bó hẹp mình trong việc chỉ làm kĩ thuật, nếu không xin được việc đúng

chuyên ngành các bạn sẵn sàng làm trái ngành nghề, sẵn sàng dấn thân vào kinh
doanh, chính trị, nghiên cứu… để cải thiện cuộc sống của chính mình. Có rất nhiều
sinh viên Bách khoa tham gia vào các hoạt động kinh doanh, nhiều người làm chủ
các cơng ty, các tập đồn lớn của Việt Nam… Như vậy, không những làm giàu cho
bản thân, cho gia đình, mà cịn tạo cơng ăn việc làm cho những nguồn nhân lực
khác, cống hiến tài năng, sức trẻ, kinh tế của mình trong cơng cuộc và xây dựng bảo
vệ Tổ quốc.
2.1.2. Mặt hạn chế
Mặc dù có những mặt tích cực đáng tự hào, sống tinh thần yêu nước của sinh
viên Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG. HCM vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Trong học tập, các bạn sinh viên có xu hướng coi trọng các hoạt động chuyên môn,
các môn học chuyên ngành tại khoa mà ít chú ý tu dưỡng về mặt tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức. Điều này vơ tình dẫn đến tình trạng sinh viên hiểu chưa tới nơi
bản chất của chính trị, các vấn đề của chính trị, vai trị và trách nhiệm của mình đối
với dân tộc này, sống thiếu lý tưởng, bạc nhược. Việc còn mơ hồ về mục đích sống
và lý tưởng dẫn đến tình trạng sinh viên dễ bị lôi kéo vào tham gia kinh doanh đa
cấp, các tệ nạn xã hội, các hoạt động tổ chức không lành mạnh. Dưới tác động của
nền kinh tế thị trường, sinh viên sa vào lối sống thực dụng, ăn chơi, hưởng thụ, dễ
thỏa mãn với những gì đã có, tồn tại tình trạng nghiện rượu, bia, nghiện game, cờ

19


bạc, sa đà vào các mối quan hệ yêu đương độc hại. Một bộ phận sinh viên quen với
lối sống nng chiều, bảo bọc từ gia đình nên ích kỷ, thiếu độc lập, thiếu sự quan
tâm và cảm thông tới những người xung quanh, không dám lên tiếng trước những
biểu hiện sai trái, vi phạm pháp luật và đạo đức. Trong giai đoạn hiện nay, căn bệnh
thành tích là một vấn đề nổi cộm, đáng báo động trong cộng đồng sinh viên trường
Đại học Bách khoa. Vì chạy theo con điểm, một bộ phận các sinh viên sẵn sàng
dùng tiền bán danh: mua bài tập lớn, thuê người làm hộ đồ án, luận văn. Một trong

những vụ việc rúng động nhất có thể kể đến đường dây gian lận thi cử của chính
sinh viên trong trường lập ra. Lợi dụng việc thi online do đại dịch Covid 19 năm
2021, tổ chức của sinh viên này đã đa dạng hóa hình thức gian lận, tinh vi, tiểu xảo
đến không ngờ: dùng camera siêu nhỏ liên kết với điện thoại để vào góc chết để dễ
chụp lại đề mà giám thị khơng thấy được, dùng dây HDMI kết nối với laptop vào
tivi siêu mỏng,… Nói tóm lại, người cung vì tiền mà tha hóa, người cầu vì danh hão
mà dẫm đạp chính danh.
Việc sống thiếu ý thức, trách nhiệm còn thể hiện ở chỗ sinh viên coi thường
việc học, dễ bị tiêm nhiễm vào đầu những suy nghĩ hạ thấp giá trị của tấm bằng đại
học mà lao đầu vào chốn ăn chơi, hoặc mải mê làm thêm mà bỏ bê việc học.
Chương trình học của Đại học Bách khoa vốn đã nặng, mỗi học phần đều có độ khó
nhất định, địi hỏi người học phải dành nhiều thời gian đào sâu nghiên cứu, suy
ngẫm. Nhưng bởi sinh viên có những tư tưởng lệch lạc như đã nêu mà thực tế tại
trường Đại học Bách khoa, hằng năm, có từ 5-6% sinh viên/khố bị buộc thơi học
do kết quả học tập yếu kém.22
Bên cạnh đó, trong suy nghĩ của một vài sinh viên, họ vẫn không hiểu thế nào
là yêu nước và làm gì để thể hiện lịng u nước của mình. Đối với họ, u nước là
cái gì đó cao cả, lớn lao và chỉ xuất hiện ở những người vĩ đại hoặc chỉ được biểu
hiện khi đất nước có chiến tranh. Vì thế, các sinh viên này khơng có đủ nhận thức,

22

Lê Huyền (2022), “ Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Khơng phải cứ đỗ đại học là bình yên ra trường “,
Giáo dục, NXB Vietnamnet.

20


hiểu biết về các hoạt động chính trị, đường lối của Đảng và Nhà nước, dẫn đến việc
chán nản, mất lịng tin, khơng tự giác tham gia các hoạt động xã hội.

Trên đây là một số hạn chế vẫn còn tồn tại bên trong một số bộ phận sinh viên
Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG. HCM. Hệ quả của những việc trên để lại một
vết lún sâu trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của sinh viên, tác động tiêu cực
tới học tập, đời sống sinh hoạt, chẳng khác gì chế độ “Ngu dân” mà thực dân Pháp
đã dùng để cai trị dân tộc ta hơn 100 năm trước.
2.1.3. Nguyên nhân
-Nguyên nhân của mặt tích cực
Trong những năm qua, trường Đại học Bách khoa đã đưa tinh thần yêu nước
vào chương trình giảng dạy và cuộc thi để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tình yêu
quê hương, giá trị của lịch sử, văn hóa và di sản của đất nước. Ngoài ra, trường
cũng tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện để rèn luyện kỹ
năng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Đối với sinh viên Đại học Bách khoa, việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Với trình độ học vấn ngày càng cao, sinh viên Bách khoa có tầm nhìn rộng và
ln nhạy cảm với thời cuộc, đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội. Sinh viên
Bách khoa khơng chỉ có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn,
lạc hậu mà còn hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, việc trường Đại học Bách khoa tập trung vào đào tạo sinh viên có khả
năng tiếp thu tri thức và tiếp thu cái mới trên các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, công
nghệ là một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến mặt tích cực của sinh viên Đại
học Bách khoa. Với trình độ học vấn và kỹ năng được rèn luyện tốt, sinh viên Bách
khoa có khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo và thực tiễn để giải quyết các vấn đề
phức tạp trong đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-Nguyên nhân của mặt hạn chế
Với chủ trương mở cửa, giao lưu hội nhập với các nước trong và ngồi khu
vực, sinh viên ngày nay có cơ hội được tiếp thu với đa dạng nền văn hóa và tiến bộ

21



khoa học cơng nghệ của các nước đó. Sinh viên là đối tượng năng động, nhạy bén,
nhưng dễ bị lôi kéo, kích động bởi những cái mới lạ, xa rời với tinh thần và truyền
thống yêu nước của dân tộc. Gần đây nhất có thể kể tới cơng cụ ChatGPT - chatbot
tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) hot nhất hiện nay khi có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi
người dùng đưa ra trong mọi lĩnh vực, từ làm thơ, soạn nhạc, viết bài luận, viết báo,
cho đến cả lập trình… Cơng cụ này có độ hồn thiện cao, khá giống với văn phong
con người, có tính logic chặt chẽ nên người dùng rất khó để phân biệt được tính
chính xác của thơng tin. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, ChatGPT đang gây
nhiều lo ngại về việc truyền tải sai lệch những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam
khi cho rằng vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, hay nói rằng
chiến tranh Việt Nam chống đế quốc là nội chiến…23
Về môi trường học tập, vẫn còn nhiều mặt hạn chế ở hai cơ sở của Trường Đại
học Bách khoa. Cơ sở 2 của Trường Đại học Bách khoa nằm ở Khu đô thị Đại học
Quốc gia. Đây là nơi sinh sống và học tập của hàng chục nghìn sinh viên, giảng
viên, người dân lao động. Với đặc thù địa hình là nơi giáp ranh giữa quận Thủ Đức
(TP.HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương), tình hình an ninh trật tự ở đây vẫn còn
phức tạp. Đây là những nơi dễ xảy ra cướp giật, trộm, cắp tài sản, quấy rối tình dục,
sử dụng trái phép chất ma túy, tụ tập ăn nhậu gây mất mỹ quan, vệ sinh môi trường
và an ninh trật tự. Sinh viên dễ tiếp xúc với tệ nạn, những hoạt động chính trị khơng
lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng và hành vi của chính sinh viên. Cơ sở 1
nằm ở trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, đây là nơi có kinh tế phát triển, với
số dân rất đông và đến từ mọi miền Tổ quốc. Chính vì vậy, sinh viên học tập ở Cơ
sở 1 dễ bị ảnh hưởng bởi thành phần dân số phức tạp, khó kiểm sốt. Trong những
năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19, cơ sở 1 có hàng loạt các vụ trộm
cắp balo, laptop ngay trong khuôn viên trường hoặc giật điện thoại ngay trước cổng
trường. Đối tượng trộm cắp thường là người ngoài trà trộn vào trường và một bộ

23


Huyền Trang (2023), “ Nguy hại khi ứng dụng ChatGPT xuyên tác về lịch sử Việt Nam”, Diễn đàn của Hội
Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hà Nội.

22


phận nhỏ các sinh viên của trường. Ngồi ra, vì là trung tâm của thành phố nên gần
những nơi vui chơi, giải trí, gây xao nhãng việc học.
Thế nhưng, theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân chủ
quan xuất phát từ chính bản thân các bạn sinh viên. Một bộ phận sinh viên trong
trường vẫn tồn tại tư tưởng chủ quan, tiêu cực trong học hành, hành vi, suy nghĩ
thiếu đúng đắn dẫn đến không tập trung trong học tập. Đặc biệt trong các giờ học
môn lý luận Mác - Lênin, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh và trong các giờ
sinh hoạt cơng dân có tính chất thực tiễn chính trị - xã hội, thái độ của hầu hết sinh
viên là đối phó, “đi để điểm danh”. Những điều này xuất phát từ việc sinh viên chưa
xác định được mục tiêu và lý tưởng sống cho bản thân.
2.2. Về công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG. HCM
2.2.1. Mặt tích cực
Là những sinh viên trực tiếp theo học tại Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG.
HCM, chúng tôi nhận thấy lãnh đạo Nhà trường và các giảng viên luôn coi trọng
công tác giáo dục giá trị đạo đức, truyền thống dân tộc mà đặc biệt là truyền thống
yêu nước của sinh viên. Sinh viên của trường (kể cả tân sinh viên) phải tham gia
sinh hoạt công dân đầu khóa và hồn thành bài thu hoạch thì mới được tiếp tục học
tập ở các kì sau. Nội dung sinh hoạt công dân thường bao gồm các chuyên đề cụ
thể: nội quy, quy chế học tập, giới thiệu Nhà trường, truyền thống yêu nước và hiếu
học của sinh viên. Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên được lồng
ghép trong năm mơn học chính trị có thứ tự mạch lạc, chặt chẽ và logic: Triết học
Mác - Lênin, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà trường khơng đánh giá sinh viên hồn tồn

chỉ dựa vào bảng điểm mà cịn dựa vào điểm rèn luyện trong học kỳ và ngày công
tác xã hội. Để có thể làm được luận văn tốt nghiệp, mỗi sinh viên phải tích lũy tối
thiểu 15 ngày cơng tác xã hội. Vì thế sinh viên được hối thúc để tham gia các hoạt
động Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, dọn dẹp vệ sinh môi
trường, gây quỹ, phát cơm từ thiện, ….

23


×