Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

(Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



DƯƠNG THỊ CHI

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
TỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY
KHI NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



DƯƠNG THỊ CHI

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
TỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY
KHI NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: KẾ TỐN (KẾ TỐN - KIỂM TỐN - PHÂN TÍCH)
Mã số: 9340301


LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Dương Thị Chi

năm 2021


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong những năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
nghiên cứu sinh đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới và phương pháp nghiên cứu
khoa học chuyên sâu, từ đó nghiên cứu sinh có thể hồn thành luận án tiến sỹ này.
Lời đầu tiên, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại

học Kinh tế Quốc dân, Ban lãnh đạo Viện Kế toán - Kiểm toán, Lãnh đạo và chuyên
viên Viện Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nghiên cứu sinh trong
công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh đã ln nhiệt tình hướng dẫn về mặt
chuyên môn và phương pháp nghiên cứu cho nghiên cứu sinh, cũng như chỉ bảo và động
viên, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt q trình hồn thành luận án.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong và ngồi trường, các
các thầy cơ, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Kế tốn Kiểm
tốn đã có các góp ý q báu để nghiên cứu sinh hoàn thiện và phát triển luận án.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
những người đã ln ở bên cạnh, động viên, khích lệ nghiên cứu sinh trong suốt chặng
đường học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Dương Thị Chi

năm 2021


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................4
1.4. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4
1.6. Khái quát phương pháp nghiên cứu ................................................................5
1.7. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................5
1.8. Kết cấu luận án ....................................................................................................6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................ 7
2.1. Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận .................................................7
2.1.1. Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận......................................................................7
2.1.2. Phân loại điều chỉnh lợi nhuận .......................................................................8
2.1.3. Đo lường điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (AEM) ...................12
2.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tài chính ....................................................21
2.2.1. Bản chất hiệu quả tài chính ...........................................................................21
2.2.2. Đo lường hiệu quả tài chính .........................................................................22
2.3. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................27
2.3.1. Điều chỉnh lợi nhuận.....................................................................................27
2.3.2. Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính .........................31
2.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................43
2.5. Cở sở lý thuyết ...................................................................................................44
2.5.1. Lý thuyết đại diện (agency theory) ...............................................................45


iv

2.5.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information theory) ...........46
2.5.3. Lý thuyết tín hiệu (signalling theory) ...........................................................47
2.5.4. Lý thuyết hành vi tài chính (behavioural theory) .........................................50
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ...........................................................................................51
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 52
3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ......................................................................52
3.1.1. Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết và xung quanh thời điểm niêm yết ....52
3.1.2. Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết và điều kiện niêm yết.........................53
3.1.3. Hiệu quả tài chính sau niêm yết ....................................................................53
3.1.4. Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính .........................55
3.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu..............................................................56
3.2.1. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận.....................56
3.2.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về hiệu quả tài chính. ........................59
3.2.3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng điều chỉnh lợi nhuận tới
hiệu quả tài chính ....................................................................................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 70
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................... 71
4.1. Điều kiện niêm yết và thực trạng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Hồ Chí Minh. ............................................................................................................71
4.1.1. Điều kiện niêm yết. .......................................................................................71
4.1.2. Thực trạng niêm yết ......................................................................................74
4.2. Kết quả nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết và xung quanh
thời điểm niêm yết ....................................................................................................78
4.2.1. Kết quả nghiên cứu giả thuyết H1: Các công ty thực hiện điều chỉnh lợi
nhuận tăng tại năm trước niêm yết. ........................................................................78
4.2.2. Kết quả nghiên cứu giả thuyết H2: Các công ty thực hiện điều chỉnh lợi
nhuận tăng nhiều hơn tại năm trước niêm yết so với năm niêm yết và năm sau
niêm yết...................................................................................................................80
4.3. Kết quả nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận và điều kiện niêm yết.............85

4.4. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả tài chính sau niêm yết. ...............................86


v
4.5. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài
chính ..........................................................................................................................91
4.5.1. Kết quả nghiên cứu giả thuyết H6: Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết có
ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính - đo lường dựa trên thơng tin kế tốn. ...............92
4.5.2. Kết quả nghiên cứu giả thuyết H7: Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết có
ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính - đo lường dựa trên thông tin thị trường - hiệu
suất cổ phiếu. ........................................................................................................101
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................107
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ
VÀ KẾT LUẬN .......................................................................................................... 108
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................108
5.1.1. Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết và xung quanh thời điểm niêm yết ..108
5.1.2. Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết và điều kiện niêm yết.......................109
5.1.3. Hiệu quả tài chính sau niêm yết ..................................................................110
5.1.4. Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính .......................111
5.2. Một số khuyến nghị .........................................................................................113
5.2.1. Khuyến nghị với nhà đầu tư .......................................................................113
5.2.2. Khuyến nghị với doanh nghiệp niêm yết ....................................................115
5.2.3. Khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ...............................................117
5.2.4. Khuyến nghị với các đơn vị khác ...............................................................120
5.3. Đóng góp của luận án......................................................................................121
5.3.1. Đóng góp về mặt lý luận .............................................................................121
5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn..........................................................................122
5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................123
5.5. Kết luận ............................................................................................................124
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 128
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 147


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên tiếng anh

Tên Tiếng Việt

AEM

Accrual-based earnings management

Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích

BHAR

Buy và Hold Abnormal Returns

Lợi suất bất thường nắm giữ cổ phiếu

CA

Current accruals


Dồn tích ngắn hạn

CAR

Cumulative Abnormal Returns

Lợi suất bất thường tích lũy

DA

Discretionary accruals

Dồn tích có thể điều chỉnh

DA(CFO)

Discretionary accruals includes
operating cash flow

Dồn tích có thể điều chỉnh theo dịng tiền

DCA

Discretionary current accruals

Dồn tích ngắn hạn có thể điều chỉnh

DCA(CFO)

Discretionary current accruals

includes operating cash flow

Dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn
theo dòng tiền

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange

Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố
Hồ Chí Minh

IFRS

International Financial Reporting
Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IPO

Initial public offering

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng

NDA

Nondiscretionary accruals

Dồn tích khơng thể điều chỉnh


NDA(CFO)

Nondiscretionary accruals
includes operating cash flow

Dồn tích khơng thể điều chỉnh theo dịng tiền

NDCA

Nondiscretionary current accruals

Dồn tích ngắn hạn khơng thể điều chỉnh

NDCA(CFO)

Nondiscretionary current accruals
includes operating cash flow

Dồn tích khơng thể điều chỉnh ngắn hạn
theo dòng tiền

REM

Real activities-based earnings
management

Điều chỉnh lợi nhuận thông qua can
thiệp vào các giao dịch thực tế


ROA

Return on Assets

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

ROE

Return on Equity

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân

SEO

Seasoned Equity Offers

Phát hành thêm cổ phiếu

TA

Total accruals

Tổng dồn tích

VAS

Vietnam Accounting Standard

Chuẩn mực kế tốn Việt Nam



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu ngành các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí
Minh .............................................................................................................56
Bảng 3.2: Số lượng các công ty niêm yết theo 8 ngành trong giai đoạn từ 2009-2017
(sau khi tác giả loại trừ các công ty không đủ điều kiện niêm yết) .............57
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt sự thay đổi điều kiện niêm yết của Sở giao dịch chứng khốn
Hồ Chí Minh ................................................................................................72
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các khoản dồn tích từ các mơ hình và kết quả kiểm định t-test
và Wilcoxon signed - rank. ..........................................................................78
Bảng 4.3: So sánh trung bình điều chỉnh lợi nhuận giữa các năm t, t+1, t+2 và năm t-1
dựa trên Pairs t-Test. ....................................................................................81
Bảng 4.4: So sánh trung vị điều chỉnh lợi nhuận giữa giữa các năm t, năm t+1, năm t+2
và năm t-1 sử dụng kiểm định Wilcoxon Signed-Rank. ..............................83
Bảng 4.5: So sánh điều chỉnh lợi nhuận năm trước niêm yết giữa nhóm 1 và nhóm 2 ............85
Bảng 4.6: Thống kê mơ tả hiệu quả tài chính -đo lường dựa trên thơng tin kế tốn (ROE,
ROA) ............................................................................................................86
Bảng 4.7: So sánh trung bình ROE, ROA giữa các năm sử dụng kiểm định Matched pairs t test .....................................................................................................87
Bảng 4.8: So sánh trung vị ROE, ROA giữa các năm sử dụng kiểm định Wilcoxon
Signed-Rank test ..........................................................................................88
Bảng 4.9: Thống kê mơ tả hiệu quả góc độ thị trường (CAR, BHAR) cho 3 giai đoạn
nắm giữ.........................................................................................................89
Bảng 4.10: So sánh trung bình CAR và BHAR dựa trên Matched-Pairs t-Test ...........90
Bảng 4.11: So sánh trung vị CAR và BHAR dựa trên sử dụng kiểm định Wilcoxon
Signed-Rank .................................................................................................91
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng hồi quy mơ hình 1.1 và 1.3: Ảnh hưởng của điều chỉnh
lợi nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA) tới ROE, ROA năm t;
t+1; t+2 (phương pháp OLS): ......................................................................92

Bảng 4.13: Kết quả ước lượng hồi quy mơ hình 1.2 và 1.4: Ảnh hưởng của điều chỉnh
lợi nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA(CFO)) tới ROE, ROA
năm (t) ; năm (t+1), năm t+2 (phương pháp OLS) ......................................94
Bảng 4.14: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy 1.1 và 1.3: Ảnh hưởng của điều chỉnh
lợi nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA) tới ROE, ROA năm (t),


viii
năm (t+1) và năm (t+2) (phương pháp tỷ lệ hồi quy logit (marginal effect ảnh hưởng biên)) ..........................................................................................96
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy 1.2 và 1.4: Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi
nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA(CFO)) tới ROE, ROA năm (t);
(t+1); (t+2) (phương pháp tỷ lệ hồi quy logit (marginal effect - ảnh hưởng biên))
.................................................................................................................................... 96
Bảng 4.16: Kết quả ước lượng hồi quy mơ hình 1.1 và 1.3: Ảnh hưởng của điều chỉnh
lợi nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA) tới ROE, ROA năm t;
t+1; t+2 (phương pháp OLS - loại bỏ các yếu tố ngoại lai) .........................97
Bảng 4.17: Kết quả ước lượng hồi quy mơ hình 1.2 và 1.4: Ảnh hưởng của điều chỉnh
lợi nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA(CFO)) tới ROE, ROA
năm (t) ; năm (t+1), năm t+2 (phương pháp OLS- loại bỏ các yếu tố ngoại
lai) ................................................................................................................99
Bảng 4.18: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy 1.1 và 1.3: Ảnh hưởng của điều chỉnh
lợi nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA) tới ROE, ROA năm (t),
năm (t+1) và năm (t+2) (phương pháp tỷ lệ hồi quy logit - marginal effect ảnh hưởng biên)- loại bỏ các yếu tố ngoại lai ............................................100
Bảng 4.19: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy 1.2 và 1.4: Ảnh hưởng của điều chỉnh
lợi nhuận năm trước niêm yết (đo lường bằng DCA(CFO)) tới ROE, ROA
năm (t); (t+1); (t+2) (phương pháp tỷ lệ hồi quy logit - marginal effect - ảnh
hưởng biên)- loại bỏ các yếu tố ngoại lai ...................................................100
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy 2.1: Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận
(đo lường bằng DCA) tại năm trước niêm yết tới CAR. ...........................103
Bảng 4.21: Kết quả mơ hình hồi quy 2.2: Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận (đo lường

bằng DCA) tại năm trước niêm yết tới BHAR. .........................................104
Bảng 4.22: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy 2.1: Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận
(đo lường bằng DCA(CFO)) tại năm trước niêm yết tới CAR. .................105
Bảng 4.23: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy 2.2: Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi
nhuận( đo lường bằng DCA(CFO)) tại năm trước niêm yết tới BHAR. ...106


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu luận án ...........................................................................6
Sơ đồ 2.1: Đo lường hiệu quả hoạt động .........................................................................22
Biểu đồ 4.1: Số lượng các công ty niêm yết mới qua các năm trên HOSE từ 2000 đến
2019 .........................................................................................................75
Biểu đồ 4.2: Giá trị vốn hóa thị trường và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường trên GDP của
HOSE từ 2000 đến 2019 ..........................................................................77


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mặc dù có sự tồn tại của chuẩn mực kế toán, quy định kế toán, kiểm toán, Cơ quan
Quản lý Nhà nước để giám sát chất lượng thông tin kế tốn, tuy nhiên có nhiều bằng chứng
cho thấy việc điều chỉnh lợi nhuận vẫn được các công ty thực hiện. Ngọc Vũ (2015) đã liệt
kê trong lịch sử các vụ gian lận có liên quan đến điều chỉnh lợi nhuận, đó là các vụ bê bối
kế tốn lớn diễn ra tại các thị trường khác nhau như tại Mỹ có Enron gây thiệt hại 74 tỷ
USD, WorldCom gây thiệt hại 107 tỷ USD, Health South gây thiệt hại 4 tỷ USD, Tyco
International thiệt hại ước tính 3 tỷ USD, Italy có Parmalat thiệt hại ước tính 11 tỷ USD,

Nhật Bản Olympus thiệt hại 1,7 tỷ USD, tại Việt Nam công ty Gỗ Trường Thành lỗ gần
1.000 tỷ sau kiểm kê. Mức độ thiệt hại này ngoài ảnh hưởng tới hệ thống tài chính quốc gia
nói chung, cịn ảnh hưởng tới chất lượng thơng tin kế tốn trong đó có lợi nhuận, làm tăng
sự hoài nghi của các nhà đầu tư về kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Do vậy,
đề tài điều chỉnh lợi nhuận luôn là một trong những chủ đề mang tính thời sự và nhận được
sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá tính minh bạch của các thơng tin
được các doanh nghiệp công bố, cũng như đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn.
Các nhà nghiên cứu (Aharony & cộng sự, 1993; Friedlan, 1994; Teoh & cộng sự,
1998a, 1998b; Rangan, 1998; Shivakumar, 2000; DuCharme & cộng sự, 2001; Kao & cộng
sự, 2009; Nuryaman, 2013) đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy 3 sự kiện mà tại
đó các cơng ty có động cơ và khả năng điều chỉnh lợi nhuận cao bao gồm: chào bán cổ
phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), phát hành thêm cổ phiếu (SEO) và niêm yết. Với các
sự kiện này, các công ty thường được yêu cầu phải cung cấp thông tin bắt buộc thông qua
bản cáo bạch. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư thì các thơng tin này thường không đầy đủ
để đánh giá một cách tổng thể về chiều dài phát triển của công ty cũng như về tình hình tài
chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy, để đánh giá triển vọng một
cơng ty các nhà đầu tư bị phụ thuộc hồn tồn vào các báo cáo do cơng ty cơng bố. Do vậy,
các sự kiện này tồn tại thông tin bất cân xứng, và có thể phát sinh động cơ cho các công ty
thao túng, hoặc điều chỉnh lợi nhuận. Nhiều học giả trên thế giới đã thực hiện các nghiên
cứu thực nghiệm về điều chỉnh lợi nhuận, cũng như ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới
hiệu quả tài chính xung quanh các sự kiện trên tại các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, kết
quả cho thấy sự tương phản về mức độ điều chỉnh lợi nhuận - dựa trên dồn tích từ rất tích
cực cho đến hồn tồn khơng tìm thấy bằng chứng. Một số nghiên cứu đã ghi nhận mối
quan hệ ngược chiều giữa mức độ điều chỉnh lợi nhuận xung quanh thời điểm sự kiện và


2
hiệu quả tài chính sau giai đoạn đó, ngược lại một số nghiên cứu đặt câu hỏi hoài nghi về
mối quan hệ này. Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, trong khi điều chỉnh lợi nhuận
và hiệu quả tài chính của các công ty phát hành cổ phiếu (IPO, SEO) được nghiên

cứu khá đầy đủ tại các thị trường khác nhau, thì nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận
và hiệu quả tài chính trong bối cảnh niêm yết cịn ít. Trong khi IPO và SEO là sự
kiện phát hành cổ phiếu, khi cổ phần của một công ty được bán cho các nhà đầu tư
với mục tiêu chính là huy động vốn, thì niêm yết đề cập đến việc các công ty tham
gia niêm yết trên một sàn giao dịch chứng khốn. Niêm yết tạo ra một loạt các lợi
ích cho các công ty như tăng thêm vốn, cải thiện danh tiếng và hình ảnh, giá trị tài
sản thế chấp cao hơn, thanh khoản chứng khoán tốt hơn. Để được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khốn, các cơng ty niêm yết phải đáp ứng các yêu cầu niêm yết
hoặc quy tắc do các cơ quan quản lý ban hành. Điều này có thể tạo ra động cơ cho
các nhà quản lý của các công ty chuẩn bị niêm yết thực hiện điều chỉnh tăng lợi
nhuận để đáp ứng các điều kiện niêm yết và cũng tạo ra những kỳ vọng lạc quan
cho các nhà đầu tư. Sau sự kiện này, điều chỉnh lợi nhuận thực hiện trước đó sẽ bị
đảo ngược và dẫn tới một sự suy giảm hiệu quả tài chính của các cơng ty này sau
niêm yết (Eiman, 2013).
Do vậy nghiên cứu này thực sự cần thiết bởi những lý do sau: Thứ nhất, các
nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả
tài chính xung quanh các sự kiện cung cấp kết quả mâu thuẫn. Hơn nữa, nghiên cứu
trước đây chủ yếu tập trung vào sự kiện IPO và SEO, trong khi ít chú ý đến sự kiện niêm
yết. Do đó, cần thêm các nghiên cứu để cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về điều chỉnh lợi
nhuận và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính xung quanh sự kiện
niêm yết. Thứ hai, trong bối cảnh thị trường các quốc gia đang phát triển, thiếu nghiên
cứu về điều chỉnh lợi nhuận và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính
ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua khảo sát tại Việt Nam,
các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận chủ yếu xoay quanh các vấn đề về lượng hóa
điều chỉnh lợi nhuận (Trần Thị Thanh Quý, 2012; Phạm Thị Bích Vân, 2017), các nhân
tố tác động (Nguyễn Hà Linh, 2017), chưa có nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận và tác
động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính xung quanh sự kiện niêm yết. Thứ
ba, Việt Nam được chọn trong nghiên cứu này bởi đặc điểm riêng biệt của thị trường
chứng khoán, hệ thống pháp luật và thực hành kế toán độc đáo. Thị trường chứng khoán
Việt Nam với hơn 20 năm phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn của khung pháp lý, dần

dần được sửa đổi và cải thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng mơi trường thay
đổi và cũng như cải thiện tính công khai và minh bạch của thị trường. Tuy nhiên, thị
trường có một loạt các vấn đề như thiếu chính sách và khung pháp lý phức tạp


3
(Nguyen The Tho và Ian Eddi, 2003), tính minh bạch thấp, môi trường pháp lý yếu và
thiếu sự phối hợp điều tiết (Zingales, 2009), và sự tồn tại của thao túng thị trường và
hành vi đám đông (Vo và Phan, 2016). Khác với các quốc gia trong khu vực như
Singapore, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan đã áp dụng đầy đủ IAS / IFRS, tại
Việt Nam, báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực Kế tốn Việt Nam (VAS) do
Bộ Tài chính ban hành. VAS được thành lập dựa trên phiên bản cũ của IAS / IFRS với
những sửa đổi để phù hợp với bối cảnh Việt Nam nên thiếu nhiều cập nhật khác nhau
từ IFRS. Về thực hành, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ VAS và chế độ kế
toán với hệ thống tài khoản và ghi nhận nghiệp vụ thống nhất, dẫn đến sự không phù
hợp giữa bản chất nghiệp vụ và xử lý của kế tốn. Điều này có thể tạo ra một khoảng
trống để các nhà quản lý dễ dàng thực hiện điều chỉnh lợi nhuận.
Với mục đích đóng góp thêm vào tổng quan nghiên cứu, đây là nghiên cứu cần
thiết trong việc tìm kiếm bằng chứng về điều chỉnh lợi nhuận xung quanh sự kiện niêm
yết và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính tại thị trường chứng
khoán Việt Nam, là một thị trường chứng khoán tiến gần với nhóm thị trường mới nổi,
hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn có ý nghĩa
về mặt thực tiễn thơng qua các khuyến nghị phù hợp đối với các chủ thể như Bộ tài
chính, nhà đầu tư, các cơng ty niêm yết.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn chế độ kế toán - sự linh hoạt trong thực hiện các ước tính
kế tốn, những quy định trong điều kiện về niêm yết kết hợp với cơ sở lý luận trong tổng
quan nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu
chính là nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận và ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới

hiệu quả tài chính xung quanh sự kiện niêm yết. Để đạt mục tiêu tổng quát trên, luận án
giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất: Phân tích và đánh giá thực trạng của điều chỉnh lợi nhuận xung quanh
sự kiện niêm yết (năm trước niêm yết, năm niêm yết và 2 năm sau niêm yết) của các
công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE) và xu hướng biến
động của điều chỉnh lợi nhuận khi có sự thay đổi quy định về yêu cầu niêm yết.
Thứ hai: Phân tích thực trạng và xu hướng biến động của hiệu quả tài chính xung quanh
sự kiện niêm yết (trước niêm yết và sau niêm yết) của các công ty niêm yết trên HOSE.
Thứ ba: Phân tích sự ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính
sau niêm yết của các công ty niêm yết trên HOSE.
Thứ tư: Hàm ý về mặt chính sách và khuyến nghị tới các nhà đầu tư, doanh
nghiệp, cơ quan quản lý, cơ quan kiểm toán, tổ chức đào tạo, tổ chức nghề nghiệp.


4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
Câu hỏi 1
Thực trạng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên HOSE tại các năm
xung quanh thời điểm niêm yết như thế nào?
Câu hỏi 2
Có sự khác biệt nào giữa mức độ điều chỉnh lợi nhuận của nhóm cơng ty niêm
yết sau quy định niêm yết mới và nhóm cơng ty niêm yết trước quy định niêm yết mới
trên HOSE không?
Câu hỏi 3
Thực trạng của hiệu quả tài chính (đo lường dựa trên thơng tin kế tốn và
thơng tin thị trường) của các cơng ty niêm yết trên HOSE trong dài hạn sau niêm
yết như thế nào?

Câu hỏi 4
Điều chỉnh lợi nhuận có tác động thế nào đến hiệu quả tài chính sau niêm yết
(đo lường dựa trên thơng tin kế tốn và thơng tin thị trường) của các công ty niêm
yết trên HOSE?

1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm: nghiên cứu về mặt lý luận và thực tế
hành vi điều chỉnh lợi nhuận, hiệu quả tài chính, và ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận
tới hiệu quả tài chính - xung quanh sự kiện niêm yết.

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Luận án lựa chọn các cơng ty phi tài chính niêm yết trên
HOSE. Nghiên cứu được thực hiện tại HOSE thay vì tồn thị trường chứng khốn Việt
Nam, bởi khi tính các chỉ số đo lường hiệu quả tài chính (dựa trên thơng tin thị trường hiệu suất cổ phiếu) cần sử dụng dữ liệu chỉ số thị trường, cũng như tính tốn điều chỉnh
lợi nhuận cần căn cứ vào ngành, trong khi 2 Sở giao dịch có chỉ số thị trường và tiêu
chuẩn phân ngành khác nhau. Cụ thể, sàn HNX phân ngành theo tiêu chuẩn HaSIC- tiêu
chuẩn phân ngành của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và chỉ số thị trường đo lường


5
là HNX index, sàn HOSE phân ngành theo tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu- GICS
và chỉ số thị trường đo lường là Vn index.
Về mặt thời gian: Do những giới hạn về tính sẵn có của dữ liệu trong việc tính
tốn điều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài chính xung quanh sự kiện niêm yết (năm trước
niêm yết, năm niêm yết và 2-3 năm sau niêm yết), do vậy mẫu nghiên cứu bao gồm 189
công ty niêm yết trong khoảng thời gian 2009-2017.
Về mặt nội dung: (1) Luận án nghiên cứu, phân tích đo lường điều chỉnh lợi
nhuận (dựa trên cơ sở dồn tích) và hiệu quả tài chính (đo lường dựa trên thơng tin thị
trường và thơng tin kế toán) cho cửa sổ sự kiện niêm yết cho các năm: năm trước niêm

yết, năm niêm yết, và 2-3 năm sau niêm yết (2) Qua đó đánh giá tác động của điều chỉnh
lợi nhuận trước niêm yết tới hiệu quả tài chính sau sự kiện niêm yết của các công ty
niêm yết trên HOSE.

1.6. Khái quát phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu về điều chỉnh lợi nhuận, hiệu quả tài chính
(đo lường dựa trên thơng tin kế tốn) là các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ báo
cáo tài chính đã qua kiểm toán, bản cáo bạch niêm yết của các cơng ty niêm yết trên
HOSE. Trong khi đó dữ liệu về hiệu quả tài chính (đo lường dựa trên thông tin thị
trường) được tác giả thu thập dựa trên chỉ số thị trường (Vn index) và giá cổ phiếu theo
ngày của từng công ty trên website của HOSE.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu
định lượng để kiểm định các giả thuyết liên quan tới điều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài
chính, và ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính, bao gồm các kiểm định
thống kê tham số và phi tham số; các phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS),
phương pháp hồi quy tỷ lệ logit, bằng việc sử dụng phần mềm thống kê Stata. Kết quả thu
được sẽ sử dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra trong luận án.

1.7. Quy trình nghiên cứu
Đầu tiên luận án trình bày khung lý thuyết, tổng quan các mơ hình đo lường điều
chỉnh lợi nhuận, đo lường hiệu quả tài chính, tổng quan về điều chỉnh lợi nhuận, hiệu
quả tài chính, và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính. Từ đó tìm ra
khoảng trống nghiên cứu. Dựa vào tổng quan, cơ sở lý luận, khoảng trống nghiên cứu,
luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu để đạt mục tiêu nghiên cứu. Sau đó, xây
dựng các mơ hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết bằng cách sử dụng công cụ thống
kê và phương pháp hồi quy. Cuối cùng, luận án trình bày các kết quả và thảo luận kết
quả nghiên cứu, cũng như đưa ra các kiến nghị.


6

Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày tại sơ đồ 1.1, như sau:
Khung lý thuyết, và tổng quan
Các cơ sở lý thuyết

Tổng quan điều chỉnh lợi nhuận, hiệu quả tài chính
Tổng quan mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài chính

Khoảng trống nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận, hiệu quả tài chính và mối quan hệ giữa điều chỉnh
lợi nhuận và hiệu quả tài chính

Các mục tiêu nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu, và xây dựng các mơ hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Điều chỉnh lợi nhuận

Hiệu quả tài chính

Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu luận án

1.8. Kết cấu luận án
Luận án được trình bày trong 5 chương.
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận



7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận
Earnings management (EM), một thuật ngữ quốc tế được dịch tại Việt Nam có
hai tên gọi là “quản trị lợi nhuận” hoặc “điều chỉnh lợi nhuận”. Mặc dù cách gọi khác
nhau nhưng về mặt thuật ngữ là giống nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thuật
ngữ “điều chỉnh lợi nhuận”. Dưới đây là một số định nghĩa được trích dẫn phổ biến trong
trong tổng quan về điều chỉnh lợi nhuận.
Điều chỉnh lợi nhuận là một thuật ngữ phức tạp, do vậy khơng có một khái niệm
thống nhất trong tổng quan. Hai khái niệm được các nhà khoa học trích dẫn nhiều được
đưa ra bởi Schipper (1989); Healy và Wahlen (1999). Schipper (1989, trang 92) định
nghĩa “điều chỉnh lợi nhuận là một sự can thiệp có chủ đích kỹ lưỡng trong chu trình
cung cấp thơng tin tài chính ra bên ngồi nhằm đạt được những mục đích cá nhân”.
Trong khi đó Healy và Wahlen (1999, trang 368) cho rằng “điều chỉnh lợi nhuận xảy ra
khi các nhà quản lý sử dụng phán đoán trong cung cấp thơng tin trên báo cáo tài chính
hay trong các giao dịch để thay đổi thông tin trong báo cáo tài chính để đánh lừa các bên
liên quan về tình hình và hiệu quả họat động của cơng ty hoặc ảnh hưởng đến kết quả
của các hợp đồng ràng buộc”.
Trong tổng quan nghiên cứu có các trường phái khác nhau về điều chỉnh lợi
nhuận, tác giả tạm chia thành hai trường phái ý kiến về điều chỉnh lợi nhuận:
(1) Nhóm trường phái cho rằng điều chỉnh lợi nhuận tốt, quan điểm xem xét dựa
trên khía cạnh là truyền đạt thơng tin, lợi ích của điều chỉnh lợi nhuận mang lại giúp
tăng cường tính minh bạch của báo cáo tài chính. Các học giả như Watts và Zimmerman
(1990), Holthausen (1990), Healy và Palepu (1993), Sankar và Subrmanyam (2001),
Beneish (2001); Lara & cộng sự (2009), Scott (2009) có tranh luận rằng điều chỉnh lợi

nhuận khơng phải lúc nào cũng xấu, nó có thể mang lại lợi ích, vì nó có khả năng nâng
cao giá trị thông tin của lợi nhuận. Beneish (2001, trang 3) cho rằng “điều chỉnh lợi
nhuận (các khoản dồn tích) có ý nghĩa đối với các nhà quản lý trong việc cung cấp cho
các nhà đầu tư những kỳ vọng của họ về dòng tiền tương lai của cơng ty”. Hay Scott
(2009) gọi đó là “điều chỉnh lợi nhuận có lợi”, thơng qua điều chỉnh lợi nhuận các nhà
quản lý gửi tín hiệu tốt về tương lai của doanh nghiệp tới các nhà đầu tư. Tín hiệu này
sẽ báo hiệu tới các nhà đầu tư rằng công ty sẵn sàng cơng khai các hoạt động kế tốn tốt


8
nhất và tăng tính hữu ích của báo cáo tài chính. Hơn nữa, điều chỉnh lợi nhuận là một
phương tiện mà nhờ đó những thơng tin nội bộ có thể được truyền tải đến thị trường, do
đó giúp cho các bên tham gia thị trường ra quyết định hiệu quả hơn.
(2) Nhóm trường phái cho rằng “điều chỉnh lợi nhuận” khơng tốt, một dịng nghiên
cứu tập trung vào “điều chỉnh lợi nhuận” chủ nghĩa cơ hội: Healy và Wahlen (1999);
Fields & cộng sự (2001); Arya & cộng sự(2003); Miller và Bahnson (2002); Boubakri &
cộng sự (2008); Fields, & cộng sự (2001, trang 260) cho rằng “điều chỉnh lợi nhuận xảy
ra khi các nhà quản lý sử dụng các khoản dồn tích mà khơng có sự hạn chế để tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp hoặc chủ nghĩa cơ hội”. Do vậy, Scott (2009) gọi tên “điều chỉnh lợi
nhuận xấu”, có nghĩa rằng các nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận xấu để
đánh lừa các nhà đầu tư tiềm năng để mang lợi cho cá nhân thông qua việc sử dụng các
thủ thuật, thậm chí có thể làm giảm tính minh bạch của báo cáo tài chính. Các quan điểm
này cho rằng các nhà quản lý sẽ thực hiện phán đoán (lựa chọn phương pháp kế toán) và
đưa ra các quyết định để tối đa hóa lợi ích cá nhân của họ. Healy và Wahlen (1999) cho
rằng, điều chỉnh lợi nhuận theo chủ nghĩa cơ hội xảy ra khi chủ sở hữu hoặc người quản
lý cố tình chọn phương pháp kế toán để đánh lừa các bên liên quan về hiệu quả hoạt động
của công ty hoặc ảnh hưởng đến kết quả hợp đồng liên quan tới lợi ích cá nhân họ.
Mặc dù tồn tại các trường phái điều chỉnh lợi nhuận khác nhau, nhưng về cơ bản
điều chỉnh lợi nhuận là hành vi được các nhà quản lý thực hiện dựa trên các nguyên tắc,
chuẩn mực kế tốn, áp dụng một cách linh hoạt các chính sách hoặc các ước tính kế tốn

nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Và đây cũng là quan điểm của tác giả về điều chỉnh
lợi nhuận trong phạm vi của luận án này.

2.1.2. Phân loại điều chỉnh lợi nhuận
Theo tổng quan nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận được phân chia làm 3 dạng như sau:

2.1.2.1. Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (AEM: Accrual-based
earnings management)
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS01, yêu cầu các đơn vị khi lập báo cáo tài
chính (ngoại trừ thuyết minh báo cáo tài chính) thì phải lập dựa trên cơ sở dồn tích, theo
đó mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn
cứ vào việc thu (chi) tiền hay chưa. Cơ sở kế tốn dồn tích có ưu điểm đảm bảo sự phù
hợp trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán
(Dechow và Skinner, 2000), cũng như có thể xác định kết quả kinh doanh một cách toàn
diện giữa các doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau hoặc bản thân doanh nghiệp trong


9
khoảng thời gian khác. Do vậy, trong thực hành kế toán tại các quốc gia đều cho phép
các nhà quản lý được quyền quyết định với các thông tin tài chính được cung cấp, liên
quan tới các khoản dồn tích. Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích đề cập tới cơ
hội của nhà quản lý sử dụng các phương pháp kế tốn hoặc chính sách kế tốn một cách
linh hoạt - được cho phép bởi các quy định kế toán, để thay đổi lợi nhuận trên báo cáo
tài chính mà khơng ảnh hưởng tới dịng tiền. Việc lựa chọn phương pháp kế tốn có ảnh
hưởng tới thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận tại
thời điểm lập báo cáo, thông qua việc cho phép ghi nhận doanh thu sớm hơn hoặc chuyển
chi phí về những năm sau hoặc ngược lại.
Dồn tích thể hiện sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền, trong nghiên cứu
của McVay (2006) đưa ra ví dụ dồn tích có được khi chúng ta bán hàng chưa thu tiền,
khi đó doanh thu được ghi nhận đối ứng với các khoản phải thu, sau đó các khoản phải

thu này sẽ ghi nhận giảm khi khách hàng thanh toán. Do vậy, để tăng được lợi nhuận
hiện tại bằng cách mượn lợi nhuận tương lai, công ty sẽ thực hiện nhiều hoạt động làm
tăng doanh thu và giảm chi phí. Ví dụ: Việc ghi nhận doanh thu và giá vốn cung cấp
dịch vụ dựa trên tỷ lệ % cơng việc hồn thành sẽ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
doanh nghiệp hoặc việc lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định hay phương
pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu giá vốn và chi phí trên
báo cáo kết quả kinh doanh…Tuy nhiên, bản chất tự nhiên của dồn tích là sự chuyển
dịch, tức trong tương lai lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tự động giảm đi bằng đúng số
tiền lợi nhuận đã mượn trong giai đoạn trước.
Như vậy, bản chất điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích là hoạt động thơng
qua sự lựa chọn các phương pháp, chính sách kế tốn khơng làm thay đổi bản chất kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong dài hạn, và tuân thủ khuôn khổ pháp lý,
chuẩn mực, chế độ - không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, đây là một phương
pháp được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận. Hay nói cách khác,
phương pháp dựa trên cơ sở dồn tích là một phương pháp được sử dụng rộng rãi để phát
hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các học giả đều đồng ý rằng các khoản dồn tích có thể
sử dụng như một cơng cụ để các doanh nghiệp truyền tải những tín hiệu tốt, và dễ thực
hiện (Jones (1991); Healy và Palepu (1993); Rangan (1998); Kothari & cộng sự (2005)).

2.1.2.2. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua can thiệp vào các giao dịch thực tế (REM:
Real activities-based earnings management)
Trong khi AEM xuất hiện từ rất sớm khi đề cập tới điều chỉnh lợi nhuận, thì phải
đến tận nghiên cứu của Schipper (1989), REM mới được đưa vào định nghĩa điều chỉnh


10
lợi nhuận. Schipper đã đề cập rằng mở rộng của định nghĩa điều chỉnh lợi nhuận cần
phải bao gồm điều chỉnh lợi nhuận thực tế, hành vi này đạt được thông qua các quyết
định làm thay đổi giao dịch thực của các hoạt động đầu tư và tài chính, để thay đổi lợi
nhuận hoặc các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Các nhà quản lý thao túng các hoạt động thực tế trong năm, Roychowdhury
(2006, trang 3) định nghĩa rằng “Điều chỉnh lợi nhuận thực tế là sự thay đổi trong những
thông lệ hoạt động được thúc đẩy bởi mong đợi của nhà quản lý nhằm làm các bên liên
quan hiểu lầm rằng các mục tiêu báo cáo tài chính đã đạt được trong q trình hoạt động
bình thường của doanh nghiệp”. Khác với AEM là chỉ được thực hiện thơng qua hoạt
động kế tốn, thì REM thực hiện với quyết định điều hành thực tế và do vậy ảnh hưởng
đến dòng tiền hiện tại và tương lai, bóp méo lợi nhuận. Roychowdhury (2006) đã tìm
được bằng chứng thực nghiệm về điều chỉnh lợi nhuận thực tế, các công ty tránh lỗ bằng
cách vào cuối năm tăng doanh thu tạm thời của công ty thông qua việc đưa ra chính sách
giảm giá hoặc các điều khoản tín dụng mềm mại hơn cho khách hàng hoặc làm số dư
hàng tồn kho cao hơn để giảm giá vốn hàng bán. Theo một cách khác, Dechow và
Skinner (2000), các nhà quản lý thay đổi thời điểm giao hàng và hỗn ghi nhận các chi
phí bảo trì để ảnh hưởng tới báo cáo cáo kết quả kinh doanh. Hay tại Việt Nam, trong
nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng Loan và Nguyễn Minh Thao (2016), tác giả đưa ra
một số cách thức thực hiện REM như thúc đẩy doanh thu thông qua chính sách chiết
khấu và nới lỏng thanh tốn, cắt giảm chi phí tùy ý, và tiến hành sản xuất thái quá với
mục tiêu tránh lỗ.
Nhà quản trị có thể lựa chọn REM thay vì AME hoặc kết hợp hai cách thức này.
Có một số nghiên cứu các tác giả đã sử dụng cả hai phương thức này như Enomoto &
cộng sự(2015), các tác giả chỉ ra tính đánh đổi (trade - off) giữa AEM và REM để tối ưu
hóa mục đích của nhà quản lý. Trong nghiên cứu của Chen (2009) đã chỉ ra rằng các
nhà quản trị thường đánh giá kết quả hoạt động đạt được trong kỳ, sau đó xác định giá
trị sẽ được thực hiện bằng điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích.

2.1.2.3. Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên chuyển dịch phân loại chi phí (Classification
- shifting-based)
Chuyển dịch phân loại là một lĩnh vực nghiên cứu mới nhưng đóng vai trị khá
quan trọng trong tổng quan điều chỉnh lợi nhuận. Chuyển dịch phân loại chi phí, đề cập
tới thực hành kế tốn trong việc phân loại các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh
doanh, đây được coi là một công cụ điều chỉnh lợi nhuận thứ ba. Các quy tắc kế toán

cho phép các nhà quản lý sử dụng phán đoán và quyết định của mình để xác định các


11
thức phân loại các chỉ tiêu trên báo cáo. Việc lựa chọn trong việc phân loại này ảnh
hưởng tới việc trình bày và cơng bố các khoản mục trên báo cáo tài chính, điều này có
thể ảnh hưởng tới góc nhìn của người sử dụng thơng tin. McVay (2006) cho rằng, đây
là chuyển dịch phân loại chi phí của hoạt động chính sang các hoạt động ít trọng yếu
trong báo cáo kết quả kinh doanh. Dựa trên khía cạnh trọng yếu, người sử dụng thơng
tin báo cáo tài chính có thể sẽ quan tâm chủ yếu đến thông tin về lợi nhuận hoạt động
chính. Và do vậy, sẽ khiến nhà quản lý có động cơ thực hiện việc thay đổi phân loại chi
phí, vì khi dịch chuyển chi phí của hoạt động chính sang các hoạt động khác - ít trọng
yếu sẽ làm tăng lợi nhuận của hoạt động chính, trong khi đó tổng lợi nhuận khơng đổi.
Do đó, các nhà quản lý có thể đánh lừa người sử dụng báo cáo tài chính với sự thay đổi
về con số lợi nhuận của từng hoạt động.
Gần đây đã có sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà nghiên cứu về dịch
chuyển phân loại như một công cụ điều chỉnh lợi nhuận (Nelson & cộng sự (2002);
Athanasakou & cộng sự (2009); Skaife & cộng sự (2013); Barua & cộng sự (2010);
Emely Wu (2016)). Cách thức này khác với AEM và REM, theo Nelson & cộng sự
(2002), công cụ này không làm thay đổi tổng lợi nhuận trong báo cáo tài chính, do vậy
khơng có hậu quả dồn tích chuyển dịch trong tương lai. Đồng thời, các nhà quản lý có
thể tránh được sự kiểm tra của các kiểm toán viên, vì thơng thường các kiểm tốn viên
quan tâm nhiều hơn tới việc ghi nhận doanh thu và chi phí hơn là việc phân loại các
chỉ tiêu này, và ít khi kiểm tra các khoản mục bị phân loại sai. McVay (2006) đã đưa
bằng chứng về hiện tượng này bằng cách sử dụng dữ liệu tại Mỹ, sự phân loại sai và
sự dịch chuyển theo chiều dọc của chi phí từ chi phí trọng yếu (như giá vốn hàng bán,
chi phí chung và chi phí quản lý) sang các khoản mục hoạt động khác. Sự dịch chuyển
chi phí (doanh thu) trọng yếu có thể phân loại sai thành các khoản mục khác như chi
phí nghiên cứu và phát triển (Skaife & cộng sự, 2013), hoạt động bị chấm dứt (Barua
& cộng sự, 2010), các khoản thu nhập khác (Athanasakou & cộng sự, 2009). Một

nghiên cứu gần đây Emely Wu (2016), sử dụng dữ liệu các quốc gia Châu Âu, tác giả
cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty sử dụng cách thức dịch chuyển phân loại
chi phí để tránh lỗ và đáp ứng các kỳ vọng của nhà đầu tư, nhà phân tích.
Tóm lại, mỗi loại điều chỉnh lợi nhuận đều có những đặc tính riêng biệt, trong
khi loại điều chỉnh lợi nhuận dựa trên chuyển dịch chi phí ít rủi ro vì khơng có khoản
dồn tích nào bị chuyển dịch trong những năm sau, cũng như lợi nhuận không thay đổi,
thì 2 loại cịn lại đều làm thay đổi lợi nhuận và do vậy có rủi ro khi bị phát hiện. Tuy
nhiên, loại điều chỉnh lợi nhuận này đôi khi khó thực thi. Các nhà nghiên cứu cho rằng,
trong 3 loại trên, thì loại REM dễ bị phát hiện nhất và rủi ro cao nhất, tốn kém chi phí


12
nhất (Lo, 2008), vì dịng tiền tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi hành vi trong quá khứ. Do
vậy, loại điều chỉnh lợi nhuận AEM được các học giả nghiên cứu phổ biến trong tổng
quan, vì dễ thực hiện, ít rủi ro và ít tốn kém chi phí hơn, loại AEM sẽ được đề cập chi
tiết trong phần sau của luận án.

2.1.3. Đo lường điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (AEM)
Như đề cập tại mục trên, trong các loại điều chỉnh lợi nhuận điều chỉnh lợi nhuận
dựa trên cơ sở dồn tích được sử dụng và nghiên cứu phổ biến trong các nghiên cứu.
Trong mục này, luận án đề cập tới cách thức đo lường điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ
sở dồn tích.
Điều chỉnh lợi nhuận là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp đo lường điều chỉnh lợi nhuận ln là một vấn đề
cịn nhiều tranh cãi, và khơng có một mơ hình nào được gọi là hoàn hảo khi đo lường và
phát hiện mọi khía cạnh của điều chỉnh lợi nhuận. Do đó, sự thành công của bất kỳ
nghiên cứu nào cũng đều phụ thuộc vào phương pháp phù hợp được sử dụng để đo lường
điều chỉnh lợi nhuận.
Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích khơng thể đo lường trực tiếp, các
học giả trên thế giới đã và đang phát triển mơ hình khác nhau để ước tính và phát hiện

điều chỉnh lợi nhuận. Nhìn chung, các nghiên cứu đều tập trung phát triển và sử dụng 3
phương pháp:
(1) Phương pháp đo lường dồn tích cụ thể (specific accruals approach)
(2) Phương pháp phân phối thống kê (statistical distribution approach)
(3) Phương pháp tổng hợp dồn tích (aggregate accruals approach)
Trong số các phương pháp khác nhau được sử dụng để đo lường điều chỉnh lợi
nhuận, phương pháp tổng hợp dồn tích là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng
bởi các học giả. Dưới đây, luận án sẽ đề cập tới cả 3 cách đo lường, tuy nhiên sẽ tập
trung vào phương pháp tổng hợp dồn tích, vì đây sẽ là phương pháp được sử dụng để
đo lường trong luận án này.

2.1.3.1. Phương pháp đo lường dồn tích cụ thể
Phương pháp dồn tích cụ thể (specific accural method) được phát triển và sử
dụng đầu tiên bởi McNichols và Wilson (1988), sau đó được phát triển bởi Petroni
(1992); Beneish (1997), Cecchini & cộng sự (2012), Stubben (2010), Mohammad và
Bassam (2017). Các nghiên cứu sử dụng phương pháp này thường tập trung vào một


13
ngành nghề cụ thể với đặc tính riêng biệt có khoản dồn tích lớn, địi hỏi sự phán đốn
cao từ phía nhà nghiên cứu. Phương pháp này xác định điều chỉnh lợi nhuận thơng
qua các khoản có thể điều chỉnh của một khoản mục dồn tích cụ thể nào đó. Ví dụ dự
phịng tổn thất, u cầu bồi thường vật chất cho ngành bảo hiểm hoặc dự phòng khoản
vay hoặc dự phòng nợ xấu, khấu hao cho ngành ngân hàng, vì các khoản cho vay
hoặc dự phịng là một khoản dồn tích cụ thể địi hỏi sự phán xét đáng kể trong lĩnh
vực ngân hàng. Như vậy, phương pháp này đã được sử dụng trong các nghiên cứu
điều chỉnh lợi nhuận của các ngành cụ thể như ngân hàng và bảo hiểm, hoặc trong
bối cảnh giao dịch cụ thể.
McNichols và Wilson (1988) đã thực hiện nghiên cứu thông qua sử dụng mơ hình
khoản dồn tích cụ thể là dự phịng nợ xấu, để xem xét liệu các nhà quản lý có điều chỉnh

lợi nhuận hay khơng. Để tính tốn, tác giả xây dựng mơ hình dự phịng nợ xấu, được
ước tính từ mơ hình hồi quy của số dư đầu kỳ dự phịng nợ xấu và xóa sổ nợ xấu của
năm hiện tại và năm sau. Stubben (2010) đánh giá sử dụng khoản mục doanh thu vì tác
giả cho rằng doanh thu là một phần quan trọng tạo nên lợi nhuận đối với các công ty và
việc ghi nhận doanh thu lại tùy thuộc vào nhà quản lý. Mohammad và Bassam (2017)
thực hiện nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận tại ngành ngân hàng của các quốc gia Châu
Âu bằng cách sử dụng dự phịng tổn thất cho vay có thể điều chỉnh.
Nguyên nhân khiến phương pháp này ít được sử dụng bởi:
Thứ nhất: Để áp dụng được phương pháp này, cần phải xác định rõ khoản dồn
tích của hạng mục cụ thể nào được sử dụng (ví dụ như dự phịng nợ xấu hay doanh
thu). Thậm chí, khi đã xác định được khoản dồn tích này, thì quy mơ mẫu có thể
khơng đủ lớn để đạt ý nghĩa thống kê (McNichols và Wilson, 1988).
Thứ hai: Trong một số trường hợp, phương pháp này có thể sẽ hiệu quả trong
việc phát hiện điều chỉnh lợi nhuận của một lĩnh vực hoặc một hạng mục nào đó, nhưng
nếu áp dụng cho một lĩnh vực khác hoặc hạng mục khác thì nó khơng phát hiện được
điều chỉnh lợi nhuận (McNichols và Wilson, 1988).
Nhìn chung, trong tổng quan nghiên cứu có rất ít bằng chứng về điều chỉnh lợi
nhuận bằng cách sử dụng phương pháp dồn tích cụ thể. Do vậy, luận án khó có thể sử
dụng phương pháp này để đo lường điều chỉnh lợi nhuận khi quy mô mẫu là các doanh
nghiệp đa dạng các ngành nghề.

2.1.3.2. Phương pháp phân phối thống kê
Phương pháp này được Burghstahler và Dichev (1997) cùng với Degeorge &
cộng sự (1999) sử dụng và đặt tên là phương pháp phân phối thống kê, bởi để phát


14
hiện điều chỉnh lợi nhuận, phương pháp này kiểm tra các thuộc tính thống kê của lợi
nhuận. Phương pháp này tập trung vào hành vi điều chỉnh lợi nhuận xung quanh một
điểm chuẩn cụ thể ví dụ so sánh với 0 hoặc so sánh với các quý trước. Sau đó sử dụng

phương pháp thống kê phân tích tần suất và mức phổ biến lợi nhuận xung quanh các
ngưỡng để có thể thấy sự gián đoạn phân phối. Nếu phân phối cân bằng, khơng có điều
chỉnh lợi nhuận, cịn nếu lợi nhuận được ghi nhận tại một điểm chuẩn cụ thể thì việc
điều chỉnh lợi nhuận có thể đã được thực hiện. Burghstahler và Dichev (1997) kiểm
tra phân phối lợi nhuận bằng cách sử dụng dữ liệu chéo và lợi nhuận thay đổi được
báo cáo thông qua các bằng chứng đồ họa và thống kê. Burghstahler và Dichev (1997)
cho thấy các công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận để tránh khoản lỗ, các tác giả xây
dựng 3 ngưỡng mà có thể thúc đẩy hành vi điều chỉnh lợi nhuận: (1) ngưỡng tránh báo
cáo lợi nhuận giảm, (2) ngưỡng duy trì lợi nhuận dương, (3) ngưỡng tránh lỗ. Theo
sau là nghiên cứu của Degeorge & cộng sự (1999), nhóm tác giả tập trung vào các
ngưỡng để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận (1) ngưỡng đầu tiên tập trung vào
báo cáo lợi nhuận, xuất phát từ tâm lý trong việc phân biệt giữa kết quả lãi và lỗ, (2)
ngưỡng thứ hai duy trì hiệu quả gần nhất, được hiểu duy trì lợi nhuận như năm trước,
(3) ngưỡng thứ ba là đáp ứng mong đợi của nhà phân tích, đặc biệt là sự đồng thuận
của các nhà phân tích trong việc dự đoán lợi nhuận.
Ưu điểm của phương pháp này, là khách quan hơn các phương pháp khác trong
việc phát hiện điều chỉnh lợi nhuận và có thể biết được các ảnh hưởng của điều chỉnh mà
khơng cần ước tính các khoản dồn tích có thể điều chỉnh (Yu & cộng sự, 2006). Tuy nhiên,
phương pháp này không thể hiện các cách thức được sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận và đồng
thời rất khó để xác định các ngưỡng điểm chuẩn cụ thể (Healy và Wahlen, 1999). Do vậy,
luận án khó có thể sử dụng phương pháp này để phát hiện điều chỉnh lợi nhuận.

2.1.3.3. Phương pháp tổng hợp dồn tích
Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trên thế
giới nói chung (Dechow & cộng sự, 2010) và Việt Nam nói riêng, do vậy luận án sử
dụng phương pháp này để đo lường điều chỉnh lợi nhuận. Phương pháp này được xây
dựng dựa trên hai giả định, (1) là các khoản dồn tích cung cấp cho nhà quản lý cơ
hội và cách thức để điều chỉnh lợi nhuận, (2) tổng dồn tích được phân chia thành dồn
tích có thể điều chỉnh và dồn tích khơng thể điều chỉnh, theo đó các khoản dồn tích
có thể điều chỉnh đại diện cho điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý (Healy, 1985).

Tuy nhiên, rất khó để phân tích phần dồn tích có thể điều chỉnh và khơng thể điều
chỉnh. Vì lý do đó, các học giả phải đưa ra các giả định trong việc ước tính phần dồn
tích khơng thể điều chỉnh trước tiên. Sau đó, bằng cách lấy tổng dồn tích trừ đi phần


×