Tải bản đầy đủ (.docx) (203 trang)

Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỮU TẤN

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG
KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, 2021


NGUYỄN HỮU TẤN

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG
KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
1. PGS.TS.TRẦN ĐÌNH KHƠI NGUYÊN
2. GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng, 2021




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................... xii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của Luận án.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 4
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
5. Phuơng pháp nghiên cứu...............................................................................5
6. Khung nghiên cứu của luận án….................................................................. 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................7
8. Kết cấu của Luận án....................................................................................... 8
CHUƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG
KIỂM SỐT NỘI BỘ..........................................................................................10
1.1. Các mơ hình khung về hệ thống kiểm soát nội bộ...................................... 10
1.1.1. Các khái niệm về kiểm sốt nội bộ.......................................................... 10
1.1.2. Các mơ hình khung của hệ thống kiểm sốt nội bộ................................. 13
1.2. Tính hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ.............................................................21
1.2.1. Khái niệm về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.....................................21
1.2.2. Cách tiếp cận về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ. .22
1.3. Các lý thuyết nền có liên quan.....................................................................24

1.3.1. Lý thuyết ngữ cảnh.................................................................................24


iv
1.3.2. Lý thuyết đại diện...................................................................................26
1.3.3. Lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan............................28
1.3.4. Lý thuyết Chaos...................................................................................... 29
1.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tính hữu hiệu của HT KSNB. .30
1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước.................................................... 30
1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước.................................................... 46
1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu.......................................................................50
KẾT LUẬN CHUƠNG 1...................................................................................... 53
CHUƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................ 54
2.1. Ảnh hưởng cơ chế quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh..............................54
2.1.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức tại các Đài....................................................54
2.1.2. Đặc điểm về phân cấp quản lý tại các Đài................................................56
2.1.3. Đặc điểm về kiểm soát, giám sát, kiểm tra tại các Đài.............................60
2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 63
2.2.1. Mơ hình nghiên cứu…............................................................................. 63
2.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu............................................................... 63
2.3. Thiết kế đo lường các biến............................................................................. 68
2.4. Thiết kế chọn mẫu và kỹ thuật phân tích xử lý số liệu................................71
2.4.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu.................................................................. 71
2.4.2. Kỹ thuật phân tích xử lý số liệu............................................................... 74
KẾT LUẬN CHUƠNG 2...................................................................................... 77
CHƯƠNG 3. ĐO LƯỜNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ......................................................................................................78
3.1. Kết quả nghiên cứu định tính để hình thành bộ đo lường..........................78
3.1.1. Bộ đo lường chính thức các thành phần của hệ thống KSNB..................78
3.1.2. Bộ đo lường chính thức mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB............86



v
3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các thành phần của hệ thống
kiểm soát nội bộ.............................................................................................. 89
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần mơi trường kiểm sốt.............90
3.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần đánh giá rủi ro........................91
3.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần hoạt động kiểm soát...............93
3.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần thông tin và truyền thông.......93
3.2.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần hoạt động giám sát.................94
3.2.6. Đánh giá độ tin cậy các thang đo về mục tiêu của kiểm sốt nội bộ........95
3.3. Kết quả đo lường qua phân tích nhân tố...................................................... 97
3.3.1. Bộ đo lường các thành phần của hệ thống KSNB....................................97
3.3.2. Bộ đo lường mục tiêu kiểm soát.............................................................101
3.4. Mơ hình phân tích đã điều chỉnh................................................................ 103
KẾT LUẬN CHUƠNG 3.................................................................................... 105
CHUƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................106
4.1. Thống kê mô tả các đặc trưng của hệ thống KSNB tại các Đài phát thanh
– truyền hình cấp tỉnh.........................................................................................106
4.1.1. Đặc trưng các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài...................106
4.1.2. Đặc trưng mục tiêu kiểm soát tại các Đài..............................................115
4.2. Mơ hình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tai các Đài...........118
4.2.1. Phân tích ma trận tương quan................................................................ 118
4.2.2. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các thành phần KSNB.................121
4.3. Đánh giá các giả thuyết và bàn luận kết quả............................................. 128
KẾT LUẬN CHUƠNG 4.................................................................................... 132
CHUƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................133
5.1. Kết luận........................................................................................................ 133
5.1.1 Đo lường mục tiêu kiểm sốt................................................................133
5.1.2 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.......................................134



vi
5.1.3 Ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến mục tiêu kiểm soát............135
5.2. Một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu.................................................... 136
5.2.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mục tiêu hoạt động...............................137
5.2.2. Kiện tồn hệ thống kiểm sốt nội bộ..................................................... 138
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và huớng nghiên cứu tiếp theo..........................141
KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................... 144
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BASEL

Basel Commmittee on Banking Supervision

BGĐ

Ban giám đốc

BCQT

Báo cáo quyết toán

CBVC

Cán bộ viên chức


CoBIT

Control Objectives for Information and Related Technology

COSO

Committee Of Sponsoring Organizations

CSVC

Cơ sở vật chất

CSA

Control Self Assesement

EVN

Tập đồn Điện lực Việt Nam

GTTB

Gía trị trung bình

INTOSAI

International Organization of Supreme Audit Institutions

KSNB


Kiểm sốt nội bộ

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

PT-TH

Phát thanh –truyền hình

QLNN

Quản lý nhà nước

ROA

Return on total assets

ROE

Return on common equyty


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TSCĐ

Tài sản cố định

TT-TT

Thông tin-truyền thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

VTV

Đài Truyền hình Việt nam

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Đối sánh mục tiêu kiểm soát giữa COSO (2013) và
INTOSAI GOV 9100

17

1.2

So sánh các thành phần của hệ thống KSNB giữa COSO
(2013) và INTOSAI GOV 9100

18

1.3

Tổng hợp các nghiên cứu về cách tiếp cận đánh giá tính
hữu hiệu KSNB ở các nước

36

1.4

Bảng tổng hợp đo lường biến mục tiêu kiểm sốt ở các

nghiên cứu nước ngồi

37

2.1

Đặc trưng mẫu theo người trả lời

73

2.2

Đặc trưng mẫu theo giới tính và khu vực

73

3.1

Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần mơi trường
kiểm sốt

79

3.2

Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần đánh giá rủi
ro

81


3.3

Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần hoạt động
kiểm soát

83

3.4

Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần thơng tin và
truyền thơng

84

3.5

Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần giám sát

86

3.6

Chỉ mục đo lường chính thức về mục tiêu kiểm sốt

88


3.7

Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành

phần mơi trường kiểm sốt

90

3.8

Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành
phần môi trường kiểm sốt

91

3.9

Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành
phần đánh giá rủi ro

92

3.10

Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành
phần đánh giá rủi ro

92

3.11

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về thành phần hoạt
động kiểm soát


93

3.12

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về thành phần
thơng tin và truyền thơng

94

3.13

Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành
phần hoạt động giám sát

95

3.14

Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành
phần hoạt động giám sát

95

3.15

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính hữu hiệu
và hiệu quả

96


3.16

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính tin cậy của
BCQT

97

3.17

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính tuân thủ
qui định pháp luật

97

3.18

Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố các thành phần
KSNB

98

3.19

Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố đối với mục tiêu

101

kiểm sốt
4.1


Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần môi trường
kiểm soát

106


4.2

Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần đánh giá rủi

108

ro
4.3

Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần thông tin và

110

giám sát
4.4

Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần hoạt động

112

kiểm soát
4.5

Đánh giá mức độ các thủ tục kiểm soát


113

4.6

Thống kê về mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị

115

4.7

Thống kê về mục tiêu hiệu quả tài chính

116

4.8

Thống kê về mục tiêu tính tin cậy của BCQT

117

4.9

Phân tích ma trận tương quan

120

4.10

Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Mục tiêu


122

chính trị
4.11

Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Hiệu quả

124

tài chính
4.12

Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Tính tin

126

cậy Báo cáo quyết tốn
4.13

Tổng hợp kết quả nghiên cứu so với giả thuyết

128

4.14

Tổng hợp hệ số hồi qui chuẩn hóa

131



DANH MỤC CÁC HÌNH

Số
hiệu
1

Tên hình

Trang

Khung nghiên cứu của luận án

6

1.1

Mơ hình mối liên hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính

40

1.2

Mơ hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB

43

2.1


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Đài PT-TH cấp tỉnh

55

2.2

Đặc điểm công tác kiểm sốt, giám sát, kiểm tra

62

2.3

Mơ hình nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống

63

KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh
2.4

Qúa trình thiết kế đo lường tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB

70

3.1

Mơ hình phân tích đã điều chỉnh

104



13

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực nào, có quy mơ lớn, nhỏ như thế nào, muốn tồn tại và phát triển, điều đầu tiên
là phải xác định các mục tiêu và thiết lập các biện pháp để đạt được các mục tiêu đã
đề ra. Tùy vào đặc điểm của từng tổ chức ở khu vực công hay khu vực tư trong từng
bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội mà mục tiêu của các tổ chức cũng khác nhau,
nhưng nhìn chung việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và trách nhiệm giải trình
ln được quan tâm. Để đạt được các mục tiêu của tổ chức, cần thiết lập các cơ chế
để kiểm sốt và đó chính là nền tảng của hệ thống KSNB. Xuất phát từ vai trò của
hệ thống KSNB trong quản trị ở các tổ chức mà giới học thuật trong nhiều thập niên
qua đã nghiên cứu về lĩnh vực này, trong đó có vấn đề về tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB.
Nhiều học giả trên thế giới đã nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các đơn vị, tổ chức ở những lĩnh vực khác nhau. Đó là những nghiên
cứu về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại,
như nghiên cứu của Sultana và Haque (2011), William và Kwasi (2003),
Karagiorgos và cộng sự (2012), Gamage và cộng sự (2014), Olatunji (2009),
Charles (2011), Salehi và cộng sự (2013), Ayagre (2014). Ở các doanh nghiệp thuộc
các ngành kinh doanh khác nhau là các nghiên cứu của Joseph và cộng sự (2012),
Dennis (2013), Ofori (2011), Noorvee (2006)... Các nghiên cứu ở khu vực tư đều có
điểm chung là dựa trên nền tảng của BASEL (đối với nghiên cứu ở các NHTM)
hoặc trên nền tảng COSO và đa phần đều hướng đến mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả
hoạt động của tổ chức. Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu về
tính hữu hiệu của KSNB khi mà mục tiêu của KSNB không chỉ là mục tiêu hoạt
động mà các tổ chức còn phải đảm bảo mục tiêu về tính tin cậy của báo cáo tài
chính và mục tiêu tuân thủ. Ngoài ra, việc đo lường mục tiêu của KSNB cũng là vấn

đề cịn có nhiều điểm khác biệt do chọn cách tiếp cận theo chỉ tiêu tài chính hay chỉ
tiêu phí tài chính.


Khu vực công cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong hơn 10 năm
qua. Điển hình là nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các truờng đại
học công được công bố bởi Mawanda (2008), Sharah (2011), Lemi và Kebede
(2013), Adagye (2015), Tsedal (2015), Ayam (2015). Đó cịn là nghiên cứu về đánh
giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bộ, ngành chính phủ, như
Yogendrarajah (2006), Aziz (2015), Ghneimat và Seyam (2011), Owizy (2014),
Amudo (2009), Babatunde và Dandago (2014). Cũng như khu vực tư, các nghiên
cứu này cũng có nhiều khó khăn khi đánh giá các mục tiêu kiểm soát. Nhiều nghiên
cứu chỉ đi vào các thành phần của hệ thống KSNB mà chưa thể hiện mối liên hệ
giữa thành phần kiểm soát với mục tiêu kiểm sốt thơng qua các mơ hình kinh tế
lượng.
Hệ thống KSNB là một tồn tại khách quan trong các tổ chức, nhưng thiết lập
và vận hành nó như thế nào địi hỏi phải có những ngun tắc và khn khổ lý
thuyết nhất định. Kế thừa những giá trị lý thuyết ở các nước, các nghiên cứu về
KSNB ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện nhiều trong hơn 10 năm qua, nhưng đa
phần dừng lại ở góc độ nghiên cứu tình huống, như Luận án tiến sĩ của tác
giả Phạm Bính Ngọ (2011) với đề tài “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn
Thu Hoài (2011) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp
sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác
giả Bùi Thị Minh Hải (2012) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Do đặc điểm của nghiên cứu tình huống nên
các nghiên cứu trên thường tập trung vào thiết lập cụ thể các thủ tục kiểm soát hoặc
cơ chế kiểm sốt mà chưa mơ hình hóa mối liên hệ giữa các thành phần kiểm soát
nội bộ với mục tiêu kiểm soát. Gần đây, Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Tuấn Vũ
(2016), với đề tài “Các nhân tố ảnh huởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát

nội bộ trong các ngân hàng thuơng mại Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Võ
Thu Phụng (2016) với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm
soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” cũng đã bắt
đầu


tiếp cận theo hướng định lượng. Tuy nhiên ở đó vẫn còn những khoảng trống về đo
lường các thành phần KSNB và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB.
Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã có
những chuyển biến sâu rộng về cơ chế quản lý theo hướng giao quyền tự chủ nhiều
hơn ở các tổ chức. Khởi đầu từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm và gần đây là Nghị định 16/2015/NĐ-CP nâng cao hơn nữa về
quyền tự chủ, công tác KSNB và việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngày càng
được coi trọng tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB trong khu vực cơng cũng có ý nghĩa sâu sắc, trong đó
có các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Hiện tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, thành
phố tại Việt Nam thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị sự
nghiệp công lập, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền
tỉnh, thành phố. Trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam được giao
quyền tự chủ một phần, bên cạnh nhiệm vụ chính trị mà mỗi Đài phải thực hiện thì
mục tiêu tài chính cũng phải được coi trọng. Trong thời gian qua, các Đài PT-TH
cấp tỉnh tại Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị về tuyên truyền các chủ
trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nguời dân.
Bên cạnh đó vẫn còn những sai phạm được phát hiện về mua sắm TSCĐ; chi sai
quy định so với Quy chế chi tiêu nội bộ; vi phạm về quy trình, thủ tục nghiệp vụ; về
công tác bổ nhiệm nhân sự,

Các vấn đề nêu trên được cho là có liên quan đến sự

yếu kém của hệ thống KSNB tại các Đài và cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên

cứu về vấn đề này trong ngành PT-TH ở Việt Nam. Trong khi đó, các nghiên cứu
trên thế giới đã chứng minh, đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ảnh huởng
đến việc đạt được các mục tiêu của đơn vị, tổ chức. Hơn nữa, việc tổng kết các lý
thuyết và các nghiên cứu khác nhau về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc biệt
trong lĩnh vực truyền thơng nói chung và lĩnh vực PT-TH nói riêng chưa được các
nhà khoa học trên thế giới tổng kết và nghiên cứu một cách hệ thống. Việc nghiên
cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam
hiện nay mang tính cấp thiết và thời sự, thơng qua nghiên cứu luận án tập trung vào


xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát của hệ thống
KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Các vấn đề trên được xem là
khoảng trống nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Xuất phát từ tính cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm sốt nội bộ tại các Đài Phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam”
làm Luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng qt: Thơng qua mơ hình khung lý thuyết về tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB, luận án hướng đến đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng
cao năng lực quản trị của các Đài trong bối cảnh đổi mới cơ chế hoạt động tại các
đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Mục tiêu cụ thể:
• Phát triển và xây dựng mơ hình các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các Đài PT-TP cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam
• Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB các Đài
PT-TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam theo ba mục tiêu kiểm soát cụ thể: mục tiêu
tuân thủ, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tin cậy của báo cáo quyết tốn.
• Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hệ thống KSNB các Đài PT- TH cấp
tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau định
hình quy trình nghiên cứu của luận án:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào là phù hợp, cấu thành nên các thành phần của
hệ thống KSNB và ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu kiểm soát tại các Đài TPTP cấp tỉnh tại Việt Nam?
Câu hỏi 2: Những chỉ tiêu nào là phù hợp để đo lường hợp lý các thành phần
của hệ thống KSNB cũng như mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại


Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các thành phần hệ thống KSNB đến mục tiêu
kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 3: Các kết quả nghiên cứu đã gợi ra những hàm ý chính sách quan
trọng nào để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh
tại Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác KSNB tại các
Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 63 Đài PT-TH cấp tỉnh tại
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Đây là giai đoạn có sự
chuyển đổi từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP sang Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp được sử dụng: đó là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện thơng qua:
- Phân tích các quy định của nhà nước về quy chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
cơng lập nói chung và các Đài PT-TH cấp tỉnh nói riêng. Qua đó phát họa các đặc
thù về cơng tác quản trị tại các Đài trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay.
- Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia là Giám đốc, Phó giám đốc và Kế tốn
trưởng của một số Đài PT-TH cấp tỉnh ở ba khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và

Miền Nam. Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu nhằm xây dựng bộ đo lường các
tiêu chí liên quan đến mục tiêu kiểm sốt và các thành phần của hệ thống KSNB tại
các Đài.
- Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia sau khi có kết quả xử lý định lượng để giải
thích rõ hơn các kết quả nghiên cứu đã được phát hiện.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả thực hiện thông qua:
- Phương pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập ý kiến đánh giá tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại 63 Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Đối tượng được


phỏng vấn gồm 6 nhóm đối tuợng: Giám đốc, Phó giám đốc nội dung, Phó giám
đốc kỹ thuật, Trưởng/Phó phịng Kế tốn, Trưởng/Phó phịng Tổ chức hành chính,
Trưởng/Phó phịng Kỹ thuật cơng nghệ theo các hình thức gặp mặt trực tiếp. Cách
thức này tuy mất nhiều thời gian nhưng có ưu điểm là kết quả của phiếu trả lời có
tính tin cậy cao do người trả lời tương tác và hiểu được nội hàm của bảng câu hỏi.
- Sau khi thu thập số liệu xong, tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân
tích nhân tố để tạo lập bộ đo lường chính thức nhằm đánh giá tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh.
- Phương pháp phân tích t-test cùng phương pháp phân tích hồi qui bội được sử
dụng nhằm đánh giá mức độ hữu hiệu cũng như ảnh hưởng của các thành phần
KSNB đến mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh.
6. Khung nghiên cứu của luận án
Khung lý thuyết INTOSAI, COSO Nhu cầu quản lý tại các Đài PT-TH
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

-Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài
- Mơ hình ảnh hưởng

Phỏng vấn sâu
chuyên gia


Bộ đo lường

Nghiên cứu
định lượng

- Chọn mẫu
- Thu thâp số liệu

Kiểm định GT

Thảo luận kết quả
nghiên cứu


Khuyến nghị

Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng có liên quan đến sự vận hành
hệ thống KSNB hữu hiệu ở cả khu vực cơng và khu vực tư. Qua đó phát họa khung
lý thuyết về KSNB cho các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam trong bối cảnh
Chỉnh phủ giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các đơn vị sự nghiệp, nhưng vẫn phải
đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình.
Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng bộ thang đo để đo lường các thành phần thuộc hệ thống KSNB, đo lường
các mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Bộ đo lường này là
cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển đo lường trong bối cảnh cơ chế

quản trị tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam luôn tiếp tục đổi mới trong
những năm gần đây.
- Luận án đã xây dựng mơ hình về các thành phần đặc thù thuộc hệ thống KSNB ảnh
hưởng đến các mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu cho biết có ba nhân tố có ý nghĩa tác động: Truyền thơng giám
sát, hoạt động kiểm sốt, mơi trường kiểm sốt. Ba nhân tố này có ảnh hưởng đáng
kể đến mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tin cậy của báo cáo quyết
toán của các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Đó là
những cơ sở để lãnh đạo các Đài PT-TH có những định hướng đúng đắn trong tổ
chức quản lý tại các Đài, hạn chế các rủi ro trong quá trình điều hành hoạt động của
đơn vị mình.


8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm năm chương, được kết cấu như
sau:

Phần mở đầu:
Trình bày tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng

và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
luận án, kết cấu của luận án.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ
Chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ, hệ thống
kiểm sốt nội bộ và tổng quan các cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trong chương
này cịn trình bày các lý thuyết nền tảng về KSNB, như: lý thuyết ngữ cảnh, lý
thuyết đại diện, lý thuyết các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan, lý thuyết Chaos.
Trên cơ sở đánh giá một số cơng trình nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong và ngoài nước, tác giả xác định được khoảng trống nghiên cứu mà luận

án tập trung giải quyết.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương này trình bày mơ hình nghiên cứu, khung nghiên cứu và thiết kế
nghiên cứu bộ đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp
tỉnh tại Việt Nam. Các nguồn dữ liệu, quy trình ghi chép và kỹ thuật phân tích dữ
liệu (định tính và định luợng) cũng được trình bày.
Chương 3: Kết quả đo lường các thành phần liên quan đến hệ thống
kiểm sốt nội bộ
Chương này phân tích kết quả nghiên cứu định tính để hình thành bộ đo
lường ban đầu. Đồng thời, các kết quả phân tích định lượng thông qua kiểm định độ
tin cậy thang đo, phân tích nhân tố để xác định các chỉ mục chính thức của các
thành phần kiểm soát nội bộ cũng như mục tiêu kiểm soát. Kết quả của chương này
cũng là cơ sở để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp
tỉnh tại Việt Nam


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Mục tiêu chính của chương này là kiểm định các giả thuyết và xây dựng mơ
hình các thành phần của hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm sốt. Qua đó, thảo luận
về kết quả nghiên cứu được trình bày trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh tại
Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày kết luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Các ý
nghĩa, hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ

Kiểm sốt nội bộ là một công cụ quản lý ở các tổ chức nhằm đạt được các
mục tiêu của tố chức. Chương này tổng hợp các khn khổ lý thuyết của hệ thống
KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và tổng kết những nghiên cứu trước để
chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.
1.1. Các mô hình khung về hệ thống kiểm sốt nội bộ
1.1.1. Các khái niệm về kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ ra đời và tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của các tổ
chức (doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận...) nhằm sử dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu của tổ chức. Có nhiều định nghĩa về KSNB từ phía
các nhà khoa học, các tổ chức nghề nghiệp hay được luật hóa qua các văn bản pháp
luật. Dù có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung có hai
dịng quan điểm chủ yếu. Dòng quan điểm thứ nhất cho rằng KSNB là một q trình,
dịng quan điểm thứ hai cho rằng KSNB là một cấu trúc.
Dòng định nghĩa thứ nhất cho rằng KSNB là một q trình kiểm sốt để đạt
được mục tiêu của tổ chức do chúng có nhiều bước công việc nối tiếp nhau và luôn
biến đổi liên tục để thích hợp với đặc điểm các quy trình cũng như sự phát triển của
tổ chức. Ủng hộ quan điểm này, King (2011), cho rằng KSNB là một quá trình, theo
đó các tổ chức thiết lập các thủ tục quản lý nhằm đạt được mục tiêu. Abbas và Iqbal
(2012), cho rằng KSNB là một quá trình thiết kế đặc biệt cho các công ty để cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý giúp công ty đạt được mục tiêu của mình.
Trong khi quan điểm của các nhà khoa học về KSNB được sử dụng để mơ
hình hóa vấn đề nghiên cứu thì các tổ chức nghề nghiệp lại định nghĩa KSNB làm
cơ sở khung hướng dẫn các tổ chức vận dụng KSNB trong thực tế. Ủy ban thuộc
Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính (BCTC), gọi tắt là
COSO đã đưa ra khung lý thuyết về KSNB vào năm 1992 và phiên bản điều chỉnh
2013. Theo đó, KSNB được định nghĩa là một quá trình bị chi phối bởi người quản


lý, hội đồng quản trị và các thành viên của đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu liên
quan đến hoạt động, mục tiêu báo cáo và tuân thủ pháp luật. COSO (1992, 2013)

đều xác định năm thành phần của KSNB là mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro,
hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, và giám sát. Định nghĩa và nền tảng
khung của COSO có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều doanh nghiệp tại Hoa Kỳ và
nhiều nước trên thế giới. Dựa trên nền tảng của COSO, Tổ chức quốc tế của Viện
kiểm toán tối cao (INTOSAI) cũng ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn KSNB cho khu
vực cơng (INTOSAI GOV 9100), theo đó KSNB cũng được định nghĩa là một quá
trình được thiết kế để giải quyết các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo để các mục
tiêu về hiệu quả, trách nhiệm giải trình, bảo vệ tài sản và tuân thủ pháp luật đạt
được.
Ở Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán số 315 định nghĩa KSNB là qui trình do
ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và
duy trì để tạo ra sự bảo đảm hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong
việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt
động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
Định nghĩa KSNB theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam tiếp cận theo hướng
đánh giá rủi ro và tương đồng với quan điểm của Báo cáo COSO, trong đó hệ thống
KSNB cũng bao gồm 5 thành phần là: Môi truờng kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt
động kiểm soát; Thông tin và truyền thồng; Hoạt động giám sát. Định nghĩa này
xem KSNB là một quy trình chứ khơng phải là hệ thơng như trước đây.
Dịng định nghĩa thứ hai cho rằng KSNB là cấu trúc kiểm soát cũng được
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đồng thuận. DiNapoli (2007) cho rằng KSNB là
sự tích hợp kế hoạch, quan điểm và nỗ lực của người lao động trong đơn vị nhằm
giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Lakis và Girnjnas (2012) cho rằng KSNB là một cơ
cấu tổ chức được thiết lập bởi các nhà quản lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động của
tổ chức, hình thành cơ chế an toàn, sử dụng hợp lý nguồn lực, đảm bảo tính trung
thực của thơng tin kế tốn. Theo Pfister (2009), KSNB là một cấu trúc tổ chức nhằm
phát hiện, ngăn ngừa, nhận dạng và điều chỉnh các sai sót tiềm tàng trong quá trình


xử lý thông tin. Shim (2011) xác định KSNB là một phần của hệ thống quản trị

doanh nghiệp, là hệ thống kiểm soát để đạt được các mục tiêu của công ty, bao gồm
những phương tiện, và cách thức để bảo vệ tài sản, để kiểm tra sự đúng đắn của quá
trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả hoạt động và ngăn chặn, sửa chữa sai
lầm. Ngoài ra cịn có các quan điểm của Bieiulaitis (2011), Barnabas (2011),
Mackevieius và Auditas (2001) cũng tương tự như các quan điểm của các nhà
nghiên cứu trên.
Các tổ chức càng lớn dần về quy mơ thì chức năng kiểm sốt càng trở nên
cấp thiết, lúc này các nhà quản lý phải kiểm sốt về nhiều phương diện thơng qua
việc ban hành các chính sách, các thủ tục trong tổ chức mình để có thể đạt được các
mục tiêu đề ra. Hệ thống các chính sách và các thủ tục đó chính là hệ thống KSNB
của một tổ chức.
Khái niệm hệ thống KSNB được nhiều tác giả, tổ chức khác nhau đề cập ở
nhiều góc độ, chẳng hạn:
Năm 1949, Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA) cơng bố
cơng trình nghiên cứu đầu tiên về hệ thống KSNB đã đưa ra khái niệm hệ thống
KSNB là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và
thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra độ chính xác và đáng tin cậy
của thơng tin kế tốn, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các
chính sách của nhà quản lý ( Trần Thị Giang Tân, 2012)
Theo Alvin A.rens và cộng sự (2000): “ Để đạt được mục tiêu cần phải xây
dựng một hệ thống KSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc
thù được thiết kế để cung cấp cho nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các
mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo vệ
tài sản và sổ sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; tăng cường sự gắn bó
với các chính sách và thủ tục đã đề ra”.
Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “Hệ thống KSNB là
một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo
vệ



tài sản của tổ chức; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện
các chế độ pháp ly; bảo đảm hiệu quả hoạt động”.
Tóm lại: Qua các khái niệm trên, mặc dù có nhiều góc nhìn khác nhau trên
phương diện học thuật hay trên phương diện của các tổ chức chun mơn, nhưng
nhìn chung các khái niệm về KSNB, hệ thống KSNB đều có những tương đồng nhất
định về bản chất. Những tương đồng đó thể hiện ở những điểm:
- Hệ thống KSNB là một quá trình diễn ra trong mọi tổ chức để ngăn ngừa rủi ro
và hướng đến đạt được các mục tiêu nhất định.
- Hệ thống KSNB có sự tham gia của nhiều đối tượng trong tổ chức, tùy thuộc vào sự
phân cơng trách nhiệm của mỗi cá nhân theo vị trí cơng tác của mình.
- Hệ thống KSNB có nhiều bộ phận cấu thành và có mối quan hệ với nhau. Đặc tính
này thể hiện KSNB có tính cấu trúc và cần được vận hành tốt nhất để đạt mục tiêu
đặt ra.
- Hệ thống KSNB có tính linh hoạt và được thiết kế phù hợp với đặc thù của mỗi tổ
chức trong từng thời kì.
Những điểm chính trên của khái niệm về KSNB đặt ra nhiều câu hỏi cho các
nhà nghiên cứu về công tác KSNB trong thực tiễn hiện nay.
1.1.2. Các mơ hình khung của hệ thống kiểm sốt nội bộ
1.1.2.1. Mơ hình khung kiểm sốt nội bộ theo COSO 2013
Theo khung lý thuyết COSO (2013), hệ thống KSNB gồm năm thành phần
với mười bảy nguyên tắc (Xem Phụ lục 1) hỗ trợ cho năm thành phần của KSNB.
Điểm giống nhau giữa COSO (2013) và COSO (1992) là đều tồn tại 5 thành phần
nhưng điểm khác biệt được tập trung vào các điểm chính sau đây:
- Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị công ty ở tầm vĩ mơ.
- Hướng đến sự tồn cầu hóa của thị trường và hoạt động kinh doanh mở
rộng

- Sự thay đổi trong mơ hình kinh doanh phù hợp với biến động của thế giới
- Đáp ứng nhu cầu, mức độ phức tạp, quy định và các chuẩn mực
- Tăng các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trước xã hội



×