Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất và hàm lượng nitrat của rau cải xanh tại khu công nghệ cao khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.34 KB, 53 trang )

1

1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 .Tính cấp thiết của đề tài

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
con người. Bởi chúng cung cấp phần lớn các chất: vitamin, protein, khống,
đường, tinh bột, chất xơ,…Đó là những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối
với hoạt động sinh lí của con người, góp phần cân bằng dinh dưỡng và kéo
dài tuổi thọ. Đồng thời, rau con là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước.
Trước tình hình thế giới hiện nay, dân số ngày càng tăng nhu cầu về
lương thực,thực phẩm ngày càng lớn.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của con người được nâng cao chất lượng lương thực thực
phẩm nên buộc ngành nông nghiệp phải sản xuất rau nhiều hơn.
Vì vậy, bón phân là một rong những biện pháp làm tăng năng suất cây
trồng để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong vài thập niên gần đây, phân
hóa học chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là
một trong những nước nhập khẩu phân bón nhiều. Hàng năm, chúng ta đã
nhập khẩu 90 – 93% lượng phân đạm, 30 – 35% lượng phân lân, 100% lượng
phân Kali (Đường Hồng Dật, 2003) [2].
Tuy vậy, phân bón vẫn bị người dân sử dụng một cách lãng phí do thiếu
kiến thức, do quan niệm sai lầm, do chưa hiểu hết tác dụng của bón phân hợp
lí,…chính vì vậy, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30 – 40%,
phân lân và kali chỉ đạt 50% (Đường Hồng Dật, 2003)[2].
Sử dụng hóa học liên tục, khơng hợp lí, cân đối,thiếu hiểu biết đã dẫn
đến dư lượng nitrat tồn dư trong các sản phẩm nông sản cao gây ra nhiều ảnh
hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.




2

2

Theo những kết quả nghiên cứu của giới y học , sản xuất rau không thể
không chú trọng tới hàm lượng nitrat, Trong một số lương thực, thực phẩm và
nước uống mà con người hấp thụ hàng ngày rau đưa vào cơ thể người lượng
nitrat cao nhất. Dù rằng, tính độc của nitrat thấp nhưng hàm lượng nitrat vượt
quá ngưỡng cho phép trong nông sản sẽ nguy hiểm tới sức khỏe, tuổi thọ của
con người. Do khả năng khử của NO 3 – thành NO2-, NO2- được hấp thu vaò
máu gây nên hiện tượng Methemoglobine (chứa Fe3+) từ Methemoglobine làm
mấ khả năng vân j chuyển oxi trong máu… Ngoài ra NO 2- có thể gây ra độc
chlonic do kết hợp với các axit amin thứ cấp thành nitro amin trong bộ máy tiêu
hóa gây nên ung thư. Đã có hàng loạt các bằng chứng cho thấy NO3- đã xảy ra ngộ
độc đối với người đặc biệt là trẻ em ở châu Âu, và gia súc ở Mỹ.
Hàm lượng NO3- trong rau đã được coi là một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá rau “sạch” do một số tổ chức quốc tế, một số nước quy định ngưỡng
hàm lượng NO3- trong rau đố cũng là tiêu chuẩn để các nước đánh giá chất
lượng rau xuất nhập khẩu. Ở nước ta đây cũng là chỉ tiêu khiến cho ngành
xuất khẩu rau trong nước đã nhiều lần phải điêu đứng vì bị làm mất uy tín với
khách hàng gây thiệt hại nhiều cho người sản xuất.
Ngoài rau xuất khẩu, chất lượng rau dùng cho nhu cầu trong nước cũng
có nhiều vấn đề. Ngày nay, khi mức sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện thì nhu cầu rau “ sạch” càng tăng lên, do đó việc nghiên cứu sản xuất
rau an tồn, phục vụ cho nhu cầu nhân dân là rất cần thiết.
Mặc dù hàm lượng NO3- trong rau chiụ ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Loại
rau, khí hậu, điều kiện canh tác (phân bón, thuốc trừ cỏ, đất đai,…)…Trong
đó phân bón ảnh hưởng lớn nhất tới hàm lượng NO 3- trong rau. Bởi vậy, các

nghiên cứu cũng tập trung vào hàm lượng NO3- trong rau.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trung du miền núi phía Bắc, ở đây
có những điều kiện thuận lợi cho sản xuất rau phát triển, nhưng sự phát triển
của nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đó. Về diện tích, năng suất, sản


3

3

lượng còn thấp mới chỉ cung cấp được nhu cầu rau trong tỉnh và một phần rất
nhỏ cho các tỉnh lân cận chưa có giá trị xuất khẩu, bên cạnh đó chất lượng sản
phẩm chưa được đảm bảo… Nên rất cần đầu tư giống, vốn, khoa học kĩ
thuật… Đặc biệt là xây dựng các khu sản xuất rau an toàn, nhà che phủ nilong
để đạt năng suất cao mà chất lượng vẫn được đảm bảo.
Trong các cây họ cải, cải canh là cây có thời gian sinh trưởng ngắn từ 2040 ngày,năng suất cao đạt từ 20-40 tấn/ha, có hai vụ trong năm: Vụ ĐôngXuân và vụ Xuân-Hè, đầu tư ban đầu không lớn…Thành phần dinh dưỡng
trong cải canh cũng khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin
K. Ngồi ra cải canh cịn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất carote,
anbumin, axit nicotic,… và là một trong những loại rau mà nhà dinh dưỡng
khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng
chống bệnh tật.
Hiện nay nước ta gia nhập WTO nhà nước lại càng ngày càng quan tâm
đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn đặc biệt là chất lượng rau. Do vậy nhà
nước đã kêu gọi trong nước cũng như nước ngoài về vốn, giống, khoa học kĩ
thuật,…Đã nhiều khu sản xuất rau an toàn, nhà lưới được xây dựng từ những
chương trình dự án đó. Việc sản xuất rau cải canh trong điều kiện nhà che phủ
có thể ạo ra các sản phẩm an toàn đáp ứng các nhu cầu của con người. Tuy
nhiên để rau cải canh sinh rưởng phát triển tốt đạt năng suất cao nhất với sự
tồn dư lượng nitrat ở mức cho phép thì phải đòi hỏi phải cung cấp một cách
đầy đủ hợp lí. Do vậy cần phải có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây

rau nói chung và cho rau cải canh nói riêng.
Xuất phát từ các vấn đề trên để đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất, để
góp phần vào việc tìm hiểu nâng cao hiệu quả của phân bón nói chung và của
phân đạm nói riêng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng
phân đạm đến năng suất và hàm lượng nitrat của rau cải xanh tại khu công
nghệ cao khoa Nông học Trường Đại Học Nông Lâm- Thái Nguyên”.


4

4

1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích
-

Xác định liều lượng bón đạm thích hợp cho rau cải canh nhằm đạt năng suất
và hiệu quả kinh tế cao mà dư lượng NO3- dưới ngưỡng cho phép.
1.2.2. Yêu cầu

-

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây rau cải canh ở
các công thức bón đạm khác nhau.

-

Đánh giá mức độ sâu bệnh hại.

-


Phân tích dư lượng NO3-

1.2.3.
-

Ý nghĩa
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất và hàm lượng
NO3- trong rau làm cơ sở khoa học cho các biện pháp kĩ thuật bón phân cân
đối, hợp lí góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình sử dụng phân bón
trong sản xuất rau nói chung, sản xuất rau cải canh an tồn nói riêng.

-

Các kết quả nghiên cứu bón phân cân đối hợp lí bón cho rau sẽ được áp dụng
có hiệu quả trên đất trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.


5

5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình nhân dân ta đã đúc kết “nhất nước,
nhì phân, tam cần, tứ giống” câu nơng dao trên đã khẳng định vai trị của phân
bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng. Phân hóa học khơng
chỉ có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển
mà cịn có tác dụng tăng chất hữu cơ cho đất thông qua việc làm tăng sinh

khối cây trồng. Nếu toàn bộ sản phẩm của cây trồng được trả lại cho đất thì
độ phì của đất được ổn định và nâng cao dần.
Trong mấy thập kỉ qua, năng suất cây trồng không ngừng tăng lên, ngồi
vai trị của giống mới, phân bón cũng có vai trị quyết định. Giống mới chỉ có
thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi được bón đầy đủ và
hợp lí. FAO đã tổng kết bón phân không cân đối làm giảm hiệu suất sử dụng
20-50% (Nguyễn Ngọc Nơng,1999)[4].Khi bón phân phải kết hợp giữa phân
vơ cơ và phân hữu cơ thì mới phát huy được hiệu quả cao và bền vững.
Việc sử dụng phân bón thong thường cây hấp thu nhờ long hút của bộ rễ và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất, nước, giống, thời tiết, vi sinh vật, phân chuồng…
Mặt khác, chi phí phân bón trong nơng nghiệp chiếm đến 30% - 50% .
trong đó, mục đích của người sản xuất khơng chỉ nhằm đặt năng suất tối đa
mà cịn tìm lợi nhuận cao nhất. cho nên con người phải tìm đến những biện
pháp kỹ thuậ bón phân cân đối hợp lý cho từng loại cây trồng khác nhau.
Bón phân vơ cơ là rất tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tuy
nhiên nếu bón khơng đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly khơng đảm
bảo sẽ dẫn đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho
phép ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sức khẻo người tiêu dùng.


6

6

Vì vậy, trong việc sử dụng phân đạm hay bất cứ loại phân nào khác ta
phải sử dụng hợp lý cho từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng, loại đất,
nước, vi sinh vật và mùa vụ khác nhau…đòng thời, bón đúng chủng loại,
đúng lúc đúng cách đúng nơng độ, liều lượng, đảm bảo hời gian cách ly. như
vậy, sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và bảo vệ
mơi trường.

2.2. Giá trị của cây rau
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Rau là một loại thực phẩm rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày
của con người. rau là một loại thực phẩm không thể thay thế được bởi lẽ, rau
cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của con
người như: protein, vitamim, muối khống…trong các loại rau gia vị cịn có
chất kháng sinh, các chất thơm, các axit hữu cơ, trong đó rau chứa hàm lượng
vitamim và chất khống cao hơn hẳn một số cây trồng khác. So sánh thành
phần dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc A.M.Shidique, 1985 đã cho thấy
rau đặc biệt là rau ăn lá có hàm lượng vitamim và chất khoáng cao hơn lúa và
lúa mì nhiều lần (Bùi Quang Xuân, 1997)[13]
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc
(tính trong 100g trọng lượng tươi)[13]
Cây
Lúa

Cacbon
Khoáng (mg)
Độ ẩm
Protein Calo
Hydrate
(%)
(g)
(Kcalo) Caroten VTMC Canxi Fe
(g)
12,6
77,4
8,5
349
0,009

0
10 2,8

Lúa mỳ

12,8

71,2

11,8

346

0,064

0

41

4,9

Rau ăn lá

88,5

4,3

2,9

36


6,80

54

145

9,0

Rau ăn thân

87,5

9,1

1,6

44

0,58

19

84

0,7

Rau ăn quả

88


8,4

2,2

46

1,00

25

35

0,8

Rau ăn củ

80,7

16,2

1,5

89

1,34

11

24


0,7


7

7

Nhiều kết quả nghiên cứu của các nước cho rằng lượng rau chiếm 30 –
40% trong bữa ăn hàng ngày. Trong khi đó xã hội ngày càng phát triển do vậy
việc dùng nó trong bữa ăn ngày càng tăng. Trong khẩu phần ăn của người dân
hiện nay rau cung cấp khoảng 95– 99% nguồn vitamin A, 60 – 70% nguồn
vitamin B2, gần 100% vitamin C và các loại vitamin khác (Bùi Bảo Hoàn,
Đào Thanh Vân, 2000)[4]. Trong khẩu phần ăn lâu ngày mà thiếu rau xanh thì
thường xuất hiện các triệu chứng như: Da khô, sần sùi, mắt mờ, quáng gà…
do thiếu vitamin B2, tê phù do thiếu vitamin B 1, chảy máu chan răng, mệt mỏi
chân tay suy nhược cơ thể…do thiếu vitamin C. Thiếu vitamin sẽ làm giảm
sức dẻo dai, hiệu suất làm việc giảm sút, bệnh tật sẽ phát sinh, dễ mắc bệnh
cũng như chữa bệnh lâu lành. Trong lao động, học tập, công tác và sinh hoạt
hàng ngày mỗi người đều cần lượng vitamin nhất định.
Ngoài ra, rau cịn cung cấp một lượng khống như: Canxi, photpho,
sắt…chúng có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe, chống thiếu máu và
tăng sức đề kháng…Các loại muối khoags cịn có tác dụng dung hồ độ chua
do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các thức ăn như: thịt, các loại ngũ cốc, làm tăng
khả năng đồng hóa protit… Lượng protit, gluxit do rau bổ sung cho ta được
một phần năng lượng tuy không nhiều nhưng điều đáng chú ý là protit ở rau
chứa nhiều lizin (khoảng 5 -7%) và mỗi loại rau có tỉ lệ axit amin khác nhau
nên khi ăn rau nhất là một lúc nhiều loại rau sẽ có tác dụng lớn trong việc
nâng cao giá trị sử dụng protit của rau.
Các chất xơ trong rau giúp cho sự tiêu hóa được điều hịa, chống táo bón

và giữ được cảm giác no lâu.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học để đáp ứng cho sự bình thường,
mỗi người cần 250 -300g rau xanh trên ngày, khoảng 80 -100kg/năm. Trong
khi đó, theo thống kê ở nước ta mới cung cấp được 60g/người/ngày (trân
Khắc Thị, Trần Ngọc Hùng, 2006)[8]. Như vậy, mới đáp ứng được 20 -30%
nhu cầu về rau.


8

8

Bảng 2.2: Thành phần chất dinh dưỡngtrong 100g rau ở một số loại rau

Loại rau

Thành phần hóa
học
(%g)

Calo
(100g
)

Pr H20 Glu Xlu

Muối
khống
(mg%)
Ca


P

Vitamin
(mg%)
Fe

Carot
B1
e

B2 C

Bầu

0,6 91,5 2,9

1,0

14

21, 25, 0,
0
0 2

0,02

0,0 0,0
1
3


1
2

Cà chua

0,6 94,0 4,2

0,8

20

12, 26, 1,
0
0 4

2,0

0,0 0,0
6
4

1
0

Đậu đũa

6,0 83,0 8,3 12,0

59


47, 26, 1,
0
0 6

0,50

0,2 0,1
9
8

3

Cải bắp

1,8 90,0 5,4

1,6

30

48, 31, 1,
0
0 1

0,01

0,0 0,0
6
5


3
6

Rau
muống

3,2 92,0 2,5

1,5

23

100 37, 1,
0 4

2,90

0,0 0,0
4
9

3

Xu hào

2,8 88,0 6,3

1,7


37

46, 50, 0,
0
0 6

0,15

0,0 0,0
6
5

4
0

Súp lơ

2,5 90,9 4,9

0,9

30

26, 51, 1,
0
0 4

0,05

0,1 0,1

1
0

7
0

Dưa chuột 0,8 95,0 3,0

0,7

16

23, 27, 1,
0
0 0

0,30

0,0 0,0
3
4

5

(Nguồn: Bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam năm 1972)
2.2.2.Giá trị kinh tế
- Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao:
Giá trị sản xuất một ha rau gấp 2-3 làn so với 1ha lúa (Tạo Thị Cúc,
2006)[1]. Hiệu quả lớn hay nhỏ cịn phụ thuộc vào trình độ người sản xuất,
công nghệ sản xuất, kinh nghiệm và chủng lọai rau. Nhìn chung, cây rau có

thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm do đó sản
lượng trên đơn vị diện tích tăng.


9

9

- Rau là cây lương thực:
Khoai tây được coi là một trong những cây thực trên thế giới sau lúa,
ngô, mì, gạo, mạch. Khoai tây là nguồn tinh bột chủ yếu của nhiều nước. Một
vài lồi cây trồng có hàm lượng tinh bột cao cũng được sử dụng như cây
lương thực: khoai sọ, củ từ…
- Rau là một loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao
Rau là loại mặt hàng xuất khẩu quan trọng, thu ngoại tệ mạnh của nhiều
nước trên thế giới. sản phẩm rau xuất khẩu có thể là tươi sống hoặc đã qua
chế biến như: cà chua, dưa chuột, nấm, hành tây, cải bắp, ớt, tỏi…nhưng tình
hình xuất khẩu rau của nước ta cịn rất hạn chế về chủng loại, chất lượng, mẫu
mã, bao bì và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, nguồn thu ngoại tệ từ ngành rau quả
cịn ít. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu rau của cả nước là 200 triệu USD,
năm 2003 là 150 triệu USD và dự tính đến năm 2010 là 47 triệu USD
(Nguyễn Văn Nam, 2005)[5]
Qua một vài số liệu trên cho thấy thành tựu của ngành rau quả Việt Nam
trong xuất khẩu còn rất khiêm tốn điều quan trọng mà chúng ta phải đặc biệt
quan tâm là mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu rau quả. Thị trường
xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, CHLB Nga, Hồng Kông….
Rau là nguyên liệu chế biến thực phẩm phong phú và quan trọng:
Nhiều loại rau được sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến
thực phẩm như: cà chua, dưa chuột, ớt cay, nấm, ngơ, rau, bí ngơ, đậu Hà

Lan…Rau chế biến là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đồng thời cũng là loại
rau dự trữ được sử dụng trong nội địa.
Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như: ngành chăn nuôi (à
nguồn thức ăn cho chăn nuôi) rau cung cấp một lượng thức ăn và chất xanh
thúc đẩy chăn nuôi phát triển.


10

10

2.2.3. Giá trị khác
* giá trị y học
Rau không những có giá trị dinh dưỡng cao mà cịn được sử dụng như
cây dươc liệu quý: Hành hoa, gừng, nghệ, tía tô, nụ non của cây suplo xanh,
cà rốt, mộc nhĩ đen, nấm… Đặc biệt cây tỏi ta được xem là cây dược liệu quý
trong nền y học cổ truyền của nhiều nước như: Ai Cập, Trung Quốc, Việt
Nam… Người ta cho rằng, nếu ăn mướp đắng một cách thường xuyên thì có
thể phịng bệnh đái tháo đường – một loại bệnh nan y.
* Giá trị xã hội
Khi ngành sản xuất rau được phát triển một cách nhanh chóng và vững
chắc sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng đồng thời đáp ứng nhu cầu của công cuộc
xây dựng đất nước.
Khi sản xuất rau được coi là một nghề thì những khu chuyên canh rau
được mở rộng sẽ có điều kiên để sắp xếp lao động một cách hợp lí, giải quyết
việc làm cho nơng dân trong lúc nơng nhàn.
Ngồi những mặt ưu điểm ngành sản xuất rau còn những hạn chế sau:
- Giá trị năng lượng thấp: Trung bình 4kg khoai tây, 5kg đậu Hà Lan, 9kg su
hào chỉ có năng lượng tương đương 1kg gạo (Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân,

2000)[4]
- Rau chứa nhiều nước (70 – 90%), chứa nhiều chất dinh dưỡng nên dễ biến
chất trong khi vận chuyển, chế biến và bảo quản.
- Thành phàn dinh dưỡng trong rau phong phú nhưng lại luôn thay đổi
theo điều kiện thời tiết, khí hậu, gống và kỹ thuật trồng trọt.
Vì vậy trong sản xuất rau cần chọn giống tốt, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến làm cho giá trị dinh dưỡng của rau không ngừng tăng lên và
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.


11

11

2.3. Vai trị của phân bón trong sản xuất nơng nghiệp
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình nơng dân Việt Nam đã đúc kết “
nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nông giao trên đã khẳng định
vai trị của phân bón trong hệ thống liên hồn tăng năng suất cây trồng. Phân
hóa học khơng chỉ có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển mà cịn có tác dụng tăng chất hưu cơ cho đất thông qua
việc làm tăng sinh khối cây trồng. Toàn bộ sinh khối nếu được trả lại cho đất,
độ phì của đất sẽ được ổn định và nâng cao dần.
Trong mấy thập kỷ vừa qua năng suất cây trơng đã khơng ngừng tăng
lên, ngồi vai trị của giống mới, phân bón cũng có vai trị quyết định. Giống
mới chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi được bón
đầy đủ và hợp lí. FAO đã tổng kết bón phân khơng cân đối làm giảm hiệu suất
sử dụng 20-50%. Kết quả trong thí nghiệm và mơ hình ở nước ta trong mấy
năm qua cho thấy nếu NPK cân đối so với chỉ bón đạm, năng suất lúa trên đất
bạc màu có thể tăng 100 – 200%. Kỹ nghệ phân bón khơng chỉ chú ý đến
đạm, lân, kali mà phải chú ý đầy đủ đến các nguyên tố khác như lưu huỳnh

(S), magie (Mg), với các nguyên tố vi lượng như: Mo, Bo, Mn, Fe…
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm
của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của qúa trình quang hợp, cho nên sản
phảm nơng ngiệp phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây.
Nhờ có phân bón mà phẩm chất nơng sản được nâng cao. Bón phân khơng
cân đối làm giảm chất lượng nơng sản. Bón phân cũng làm thay đổi thành
phần hóa học của hạt, việc bón phân thừa hay thiếu đạm làm giảm tỷ lệ
vitamin B2 trong rau. Và việc bón quá thừa đạm, bón gần đến ngày thu hoạch
dẫn đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá mức cho phép,
gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Nền nông nghiệp thế kỷ 21 là nền nông nghiệp sạch, nền nơng nghiệp
sinh thái. Nhiệm vụ của lồi người là phải tạo nên một nền nông nghiệp bền


12

12

vững trong đó giảm tối đa các chất phế thải, cũng như giảm tối đa việc mất
chất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh (ngăn chặn việc thải nitotrat
vào nguồn nước uống, ngăn việc hải các chất oxit nito bắt nguồn từ q trình
khử đạm trong nơng nghiệp để làm phá hoại tầng ozon. Nông nghiệp thế kỷ
21 cùng với việc sử dụng tối thích phân hóa học phải làm cho đất phát huy
tích cực hơn. Đất trở thành nơi đồng hóa chất thải, biến chất thải thành nguồn
các chất dinh dưỡng. Trong việc nghiên cứu phân bón không chỉ chú ý đến
việc tăng năng suất mà phải đánh giá chất lượng sản phẩm. Biện pháp bón
phân đưa ra phải không gây ô nhiễm môi trường sống, để vừa đảm bảo tăng
được sản lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như mơi trường. Ta phải
bón phân hợp lý phù hợp cho mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng,
mỗi loại đất, nước và mùa vụ khác nhau…Tuy nhiên cũng phải bón đúng

chủng loại, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón và bón
theo nhu cầu của cây. Ngoài ra để tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh
tế cao nhất thì chúng ta cũng phải có những biện pháp làm hạn chế tối đa
lượng phân bón dư thừa trong đất do bón quá liều. Như vậy sẽ góp phần tăng
hệu suất sử dụng phân bón, tránh lẵng phí và ơ nhiễm mơi trường.
2.3.1. Sơ lược về tình hình sản xuất rau và sử dụng phân bón trên thế giới
và Việt Nam
2.3.1.1. Sơ lược về tình hình phát triển rau trên thế giới và Việt Nam
a. Trên thế giới
Trên thế giới rau đã trồng từ rất lâu đời từ thời xa xưa người Hi Lạp, Ai
Cập cổ đại đã biết trồng và sử dụng rau như một nguồn lương thực.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rất nhiều loại rau, diện tích trồng
rau ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu rau xanh tăng lên của nhân dân.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2011 cho thấy năng suất, diện tích,
sản lượng trong các năm gần đây tăng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2001 - 2009


13

13

Năm

2001

2003

2005


2007

2009

Diện tích
(ha)

15392074

17120211

16679432

17262601

17873286

Năng suất
(tấn/ha)

149243

140038

140331

142570

139085


Sản lượng
(tân)

229717419 239749294 234065012 246113819 248591881
(Nguồn: FAOSTAT, 2010)

Năm 2001, diện tích trồng rau trên tồn thế giới đạt 15,4 triệu ha, năng
suất đạt gần 15 tấn/ha, sản lượng là 229,7 triệu tấn. Năm 2003, diện tích tăng
mạnh so vứi 2001, diện ích trồng rau lúc này tăng them gần 2 triệu ha. Do vậy
mặc dù năng suất giảm xuống(còn khoảng 14 tấn/ ha) nhưng tổng sản lượng
rau trên thế giới vẫn ăng khá mạnh (tăng 10 triệu tấn so với 2001). Đến năm
2005, diện tích trồng giảm xuống, năng suất tăng không đáng kể nên sản
lượng giảm hơn 5 triệu tấn. Sau đó, diện ích và sản lượng rau đều tăng lên.
Riêng năng suất thì tăng nhẹ vào năm 2007, sau đó lại giảm xuống vào năm
2009 và giá trị chỉ còn 13,9 triệu tấn/ ha – thấp hơn 1 tấn/ ha so với năng suất
năm 2001. Đến năm 2009, diện tích trồng rau tồn thế giới đạt gần 18 triệu
ha, sản lượng đạt hơn 248 triệu tấn.
b. Tính hình sản xuất rau ở Việt Nam.
Việt Nam là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất rau sau Trung Quốc
và Ấn Độ. Và trong nước rau là sản phẩm có sản lượng đứng thứ bas au lúa
gạo và sắn. Thu nhập từ rau đứng thứ ba sau lúa gạo và thịt.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2001 – 2009
Năm
Diện tích
(ha)

2001

2003


2005

2007

2009

494500

510000

525000

531257

524937

Năng suất
(tấn/ha)

126954

124044

125714

123471

120269

Sản lượng


6277900

6326270

6600000

6559530

6313390


14

14

(tấn)
(Nguồn: FAOSTAT, 2010)
Năm 2001, Việt Nam có diện tích trồng rau là 494500 ha. Năng suất rau
nói chung đạt 12,7 tấn/ ha với sản lượng 6,3 triệu tấn. Năm 2003, diện tích
trồng rau tăng lên hơn 5 triệu ha. Năng suất giảm nhẹ và sản lượng đạt 6,33
triệu tấn. Diện tích trồng rau tiếp tục tăng đến 2007, sau đó giảm xuống còn
524937 ha vào năm 2009. Năng suất dao động khơng lớn nhưng có xu hướng
giảm dần qua các năm. Sản lượng tăng cao nhất đạt 6,6 triệu tấn vào năm
2005. Sau đó giảm xuống và đạt 6,3 triệu tấn vào năm 2009.
2.3.1.2. Sơ lược về ình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam
Phân bón có vai trị vơ cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ
thời cổ đại, người Trung Quốc và Hi lạp đã biết sử dụng tro đốt và phân chăn ni
để bón cho cây trồng. Tiêu thụ phân hóa học tăng mạnh là một trong những
nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Theo Hiệp hội phân bón thế giới, mức tiêu

thụ phân bón tồn cầu đã tăng đều qua các năm và đạt 155.438.000 tấn quy về
dinh dưỡng nguyên chất(N +P2O5 +K2O) vào năm 2005, tăng 19,75% so với
năm 1995 và 3,87% so với năm 1961. Gần đây mơcs tiêu thụ tại các nước đang
phát triển tăng mạnh, trong khi các nước phát triển lại có xu hướng giảm. Trung
Quốc là nước tiêu thụ nhiều phân bón nhất thế giới với tổng lượng 46.204.100 tấn
năm 2005, chiếm tỉ lệ 29,7% so với toàn cầu.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân
khống nhiều hơn nhiều hơn bình qn thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ(nước có khí
hậu nóng) lại dùng phân khống ít hơn bình qn tồn châu Á. Trong đó Trung
Quốc và Nhật Bản lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình qn tồn châu Á.
Việt Nam là nước sử dụng nhiều phân khống trong số các nước ở Đơng Nam Á.
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á
STT

Nước

Lượng NPK sử dụng(kg/ha)

1

Việt Nam

241,82


15

15

2


Malaysia

192,60

3

Thái Lan

95,83

4

Philippin

65,62

5

Indonesia

63,0

6

Myanma

14,93

7


Lào

4,50

8

Campuchia

1,49

(Nguồn: FAOSAT, 2010)
2.3.1.3. Sơ lược về tình hình sản xuấ sử dụng phân bón ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ phân bón ại Việt Nam tăng
nhanh và đã đạt mức 2.063.600 tấn dinh dưỡng nguyên chất vào năm 2005,
tăng 68% so với năm 1995 và 299,39 % so với năm 1961. Năm 2006 và 2007,
mức tiêu thụ phân bón ở nước a đã ăng đáng kể so với năm 2005. rong 3 tháng
đầu năm 2008, lượng phân bón chúng ta nhập khẩu đã đạt mức 1.029.000 tấn,
tăng 19,9 % về lượng và 108,9% về giá so với cùng kỳ năm 2007.
Việt Nam đến năm 2005 lượng phân bón trong cả nước chỉ đạt 54,59%
so với mức tiêu thụ, phần còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Hiện nay với nhiều
cố gắng ngành sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng hơn 70% nhu cầu về
phân lân, 8% phân đạm. Năm 2006, lượng phân bón nước ta sử dụng khơng
phải là cao, bình qn là 250kg/ha so với các nước phát triển có nền nông
nghiệp thâm canh cao như Han Quốc: 467kg/ha, Nhật Bản: 403kg/ha, Trung
Quốc: 390kg/ha.
Về chất lượng phân bón trên thị trường thì kết quả kiểm tra về tình hình
sản xuất, kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp ở 10 tỉnh thành phố của
Cục trồng trọt trong tháng 7/2007 cho thấy: vẫn tồn tại trên thị trường những
loại phân chưa đăng ký vào Danh mục phân bón, phân bón khơng đảm bảo

chất lượng. Có những lơ hàng, khi kiểm tra có tới 54% mẫu không đạt chất
lượng đăng ký. Năm 2008 tình hình phân bón kém chất lượng vẫn cịn diễn


16

16

biến rất phức tạp. Với tình trạng trên thị trường cịn rât nhiều phân bón khơng
đảm bảo chất lượng như hiện nay, thì Nhà nước ta cần có nhiều biện pháp tích
cực hơn để ngăn chặn việc sản xuất các loại phân giả, chất lượng thấp làm
thiệt hại đến lợi ích của người nông dân.
2.3.1.4. Ảnh hưởng của NO-3 tới sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã khẳng định “cơm không rau như đau không
thuốc”. Đặc biệt là phụ nữ ăn nhiều rau củ có màu xanh sậm hoặc vàng làm
giảm nguy cơ bị bệnh đục nhân mắt.
Việc tích lũy NO-3 trong mơ cây khơng gây độc với cây trồng nhưng nó
có thể làm hại gia súc, người, đặc biệt là trẻ em khi sử dụng cây trồng có hàm
lượng NO-3 cao. Hiện nay vấn đề chất lượng rau là một vấn đề hết sức đáng lo
ngại. Những năm gần đây do nhu cầu của thị trường ngày càng cao về số
lượng cũng như ngoại hình sản phẩm, về phía người nơng dân lại muốn đảm
bảo hoặc tăng năng suất cây trồng nên các loại thuốc bảo vệ thưc vật, kích
thích tăng trưởng ngày cang được sử dunh rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người
khơng hiểu biết gì về tác hại của chất tồn dư bảo vệ thực vật và phân bón nên
đã sử dụng bừa bãi. Bên cạnh đó cũng khơng ít người vì mục đích lợi nguận
đã bỏ qua những cảnh báo về sự độc hại mà lạm dụng hóa chất trong trồng
trọt. Và hiện nay dư lượng nitrat trong rau đang là một vấn đề nóng hổi đang
được dư luận và xã hội hết sức quan tâm. Đây là một mối nguy hại tới sức
khỏe của con người cần sớm có hướng giaỉ quyết. Nitrat khi vào cơ thể sẽ
biến thành nitrit. Nitrit kết hợp với hồng cầu có thể tạo ra một chất ngăn cản

sư vận chuyển oxy trong cơ thể. Và nitrit tích tụ lâu ngày sẽ bùng phát mạnh
mẽ thành các khối u như: ung thư dạ dày. Ung thư vòm họng…Việc ngâm
nước muối chỉ diệt được các vi khuẩn gây chứng tiêu chảy , kiết lỵ…chứ
không làm mất đi các chất có độc tố cao như nitrat (Phạm Thị Thùy, 2006)
[12]. Đun nấu kỹ cũng không làm hết nitrat.


17

17

Người ta đã phát hiện rằng việc sử dụng các loại rau như spinash chứa
hàm lượng NO-3 và NO-2 cao đã gây bệnh ở trẻ em nếu sử dụng thường
xuyên.Bởi vì rau spinash là loại rau có chứa hàm lượng NO -3 cao hơn so với
các loại rau khác (Bùi Xuân Quang,1997)[13]
Hiện nay, ở nước ta do người nông dân lạm dụng phân hóa học, “phân
chuồng tươi”, đặc biệt là việc bón đạm quá liều và phương pháp bón (bón lót
ít, kéo dài bón thúc tới gần thời gian thu hoạch) chưa hợp lý dẫn đến việc tích
lũy nitrat rau cao mặc dù lượng phân sử dụng ở Việt Nam không cao so với
thế giới.
2.3.1.5. Ngưỡng hàm lượng NO-3 trong rau.
Cũng bởi rau là nguyên nhân chính đưa hàm lượng NO -3 vào cơ thể
người, do vậy đã có rất nhiều tổ chức, nhiều nước, nhiều tác giả đưa ra
ngưỡng hàm lượng NO-3 trong rau.
Do tính độc của NO-3 hấp nên khó đưa ra ngưỡng hàm lượng NO -3 trong
rau cũng như trong các loại lương thực, thực phẩm. Mặt khác tính độc này
cịn phụ thuộc vào lượng NO -2 được tạo ra từ NO-3. Vì vậy các tác giả đưa ra
các ngưỡng hàm lượng rất khác nhau. Theo tổ chức y ế thế giới (WHO) và
cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) đã giới hạn hàm lượng NO -3 trong nước uống
là dưới 50mg/lít (Phạm Thị Thùy, 2006)[12]. Đối với người lớn nặng 60kg

liều lượng NO-3 chấp nhận được là 220- 440mg còn NO-2 chỉ là 8-16mg. Với
trẻ em nếu thường xuyên uống nước có hàm lượng NO -3 cao hơn 45mg/l sẽ bị
rối loạn trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Trẻ em ăn súp rau mà có chứa hàm lượng NO -3 từ 800 – 1300 mg/kg sẽ bị
ngộ độc (Phạm Thị Thùy, 2006)[12]. Do vậy, các loại rau thường được sử
dụng làm thức ăn cho trẻ em đã được tính tốn cho rằng hàm lượng NO -3
không được quá 300mg/kg
Bảng 2.6: Ngưỡng giới hạn hàm lượng NO-3 trong rau tươi của FAO, 1993


18

18

Ngưỡng giới hạn
(mg NO-3/kg rau tươi)
Cải bắp
500
Súp lơ
300
Hành tây
80
Cà chua
300
Dưa chuột
150
Khoai tây
250
Xalat
2000

(Nguồn: FAOSTAT, 1993)
Tên rau

Chế biến rau cũng ảnh hưởng đến lượng NO-3 trong rau. Lượng NO-3
trong rau spinash khi nấu chỉ còn 75 – 80 % (Bùi Xuân Quang, 1997)[13].
Bởi vậy, rau ăn sống, xalat có nguy cơ hấp thụ lượng NO-3 cao hơn.
Bảng 2.7: Ngưỡng giới hạn hàm lượng NO-3 trong rau của CHLB Nga
(Phạm Thị Thùy, 2006)
Tên rau

Ngưỡng giới hạn NO-3(mg/kg
rau tươi)

Dưa hấu

60

Dưa bở

90

ớt ngọt

200

Măng tây

150

Đậu ăn quả


150

Ngô rau

300

Cải bắp

500

Súp lơ

500

Su hào

500

Hành tây

80

Cà chua

150

Dưa chuột

150


Khoai tây

250

Cà rốt

250


19

19

Hành lá

400

Bầu bí

1500

(Nguồn: Phạm Thị Thuỳ, 2006)
Theo một số tài liệu Mỹ thì hàm lượng nitrat cịn phu thuộc vào từng loại
rau khác nhau: Măng tây không quá 50mg/kg nhưng củ cải mức cho phép tới
360mg/kg. Vì thế tổ chức y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng NO 3- khơng nên
qúa 300mg/kg sản phẩm.
2.3.1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan tới đề tài
a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hàm lượng NO3- tồn dư trong rau đã được rất nhiều nhà khoa học trên

thế giới quan tâm và nghiên cứu.
Theo các kết quả nghiên cứu đã cho thấy các loại giống cây trồng khác
nhau thì hàm lượng NO3- trong cây cũng khác nhau. Trong khi các loại như
luá mì, đậu tương, lúa gạo, ngơ có hàm lượng NO -3 thấp thì các loại rau lại
được coi là tích lũy NO-3 cao cần được chú ý (O.C.Lozenz, 1987). Nhiều tác
giả cho rằng hàm lượng NO-3 trong rau ăn lá cao hơn các loại rau ăn quả và ăn
củ. Các loại rau có hàm lượng NO-3 cao phải kể đến: cải bắp. xà lách, cần tây.
Hàm lượng NO-3 cịn phụ thuộc vào vị trí lấy mẫu trên cây. NO -3 tich luỹ
trong cây rau theo thứ tự sau: thân > rễ > lá > hoa. Lá rau bánh tẻ, lá ngồi
thường có hàm lượng NO-3 lớn hơn lá non, lá trong (theo K.Mengel và
E.A.Kirby, 1987).
Theo E.A.Soboleva nếu tăng lượng đạm từ 30 – 180kg N/ha làm tăng
tương ứng hàm lượng NO-3 trong cà rốt từ 21,7 – 40,6mg/kg và củ cải từ 236
– 473mg/kg.


20

20

Theo UNEP và GNTK (1982) nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến
hàm lượng NO-3 trong một số loại rau đã nhận xét: Bón NH 4NO3 với liều
lượng 60kg N/ha đã làm tăng hàm lượng NO -3 trong củ khoai tây gấp 4 lần so
với khơng bón. Đối với xà lách thì nếu bón với liều lượng từ 600 – 1150kg
NH4NO3/ha thì hàm lượng NO-3 tăng từ 318mg/kg (khơng bón) lên tới
3547mg/kg~152mg/kg, củ cải tăng từ 960mg/kg (khơng bón) lên
2160mg/kg~129mg/kg, dưa chuột: khơng bón là 153mg/kg, sau bón thì hàm
lượng NO-3 lên tới 527~39mg/kg.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cuối thập niên 80 đặc biệt sau năm 1988 khi đất nước ta có chính sách

đổi mới đến nay nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống người dân ngày càng
được cải thiện, khoa học nông nghiệp đã thêm những bước đi mới. ngoài
phương hướng nghiên cứu làm tăng năng suất cây trồng, vấn đề chất lượng
nông sản và bảo vệ môi trường ngày càng được đặc biệt chú trọng
Theo phân tích của viện nghiên cứu rau quả trong những năm gần đây ở
một số vùng sản xuất rau chuyên canh ven thành phố và ven khu công nghiệp
một số loại rau có hàm lượng NO -3 tồn dư cao, một số vượt qua ngưỡng cho
phép. Theo Vũ Thị Đào (2004), khi tìm hiểu tồn dư NO -3 trong rau của vùng
trọng điểm của huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì cho thấy: tồn dư NO -3
trong rau thương phẩm ở cả 4 nhóm rau ăn lá, ăn quả, ăn thân và ăn cử và rau
gia vị đều rất cao, vượt ngưỡng cho phép nhiều lần (từ 1,5 – 9). Các mẫu rau
nghiên cứu tại Gia Lâm và Từ Liêm tưới bằng nước sơng Hồng và sơng Nhuệ
có chất lượng rau tương đối đảm bảo, còn khu Thịnh Liệt, Thanh Liệt, Hồng
Liệt tưới bằng nước thải sơng Tơ Lịch là nguồn nước thải của thành phố đã bị
ô nhiễm đều vượt xa ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn quy định rất nghiều lần
(từ 1 – 8 lần).


21

21

Kết quả phân tích các mẫu rau thu thập từ các vùng sản xuất khác nhau
trong 3 năm (2000 – 2003) cho thấy rằng hàm lượng NO -3 trong su hào, bắp
cải trung bình từ 645,11 – 108,81 mg/kg (lượng cho phép chỉ là 500mg/kg),
hành tây có hàm lượng NO-3 trung bình 180 – 210mg/kg (lượng cho phép là
80mg/kg) các loại rau khác có biểu hiện tương tự (Trần Khắc Thi, 2004). Khi
phân tích hàm lượng NO-3 trong rau xanh được sả xuất tự do tại Nam Hồng –
Đông Anh và một số điểm khác (Nguyễn Văn Hiền và cộng sự,2004) cho
thấy: Mẫu cải xanh tại Nam Hồng có hàm lượng NO -3 vượt ngưỡng cho phép

4,4 lần, cải ngọt vượt ngưỡng cho phép 6,2 lần so với tiêu chuẩn.dưa chuột là
mẫu có chứa hàm lượng NO3 thấp nhất 62-82ml/mg.
Theo thống kê của Sở Khoa học – công nghệ Hà Nội vào các năm 20032004 tại các chợ nội thành Hà Nội và một số cơ sở sản xuất cho thấy tồn dư
NO3- trong bắp cải, su hào, hành tây, súp lơ, củ cải, đậu ăn quả, ớt ngọt, cà
chua, sà lách, dưa chuột… dều vượt mức cho phép.
Nguyễn Văn Hiền và cộng sự 2006 khi nghiên cứu tồn dư NO3- trong các
nhóm rau trồng ở các vùng rau ngoại thành Hà Nội đều phatrs hiện thấy tồn
dư NO3- trong rau người dân sản xuất vượt ngưỡng quy định và cao hơn nhiều
lần so với trồng rau theo quy trình sản xuất rau sạch của Sở Khoa học công
nghệ vá Môi Trường Hà Nội đã ban hành.
Theo kết quả kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý và chứng nhận
rau an toàn tại Hà Nội của Cục bảo vệ Hà Nội trong tháng 10 năm 2007 rau
cải xanh và cải ngọt là hai loại rau có dư lượng nitrat vượt ngưỡng cho phép
khá cao: rau cải xanh 559.59mg/kg, rau cải ngọt 655.92mg/kg (dư lượng
nitorat cho phép là dưới 500mg/kg)
Nguyên nhân làm cho lượng nitrat tích lũy trong rau như: giống, phân
bón, nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, phương pháp thu hoạch, thời gian thu hoạch,
phương pháp bảo quản. trong đó nguyên nhân chủ yếu được nhiều nhà khoa


22

22

học nhận định là phân bón nhưng mỗi loại phân bón khác nhau cũng gây nên
sự tích lũy nitrat khác nhau trong mỗi loại cây. Phân nitnat làm tích trữ nitrat
nhiều hơn phân amon. Qua những thí nghiêm cho thấy khi lượng phân đạm
bón tăng lên làm hàm lượng nitrat tích lũy trong cây cũng tăng theo. Ở các bộ
phận khác nhau của cây cũng tích luỹ Nitrat khác nhau: ở gốc, thân cây và
cuống lá thường tập trung Nitrat nhiều hơn. Cường độ, nhiệt độ và ánh sáng

thích hợp cho khả năng biến đổi N cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển
sẽ làm giảm bớt sự tích lũy Nitrat trong rau.
Việc bón quá liều lượng và phương pháp bón khơng đúng do chạy theo
lợi nhuận đã sử dụng phân bón đến sát ngày thu hoạch, sử dụng nước tưới có
hàm lượng NO-3 cao. Và tại thành phố Hồ Chí Minh dư lượng Nitrat trên các
loại rau phổ biến ở các mức phân bón khác nhau: đối với cây cải bơng, cây cải
bắp khi bón < 400 N/ha hàm lượng Nitrat tồn dư dưới ngưỡng cho phép. Đối
với cây dưa leo lượng phân đạm nguyên chất được sử dụng biến đổi từ 100300 N/ha và hàm lượng Nitrat trong dưa chuột đều dưới ngưỡng cho
phép(Bùi Cách Tuyến, 1997)
Xuất phát từ thực tế trên việc quan tâm và xem xét tới các loại phân và
liều lượng phân cho cây là rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe
của con người. ngày 19/1/2007 Bộ trưởng bộ Nông Nghiệp và Phát triển
Nông Thôn đã ra quyết định số 3 – 2007/QD –BNN về việc ban hành “quy
định về việc quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” để thực hiện chung
cho cả nước.


23

23

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. vật liệu nghiên cứu
- Giống tham gia thí nghiệm: cải xanh
- Phân đạm: sử dụng đạm Ure 46% N, phân vi sinh, phân chuồng hoai mục.
- Dụng cụ: bình ơdoa, bình phun thuốc…
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại khu công nghệ cao khoa Nông Học trường

Đại Học Nông Lâm Thái Nghiệp.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 7 đến tháng 12 năm 2011.
- Thời gian tiến hành thí nghiêm: từ ngày
3.1.3. Đặc điểm đất đai thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên đất canh tác tại khu cơng nghệ cao khoa
Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Địa hình bằng phẳng
nền đất cao đồng đều, giữ ẩm, đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và dư lượng
NO-3 trong rau cải xanh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm 5 cơng thức, 3 lần nhắc lại ở các mức liều lượng bón
khác nhau:
CT1: 0 N + nền
CT2 : 60 N + nền
CT3 : 80 N + nền


24

24

CT4 : 100 N + nền
CT5 : 120 N + nền
Quy mơ thí nghiệm
- Sơ đồ thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
hồn chỉnh, 3 lần nhắc lại.
- Diện tích thí nghiệm:
+ Diện tích 1 cơng thức là 10m2

+ Diện tích khối thí nghiệm là: 10m2 x 5CT x 3 = 150m2

CT3
CT4

NL3

CT1

CT2

CT4

CT1
CT3

CT4
CT5

CT5

CT3

Dải bảo

NL1
NL2

Dải bảo vệ
CT5

CT2
CT1(ĐC)
CT2

vệ

Dải bảo vệ

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Dải bảo vệ
3.3.2. Quy trình kỹ thuật
- Đất trồng, đất làm nhỏ, luống ruộng 1,4m sau đó san phẳng,
- Gieo hạt:
+ Làm đất nhỏ, mịn, san phẳng, đường kính hạt 2 - 2,5mm.
+ Giống phải được xử lý trước khi gieo bằng cách: ngâm trong nước ấm
từ 25 đến 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước, trôn với đất nhỏ mịn rồi gieo.
Sau khi gieo phủ một lớp đất mịn rồi phủ rơm, rạ lên trên.
+ Tưới nước để giữ ẩm.
- Sau 25 ngày gieo tiến hành đánh cây giống ra trồng với khoảng cách
15cm x 20cm.
- Bón phân.
Bảng 3.1: Khối lượng phân bón


25

25

Tổng lượng

phân bón
(kg/sào)

Bón lót
(%)

Phân đạm

Tùy CT

Phân lân
Phân Kali

Loại phân

Bón thúc (kg)
Lần I
(%)

Lần II
(%)

Lần III
(%)

Lần IV
(%)

30


15

20

15

20

2,88

100

-

-

-

-

3,96

30

15

15

20


20

- Phương pháp bón:
+ Bón lót vào hốc toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 30% phân
kali + 30% phân đạm.
+ Bón thúc tồn bộ phân đạm và phân kali cịn lại vào các thời kì sau:
Đợt 1: khi cây hồi xanh, bắt đầu ra lá dùng 25% lượng phân đạm + 25%
lượng phân kali.
Đợt 2: khi cây sinh trưởng mạnh, bón 30% lượng phân đạm + 25% lượng
phân kali.
Đợt 3: Bón trước thu hoạch 10 ngày 15% lượng phân đạm + 20% lượng
phân kali.
- Theo dõi sâu bệnh hại: xuất hiện sâu xanh và sâu tơ sử dụng phương
pháp bắt băng tay.
- Nước tưới: cải xanh là cây cần khá nhiều nước nên sau khi gieo phải
tưới ngay, ngày tưới 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát (tùy vào điều kiện
thời tiết) cho đến khi cây mọc mầm. Sau đó thường xuyên giữ ẩm khoảng 8085%, đặc biệt là thời kì sinh trưởng mạnh. Các đợt bón thúc, kết hợp làm cỏ,
xới xáo.
3.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.


×