Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến năng suất chất lượng cỏ p hamill, b mulato 2 và sử dụng chúng trong chăn nuôi ngựa bạch giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 94 trang )

1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
P. hamill Panicummaximum hamil
B. mulato 2 Brachiaria mulato 2
BNN Bộ nông nghiệp và PTNT
Ca Can xi
CS Cộng sự
CT Công thức
CTN Công thức nền
CV Cao vây
DTC Dài thân chéo
ĐVT Đơn vị tính
ĐC Đối chứng
K Ka li
Kg P Kg khối lượng
KL Khối lượng
KP Khẩu phần
KPCS Khẩu phần cơ sở
N Ni tơ
NSX Năng xuất xanh
P Lân
QĐ Quyết Định
SL Sản lượng
TB Trung bình
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN Thí nghiệm
VCK Vật chất khô
VN Vòng ngực
1
1
2


DANH MỤC CÁC BẢNG
2
2
3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
3
3
4
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông
thôn, đời sống của nông dân phụ thuộc chính vào nông nghiệp, trong đó chăn
nuôi giữ vị trí quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của chăn nuôi hằng
năm vẫn tăng, tổng sản phẩm chăn nuôi năm 2010 so với năm trước tăng
6,3%. Năm 2013 tăng 5,7%, trong đó gia súc tăng 6,6%, sản phẩm không qua
giết thịt tăng 8,2% (Tổng cục thống kê, 2012) [63], Cục thống kê (2013)[30].
Theo Cục chăn nuôi - Bộ nông nghiệp và PTNT (2012)[16] phấn đấu đưa
chăn nuôi nước ta thành ngành sản xuất hàng hóa. Với các tỉnh trung du và
miền núi tập trung thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, sử dụng nguồn
thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông công nghiệp và diện tích đất canh tác cho
sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang trồng cây thức ăn chăn nuôi.
Trong chăn nuôi đại gia súc chủ yếu sử dụng thức ăn thô xanh, nên việc
nghiên cứu sản xuất thức ăn thô xanh luôn là vấn đề quan tâm và đặt lên hàng
đầu. Chăn nuôi ngựa cũng như những đại gia súc khác, việc sản xuất thức ăn
thô xanh hàng năm cần được chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Tại các
nông hộ chăn nuôi ngựa thường sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn
tận dụng từ phế phụ phẩm nông nghiệp, nguồn thức ăn này thường không ổn
định và năng suất thấp. Những năm gần đây ngành chăn nuôi đã nhập một số
giống cây thức ăn có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao từ các nước trong
khu vực cần được khảo nghiệm giúp phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở

Trung du và Miền núi (Bộ nông nghiệp và PTNT, 2003) [7]. Những giống
mới này đã được trồng, khảo nghiệm cho chăn nuôi gia súc bước đầu đánh giá
là phù hợp, tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng cho ngựa Bạch còn hạn chế. Do
vậy việc chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống cỏ mới năng suất cao, chất
4
4
5
lượng tốt, phù hợp với đối tượng sử dụng là ngựa Bạch cần được đặt vấn đề
nghiên cứu nhằm tăng năng suất, đồng thời xác định được thành phần hoá học
cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng là hết sức cần thiết. Nhờ đó, đáp ứng nhu
cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi ngựa Bạch nói
riêng cả về số lượng cũng như chất lượng.
Theo Viện Chăn nuôi Quốc Gia (2012) [70] chăn nuôi ngựa ở nước ta
đã gắn bó lâu đời với đồng bào miền núi, trong chiến tranh ngựa vận chuyển
hàng hoá, trong thời bình ngựa phục vụ đời sống dân sinh, văn hoá lễ hội
truyền thống. Chăn nuôi ngựa có nhóm ngựa Bạch được coi là tài sản quý của
mỗi gia đình, nó có khả năng chịu đựng kham khổ, và phát triển tốt ở miền
núi. Để chăn nuôi tốt ngựa Bạch cần phải chú trọng nguồn thức ăn, chọn và
sản xuất giống cỏ phù hợp cho chăn nuôi ngựa Bạch là cần thiết. Xuất phát từ
những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của các mức phân
đạm đến năng suất chất lượng cỏ P. hamill, B. mulato 2 và sử dụng chúng
trong chăn nuôi ngựa Bạch giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi tại Thái Nguyên’’.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến năng
xuất chất lượng của 2 giống cỏ P. hamill, B. mulato 2.
- Đánh giá ảnh hưởng của 2 giống cỏ thí nghiệm dến sinh trưởng của
ngựa Bạch giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi.
- Từ kết quả đó, khuyến cáo giống cỏ phù hợp với chăn nuôi ngựa Bạch
phát triển trong sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài nghiên cứu sẽ bổ sung thêm dữ liệu về cây thức ăn cho chăn nuôi
đại gia súc nói chung và chăn nuôi ngựa Bạch nói riêng tại Việt Nam.
- Bổ sung thêm vào kho dữ liệu những số liệu mới về sinh trưởng, phát
triển, nhu cầu phân bón, giá trị dinh dưỡng, hiệu quả sử dụng 2 giống cỏ
P. hamill và B. mulato 2 trong chăn nuôi ngựa Bạch.
5
5
6
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ
công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những nghiên cứu mới của đề tài sẽ góp phần lựa chọn giống cỏ, mức bón
phân đạm phù hợp để cỏ có năng suất, giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu
thức ăn thô xanh cho chăn nuôi ngựa Bạch tại các tỉnh vùng núi phía Bắc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa đối với phát triển chăn nuôi
gia súc ăn cỏ khi diện tích chăn thả đang bị thu hẹp.
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi bền vững.
3.3. Ý nghĩa hiệu quả về xã hội
Những nghiên cứu mới của đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo.
6
6
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc tính sinh học của cỏ thí nghiệm
1.1.1. Cỏ Panicum maximum hamill
* Nguồn gốc:
Cỏ Panicum maximum hamill (P. hamill) thuộc nhóm cỏ Ghine có

nguồn gốc từ các nước nhiệt đới thuộc Châu Phi, được đưa vào trồng ở Nam bộ
từ năm 1875 và đưa vảo trồng ở Bắc bộ (Hải Kiến) năm 1900. Cỏ đã được
trồng lâu tại Việt nam, nhưng thực tế những năm thăng trầm của kinh tế
và việc phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp không được chú ý,
giống cỏ này đã bị mai một không được phát triển trong sản xuất. Cỏ thí
nghiệm được nhập giống bằng hạt từ Thái Lan (Búi Quan Tuấn, 2005)[66].
Cỏ
có thể gieo trồng bằng hạt hay búi. Nếu trồng bằng búi thì cần
chuẩn bị búi nhỏ khoảng 4 - 5 tép, trồng theo hàng cách nhau 50 - 60 cm hố
cách nhau 30 - 50 cm, lấp sâu khoảng 12 - 15 cm. Trồng xong nên tưới cho
nẩy mầm. Giống cần chọn ở đồng cỏ lâu năm, cắt rễ ngắn còn 2 cm, thân dài
20 cm. Lượng giống cần khoảng 2 - 2,5 tấn/ha. Nếu trồng bằng hạt thì gieo 15
- 20 kg hạt theo hàng hay vãi vung. Tuy nhiên nếu hạt giống tốt thì 1 ha chỉ
cần 5 kg hạt là đủ. 1 kg giống P. hamill có khoảng 1.750.000 - 2.200.000 hạt
(ở Mỹ). Theo Panga (1978) [101] cho biết hạt giống cỏ P. hamill thu được ở
Cu Ba là 395 kg/ha và 100 kg/ha ở Srilanka sử dụng trồng để chăn nuôi ngựa.
Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Đất trồng chuẩn bị kỹ, bón lót
phân chuồng 10 - 15 tấn, 10 kg lân và 50 kg kali. Phân đạm được bón khi
thiết lập đồng cỏ và sau mỗi lứa thu hoạch. Cỏ có thể dùng để chăn thả, làm
cỏ xanh, sau đó 30 - 40 ngày thu hoạch một lần. Cỏ mọc thành khóm có chiều
cao từ 30 - 50 cm. Cỏ thích nghi tốt với thời tiết khô lạnh, thời gian cắt trung
bình từ 45 - 50 ngày/lứa (Thái Đình Dũng và cs, 1979) [22].
7
7
8
Cỏ có thân cao tới 2 - 3m, không có thân bò, chỉ phân nhánh và tạo
thành bụi. Bẹ lá mọc quanh gốc có màu tím, cả bẹ và lá có lông nhỏ và trắng
nhất là ở bẹ lá. Những lá phía trên ngắn và có bẹ lá dài nên không che nắng cho
những lá dưới, lá có khả năng xoay theo chiều nắng. Tỷ lệ lá/thân là 5/7, cụm
hoa hình chùy đặc trưng của Panicum, hạt hoa dẹt, cũng có lông nhỏ và mịn.

Bộ rễ có nhiều nhánh, phát triển rất mạnh, thích hợp ở nhiệt độ 25 - 37
o
C và
ẩm độ 80%. Cỏ thường phân bố trong khoảng 16,3 - 28,7
0
vĩ độ Bắc. Theo
Evans T. R. (1967)[84] độ cao có thể đến 2500 m so với mực nước biển.
Lượng mưa bình quân là 1000 mm/năm. Cỏ không có khả năng sinh trưởng ở
vùng đất hay bị ngập lụt. Cỏ cũng không thực sự chịu hạn nhiều. Cỏ có thể
thích ứng với nhiều loại đất nhưng cho năng suất cao khi đất nhiều mùn
và dinh dưỡng cao. Cỏ thích nghi với những vùng đất dốc, nên nhiều nơi
sử dụng chúng để trồng trên các đường đồng mức hay trồng để bảo vệ đất
chống xói mòn (Võ Văn Chi và cs, 1976) [11].
* Năng suất
Ở vùng South Johnstone, Queensland cho năng suất 60.000kg VCK/ha
khi được bón 300 kg Nitơ (Middleton & MeCosker,1975)[99]. Khi cỏ được
bón 440 kg Nitơ/ha thì thu được 26,846 kg VCK/ha khi cắt cỏ ở giai đoạn 40
ngày. Ở Việt Nam, năng suất đạt 50 - 100 tấn cỏ tươi/ha và có thể lên tới 130
- 180 tấn/ha (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1981)[43]. Mỗi năm cỏ Ghine cho
khoảng 9 lứa cắt. Năng suất cỏ biến đổi theo mùa. Cỏ có năng suất 8,13 tấn/
ha vào mùa khô và đạt 10,5 tấn/ha vào mùa mưa.
* Thành phần hoá học
Ở Coasta Rica người ta đã phân tích được thành phần hóa học như sau:
protein thô 7,81% VCK, xơ thô 30,62% VCK, mỡ thô 2,33% VCK, khoáng
8,36 % VCK, vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa. Phân tích của (Davies , J , G
1970) [82] ở Tanzania và Thái Lan cho thấy lượng protein biến động trong
khoảng 5,3 - 6,0% VCK.
8
8
9

Theo Lê Hòa Bình và cs (1992)[6], năng xuất chất xanh của cỏ P. hamill
tại Long Mỹ là 56,91 tấn/ ha/ năm, tại Sơn Thành đạt 92,9 tấn/ ha/ năm, tại Ba Vì
đạt 86,3 tấn/ ha/ năm và tại Thụy Phương đạt 90,5 tấn/ ha/ năm.
Theo Từ Quang hiển và cs (2002)[33], thành phần dinh dưỡng của cỏ
Ghine như sau: Nước 80%, protein 2,32%, mỡ 1,43%, xenlulose 5,56%,
khoáng 1,38%, và cứ 5 kg cỏ này tương ứng với 1 đơn vị thức ăn.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ và cs (1993)[36] cho
biết cỏ Ghine giai đoạn 4 tuần tuổi có tỷ lệ protein thô đạt từ 10,5 – 17,0%,
tỷ lệ xở thô từ 29,0 – 39,0%, tỷ lệ Ca từ 1,06 – 1,37% và tỷ lệ P từ 0,21 –
0,27%. Cỏ ở 6 tuần tuổi tỷ lệ protein thô, xơ thô, Ca, P lần lượt đạt từ: 8,0
– 9,0%, 32,0 – 39,0%, 0,75 – 1,02%, 0,21 – 0,23% và 8 tuần tuổi là: 6,5
-7,0%, 35,0 - 42,0%, 0,70 - 0,99%, 0,19 - 0,21%.
1.1.2. Cỏ Brachiaria mulato 2
* Nguồn gốc
Cỏ Brachiaria mulato 2 (B. mulato 2) là giống cỏ lai (B. brizantha x B.
decumbens), được nhập nội từ Thái Lan, thuộc loại cây lâu năm. B.mulato 2 là
cỏ thân bụi thấp, đẻ nhánh trên mặt đất, rễ chùm nên có khả năng chịu hạn rất
tốt, cây cao từ 80 – 100 cm. Đây là giống cỏ không kén đất, chịu hạn tốt, thích
hợp với hầu hết các vùng sinh thái của nước ta. Thân có lông, lá có bẹ ôm lấy
thân, bẹ lá và lá có lông nhỏ mịn. Thân và lá nhỏ, mềm vì vậy gia súc thích ăn.
B. mulato 2 là kết quả lai tạo từ dự án đồng cỏ CIAD nhằm tạo ra giống
có đặc tính nông học bền vững thích nghi rộng rãi, năng suất và chất lượng thức
ăn cao hơn, chống chịu với rệp, nấm. Mulato 2 là cỏ lai giữa B.ruziziensis sinh
sản hữu tính với B. decumbens, từ quá trình lựa chọn thế hệ sau và tiếp hợp vô tính với
các dòng B.brizantha. Kết quả đã tạo ra giống cỏ Mulato 2. Mulato 2 đã được đưa về
nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và Đồng cỏ Ba Vì để đánh giá thông qua đề tài
“Nghiên cứu xác định bộ giống cỏ phù hợp làm cây thức ăn gia súc ở Đồng bằng Bắc
Bộ” (Dương Quốc Dũng,1999) [23].
9
9

10
* Năng suất
Cỏ có số lượng hoa lớn và hoa nở hàng loạt do vậy cỏ cho năng suất hạt
khá cao từ 150 - 420 kg/ ha. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt không cao vì vậy giống cỏ
này thường được trồng bằng gốc. Ở đất tốt, cỏ Mulato 2 cho năng suất chất xanh
đạt trên 100 tấn ha/năm (100-150 tấn). Nếu trồng cỏ ở đất có lượng màu mỡ
trung bình, cỏ cho năng suất trên 80 tấn/ ha/năm. Năng suất trong năm của cỏ tập
trung vào mùa mưa từ 60 – 73,5% so với sản lượng cản năm.
- Thời vụ: Cỏ có thể trồng vào tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Nhưng
tốt nhất là trồng vào tháng 3 đến tháng 4 vì thời gian này trời bắt đầu bước
vào mùa mưa đất ẩm làm cho cây nhanh bén rễ và nẩy mầm.
Sản lượng chất xanh hàng năm của cỏ đạt từ 80 - 150 tấn/ ha. Cỏ có
thể sử dụng làm thức ăn xanh, phơi khô và cũng có thể trồng làm bãi chăn
thả gia súc.
- Thu hoạch và sử dụng: Cỏ sau khi trồng từ 50 - 60 ngày có thể tiến
hành cắt lứa đầu tiên, khoảng cách giữa các lứa cắt sau khoảng từ 30 - 40
ngày. Khi cắt phải chừa lại khoảng cách không quá 3 cm. Yêu cầu cỏ phải
được cắt đúng lứa.
* Thành phần hoá học
Theo Nguyễn Văn Quang (2002) [55] cho biết thành phần hóa học
của cỏ Mulato 2 là: VCK đạt 26,40%, protein là 11,34%, lipit là 3,69% và
tỷ lệ xơ là 9,78%.
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cỏ
Như chúng ta được biết cơ thể thực vật và điều kiện ngoại cảnh có mối
quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ kéo
theo sự thay đổi quá trình trao đổi chất và khả năng tích luỹ chất khô của thực
vật và có thể làm thay đổi thành phần hoá học của thực vật, nhất là vùng á
nhiệt đới (Cooper. J.P và cs, 1968) [15]. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
chất lượng cỏ đó là:
10

10
11
1.2.1. Phân bón
- Cơ sở lý luận xây dựng chế độ phân bón và sử dụng phân bón cho cây
trồng. Lượng phân bón nhiều hay ít và các loại phân bón khác nhau sẽ ảnh
hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Từ đó sẽ dẫn đến
sự khác nhau về năng suất, sản lượng, thành phần các chất dinh dưỡng của
cây trồng. Những bãi chăn thuộc loại trung bình (sản lượng cỏ khô 2,5
tấn/ha/năm) thì một năm tiêu tốn khoảng 70 kg N; 7,5 kg P; 37 kg Ca và 60
kg K/ha. Vì vậy, hàng năm phải bón một lượng lớn hơn thế để bù đắp cho cây
(Từ Quang Hiển và cs, 2002)[32]. Cần có lượng phân bón đủ, phù hợp cho
mỗi loại cỏ, mỗi mùa trong năm, mùa mưa cỏ có khả năng sử dụng phân nhiều
vì sinh trưởng tốt cho năng suất cao. Nhưng mùa đông, sinh trưởng của cỏ kém,
nhu cầu sử dụng phân hạn chế hơn, đồng thời phải xác định lượng các chất có
trong đất để xác định lượng phân cần phù hợp.
Theo (Rhykerd C. L., and Noller C. H. 1973)[103] muốn nâng cao
năng suất cây trồng, một trong những biện pháp của Rumani đã khẳng định là
“Không có cách nào hiệu lực hơn để nâng cao năng suất cây trồng bằng cách
dùng phân bón” (Singh R. N, 1967) [107]. Theo Nguyễn Đức Quý 2006 [57]
năng suất chất khô / 1 ha của cây thức ăn là sự phản ánh của đất và lượng mưa.
Nếu ta đưa một lượng cây thức ăn cho gia súc không được bón phân vào một hệ
thống canh tác theo kỹ thuật quảng canh trên đất xấu không thể đem lại năng
suất cao trên đất ấy. Trong tất cả các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây thức ăn gia súc, nhân tố phân bón chắc chắn là quan trọng nhất và là nhân tố
sau này cần bố trí thí nghiệm.
Để xác định chế độ phân bón cần khảo sát các đặc điểm: Đặc điểm sinh
lý của từng loại cây trồng và đặc điểm dinh dưỡng của từng loại cây trồng đó.
Tính chất của đất trồng. Điều kiện khí hậu và thời tiết khu vực trồng. Tính
chất của phân bón muốn sử dụng.
11

11
12
1.2.1.1. Phân đạm
* Vai trò của phân đạm
Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí
hàng đầu về lượng hấp thụ với tầm quan trọng cao nhất, chiếm 2 - 3% tổng
vật chất khô của cây trồng. Tuy nhiên đây lại là loại phân bón dễ thất thoát,
đặc biệt qua con đường bay hơi khiến lượng đạm mà cây trồng hấp thụ được
chỉ từ 30 - 40% lượng cung cấp. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả,
tránh lãng phí và khi đạm vào trong cây sẽ được tổng hợp để giúp tạo thành
các loại protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần
cơ bản của cơ thể sống. Nó tham gia vào cấu tạo của axit nucleic và có vai trò
quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng. Ngoài ra, đạm còn là
thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá cây, đây chính là yếu tố thiết
yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lượng của ánh sáng để chuyển đổi
nước và cacbonic thành đường bột, nuôi sống toàn thể giới động vật.
Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá
có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây
trồng. Thiếu đạm, cây sẽ sinh trưởng còi cọc, lá già, toàn thân biến vàng, toàn
bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào,
các quá trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ.
Khi bón thừa phân đạm, cây trồng sẽ lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, dễ bị
đổ ngã, cây chậm ra hoa và khó đậu quả. Mặt khác, thừa đạm làm tăng mức
độ lây nhiễm sâu bệnh do lá mềm, màu sắc xanh đậm của lá thu hút các loại
côn trùng và nấm bệnh gây hại, các bất lợi đem lại khi bón thừa phân đều do
cây “quá bổ”. Đơn cử như đạm có tác dụng làm cây lúa phát triển cao lên, khi
thừa thì làm cho nó dài ra, dẫn đến việc cây dễ đổ ngã.
Thất thoát đạm và phương pháp hạn chế: Đạm urê dùng để bón cho cây
(NH2)
2

CO là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, chứa khoảng 46% N. Khi
12
12
13
gặp nước, urê sẽ bị thủy phân tạo thành đạm amôn (NH
4
), đây là loại đạm cây
có thể hấp thu được. Tuy nhiên, khi cây trồng không hấp thụ kịp, amôn nhanh
chóng bị enzim thủy phân, phân giải thành amôniac (NH
3
). Theo Nguyễn Văn
Viết (2006)[71] ẩm độ trong không khí ở mỗi mùa khác nhau trong sinh
quyển ở Việt Nam có ảnh hưởng lớn đề khả năng sinh trưởng của cây trồng,
khi ẩm độ quá thấp bón phân đạm có thể thất thoát do bốc hơi và cây khó hấp
thu, nhất là mùa đông ở Bắc bộ.
Bên cạnh đó, đạm urê còn bị phản nitrat hóa, tạo thành oxit nitơ. Đấy là
2 con đường bay hơi của đạm, gây thất thoát chủ yếu khi sử dụng. Ngoài ra,
còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thất thoát như nhiệt độ, pH của đất, pH
của nước, mực nước trong ruộng,… Vào lúc thời tiết nắng nóng, lượng đạm
bị mất trong một ngày có thể lên đến 50%.
Hàm lượng nitơ tổng số trong đất khoảng 0,05 - 0,25 %, phần lớn
chứa trong các hợp chất hữu cơ (chiếm 5 % trong mùn), do đó, nhìn
chung đất càng giàu mùn thì nitơ tổng số càng nhiều (Hamphray L,R
1980) [26].
Theo Nguyễn Vy và cs , (2006) [75] đạm có trong thành phần protein,
các axit amin và các hợp chất khác tạo nên tế bào. Đạm có trong thành phần
chất diệp lục, nguyên sinh chất. Đạm còn có trong các men của cây, trong
ADN, ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào (Ngô Thế Đặng
và cs, 1999) [18].
Cây được bón đủ đạm, lá có mầu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh

(Đào Văn Bảy và cs , 2007) [4]. Đủ đạm, chồi búp cây phát triển nhanh, cành
lá, nhánh phát triển mạnh, đó là cơ sở để cây trồng cho năng suất cao (Kanno
T và Macedo MCM, 1999)[94] nếu bón thừa đạm thì cây phải hút nhiều nước
để giải độc amon nên tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá vươn dài, mềm mại,
che bóng lẫn nhau và gây ảnh hưởng tới quang hợp. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp
13
13
14
lục trong lá cao, lá có mầu xanh tối, quá trình sinh trưởng (phát triển của thân,
lá) bị kéo dài, cây thành thục muộn, phát triển um tùm, dễ đổ lốp, dễ mắc sâu
bệnh, rễ cây kém phát triển. Nếu thiếu đạm, cây cỏ sẽ cằn cỗi, lá kém xanh, ra
hoa kém và thưa thớt, ít quả, lúc này lá già sẽ chuyển đạm nuôi các lá non nên
lá già rụng sớm. Cây thiếu đạm buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời
gian tích lũy ngắn, năng suất thấp. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra ảnh
hưởng của nitơ đến sản lượng đồng cỏ hòa thảo và tìm ra sự tương quan giữa
liều lượng N được bón với năng suất chất xanh và hiệu quả bón phân
(Kalmbcher RS, Brown WF,1977)[93].
* Liều lượng.
Về liều lượng bón đạm, các kết quả nghiên cứu chỉ ra như sau: Đối với
cỏ họ đậu, mức bón tối ưu cho đồng cỏ Alfalfa là 90 - 120 kg N/ha/năm, đối
với cỏ Orchard là 140 kg N/ha/năm (Jung và Baker,1973) [92] và cỏ Orchard
hỗn hợp với cỏ Tall fescure là 180 kg N/ha/năm (Lutz J. A., Jr. (1973) [95].
Đối với cỏ hòa thảo: Liều lượng bón tối ưu cho cỏ Bermuda là 55 kg N/ha/lứa
cắt, hay 448 kg N/ha/năm, năng suất vật chất khô bắt đầu giảm khi vượt quá
450 kg N/ha/năm (Burton và Jacson, 1962) [80]. Thí nghiệm của Schryver,
(1971) [105] chỉ ra rằng, khi bón đạm tăng từ 0 - 940 kg N/ha/năm, thì sản
lượng vật chất khô đạt được tối đa ở mức bón 313 kg N/ha/năm và sản lượng
vật chất khô bắt đầu giảm khi bón vượt quá 450 kg N/ha/năm, sản lượng có
thể tăng cho tới tận liều lượng bón 336 - 404 kg N/ha/năm, khi bón liều lượng
trên 500 kg N/ha/năm sản lượng cỏ sẽ giảm. Tại Stillwater, Oklahoma, Mỹ

(Pumphrey, 1978) [102] nghiên cứu cỏ E.curvulla trong 4 năm cho thấy:
Năng suất VCK trung bình trong mùa hè từ tháng 7 đến tháng 11 là 3.178
kg/ha, khi không bón phân và 8,502 kg/ha, khi được bón 224 kg N và 45 kg
P
2
O
5
/ha.
14
14
15
Khi lượng đạm bón cho đồng cỏ hòa thảo tăng, mức nitrat sẽ tăng theo.
Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác với khả năng ngộ độc nitrat, nếu bón quá liều
lượng nitrogen (Rhykerd và Noller, 1973) [104]; Bón đạm có ảnh hưởng đến
độ ngon miệng và lượng cỏ ăn vào của gia súc. Khi không bón đạm và bón ở
các mức vừa phải cho đồng cỏ hòa thảo, khi bón tăng lượng đạm sẽ tăng khả
năng thu nhận cỏ của gia súc. Tuy nhiên, không có sự khác nhau về khả năng
ăn của gia súc đối với cỏ được bón đạm vừa phải và mức cao (Belesky và cs,
1983) [79].
Như vậy, liều lượng đạm bón cho cỏ họ đậu và hòa thảo có sự khác
nhau, với cỏ họ đậu thì thấp hơn, còn với cỏ hòa thảo thì cao hơn. Liều lượng
bón hữu hiệu cho cỏ họ đậu khoảng từ 100 - 200 kg N/ha/năm, còn cho cỏ
hòa thảo khoảng từ 300 - 400 kg N/ha/năm. Bón liều lượng thấp quá, sản
lượng cỏ tăng không rõ rệt, bón cao quá lại làm giảm sản lượng cỏ. Bón đạm
đã nâng cao chất lượng và tính ngon miệng của cỏ. Tuy nhiên, cũng cần đề
phòng bón đạm với liều lượng cao sẽ dẫn đến tích tụ nitrat trong cỏ và dẫn
đến gây ngộ độc cho gia súc, với vùng á nhiệt đới trong mùa mưa có ảnh
hưởng làm lượng tích tụ độc tố ít hơn (Xi Nen Si Cop V.V, 1963) [76]
1.2.1.2. Phân lân
* Vai trò của phân lân

Lân trong đất có thể ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ, lân vô cơ chứa trong
các khoáng vật: apatit, photphorit, sivianit. Lân hữu cơ là lân liên kết các chất
hữu cơ. Đó là các hợp chất trong thân thể vi sinh vật, rễ cây, những chất hữu
cơ đang phân giải và mùn. Ở đất nhiều mùn, tỷ lệ lân hữu cơ có thể nhiều hơn
lân vô cơ. Nhiều thí nghiệm cho thấy lân hữu cơ trong đất cung cấp P
2
O
5
cho
cây dễ dàng trong môi trường kiềm, ngược lại lân dễ dàng tan trong môi
trường axit (Nguyễn Thị Thu Hồng và cs, 2006)[35]. Sự biến hóa lân hữu cơ
trong đất chủ yếu do vi sinh vật phân giải rồi thủy phân thành lân vô cơ. Hiện
15
15
16
nay một trong những biện pháp nâng cao hiệu lực phân lân bón vào đất là
thông qua cây bộ đậu, biến thành dạng hữu cơ, sau đó vi sinh vật phân giải để
cung cấp dần cho cây (Trịnh Xuân Vũ và cs, 1976) [74 ].
Photpho là một nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng, nó đóng
vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và động vật. Tác dụng
của phân lân thể hiện ở vai trò của nguyên tố photpho đối với thực vật.
Photpho tham gia tạo nên các vật chất di truyền (ADN, ARN, axit nucleic),
các hợp chất cao năng (ADP, ATP, ). Photpho còn có tác dụng làm tăng cường
phát triển bộ rễ cây (đặc biệt là thời kỳ đầu sinh trưởng). Cây đủ photpho, bộ rễ
phát triển sớm, lông hút xum xuê, là cơ sở tạo bộ rễ vững chắc để cây hút chất
dinh dưỡng và phát triển tốt. Thiếu photpho ảnh hưởng xấu đến quá trình hình
thành và chắc hạt, nên năng suất hạt giảm rõ rệt, Nguyễn Công Vinh (2002)[72].
Đối với cỏ Pennisetum polystachyon, bón ban đầu là 448 kg super photphat/ha,
bón hàng năm là 228 kg/ha (Điền Văn Hưng, 1974) [37].
* Liều lượng

Như vậy, cần phải bón liều lượng phân lân lớn cho đồng cỏ mới gieo
hoặc trồng lần đầu tiên, liều lượng này vào khoảng 300 - 500 kg super
photphat tương đương với 60 - 100 kg P
2
O
5
/ha.
1.2.1.3. Phân kaly
* Vai trò của phân kali
Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó
mạch, giúp cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ lốp cho cây. Kali còn
kích thích sự hoạt động của các men, do đó, cây tăng cường trao đổi chất,
tăng hình thành axit hữu cơ, tăng trao đổi đạm, tổng hợp protit, do vậy mà hạn
chế tích lũy nitrat trong lá, tăng khả năng chống rét và tăng khả năng đẻ
nhánh. Kali giúp cho cây trồng không hút đạm ồ ạt, nói một cách khác là
chống bội thực đạm của cây, tránh hiện tượng lá thì nhiều, mà hạt và quả thì
16
16
17
ít. Kali được cây tiêu thụ rất lãng phí, đặc biệt là cỏ hòa thảo. Cây có chiều
hướng hấp thu số lượng kali nhiều hơn giới hạn chúng đòi hỏi cho sinh trưởng
và phát triển thích hợp (Lutz, 1973)[95].
1.2.1.4. Phân chuồng
* Vai trò của phân chuồng
Bón phân hữu cơ có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây,
làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, cần được bón lót (Sallette. J. E,
1974)[58]. Đặc biệt, bón phân hữu cơ làm tăng số lượng và cường độ hoạt
động của vi sinh vật trong đất, góp phần làm tăng thêm hàm lượng các chất
dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng (Nguyễn Đăng Nghĩa, 1997)[50]. Theo Đỗ
Ánh (2005)[3] đầu tư bón phân hữu cơ cao 40 tấn/ha, năng suất cỏ voi thu cắt

đạt 200 tấn/ha/năm.
* Liều lượng
Theo Nguyễn Văn Quang, (2002)[55] nghiên cứu ảnh hưởng của phân
bón đến năng suất của một số giống cỏ trong mô hình trồng xen với cây ăn
quả trên đất đồi Bá Vân - Thái Nguyên, trong đó gồm 3 giống cỏ là B.
decumbens, Setaria splendida, Panicum maximum TD58, phân vô cơ N.P.K
bón với tỷ lệ 160 : 80 : 80 kg/ha. Kết quả cho thấy 3 giống cỏ trên đạt sản
lượng cỏ tươi 15 - 19,7 tấn/ha/năm khi bón 10 tấn phân chuồng, nhưng khi
bón 20 tấn phân chuồng/ha thì sản lượng đạt là 75,2 - 94,7 tấn/ha/năm.
1.2.2. Mật độ trồng
Trong sản xuất để đạt được năng suất và chất lượng cao thì phải tìm
biện pháp để đạt được quần thể có kết cấu hợp lý mà tại đó, tích của các yếu
tố là cao nhất. Một trong những biện pháp quan trọng là bố trí quần thể hợp
lý, nó ảnh hưởng đến số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu. Nếu mật độ thưa, số
nhánh / m
2
thấp gây lãng phí đất, năng suất cũng thấp. Nếu mật độ quá dầy,
ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, quần thể rậm rạp, dễ đổ sẽ dẫn
17
17
18
đến năng suất thấp. Theo Nguyễn Văn Quang (2002)[56] nghiên cứu mật độ
trồng cỏ giống TD 58 mật độ khóm cách khóm 50 x50 cm sẽ đủ điều kiện ánh
sáng và quang hợp cây phát triển tốt. Theo Nguyễn Văn Viết (2006)[71] sử
dụng cây trồng theo mục đich, nếu cây khai thác làm giống cần có khoảng cách
mật độ thưa để cứng cây không đổ, năng suất hạt chắc tăng lên. Trồng cây sử
dụng lá cần trồng mật độ vừa phải và dày cây tăng lá, vóng cao, mềm cây.
1.2.3. Thời điểm cắt
Muốn năng suất nhiều thì người trồng cỏ thường khai thác khi có sinh
khối lớn nhất, mặc dầu khi ấy có thể dinh dưỡng bị giảm, nên việc khai thác

theo lứa phù hợp cho từng loại cỏ và mùa vụ để cỏ đạt cao về sinh khối và giá trị
dinh dưỡng là cần thiết (Phan Đình Thắm, 2004) [60]. Có thể thu hoạch 2 - 10
lần/năm, phụ thuộc vào điều kiện sinh thái tứng vùng, thường đạt đến sản lượng
cao nhất và chất lượng tốt nhất tại thời điểm liên quan tới giai đoạn thành thục
(Marten.G.V, 1970) [98].
Cắt quá ít lần trong năm, cỏ già, chất lượng kém, ảnh hưởng đến lứa tái
sinh sau và ảnh hưởng đến sản lượng cả năm. Còn cắt nhiều lần trên năm, cỏ
non, mềm, tỷ lệ tiêu hóa cao, tỷ lệ protein cao. Tuy nhiên, nếu cắt quá nhiều
lần trong năm cũng không tốt, sẽ làm giảm khả năng tái sinh và năng suất cỏ;
Theo Hare và cs, (2001)[96] cho biết thu cắt cỏ P. atratum ở khoảng cách cắt
30 ngày chất lượng cỏ cao hơn so với thu cắt ở khoảng cách cắt 60 ngày và
sản lượng vật chất khô giảm với sự sai khác không có ý nghĩa, cỏ B.multica
cắt ở 30 ngày có tỷ lệ vật chất khô ít hơn 40% so với cắt ở 60 ngày.
1.2.4. Ảnh hưởng của giống cỏ
Theo tài liệu của Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001)[68], đối với cây cỏ
hòa thảo ngoài tự nhiên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng rất khác nhau có
tỷ lệ VCK thấp như cỏ bấc với 13,10% vật chất khô, 2,10% protein thô,
0,20% lipit thô, 3,90% xơ thô, 5,50% dẫn xuất không đạm và 1,40% khoáng
18
18
19
tổng số. Một số cỏ có mức trung bình về vật chất khô như: cỏ Mộc Châu mọc
tự nhiên có 23,88 % vật chất khô, 2,54% protein thô, 0,51% lipit thô, 8,67%
xơ thô, 10,13% dẫn xuất không đạm; 2,03% khoáng tổng số; cỏ Ghine có
21,00% vật chất khô, 2,70 % protein thô, 0,40% lipit thô, 7,50 % xơ thô,
8,70% dẫn xuất không đạm và 1,70% khoáng tổng số.
Giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn rất khác nhau giữa các giống cỏ,
chúng ta cần có những lựa chọn phù hợp giống cỏ để sử dụng trồng và cho gia
súc sử dụng phù hợp, hiệu quả.
1.2.5. Ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất trên lứa

Từng vùng khác nhau có điều kiện sinh thái, khí hậu khác nhau, nhưng
trong năm có mùa khác nhau chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết đến năng
suất cỏ (mùa khô và mùa đông năng suất cỏ chỉ đạt 45 - 50% so với mùa mưa).
Cỏ Pangola ở Beerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng
năm 1.075 mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ được
bón phân đầy đủ. Theo Evans (1967)[84] đã đạt năng suất 113 kg vật chất
khô/ha/ngày vào mùa hè, nhưng chỉ đạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa
đông mặc dù cùng một chế độ bón phân. Ở phía bắc Queensland với lượng
mưa lớn hơn và được bón 220 kg N, 22 kg P
2
O
5
và 55 kg K
2
O/ha/năm thì sản
lượng của giống cỏ này đã đạt 28.282 kg vật chất khô/ha/năm.
Theo Phan Thị Phần (1999)[54] nghiên cứu cỏ Ghine TB58 tại Ba Vì
cho thấy năng suất cỏ trong mùa mưa đạt 88 tấn / ha/ năm, nhưng 6 tháng
mùa đông xuân năng suất chỉ đạt 38,7% sản lượng bình quân.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống
cỏ sản lượng của cỏ cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là
thấp hơn rõ rệt, cần có sự chăm sóc phù hợp.
1.3. Giới thiệu về ngựa Bạch
* Nguồn gốc xuất xứ
Ngựa Bạch là gia súc lớn không có sừng, theo phân loại động vật thì
ngựa thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ móng lẻ (Perissodactya),loài
19
19
20
ngựa (Equis Caballus). Ngựa Bạch có số lượng ít, hiện nay được nuôi rải rác ở

các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lai Châu… Ngựa Bạch
cũng có khả năng làm việc và chịu đựng kham khổ tốt, có thể phát triển tốt ở các
địa phương trên. Trong nhiều năm qua ngựa Bạch còn được thảo luận là một
giống hay một nhóm giống. Năm 1999 ngựa Bạch được đánh giá đây là một
giống ngựa quý (có lông màu trắng, các lỗ tự nhiên trắng hồng, mắt hồng, nên
ngựa Bạch trong nhân dân còn được gọi là ngựa Bạch nhạn) đang có số lượng
giảm dần do người dân săn lùng, giết thịt, lấy xương nấu cao nấu cao cần được
bảo tồn (Viện Chăn nuôi, 1999) [69].
* Khả năng sinh trưởng của ngựa Bạch
Ngựa Bạch có ngoại hình trưởng thành nhỏ, chiều cao vây con đực 115,20
cm và con cái 111,34 cm, khối lượng con đực 172,60kg, con cái 161,82 kg
(Nguyễn Hữu Trà, 2007) [64]. Theo Viện Chăn nuôi (1999)[69] ngựa Bạch ở 6
tháng tuổi có khối lượng đạt 73 - 85 kg, ở 12 tháng tuổi đạt 90-110 kg, ngựa
Bạch trưởng thành có khối lượng 110-170 kg
* Nuôi dưỡng ngựa Bạch
Theo Đặng Đình Hanh và cs (2001) [27] nhu cầu dinh dưỡng ngay sau
sinh với ngựa con rất quan trọng, cần được bú sữa đầu (sữa đầu có kháng thể).
Từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi ngựa con hoàn toàn được nuôi bằng nguồn sữa
mẹ, phụ thuộc chế độ chăm sóc cho ngựa mẹ mà lượng sữa được tăng dần từ
khi mới đẻ đến 30 ngày. Thời điểm sau 1 tháng cần thiết mỗi ngựa con bổ sung
cho ăn thêm từ 0,5 kg thức ăn là cỏ non / ngày, cho ăn tự do và nâng lên đến 4 kg/
ngày khi ngựa đạt 3 tháng tuổi. Từ tháng thứ 2 cho thêm thức ăn tinh là nguồn
cám hỗn hợp hoặc cám gạo doa, thức ăn tinh bột được hòa ẩm cho ăn để tránh
ngựa bị sặc thức ăn, thức ăn tinh cho ăn 0,1 - 0,3 kg/ con/ ngày.
Sau 3 tháng nuôi con sữa mẹ bắt đầu cạn dần và chất lượng sữa cũng
giảm dần, ngựa con đã lớn nhu cầu thức ăn nhiều lên, sữa từ ngựa mẹ chỉ có
khả năng cung cấp cho con được 60% và giảm đến 15% từ sau 3 tháng đến 6
20
20
21

tháng (Lê Viết Ly, 2000) [48]. Nguồn thức ăn thô do ngựa ăn vào và bổ sung
thức ăn tinh để đảm bảo dinh dưỡng cho ngựa. Thức ăn cho ngựa con ăn là cỏ
tự nhiên, các loại thức ăn là phụ phẩm nông nghiêp như lá, thân cây ngô, cỏ
giống mới. Các thức ăn cho ngựa con được chế biến cắt ngắn 2 - 3 cm, cho
ngựa ăn nhiều bữa trong ngày. Theo Caple I.W và cs (1982) [81] tính cho
100kg trọng lượng cần năng lượng 7200Kcal, protein 350 g, muối 8 g, Ca 6g,
tỷ lệ thức ăn tinh 40%.
Tính cho 100kg khối lượng ngựa cần năng lượng 7250Kcal, protein
250g, muối 7g, Ca 6g, tỷ lệ thức ăn tinh 35%. Thức ăn thô xanh được chia
nhiều bữa hoặc ăn tự do trong ngày (Đặng Đình Hanh và cs, 2002) [28]. Ngựa
là gia súc có hệ tiêu hoá dạ dày đơn nên nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cần
có tinh bột, năng lượng từ tinh bột cần 2000 - 2200 kCal/ 100P (Marcia
Hathaway, 2010)[97]. Ngựa là động vật tiêu hoá manh tràng luôn cần có tỷ lệ
thức ăn thô trong tiêu chuẩn ăn > 50% (Schryver, H , F , H , F, Hintz và P, H ,
Craig, 1971) [106] a.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.4.1.1. Nghiên cứu về lượng phân bón
Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống
cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết vấn đề
năng suất, chất lượng cỏ. Theo Pal. J, (1982 )[100] giống

cỏ B. decumbens có
thể đạt năng suất chất khô trên 40.000kg/ha/năm

với thí nghiệm không có bón
đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt

nhất trong điều kiện bón lân
và đạm thấp.

Tại Samford, Queensland năng suất hàng năm của giống Paspalum
dilatatum là 15 000 kg VCK, Tại Fiji năng suất trung bình

là 5.313 kg
VCK/ha với mức protein thô là 9,9% (Dr,Sochadji, 1994)[83].
21
21
22
Theo Humphrey (1991)[91] thông báo

năng suất cỏ Setaria sphacelata
đạt từ 23.500 – 28.000 kg/ha qua mùa sinh

trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ
được tưới nước và cung cấp 225 kg đạm

ure/ha/năm trên nền đất baza mầu mỡ.
Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái
Lan) cỏ Ghine tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50 x
50cm và được bón phân hỗn hợp (15-15-15) trước khi trồng ở mức 300 kg/ha
tương đương 18 tấn phân bón / 1ha (Hare. M. D, 2001) [86]. Lượng cỏ thu
hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở

lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1
tấn/ha cắt sau 30 ngày (M.D. Hare, P.Booncharern, P. Tatsapong, 2004)[88]
Theo Hoàng Chung (2006)[14] giống B.

decumbens có thể đạt năng
suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí


nghiệm không bón đạm nhưng
bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong

điều kiện bón lân và đạm thích
hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết
quả này cao hơn so với cỏ Pangola (Digitaria

decumbens) và Ghine
(Panicum maximum)

Tại Purertorico, Vieente – Chandler Silva Middleton, (1975) [99] thông
báo năng suất giống Panicum maximum Cv Makueni đạt 26.846 kg

VCK/ha
và cứ 40 ngày cắt 1 lần khi trồng cỏ

và cho biết vào năm 1973 và 1974 tại
miền

Nam Johnstone, vùng Queensland, vẫn giống Panicum maximum Cv
Makueni

đã sản suất được 60.000 kg VCK/ha với điều kiện cung cấp 300 kg
đạm/havới mức bón 440 kg đạm/ha.

Tại Samford, Queensland năng suất hàng
năm của giống Paspalum rinatatum

là 15.000 kg VCK/ha (Davies, 1970)[82].
Đối với giống cỏ Setaria sphacelata các kết quả nghiên tại Redlanbay,

Queensland, thông báo năng

suất đạt từ 23.500 - 28.000 kg/ha qua mùa sinh
trưởng 6 tháng trong điều kiện

cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg
đạm/ha/năm trên nền đất đỏ Bazan

mầu mỡ.
22
22
23
1.4.1.2. Nghiên cứu về năng suất
Theo Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [77] sản lượng VCK
của cỏ B. mutica đạt từ 9-15 tấn/ ha và sản lượng protein đạt từ

6 - 10%, cỏ
Digitaria decumbens có sản lượng VCK từ 15 – 20 tấn/ ha, sản lượng protein
là 7 – 11%, sản lượng VCK của cỏ Paspaluatratum là 18 – 25 tấn/ ha và sản
lượng protein là 6 -7, cỏ Paspalum plicatulum có sản lượng VCK từ 6 – 10
tấn/ ha và sản lượng protein từ 5 – 6%.
Với hai giống cỏ là cỏ Paspalum atratum và Paspalum plicatulum


những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên 600kg/ha (Nguyễn Thị
Thu Hồng, 2006) [35]. Do vậy,

hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái
Lan. Theo Hare M.D. và cs (1997) [87] cho biết các cỏ B. multica và
Paspalum atratum khi không


có cây bộ đậu và dưới điều kiện cằn cỗi, nằm
thấp, đất khô ở vùng tây bắc

Thái Lan phát triển tốt ở năm đầu, năng suất
trung bình là 20 tạ/ha VCK.

Không có sự sai khác có ý nghĩa về sản lượng
giữa hai loài và không khác nhau về sản lượng giữa khoảng cách thu cắt 45
ngày và 65 ngày ở mùa mưa

đầu tiên. Còn ở mùa mưa thứ hai Paspalum
atratum sản xuất 30 tấn/ha VCK

lớn hơn 10tạ/ha so với B. multica
1.4.1.3.Nghiên cứu sử dụng cho gia súc
Để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các

nhân tố sau
để xét và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: Tính ngon

miệng
cao, nhất là cỏ thu cắt phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp ứng nhu cầu

gia
súc về các mặt, có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn và khả năng được
trồng kết hợp, có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc và cỏ
thu

cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều

phải

có năng suất cao để đảm bảo nhu cầu gia súc và giảm diện tích gieo trồng.
Trên thế giới ở những nước có nền chăn nuôi ngựa phát triển vấn đề
cây thức ăn rất được quan tâm đầu tư nghiên cứu như ở Úc, Mỹ, Liên Xô cũ,
23
23
24
Mông Cổ… Theo Horne PM, và Stur WW (1999 )[90] ở Trung Quốc cây
thức ăn được chú trọng phát triển và đã xác định được những giống cỏ Stylo,
Brachiria, Penicetum, Panicum sử dụng có hiệu quả cho gia súc đặc biệt là
ngựa, khả năng sử dụng của ngựa là từ 85 - 95%. Theo Dr.Sochadji (1994)
[83] tại Indonexia 90% ngựa được nuôi tại vườn nhà, hoặc các trang trại nhỏ,
được trồng các giống cỏ Panicum, Macxicum, Paspalum atratum, Stylo… các
giống cỏ này đều phát triển tốt và cung cấp nguồn thức ăn cho ngựa tại nhà.
Đặc biệt những giống cỏ này còn được nghiên cứu trồng trên đất giốc theo
đường đồng mức chính vì vậy nó đã cung cấp đủ thức ăn cho ngựa tại nhà ở
những vùng cao .
Tại Mỹ nghiên cứu trên các giống cỏ Brachiria Decumben cho năng
suất đạt từ 12300 - 13000 kg/ha. Tại Samford Queeslend có chương trình
chuyên nghiên cứu về thức ăn cho gia súc thử nghiệm các giống cỏ Paspalum
Dilatum đạt năng suất 15000kg VCK/ lứa. Từ các giống cỏ này được nhân
rộng và một trong những giống chủ lực trong chăn nuôi gia súc nói chung và
ngựa nói riêng (Holt EC và Houston HC, 1954)[89]
1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.4.2.1. Nghiên cứu trồng cỏ
Hiện nay ta đang nghiên cứu một số giống cỏ nhập nôi, nghiên cứu chọn
lọc giống có khả năng sản suất cho số lượng lớn và nâng cao chất lượng, qua
nghiên cứu một số giống cỏ được lựa chọn cho chăn nuôi gia súc, những
nghiên cứu cho đối tượng chăn nuôi ngựa còn hạn chế.

Theo Viện Chăn nuôi (2012)[70] năm 1990 theo chương trình VIE
86/088 nhập 117 giống cây thức ăn họ đậu, hoà thảo khác nhau từ Oxtraylia.
Năm 1995 chương trình nhập cây thức ăn cho nông hộ đã nhập 70 giống trong
đó có 51 giống cây họ đậy và 19 giống cây hoà thảo Từ Casio, CIAT. Năm
1997 thông qua chương trình hợp tác Quốc Tế nhập 10 giống Stylo từ Trung
24
24
25
Quốc, Philippin và Thái Lan. Năm 1998 nước ta đã nhập 55 giống cây thức ăn
trong đó có 15 giống cây họ đậu và 40 loại cây hoà thảo.
Thông qua chương trình hợp tác quốc tế với trường đại học Hohenhein
của Đức, 20 loại Flemingia được nhập vào nước ta. Qua những giống cỏ trên
nhập vào nước ta đã có nhiều giống cây thức ăn họ đậu và hoà thảo đã được
nghiên cứu và trồng thử nghiệm trong sản xuất cho năng suất rất cao. Tuy
nhiên có một số giống chưa có điều kiện trồng thử nghiệm trong sản xuất.
Theo Hoàng Thị Lảng và cs (2004)[45] nông trường Đồng Giao từ năm
1969 việc xây dựng đồng cỏ chuyển

sang hướng mới, thâm canh đồng cỏ
bằng trồng các giống mới, chăm sóc và

sử dụng thích hợp. Nếu năm 1969 ở
đây chỉ có 3 ha cỏ trồng thì tới năm 1975

đã có tới 1179 ha. Bên cạch việc
xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề dự trữ, phơi khô và ủ xanh được thực
hiện có kế hoạch, có chất lượng như ở Sao Đỏ, Mộc Châu. Song song với
những cố gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và cỏ địa phương
có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú ý, nhiều giống cỏ tốt đã
được đưa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm chăn nuôi trong cả

nước như Mộc Châu, Ba Vì, Đồng Giao, Tân Sơn Nhất, Hưng Lộc, Thủ Đức,
Khánh Dương, Nha Bố, ….
1.4.2.2. Nghiên cứu mức phân bón
Cây được bón đủ đạm, lá có mầu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh,
Đào Văn Bảy và cs (2007)[4]. Đủ đạm, chồi búp cây phát triển nhanh, cành
lá, nhánh phát triển mạnh. Đó là cơ sở để cây trồng cho năng suất cao (Ngô
Thị Đào và cs , 2007) [19 ].
Theo Phan Thị Phần và cs (1999) [54 ] khi nghiên cứu cỏ Ghine TD58


khu vực miền Nam và miền Bắc cho kết quả:
+ Khu vực miền Nam, địa điểm nghiên cứu tại vùng đất xám Bình
Dương với 20 tấn phân chuồng, 80 kg P
2
O
5
, 80 kg K
2
O và 500 kg
25
25

×