Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè kim tuyên được trồng tại vùng chè phúc xuân, sông cầu, đại từ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.8 KB, 57 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và đời sống của người dân
Việt Nam. Đã từ lâu, trà Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế
giới, đem lại ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Bởi vậy cây chè đã được xây
dựng thành một trong những chương trình trọng điểm phát triển Nông nghiệp
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt Nam.
Sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam bắt đầu hòa nhập vào khu vực và trên thế
giới. Sản phẩm chè không chỉ xuất khẩu sang thị trường truyền thống như:
Liên Bang Nga, Đông Âu, mà còn tới nhiều thị trường mới như: Trung Đông,
Tây Âu và Bắc Mỹ. Muốn xâm nhập vào các thị trường xuất khẩu này và giữ
vững ngay cả thị trường trong nước, trà Việt Nam phải có tính cạnh tranh về
chất lượng, giá cả và phương thức kinh doanh.
Mặt khác, cây chè còn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng
ngày của người dân, đặc biệt là người Việt Nam bởi trà là thức uống cổ truyền
có tác dụng giải khát tốt, có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng
khả năng làm việc. Ngoài ra, chè còn có giá trị dược liệu, có khả năng chữa
một số bệnh đường ruột, cung cấp nhiêu Vitamin A, B, B1, B6… Đặc biệt trà
chứa nhiều Vitamin C, đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị rất cần thiếtcho cơ
thể con người.
Ngoài ra, việc phát triển cây chè có năng suất cao, phẩm chất tốt góp
phần thu hút lao động dư thừa ở miền núi, giúp cho đồng bào có thêm thu
nhập và xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng.
Ở Việt Nam chè được trồng tập trung ở vùng trung du miền núi phía Bắc
Lâm Đồng, ngoài diện tích chè trồng tập trung theo hướng sản xuất công
nghiệp có đốn hái, còn có nhiều ở vùng đồi núi phía Bắc như các tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn…
Kỹ thuật trồng, chăm sóc chè ở giai đoạn đầu là rất cần thiết nó quyết
định đến năng suất và sản lượng của chè. Cây chè là cây lâu năm có hai chu


kỳ phát triển: Chu kỳ lớn và chu kỳ nhỏ.
1
2
Chu kỳ lớn là bao gồm cả đời sống cây chè từ khi hoa chè thụ phấn trên
cây mẹ hình thành hạt và cây con cho đến khi cây già cỗi và chết. Chu kỳ nhỏ
là bao gồm hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực xảy
ra trong một năm. Các mầm dinh dưỡng phát triển thành búp, lá non tạo nên
các đợt sinh trưởng, các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa, quả chè.
Sinh trưởng búp: Tuân theo quy luật sơ đồ sau
Chồi lá phình lên → Mọc lá vẩy ốc→ Mọc lá cá → Mọc lá thật →
Búp mù ngủ, nghỉ sau 1 thời gian lại tái diễn như trên.
Sinh trưởng cành: khi cây nhỏ phân cành theo kiểu phân đơn, có thân
chính rõ.
Sinh trưởng rễ: Bộ rễ chè gồm có rễ dẫn và rễ hút.
Thái Nguyên với diện tích hơn 16.000ha, năng suất bình quân đạt 90 tạ
chè búp tươi/ha, đứng thứ hai toàn quốc sau Lâm Đồng cả về diện tích và sản
lượng. Chè Thái được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị
trường nội tiêu chiếm trên 70% sản lượng chè toàn tỉnh. Năm 2005, Thái
Nguyên xác định mục tiêu phát triển chè trong giai đoạn 2006 – 2010 là: Tập
trung mọi nguồn lực để khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của
cây chè đặc sản Thái Nguyên trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến
và tiêu thụ chè gắn với công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến… nhằm mang lại sản
phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng, để chè Thái chiếm lĩnh thị trường trong
nước và thế giới. Chè Thái Nguyên trồng chủ yếu ở các huyện: Đồng Hỷ, Phú
Lương, Đại Từ, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
Tuy nhiên tới thời điểm này ngành chè Thái Nguyên vẫn luẩn quẩn trong
vòng khó khăn, hiện tại chè Thái Nguyên cao cấp vẫn còn kém, cơ cấu giống
chè chưa hợp lý, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè Kim Tuyên

được trồng tại vùng chè Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên”
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chè
Kim Tuyên tại vùng chè xã Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên nhằm
2
3
góp phần hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến giống chè Kim
Tuyên tại vùng chè xã Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chè Kim Tuyên
được trồng tại vùng chè Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển giống chè Kim Tuyên tại vùng
chè Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá được đặc
điểm sinh trưởng, phát triển, chất lượng của giống chè Kim Tuyên làm cơ sở
vững chắc cho việc xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý để tăng
năng suất, chất lượng cây chè Kim Tuyên nói riêng và sản xuất chè nói chung.
3
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây chè
2.1.1. Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay còn có
nhiều ý kiến khác nhau, dựa trên cơ sở lịch sử, khảo cổ học, thực vật học. Một
số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là:
Theo Daraselia (Gruzia) 1989: các nhà khảo cổ học Trung Quốc như:
Succheeupen, Jaoding…đã giải thích sự phân bố cây chè như sau: Tỉnh Vân
Nam – Trung Quốc là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông lớn đổ về những con
sông của Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên cây chè được mọc ở

Vân Nam, Sau đó hạt chè di chuyển theo dòng nước đến các nước trên và lan
nhiều sang các nước khác. Cũng theo Dareselia thì một luận điểm nữa có cơ
sở khoa học là dựa theo học thuyết “ Trung tâm khởi nguyên của cây trồng”
của Vavilop thì cây chè cón nguồn gốc ở Trung Quốc và phân bố ở các khu vực
phía Đông, phía Nam, phía Đông Nam men theo các cao nguyên Tây Tạng.
Năm 1951, Đào Thừa Chân (Trung Quốc) cho rằng: Nơi nguyên sản
của cây chè là tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, chúng di thực về phía Đông qua
tỉnh Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành giống chè lá nhỏ, di
thực về phía Nam và Tây Nam - Ấn Độ, Mianma, Việt Nam biến thành giống
chè lá to.
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ)
Năm 1823, Robest Bruce (Anh) đã phát hiện ra một số cây chè hoang
dã ở vùng Atxam (Ấn Độ) thuộc loại thân gỗ lớn, khác với cây chè thân bụi
Linne thu thập ở Trung Quốc. Sau đó qua nghiên cứu các học giả người Anh
đã cho rằng: Ấn Độ là nguyên sản của cây chè vì trong kho tàng cổ thụ của
Trung quốc không có ghi nhận gì về các cây chè cổ thụ trong đất nước Trung
Quốc và giống chè ở Trung Quốc cũng như Nhật Bản hiện nay là thu thập từ
Ấn Độ.
- Cây chè có nguồn gốc từ Việt Nam:
Những công trình nghiên cứu của Djemukhade (1961 – 1971) về sự
tiến hóa của cây chè bằng cách phân tích chất Catechin trong chè mộc hoang
4
5
dã, chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới (từ Tứ Xuyên,
Vân Nam – Trung Quốc), các vùng chè cổ ở Việt nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ,
Lạng Sơn…) tác giả kết luận: cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các chất
Catechin đơn giản nhiều hơn cây chè có nguồn gốc Trung Quốc
(1961), các chất Catechin phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn ở cây chè
cổ Việt Nam. Từ những biến đổi sinh hóa này ở cả lá chè dại và lá chè được
trồng trọt chăm sóc cho phép đi đến một kết luận mới là “ nguồn gốc cây chè

là ở Việt Nam”.
Tuy có sự khác nhau vè địa điểm nhưng những quan điểm trên đều có
sự thống nhất rằng: nguyên sản của cây chè có nguồn gốc từ Châu Á, nơi có
điềukiện khí hậu nóng và ẩm ướt.
2.1.2. Phân loại của cây chè
2.1.2.1. Cơ sở khoa học của việc phân loại
- Dựa vào cơ quan dinh dưỡng: lọa thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng
của tán, của lá, kích thước lá, đầu lá, số đôi gân chính.
- Dựa vào cơ quan sinh thực: chủ yếu dựa vào hàm lượng Tanin. Mỗi
giống đều có hàm lượng Tanin biến động trong một phạm vi nhất định.
2.1.2.2. Phân loại
Vị trí của cây chè trong hệ thống phân loại như sau:
(Giucopski – 1940 – 1964).
Ngành Hạt kín Angiospermae
Lớp Hai lá mầm Dicotyledoneac
Bộ Chè Theales
Họ Chè Theaceac
Chi Chè Camelli (thea)
Loài Camellia (thea) Sinensis
Tên khoa học của cây chè được nhiều người công nhận là Camelli
sinensis (L).O.Kuntze và có tên đồng nghĩa là Thea Sinesis (L).
Cây chè còn được chia thành nhiều thứ chè khác nhau (Varitax) dựa
vào đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, tính chống chịu… có nhiều cách
phân loại nhưng bảng phân loại của Cohen stuart – 1919 được nhiều người
công nhận nhất (Theo Nguyễn Ngọc Kính – 1979, Đỗ Ngọc Quỹ - 1980).
5
6
Cohen stuart đã chia Camellia Sinensis thea làm 4 thứ chính:
1- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var: bohea).
Đặc điểm: Thân bụi, thân thấp, phân chia cành nhiều, lá nhỏ, xanh đậm,

có 6-7 đôi gân chính, ra hoa nhiều, phân bố ở các vùng Đông và Đông Nam –
Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam có ở vùng Lạng Sơn, Phú Hộ.
2- Che Trung Quốc lá to (Camellia Sinesis var. Maxrophylla).
Đặc điểm: Thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5m, lá to trung bình, chiều dài lá
từ 12-15 cm, rồng 5-7cm lá màu xanh, có 8-9 đôi gân chính. Phân bố rộng rãi
ở tất cả các vùng chè của Trung Quốc. Ở Việt Nam có ở các tỉnh vùng núi
phía Bắc (chè trung du).
3- Chè Shan (Camellia Sinensis var.Shan).
Đặc điểm: cây thân gỗ cao tới 10m, lá to dài 15-18cm, màu xanh nhạt,
có 10 đôi gân chính. Nguyên Sản là vùng Vân Nam – Trung Quốc. Ở Việt
Nam chè Shan có nhiều ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên (Lâm Đồng).
4- Chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica).
Đặc điểm: Thân gỗ cao, to (17m), là to dài từ 20-30cm, lá có màu xanh,
có từ 12 – 15 đôi gân chính. Chè được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Vân
Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam che Ấn Độ được trồng nhiều ở Phú Thọ, Yên
Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Tiêu biểu là giống chè PH1 cho năng suất
cao nhất ở Việt Nam.
2.1.3. Phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết
quả nghiên cứu đều đi đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt đới là
thích hợp cho cây chè. Tuy nhiên do trình độ KH – KT ngày càng phát triển
đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau và được trồng rộng rãi trên
58 nước khác nhau trên thế giới. Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ thì hiện nay chè
được phân bố khá rộng từ 42
0
vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ) đến 27
0
Nam
Coriente (Achentina).
Sự phân bố của cây chè theo điều kiện đất đai và địa hình cũng có sự

khác nhau. Đất trồng chè tốt phải có phản ứng chua, nhiều mùn, thoát nước
tốt và có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè
với những giống chè khác nhau và chất lượng cũng khác nhau. Các nhà khoa
6
7
học đều cho rằng: chè trồng ở những vùng có độ cao lớn so với mặt nước biển
thường có chất lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp: Chè trồng ở
Hoàng Sơn (An Huy – Trung Quốc), vùng Dacjilling (Ấn Độ) có độ cao lớn
so với mặt nước biển, có chất lượng nổi tiếng thế giới. Ở Việt Nam chè có
chất lượng cao thường được trồng ở vùng núi cao như Hà Giang, Mộc Châu –
Sơn La, Nghĩa Lộ - Yên Bái.
Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 15
0

20
0
C, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000, lượng mưa trung bình hàng
năm 1.500 – 2.000mm, độ ẩm đất 70-80%. Tuy nhiên với khả năng thích nghi
rộng cùng với sự tiến bộ của KH – KT hiện nay chè được trồng ở những vùng
có khí hậu khắc nghiệt hơn.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè trên thế giới
Chè là thứ nước uống lý tưởng, thông dụng và phổ biến trên toàn thế
giới, có sản phẩm chế biến đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng rãi và có giá trị
kinh tế cao. Ngoài việc dùng chè để thỏa mãn nhu cầu giải khát, dinh dưỡng
thì ở nhiều nước chè đã được nâng lên tầm văn hóa với những nghi thức
trang trọng và thanh tao của trà đạo. Hiện nay hàng tỷ người dùng hcef làm
thứ nước uống hàng ngày.
Cách đây trên 4000 năm Trung Quốc là nước phát hiện và sử dụng chè
sớm nhất thế giới. Sau đó chè được phát triển rất nhanh, cho tới nay chè được

trồng ở trên 58 nước khắp châu lục, phân bố từ 30
0
vĩ tuyến Nam đến 45
0

tuyến Bắc, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi.
Năm 1995 tác giả Chen – Zong – Mao (Trung Quốc) đã nghiên cứu và
đưa ra nhận định về tình hình phát triển của cây chè (Diện tích, năng suất, sản
lượng) trên thế giới tính đến năm 1994 và những năm tiếp sau.
- Về diện tích: diện tích chè trên thế giới trong vòng 15 năm qua ổn
định ở mức 2,45 triệu ha trong đó Châu Á có khoảng 20 nước (chiếm 86,7%)
Châu Phi có 21 nước (chiếm 8,04%) còn lại là Châu Âu, Châu Mỹ và Châu
Đại Dương gồm 17 nước (chiếm 3,26%). Nước có diện tích lớn nhất là Trung
Quốc đạt 1134,6 nghìn ha.
7
8
- Về năng suất: với sự tiến bộ của KH – KT việc áp dụng vào trong sản
xuất chè làm cho năng suất ngày càng tăng cao, từ năm 1984 – 1994 năng
suất trung bình đạt 1160kg chè khô/ha, khu vực Châu Á tuy có diện tích lớn
nhưng năng suât bình quân chỉ đạt 1083kg chè khô/ha (năm 1994) trong khi
đó một số quốc gia có năng suất cao nhất trên thế giới đạt khoảng 2000kg chè
khô/ha như: Kenya, Bolyvia, Srilanca.
- Về sản lượng: trong khoảng 30 năm trở lại đây sản lượng chè trên thế
giới liên tục tăng, năm 1974 đạt 1602 nghìn tấn/năm đến năm 1994 sản lượng
đã tăng lên 2478 nghìn tấn/năm trong đó sản lượng tập trung chủ yếu ở Châu
Á (chiếm 83,2%) và Châu Phi (chiếm 14,4%). Sản lượng chè trên thế giới từ
năm 1990 – 1994 tăng trung bình 2,55% mỗi năm.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của thế giới năm 2005 – 2009
Số
TT

Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1 2005 2689,5 13,479 3625,5
2 2006 2740,0 13,388 3668,5
3 2007 2906,4 13,584 3948,1
4 2008 2909,4 13,376 3892,5
5 2009 3014,9 13,101 3950,1
(Theo nguồn FAO năm 2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích qua các năm trên thế giới đều
tăng lên, còn năng suất lên xuống thất thường, sản lượng có tăng lên nhưng có
năm sản lượng cũng giảm xuống.
Diện tích năm 2005 đạt 2689,5 đến năm 2006 diện tích là 2740,0ha
tăng len 50,5ha, năm 2007 diện tích là 2906,4ha tăng lên 166,4ha so với năm
2006, năm 2008 diện tích trồng chè là 2909,9ha tăng len 3,5ha, năm 2009
diện tích chè là 3014,9ha tăng lên 105ha chè. Trong năm năm gần đây diện
tích trồng chè trên thế giới tăng nhanh nhất là năm 2007 với diện tích là
166,4ha. Năm 2008 diện tích là thấp nhất.
Năng suất chè năm 2005 đạt 13,479 tạ/ha đến năm 2007 năng suất chè
là 13,388 tạ/ha giảm xuống 0,0091 tạ/ha. Năm 2007 năng suất chè đạt 13,584
8
9
tạ/ha cao hơn năm 2006 là 0,196 tạ/ha, năm 2008 năng suất là 13,376 ta/ha
giảm xuống hơn năm 2007 là 0,208 tạ/ha, đến năm 2009 năng suất là 13,101
tạ/ha so với năm trước là có giảm xuống, năm 2007 sản lượng tăng cao nhất
196 ta/ha, còn lại là đều giảm.

Sản lượng qua các năm đều tăng, có năm 2008 là giảm, cụ thể là năm
2005 sản lượng đạt 3625,5 nghìn tấn đến năm 2006 là 3668,5 nghìn tấn tăng
lên được 43,0 nghìn tấn, năm 2007 đạt 3948,1 nghìn tấn so với năm trước là
có tăng lên được 279,6 nghìn tấn, năm 2008 sản lượng chè đạt 3892,5 nghìn
tấn so với năm 2007 là có giảm xuống 55,6 nghìn tấn, năm 2009 đạt 3950,1
nghìn tấn có tăng lên hơn so với năm 2008 là 57,6 nghìn tấn. Ta thấy trong 5
năm thì có năm 2007 là sản lượng chè đạt cao nhất trên thế giới và năm 2008
sản lượng không tăng mà còn giảm xuống.
- Về thị trường: đối với các nước trồng và chế biến chè, thị trường có
tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nghành chè mỗi nước.
Thị trường chè trên thế giới chủ yếu là các lhu vự trung cận đông, Châu
Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Trung cận đông là một thị trường chè lớn vì đó là
khu vực đạo hồi, người theo đạo hồi không uống rượu, ít uống cafe, chè là
thức uống được ưa chuộng. Theo thống kê gần đây cho thấy các nước nhập
khẩu chính vẫn thuộc những quốc gia trồng hoặc ít trồng chè như: Vùng
Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu… các nước xuất khẩu chè chính vẫn
là những nước có diện tích, sản lượng chè lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,
Srilanca, Việt Nam…
Hiện nay trên thế giới có nhiều biến động tình hình an ninh chính trị
như các cuộc khủng bố ngày càng gia tăng, đặc biệt là các cuộc chiến tranh ở
Irăc làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu. Giá cả một số nông sản nói
chung và sản phẩm chè nói riêng có dự biến động và ảnh hưởng không tốt tới
sản xuất.
Như vậy qua tìm hiểu một số nét cơ bản về tình hình sản xuất chè trên
thế giới ta thấy diện tích của cây chè qua nhiều thập niên tăng nhanh cho tới
nay có xu hướng giảm dần ở một số nước. Thế nhưng do tiến bộ về KH – KT
đã tạo ra nột số giống chè mới có năng suất sản lượng cao, cộng với tiến bộ
trong kỹ thuật thâm canh mà sản lượng chè thế giới vẫn không ngừng tăng
9
10

lên. Đặc biệt hiện nay vấn đề sản xuất chè hữu cơ (chè sạch) đang là một lĩnh
vực được thị trường và giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Đây sẽ là hướng
đi mới tạo ra một bước ngoặt lớn trong sản xuất và tiêu thu chè trên toàn cầu.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
2.2.2.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè
* Những nghiên cứu về chu kỳ phát triển cá thể cây chè của các nhà khoa
học cho thấy: Cây chè có 2 chu kỳ phát triển (chu kỳ phát dục) đó là chu kỳ
phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
+ Chu kỳ phát triển lớn hay gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây chè bao
gồm: cả đời sống của cây chè, kể từ khi tế bào trứng được thụ tinh bắt đầu
phân chia cho đến khi cây già cỗi và chết. Theo tác giả Trung Quốc thì chu kỳ
lớn của cây chè được chia làm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt giống) được tính từ khi tế bào trứng
thụ tinh bắt đầu phân chia, hình thành hạt cho tới khi chín.
- Giai đoạn cây con: được tính từ khi hạt chè nảy mầm cho đến khi cây
chè ra hoa, kết quả lần đầu. Giai đoạn này kéo dài 1 – 2 năm.
- Giai đoạn cây non: được tính từ khi cây chè ra hoa, kết quả lần đầu tiên
đến khi cây chè định hình (có bộ khung tán ổn định). Giai đoạn này thường
kéo dài từ 2 - 3 năm.
- Giai đoạn chè lớn: Được tính từ khi cây chè có bộ tán ổn định bước vào
giai đoạn kinh doanh, thu hoạch búp đến khi có biểu hiện thay tán mới. Giai
đoạn này thường kéo dài từ 30 – 40 năm hoặc lâu hơn.
- Giai đoạn gài cỗi: Tính từ khi nương chè có biểu hiện thay tán đến khi
nương chè già và chết.
+ Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm) được tính từ khi
mầm chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trưởng
vào cuối năm. Chu kỳ phát triển hàng năm bao gồm 2 quá trình phát triển
song song đó là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
- Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng: Quá trình này bao gồm sinh trưởng
búp, sinh trưởng cành và sinh trưởng rễ.

- Quá trình sinh trưởng sinh thực: là quá trình hình thành trồi hoa, nở
hoa, thụ phấn và kết hạt.
10
11
* Nghiên cứu sự hình thành các đợt sinh trưởng: M.A.A Lidalde (năm
1961) cho rằng: Mầm chè có 5 lá thì ở nách lá thứ nhất, thứ 2 đã có mầm
nách, khi xuất hiện lá thứ 6 thì có mầm nách thứ 3, khi lá thứ 7 xuất hiện thì
có mầm nách thứ 4…
* Các tác giả K.E. Bakhotaze (1971) và K.M. Djemukhatde (1976),
nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè cho rằng: Sự sinh trưởng của búp
chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, ở những nước có mùa đông búp chè
ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Ngược lại ở những nước không có mùa
đông cây chè sinh trưởng liên tục, thu hoạch quanh năm. Cũng theo tác giả
này, nghiên cứu về doanh thu của búp chè trong điều kiện đốn hoặc không
đốn cho rằng: trong điều kiện không đốn thì các mầm chè phân hóa vào mùa
thu, mùa đông và sẽ hình thành búp vào mùa xuân. Trong khi đó nương chè
có đốn thì sẽ phân hóa mầm chủ yếu được tiến hành vào mùa xuân.
* Nghiên cứu hình dạng lá Z.G. Kakat cho rằng góc lá tối ưu cho cường
độ quang hợp là 45
0
.
2.2.2.2. Những kết quả nghiên cứu về giống chè
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây công nghiệp lâu
năm nói riêng, đặc biệt là cây chè thì công tác giống có một vai trò hết sức
quan trọng. Việc chọn lọc, lai tạo giống mới không chỉ quyết định đến khả
năng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng đến
khả năng mở rộng địa bàn phát triển chè đã được các nhà khoa học quan tâm
từ rất sớm. Trạm nghiên cứu chè đầu tiên được thành lập trên đảo Java
(Inddooneexxia) vào năm 1905.
Công trình nghiên cứu của Cohen Stuart (1913), ông đã phân biệt các

nhóm chè dựa vào hình thức sinh lý của sự ra hoa, kết quả và xác định những
dấu hiệu đầu tiên của sự lựa chọn với những tương quan cơ bản của các yếu
tố cấu thành năng suất. theo tác giả để chọn lọc được giống chè tốt theo
phương pháp chọn lọc dòng cần phải qua các bước sau:
Nghiên cứu vật liệu cơ bản → Chọn hạt → Lựa chọn vườn ươm

Thử nghiệm thế hệ sau ← Lựa chọn ← Chọn dòng tiếp tục
11
12
Sự lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các đặc tính của tính trạng
bên ngoài của cây như thân, cành, lá, hoa, quả…
Qua quá trình nghiên cứu giống, các nhà khoa học đã đặt ra các tiêu
chuẩn của một giống tốt có thể đưa vào sản xuất đại trà bao gồm:
- Tiêu chuẩn về sinh trưởng: Giống chè hải có khả năng phân cành mạnh, vị trí
phân cành thấp, lá to, mật độ búp dày, trọng lượng búp cao, thời gian sinh
trưởng trong năm dài.
- Tiêu chuẩn về sản lượng: Sản lượng phải ổn định năng suất phải cao hơn
giống đối chứng 15% trở lên.
- Tiêu chuẩn về chất lượng: Có hàm lượng Tanin cao hơn giống đối chứng từ 1-
3%.
- Tiêu chuẩn vè tính chống chịu: Có khả năng thích nghi cao, chịu hạn, chịu rét
tốt…
Những kết quẻ nghiên cứu về giống chè trên thế giới của các nhà khoa
học đã được tiến hành từ rất sớm. Ở Trung Quốc ngay từ thời nhà Tống đã
chọn lọc ra được ra được 7 giống chè theo phương pháp cá thể. Điển hình như
các giống chè Thủy Tiên, Đại Bạch Trà, Thiết Quan Âm là những giống chè
chiết cành do nhân dân tạo ra. Năm 1956, Trần Khôn Dũ đã đưa ra phương pháp
chọn giống 100 điểm đối với cây ăn quả. Phương pháp này đã được tác giả Đỗ
Ngọc Quý áp dụng trong trọn giống chè ở Triết Giang. Năm 1966 điều tra giống
trên toàn quốc ở trung Quốc đã có 50 giống tốt phục vụ sản xuất.

Ở Ấn Độ thời gian đầu đã phải nhập giống chè ở Trung Quốc nhưng
hiện nay Ấn Độ đang đẩy mạnh phương pháp chọn giống bằng phương pháp
chọn dòng trên thứ chè Atxam. Ngoài ra còn phương pháp chọn Biolonal
được đưa ra sản xuất hiệu quả.
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Theo một số nhà nghiên cứu khoa học thì Việt Nam được coi là một
trong những quê hương của cây chè. Bởi vậy từ ngàn đời nay cây chè đã đi
vào đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của mỗi người dân. Trước kia cây chè
chỉ được sử dụng làm thực phẩm như nấu nước để giải khát, phục hồi sức
khỏe… theo tài liệu khoa học ở cuối thế kỷ XIX Việt Nam đã hình thành các
12
13
khu trồng chè có quy mô như: Vùng chè đồng bằng, vùng đồi ven biển, vùng
châu thổ sông hồng, vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện nay Việt
Nam đã có những bước tiến dài trong sản xuất chè, nằm trong tốp những nước
dẫn đầu về diện tích, sản lượng chè. Tuy nhiên ở Việt Nam sản xuất chè mới
thực sự bắt đầu từ năm 1925.
2.3.1.1. Lịch sử phát triển nghành chè Việt Nam
Lịch sử phát triển nghành chè Việt Nam được chia thành các giai đoạn
phát triển sau đây.
* Giai đoạn 1890 – 1945.
Những đồn chè ở Việt Nam được thành lập ở Tĩnh Cương (Phú Thọ)
60ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) 250ha trong những năm 1925 – 1940, người
Pháp đã mở thêm các đồn điền chè ở Cao nguyên Trung bộ với diện tích
khoảng 2.750 ha.
Tính đến năm 1938, Việt Nam có 13.045 ha chè phân bố chủ yếu ở các
vùng trung du, miền núi (Bắc Bộ) và Cao nguyên Trung bộ trong đó trên 75%
diện tích do người Việt Nam quản lý.
Năm 1939 Việt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô đứng hàng thứ 6

trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Nhật Bản và Inđônêxia
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là diện tích chè phân tán, mang tính
chất tự cấp, tự túc, kỹ thuật canh tác sơ sài, phương thức quảng canh là chính.
Giai đoạn này có 3 cơ sở nghiên cứu chè được thành lập. Đầu tiên là
chạm nghiên cứu chè Phú Hộ (Phú Thọ) thành lập anwm 1918 sau đó vào
năm 1927 là chạm nghien cứu chè Plâyku (Gia Lai – Kon Tum) và chạm
nghiên cứu chè Bảo Lộc – Lâm Đồng thành lập năm 1931.
* Giai đoạn 1945 – 1954:
Ở giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh, các vườn chè bị bỏ
hoang, ít được đầu tư chăm sóc do đó diện tích và sản lượng chè trong thời
gian này bị giảm nhiều.
* Giai đoạn 1954 – 1990:
Ở giai đoạn này các công trình phát triển nông nghiệp được hoạch định.
Cây chè được xác định là cây trồng có kinh tế cao, có tầm quan trọng chiến
lược phát triển KH – KT ở vùng trung du miền núi.
13
14
Trong những năm 1958 – 1960 hàng loạt các nông trường được thành
lập, dưới sự quản lý của các đơn vị quân đội. Tuwd những năm 1960 – 1970
chè được phát triển mạnh ở 3 khu vực: Quốc doanh, hợp tác xã chuyên canh
và hộ gia đình.
Các cơ sở nghiên cứu chè ở Phú Hộ (Phú Thọ), Bảo Lộc (Lâm Đồng) kỹ
thuật canh tác, chế biến được đầu tư nghiên cứu. Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng
rộng rãi vào sản xuất, góp phần làm tăng diện tích và sản lượng chè Việt Nam.
Ở giai đoạn này công nghiệp chế biến được phát triển mạnh nhiều nhà
máy chè đen, chè xanh được xây dựng ở Nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ… với sự giúp đỡ về kỹ thuật, cơ sở vật chất
của Liên Xô cũ, Trung Quốc… phần lớn chè được xuất khẩu sang các nước
như: Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, một số khác được xuất khẩu sang các
nước Tây Á: Iran, Irăc, Co Oet, Ả Rập.

* Giai đoạn 1990 tới nay:
Từ năm 1990 – 1997 diện tích chè đã tăng từ 60.000 ha (tăng 36,2%)
sản lượng chè khô tăng từ 32,2 nghìn tấn lên 52,2 nghìn tấn (tăng 61,2%). Tuy
nhiên từ năm 1990 tới naydo biến động lớn về thị trường tiêu thụ nên sản xuất
chè gặp nhiều khó khăn, công nghệ chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu về
chất lượng, chủng loại chè của thị trường mới (Châu Á, Bắc Mỹ, Tây Âu). Sự
chồng chéo về quản lý nghành chè giữa các cơ quan nhà nước và địa phương
đã phần nào làm nghành chè chững lại. Diện tích chè vẫn tăng những năng
suất lại giảm, đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó tổng công ty chè Việt Nam được thành lập, thống
nhất quản lý nghành chè. Một số liên doanh liên kết sản xuất chè với nước
ngoài (Nhật bản, Bỉ, Anh, Đài loan…) được thành lập, công nghệ chế biến
bước đầu được đổi mới, thị trường xuất khẩu bắt đầu được mở rộng sang các
nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Thị trường xuất khẩu truyền thống (Đông
Âu và Liên Xô cũ) xũng được mở lại, giá chè bước đầu ổn địnhtạo niềm tin
cho người làm chè
14
15
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trong 5 năm trở lại đây của
Việt Nam (2005 – 2009)
Năm
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2005 97,7 13,5 132,5
2006 102,1 14,8 151,0
2007 107,4 15,2 164,0

2008 108,8 15,9 173,5
2009 111,6 16,6 185,7
Theo nguồn FAO (năm 2011)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng qua
các năm đều tăng lên.
Diên tích năm 2005 lá 97,7ha, năm 2006 là 102,1ha đã tăng lên được
4,5ha, năm 2007 diện tích là 107,4ha, năm 2008 diện tích trồng chè có là
108,8ha so với năm 2007 có tăng lên 1,4ha, đến năm 2009 diện tích là
111,6ha tăng lên 2,8ha. Như vậy năm 2006 đến năm 2007 diện tích tăng
nhanh hơn các năm khác đạt 53ha, năm 2007 đến năm 2008 diện tích tăng ít
hơn chỉ đạt 1,4 ha.
Năng suất chè trong 5 năm có tăng lên, năm 2005 là 13,5 tạ/ha đến năm
2006 năng suất là 14,8 tạ/ha tăng lên 1,2 tạ/ha, năm 2007 năng suất là 15,2
tạ/ha, so với năm 2006 năng suất có tăng lên được 4,8 tạ/ha, năm 2008 năng
suất là 15,9 tạ/ha tăng lên 6,7 tạ/ha so với năm 2007, năm 2009 năng suất là
16,7 tạ/ha tăng 6,9 tạ/ha so với năm 2008. Ta thấy năng suất chè trong 5 năm
tăng lên, năm 2005 đến năm 2006 tăng lên nhiêu nhất là 1,2 tạ/ha.
Sản lượng nhìn chung tăng dần qua các năm, sản lượng chè năm 2005
là 132,5 nghìn tấn, đến năm 2006 sản lượng là 151,0 nghìn tấn tăng 17.5
nghìn tấn, năm 2007 sản lượng là 164,0 nghìn tấn, đến năm 2009 năng suất
đạt 185,7 nghìn tấn tăng lên được 21,7 nghìn tấn.
15
16
2.3.1.2. Những đánh giá chung về tình hình sản xuất chè ở nước ta
* Về thành tựu:
- Chè Việt Nam phát triển theo hướng tăng dần cả về diện tích lẫn sản
lượng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đã hình thành những vùng sản
xuất tập trung, duy trì được những vùng chè đặc sản. Tuy năng suất bình quân
cả nước còn thấp nhưng một số doanh nghiệp đã đạt được năng suất chè búp
khá cao như Mộc Châu (Sơn La), Phú Hộ (Phú Thọ)…

- Công nghiệp chế biến đã có những chuyển biến mạnh, các công trình
liên doanh và hợp tác với nước ngoài, sản xuất chè đã thu được hàng triệu
USD. Trang bị những thiết bị kỹ thuật mới hiện đại đặc biệt tạo ra nhiều giống chè
chất lượng cao góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy chè Việt Nam Phát Triển,
cải thiện đời sống cho người lao động, sản xuất chè ở nước ta.
- Nhờ sự giúp đỡ, chỉ đạo của chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và phát triển
nông thôn đã mở thêm một số thị trường xuất khẩu chè khá lớn, tạo điều kiện
cho sản xuất ổn định.
* Những tồn tại:
- Sản xuất chè đạt hiệu quả chưa cao do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Trong quá trình trồng mới các vườn chè trước đây không có giống tốt
nên chất lượng, năng suất thấp ngoài ra do đầu tư không đủ nên dẫn đến
nương chè mất khoảng nhiều.
+ Cây bóng mát trong vườn chè quá ít, sản xuất chè còn mang tính độc
canh, trang thiết bị chế biến còn chậm đổi mới, thị trường tiêu thụ không bền
vững… ngoài ra còn một số nguyên nhân khác về vấn đề kỹ thuật, vấn đề
chính sách liên quan đến sự chế biến của các nhà máy gây đột biến giá chè
búp khô.
+ Quá trình canh tác thiếu phân bón hữu cơ đặc biệt là phân bón qua lá
và bón quá nhiều phân hóa học dẫn đến đất đai ngày càng nghèo kiệt dinh
dưỡng và chai cứng, nồng độ pH tăng lên.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam
2.3.2.1. Những kết quả nghiên cứu về giống chè
Trong sản xuất nông nghiệp công tác nghiên cứu về giống có vai trò
quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt chè là cây công nghiệp
16
17
lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế dài, từ 30 – 40 năm có khi hàng trăm năm vì vậy
chọn giống tốt hay xấu có ý nghĩa quyết định đến năng suất, sản lượng trong
suốt thời gian dài. Nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất quan tâm

chú trọng đến công tác nghiên cứu và chọn tạo giống chè.
Sau khi đã thành lập bộ môn giống chè ở trại thí nghiệm Phú Hộ (Phú
Thọ), đã có nhiều đợt kiểm tra thu thập giống. Từ 1963 – 1964 điều tra ở
Lạng Sơn, Suối Giàng, Thạch Hà, Can Lộc… Ngoài ra đã tiến hành thu thập
thêm nhiều giống ở Srilanca (1977) và trồng tiêu bản thêm 33 giống mới.
Từ 1993 – 1995 tiếp tục điều tra thu thập giống chè ở trong nước và
nhập nội một số giống chè tốt của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc làm
nguyên liệu chon lọc cải tạo giống mới.
Qua các cuộc điều tra nói trên đã thu thập được một số giống trong và
ngoài nước đã lai tạo ra một số giống chè có chất lượng cao như: PH1, 1A,
TH3, các giống chè Shan ở Hà Giang và Sơn La. Qua điều tra về giống chè
trong sản xuất ở Việt Nam được chia làm 4 thứ chính sau:
- Chè Trung Quốc lá to chiếm 39,7% diện tích, điển hình là giống chè
trung du Bắc Kỳ, khu 4 cũ, duyên hải miền trung.
- Chè trung Quốc lá nhỏ chỉ có một số giống được nhập từ Quảng Đông
(Trung Quốc) về viện để nghiên cứu.
- Chè Ấn Độ chiếm 9% diện tích, điển hình là giống chè Shan ở miền
núi phía Bắc (Hà Giang, Mộc Châu – Sơn La), vùng Tây Nguyên (Bảo Lộc,
Gia Lai…).
Về công tác lai tạo từ năm 1963 đã nghiên cứu các hiện tượng ra hoa,
kết quả của thứ chè trung du (Phú Hộ). Đến 1970 đã tiến hành quan trắc sự ra
hoa kết quả của các giống chè chọn lọc làm bố mẹ có những ứu điểm về năng
suất và chất lượng. Đến năm 1989 đã chọn lọc ra được 4 dòng chè lai là:
LDP1, LDP2, TĐ, LCT1. Đặc biệt là hai dòng chè LDP1 và LDP2 có nhiều
ưu điểm về năng suất và chất lượng.
2.3.2.2. Những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng sinh dưỡng
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) cho rằng búp chè hoạt động sinh
trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành các đợt sinh trưởng theo thứ
tự thời gian.
17

18
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính và Trần Thị Lư kết luận: Trong một
năm nếu để chè sinh trưởng tự nhiên thì cây chè có 3 – 5 đợt sinh trưởng. Nếu
đốn và hái búp chè liên tục thì có 6 – 7 đợt sinh trưởng, thời gian hình thành
một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống chè, tuổi cây, chế độ
canh tác, khí hậu…
Theo Nguyễn Ngọc Kính và Nguyễn Văn Toàn nghiên cứu về mối quan
hệ giữa búp và sản lượng thì sản lượng chè được quyết định bởi 2 yếu tố: Mật
độ búp và trọng lượng búp. Mật độ có liên quan chặt chẽ tới sản lượng chè.
Khác với mật độ búp, trọng lượng búp là đại lượng khá nhạy cảm do đó có ý
nghĩa rất lớn đối với sản lượng chè.
Theo Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Biên nghiên cứu về đặc điểm sinh
trưởng búp chè PH1 có đốn hái hàng năm ở Phú Hộ cho thấy: Các chu kỳ sinh
trưởng, phát triển của búp chè xảy ra liên tục, đan xen lẫn nhau. Trong điều
kiện cây chè đốn hái hằng năm có 7 đợt sinh trưởng búp, thời gian sinh
trưởng phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa, mùa vụ trong năm… Trong các
đợt sinh trưởng búp: Giai đoạn từ bật mầm đến khi thành lá cá trung bình cần
13,56 ngày đêm, búp có 4-5 lá. Hái chè trong đợt sinh trưởng cho sản lượng
cao, dao động sinh trưởng trung bình cần 21,43 để thu hoạch hết số búp trong
mỗi đợt sinh trưởng, lượng chè thu hoạch ở 3 đợt sinh trươnhr chính (III, IV,
V) chiếm tới 60,79% tổng sản lượng chè cả năm.
2.4. Kỹ thuật trồng chè
2.4.1. Đặc điểm chung của kỹ thuật trồng chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nhiệm kỳ kinh tế dài được trồng
chủ yếu ở vùng trung du miền núi, trên đất có độ dốc. Do vậy kỹ thuật trồng
chè có những đặc điểm cơ bản cần được chú ý như:
- Chè là cây công nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế từ 20 – 30 năm,
có khi tới hàng trăm năm, do vậy khi trồng chè phải có kế hoạch, quy trình dài
hạn, có tư tưởng làm ăn lâu dài. Phải xây dựng cơ sở vật chất, khoa học kỹ
thuật, xây dựng đội ngũ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, đáp ứng nhu

cầu trồng, chăm sóc, chế biến chè.
- Chè là cây trồng mà sản phẩm thu hoạch là búp và lá non dùng làm
nguyên liệu, chế biến thành các loại chè thương phẩm. Ngoài yếu tố giống,
18
19
địa hình, đất đai thì các biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quy
trình sản xuất chè đều có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Chè được trồng ở vùng trung du, miền núi. Đất trồng chè thường có
độ dốc cao, do vậy các biên pháp chống xói mòn, rửa trôi bảo vệ đất có ý
nghĩa rất lớn, làm tăng tuổi thọ, kéo dài nhiệm kỳ kinh tế của cây chè. Các
biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất cần được chú ý ngay từ khi quy hoạch,
thiết kế và khai hoang.
Mặt khác chè được trồng ở trung du, miền núi có địa hình phức tạp,
việc cơ giới hóa sản xuất chè gặp nhiều khó khăn, cần nghiên cứu các laoij
hình cơ giới nhỏ, phù hợp với các loại địa hình phức tạp đó.
- Cây chè tương đối khỏe, chống chịu tương đối tốt với các điều kiện
ngoại cảnh không thuân lợi cho thu hoạch tương đối chắc chắn. Tuy nhiên
muốn nương chè cho năng suât cao, có hiệu quả kinh tế lớn cần tiến hành
thâm canh ngay từ đầu.
- Sản phẩm cuối cùng của chè mang tính hàng hóa cao. Do vậy, cần
phải căn cứ vào thị trường tiêu thụ chè để thiết kế quy hoạch vùng chè.
Trên thế giới có thị trường tiêu thụ chè đen, chè xanh, do vậy tùy theo
thị trường mà sử dụng giống chè thích hợp, xây dựng nhà máy chế biến cho
thích hợp.
2.4.2. Kỹ thuật trồng chè bằng hạt
Hiện nay có nhiều phương pháp trồng chè xong trồng chè bằng hạt là
phương pháp phổ biến và đơn giản hơn cả. Trồng chè bằng hạt có thể tiến
hành theo những hình thức sau:
- Gieo hạt trong vườn ươm, sau đó đưa cây con ra trồng ngoài nương.
Ưu điểm cử hình thức này là: tiết kiệm được giống, tiện cho việc chăn nuôi,

quản lý cây con, có điều kiện sản xuất được cây con to, khỏe, đồng đều. Tuy
nhiên hình thức này yêu cầu kỹ thuật cao (giai đoạn vườn ươm), công vận
chuyển cây con lớn, giá thành 1ha trồng mới cao.
Hình thức gieo hạt trong vườn ươm sau đó đưa cây con ra trồng ở
nương thường chỉ áp dụng ở những nơi thời vụ trồng chè không trùng với thời
vụ thu hoạch quả chè hoặc với việc trồng giặm.
19
20
- Gieo hạt thẳng ra nương:
Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ làm, đỡ tốn công, giá thành
hạ nhưng không áp dụng được với những nơi có thời vụ trồng chè cách xa với
thời vụ thu hoạch quả. Sau đây là hình thức gieo thẳng hạt chè ra nương.
A. Chọn đất và thiết kế khai hoang.
- Chọn đất:
+ Chọn đất phù hợp với yêu cầu của cây chè có ý nghĩa rất quan trọng,
nó đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt, có khả năng cho năng suất cao, ổn
định, nương chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, cây chè có khả năng chống chịu tốt,
đặc điểm chịu hạn, chịu sâu bệnh hại.
+ Căn cứ vào yêu cầu về đất của cây chè để chọn đất trồng chè:
Chọn đất có độ dốc dưới 25
0
, tầng dày = 1m, đất có độ PH (KCL) =
4,5 – 5,5 (nhiều cây chỉ thị độ chua như sim, mua, cỏ tế, guột…) và có mực
nước ngầm dưới 1m.
- Thiết kế khai hoang:
+ Việc đầu tiên phải xác định rõ phạm vi, ranh giới, khai hoang, không
xâm phạm các rừng đầu nguồn, rừng gỗ quý.
+ Thiết kế khai hoang phải phù hợp với quy mô sản xuất, phù hợp với
các yêu cầu về quan hệ dân sinh, kinh tế.
+ Việc khai hoang phải được tiến hành đúng thời vụ, không khai hoang vào

mùa mưa, khai hoang phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp chống xói mòn.
B. Thiêt kế khu vực sản xuất chè.
- Bố trí mặt bằng khu sản xuất chè
Là thể hiện sự bố trí tổng thể vị trí các công trình và các mối liên hệ
tương quan giữa chúng, nhằm thỏa mãn các yêu cầu thâm canh, chuyên canh.
+ Hệ thống nương chè.
+ Phương thức canh tác.
+ Hệ thống các công trình phục vụ: nhà kho, chuồng trại, nhà làm việc,
hệ thông đường…
+ Hệ thống công trình khác như: hệ thống chống xói mòn, hệ thống đai
rừng chắn gió…
20
21
- Thiết kế đồi chè (nương chè):
Đồi chè được thiết kế sao cho tiện cho việc quản lý, chăm sóc và thu
hoạch, tận dụng được đât đai.
Những đồi độc lập, được bố trí thành một đồi chè, nương chè sau khi
thiết kế xong đặt tên cho đồi chè ví dụ như: 1 – 97, 2 – 97, 3 – 97.
Trong một đồi chè có thể được chia thành các lô chè khác nhau.
- Thiết kế lô chè:
Lô chè có thể có diện tích 0,5 – 1 ha tùy theo địa hình phức tạp hay
bằng phẳng. Ranh giới giữa các lô chè là một lối đi nhỏ để người và các loại
máy công cụ có thêt đi lại được dễ dàng. Lô chè có thể dài từ 50 – 100m và
gồm từ 20 – 50 hàng tùy theo địa hình.
- Thiết kế hàng chè:
Hàng chè là đơn vị nhỏ nhất trong nương chè. Hàng chè có thể là hàng
đơn hay hàng kép tùy theo điều kiện canh tác.
Không nên bố trí hàng chè quá dài, thường hàng chè dài từ 50 – 75m là
hợp lý, tối đa là 100m.
Tùy theo độ dốc mà hàng chè được bố trí như sau:

+ Ở độ dốc nhỏ hơn 6
0
hàng chè được bố trí thẳng hàng, hàng xép đưa
ra rìa lô.
+ Ở độ dốc 6-20
0
hàng chè được bố trí theo đường đồng mức, hàng xép
được bố trí xen kẽ giữa các hàng chè.
+ Ở độ dốc 20-25
0
hàng chè được bố trí theo kiểu bậc thang hẹp.
Dụng cụ để thiết kế hàng chè là thước chữ A. Dùng thước chữ A cắm
một hàng chuẩn, sau đó dựa vào hàng chuẩn đó để cắm tiếp 5-10 hàng tiếp
theo. Cắm hàng chè đặc biệt là cắm hàng xép phải tiến hành cẩn thận, chích
xác để có nương chè đẹp, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
C. Thiết kế hệ thống đường
- Hệ thống đường là một trong những công trình phục vụ nhằm tăng
năng suất lao động, thực hiện thâm canh đồi chè. Hệ thống cần được thiết kế
thủ công ngay từ đầu. Hệ thống đường cần có nhiệm vụ:
+ Nối liền khu vực trồng chè với các khu vực khác và nối liền khu vực
sản xuất với trụ sở, nhà máy của cơ sở sản xuất chè.
21
22
+ Đảm bảo cho sự đi lại cho người và phương tiện phục vụ sản xuất khác.
- Đường trục: Là đường nối liền các khu vực sản xuất với nhau, nối khu
trung tâm với khu vực bên ngoài (với đường quốc lộ, thị trấn, nhà ga…). Mặt
đường trục thường rộng 5-6m để các loại ô tô, xe máy có thể đi lại thuận lợi,
hai bên đường có rãnh thoát nước, có cây trồng, đổ cấp phối.
- Đường liên đồi (lô): Là đường nối đường trục tới các đồi chè, lô chè
và nối các đồi chè, lô chè với nhau. Đường kiên đồi, liên lô thường được kết

cấu rộng 4-5m. Nếu đường liên đồi được bố trí ở sườn đồi thì đường phải nghiêng
vào phía trong đồi, mép ngoeif có trồng cây bóng mát, có độ dốc đến 6
0
.
- Đường lên đồi: Là đường nối liền chân đồi với đỉnh đồi dùng để đi
lại, vận chuyển phân bón, nước, búp chè. Đường lên đồi thường rộng 2-3m,
nghiêng vào phía trong đồi, có độ dốc từ 6-7
0
. Đường lên dồi bố trí theo
đường xoáy chôn ốc nhằm hạn chế dòng chảy, chống xói mòn và thuận thiện
cho đi lại.
- Đường quanh đồi: Là đường vành đai được bố trí theo đượng bình độ
vòng quanh đồi, khép kin. Mặt đường rộng 2,5-3m, nghiêng về phía trong đồi.
Theo sườn dốc cứ 30-50mlaj bố trí một đường quanh đồi, tùy theo độ dốc cao
hay thấp.
- Đường lô: Là đường ranh giới giữa các lô chè với nhau. Đường lô
được cắt thẳng góc (nếu độ dốc nhỏ) và cắt chóe (nếu độ dốc lớn). Đường
thường rộng 1-1.5m.
- Đường viền chân đồi: Trong trường hợp đồi dốc, có sườn đồi dài, nên
bố trí đường viền chân đồi nhằm hạn chế cát xô xuống chân đồi, thuận tiện
cho việc đi lại. Đường có thể rộng 2.5-3m.
D. Thiết kế đai rừng chắn gió
Đai rừng chắn gió có tác dụng cải thiện tiểu khí hậu, giảm tốc độ của
gió, làm tăng ẩm độ không khí, chống xói mòn và cải tạo đất. Đai rừng chắn
gió còn có tác dụng hạn chế sự di chuyển, lây lan của sâu bệnh hại. Ở các
hướng gió chính, cứ khoảng 200-500m lại bố trí một đai rừng chắn gió.
E. Làm đất trồng chè và bón phân
- Mục đích của việc làm đất trồng chè là: Cải thiện lý, hóa tính đất
trồng chè, làm tăng tính thấm, giữ nước, giữ phân của đất. Làm đất còn có tác
22

23
dụng cải thiện chế độ nước, chế độ không khí và làm cải thiện hệ sinh vật đất.
Ngoài ra làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại.
- Yêu cầu của kỹ thuật làm đất:
+ Cần làm đất sớm, làm đất đúng thời vụ.
+ Làm đất sạch: sạch cỏ dại. sạch các loại gốc cây trồng cũ, đá ngầm…
+ Làm đất sâu: chè là cây trồng lâu năm, có bộ rễ ăn sâu, rộng làm đất
sâu sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt. Thông thường dùng cày máy cày sâu
40-50cm. Nếu không có điều kiện cày máy thì phải đào rãnh sâu 40-50cm.
+ Làm đất “thuộc”: làm cải thiện đất làm cải thiện lý, hóa tính của đất,
đất có tính lý hóa ổn định, không có chất độc hại. Thông thường sau khi khai
hoang trồng từ một đến hai vụ cây phân xanh, cây họ đậu trước khi trồng chè.
- Thời vụ làm đất: làm đất trong mùa khô. Ở miền Bắc nên làm từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, sau đó gieo cây phân xanh, tháng 10 năm sau tiến
hành trồng chè (gieo hạt). Nếu làm đất vào mùa mưa sẽ phá vỡ kết cấu đất,
cây nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất.
- Bón phân:
Sau khi làm đất tiến hành rạch hàng sâu 15 – 20cm, rộng 20 – 25cm.
Bón lót 20 – 30 tấn phân hữu cơ + 100kg P
2
O
5
cho 1 ha, lấp môt lớp đất dày 2
– 5cm. Việc bón phân phải được tiến hành trước khi gieo hạt từ 4- 5 tháng.
Trường hợp đặc biệt không làm đất sớm được thì phải làm đất phải bón phân
trước khi gieo hạt một tháng.
G. Chuẩn bị hạt giống và kỹ thuật gieo hạt chè
- Chuẩn bị hạt giống:
Hạt chè khó bảo quản và dễ mất sức nảy mầm, do vậy việc chuẩn bị hạt
giống cần được chú ý.

Chỉ nên thu hoạch quả chè ở những nương chè từ 5 tuổi trở lên, sinh
trưởng khỏe, có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, ít sâu bệnh.
Tiêu chuẩn hạt giống tốt là: hạt có đường kính bằng 12mm, có hàm
lượng nước 25 – 38%, tỷ lệ nảy mầm trên 75%.
Trong điều kiện đất ẩm có thể xử lý hạt trước khi gieo nhằm rút ngắn
thời gian tử khi gieo hạt đến khi nảy mầm và làm cho hạt chè nảy mầm nhiều
hơn. Cách xử lý như sau: ngâm hạt chè vào nước 12 – 24 giờ rồi loại bỏ hạt
23
24
nổi, sau đó xếp hạt chè thành lớp dày 7 – 10cm, phủ lên trên đó một lớp cát
dày 5cm, tưới ẩm, khi có 50% nứt nanh thì đem gieo.
Lượng hạt gieo trung bình 200 – 300kg hạt/ha (tương đương với 400 –
600kg quả chè)
Cách chọn hạt đơn giản nhất là: quả chè thu về đem bóc vỏ, ngâm nước 6 –
12 giờ loại bỏ hạt nổi, lấy hạt chìm đem gieo.
- Thời vụ gieo hạt chè:
Thời vụ gieo hạt chè phụ thuộc vào thời kỳ thu hoạch quả chè và điều
kiện khí hậu (ẩm độ đất ẩm độ không khí).
Miền Bắc thời vụ thích hợp là tháng 10 và tháng 11. Vùng Tây Nguyên
là tháng 5 đến tháng 6 để khi chè mọc không bị chết qua vụ đông rét, hạn (do
hạt chè chín và thời vụ gieo hạt không trùng nhau, cần phải bảo quản hạt chè).
- Mật độ gieo và kỹ thuật gieo hạt chè:
Mật độ gieo hạt chè phụ thuộc vào độ dốc, tính chất đất và phương thúc
canh tác. Đất dốc, xấu, trình độ canh tác thấp thì gieo dày. Đất dày, đất bằng,
đất tốt và trình độ canh tác cao thì gieo thưa. Một số khoảng cách thường
được áp dụng là:
1,75m x 0,4 –0,5m đối với đất bằng, trình độ canh tác cao hay đối với
nương chè giống.
1,50 x 0,4 – 0,5m đối với đất có độ dốc lớn hơn hoặc bằng 20
0

.
1,25 x 0,4 – 0,5m
1,00 x 0,4 – 0,5m
Hai khoảng cách sau cùng thường được sử dụng trong điều kiện đất dốc
và xấu trong các hộ gia đình ít có điều kiện thâm canh cao.
2.4.3. Kỹ thuật trồng chè bằng cành
Có thể nhân giống vô tính chè bằng giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi
cấy mô tế bào… trong thực tế phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là
phương pháp giâm cành.
Giâm cành chè đã được nghiên cứu đầu tiên ở Srilanca (1938). Đến nây
giâm cành chè đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trồng chè trên thế
24
25
giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản. Giâm cành chè là tiến bộ
khoa học kỹ thuật quan trọng góp phần nhân nhanh các giống tốt và nâng cao
năng suất, chất lượng chè trên thế giới.
Ở Việt Nam, giâm cành chè bắt đầu được nghiên cứu từ những năm
1960. Đến nay nó đã được ứng dụng rộng rãi ở khu vực quốc doanh, tập thể
và các hộ gia đình.
2.4.4. Kỹ thuật trồng chè cành ra nương
- Tiêu chẩn xuất vườn:
+ Cây từ 8 – 12 tháng tuổi, nếu cây non quá trồng ra nương sẽ bị chết,
ngược lại nếu cây quá già sẽ bị đứt nhiều rễ khi đánh cây đem ra trồng.
+ Cây có 6 lá thật, lá to dày, láng bóng.
- Cao 20cm.
- Đường kính gốc 4 – 5cm, phía gốc có màu nâu đỏ, phía ngọn xanh thẫm.
- Đánh cây: Nếu giâm cành trong bầu thì có thể vận chuyển trực tiếp ra
trồng, tránh vỡ bầu. Nếu giâm cành trực tiếp vào luống đất thì cần đánh bầu
với kích thước bầu đất 4 x 8 x 10cm. Tốt nhất là đánh xong đem trồng ngay.
- Thời vụ trồng: có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 3 với vụ xuân hoặc

tháng 8 đến tháng 9 với vụ thu.
- Trồng cây con: Đất được chuẩn bị sẵn như trồng chè hạt, rạch hàng
sâu 20 – 25cm hoặc bổ hố rộng 20cm sâu 25cm, bón lót 20 – 30 tấn phân
chuồng + 100kg P
2
0
5
/ha. Cây chè con được đặt theo một hướng xuôi theo
chiều gió, dọc theo hàng chè, lấp đất đến ngang vết cắt của hom, nén chặt đất.
Nếu trồng bầu PE thì nhất thiết phải xé bỏ túi PE trước khi trồng.
Sau khi trồng cần tủ gốc ngay, vật liệu tủ gốc thường là rơm, rạ, cỏ
tranh, guột, các cây họ đậu khác. Sau khi trồng mỗi ngày cần phải tưới từ 1 –
2 lít nước.
2.5. Kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản
Thời kỳ chè con: là thời kỳ sau khi chè được trồng sau qua chăm sóc,
đốn tạo hình bắt đầu bước vào thu hoạch. Thời kỳ này kéo dài 4 năm với chè
25

×