Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.04 KB, 53 trang )

1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường là hai
thách thức chính hiện nay. Năng lượng không chỉ cần thiết không chỉ trong
quá khứ mà nhu cầu về năng lượng tăng liên tục do sự phát triển của công
nghệ tiên tiến và gia tăng dân số. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu do sự suy
giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch dự trữ chẳng hạn như xăng, diesel,
dầu hỏa, than, (Ramanathan, 2000) [16]. Sự phát triển của các quốc gia
phụ thuộc rất lớn vào nguồn xăng hoặc diesel không chỉ làm tăng gánh
nặng tài chính mà còn tác động môi trường do việc thải ra các chất ô nhiễm
như chì, benzen, lưu huỳnh dioxit, oxit nitơ và carbon monoxide. Các chất
khí này đóng góp đến 64% ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn và các
vùng ngoại ô lân cận, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra nhiều căn bệnh
hiểm nghèo nguy hiểm như: bệnh ung thư, nhiễm trùng phế quản, viêm
phổi (Das và cs, 2001)[10]. Việc đảm bảo nguồn năng lượng dài hạn thay
thế năng lượng hoá thạch ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi dầu mỏ
đang cạn dần và trở nên đắt đỏ.
Ðiều kiện ở Việt Nam rất phù hợp cho sản xuất nhiên liệu sinh học từ
nguồn năng lượng sinh khối. Nhiên liệu cồn sinh học có thể được sản xuất
từ lúa, ngô, sắn, khoai lang và mía đường, dầu sinh học được chế biến từ
những loại cây lấy dầu như lạc, đậu tương, vừng, cây hướng dương, dừa và
bông. Ước tính Việt Nam có thể sản xuất 5 triệu lít cồn sinh học mỗi năm
nếu như có sự điều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng. Vào năm
2050, dự đoán khoảng 50% lượng tiêu thụ dầu mỏ sẽ được thay thế bằng
nguyên liệu sinh khối. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang thực
hiện nhiều chương trình nghiên cứu, dự án hợp tác giữa các tổ chức,
công ty trong và ngoài nước nhằm đưa ra cây trồng thích hợp nhất cho
việc sản xuất nguồn nguyên liệu tái sinh phục vụ sản xuất ethanol sinh
học.


Cây cao lương ngọt hay còn gọi là cây lúa miến ngọt có thể giải quyết
các vấn đề trên. Cao lương ngọt ngọt hiện đang được phát triển để sản xuất
1
2
đồng thời lấy hạt và thân lá. Là loại cây có khả năng thích ứng cao, đặc biệt
thích hợp với khí hậu khắc nghiệt, có thể chịu hạn, chịu muối, kiềm và ít
sâu bệnh hơn các giống cây khác. Hạt cao lương ngọt có màu đỏ, sau khi
thu hoạch nếu để khô có thể bảo quản trong thời gian dài.
Cao lương ngọt có thân chứa mọng nước, được sử dụng cho thức
ăn thô xanh và thức ăn ủ chua hoặc để sản xuất xi-rô. Hạt cao lương
ngọt có thành phần hóa học như ngô như: sucrose, fructose và glucose,
có thể lên men trực tiếp thành ethanol bằng nấm men. Khả năng tổng
hợp chất hữu cơ cao hơn ngô 23%, nhu cầu nitơ và nước thấp hơn ngô
là 37 và 17%, có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những vùng đất
có thể trồng ngô. Cứ 16 tấn cây cao lương ngọt có thể sản xuất được 1
tấn ethanol, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500kg dầu diesel
sinh học. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao
lương ngọt vẫn để dùng làm thực phẩm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.
/>meet-ethanol-needs

) [21].
Phát triển và chế biến cao lương là một vấn đề mới, cho đến nay có
rất ít nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ngoài một số nghiên cứu của
viện nghiên cứu cây trồng quốc tế ở khu vực nhiệt đới bán khô hạn
(ICRISAT) tại Ấn Độ. Việc nghiên cứu tuyển chọn hoặc lai tạo các dòng
cao lương ngọt có sinh khối lớn và sản lượng hạt cao đã được nhiều tác
giả quan tâm. Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi sau khi thu hoạch chưa
được nghiên cứu, bởi đặc tính của cây cao lương là có khả năng đẻ
nhánh cao, sau thu hoạch ta có thể tiến hành chăm sóc để thu hoạch các
chồi tái sinh là rất cần thiết.

Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá
khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ Nhật
Bản trong vụ Thu Đông tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.2. Mục đích nghiên cứu
So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển chồi của các dòng, giống
cao lương tái sinh nhằm xác định dòng có khả năng tái sinh chồi năng suất
và hàm lượng đường cao phục vụ sản xuất ethanol.
2
3
1.2.1. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng tái sinh chồi và các giai đoạn sinh trưởng, của
chồi tái sinh của các giống cao lương tham gia thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh
hại của chồi tái sinh.
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chồi của các
giống cao lương thí nghiệm.
- Xác định hàm lượng đường của các giống cao lương thí nghiệm
chồi tái sinh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên tiếp cận và học tập các phương pháp nghiên cứu
khoa học.
- Giúp sinh viên nắm vững thực hành và kiến thức thực tế trước khi
ra trường.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Góp phần giới thiệu các dòng cao lương ngọt có khả năng tái sinh
chồi cho năng suất cao, hàm lượng đường thích hợp để đưa vào sản xuất
đại trà trong điều kiện tại tỉnh Thái Nguyên.
3

4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao lương ngọt
2.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây cao lương
Cao lương ngọt một loại cây thuộc họ hòa thảo có chiều cao từ 0,6 -
5m, đường kính thân 5-30mm tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và
môi trường. Đặc điểm thực vật học cũng như thời gian sinh trưởng của cây
cao lương tương tự như cây ngô và các cây ngũ cốc khác. Số lượng lá trên
cây tương quan với thời gian sinh trưởng, thông thường trên thân có từ 7 -
18 lá hoặc hơn (Leonard & Martin, 1963) [14]. Lá ngắn và rộng hơn lá ngô,
mỗi lá được sinh ra từ một đốt, số lá ở thời kỳ trưởng thành tương đương
với số đốt trên thân.
Thân gồm các lóng và đốt, lá mọc ra từ đốt, chồi mọc có thể mọc ra
từ các đốt thân. Thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn tùy thuộc vào giống,
thời vụ và kỹ thuật canh tác, sau khi thu hoạch có thể cắt bỏ các nhánh tạo
điều kiện cho cây đẻ nhánh vào vụ sau mà không cần phải trồng lại
(Wilson, 1995)[20]. Tất cả các giống cao lương đều có thân mọng nước cho
đến khi trưởng thành thường không vượt quá 20% sau đó giảm dần. Những
giống có hàm lượng nước trong thân cao thường có thân màu xanh xám,
gân lá màu tối.
Rễ cao lương là cây rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả năng hút
nước hiệu quả, rễ đâm rộng nhờ đặc điểm này cao lương có thể sống ở
những nơi khô hạn hơn ngô (Wilson, 1955)[20]. Rễ chính đâm sâu với
nhiều rễ phụ và rễ bên, rễ chủ yếu xuất hiện ở tầng đất mặt, rễ chính có thể
đâm sâu tới 1,5m.
Cao lương là cây tự thụ phấn, đôi khi xảy ra hiện tượng giao phấn, tỷ
lệ giao phấn thường nhỏ hơn 6% (Conley, 2003)[9]. Hoa mọc thành chùm,
chùm hoa có cả hoa đực và hoa cái, 1 chùm gồm khoảng 6.000 bông con.
Hạt cao lương nhỏ hơn hạt ngô và có một lớp vỏ ngoài, 1kg hạt giống chứa

25.000 đến 61.740 hạt. Hạt có nhiều màu sắc khác nhau từ màu vàng nhạt,
4
5
màu nâu đỏ nhạt đến màu nâu sẫm tùy thuộc vào từng giống cây. Hạt càng
sẫm màu càng chứa nhiều tananh làm cho hạt có vị đắng.
Cao lương một loại cây trồng nhiệt đới, cao lương cùng họ với lúa.
Nhưng quang hợp theo chu trình C4 đây chính là một ưu điểm vượt trội của
cao lương. Nhờ quang hợp theo đường hướng này mà cao lương ngọt có
thể tổng hợp chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ cao và không xảy hiện tượng
quang hô hấp. Ngược lại, lúa là đại diện của các loại cỏ ôn đới, sử dụng chu
trình C3. Cao lương ngọt là sự kết hợp tuyệt vời giữa lúa với cây trồng
nhiệt đới với bộ gen lớn hơn nhiều và sự bổ xung các gen có lợi khác từ
mía, và là một trong những cây trồng hiệu quả nhất trên thế giới trong việc
sản xuất sinh khối cây trồng hiện nay.
2.1.2. Khả năng tái sinh
Cao lương có sức tái sinh rất mạnh, trồng một vụ có thể thu hoạch
liên tiếp 2-3 lần tùy vào mức độ thâm canh. Mỗi mắt trên thân cao lương có
những chồi mầm, khi đã thu hoạch, thân được chặt đi, những phần ở gốc sẽ
tiếp tục phát triển cho ra những cây mới của vụ sau, nên thu hoạch vụ chính
đúng lúc, khi hạt vừa cứng. Nếu thu hoạch trễ, các chồi mầm sẽ già, yếu đi.
Cao lương có thể thu hoạch được vào 90 - 125 ngày sau khi trồng tùy
thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ, vụ cắt lần 2 sẽ thu hoạch vào 60 - 75
ngày sau đó. Để có tái sinh mọc lại nhanh, chừa lại phần gốc ít nhất 10 - 18
cm sau khi thu hoạch.
2.1.3. Nguồn gốc, phân bố và yêu cầu ngoại cảnh
Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là ở châu Phi, vùng đất
khô hạn lượng mưa hàng năm rất thấp. Có thể cao lương được trồng đầu
tiên ở Ethiopia sau đó lan rộng ra nhiều nước ở Châu Phi (Martin, 1970)
[15]. Cao lương được trồng ở Hoa Kỳ vào năm 1850. Hiện nay cao lương
được phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và các khu vực

ôn đới ấm của thế giới.
Cao lương là loại cây trồng nhiệt đới và bán nhiệt đới do đó không
thể trồng ở điều kiện lạnh giá, cao lương thích nghi với khoảng điều kiện
khí hậu rộng lớn từ những vùng có lượng mưa hàng năm cao đến những
5
6
nơi khô hạn. Mặc dù lượng mưa và các yếu tố khác quyết định mùa vụ
và thời gian sinh trưởng của cao lương nhưng cao lương vẫn có thể trồng
và phát triển ở những nơi có điều kiện khác nghiệt và trình độ thâm canh
hạn chế.
Cao lương có đặc tính hình thái học và vật lý học góp phần tạo nên
khả năng thích nghi được điều kiện khô, những vùng có lượng mưa khoảng
250-300 mm; chúng có rễ phụ nhiều gấp 2 lần so với cây ngô, kích thước
về mặt lá chỉ bằng ½ của ngô. Nhu cầu về nước cũng giống như cây ngô
nhưng chúng có khả năng ngừng phát triển trong suốt giai đoạn hạn hán
kéo dài, và sẽ phát triển lại khi có mưa.
Trên phiến lá hoặc bẹ lá của cao lương có một lớp sáp màu trắng
nhạt bao phủ để bảo vệ chúng khỏi mất nước dưới điều kiện nóng, khô, làm
giảm sự mất nước. Cao lương cũng có thể kháng điều kiện ẩm ướt, ngập
nước, phát triển được trong những vùng có lượng mưa lớn 250-1250 mm.
Cao lương thuộc cây C-4 có khả năng sử dụng ánh sáng cao hơn các
loại cây khác, dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng chúng có thể
quang tổng hợp mạnh hơn (nhiều nghiên cứu cho thấy hơn 90% chất khô
tích lũy được là do quang hợp), và sản xuất nhiều sinh khối, nó có khả năng
thích nghi và tiến hóa trong những vùng bị hạn chu kỳ (Trần Văn Hòa,
2003)[19].
Cao lương có thể chịu đựng được trong điều kiện pH đất từ 5 - 8,5 và
có khả năng chịu mặn hơn ngô. Cao lương trồng thích hợp trên đất nghèo
dinh dưỡng và có thể sản xuất hạt trên những loại đất mà nhiều cây trồng
khác không thành công. Khác với ngô, năng suất cao lương không thay đổi

dưới điều kiện trồng khác nhau. Vì vậy trên những vùng có điều kiện dinh
dưỡng nghèo thì cao lương trồng có thể cho năng suất cao hơn bắp.
Cây cao lương xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng
ẩm là điều kiện thuận lợi cho phát triển. Cao lương có ngưỡng nhiệt phát
triển 15-37
0
C, tuy nhiệt nhiệt độ tối thích là 27
0
C. Mặc dù, cao lương là cây
trồng ngày ngắn, tuy nhiên đa số các giống cao lương hiện nay không phản
ứng với ánh sáng.
6
7
2.1.4. Thời gian sinh trưởng
Thời gian từ gieo đến thu hoạch hạt là một trong những yếu tố quan
trọng để phân loại các giống cao lương, bố trí mùa vụ. Thời gian sinh
trưởng thường ít thay đổi tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết,
mùa vụ, cùng một giống nếu trồng sớm thường có thời gian sinh trưởng dài
hơn nếu trồng muộn. Sau đây là bảng phân loại giống căn cứ theo thời gian từ
gieo đến hạt chín sinh lý.
Chín rất sớm ≤ 90 ngày
Chín sớm 91-100 ngày
Chín sớm trung bình 101-108 ngày
Chín trung bình 109-114 ngày
Chín muộn trung bình 115-120 ngày
Chín muộn 121-124 ngày
Chín rất muộn ≥125 ngày
Cách phân loại này dựa trên điều kiện thời tiết bình thường, dưới
điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc rất thuận lợi có thể kéo dài hoặc rút
ngắn thời gian sinh trưởng đến 25 ngày so với cách phân loại trên.

2.1.5. Một số giống đang trồng phổ biến hiện nay
Mặc dù hiện nay có rất nhiều giống cao lương ngọt được trồng phục
vụ cho sản xuất đường hay rỉ đường tuy nhiên xuất phát từ mục đích chiết
suất mà người ta chọn những giống có hàm lượng đường phù hợp. Bộ nông
nghiệp Mỹ đã chọn lọc được nhiều giống cao lương ngọt có năng suất thân
lá cao. Những giống này có thời gian sinh trưởng, trọng lượng hạt, hàm
lượng đường và các đặc tính sinh lý khác nhau. Có thể chia thành 2 nhóm
chính: Nhóm 1: thân chứa nhiều đường kết tinh (saccarozse), các giống đại
diện như Keller, Rio và Cowley… Nhóm 2: thân chứa nhiều đường khử
(fructozo), các giống chính gồm: Theis, Tracy và M-81E. Tổ chức ICRISAT
đang chọn tạo và phát triển các giống cao lương ngọt phục vụ sản xuất ethanol.
7
8
Dale là giống chín trung bình được tạo ra bởi Trung tâm chọn giống
cây lấy đường (SCFS) ở Mississippi, Mỹ. Hạt nhỏ, màu nâu vàng, tỷ lệ
nảy mầm cao. Là giống chống đổ, kháng bệnh thán thư. Thân cây có kích
thước trung bình, có chất lượng đường tốt.
/>SearchType=earticleView&earticleId=172&page=2276[22]
M8IE là giống chín trung bình muộn được SCFS tạo ra. Chiều cao và
khả năng chống đổ tương đương giống Dale. Có khả năng kháng bệnh thán
thư nhưng lại dễ mắc bệnh lùn khảm ngô. Hàm lượng khử cao hơn giống
Dale, rỉ mật màu hổ phách chất lượng tốt.
Brandes được công nhận năm 1968 của SCFS, là giống chín muộn,
bộ rễ rất phát triển, cứng cây. Có khả năng kháng bệnh thán thư, chịu hán
tốt. Chất lượng đường tốt nhưng lượng đường giảm sau thu hoạch rất
nhanh. Hạt nhỏ, màu trắng, độ nảy mầm cao.
Giống Tracy được công nhận năm 1953, thân cao đến 3,5 m, thân
ngon ngọt nhưng năng suất thấp. Trong điều kiện thuận lợi phát triển,
giống này tạo ra chất lượng rỉ mật rất tốt, nhưng dễ bị các bệnh như bệnh
thán thư lá, đốm lá và bệnh rỉ sắt.

2.2. Tình hình nghiên cứu và sản suất cao lương
2.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới
Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng đầu thế giới, cung
cấp thực phẩm, thức ăn, chất xơ, nhiên liệu, sợi Cung cấp lương thực cho
750 triệu người trên hành tinh đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới của Châu Phi, Châu Á và châu Mỹ La Tinh (Borrell, 2000) [6].
Hiện nay có hơn 50 quốc gia trồng cao lương phân bố ở cả 6 Châu
lục, tập trung chủ yếu ở Châu Phi Và Châu Mỹ. Cây cao lương được ví như
một cây trồng đa tác dụng sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành
khác nhau tùy vào mục đích sử dụng: hạt là thực phẩm cho người và gia
8
9
súc, thân lá được sử dụng làm chất đốt hoặc trong ngành công nghiệp sản
xuất ethanol.
41.59
42.46
40.93
46.22
43.74
13.66
12.85
13.61
12.88
14.2
56.81
54.56
55.69
59.54
62.1

0
10
20
30
40
50
60
70
1990
1995
2000
2005
2009
DT (triệu ha)
NS (tạ/ha)
SL (triệu tấn)
Năm
9
10
Hình 2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm
gần đây
Diện tích cao lương không có nhiều thay đổi, duy trì ở mức trên 40
triệu ha, cao lương được trồng nhiều nhất năm 2005 (46,22 triệu ha). Do
sức ép của dân số và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp nên diện tích
diện cao lương thế giới sẽ duy trì ở mức 40-46 triệu ha.
Tuy nhiên, sản lượng cao lương vẫn tăng liên tục do việc sử dụng
những giống mới phù hợp với từng vùng sinh thái và mùa vụ. Tổng lượng
sản lượng cao lương thế giới liên tục tăng qua các năm từ 41,59 triệu tấn
(năm 1990) lên 62,1 triệu tấn (năm 2009), tăng xấp xỉ 1,5 lần trong
vòng 19 năm. Năng suất cao lương ổn định qua các năm, dao động

trong khoảng 13,6-14,2 tạ/ha, nhưng không đều giữa các Châu lục.
Năng suất cao lương đạt cao nhất năm 2009 (14,2 tạ/ha).
Bảng 2.1: Sản lượng cao lương của một số Châu lục giai đoạn 1990 - 2009
Năm
Châu lục
1990 1995 2000 2005 2009
Châu Phi
DT (triệu ha) 16,46 21,62 21,26 28,73 27,79
NS (Tạ/ha) 7,28 8,24 8,66 8,69 9,77
SL (triệu tấn) 11,98 17,81 18,41 24,95 27,17
Châu
Mỹ
DT (triệu tấn) 7,28 6,26 7,08 5,95 5,93
NS (Tạ/ha) 33,84 31,30 32,81 35,82 35,67
SL (triệu tấn) 24,64 19,58 23,24 21,30 21,14
Châu Á
DT (triệu tấn) 17,20 13,77 11,74 10,65 9,10
NS (Tạ/ha) 10,80 11,14 9,50 10,03 11,46
SL (triệu tấn) 18,57 15,34 11,15 10,69 10,42
Châu Âu
DT (triệu tấn) 0,27 0,13 0,23 0,14 0,15
NS (Tạ/ha) 24,82 43,17 33,39 41,45 44,33
SL (triệu tấn) 0,67 0,55 0,76 0,58 0,67
Châu
Đại
DT (triệu tấn) 0,38 0,69 0,62 0,76 0,77
NS (Tạ/ha) 24,88 18,56 34,00 26,63 35,08
10
11
Dương

SL (triệu tấn) 0,95 1,28 2,12 2,01 2,70
Châu Phi là Châu có diện tích trồng cao lương lớn nhất thế giới tăng
liên tục qua các năm 16,46 triệu ha năm 1990 lên 27,79 triệu ha năm 2009
chiếm 64% diện tích cao lương thế giới. Mặc dù năng suất cao lương khá
thấp năm 2009 đạt 9,77 tạ/ha thấp hơn so với bình quân năng suất thế giới
(14,20 tạ/ha) nhưng do diện tích lớn nên châu phi có sản lượng cao nhất thế
giới khoảng 44% sản lượng cao lương thế giới. Trong đó Sudan (4,12 triệu
tấn), Ethiopia (2,80 triệu tấn) là hai quốc gia có diện tích cũng như sản
lượng cao lương lớn nhất. Việc nâng cao năng suất cao lương được quan
tâm và chú trọng, rất nhiều chương trình, dự án cải tiến kỹ thuật canh tác,
lai tạo các giống cao lương mới đang tiến hành.
Châu Mỹ là châu lục có năng suất cao lương cao nhất thế giới, sản
lượng cao lương lớn thứ hai thế giới tập trung chủ yếu ở Mỹ, Mexico,
Braxin và Argentina. Châu Á cũng là châu lục trồng nhiều cao lương nhưng
trong số 10 nước có sản lượng cao nhất thế giới chỉ có Trung quốc là đại
diện của châu Á. Năm 2009 sản lượng cao lương của Trung Quốc là 2,3
triệu tấn, năng suất 39,65 tạ/ha cao hơn so với trung bình thế giới.
Mỹ là quốc gia sản xuất cao lương lớn thứ hai thế giới sau Nigeria
năm 2009 Mỹ sản xuất trên 9,73 triệu tấn hạt trong đó chủ yếu chế biến
thức ăn chăn nuôi, 12% sản lượng cao lương phục vụ ngành công nghiệp
chế biến ethanol. Đồng thời Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu cao lương lớn
nhất thế giới chiếm 80% sản lượng cao lương xuất khẩu của thế giới. Sản
lượng cao lương xuất khẩu của Mỹ tăng liên tục trong vòng 35 năm năm
qua. Năm 2010 lượng cao lương xuất khẩu của Mỹ tăng 15% so với năm
2009.Trồng cao lương để sản xuất Ethanol sẽ là hướng đi mà quốc gia lựa
chọn trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng như hiện nay. Ở Mỹ cao lương
được trồng chủ yếu ở Kansas, Nebraska và Texas.
Theo FAO (2007)[23] cao lương trên thế giới được thống kê từ năm
1960 đến năm 2006 thì diện tích trồng cây cao lương thay đổi không đáng
kể (khoảng 43 triệu ha). Tuy nhiên, năng suất hạt lại liên tục tăng và đạt

cao nhất ở những năm 2004, 2005 (1,53 và 1,49 tấn/ha). Do đó, sản lượng
hạt của cao lương cũng đạt cao nhất vào những năm 2004, 2005. Tình hình
11
12
chung về diện tích, năng suất, sản lượng và sử dụng hạt cao lương có thể
thấy qua bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới
Năm
Diện tích
(1000ha)
NS hạt
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000tấn)
Sử dụng làm
lương thực và
mục đích khác
(1000 tấn)
Sử dụng làm
thức ăn gia
súc (1000tấn)
Bình quân
(kg/người/
năm)
1960 40481 1,01 40812 21809 16020 12,4
1970 47853 1,15 55122 26585 31879 15,8
1980 45304 1,31 59403 26330 31523 13,0
1990 38645 1,39 53794 26341 29738 10,6
2000 39085 1,38 53774 26888 28400 9,1
2004 37715 1,53 57763 31397 26833 9,1

2005 39648 1,49 79164 33685 24354 9,0
2006 39764 1,43 56813 33920 24165 8,9
Nguồn FAO, 2007
Qua bảng 2.3 cho thấy mục đích sử dụng cao lương trong những năm
1970 - 2000 cao lương chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, trong
khi đó trước 1970 thì hạt lại được dùng làm lương thực cho con người.
2.2.1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương ở Việt Nam
Ở nước ta, tùy theo vùng cây cao lương được gọi theo một số tên
khác nhau như lúa miến, cù làng, mì, bo bo cao lương được trồng ở các
khu vực núi cao như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên…
hoặc khu vực Tây Nguyên. Cao lương đã được đồng bào các dân tộc vùng
núi dùng làm thức ăn chăn nuôi từ bao đời nay.
Việc nghiên cứu sử dụng cây cao lương theo mục đích làm thức ăn
xanh còn rất hạn chế, đặc biệt là thức ăn xanh vụ đông. Trước đây, Lê Hòa
Bình và cộng sự (1992) [13] đã theo dõi trên ruộng thí nghiệm 36 giống
cao lương nhập từ Liên Xô cũ. Kết quả cho thấy có sự biến động lớn về tốc
độ sinh trưởng, năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng giữa các
giống. Có những giống cho năng suất chất xanh khá cao (30 - 33
tấn/ha/lứa). Kết quả trồng cao lương tại Nông trường Ba Vì cùng thời cũng
cho kết quả tương tự. Có những giống có hàm lượng protein thô cao (12,61
12
13
- 15,81%). Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn hạn chế về quy mô và lượng
mẫu phân tích. Hơn nữa, nghiên cứu này không định hướng tuyển chọn
giống cao lương làm thức ăn chăn nuôi (có năng suất và chất lượng cao)
trong mùa đông khô hạn.
Kết quả so sánh khả năng tái sinh và năng suất của 9 dòng, giống cao
lương trồng trong chậu có nguồn gốc từ ICRISAT và 1 giống đối chứng
thu thập ở Phú Tân - An Giang cho thấy giống Kep 389 có năng suất
cao và phù hợp với việc ủ chua làm thức ăn cho gia súc và giống

Purdue 81220 thích hợp cho chăn thả hoặc làm thức ăn xanh.
Gần đây, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thu thập
và đánh giá một số giống cao lương ở các địa phương trong các nước như
Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai), Vũ Nông (Hà Quảng - Cao Bằng), Lũng Nặm
(Hà Quảng - Cao Bằng), Kéo Yên (Hà Quảng - Cao Bằng). Một số giống
cao lương cũng đã được nhập nội từ Ấn Độ và Nhật Bản. Cao lương cũng
đã được trồng và nghiên cứu tại Hà Nội và cho thấy có rất nhiều triển vọng.
Do vậy, việc nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với điều kiện khí
hậu, thời tiết tương tự, có tính khả thi cao, cây trồng có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt.
Nói tóm lại các nghiên cứu về cây cao lương của thế giới tương đối
đa dạng, sâu rộng. Tuy nhiên các nghiên cứu cao lương ở Việt Nam là chưa
nhiều. Ngoài ý nghĩa tìm ra cây có thể bổ sung thức ăn xanh cho gia súc ở
mùa đông lạnh. Mong muốn hơn nữa là do nước ta nói riêng và thế giới nói
chung đều bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho những nơi
lượng mưa giảm đi và khả năng tưới không đáp ứng nhu cầu của các cây
trồng truyền thống và dẫn tới đất bị bỏ hoang không thể canh tác được;
cũng chịu ảnh hưởng của biến đổi khi hậu toàn cầu nhưng lại theo hướng
ngược lại là do băng tan, nước biển dâng cao làm cho diện tích đất có thể
trồng trọt kéo dài theo 3.260 km bờ biển của nước ta bị nhiễm mặn. Do vậy
việc tìm ra cây trồng mới tham gia cơ cấu cây trồng để đáp ứng được yêu
cầu thưc tiễn không xa là hết sức quan trọng với nông nghiệp Việt Nam.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cao lương trên thế giới
13
14
Nhận thức được vai trò quan trọng của cao lương cũng như nhu cầu
tiêu thụ cao lương của con người không ngừng tăng lên. Nhiều nước đã
đầu tư cho việc tăng năng suất và diện tích trồng cao lương. Vấn đề đặt
ra là chúng ta phải tăng năng suất cao lương bằng cách sử dụng các
giống có tiềm năng năng suất cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật

tiên tiến vào sản xuất.
Ở Châu Phi dự án nghiên cứu cao lương cấp nhà nước được phê
duyệt năm 1984, bắt đầu hoạt động từ năm 1986 đến 1991 dưới nguồn vốn
tài trợ của chính phủ Mỹ.
Công tác nghiên cứu cao lương trên thế giới đang ngày càng được
mở rộng với nhiều chương trình nghiên cứu bởi các tổ chức như:
ICRISAT: Trung tâm nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn.
NRCS: Trung tâm nghiên cứu cao lương quốc gia, Ấn Độ.
INTSORMIL-CRSP: Chương trình hỗ trợ nghiên cứu hợp tác quốc
tế về cây cao lương và cây kê.
INRAN: viện nghiên cứu nông nghiệp Niger
SAFGRAD: Tổ chức nghiên cứu và phát triển cây ngũ cốc vùng bán khô hạn.
CGIAR: trung tâm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế.
2.2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn giống cao lương trên thế giới
Cao lương hay bất cứ một cây trồng nào, tính trạng năng suất được
quy định bởi rất nhiều gen khác nhau. Môi trường là nhân tố quy định giới
hạn của kiểu gen. Do dó các nhà khoa học phải tìm ra những gen và điều
kiện môi trường thích hợp nhất để cây trồng cho năng suất cao.
Tại Trung Quốc, Viện Đại học nông nghiệp Thẩm Dương đã nghiên
cứu 58 dòng lúa miến ngọt (cao lương ngọt) và chọn lọc được một số giống
tốt, thích hợp với vùng Đông Bắc.
Trong năm 2004, 21 giống cao lương ngọt (A 63, 51 Volzhskoye,
Kamyshinskoye 7, Kinelskoye 3, và các giống khác) đã được công nhận
trồng ở các vùng khác nhau của Liên bang Nga.
14
15
Trong số 90 dòng thử nghiệm tại Isaren đã tìm thấy 9 dòng phù hợp
cho quá trình tổng hợp đường. (Blum và Cs,1975)[4].
Theo Blum và Cs (1977) [5], sau khi khảo nghiệm 1 số giống cao
lương ngọt có nguồn gốc từ Mỹ đã phát hiện được 3 giống có hàm lượng

đường trong thân lá cao, 3.500-5.000 kg đường/ha trong cùng điều kiện
canh tác như các giống khác.
Ở Italia, năng suất mía cao nhất đạt 3,4 - 4,5 tấn/ha khi được trồng trên
đất tốt, đủ nước; trong khi đó, cao lương chỉ được trồng ở nơi nơi khô hạn,
khắc nghiệt hơn vẫn cho năng suất tương tự (Rauppu và cs, 1980) [18].
Giống cao lương ngọt Keller thu hoạch được 43 tấn thân lá/ mẫu
tương đương 633 lít ethanol (Hills và cs, 1981) [11].
Sau khi khảo nghiệm 5 giống (Rio, Dale, RM-57-1 và J-set-3) đưa ra
kết luận rằng: giống Rio có số lá/ thân nhiều hơn các giống khác (8,02 lá)
chiều cao cây trung bình 307 cm; trong khi đó giống RM-57-1 và Dale cho
năng suất sinh vật học cao nhất đạt 51,8 tấn và 50,6 tấn /ha trong cùng điều
kiện canh tác.
Sau khi tiến hành đánh giá các dòng cao lương khác nhau tại Rahuri, cho thấy
chiều cao của các dòng cao lương dao động từ 180cm (dòng IS-660) đến 350
cm (dòng IS-306). Bapat et al. (1983) [3].
Chiu và Hu (1984)[7] (Trung Quốc) chỉ ra rằng năng suất sinh khối
trung bình liên quan chặt chẽ với chiều cao thân cây, năng suất hạt và số
lượng lá/cây và số lượng nhánh/khóm ở cây cao lương vụ thu.
Sau khi tiến hành khảo nghiệm 87 dòng, giống cao lương ngọt ở
Kharif đã tìm ra 12 dòng triển vọng. Trong đó giống SSV-2525 có chiều
cao cây cao nhất (344cm) và năng suất thân lá đạt (57,6 tấn/ha) sau đó là
giống SSV-74 và SSV-7073 năng suất thân lá đạt 52,2 tấn/ha và 51,7
tấn/ha. Giống SSV-108 được đánh giá là giống phù hợp nhất trong điều
kiện trồng vừa lấy hạt vừa lấy thân (4,1 tấn hạt/ha, 41,1 tấn thân lá/ha).
Thí nghiệm đánh giá 10 giống cao lương ngọt trồng trên nền đất xám
ở Dharward cho thấy: Chiều cao cây dao động từ 100-350 cm, chu vi thân
15
16
từ 1,47 cm - 2,29 cm (giống Brandes). Diện tích lá/cây phụ thuộc vào từng
thời kỳ sinh trưởng. Ở thời kỳ trỗ cờ chỉ số diện tích lá cao nhất là 38,48

dm
2
/cây (giống SSV 811) thấp là giống SSV 2525 (27,58 dm
2
/cây).
(Choudhari, 1990)[8].
2.2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng đường trong thân lá của
một số dòng cao lương
Cao lương đã được sử dụng là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất
siro ở Mỹ cách đây rất lâu nhờ thân mọng nước với hàm lượng đường cao.
Dùng thân cây cao lương ngọt để chiết suất đường cho kết quả tốt như
dùng quả cây thốt nốt, hàm lượng đường cao hơn trong thân mía 9%.
(Karve và cs, 1974) [12].
Sau khi khảo nghiệm 87 dòng, giống cao lương ngọt ở Khairf năm
1985 đã tìm được 12 dòng, giống có triển vọng phục vụ sản xuất đường.
Những giống này có thời gian sinh trưởng 115-120 ngày, pH trong nước
ép từ 4,5-5,3. Dòng SSV-7073 có hàm lượng đường cao nhất 22,24%,
tinh bột 15,9%. (Bapat và cs, 1987) [2].
Sau khi ép thân lấy nước để sản xuất ethanol, giống Rio cho sản
lượng cao nhất 3.418 l/ha, thấp nhất là giống NSA-440 74,7 l/ha (Mc Bee
và cs, 1988). Đồng thời Rio là giống có hàm lượng nước ép cao 45,5-
50,4%, hàm lượng đường (19,6-21,0%), hàm lượng tinh bột (14,28-26,2%),
đường thô (1,75-3,37 tấn/ha).
Theo Ratnavathi (2004)[17], sau khi khảo nghiệm hàm lượng nước
và chất lượng đường 5 giống cao lương ngọt (Keller, SSV-84, BJ-248,
Wrey và NSSH-104) giống Keller được đánh giá là giống có hàm lượng
đường cao nhất, rất thích hợp phục vụ sản xuất ethanol. Nghiên cứu khả
năng chịu hạn của cây cao lương
16
17

17
18
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng
Vật liệu thí nghiệm gồm 88 dòng cao lương cao sản nhập nội từ Nhật
Bản từ đầu năm 2011. Các dòng này được đánh ký hiệu như sau:
STT Tên dòng, giống STT Tên dòng, giống
1 A1 22 A22
2 A2 23 A23
3 A3 24 A24
4 A4 25 A25
5 A5 26 A26
6 A6 27 A27
7 A7 28 A28
8 A8 29 A29
9 A9 30 A30
10 A10 31 A31
11 A11 32 A32
12 A12 33 A33
13 A13 34 A34
14 A14 35 A35
15 A15 36 A36
16 A16 37 A37
17 A17 38 A38
18 A18 39 A49
19 A19 40 A40
20 A20 41 A41

21 A21 42 A42
43 A43 66 A66
44 A44 67 A67
45 A45 68 A68
18
19
STT Tên dòng, giống STT Tên dòng, giống
46 A46 69 A69
47 A47 70 A70
48 A48 71 A71
49 A59 72 A72
50 A50 73 A73
51 A51 74 A74
52 A52 75 A75
53 A53 76 A76
54 A54 77 A77
55 A55 78 A78
56 A56 79 A79
57 A57 80 A80
58 A58 81 A81
59 A59 82 A82
60 A60 83 A83
61 A61 84 A84
62 A62 85 A85
63 A63 86 A86
64 A64 87 A87
65 A65 88 A88
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại khu thí nghiệm cây trồng cạn - Trung tâm thực hành thực nghiệm

- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành theo dõi từ tháng 8/2011 - 12/2012.
3.3. Nội dung
- Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của chồi các giống cao lương
thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái.
- Tình hình sâu bệnh hại.
19
20
- Năng suất thân lá và hàm lượng đường.
3.4. Phương pháp theo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 88
công thức , mỗi công thức (dòng cây cao lương) được trồng trên một hàng.
- Các cây trong một dòng thí nghiệm biến động từ 1 đến 10 cây
Sơ đồ thí nghiệm
14 84 37 5 56 57 66 43 48 13 29 75 52 45 22 10 19 20 42 3 1 34
12 18 23 26 30 67 77 76 9 85 82 86 21 81 44 25 16 27 50 83
51 8 36 58 74 32 31 35 11 53 7 70 28 60 62 79 41 72 39 2 64 59
69 24 15 47 78 4 54 63 33 6 55 80 40 68 17 49 73 61 38 46 71 65
3.4.2. Quy trình kỹ thuật
- Làm đất: đất được cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống
và rạch hàng.
- Mật độ: 6,7 cây/m
2
- Khoảng cách:
+ Hàng cách hàng 1m
+ Cây cách cây 15 cm
- Lượng bón: Tính cho 1ha

+ Phân chuồng: 15 tấn
+ Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: 3 tấn
+ Urea: 667 kg (300 N)
+ Super lân: 600 kg (96 P
2
O
5
)
20
21
+ K
2
SO
4
: 224 Kg (134 K
2
O)
- Phương pháp bón
+ Bón lót: 100% phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và lân + 1/6 N +1/6 K
+ Thúc lần 1 (21 ngày sau trồng) + 1/6 N +1/6 K
+ Thúc lần 2 (42 ngày sau trồng) + 1/6 N +1/6 K
+ Thúc lần 3 (63 ngày sau trồng) + 1/6 N +1/6 K
+ Thúc lần 4 (84 ngày sau trồng) + 1/6 N +1/6 K
+ Thúc lần 5 (105 ngày sau trồng) + 1/6 N +1/6 K
- Cách bón:
+ Phương pháp bón: Phân chuồng + Phân vi sinh Sông Gianh bón
kết hợp với làm đất lần cuối.
+ Bón lót: Hỗn hợp phân lân + đạm + kali rạch rãnh cách hàng
15cm, sâu 5cm rồi bón
+ Bón lót: (Riêng đối với dòng A, bón lót giữa các lần giống nhau)

Lần 1: Rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5-7cm, bón phân và vun gốc
Lần 2: Rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5-7cm, bón phân và vun gốc
Lần 3: Rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5-7cm, bón phân và vun gốc
Lần 4: Rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5-7cm, bón phân và vun gốc
Lần 5: Rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5-7cm, bón phân và vun gốc
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần
thiết.
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.3.1. Các chỉ tiêu về tái sinh chồi
3.4.3.1.1. Thời gian sinh trưởng
- Ngày xuất hiện chồi được tính từ khi thu hoạch vụ chính đến khi
xuất hiện ít nhất 1 chồi chồi có từ 3 lá trở lên.
21
22
- Số chồi trên cây: Đếm số chồi trên cây của từng ô.
- Ngày trỗ bông: tính từ ngày xuất hiện chồi đến khi có 50% số chồi
trong ô đó trỗ bông.
- Khả năng tái sinh chồi: sau khi thu hoạch để lại một phần diện tích,
bón phân để cao lương tiếp tục ra chồi. Sau 2 - 2,5 tháng thi thu hoạch.
- Số chồi: 10 ngày đếm một lần, chồi phải có từ 3 lá trở lên.
- Ngày thu hoạch vụ tái sinh: 60 - 70 ngày sau khi thu hoạch vụ chính.
3.4.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chồi
- Đo 10 cây/ô, đo chồi cao nhất/cây, cứ 10 ngày đo 1 lần.
- Động thái tăng trưởng chiều cao chồi tái sinh: Đo từ nách chồi đến
mút lá khi cây chưa trỗ bông. Sau khi trỗ bông chiều cao cây được đo từ
nách chồi đến ngọn bông
- Động thái ra lá: 30 ngày sau khi nảy chồi thì cứ 10 ngày đếm 1 lần.
- Đường kính thân chồi: Đo tại vị trí thân phình to nhất
3.4.3.2. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu
3.4.3.2.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh

Theo dõi các loại sâu bệnh hại phát sinh ghi tên, ngày phát hiện số
cây bị hại, từ đó tính ra % cây bị hại theo công thức:
% Số cây bị hại =
Số cây bị hại
x100
Tổng số cây theo dõi
Đánh giá theo các cấp như sau:
Cấp 0: Không bị hại
Cấp 1: 1 - 5% số cây bị sâu bệnh hại
Cấp 2: 6 - 25% số câybị sâu bệnh hại
Cấp 3: 26 - 50% số cây bị sâu bệnh hại
Cấp 4: 51 - 75% số cây bị sâu bệnh hại
Cấp 5 : > 75% số cây bị sâu bệnh hại
3.4.3.2.2. Khả năng chống đổ
Đánh giá theo thang điểm (Căn cứ vào độ nghiêng của cây khi gặp mưa bão).
+ Không đổ, Điểm 1 (hầu hết các cây đều đứng thẳng)
22
23
+ Nhẹ, Điểm 2 (<25% số cây bị đổ rạp)
+ Trung bình, Điểm 3 (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≈
45%)
+ Nặng, Điểm 4 (51-75% số cây bị đổ rạp)
+ Rất nặng, Điểm 5 (>75% số cây bị đổ rạp)
3.4.3.3. Các chỉ tiêu sau thu hoạch
Khi cây chín sữa tiền hành thu hoạch để tính năng suất
- Khối lượng tươi: khối lượng thân lá chồi
- Tỷ lệ thân/khối lượng tươi
- Năng suất thân: Khối lượng thân/ha
- Hàm lượng đường:
Cách lấy mẫu hàm lượng đường như sau:

Tại thời điểm thu hoạch sau khi mỗi một cây cao lương được bóc
sạch lá, bông cờ và cân khối lượng tươi của lá và thân xong thì ta đếm thứ
tự số lóng từ ngọn trở xuống đến lóng thứ 4 tại đó ta cắt lấy một đoạn dài
khoảng 1,5 - 2cm cho vào ép để lấy dịch ép rồi cho vào máy đo hàm lượng
đường (Brix) được tính bằng %.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu khi tính toán được xử lý trên EXCEL 2003
- Các số liệu thu được của tất cả các cây/ô chia cho số cây theo dõi
để lấy số liệu trung bình của từng ô.
23
24
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện thời tiết khí hậu vụ hè thu năm 2011 tại Thái Nguyên
Bảng 4.1: Bảng thời tiết khí hậu vụ Hè Thu năm 2011 tại Thái Nguyên
Tháng
Nhiệt Độ
Trung Bình
(
0
c)
Độ ẩm
trung
bình (%)
Tổng lượng
mưa
(mm)
6 28,7 84 237,5
7 29,5 80 144,0
8 28,5 82 268,0

9 27,1 83 284,7
10 24,0 81 103,8
11 22,9 79 4,3
12 16,8 68 5,2
Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên 2011
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức sống của cây cao
lương. Để hình thành chu kỳ sống cây cao lương cần tổng lượng nhiệt dao
động từ 1700 - 2700
0
C, tuỳ theo từng giống, từng nơi. Khi nhiệt độ cao cây
cao lương đạt được tổng nhiệt cần thiết nhanh hơn, cây cao lương sẽ ra hoa
và chín sớm hơn tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ
thấp thì ngược lại.
Cây cao lương sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 25 - 28
0
C ở nhiệt độ
thấp hơn 16
0
C sinh trưởng cây cao lương bị chậm lại, nếu nhiệt độ thấp hơn
13
0
C thì cây cao lương ngừng sinh trưởng và nhiệt độ thấp kéo dài ngày
cao lương có thể bị chết. Nếu nhiệt độ cao từ 28 - 35
0
C thì cao lương sinh
trưởng nhanh, nẩy mầm nhanh nhưng chất lượng kém. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng của nhiệt độ cao hay thấp tuỳ thuộc vào giống và giai đoạn sinh
trưởng phát triển của cây cao lương.
24

25
Qua theo dõi thực tế chúng tôi thấy: Nhiệt độ trung bình của các tháng
biến động từ 16,8 - 28,7
0
C, trong đó từ tháng 8 đến tháng 10 nhiệt độ tương
đối ổn định 24 - 28,5
0
C nhiệt độ này rất phù hợp với sinh trưởng phát triển
cây cao lương.
* Ẩm độ
Cao lương là cây trồng cạn cần nhiều nước song cũng rất nhạy cảm
với độ ẩm cao, đặc biệt ở giai đoạn cây còn nhỏ. Độ ẩm không khí biến
động từ 71 - 85%, độ ẩm đất biến động từ 61 - 85%, tuy nhiên tuỳ thuộc
vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
Qua theo dõi thực tế chúng tôi thấy: Độ ẩm biến động từ 68 - 84%,
trong đó từ tháng 6 đến tháng 11 ẩm độ tương đối ổn định 79 - 84% thuận
lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
* Lượng mưa
Nước vừa là yếu tố tăng năng suất quan trọng vừa là yếu tố hạn chế
năng suất đối với một số vùng cao lương.
- Cao lương yêu cầu tổng lượng mưa 3000 - 4000m
3
/ha, nhu cầu cũng
thay đổi tuỳ theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Thiếu nước ở mọi giai
đoạn đều làm giảm năng suất của cao lương. Triệu chứng chung nhất của
việc cao lương thiếu nước là lá cuốn tròn và kìm hãm cao lương đẻ nhánh.
Vụ Hè Thu 2011 tại Thái Nguyên có lượng mưa qua các tháng và đạt
từ 5,2 - 284,7 mm, trong đó lượng mưa vào tháng 8 và 9 cao và gặp gió bão
gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cao lương non. Lượng mưa lớn, ẩm
độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây ngập úng cho

cây cao lương mới trồng, đặc biệt là vào tháng 8 chồi đang trong giai đoạn
phát triển thời kỳ đầu mà độ ẩm lại cao thuận lợi cho sâu đục thân phát
triển mạnh.
Vụ Hè Thu tháng 4/2011 tại Thái Nguyên có lượng mưa qua các
tháng tăng dần và đạt từ 93,5 - 237,5mm tương đối thuận lợi cho cây cao
lương phát triển. Tuy nhiên lượng mưa vào tháng 8 và 9 cao gây ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của chồi cao lương tái sinh. Lượng mưa lớn, ẩm độ cao
tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây ngập úng cho cây cao
lương, đặc biệt là vào tháng 8 chồi đang trong giai đoan phát triển thời kỳ
đầu mà độ ẩm lại cao thuận lợi cho sâu đục thân phát triển mạnh.
25

×