Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.01 KB, 104 trang )

Đại học quốc gia Hà nội
Khoa luật

Nguyễn Thị Nhàn

Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
trong giai đoạn hiện nay

Luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2010


Đại học quốc gia Hà nội
Khoa luật

Nguyễn Thị Nhàn

Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
trong giai đoạn hiện nay
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60 38 50

Luận văn thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hữu Nghị

Hà nội - 2010



Mục lục
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu

1

Chương 1: Một số vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông
nghiệp và pháp luật về thu hồi đất nơng nghiệp

1.1.

Khái niệm và vai trị của đất nơng nghiệp

5
5

1.1.1. Khái niệm đất nơng nghiệp

5

1.1.2. Vai trị của đất nông nghiệp

10

1.2.


Khái niệm thu hồi đất

1.3.

Khái quát về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp từ năm 1992
đến nay

Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp

14
19
24

2.1.

Quy định về mục đích thu hồi đất

24

2.2.

Quy định về thẩm quyền thu hồi đất

26

2.3.

Quy định về trình tự thu hồi đất nông nghiệp

29


2.4.

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
nông nghiệp

39

2.4.1. Quy định về bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp

39

2.4.2. Quy định về tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp

53

2.5.

Quy định về mức giá áp dụng để bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp

54

Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nơng nghiệp và một
số kiến nghị

3.1.

Khái qt tình hình thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian
gần đây


3.2.

58
58

Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp tại
một số địa phương và tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

66


3.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất
nông nghiệp

66

3.2.2. Về những dự án đã thu hồi đất nông nghiệp nhưng không
được triển khai thực hiện

68

3.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về mức giá bồi thường khi thu hồi
đất nông nghiệp
3.3.

70

Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về thu hồi đất
nơng nghiệp


3.3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nơng nghiệp

75
75

3.3.2. Hồn thiện các quy định về giá đất để bồi thường khi thu hồi
đất nơng nghiệp
3.3.3. Hồn thiện các quy định về tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp

76
78

3.3.4. Học tập kinh nghiệm bảo vệ quỹ đất nông nghiệp từ các nước
trên thế giới

79

3.3.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn sau khi thu hồi
đất nông nghiệp

82

Kết luận

88

Danh mục tài liệu tham khảo

90



Danh mục các bảng biểu

Trang
Biểu 3.1:

Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện

59

Đông Anh từ năm 1995 đến năm 2000
Biểu 3.2:

Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 của huyện Đơng Anh

60

Biểu 3.3 :

Tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện

61

Đông Anh từ năm 2000-2007
Biểu 3.4:

Sự suy giảm diện tích đất sản xuất đất nơng nghiệp

64


huyện Đông Anh
Biểu 3.5:

Kết quả việc thu hồi đất ở huyện Đông Anh từ năm
2000- 2005

65


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể
thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập và tạo ra
sản phẩm hàng hố thiết yếu cho tồn xã hội. Việc sử dụng nguồn tài nguyên
này một cách hợp lý, có hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững là mối quan
tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp - nông thôn,
Đảng ta trong nhiều thập kỷ qua đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn để
thúc đẩy nơng nghiệp, nơng thôn phát triển. Trong cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, Đảng ta đã đề ra chủ trương “người cày có ruộng”. Trong
điều kiện nền kinh tế hàng hố, người cày có ruộng được hiểu là những người
thiết tha với đồng ruộng, có khả năng sản xuất kinh doanh nơng nghiệp. Để nâng
cao vị trí của họ trong xã hội, trước hết Nhà nước cần giúp họ có quyền trên
mảnh ruộng được giao bằng các quy định bảo đảm quyền sử dụng đất của họ.
Trong lịch sử cũng như hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát
triển, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp để người nông dân có đất canh tác. Song
với nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, việc thu hồi đất nông
nghiệp phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế hay các mục đích quốc phịng
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng... đã dần dần làm thu hẹp diện tích

đất nơng nghiệp.
Q trình thu hồi đất đã bộc lộ nhiều vấn đề vướng mắc trong việc giải
phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khi thu hồi đất... Hậu quả của
việc thu hồi đất đã để lại khơng ít khó khăn cho nơng dân trong lúc các chính
sách giải quyết vẫn cịn bộc lộ nhiều bất cập. Thực tiễn cho thấy: tình trạng
người nơng dân khơng cịn đất để sản xuất do việc bị thu hồi đất nông
nghiệp đang là một vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tình trạng đất nơng

1


nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước bị thu hồi dẫn đến việc người nơng dân
khơng có đất để sản xuất kéo theo khơng ít hậu quả kinh tế - xã hội khác là
một vấn đề thời sự rất cấp thiết, địi hỏi cần phải có hướng khắc phục và giải
quyết kịp thời. Trong khi đó, khung pháp lý quy định về vấn đề thu hồi đất
nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng cịn nhiều bất cập cần phải giải quyết.
Những điều trình bày trên đây chính là lý do của việc chọn đề tài:
"Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay" làm luận
văn thạc sĩ của học viên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây, với tốc độ đơ thị hố tăng nhanh, nhu cầu phát
triển kinh tế lớn đã dẫn đến hàng loạt các dự án cần đến mặt bằng đất để xây
dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, tình hình thu hồi đất nơng nghiệp dẫn đến việc
người nơng dân mất đất sản xuất kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực đã tạo nên
sự bức xúc trong xã hội. Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra, nhiều vụ
khiếu kiện cũng do nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó, hiện nay vấn đề
thu hồi đất và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp đang được các nhà khoa
học, nhà quản lý quan tâm. Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có
nhiều nhà nghiên cứu đề cập vấn đề này như các bài viết: “Một số ý kiến
hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” của ThS. Lê

Ngọc Thạnh -Tạp chí Tài ngun và Mơi trường kỳ 1- tháng 6/2009, trang
40- 42; “Một số giải pháp tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất nông
nghiệp” của Phan Văn Thọ- Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài ngun và Mơi
trường - Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2- tháng 5/2009; “Giải bài
tốn lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể: Nhà nước, người có đất bị thu hồi và
chủ đầu tư khi thu hồi đất” của Th.S Đặng Đức Long- Tạp chí Tài ngun
và Mơi trường, kỳ 1- tháng 5/2009, trang 7-8 ; “Tái định cư cho các hộ nông
dân bị thu hồi đất ở Sơn La” của Lò Hùng Thuận - Tạp chí Tài nguyên và

2


Môi trường, Kỳ 2- tháng 5/2009, trang 35-37 ; “39% nơng dân ở Đồng bằng
sơng Cửu Long khơng có đất sản xuất” của Hà Dịu, Báo điện tử
VietNamnet.vn cập nhật ngày 09/10/2008 ; “Bức xúc thu hồi đất không chỉ
do giá đền bù” của Lan Hương, Báo điện tử Dân trí cập nhật ngày
03/10/2008, “Về việc thu hồi đất nơng nghiệp tại phường Đại Kim, quận
Hoàng Mai” của Quốc Hoàn, Báo An ninh Thủ đô số 2556 ngày 22/6/2009,
trang 8. Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách
toàn diện và cụ thể về pháp luật thu hồi đất hiện nay. Vì vậy, từ việc nghiên
cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp, kết hợp với thực tiễn áp
dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt từ số liệu cụ thể của
huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu một cách
nghiêm túc để từ đó phân tích và đưa ra những nhận định, đánh giá của mình
về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp cũng như việc áp dụng các quy định
pháp luật về vấn đề thu hồi đất nơng nghiệp trong thực tiễn, từ đó đưa ra
những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn, bất
cập trong việc thu hồi đất nơng nghiệp ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn là phân tích, đánh giá

thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Qua đó đề xuất một số kiến nghị hồn
thiện pháp luật thu hồi đất nơng nghiệp và giải pháp khắc phục khó khăn
khi thu hồi đất nơng nghiệp.
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài được đặt ra như
sau:
- Khẳng định được tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong đời sống xã
hội, từ đó nhận thấy được yêu cầu điều chỉnh pháp luật một cách rõ ràng, minh
bạch, chặt chẽ các quan hệ phát sinh trong q trình thu hồi đất nơng nghiệp.

3


- Phân tích thực trạng pháp luật về thu hồi đất hiện nay để thấy những
bất cập cần phải khắc phục.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thu hồi đất, từ đó tìm ra những bất cập
trong việc áp dụng pháp luật thu hồi đất và đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật thu hồi đất và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp
luật về thu hồi đất nơng nghiệp.
Để có hướng nghiên cứu tập trung và cụ thể, tác giả tập trung vào việc
nghiên cứu quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất nông nghiệp và thực
tiễn áp dụng tại một số địa phương, đặc biệt là thực tiễn thu hồi đất nông
nghiệp tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - nơi tác giả luận văn
đang công tác và sinh sống.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật đất đai.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng

hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp chứng minh, phương pháp diễn giải,
phương pháp thống kê... để làm sáng tỏ những vấn đề của đề tài.
5. ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số giải pháp của đề tài có
giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về việc
thu hồi đất ở nước ta.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:

4


Chương 1: Một số vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông
nghiệp và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.
Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp và
một số kiến nghị.

5


Chương 1
Một số vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và
pháp luật thu hồi đất nơng nghiệp
1.1. Khái niệm và vai trị của đất nơng nghiệp
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản
xuất chủ yếu, là một trong các yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống, là

địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh
và quốc phịng; có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất đai được dùng hầu hết vào các ngành sản
xuất, các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam cho đến nay vẫn là nền kinh tế nơng nghiệp,
nơng nghiệp chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Trong toàn bộ
hoạt động vật chất của con người, sản xuất nông nghiệp giữ một vị trí quan
trọng. Kinh nghiệm của những nước đã đạt đến trình độ cao như Mỹ, Nhật
Bản, cũng như các nước trở thành nước công nghiệp mới, trong những thập
niên gần đây vẫn rất coi trọng nông nghiệp, nông thôn. Thành công mà họ đạt
được là hiện đại hố ngành nơng nghiệp, cải biến cơ cấu nơng thơn, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn
không chênh lệch quá xa so với khu vực đơ thị. Do đó, nơng nghiệp và kinh tế
nơng thơn có điều kiện tích tụ vốn cho q trình cơng nghiệp hố.
Việt Nam là một quốc gia trong vùng nhiệt đới, có nhiều thuận lợi cho sự
phát triển nông nghiệp, thu hút hơn 80% dân số và 70% lực lượng lao động [16].
Trong nhiều thập kỷ tới, nơng nghiệp vẫn cịn là một ngành kinh tế quan
trọng ở nước ta. Nông thôn vẫn là khu vực địa lý rộng lớn và là một trong

6


những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước.
Đặc điểm lớn nhất của sản xuất nông nghiệp là gắn chặt với các điều
kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước...Trong các điều kiện đó, đất
đai là cơ sở đầu tiên không thể thiếu được và là tư liệu sản xuất chủ yếu. Hoạt
động lao động của con người bao giờ cũng gắn chặt với đối tượng lao động và
tư liệu lao động. Đối tượng lao động là vật hoặc những vật mà hoạt động của
con người tác động vào. Còn tư liệu lao động là những phương tiện vật chất

mà nhờ đó, con người tác động vào đối tượng lao động. Đất đai tham gia vào
quá trình sản xuất nông nghiệp vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Vì vậy, đất đai trở thành một loại tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thay thế được, đất đai được coi là nguồn gốc của mọi của cải.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nơng nghiệp
thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và
những loại cây được coi là lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng
đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa,
hoa màu mà cịn dùng vào mục đích chăn ni gia súc, ni trồng thuỷ sản
hay để trồng các cây lâu năm...
Trước đây, Luật Đất đai năm 1993 đưa ra định nghĩa về đất nông
nghiệp tại Điều 42 như sau: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để
sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nơng nghiệp.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, đất đai của Việt Nam chia
làm sáu loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân
cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng. Với sự phân loại này, đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp được tách ra thành hai loại đất nằm trong sáu loại đất
thuộc vốn đất quốc gia và được định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 của Luật

7


Đất đai năm 1993. Tuy nhiên, sự phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác
nhau, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã dẫn đến sự đan xen, chồng chéo
giữa các loại đất, khơng có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho
cơng tác quản lý đất đai. Để khắc phục những hạn chế đó, Luật Đất đai năm
2003 đã chia đất đai thành ba loại với tiêu chí phân loại duy nhất đó là căn cứ
vào mục đích sử dụng chủ yếu. Trên cơ sở đó, đất đai được chia theo ba
nhóm: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp và nhóm đất chưa

sử dụng.
Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, có thể hiểu: nhóm
đất nơng nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau,
với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nơng
nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng, khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nơng
nghiệp, lâm nghiệp.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, Luật Đất đai 2003 phân loại nhóm đất
nơng nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào
chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Với diện tích đất nơng nghiệp có hạn trong khi dân số đông, để đảm
bảo tất cả mọi người nơng dân đều có đất để sản xuất và đảm bảo đất nông

8


nghiệp được sử dụng có hiệu quả, đất nơng nghiệp được Nhà nước giao theo
hạn mức. Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối thì hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta
đối với mỗi loại đất. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân khơng q mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng
bằng; không quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường thị trấn ở trung du,

miền núi. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân khơng q 30 héc ta đối với mỗi loại đất. Trường hợp hộ gia
đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất
ni trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm
héc ta. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm
thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã,
phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã,
phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được
giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không
quá hai mươi lăm héc ta. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt
nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng
theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối không vượt quá hạn mức giao đất quy định giao đất trồng cây lâu năm
và khơng tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
theo những quy định trên.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, chủ sử dụng đối với đất
nơng nghiệp bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: đối với các chủ thể này, đất
nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, do được thuê quyền sử dụng đất
của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển nhượng, nhận thừa
kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

9


Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật Đất
đai có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn
lại. Còn đối với những địa phương chưa giao đất cho hộ gia đình, cá nhân
theo quy định của pháp luật về đất đai thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị ủy ban nhân dân huyện,

quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định giao đất. Đối với những địa
phương mà ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân
thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính
sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến nay đã sử
dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.
- Đất nơng nghiệp cịn được giao cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo
tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số.
Cộng đồng dân cư được giao đất nơng nghiệp có trách nhiệm bảo vệ diện tích
đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nơng nghiệp
và ni trồng thuỷ sản, khơng được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
Ngồi ra, đất nơng nghiệp cịn được sử dụng vào mục đích cơng ích:
Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị
trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích khơng q
5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi
trồng thuỷ sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Đất nông
nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng
cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình
thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích
của xã, phường thị trấn.
Bên cạnh đó, tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngồi cũng được quyền sử dụng đất nơng nghiệp. Tổ chức kinh
tế có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng

10


thuỷ sản, làm muối thì được nhà nước xem xét giao đất có thu tiền sử dụng
đất hoặc cho thuê đất hàng năm. Người Việt Nam định cư ở nước ngồi có dự
án đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được Nhà nước

giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất thu tiền đất một lần cho cả thời
gian thuê hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để thực hiện dự án đầu
tư. Doanh nghiệp nhà nước đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 phải chuyển sang
thuê đất hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tổ chức được Nhà nước
giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni
trồng thuỷ sản, làm muối nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục
đích hoặc sử dụng khơng có hiệu quả thì Nhà nước thu hồi đất để giao cho địa
phương đưa vào sử dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
1.1.2. Vai trị của đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông
nghiệp, là nguồn nội lực, nguồn vốn lớn của đất nước, là thành phần quan
trọng của môi trường sống. C. Mác cho rằng đất là một phịng thí nghiệm vĩ
đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư.
Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội C.Mác đã
khẳng định “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất
và giá trị tiêu thụ” [36]. Như William Petti đã nói “Lao động chỉ là cha của
cải vật chất, còn đất là mẹ” [36]. Chúng ta hiểu rằng đất sinh ra mọi của cải
vật chất xã hội, khơng có đất thì khơng thể sản xuất cũng như khơng thể phát
triển đơ thị và khu cơng nghiệp.
Đất nơng nghiệp có đặc điểm là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay
thế được của ngành nơng- lâm nghiệp. Nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên

11


của mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã từng chỉ rõ: "đất là không gian, yếu tố cần
thiết của tất thảy mọi quá trình sản xuất và mọi hoạt động của lồi người" [3].
Có thể thấy rõ đất đai nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng là tài

ngun thiên nhiên khơng sinh sản được. Đất nơng nghiệp có vị trí cố định và
không thể di chuyển được. Không giống như vốn, đất khơng thể sản sinh
thêm thơng qua q trình sản xuất. Đất nơng nghiệp có vị trí cố định khơng di
chuyển được bởi nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
của mỗi vùng. Mặt khác, cùng với xu thế đơ thị hố ngày càng nhanh, chủ thể
sử dụng đất có xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang
các mục đích khác để thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Q trình này làm
cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. ở Việt Nam, xu hướng
này đã và đang diễn ra ngày một nhanh chóng, trong 10 năm từ năm 1990 đến
năm 2000, đất trồng lúa nước ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
Bộ bị giảm khơng có diện tích bù lại đã lên tới 62.612ha trong khi đây lại
thường là những ruộng lúa tốt, màu mỡ [4].
Từ những trình bày trên đây cho thấy đất nơng nghiệp có vai trị là tư
liệu sản xuất chủ yếu quyết định tính đa dạng, quy mơ và hiệu quả của sản
phẩm hàng hố nơng nghiệp phục vụ nhu cầu đời sống thiết yếu của con
người. Các sản phẩm nông nghiệp được khai thác từ đất như: các loại cây
trồng, vật ni... để duy trì sự sống của lồi người, bên cạnh đó các sản phẩm
nơng nghiệp cịn làm ngun liệu chính cho các ngành sản xuất khác. Đất
nơng nghiệp đóng vai trị đảm bảo vấn đề an ninh lương thực đối với mỗi
quốc gia. Có thể nói khơng có đất nơng nghiệp con người không thể tồn tại
được.
Ngày nay, trong xu thế phát triển tồn cầu, mục tiêu cơng nghiệp hố,
đơ thị hố, hiện đại hố là khát vọng hướng tới của lồi người. Để đáp ứng
nhu cầu to lớn đó, đất nơng nghiệp là nguồn đất chính cung cấp đất phục vụ

12


phát triển các khu đô thị và công nghiệp. Đất nông nghiệp đang phải chịu áp
lực mạnh mẽ từ thực tế phát triển đơ thị, diện tích đất nơng nghiệp có xu

hướng giảm mạnh trong q trình đơ thị hố. Kết quả kiểm kê đất đai năm
2005 cho thấy, tổng diện tích đất nơng nghiệp ở nước ta là 9.415.568 ha,
trong đó đất trồng lúa của cả nước là 4.165.277ha, giai đoạn 2001-2005 tổng
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bị thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp
là 438.068ha. Đáng lưu ý là đất trồng lúa của nước ta trong giai đoạn 20002005 bị giảm đến 302.493 ha [29].
Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy
mạnh công cuộc xây dựng đất nước theo hướng cơng nghiệp hố với sự
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ
cơng nghiệp thì quỹ đất nơng nghiệp càng chịu áp lực mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cũng thay đổi theo hướng đất
phi nông nghiệp tăng lên, đất nông nghiệp giảm dần.
Để có được một vùng đất nơng nghiệp tốt phải trải qua quá trình canh
tác cải tạo hàng ngàn, hàng vạn năm. Đất cùng với nền sản xuất nông nghiệp
tạo nên niềm tự hào cho nhân loại. Với vai trị quan trọng của đất nơng nghiệp
trong diện tích đất nông nghiệp quá hạn hẹp của nước ta, từ Luật Đất đai năm
1993 đến Luật Đất đai năm 2003 đều có các quy định nhằm bảo vệ quỹ đất
nơng nghiệp. Những quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất nơng
nghiệp sang mục đích khác được chú ý để giảm thiểu việc thu hẹp diện tích
đất nơng nghiệp. Đó là việc nhà nước quy định điều kiện để chuyển mục đích
sử dụng phải căn cứ vào kế hoạch hàng năm mà các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương đăng ký nhu cầu với Chính phủ và phải được ủy ban
thường vụ Quốc hội thông qua. Tại Chỉ thị số 247/TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 28/4/1995 chỉ rõ: địa phương nào không lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nơng nghiệp trình Chính phủ phê duyệt thì nhất thiết không được

13


chuyển đất nơng nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác. Cũng tại Chỉ thị số
11/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2006 về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và

tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp
đã chỉ rõ: ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải rà
soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của từng vùng và cả
nước; có định hướng quy hoạch, kế hoạch về chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nơng nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm
từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn. Tại khoản 3, Điều 38, Luật Đất đai
năm 2003 đã quy định đất sử dụng khơng đúng mục đích sẽ bị thu hồi. Thậm
chí, trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, bên cho th có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành
vi sử dụng đất khơng đúng mục đích (Điều 719- Bộ luật Dân sự năm 1995).
Đồng thời, để người làm nơng nghiệp khơng có tư tưởng chuyển mục đích sử
dụng đất hay bỏ đất nơng nghiệp để làm ngành nghề khác nhằm bảo vệ diện
tích đất nơng nghiệp được sử dụng đúng mục đích, Nhà nước cịn ln dành
cho họ những ưu đãi về tài chính như khơng phải nộp tiền sử dụng đất nếu
“hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp..., nuôi trồng thuỷ
sản...sử dụng đất vào mục đích nơng nghiệp... trong hạn mức theo quy định
của pháp luật đất đai” (Điều 7, Nghị định 04/NĐ-CP ngày 11/02/2004 về thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2003” và Điều
3 - Nghị định 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 về thu tiền sử dụng đất). Ngồi
ra, để khuyến khích việc tập trung mở rộng hơn nữa diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp, trong Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất quy định “trường hợp
chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp thì
thuế suất từ 20-50%”, trong khi đó, nếu chuyển mục đích sử dụng từ đất phi

14


nơng nghiệp sang đất nơng nghiệp thì thuế suất là 0% (Điều 8, Luật sửa đổi
bổ sung Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất).

Cũng nhằm khuyến khích việc sản xuất nông nghiệp mà Nhà nước chỉ
thực hiện thu một loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt. Đó
là thuế sử dụng đất nơng nghiệp với thuế suất 10% tổng thu nhập của nông
dân. Nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được nhà nước để
lại tỷ lệ thoả đáng cho ngân sách xã và huyện để tái đầu tư cho nông nghiệp
và nông thôn. Ngồi ra, Nhà nước cịn có chính sách miễn, giảm thuế cho
người sử dụng đất nông nghiệp sản xuất trong điều kiện khó khăn như: sử
dụng đất hoang hố đưa vào sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân sản xuất nông
nghiệp ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo…
Với tầm quan trọng to lớn của đất nông nghiệp, bảo vệ quỹ đất nông
nghiệp là bảo vệ nguồn sống của người nơng dân. Tuy có những quy định ưu
tiên như vậy để bảo vệ đất nông nghiệp nhưng hiện nay đất nông nghiệp đang
giảm sút nghiêm trọng, phần lớn do việc thu hồi đất để phát triển kinh tế.
Tuy là một nước nơng nghiệp nhưng nước ta có diện tích đất canh tác
bình quân trên đầu người thấp với 1137 m2/người, đất trồng lúa nước là 899
m2/người (năm 1980) và đến năm 1995 diện tích đất canh tác bình qn trên
đầu người chỉ cịn 778 m2/người và diện tích đất trồng lúa nước là 560
m2/người [12]. Đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam bị chia cắt rất manh
mún, cản trở lớn cho phát triển sản xuất, đặc biệt cho q trình đi lên sản xuất
lớn, cơng nghiệp hố nơng nghiệp. Với đồng bằng Bắc Bộ, mỗi hộ có từ 15 20 thửa đất, mỗi thửa khoảng 150 - 300 m2 nên giá trị sinh lợi thấp, bình quân
1 ha đất nông nghiệp cho giá trị được 600 USD/năm trong khi ở Đài Loan là
15.172 USD/năm và Hà Lan là 16.600 USD/năm [41]. Trong khi đó, những
năm gần đây, diện tích đất nơng nghiệp giảm mạnh mà ngun nhân chủ yếu
là nhà nước thu hồi đất để phục vụ các mục đích phát triển kinh tế.

15


1.2. Khái niệm thu hồi đất
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở

hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Luật
Đất đai quy định các trường hợp bị thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thu hồi và nguyên tắc chung khi thu hồi đất, trưng dụng đất trong
những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, với ý nghĩa là một nội dung của quản
lý nhà nước về đất đai, vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với việc thu
hồi đất cần phải trên cơ sở các chính sách nhất định. Bởi vì, hậu quả pháp lý
của việc thu hồi đất là rất nghiêm trọng liên quan đến quyền lợi của Nhà
nước, các chủ đầu tư và người bị Nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, Nhà nước cần
quan tâm đến lợi ích của xã hội, cũng như quyền lợi của người sử dụng đất.
Cho đến nay, hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư trong
nước và nước ngồi nhiều khi bị đình trệ khơng thực hiện được đúng tiến độ
là do chính sách bồi thường khi thu hồi đất không được đảm bảo. Vì vậy, đối
với chính sách thu hồi đất cần phải xác định các tiêu chí sau:
Thứ nhất, xác định giá đất bồi thường phải phù hợp với thị trường
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường.
Thứ hai, việc thu hồi đất phải đúng quy định của pháp luật nhằm đảm
bảo tiến độ của các dự án đầu tư đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của Nhà nước
và xã hội cũng như thể hiện thái độ rõ ràng của Nhà nước trong trường hợp
không chấp hành quyết định thu hồi đúng pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Thứ ba, giải quyết có hiệu quả hơn một nửa số đơn thư khiếu kiện về
đất đai liên quan đến bồi thường giải toả trong tổng số hàng trăm nghìn đơn
thư khiếu tố, khiếu nại về đất đai gây căng thẳng cho việc thực hiện nhiều
cơng trình của Nhà nước.

16


Trên tinh thần như vậy, các quy định về thu hồi đất đã được quy định
chi tiết từ Điều 38 đến Điều 45 của Luật Đất đai năm 2003.

Có thể nói thu hồi đất là một biện pháp pháp lý làm chấm dứt quan hệ
pháp luật đất đai. Thu hồi đất thể hiện dưới hình thức pháp lý này là một
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp này
thể hiện quyền lực nhà nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai. Thu hồi đất cũng là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước
về đất đai. Vì vậy, để thực thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể
hiện nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự
kỷ cương trong quản lý nhà nước về đất đai.
Thu hồi đất cịn được hiểu dưới các khía cạnh sau:
- Thu hồi đất là một quyết định hành chính của người có thẩm quyền
nhằm chấm dứt quan hệ sử dụng đất của người sử dụng;
- Thu hồi đất là quyết định hành chính thể hiện quyền lực nhà nước
nhằm thực thi một trong những nội dung của quản lý nhà nước về đất đai;
- Việc thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc
các biện pháp chế tài được áp dụng nhằm xử lý các hành vi phạm pháp luật
đất đai của người sử dụng.
Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra định
nghĩa: “Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của
Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất
đai của người sử dụng đất”.
Tại Điểm 5, Điều 4, Luật đất đai năm 2003 đưa ra khái niệm: Thu hồi
đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn
quản lý theo quy định của Luật này.

17


Như vậy, thu hồi đất về mặt hình thức là văn bản hành chính, về nội

dung chính là việc sử dụng quyền lực nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất đã
được giao cho cá nhân, tổ chức để nhằm phục vụ lợi ích của nhà nước và xã
hội.
Để thể hiện sự minh bạch trong thu hồi đất, Điều 38 Luật Đất đai năm
2003 xác định rõ từng trường hợp bị thu hồi đất. So với Luật Đất đai năm
1993, phạm vi việc thu hồi đất được xác định hẹp hơn và chủ yếu phục vụ các
nhu cầu quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, mục đích cơng cộng và mục
tiêu phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng các khả năng cho phép tổ chức kinh
tế tìm kiếm mặt bằng tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua việc nhận
chuyển nhượng hoặc thuê đất của người sử dụng đất khác mà không nhất thiết
phải dùng biện pháp hành chính là thu hồi đất. Việc thu hồi đất cần chia thành
ba loại: thu hồi do nhu cầu của Nhà nước, thu hồi vì các lý do đương nhiên và
thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai.
a) Thu hồi do nhu cầu của Nhà nước
Trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Nhà nước với
tư cách là chủ đầu tư lớn nhất có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh tế, hạ
tầng xã hội, sử dụng đất vào mục đích cơng cộng, lợi ích của cộng đồng, bảo
vệ chủ quyền quốc gia cùng với các chủ đầu tư khác có nhu cầu sử dụng đất
rất lớn. Trong khi đó, những diện tích Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại do
những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang có quyền sử dụng do được giao đất,
thuê đất, do nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất. Do vậy, vì lợi ích của xã hội, những người đang sử dụng đất phải chấp
hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Các trường hợp đó là:
- Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh;
- Nhà nước sử dụng đất vào mục đích cơng cộng, lợi ích quốc gia;

18


- Nhà nước sử dụng đất vào mục tiêu phát triển kinh tế để xây dựng các

khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
b) Nhà nước thu hồi vì lý do đương nhiên
Các trường hợp này khơng xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước, cũng
không do việc người sử dụng đất bị mắc lỗi trong quá trình sử dụng mà đơn
thuần là các lý do đương nhiên dẫn tới việc Nhà nước thu hồi đất. Đó là các
trường hợp:
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm bị giải thể,
phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất;
- Cá nhân sử dụng đất chết mà khơng có người thừa kế;
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Đất được Nhà nước giao, cho th có thời hạn mà khơng được gia hạn
khi hết thời hạn sử dụng đất.
c) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai
Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng do vô ý hoặc cố ý vi phạm
Luật Đất đai. Các vi phạm này là nghiêm trọng và dẫn tới hậu quả pháp lý là
Nhà nước thu hồi đất với tính cách là một biện pháp chế tài nhằm tước đi
quyền sử dụng đất của người vi phạm. Các trường hợp này gồm:
- Người sử dụng đất sử dụng khơng đúng mục đích, khơng có hiệu quả;
- Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất đai;
- Đất được giao không đúng đối tượng và không đúng thẩm quyền;
- Đất bị lấn chiếm;
- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;

19


- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong 12 tháng liền, đất
trồng cây lâu năm không được sử dụng trong 18 tháng, đất trồng rừng không

được sử dụng trong vòng 24 tháng;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong 12 tháng liền hoặc chậm tiến độ 24 tháng liền so
với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.
Các trường hợp nêu trên khi Nhà nước thu hồi đất sẽ khơng được bồi
thường mà cịn bị xử lý theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số
182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
Trong luận văn này, tác giả đề cập các trường hợp thu hồi đất do nhu
cầu của Nhà nước. Việc thu hồi đất để phát triển mở rộng đô thị, phát triển
nền kinh tế cơng nghiệp hố, hiện đại hố là một việc làm rất cần thiết. Nhưng
vấn đề đặt ra chính là việc thu hồi đất nơng nghiệp dẫn đến tình trạng người
nơng dân khơng cịn đất để sản xuất, gây ra nhiều hậu quả xã hội phức tạp.
Khơng vì những lợi ích trước mắt của việc xây dựng các khu công nghiệp mà
thực hiện tràn lan, gây lãng phí quỹ đất, nhất là đất màu mỡ, có hệ thống thuỷ
nơng tốt hoặc làm xé lẻ, manh mún, cản trở sản xuất nơng nghiệp tập trung.
Cần có quy hoạch ổn định cho sản xuất nơng nghiệp, đó là mong muốn của
nhân dân các địa phương có nhiều đất canh tác bị giải toả. Phát triển mở rộng
đô thị là rất cần thiết, song vấn đề an ninh lương thực không thể không tính
đến. Hơn thế nữa, giải toả hết đất nơng nghiệp, liệu đời sống nơng dân có khá
giả khi cầm trong tay mấy chục triệu đồng tiền bồi thường để rồi khơng biết
làm gì có thu nhập, ổn định đời sống? Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần bảo đảm
hài hồ giữa tài ngun đất dành cho sản xuất nơng nghiệp và đất chuyển đổi
cho các mục đích phi nơng nghiệp. Do đó, việc thể chế các chính sách về thu hồi
đất, nhất là thu hồi đất nông nghiệp thành những quy định của pháp luật cần phải

20



×