Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại việt nam luận án TS luật 62 38 50 01001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
…………………………………..

PHAN QUỐC NGUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC
THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM

Luận án Tiến sĩ Luật học

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
…………………………………..

PHAN QUỐC NGUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC
THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM
Luận án Tiến sĩ Luật học
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 62 38 50 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh
2. PGS. TS. Lê Thị Thu Thủy

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Phan Quốc Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận án này, tơi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý
báu của các giáo sư, các nhà khoa học và các cán bộ làm việc tại Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Những người tôi muốn đặc biệt cảm ơn là hai người thầy, hai nhà khoa học đầy
tâm huyết, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh và PGS. TS Lê Thị Thu Thủy đã hướng
dẫn tơi rất tận tình trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này. Các Cơ
khơng những góp ý sâu sắc, chỉ dẫn tận tình cho tơi mà cịn cổ vũ, khích lệ tơi trong
suốt thời gian thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình tơi những tình cảm biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC……………………………………………………………………………..1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………….4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………………………………..5
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................6
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN……………………………………………………………………….12
1.1 Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………………….........12
1.1.1 Nhóm cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận chung về sáng chế…………13
1.1.2 Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế……………………………………………………………………….16
1.1.3 Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác thương mại
đối với sáng chế………………..……………………………………………………...21
1.2 Những vấn đề kế thừa, nghiên cứu sâu hơn, nghiên cứu mới trong luận án và
các câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………..31
1.2.1 Những vấn đề Luận án cần kế thừa…………………………………………...33
1.2.2 Những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn và nghiên cứu mới trong Luận án…33
1.2.3 Các câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………...34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1……………………………………………………………36
CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC
THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ…………………………………………….37
2.1 Khát quát về sáng chế …………………………………………………...............37
2.1.1 Khái niệm sáng chế…………………………………………………………….37
2.1.2 Tầm quan trọng của sáng chế và khai thác thương mại đối với sáng chế……40
2.2 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế………………................44
1


2.2.1 Xác định chủ sở hữu sáng chế……………..…………………………………..45
2.2.2 Quyền của chủ sở hữu sáng chế…………………………...…………………..45
2.2.3 Nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế ……………………………………………50
2.2.4 Giới hạn quyền của chủ sở hữu sáng chế…………………………….……….51
2.3 Các hình thức khai thác thƣơng mại đối với sáng chế………………………...54

2.4 Khung pháp luật về các hình thức khai thác thƣơng mại đối với sáng chế tại
Việt Nam……………………………………………………………………………...58
2.4.1 Pháp luật Việt Nam có liên quan………………………………………………58
2.4.2 Các điều ước quốc tế có liên quan……………………………………………...61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2……………………………………………………………67
CHƢƠNG 3 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI
THÁC THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ……………......69
3.1 Thực trạng pháp luật về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thƣơng mại
đối với sáng chế………………………………………………………………………71
3.1.1 Quy định hiện hành về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại
đối với sáng chế………………………………………………………………………71
3.1.2 Thực tiễn áp dụng quy định hiện hành về hình thức chủ sở hữu tự mình khai
thác thương mại đối với sáng chế……………………………………………………79
3.2 Thực trạng pháp luật về khai thác thƣơng mại dƣới hình thức chuyển giao
quyền sở hữu cơng nghiệp đối với sáng chế………………………………………..84
3.2.1 Quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình thức chuyển nhượng
quyền sở hữu sáng chế……………………………………………………………….85
3.2.2 Quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình thức chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế……………………………………………………………...91
3.2.3 Thực tiễn áp dụng quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình
thức chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp đối với sáng chế……………………104
2


3.3 Thực trạng pháp luật về khai thác thƣơng mại dƣới hình thức thế chấp, góp
vốn để kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế…………..107
3.3.1 Quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình thức thế chấp, góp vốn
để kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế…………………107
3.3.2 Thực trạng thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế tại Việt Nam……………………………………………………….121

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3…………………………………………………………..124
CHƢƠNG 4 – PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM…..………………………………………………….127
4.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thƣơng mại
đối với sáng chế tại Việt Nam…...…………………………………………………127
4.2 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức khai thác
thƣơng mại đối với sáng chế tại Việt Nam………………………...........................131
4.2.1 Giải pháp tổng thể……………………………………………..........................131
4.2.2 Các giải pháp cụ thể…………………………………………………………..135
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4…………………………………………………………..147
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN…………………………………………………………………………...152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….........153

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CGCN

Chuyển giao cơng nghệ

CNH-HĐH


Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

GDBĐ

Giao dịch bảo đảm

KHCN

Khoa học và công nghệ

KT-XH

Kinh tế-xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCPT

Nghiên cứu và phát triển


NXB

Nhà xuất bản

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PCT

Hiệp ước Hợp tác Sáng chế

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TMH

Thương mại hóa

TPP

Hiệp định Đối tác Xun Thái Bình Dương

TRIPS


Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền SHTT

TSTT

Tài sản trí tuệ

TSVH

Tài sản vơ hình

UNCITRAL

Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc

VBBH

Văn bằng bảo hộ

WIPO

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

4



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1:

Số lượng VBBH sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp cho người Việt
Nam và người nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008 –
2014………………………………………………………………...........80

Bảng 2:

Số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và li-xăng sáng chế
đăng ký tại Cục SHTT giai đoạn 2003-2014…………………………..106

5


MỞ ĐẦU
1 - Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam đã coi sáng chế là một trong những đối
tượng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN). Sáng chế là một dạng tài sản
trí tuệ (TSTT) đặc biệt, thuộc loại tài sản vơ hình (TSVH) và đóng vai trị quan trọng
trong quá trình đổi mới và phát triển. Bằng sáng chế không những tạo động lực cho
nghiên cứu khoa học (NCKH) và đổi mới sáng tạo mà cịn góp phần thu hút nguồn vốn
đầu tư và thúc đẩy chuyển giao công nghệ (CGCN). Sử dụng và khai thác thương mại
hợp lý loại tài sản này sẽ làm gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp, đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, cùng với sự phát triển, hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền SHTT theo các chuẩn mực của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành sự
quan tâm lớn việc khai thác thương mại đối với sáng chế.

Cụ thể, pháp luật về SHTT, CGCN, thương mại, đầu tư, doanh nghiệp và giao
dịch bảo đảm (GDBĐ) đã có những quy định tích cực như: khuyến khích chủ sở hữu
khai thác thương mại đối với sáng chế; khuyến khích chuyển giao quyền SHCN đối với
sáng chế từ trường đại học, viện nghiên cứu cho doanh nghiệp; khuyến khích các tổ
chức, cá nhân thế chấp, góp vốn bằng quyền SHCN đối với sáng chế để kinh doanh,
thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN); tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đổi
mới công nghệ, v.v.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác thương mại đối với sáng chế còn tương đối mới
trong thực tiễn khai thác thương mại các loại TSTT của Việt Nam. Hơn nữa, theo
truyền thống và thực tiễn đời sống pháp lý Việt Nam, quyền SHTT nói chung và quyền
SHCN nói riêng hiện nay chủ yếu được đề cập dưới góc độ dân sự. Sáng chế mới chỉ
được đề cập trong các văn bản pháp luật của Việt Nam chủ yếu nghiêng về hướng bảo
6


hộ quyền SHCN đối với sáng chế, tức là mới chỉ đề cập đến sáng chế ở trạng thái
“tĩnh” hơn là các quy định về khai thác, thương mại hóa (TMH) sáng chế - đề cập đến
sáng chế ở trạng thái “động”. Do vậy, pháp luật của nước ta vẫn còn khá nhiều hạn chế
và bất cập trong việc cụ thể hóa các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế
nhằm thúc đẩy hoạt động này.
Xác định được tầm quan trọng của việc khai thác TSTT, đặc biệt là sáng chế
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, coi đó là điều kiện sống cịn đối với sự phát
triển của nước nhà trong thời gian tới, Việt Nam đang nhanh chóng tiến hành hồn tất
các thủ tục, sửa đổi hệ thống pháp lý có liên quan, đặc biệt là pháp luật về SHTT để
sớm đưa Hiệp định Đối tác Xun Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực và tiếp tục thực
hiện các cam kết đã ký đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH). Cụ thể,
chúng ta cần tiến hành sửa đổi Luật SHTT, Luật CGCN và các văn bản pháp quy có
liên quan theo hướng tăng cường bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế hơn nữa nhằm
đáp ứng các cam kết của Việt Nam khi gia nhập TPP đồng thời cần đưa ra các quy

định pháp lý phù hợp để tăng khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học và công nghệ
(KHCN) của người dân nhằm đảm bảo sự phát triển KT-XH của nước nhà.
Nhằm đáp ứng các mục tiêu trên, chúng ta cần hồn thiện pháp luật về các hình
thức khai thác thương mại đối với sáng chế, qua đó khuyến khích việc khai thác
thương mại đối với sáng chế. Do vậy, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật
các quốc gia khác cũng là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Đề tài luận án tiến sĩ “Pháp luật về các hình thức khai
thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam” được thực hiện nhằm đáp ứng các
yêu cầu trên.
2 - Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác thương mại mang
tính tự nguyện của chủ sở hữu sáng chế tại Việt Nam. Trên thực tế, các hình thức khai
7


thác thương mại mang tính tự nguyện của chủ sở hữu sáng chế bao gồm nhiều hình
thức khác nhau như chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại sáng chế, chủ sở hữu
chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế bao gồm chuyển nhượng quyền sở hữu
sáng chế và li-xăng sáng chế, chủ sở hữu thế chấp, góp vốn để kinh doanh, thành lập
doanh nghiệp bằng quyền SHCN đối với sáng chế.
Do vậy, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích và so sánh lần lượt pháp luật
về các hình thức khai thác thương mại tự nguyện nói trên nhằm đưa ra một bức tranh
tổng thể pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt
Nam.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ về mặt cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn
pháp luật của Việt Nam về các hình thức khai thác thương mại mang tính tự nguyện
đối với sáng chế. Từ đó đề xuất các phương hướng, tiếp tục xây dựng cơ sở lý luận,
kiến nghị những giải pháp cho việc hoàn thiện các quy định pháp lý về các hình thức

khai thác thương mại đối với sáng chế trong phạm vi những vấn đề nghiên cứu đã
được xác định.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra và giải
quyết cụ thể là:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về các hình thức khai thác thương mại đối
với sáng chế.
Thứ hai, nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn pháp luật về các hình thức khai
thác thương mại đối với sáng chế (trong đó có pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của
một số quốc gia trên thế giới).
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng các quy định hiện hành về khai thác thương mại
đối với sáng chế theo pháp luật của Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
8


4 – Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận áp dụng chủ yếu cho việc nghiên cứu luận án là phân tích,
giải thích, so sánh, tổng hợp các quy định pháp lý có liên quan đến các hình thức khai
thác thương mại đối với sáng chế cũng như các giới hạn quyền khai thác thương mại
đối với sáng chế của Việt Nam, của pháp luật quốc tế, của một số nước trên thế giới để
chỉ rõ những điểm giống nhau, khác nhau và những điểm cần khắc phục trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam. Phương pháp so sánh còn được sử dụng để so sánh các điều
kiện ra đời của các quy định trong nước và quốc tế này. Từ đó có thể rút ra giải pháp
hồn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về khai thác thương mại đối với sáng
chế nói chung và hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế nói riêng.
Để thực hiện tốt các phương pháp trên, tác giả sẽ sử dụng các tài liệu pháp luật,
văn bản pháp quy, bài báo khoa học, cơng trình nghiên cứu chun khảo, tài liệu
chun mơn từ q trình tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học cũng như các số liệu
thống kê của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước có liên quan.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, giải thích pháp luật chủ yếu được sử dụng để

phân tích, lý giải, lập luận những vấn đề mang tính lý luận về sáng chế, các hình thức
khai thác thương mại đối với sáng chế, pháp luật về các hình thức khai thác thương
mại đối với sáng chế.
Hơn nữa, phương pháp thống kê, dự báo cũng sẽ được sử dụng trong luận án khi
xử lý các số liệu từ các báo cáo tổng hợp về hoạt động khai thác sáng chế trong và
ngồi nước để cho thấy vai trị của khai thác thương mại đối với sáng chế, đưa ra thực
trạng pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích pháp lý để phân tích các văn
bản quy phạm pháp luật trong nước và quốc tế cũng như để phân tích các tài liệu
chuyên khảo, các bài viết trong các tạp chí chuyên ngành trong và ngồi nước.
5 - Những đóng góp mới của luận án
Tình hình nghiên cứu về khai thác thương mại đối với sáng chế nói chung và các
hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế nói riêng tại Việt Nam còn rất khiêm
9


tốn. Cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nào của Việt Nam hoặc trên thế giới
nghiên cứu về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam. Do
vậy, luận án tiến sĩ “Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng
chế tại Việt Nam” là một đề tài hoàn tồn mới.
Luận án cũng là cơng trình chun khảo đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên
sâu, đầy đủ, toàn diện, có hệ thống các quy định pháp luật về các hình thức khai thác
thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam trên cơ sở so sánh, đúc rút kinh nghiệm thực
tiễn trong các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng như của pháp
luật quốc tế.
Dù đã có một vài nghiên cứu đề cập một cách rải rác về khai thác thương mại
đối với sáng chế tại Việt Nam nhưng luận án đã có những phát hiện, phương pháp
nghiên cứu, cách sắp xếp mới mở ra hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu pháp
luật về các hình thức khai thác thương mại đối với các đối tượng quyền SHTT khác.
Một điểm mới của Luận án là phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án

không chỉ được áp dụng để so sánh các quy định pháp luật hiện hành về các hình thức
khai thác thương mại đối với sáng chế của Việt Nam với pháp luật quốc tế cũng như
quy định của một số quốc gia khác có liên quan mà cịn được áp dụng để so sánh điều
kiện ra đời của các quy định trong nước và quốc tế này.
Nội dung nghiên cứu của luận án cịn có một số đóng góp mới trong việc xây
dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với
sáng chế của Việt Nam, cụ thể như:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách tồn diện pháp luật về các hình thức khai thác
thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam từ đó chỉ ra những nguyên nhân hạn chế
trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
Thứ hai, so sánh, đối chiếu các quy định pháp lý về các hình thức khai thác
thương mại đối với sáng chế của Việt Nam với các quy định pháp lý có liên quan trong
một số công ước quốc tế quan trọng, trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam trong thời gian tới.
10


Thứ ba, nêu ra những kiến nghị, phương hướng và giải pháp hồn thiện pháp
luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế nhằm thúc đẩy việc khai
thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.
6 – Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận án có ý nghĩa quan trọng, góp
phần nhất định vào việc bổ sung, phát triển cơ sở lý luận, hồn thiện các quy định pháp
luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam nói riêng và
hồn thiện hệ thống pháp luật về khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam
nói chung nhằm đáp ứng các yêu cầu phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa
(CNH-HĐH) trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu và phân tích của luận án có thể được dùng để tham
khảo, bổ sung, sửa đổi cho các quy định pháp lý liên quan đến việc bảo hộ sáng chế
cũng như những quy định pháp lý về giới hạn quyền đối với sáng chế tại Việt Nam.

Luận án này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên
cứu và giảng dạy trong lĩnh vực SHTT, CGCN trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu
pháp luật. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong cơng tác xây dựng, hồn thiện pháp luật về SHTT và CGCN
trong thời gian tới.
7 – Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục chữ viết tắt, danh mục
các bảng biểu, kết luận, danh mục các cơng trình đã công bố liên quan đến đề tài luận
án, tài liệu tham khảo, Luận án được cấu trúc bao gồm 4 chương như sau:
- Chương 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Chương 2 – Cơ sở lý luận về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế
- Chương 3 – Thực trạng pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng
chế tại Việt Nam
- Chương 4 - Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các hình thức
khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam
11


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, khái niệm SHTT nói chung và sáng chế nói riêng khơng phải là
những khái niệm còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Nhận thức chung của các giới về vai trò
của SHTT và sáng chế đã ngày càng được cải thiện, số lượng đơn đăng ký xác lập
quyền đã tăng hơn so với trước. Tuy nhiên, mức độ nhận thức này vẫn chưa cao. Đã có
một số cơng trình chun khảo, bài báo khoa học tại Việt Nam đề cập về sáng chế dưới
nhiều góc độ khác nhau như pháp luật, kinh tế, kỹ thuật nhưng chủ yếu các tài liệu này
mới chỉ đề cập đến các khái niệm cơ bản về bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế.
Khái niệm khai thác thương mại đối với sáng chế và hình thức khai thác thương mại

đối với sáng chế đã được nhắc đến ở một vài tài liệu nhưng hiện chưa có một cơng
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và hệ thống về các hình thức khai
thác thương mại đối với sáng chế dưới góc độ pháp lý.
Hơn nữa, trên thế giới, khái niệm và pháp luật về các hình thức khai thác thương
mại đối với sáng chế đã được đề cập trong khá nhiều cơng trình, tài liệu nhưng chủ yếu
các tài liệu này chỉ đề cập cụ thể đến pháp luật riêng rẽ của một số quốc gia hoặc
những quy định pháp lý của một số điều ước quốc tế có liên quan mà chưa hề có một
tài liệu nào đề cập toàn diện, sâu sắc đến pháp luật về các hình thức khai thác thương
mại đối với sáng chế tại Việt Nam. Do vậy, luận án một mặt sẽ kế thừa các nghiên cứu
đã có đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu và rộng hơn pháp luật
về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế theo hướng tập trung vào giải
quyết các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn.
Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án hiện đang tập trung vào ba nhóm
chính:
- Nhóm cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận chung về sáng chế.
- Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế.
12


- Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với
sáng chế.
1.1.1 Nhóm cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận chung về sáng chế
Sáng chế là một đối tượng quan trọng của quyền SHTT. Do vậy, trong hầu hết
các tài liệu nói chung về SHTT ở trong và ngoài nước, đối tượng sáng chế đều được
nhắc đến. Tuy nhiên, do tầm quan trọng đặc biệt của sáng chế, có một số cơng trình, tài
liệu trên thế giới đã đề cập riêng đến sáng chế.
Qua tìm hiểu một số cơng trình, tài liệu theo các kênh hiện có, việc nghiên cứu
lý luận chung về sáng chế dưới góc độ pháp lý ln được các tác giả, các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là các cơng trình: “Patents and
Development” (Sáng chế và Phát triển) của TS. Patricia Kameri-Mbote (1994)1;

“Brevets et sous-développement-La protection des inventions dans le Tiers-monde”
(Sáng chế và sự kém phát triển-Bảo hộ sáng chế tại Thế giới thứ ba) của các tác giả
Martine Hiance và Yves Plasseraud (1972), Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Sở hữu
Cơng nghiệp, Khoa Luật và Khoa học Kinh tế-Chính trị Strasbourg; “Industrial
Property Rights Standard Textbook-Patents” (Sách Chuẩn về Quyền Sở hữu công
nghiệp-Sáng chế), Viện Sáng chế và Đổi mới Sáng tạo của Nhật Bản (2003); “Brevet,
innovation et intérêt général-Le Brevet: pourquoi et pourquoi faire?” (Sáng chế, đổi
mới sáng tạo và lợi ích chung-Sáng chế: tại sao và tại sao phải có?), Nhà xuất bản
(NXB) Larcier, 2007.
Các cơng trình nghiên cứu này đã đưa ra được các góc nhìn khác nhau trả lời
cho câu hỏi Sáng chế là gì?; Bản chất pháp lý của sáng chế; Sáng chế có những đặc
điểm giống và khác biệt như thế nào so với các loại TSTT khác?; Các nội dung quyền
tài sản đối với sáng chế; Các học thuyết đối với sáng chế; Một số loại hình sáng chế,
đối tượng và điều kiện bảo hộ sáng chế; Ý nghĩa của việc bảo hộ và khai thác sáng
chế; Vai trò, tầm quan trọng của sáng chế đối với việc tăng sức cạnh tranh của doanh
1

Patricia Kameri-Mbote (1994), “Patents and Development” (Sáng chế và Phát triển), Tạp chí Law and Development in
the Third World, Khoa Luật, Đại học Nairobi, trang 412-425,

13


nghiệp cũng như hỗ trợ sự phát triển KHCN và KT-XH của quốc gia; Hệ thống sáng
chế quốc tế, khu vực và của một số quốc gia trên thế giới; Quan điểm của quốc gia
đang phát triển về hệ thống sáng chế; các điều khoản chính về sáng chế trong Cơng
ước Paris, trong Hiệp định Khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
(Hiệp định TRIPS) ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia đang phát triển.
Ngoài ra, một số cuốn sách chuyên khảo còn đi sâu hơn vào một vài khía cạnh
quan trọng liên quan đến sáng chế. Cuốn sách “Brevets et sous-développement-La

protection des inventions dans le Tiers-monde” của các tác giả Martine Hiance và
Yves Plasseraud đã đề cập đến lợi ích của sáng chế đối với các quốc gia kém phát
triển, cái giá phải trả cho vấn đề phát triển sáng chế tại các quốc gia này, định hướng
mới về pháp lý và thể chế liên quan đến sáng chế, cách thức tận dụng lợi thế sáng chế
của các nước kém phát triển. Cuốn “Industrial Property Rights Standard TextbookPatents” của Viện Sáng chế và Đổi mới Sáng tạo của Nhật Bản lại nghiên cứu một
cách chuyên sâu sự khác biệt giữa sáng chế và các đối tượng SHCN khác.
Tại Việt Nam, nhất là vào những năm cuối của quá trình đàm phán gia nhập
WTO trở lại đây, vấn đề SHTT nói chung và sáng chế nói riêng được rất nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết chun sâu về sáng
chế đề cập đến các khía cạnh khác nhau và dưới nhiều góc độ khác nhau về sáng chế.
Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình, tài liệu nghiên cứu về SHTT đều đề cập đến vấn
đề tổng quan về quyền SHTT, bảo hộ và thực thi quyền SHTT.
Có thể kể đến một số bài báo tiêu biểu như: “Tổng quan về pháp luật sở hữu trí
tuệ của Hoa Kỳ trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam” của PGS. TS.
Phạm Duy Nghĩa (2001), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; “Pháp luật sở hữu trí tuệ
của Việt Nam” của PGS. TS. Đinh Văn Thanh (2004), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật;
“Pháp luật về Sở hữu cơng nghiệp trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” của
TS. Nguyễn Thanh Tâm (2007), Tạp chí Luật học, số 1/2007; “Quyền sở hữu trí tuệ

14


trong Hiến pháp Việt Nam” của TS. Lê Mai Thanh (2012), Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, v.v.
Một số cuốn sách chuyên khảo tiêu biểu về SHTT có thể kể đến là: “Các yếu tố
của quyền sở hữu trí tuệ” của PGS. TS. Phùng Trung Tập (2004); “Quyền sở hữu trí
tuệ” của TS. Lê Nết (2006), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; “Sở hữu
trí tuệ và Chuyển giao công nghệ” của TS. Phạm Văn Tuyết và ThS. Lê Kim Giang
(2008), NXB Tư pháp; “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc
tế-Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS. TS. Nguyễn Bá Diến (2010), NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội; “Hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”
của TS. Kiều Thị Thanh (2013), NXB Chính trị-Hành chính.
Liên quan đến các luận án tiến sĩ luật học về sáng chế, điển hình có thể kể đến là
“How to Comply with the TRIPS and WTO Law: The New Challenges to Vietnam’s
Patent Legislation from WTO Dispute Settlement Practice” (Làm thế nào để tương
thích với Hiệp định TRIPS và quy định của WTO: Những thách thức mới đối với pháp
luật về sáng chế từ thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO), Trường Đại học Nagoya,
Nhật Bản của nghiên cứu sinh Phạm Hồng Quất (2007).
Từ các công trình đã dẫn ở trên, có thể thấy rằng có nhiều cơng trình nghiên cứu
về SHTT dưới góc độ pháp lý đã đi sâu vào nghiên cứu một số đối tượng SHCN nhưng
lại tập trung chủ yếu vào nhãn hiệu. Rất ít cơng trình đề cập chun sâu về sáng chế.
Hơn nữa, sáng chế là sự sáng tạo mang tính chất kỹ thuật, nên có một số bài viết
chuyên sâu về sáng chế được đăng trên các tạp chí của Bộ KHCN hơn là được đăng
trên các tạp chí luật học. Phần lớn các đề tài chuyên sâu nghiên cứu về lĩnh vực này
đều do Bộ KHCN chứ không do Bộ Tư pháp cấp kinh phí thực hiện. Trong số các
cơng trình đề cập chun về sáng chế đăng trên tạp chí của Bộ KHCN có thể kể đến
bài viết “Bàn về các thuật ngữ “phát minh”, “phát hiện”, “sáng chế” của PGS. TS.
Trần Văn Hải (2007), Tạp chí Hoạt động khoa học, số 6/2007 (577). Bài báo đã giải
thích được khái niệm sáng chế là giải pháp mang tính kỹ thuật và được cấp văn bằng

15


bảo hộ (VBBH) nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ sáng chế đồng thời phân biệt được
sáng chế với một số đối tượng khác như “phát hiện” và “phát minh”.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu mang tính cơ sở lý luận về sáng chế đã thành
công trong việc nghiên cứu lý luận, đưa ra được một số góc nhìn khác nhau trả lời cho
câu hỏi Sáng chế là gì?; Đặc điểm, vai trị của sáng chế trong nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế; Điều kiện và đối tượng bảo hộ sáng chế; Phân biệt sáng chế với các
đối tượng khác có liên quan; Khái quát các quyền đối với sáng chế; Thực thi bảo hộ

quyền SHTT trong đó có bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên, các cơng trình này vẫn chưa đề
cập nhiều về vấn đề bản chất thương mại của sáng chế cũng như về việc khai thác, sử
dụng sáng chế, đặc biệt là các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế. Nếu
vấn đề khai thác thương mại đối với sáng chế có được đề cập trong các tài liệu này thì
vẫn thiếu tính hệ thống.
1.1.2 Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế
Trước những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn của việc bảo hộ quyền SHTT, ngồi
những cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về sáng chế nói trên, qua tìm
hiểu một số tài liệu hiện có, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến lý luận
về bảo hộ sáng chế. Có thể nói rằng vấn đề bảo hộ sáng chế là vấn đề trọng tâm được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về tiêu chí và vai trị của bảo hộ quyền sở hữu
cơng nghiệp đối với sáng chế
Trong số các cơng trình nghiên cứu cơ sở lý luận chung về bảo hộ quyền SHCN
đối với sáng chế của nước ngồi có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau:
“How Does Patent Protection Help Developing Countries?” (Bảo hộ sáng chế có lợi
ích gì cho các quốc gia đang phát triển?) của Ali M. Imam (2006)2; “WIPO Intellectual
Property Handbook: Policy, Law and Use” (Cẩm nang sở hữu trí tuệ: Chính sách,
2

Ali M. Imam (2006), “How Does Patent Protection Help Developing Countries?” (Bảo hộ sáng chế có lợi ích gì cho các
quốc gia đang phát triển?), International Review of Intellectual Property and Competition Law (IIC), Volume 37, No.
3/2006, trang 245-259.

16


Pháp luật và Sử dụng) của WIPO (2001). Các công trình này đã đề cập đến vai trị và
tác động của việc bảo hộ sáng chế trong việc hỗ trợ các quốc gia, nhất là các quốc gia

đang phát triển, thúc đẩy cơng nghệ nội sinh, phát triển KT-XH. Có thể nói rằng, cuốn
cẩm nang “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use” của WIPO
(2001) là cơng trình nghiên cứu tổng quan, căn bản nhất về pháp luật bảo hộ quyền
SHCN đối với sáng chế trong số các cơng trình nghiên cứu chuyên khảo của nước
ngoài. Tác phẩm đã đề cập một cách tổng quát pháp luật quốc tế về bảo hộ sáng chế, ví
dụ như các điều kiện cấp bằng, việc soạn thảo và nộp đơn xin cấp bằng, quy trình thẩm
định đơn đăng ký sáng chế.
Ở Việt Nam, cần phải kể đến một số cơng trình tiêu biểu có liên quan như các
bài báo: “Tính mới trong việc bảo hộ sáng chế đối với bài thuốc cổ truyền của Việt
Nam” của PGS. TS. Trần Văn Hải (2013)3 và “Thị trường độc quyền sáng chế và sự
can thiệp của Nhà nước” của Th.S Nguyễn Hữu Cẩn (2013)4. Bài báo “Tính mới trong
việc bảo hộ sáng chế đối với bài thuốc cổ truyền của Việt Nam” của PGS. TS. Trần
Văn Hải (2013) đã nghiên cứu điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật quốc tế, pháp
luật của một số quốc gia và pháp luật của Việt Nam, đồng thời đề cập kinh nghiệm của
một số quốc gia như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Mê-hi-cô về bảo hộ quyền SHTT đối với y học
cổ truyền cũng như đề xuất ra một số giải pháp bảo hộ bài thuốc y học cổ truyền của
Việt Nam. Bài báo “Thị trường độc quyền sáng chế và sự can thiệp của Nhà nước” của
ThS. Nguyễn Hữu Cẩn (2013) đã thừa nhận cơ chế bảo hộ độc quyền đối với sáng chế
có thể đem lại lợi ích nhất định. nhưng việc lạm dụng độc quyền một cách thái quá
cũng tạo ra những khuyết tật của thị trường và gây nên những tác động tiêu cực với xã
hội ví dụ như chủ sở hữu có thể ngăn chặn việc gia nhập thị trường của đối thủ, ngăn
chặn sự đổi mới, cải tiến của đối thủ, cấp li-xăng một cách thiên vị để tạo nên độc
quyền nhóm, v.v.

3

Trần Văn Hải (2013), “Tính mới trong việc bảo hộ sáng chế đối với bài thuốc cổ truyền của Việt Nam”, Tạp chí khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 29, số 2/2013, trang 7-15.
4
Nguyễn Hữu Cẩn (2013), “Thị trường độc quyền sáng chế và sự can thiệp của Nhà nước”, Tạp chí Khoa học và Cơng

nghệ Việt Nam, số 4/2013, trang 10-13.

17


Ngồi ra, cũng có thể kể đến một số cơng trình chuyên khảo, luận án tiến sĩ luật
học, luận văn thạc sĩ luật học đề cập về vai trò của bảo hộ quyền SHCN đối với sáng
chế và điều kiện cấp bằng sáng chế như “Cẩm nang pháp luật về sở hữu trí tuệ và
chuyển giao cơng nghệ” của TS. Đinh Thị Mai Phương (chủ biên) (2004), NXB Chính
trị Quốc gia; “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực
tiễn”, của GS. TS. Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2005), NXB Chính trị Quốc gia; “Đổi
mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê Xuân Thảo (1996), Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với sáng
chế theo pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp” của học viên cao học Điêu Ngọc
Tuấn (2004), Trường Đại học Luật Hà Nội; “Điều kiện về bảo hộ sáng chế trong pháp
luật Việt Nam” của học viên cao học Trần Trung Kiên (2007), Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội; “Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế” của học viên cao học Nguyễn Văn Bảy (2012), Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về đối tƣợng và hình thức bảo hộ quyền sở
hữu cơng nghiệp đối với sáng chế
Khác với các quốc gia đang phát triển, trình độ nhận thức cũng như mức độ
nghiên cứu về SHTT nói chung và sáng chế nói riêng tại các quốc gia phát triển tiến bộ
hơn rất nhiều. Trong nhiều năm trở lại đây, các công trń h nghiên c ứu pháp luật về bảo
hộ quyền SHCN đối với sáng chế tại các quốc gia phát triển không chỉ đề cập đến cơ
sở lý luận chung về bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế mà đã gắn kết, nghiên cứu
chuyên sâu pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế trong một số lĩnh vực nhất
định. Trong đó nổi bật có thể kể đến là bài báo: “American Patent Policy,
Biotechnology, and African Agriculture: the Case for Policy Change” (Chính sách bảo

hộ sáng chế của Hoa Kỳ, Cơng nghệ sinh học và Nông nghiệp Châu Phi: Vụ việc làm

18


thay đổi chính sách) của Michael R. Taylor và Jerry Cayford (2004)5. Cơng trình này
đã đề cập đến ảnh hưởng của chính sách và pháp luật về bảo hộ sáng chế trong việc
giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, đổi mới nền nông nghiệp, bảo hộ sáng chế
liên quan đến phần mềm máy tính và cơng nghệ sinh học.
Cũng có một số cơng trình chun khảo khác đề cập một cách hệ thống, toàn
diện về các đối tượng và hình thức bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế tại một số
vùng và quốc gia trên thế giới. Tại các quốc gia Châu Âu, có thể kể đến một số cuốn
sách nổi bật như “Intellectual Property Law in Europe” (Pháp luật Sở hữu trí tuệ tại
Châu Âu), Guy Tritton (chủ biên) (2002), NXB London Sweet & Maxwell và “A
concise guide to European Patents: Law and Practice” (Hướng dẫn cụ thể về sáng chế
Châu Âu: Pháp luật và Thực tiễn) của Gerald Paterson M.A. (1995), NXB London
Sweet&Maxwell. Các cơng trình này đã thành cơng trong việc phân tích các quy định
pháp lý về bảo hộ sáng chế trong các công ước quốc tế và khu vực như Công ước
Paris, Hiệp định TRIPS, Hiệp ước PCT và đặc biệt là Cơng ước Sáng chế Châu Âu nói
chung cũng như của nhiều nước trong khu vực nói riêng. Ngồi ra, có một số cơng
trình khác cần kể đến như “Droit des Brevets d’Invention et protection du savoirfaire” (Luật Sáng chế và bảo vệ bí quyết cơng nghệ) của Mireille Buydens (1999);
“Droit de la Propriété Industrielle” (Quyền Sở hữu công nghiệp) của Frédéric
Pollaud-Dulian (1999) và “Droit de la Propriété Industrielle” (Quyền Sở hữu công
nghiệp) của Jacques Azéma và Jean-Christophe Galloux (2006). Các cuốn sách chuyên
khảo này còn đề cập đến các nguồn luật của Pháp cũng như quốc tế về sáng chế, một
số đối tượng và hình thức sáng chế được bảo hộ như giống cây trồng, giống động vật,
sáng chế công vụ.
Tại khu vực Châu Á, cùng cách tiếp cận như một số cuốn sách đã nêu ở trên, có
thể kể đến các cơng trình nghiên cứu như “Intellectual Property Law in Asia” (Pháp
5


Michael R. Taylor và Jerry Cayford (2004), “American Patent Policy, Biotechnology, and African Agriculture: the Case
for Policy Change” (Chính sách bảo hộ sáng chế của Hoa Kỳ, Công nghệ sinh học và Nông nghiệp Châu Phi: Vụ việc làm
thay đổi chính sách), Havard Journal of Law and Technology, Volume 17, No. 2, Spring 2004.

19


luật Sở hữu trí tuệ tại Châu Á), Christopher Heath (chủ biên) (2003); “Intellectual
Property Law in China” (Pháp luật Sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc), Christopher Heath
(Biên tập) (2005); “Intellectual Property Law in Korea” (Pháp luật Sở hữu trí tuệ tại
Hàn Quốc), Christopher Heath (Biên tập) (2003). Các tài liệu này cũng thành công
trong việc đề cập một cách tổng quát đến pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với sáng
chế của nhiều quốc gia Châu Á trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ, có thể kể đến cuốn sách chuyên khảo “Le Brevet Américain –
Protéger et Valoriser l’Innovation aux États-Unis” (Sáng chế Hoa Kỳ-Bảo vệ và Gia
tăng giá trị của Đổi mới sáng tạo tại Hoa Kỳ) của André Bouju (1988). Đây là tài liệu
nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế tại Hoa Kỳ.
Các công trình kể trên cho thấy pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với sáng
chế tại các quốc gia này khá đồng nhất với quy định của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Tuy nhiên, khác với Châu Âu, các quốc gia Châu Á vẫn chưa có một hiệp ước
chung mang tính khu vực về SHTT nói chung và sáng chế nói riêng.
Tại Việt Nam, có thể kể đến một số cơng trình đề cập đến các đối tượng và hình
thức bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế, ví dụ như “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với công nghệ sinh học-Pháp luật và thực tiễn của Châu Âu và Hoa Kỳ” của TS.
Nguyễn Như Quỳnh (2006)6. Bài báo này đã đề cập đến vấn đề pháp lý cơ bản về bảo
hộ quyền SHTT đối với công nghệ sinh học bao gồm cơ sở pháp lý và thực tiễn bảo hộ
công nghệ sinh học dựa trên quy định pháp lý cũng như án lệ của Châu Âu, Hoa Kỳ.
Bài báo cũng đề cập đến các sáng chế công nghệ sinh học và việc bảo hộ các sáng chế
này tại Châu Âu và Hoa Kỳ.

Tóm lại, đã có nhiều cơng trình chun khảo khái qt những vấn đề lý luận về
pháp luật bảo hộ quyền SHCN nói chung và pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với
sáng chế nói riêng. Tuy nhiên, các cơng trình này mới chỉ tập trung vào phân tích vai
6

Nguyễn Như Quỳnh (2006), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với cơng nghệ sinh học-Pháp luật và thực tiễn của Châu
Âu và Hoa Kỳ”, Tạp chí Luật học, số 7/2006, trang 72-78.

20


trị, các điều kiện, đối tượng, hình thức bảo hộ sáng chế; quy trình nộp đơn, xử lý,
thẩm định đơn đăng ký xác lập quyền SHCN đối với sáng chế. Hơn nữa, các nghiên
cứu này chưa gắn vấn đề bảo hộ sáng chế với hoạt động khai thác thương mại đối với
sáng chế.
1.1.3 Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác thương mại
đối với sáng chế
Nhóm đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về khai thác thƣơng mại sáng chế
Khai thác thương mại đối sáng chế là các đề tài đã được nghiên cứu từ lâu, dưới
nhiều góc độ khác nhau tại các quốc gia phát triển. Số lượng các cơng trình, tài liệu
nghiên cứu trong lĩnh vực này bắt đầu tăng lên từ những năm 1970 của thế kỷ trước do
luồng CGCN từ các quốc gia công nghiệp phát triển sang các quốc gia đang phát triển
bắt đầu rộ lên.
Trong lĩnh vực pháp lý, có thể kể đến một số cơng trình như: “Licensing and
exploitation of patents” (Li-xăng và khai thác sáng chế) của Holloway. H (1968)7;
“Emerging restriction on the transfer of technology” (Hạn chế nổi cộm về chuyển giao
công nghệ) của John C. Green (1971)8; “Patents and the Transfer of Technology to
Developing Countries”(Sáng chế và Chuyển giao Công nghệ tới các Quốc gia đang
phát triển) của GS. John Barton9 (George E. Osborne Professor of Law, Emeritus), Đại
học Luật Stanford trình bày tại Hội thảo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(OECD) về Quyền Sở hữu trí tuệ, Đổi mới Sáng tạo và Phát triển Kinh tế, Paris,
29/08/2003. Ngoài ra, có thể kể đến các cuốn sách chuyên khảo của GS. Michael
Blackeney: “Legal Aspects of the Transfer of Technology to Developing Countries”
(Các khía cạnh pháp lý của Chuyển giao cơng nghệ đối với các quốc gia đang phát
triển), NXB Oxford: ESC Publishing, 1989; “Trade Related Aspects of Intellectual
7

Holloway. H (1968), “Licensing and exploitation of patents” (Li-xăng và khai thác sáng chế), J.P.O.T.S., Vol. 2, No. 1,
trang 96-100.
8
John C. Green (1971), “Emerging restriction on the transfer of technology” (Hạn chế nổi cộm về chuyển giao công
nghệ), IDEA, Summer 1971, trang 274.
9
John Barton (George E. Osborne Professor of Law, Emeritus) (2003), “Patents and the Transfer of Technology to
Developing Countries”, Đại học Luật Stanford, báo cáo trình bày tại Hội thảo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) về Quyền Sở hữu trí tuệ, Đổi mới Sáng tạo và Phát triển Kinh tế, Paris, 29/08/2003.

21


×