Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.1 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
2
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc đến Nam, nước ta có điều kiện sinh thái đa
dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân hóa về
địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loại
cây ăn quả nhiệt đới á nhiệt đới và cây ăn quả ôn đới. Mặc dù có điều kiện khí
hậu đất đai thuận lợi cho cây ăn quả phát triển nhưng do điều kiên kinh tế xã
hội nghề trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển
và sản lượng hàng hóa thấp.
Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, làm tăng giá trị sử dụng đất,
tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Đặc biệt trong tương lai gần ngành
trồng cây ăn quả là một trong những ngành sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị
xuất khẩu cao.
Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là những loài cây ăn quả
có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người
ưa chuộng. Trên thế giới quả có múi đã trở thành loại quả quan trọng đối với
đời sống của người dân và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Việt Nam là một trong những nơi nguyên sản của cây ăn quả có múi
(cam, quýt, bưởi). Trong quá trình sản xuất, qua chọn lọc tự nhiên và sự
chọn lọc của con người một số giống địa phương và một số giống nhập nội
đã trở thành nổi tiếng như: bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch,
bưởi Diễn…[10].
Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngành sản xuất nào cũng phải phát
huy được hết các lợi thế tự nhiên để sản xuất ra các mặt hàng mang tính hàng
hóa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Nước ta có nhiều vùng


có lợi thế để phát triển quả có múi hàng hóa như: đồng bằng sông Cửu Long,
Phúc Trạch - Hà Tĩnh, Đoan Hùng - Phú Thọ… So với các vùng phía Nam,
2
3
các vùng trồng bưởi phía Bắc có diện tích nhỏ hơn, phân bố nhỏ lẻ; mặt khác
địa hình phức tạp, đi lại khó khăn nên việc sản xuất còn hạn chế.
Yên Bái là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, và cũng là địa phương
rất thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng
hóa, tăng thu nhập cho người nông dân rất tốt.
Từ lâu đời bưởi đã được một số xã trong huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
mạnh dạn đầu tư phát triển, có những hộ gia đình đã trồng với quy mô vườn
từ 200 - 400 cây, những vườn này đã bước vào năm thứ 4 bắt đầu cho thu
hoạch quả.
Xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái từng là vùng sản xuất
bưởi nhiều nhưng sản xuất chỉ mang tính tự phát, chưa có định hướng, chưa
được hướng dẫn và đầu tư thâm canh đầy đủ, chưa có thị trường tiêu thụ ổn
định. Sản xuất bưởi ở xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái có những
đặc điểm sau:
- Giống bưởi Đại Minh là giống địa phương mang nhiều đặc tính tốt.
Đó là nguồn gen quý cần được đưa vào tuyển chọn và đưa ra sản xuất.
- Tập quán canh tác cũ, thường là trồng rồi bỏ đấy, không đầu tư chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh. Chưa tuyển chọn được cây đầu dòng, biện pháp quản
lý giống chưa chặt chẽ, chưa chọn lọc, nhân giống chưa chọn lọc, chủ yếu là
“chiết tận thu”, nên các vườn đều có biểu hiện thoái hóa, suy kiệt, sâu bệnh
nhiều cho năng suất thấp.
Vấn đề đặt ra là phải phục hồi lại các vườn bị thoái hóa, duy trì và phục
tráng lại giống bưởi quý của địa phương và nhân rộng ra sản xuất. Từng bước
xây dựng thương hiệu cho giống bưởi Đại Minh - Yên Bình - Yên Bái.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng em thực hiện đề tài: “Điều
tra, đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình

- tỉnh Yên Bái”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình -
tỉnh Yên Bái; đáng giá những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất các biện
pháp thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi của địa phương.
3
4
1.3. YÊU CẦU
- Điều tra về điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội của xã liên
quan đến sản xuất nông nghiệp Đại Minh - Yên Bình.
- Điều tra tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của Đại Minh - Yên Bình.
- Điều tra tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình -
tỉnh Yên Bái.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp thúc
đẩy phát triển sản xuất bưởi trong những năm tới.
4
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BƯỞI
2.1.1. Nguồn gốc
Cây bưởi thuộc họ cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, nhiều kết
quả nghiên cứu cho rằng hầu hết các giống cam, quýt, bưởi trồng hiện nay
đều có nguồn gốc từ vùng Nhiệt Đới và cận Nhiệt Đới Đông Nam Châu Á.
Theo FAO (2010) hàng năm trên thế giới sản lượng khoảng 7 triệu tấn, bao
gồm cả bưởi (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradisi), chiếm 6 - 7%
sản lượng các loại quả có múi [1].
Mặc dù sản lượng ít nhưng bưởi là loại quả xuất khẩu chủ yếu ở một số
nước: Mỹ, Ấn Độ, Malaixia, Cuba, Israel… với lý do: Đặc điểm dễ vận
chuyển, bảo quản được lâu, ít hao hụt trong quá trình lưu giữ…

Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng lớn nhất,
bưởi được trồng nhiều ở tỉnh Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang…
với các giống nổi tiếng: Sa Điền, Văn Hán, Quân Khê… trong đó bưởi Sa
Điền năm 1989 được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bình chọn là sản phẩm
Nông nghiệp có chất lượng cao và được nhận huy chương vàng. Bưởi Sa Điền
hiện nay có được phát triển rất mạnh ở tỉnh Quảng Tây và là một trong các
đặc sản mang thương hiệu Quốc tế.
Theo D.K. Salunkhe (1995) thì bưởi là loại cây có khả năng thích nghi
rộng nên có thể trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên thích nghi nhất là
các vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới: Trung Quốc, Mỹ, Braxin, Ấn Độ
và Ai Cập… bưởi thích hợp trồng trọt trên đất ẩm, bằng phẳng, sâu màu, có
độ pH: 5,5 - 7,5 nếu pH thấp cần bón vôi khử chua.
2.1.2. Phân loại
Theo phân loại thực vật thì cây bưởi có tên khoa học là: Citrus grandis
- Bộ: Cam (RUTALES)
- Họ: Cam Quýt (RUTACEAE)
- Họ phụ: Aurantibideae
- Chi: Citrieae
5
6
- Chi phụ: Citrineae
- Giống: Citrus
- Giống phụ: Eucitrus
- Loài: Citrus grandis [7]
2.1.3. Đặc điểm sinh vật học của cây bưởi
* Rễ:
Rễ bưởi thuộc loại rễ cọc, mức độ phát triển theo bề rộng hoặc bề sâu
của bộ rễ phụ thuộc vào đặc tính của giống và cách nhân giống, mực nước
ngầm tầng đất canh tác và chế độ chăm bón.
Nhìn chung thì bưởi có bộ rễ ăn nông, trên biểu bì của rễ non có nấm

cộng sinh - nấm có vai trò như lông hút của các cây trồng khác.
Cũng như bộ rễ của các cây trồng khác, bộ rễ của bưởi hoạt động theo
chu kỳ nhất định. Có 3 thời kỳ hoạt động mạnh:
- Trước khi ra cành xuân (khoảng tháng 2 - đầu tháng 3)
- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc trước khi cành hè xuất hiện
(tháng 6 - đầu tháng 8)
- Sau khi cành thu đã sung sức (khoảng tháng 8 - tháng 10)
Sự hoạt động của bộ rễ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của
cành lá nhưng chu kỳ hoạt động của rễ thường dài hơn.
* Thân cành:
Bưởi cũng như các cây thuộc họ cam quýt có hiện tượng tự rụng ngọn,
nghĩa là sau khi cành phát triển đến một mức độ nhất định thì ngừng lại, lúc
đó ngọn sẽ rụng đi. Hiện tượng này xảy ra liên tục ở các đợt lộc khiến cho
cành lá bưởi rất rậm rạp nên việc cắt tỉa hàng năm là cần thiết.
Thân cành bưởi thường bị rêu và địa y ký sinh nên hàng năm cần dùng
nước vôi lau sạch, hoặc quét vào gốc hoặc cành lớn, tạo điều kiện cho thân
cành hoạt động tốt.
Một năm cây bưởi ra nhiều đợt cành như:
Cành xuân : tháng 2 - 3 - 4
Cành hè : tháng 6 - 7 - 8
Cành thu : tháng 9 - 10
6
7
Cành đông : tháng 11 - 12
Tùy từng giống, từng tuổi cây, điều kiện khí hậu và chăm sóc mà lượng
cành, thời gian ra các đợt cành có sự thay đổi. Trong các đợt cành thì cành
xuân ra đều và tập trung nhất, cành ngắn. Cành hè thường khỏe, lá to nhưng
rải rác hơn. Cành thu kém hơn và cành đông là yếu ớt nhất.
Cành mẹ sinh ra cành quả, nó có thể là cành xuân trong năm, cành hè
hoặc cành thu năm trước. Cành quả có lá thường đậu tốt hơn cành không có lá.

Cành dinh dưỡng không mang hoa, quả mà chỉ có lá xanh làm nhiệm
vụ quang hợp.
* Lá:
Lá có eo to, có thứ eo lá chiếm tới 1/3 chiều dài lá. Tuổi thọ của lá
thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Ở nước
ta trung bình tuổi thọ của lá là 15 - 24 tháng. Tùy theo giống và mùa lá có
thể khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi
tinh dầu…
Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. Vì
vậy cần chú ý bảo vệ bộ lá, giữ tán lá xanh đen và cần rút ngắn giai đoạn
chuyển lục của các đợt lá mới (chuyển từ xanh vàng sang xanh đậm).
* Hoa:
Có 2 loại là hoa đủ và hoa dị hình:
- Hoa đủ: là hoa có cánh dài, màu trắng (mẫu 5) mọc thành chùm hoặc
đơn độc. Số nhị nhiều gấp 4 lần số cánh hoa, xếp 2 vòng, nhị cái có vòi nhị,
bầu có từ 8 - 15 ô tùy giống, bầu thượng.
- Hoa dị hình: là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoa và cánh hoa
ngắn oặc vẹo vọ, không đều, số này chiếm khoảng 10 - 20%, hầu hết là không
đậu quả.
Hoa có mầu trắng, ngoài cánh hơi xanh lục, ra cùng với lộc xuân. Hoa
hình ống dài trên hơi phình to.
* Quả:
Quả bưởi to nặng 700 - 1500g/quả tùy theo giống, tép quả đa dạng
(màu trắng, màu hồng, màu đỏ) với các vị khác nhau (chua, ngọt, ngọt thanh,
7
8
dôn dốt…). Quả có thể hình tròn hoặc hình quả lê, trên vỏ quả có rất nhiều
túi tinh dầu. Một quả có từ 8 - 15 múi, màu sắc thịt quả phụ thuộc vào các
sắc tố vàng đỏ. Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu thơm quyết định
hương vị quả.

Chất khô trong quả đều là sản phẩm do quá trình quang hợp của cây tạo
nên, do vậy cây sinh trưởng tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất
quả. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quả là:
- Điều kiện ngoại cảnh:
+ Nước phải đủ, nhất là thời kỳ quả đang lớn nhanh. Nếu bị hạn, do sự
cạnh tranh giữa quả và lá, quả sẽ bị rụng.
+ Nhiệt độ: thấp quả lớn chậm, quả có xu hướng nhỏ và cao thành.
- Chất kích thích sinh trưởng:
Quả lớn lên được là do có sự kích thích của các chất kích thích sinh
trưởng, chất này được tạo ra từ vách tử phòng hoặc từ hạt sau khi hạt hình
thành. Việc phun bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng cho cây khi quả
đang hình thành có thể nâng cao tỷ lệ đậu quả.
2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

- Nhiệt độ:
Là nhân tố khí hậu chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố của bưởi, nó
không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vườn
bưởi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng và phẩm chất của bưởi. Bưởi ưa khí
hậu ấm áp và ẩm ướt. Sự sinh trưởng của bưởi yêu cầu nhiệt độ bình quân
18 - 21
0
C.
Tổng tích ôn là 5300 - 7200
0
C.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng là 23 - 30
0
C.
Nếu nhiệt độ > 37
0

C hạn chế sự sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ từ lúc ra nụ đến khi nở hoa là điều kiện quan trọng cho việc
ra hoa sớm hay muộn. Do điều kiện hàng năm ở thời kỳ ra hoa không giống
nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa sớm hay muộn, thời kỳ ra hoa dài
hay ngắn.
8
9
- Ánh sáng:
Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho lá quang hợp chế tạo vật
chất hữu cơ. Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sinh trưởng dinh dưỡng và sự ra hoa kết quả của bưởi.
Ánh sáng đầy đủ: lá sinh trưởng mạnh, tăng cường sự hoạt động sinh lý
của cây, cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của cây, sâu bệnh hại ít, nâng
cao sản lượng và phẩm chất sản phẩm. Yêu cầu ánh sáng để bưởi sinh trưởng
và phát dục là 1300 - 1500 giờ.
- Nước:
Là thành phần chủ yếu của bưởi, nước chiếm 50% trong cành lá, 86%
trong quả. Nước là nguyên liệu chủ yếu của quang hợp, là dung môi để hòa
tan các chất dinh dưỡng cung cấp cho các quá trình sinh trưởng và phát dục
của cây.
Bưởi yêu cầu lượng mưa hàng năm: 400 - 2000mm. Do vậy cần chú ý
đến nguồn nước cung cấp cho cây nhất là thời kỳ ra hoa kết quả.
Khi đủ nước cây sinh trưởng khỏe mạnh, quả mau lớn, thân cành phát
triển mạnh. Mặt khác phải chú ý thoát nước cho cây khi bị úng.
- Gió:
Ảnh hưởng rất lớn đến cây bưởi, gió vừa có lợi vừa gây hại cho cây.
Khi gió nhẹ có lợi cho việc truyền phấn hoa, thúc đẩy giao lưu không
khí, điều tiết nồng độ CO
2
, ẩm độ và nhiệt độ không khí có lợi cho quang hợp

và hoạt động sinh lý của cây, giảm bớt sự phát sinh lây lan bệnh hại.
Khi gió mạnh làm gẫy cành đổ cây, lốc rễ, tổn thương cành lá tạo điều
kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Thời kỳ ra hoa gặp gió to ảnh hưởng tới thụ
phấn, thụ tinh và tỷ lệ đậu hoa, đậu quả.

Đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây
bưởi. Các tính chất của đất như: Độ phì của đất, độ pH, độ thông thoáng… có
ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng phát dục của cây. Đất đai màu mỡ, tơi
xốp, thoát nước tốt thích hợp với sự sinh trưởng của cây, dễ kết quả sớm,
năng suất cao, ổn định. Đất thích hợp để trồng bưởi là đất có tầng đất dày >
9
10
1m, giàu chất hữu cơ, màu mỡ, thông thoáng, mực nước ngầm > 1m, độ pH
thích hợp là 5,5 - 6,5, hàm lượng O
2
trong đất 3 - 8%.

Theo trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí (2006) [6]: Cây
bưởi là cây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh dưỡng để cây sinh
trưởng và phát triển và bù lại dinh dưỡng đã mất đi theo sản phẩm thu hoạch.
Bưởi cần đầy đủ các nguyên tố đa lượng như N, P, K, Ca và các nguyên tố vi
lượng như Fe, Cu, Bo, Mo… mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất,
phẩm chất của quả và sinh trưởng, phát triển của cây.
- Đạm: Quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm
chất quả. Đạm xúc tiến quá trình phát triển các đợt lộc và phát sinh cành lá,
quyết định độ lớn, độ dày và tuổi thọ lá, trọng lượng quả thay đổi tùy thuộc
vào số lá tốt, xấu.
Thừa đạm: quả to bộp, vỏ dày, chất lượng kém.
Thiếu đạm: ít lộc, lá vàng nhỏ, hoa rụng, quả sần, ngoài ra còn ảnh
hưởng đến quá trình hút các nguyên tố khác như: Magiê, Canxi…

Cây bưởi hút đạm mạnh vào các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 2 -
tháng 12, vùng núi từ tháng 3 - tháng 11.
- Lân: cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa, quá trình chuyển
hóa các chất dinh dưỡng và tổng hợp đường, đủ lân hoa ra nhiều và tập trung,
tỷ lệ hoa dị hình thấp, tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả mỏng, sắc bóng, lõi quả chặt,
quả chín sớm, mã quả đẹp, hương vị thơm ngon. Đồng thời làm cho rễ cây
phát triển có thể hút các chất dinh dưỡng và chống chịu các yếu tố ngoại cảnh
tốt hơn.
- Kaly: là nguyên tố vận động, kaly xúc tiến quá trình tổng hợp và tích
lũy các chất dự trữ trong cây, kaly cần cho quá trình ra lộc non và thời kỳ lớn
của quả, bón kaly trong giai đoạn quả đang lớn sẽ làm cho quả mọng, bóng,
sáng mã và tăng hàm lượng đường trong quả.
- Canxi: có tác dụng điều hòa độ pH trong đất, thiếu Canxi đất chua,
P
2
O
5
ở trạng thái khó tiêu, dễ bị rửa trôi. Al và Fe di động nhiều, rễ cây bị độc
10
11
hại. Nếu bón Canxi quá muộn quả chín muộn nhưng khả năng bảo quản cao
đồng thời giảm chất lượng quả.
- Các nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Zn. Bo, Mo… tuy lượng mà cây
cần rất ít nhưng để kiến tạo nên các bộ phận của cây, đảm bảo cho cây sinh
trưởng, phát triển tốt đồng thời cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt. Tùy sự
thiếu hụt trong đất mà phải bổ sung bằng phân chuồng, phân vi sinh hoặc
phân bón lá.
Nắm được đặc tính sinh vật học, sinh thái học và yêu cầu ngoại cảnh
của cây giúp người làm vườn có các biện pháp kỹ thuật tác động cho phù hợp.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT QUẢ CÓ MÚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

2.2.1. Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới
Nghề trồng cây ăn quả nói chung và nghề trồng cây có múi nói riêng
trên thế giới không ngừng tăng. Vì cây có múi cho thu hoạch, giá trị dinh
dưỡng cao, hiệu quả kinh tế cao. Ba khu vực sản xuất chủ yếu hiện nay là:
Châu Á, Châu Mỹ và khu vực Địa Trung Hải.
Vành đai trồng cam quýt trải dài từ 40
0
vĩ độ bắc xuống 40
0
vĩ độ
nam, nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Các
vùng trồng cam quýt nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở những
vùng có khí hậu ôn hòa ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại
dương. Những nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến một số
nước Địa Trung Hải và Châu Âu như: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ
Kỳ…; vùng Bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Mêxicô; vùng Nam Mỹ như: Brazil,
Venezuela, Argentina…; vùng cam Châu Á chủ yếu là Trung Quốc, Nhật
Bản,… ngoài ra còn vùng cam ở Bắc Phi, Úc…
Theo số liệu điều tra của FAO, sản lượng quả có múi trên thế giới năm
2006 là 117.591,695 nghìn tấn, năm 2008 là 121.936,794 nghìn tấn và đến năm
2010 tổng sản lượng quả có múi trên thế giới đạt 123.694,474 nghìn tấn.
11
12
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới từ 2006 - 2010
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)
2006 8.233,589 142,819 117.591,695
2007 8.633,025 134,019 115.698,791
2008 8.697,948 140,190 121.936,794
2009 8.684,866 141,434 122.833,294
2010 8.645,339 143,076 123.694,474
 !"#$%&'(&)*(+
Bảng 2.2: Sản lượng quả có múi ở một số nước năm 2010 (1000 tấn)
Chỉ tiêu
Các nước
Cam Quýt Chanh Bưởi
Thế giới 69.416,336 21.311,892 14.244,782 6.957,837
Brazil 19.112,300 1.122,730 1.020,350 72,100
Mỹ 7.478,830 539,770 800,140 1.123,090
Mexico 4.051,630 409,442 1.891,400 400,934
Ấn Độ 6.268,100 - 3.098,900 260,300
Trung Quốc 5.003,289 10.121,000 1.058,105 2.868,750
Iran 1.502,820 276,138 706,800 46,500
Tây Ban Nha 3.120,000 1.708,200 578,200 43,200
Italia 2.393,660 240,628 522,377 7,125
Ai Cập 2.401,020 796,867 318,111 2,237
Pakistan 1.542,100 572,780 88,120 -
Thổ Nhĩ Kỳ 1.710,500 858,699 787,063 213,768
Việt Nam 4,337 18,783 1,406 33,472
 !"#&'(&)*(+
Phân vùng địa lý trên thế giới hiện nay có các vùng trồng cam quýt
chính sau:
,-%./01234
Bao gồm các nước như: Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, Ma Rốc, Israel…

Đây là vùng phát triển khá mạnh và sớm nhất do đây là vùng có nền công
12
13
nghiệp tư bản phát triển sớm nhất. Vì vậy nhu cầu của người dân cũng lớn
nhất.
Vùng này có những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều năm đứng đầu
thế giới như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… Năm 2010 Tây Ban Nha sản
xuất 3.120 nghìn tấn cam, 1.708,2 nghìn tấn quýt, 578,2 nghìn tấn chanh, 43,2
nghìn tấn bưởi.
,-%./5678
Các nước sản xuất nhiều như: Mỹ, Cuba, Mêxicô… Ở Nam Mỹ có
Achentina, Brazil… Năm 2010 sản lượng cam, quýt của Mỹ là: Cam 7.478,83
nghìn tấn, Quýt 539,77 nghìn tấn, Chanh 800,14 tấn, Bưởi 1.123,09 nghìn tấn.
Tuy vùng cam quýt Châu Mỹ hình thành muộn hơn nhiều so với các
vùng khác nhưng do điều kiện tự nhiên thuận lợi, do nhu cầu cao nên ngành
trồng cam, quýt ở đây phát triển mạnh. Mỹ là nước nhiều năm có sản lượng
lớn nhất thế giới.
,-%569
Bao gồm các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Malaixia,
Pakistan, Thái Lan, Việt Nam…
Vùng này chính là quê hương của cam, quýt song do tốc độ phát triển
kinh tế chậm (nhất là sự phát triển công nghiệp) nên nghề trồng cam quýt
cũng chậm phát triển.
Ngoài 3 vùng cam, quýt chính trên đây hiện nay còn một số vùng của
Châu Úc như: Australia, Niuzilan… cũng đang trên đà phát triển. Hiện nay
cam, quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các nước có khí hậu lạnh
như: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan… Tuy nhiên sản lượng của những nước
này không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.
2.2.2. Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam
Nhìn chung cam, quýt đã trồng ở nước ta từ lâu đời, tuy nhiên mãi

những năm 60 của thế kỷ XX, diện tích trồng cây có múi mới có bước phát
triển vượt bậc so với trước đây. Những nông trường chuyên trồng cam, quýt
13
14
ra đời ở miền bắc như: Sông Con, Sông Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Sông Lô…
với diện tích khoảng 3000 ha.
Từ những năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất
nước thống nhất, vành đai trồng cam quýt trải dài từ Bắc đến Nam.
Đến năm 2010, theo FAO thì cả nước có 63,500 ha cam, quýt với sản
lượng 752,000 tấn, tăng 106 nghìn tấn so với năm 2006 và tăng 34,924 nghìn
tấn so với năm 2009.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam từ 2006 - 2010
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2006 64,000 100,938 646,000
2007 67,237 100,765 677,551
2008 65,956 106,151 700,132
2009 66,629 107,622 717,076
2010 63,500 118,425 752,000
1 !"#&'(&)*(+
Sự phân bố vùng trồng cây có múi ở nước ta tập trung ở cả ba miền
Bắc, Trung, Nam với tổng diện tích năm 2010 là 63,5 nghìn ha, trong đó chia
làm 6 vùng sinh thái trồng cây có múi khác nhau. Phân bố diện tích ở các
vùng là: vùng Đồng bằng sông Hồng 5,1 nghìn ha, vùng Trung du và miền

núi phía Bắc 10,2 nghìn ha, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 6,0
nghìn ha, vùng Tây Nguyên 0,7 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ 5,5 nghìn ha,
vùng đồng bằng sông Cửu Long 33,4 nghìn ha. Tổng sản lượng cam quýt năm
2010 là 720,1 nghìn tấn với năng suất trung bình là 118,6 tạ/ha.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất quả có múi 1 số vùng ở Việt Nam năm 2010
Vùng
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Cả nước 60,9 118,6 720,1
Đồng bằng sông Hồng
5,1 117,9 64,2
Trung du và miền núi phía Bắc
10,2 52,9 51,4
Bắc Trung Bộ và duyên hải
6,0 102,4 57,5
14
15
miền Trung
Tây Nguyên
0,7 55,7 3,9
Đông Nam Bộ
5,5 128,1 71,6
Đồng bằng Sông Cửu Long
33,4 141,2 471,5
7!:;#&'(&)*&+
5<-2%./=>?,%

- Vùng cam quýt Trung du và miền núi phía Bắc:
Bao gồm các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Hà Giang,
Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên… Khu vực này nằm sát
vùng Á nhiệt đới, chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên
300m cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt. Đất đai khá đa dạng, đất mùn đá vôi
là loại đất khá điển hình ở đây rất thích hợp để phát triển cây cam quýt. Nhìn
chung miền núi phía Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai, những ưu thế
về khí hậu để phát triển mạnh nghề trồng cam quýt.
Tuy nhiên vùng trồng cam quýt miền núi phía Bắc còn có những hạn
chế cơ bản sau: Địa hình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất
nhanh bị nghèo kiệt do rửa trôi, xói mòn. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất còn rất hạn chế do hạn chế trình độ học vấn và nhận thức
của người dân, chủ yếu vẫn là độc canh một giống, canh tác theo phương
pháp truyền thống. Do vậy chưa thâm canh, tăng được năng suất cây ăn quả.
Nếu khắc phục được những trở ngại trên thì vùng trung du và miền núi phía
Bắc sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và cây ăn
quả nói chung.
Theo số liệu bảng 2.4 đến năm 2010, diện tích trồng cam quýt ở các
tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc là 10,2 nghìn ha, năng suất được xếp vào
loại trung bình của cả nước (5,29 tấn/ha). Những tỉnh trồng nhiều cam quýt
phải kể đến là Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn,…
- Vùng sản xuất cam quýt Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung:
Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… với tổng diện
tích cây có múi của vùng năm 2010 là 6,0 nghìn ha, do hạn chế về khí hậu,
15
16
đất đai nên năng suất bình quân đạt rất thấp khoảng 10,24 tấn/ha (ngoại trừ
vùng chuyên canh cam Phủ Quỳ). Sản lượng đạt 57,5 nghìn tấn. Đây là khu
vực trồng cam quýt có ưu thế về tiêm năng đất đai, được nhà nước đầu tư xây
dựng các nông trường. Vì vậy ở đây có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân

có kinh nghiệm về cây có múi. Tuy vậy vùng cam quýt miền Trung còn có
những hạn chế như: thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, mưa về mùa nóng
khô về mùa đông phần nào hạn chế sự sinh trưởng của cam quýt. Sự tiến bộ
khoa học không ổn định và không đồng đều giữa các địa phương trong vùng.
- Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long
Bao gồm các tỉnh như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long,…
vùng đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt khá lâu đời gắn
liền với việc khai phá vùng đất này. Cam quýt được trồng nhiều ở vùng phù
sa ven sông Tiền, sông Hậu. Nông dân ở đây có trình độ trồng cam quýt khá
cao, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc như: khắc phục hiện tượng ra hoa cách
năm, điều khiển ra hoa sớm muộn, tạo tán, hạn chế chiều cao cây, trồng với
mật độ hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dưỡng, nước, khoảng
không gian, tạo sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây với môi trường sinh thái
vùng đồng bằng.
Năm 2010 diện tích trồng cam quýt của vùng là 33,4 nghìn ha với sản
lượng 471,5 nghìn tấn và là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượng
lớn nhất cả nước. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long cũng có một tập
đoàn giống khá phong phú của địa phương như: cam giấy, cam sành, cam
mật, bưởi đường, bưởi Long Tuyền… Đặc biệt là giống bưởi Năm Roi quả to
vừa phải, ngọt pha vị chua nhẹ, không hạt rất phù hợp cho xuất khẩu.
Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh là nhờ khí
hậu, đất đai phù hợp và một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sông Mêkông là con
đường giao thông đường thủy khá thuận lợi để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm
cho nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên vùng trồng cam quýt này còn một số khó
khăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao, thời tiết nóng quanh
năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hại nhiều làm giảm năng suất, chất lượng.
16
17
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC

2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
Đặc điểm của bưởi là chịu được khí hậu nóng ẩm, trồng nhiều ở những
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Bưởi là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng nhất là
các vitamin và chất khoáng.
Trên thế giới bưởi được trồng chủ yếu ở khu vực Châu Á như: Trung
Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và bưởi chùm được trồng nhiều ở Châu Âu như
Tây ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…
Theo số liệu của FAO năm 2010, diện tích trồng bưởi trên toàn thế giới
là 269,002 ha với sản lượng 6.957,837 tấn, năng suất trung bình 258,654
tấn/ha.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ 2006 - 2010
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006 273,067 172,687 4.715,522
2007 272,571 247,318 6.741,177
2008 268,175 262,575 7.041,614
2009 270,653 259,833 7.032,457
2010 269,002 258,654 6.957,837
 !"#&'(&)*(+
Trong những năm 2006 hàng năm thế giới xuất khẩu khoảng 303,81
nghìn tấn bưởi trị giá 90.911,08 nghìn USD, nhập khẩu 46,95 nghìn tấn có giá
trị 59.995,78 nghìn USD. Đến năm 2010 tình hình xuất - nhập khẩu bưởi đã
giảm mạnh, toàn thế giới chỉ xuất khẩu được 63,71 nghìn tấn trị giá 38.112,30
nghìn USD (giảm 2,39 lần so với năm 2006), nhập khẩu 37,03 nghìn tấn trị

giá 31.272,38 nghìn USD (giảm 1,92 lần so với năm 2006).
Bảng 2.6: Tình hình xuất - nhập khẩu bưởi trên thế giới năm 2010
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
17
18
(1000 tấn) (1000 USD) (1000 tấn) (1000USD)
2006 303,81 90.911,08 46,95 59.995,78
2007 121,51 54.795,75 41,76 32.945,61
2008 55,62 29.305,53 76,37 39.308,95
2009 66,96 36.912,96 48,82 29.845,30
2010 63,71 38.112,30 37,13 31.272,38
 !"#&'(&)*(+
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt nam
Bưởi Việt Nam được trồng nhiều ở miền Nam với các giống nổi tiếng
như: bưởi Năm Roi, bưởi đường lá cam. Ở miền trung có bưởi Phúc Trạch
hiện nay đang được phát triển mạnh và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ở
miền Bắc có giống bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn,… là các giống ngon nổi
tiếng, có hiệu quả kinh tế cao gấp 15 - 20 lần so với trồng trọt các giống cây
trồng khác. Hiện nay với các giống bưởi và sản phẩm quả bưởi nổi tiếng, để
bảo vệ thương hiệu các địa phương có các giống bưởi quý rất cần đăng ký
thương hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm bằng nhiều
hình thức trong đó có việc thành lập các trang web như: % 2@A@%#
%B@CA@%D
Theo số liệu thống kê của FAO, diện tích trồng bưởi ở nước ta trong
những năm gần đây đang có xu hướng tăng nhưng sản lượng lại giảm. Năm
2006 cả nước có diện tích 5,152 nghìn ha với sản lượng 38,662 nghìn tấn nhưng
đến năm 2010 diện tích 5,332 nghìn ha và sản lượng là 33,472 nghìn tấn.
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất bưởi của Việt Nam từ 2006 - 2010
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2006 5,152 75,043 38,662
2007 5,248 73,066 38,345
2008 5,306 69,141 36,686
2009 5,334 64,618 34,467
2010 5,332 62,776 33,472
 !"#&'(&)*(+
18
19
Theo viện nghiên cứu rau quả, hiện nay ở Việt Nam có một số giống
bưởi nổi tiếng với các đặc điểm sau:
- Bưởi Năm Roi:
Được trồng khá tập trung ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và khá
nhiều ở các tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiền Giang, Bến Tre… Trong quá trình chọn
lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn được một số cá thể
bưởi Năm Roi tốt, có các đặc điểm như: dạng trái hình quả lê đẹp, vỏ vàng
khi chín, con tép tróc khỏi vỏ múi và bó chặt nhau, nước quả khô, hương vị
thơm ngon, không the đắng và đặc biệt là không hạt.
- Bưởi da xanh:
Có nguồn gốc ở Bến Tre được trồng khá nhiều ở xã Mỹ Thạch An, thị
xã Bến Tre, hiện đang được trồng nhiều ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,
Vĩnh Long,… Quả có dạng cầu, vỏ vẫn giữ màu xanh khi chín, con tép tróc
khỏi vỏ múi, tép múi màu đỏ hồng, nước quả khá, vị ngọt không the đắng,
nhược điểm của giống này là có nhiều hạt.

- Bưởi đường lá cam:
Được trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Tân Uyên (Bình
Dương). Dạng quả khá đẹp, phẩm chất ngon được thị trường trong và ngoài
nước ưa chuộng. Quả có trọng lượng trung bình từ 0,8 - 1,2 kg/quả. Dạng quả
có hình quả lê thấp, vỏ quả khi chín có màu vàng xanh, lỏng, nhẵn và tróc rất
tốt. Các con tép bó chặt, vị ngọt rất ngon. nhưng lại có nhược điểm là có khá
nhiều hạt.
- Bưởi Phúc Trạch:
Có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hiện
tại được trồng ở khắp 28 xã trong huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc
Trạch được nhiều người xếp vào hàng một trong những giống bưởi ngon nhất
nước ta hiện nay. Trái hình cầu hơi dẹt, vỏ trái màu vàng xanh, trọng lượng
trung bình từ 1 - 1,2 kg/trái. Màu sắc thịt trái và tép màu phớt hồng, vỏ múi
giáo dễ tách rời, thịt trái mịn, đòng nhất, vị ngọt hơi chua. Độ Brix từ 12 - 14.
Thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 9 hàng năm.
19
20
- Bưởi Đoan Hùng:
Hiện được trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên đất phù
sa ven sông Lô và sông Chảy. Có hai giống được coi là tốt nhất, đó là bưởi
Tộc Sửu (xã Chí Đám) và bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân). Bưởi Bằng Luân
trái hình cầu hơi dẹt, trọng lượng trung bình 0,7 - 0,8 kg/trái, vỏ quả màu
vàng hơi xám nâu, tép mũi màu trắng xanh, mọng nước, thịt trái hơi nhão, vị
hơi nhạt, độ Brix từ 9 - 11. Thu hoạch vào tháng 10 - tháng 11, có thể để được
lâu sau khi thu hoạch. Bưởi Tộc Sửu trái lớn hơn, trọng lượng trung bình từ
1,0 - 1,2 kg/trái, thịt trái nhũn ít hơn giống bưởi Bằng Luân, vị ngọt lạ và có
màu trắng xanh. Thu hoạch sớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng.
- Bưởi Diễn:
Được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội). Bưởi
Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Trái tròn, vỏ tría nhẵn khi

chín màu vàng cam. Trọng lượng trung bình từ 0,8 -1,0 kg/trái. Múi và vỏ
múi dễ tách rời nhau. Thịt trái màu vàng xanh, ăn ngọt. Độ Brix từ 12 - 14.
Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước Tết Nguyên
đán khoảng nửa tháng.
Các chuyên gia về cây có múi đều cho rằng: Một giống bưởi tốt phải
đạt được những yêu cầu là năng suất cao, ổn định, ít nhiễm sâu bệnh. Dạng
quả hình quả lê hoặc hình cầu, vỏ trái sáng đẹp, vỏ dày trung bình, vỏ múi dễ
tróc, con tép bó chặt, ngon, ngọt không xơ, không the đắng, nước quả nhiều,
ráo, không hoặc ít bột.
- Bưởi Phục Hòa, Cao Bằng:
Đây là một giống bưởi quý, theo kể lại của người dân thì giống bưởi
này có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Đặc điểm của giống bưởi này
rất gần với tiêu chí đánh giá giống bưởi tốt, đó là: cây sinh trưởng khỏe, năng
suất ổn định, vỏ múi dễ bóc, tép bó chặt, ngọt, không he, đắng. Tuy nhiên
hiện nay vẫn còn một số nhược điểm: hạt nhiều, mã quả chưa đẹp, đồng thời
bị nhiễm nhiều sâu bệnh.
- Bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái:
20
21
Đây là loại bưởi có mùi thơm thoang thoảng, dôn dốt ngọt và không bị
he ngay cả khi bưởi còn chưa chín. Trái bưởi không to không nhỏ và màu sắc
cũng rất tươi.
Theo những người trồng bưởi lâu năm, thì cây bưởi Đại Minh có nguồn
gốc từ cây bưởi tổ Khả Lĩnh, xã Đại Minh. Xã Đại Minh vốn là một xã thuộc
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ nay thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên bái. Vì
thế giống bưởi ngon từ cây bưởi tổ đương nhiên thuộc “quyền sở hữu” của
Yên Bái. Bưởi trồng ở vùng này cho quả ngon và ngọt nhất. Ngày nay giống
bưởi ngọt này đã được trồng ở nhiều nơi nhưng chất lượng thì không đâu
bằng bưởi Khả Lĩnh.
Sản phẩm bưởi Đại Minh đã trở thành hàng hóa, được bày bán khắp nơi

trong tỉnh và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đây là thông tin ít người biết
hiện nay.
Cây bưởi Đại Minh thấp, lá tròn, dày, tán rộng. Quả có hình dẹt, nhẵn
bóng, trọng lượng từ 800 - 1.000g, khi quả chín chuyển sang màu vàng,
những quả ở cây bưởi già nhỏ nhẵn dễ phân biệt với loại bưởi khác.
Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng quê
này và là niềm tự hào của người dân Yên Bái. Khi bổ ra, bưởi có mùi thơm
thoang thoảng, múi róc, mọng nước. Chỉ cần ăn một múi cũng cảm nhận được
cái vị ngọt mát, thơm dịu của bưởi và cái vị đậm đà của làng quê.
Mùa thu hoạch bưởi thường vào tháng 10 âm lịch đến tháng 3 âm lịch
năm sau. Bưởi ngon phải trồng từ 20 năm trở lên.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở việt Nam còn một số khó khăn sau:
- Vườn kinh doanh thường nhỏ lẻ, lẻ tẻ không tập trung. Điều này gây
nhiều khó khăn trong việc cơ giới hóa, thu hái và vận chuyển.
- Trồng cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ sâu
bệnh, lũ lụt ở đồng bằng, xói mòn rửa trôi, lũ quét ở miền núi.
- Thị trường cam quýt trong nước và xuất khẩu không ổn định, giá cả
bấp bênh, nhất là sau sự sụp đổ của Đông Âu thị trường xuất khẩu cam quýt
của Việt Nam thay đổi theo hướng bất lợi.
21
22
- Thiếu kế hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýt một
cách thống nhất, đồng bộ, đôi khi các vùng cam quýt hình thành do tự phát
trong sản xuất.
2.3.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả của tỉnh Yên Bái
Hiện tại, toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 9.000 ha cây ăn quả với sản
lượng trên 31.000 tấn/năm, đạt giá trị sản phẩm hơn 100 tỷ đồng.
Phát triển cây ăn quả là hướng đi mà Yên Bái xác định có tầm quan
trọng trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tạo công ăn việc
làm thu hút được lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần vào công

cuộc xóa đói giảm nghèo và chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn này là tiếp tục hỗ trợ
các điạ phương trong tỉnh phục tráng và phát triển các loại cây ăn quả đặc sản
nhằm góp phần cải thiện đời sống nhân dân và từng bước đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng hoa quả tươi ngày càng cao của xã hội.
Theo đó, tỉnh sẽ tiến hành việc phục tráng theo từng bước và tùy thuộc
vào các vùng sinh thái khác nhau như: hồng không hạt tại xã Vĩnh Lạc (huyện
Lục Yên); bưởi Đại Minh (huyện Yên Bình); cam quýt vùng ngoài huyện Văn
Chấn, vải nhãn ở vùng trong huyện Văn Chấn và phía bắc huyện Văn Yên.
Tỉnh cũng sẽ định hướng cho các hộ làm vườn phát triển cây trồng có giá trị
cao, mang tính ổn định lâu dài và phù hợp với điều kiện từng vùng, đồng thời
tỉnh tiếp tục nghiên cứu các chính sách đặc biệt là ưu đãi vốn vay cho các hộ
kinh doanh sản xuất; mở rộng hợp tác, trao đổi giữa các vùng trong và ngoài
tỉnh để tìm thị trường và đầu ra cho sản phẩm. Song song với việc phục tráng
và cả tạo cây ăn quả đặc sản, tỉnh Yên Bái sẽ triển khai trồng mới 300 ha cây
ăn quả, trong đó chủ yếu là giống cam, quýt tại huyện Văn Chấn và thử
nghiệm một số mô hình trồng cây thanh long tại huyện Trấn Yên.
22
23
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-EF: Cây bưởi Đại Minh
- GH%F: Tình hình sản xuất giống bưởi Đại Minh trồng
tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái.
- 0I%F: Huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái.
- 1JF: Từ tháng 7 đến tháng 12/2011.
3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Yên Bình.
- Tình hình sản xuất bưởi của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
+ Diện tích, năng suất, sản lượng của những năm gần đây nhất.
+ Điều tra, phân tích hiện trạng các biện pháp kỹ thuật đang được áp
dụng, thị trường tiêu thụ,…
- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, từ đó đề xuất các giải
pháp khắc phục những tồn tại và thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi tại huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của
người dân (PRA):
- Các số liệu thứ cấp: thu thập tại các cơ quan chức năng (Đài khí tượng
thủy văn, phòng Nông nghiệp, UBND xã, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, niên giám thống kê,…).
- Hiện trạng các biện pháp kỹ thuật và thị trường tiêu thụ: phỏng vấn
trực tiếp người sản xuất (phỏng vấn 30 hộ) theo mẫu biểu lập sẵn [3].
- Tổng hợp, phân tích số liệu và viết tiểu luận theo phương pháp
thường dụng.
23
24
* Điều tra về tình hình sâu bệnh hại:
Điều tra phát hiện các loài sâu bệnh hại, mức độ phổ biến trên cây bưởi
theo phương pháp của viện bảo vệ thực vật (Vũ Đình Ninh - 1986).
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học (Phạm Chí Thành,
1988), số liệu được xử lý trên chương trình EXCEL.
24
25
Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN BÌNH,
TỈNH YÊN BÁI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bình là huyện cửa ngõ và nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái.
Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8km, cách thủ đô Hà Nội
170km. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai
chạy qua trung tâm và một số xã của huyện.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái.
- Phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ.
- Phía Tây Nam giáp huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái.
Huyện Yên Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 77.261,79 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 54.409,73 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 22.194,77 ha.
- Đất chưa sử dụng: 657,29 ha.
Đặc biệt huyện có hồ Thác Bà với diện tích gần 20 ngàn ha mặt nước,
ngoài việc cung cấp nguồn nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của con người và
phục vụ cho chăn nuôi, hồ Thác Bà còn cung cấp trên 2.000 tấn tôm, cá phục
vụ cho nhu cầu thực phẩm của con người và phục vụ cho thức ăn chăn nuôi.
4.1.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu
Huyện Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có các đặc
điểm chính như sau:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,9
0
C (thời điểm thấp nhất là 4,6
0
C,
cao nhất là 38

0
C).
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 2.121mm.
25

×