Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến nương chè hái bằng máy tại yên sơn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.46 KB, 76 trang )

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
USD : Đô la mỹ
CNSTH : Công Nghệ Sinh Thái Học
IPM : Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp
KTCB : Kiến thiết cơ bản
Đ/C : Đối chứng
PRA : Điều tra đánh giá nông thôn
PH1 : Giống chè PH1
CS : Cộng sự
NXB : Nhà xuất bản
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trên Thế Giới đã có hơn 60 nước ở khắp các châu lục phát
triển trồng và sản xuất chè với diện tích và sản lượng lớn. Sản phẩm chế biến
từ chè ngày càng đa dạng với chất lượng ngày càng cao; được tiêu thụ với nhu
cầu ngày càng tăng trên khắp. Trên cây chè, hầu hết các bộ phận như búp, lá,
nụ hoa… không những là nguyên liệu chính dùng để chế biến các loại sản
phẩm trà uống có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt mà còn có nhiều tác dụng
như là một vị thuốc trong y học; chè còn là nguyên liệu để chiết xuất ra nhiều
hợp chất quan trọng phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp, dược liệu
quý… Sở thích thưởng thức trà từ lâu đã trở thành thú vui thanh tao, quý phái
và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc, nhất là ở các nước
phương Đông.
Việt Nam là một trong những nước có diện tích và sản lượng chè tương
đối lớn so với các nước trong khu vực. Chè được trồng tập trung chủ yếu ở
các vùng trung du và miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà
Giang, Phú Thọ, Yên Bái… ở miền Nam có vùng cao nguyên Lâm Đồng[1].


Ở nước ta, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chè trong nước và xuất khẩu ngày
càng tăng, chiếm một tỷ phần kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân. Trong những năm gần đây cây chè ở nước ta có chiều hướng phát
triển mạnh, diện tích trồng chè và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng rõ rệt. Có
nhiều cơ sở cho thấy thị trường chè trong nước cũng như trên thế giới sẽ ổn
định và phát triển trong nhiều năm tới. Trong nghị quyết của Chính phủ về
định hướng phát triển chè đến năm 2015 đã đề ra mục tiêu phải đáp ứng đủ
nhu cầu trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng trên 200 triệu
USD/ năm (tăng gấp hơn 4 lần so với năm 1999) và giải quyết việc làm cho
2
2
2
hàng chục ngàn lao động [13]. Do đó đòi hỏi ngành chè phải có những bước
phát triển đột phá vượt bậc với mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao năng suất đồng thời kết hợp với việc mở rộng diện tích, áp dụng cơ
giới hóa trong sản xuất, yêu tiên phát triển trồng các giống chè có chất lượng
cao, tạo đa dạng sản phẩm, sản phẩm an toàn, có thương hiệu theo tiêu chuẩn
của khu vực và thế giới.
Tuyên Quang là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn
của cả nước. Chè là cây trồng truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang từ vùng núi cao như Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa đến các
huyện vùng thấp như Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên Từ lâu, một số vùng
chè đã trở thành thương hiệu trong nước và nước ngoài như thương hiệu "Chè
Mỹ Lâm", "Chè Sông Lô", "Chè Tân Trào" Tuyên Quang hiện có hơn 8.000
ha chè, 3 doanh nghiệp cổ phẩn, 3 hợp tác xã, 8 công ty TNHH sản xuất kinh
doanh chè. Điều đáng chú ý, với lợi thế trồng được trên đất đồi dốc, chè đang
được coi là cây trồng chính và đóng vai trò quan trọng trong chương trình xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hàng nghìn hộ dân miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Tuyên Quang. Xã Đức Ninh, huyện Hàm
Yên hiện có 230 ha chè đang cho thu hoạch, với tổng sản lượng đạt khoảng

1.700 đến 1.800 tấn/năm[17]. Theo thống kê, trung bình mỗi năm diện tích
trồng chè trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang cho thu tổng sản lượng đạt trên
49.200 tấn chè búp tươi. Để nâng cao chất lượng, giá trị chè xuất khẩu, các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến chè trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang đang chú trọng đổi mới công nghệ chế biến chè. Điển hình như: Công
ty cổ phần Chè Mỹ Lâm đã đầu tư 44 tỷ đồng mua 4 dây chuyền sản xuất chè
đen CTC công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam, do Ấn Độ sản xuất, công suất
chế biến 90 tấn nguyên liệu/ngày, nhờ vậy, giá trị chè xuất khẩu đã tăng từ 10
đến 15% so với trước.Cây chè phát triển đã trở thành một trong những thế
3
3
3
mạnh của Tuyên Quang và là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia
xuất khẩu đem lại ngoại tệ mạnh cho tỉnh, là cây “xoá đói giảm nghèo” trước
đây; cây “làm giàu” của nông dân.
Hiện nay, sản phẩm chè của Tuyên Quang đã có mặt ở các thị trường:
Trung Quốc, Pakistan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ,… Năm 2009,
toàn tỉnh đã xuất khẩu được 5.980 tấn, chiếm gần 19% sản lượng chè búp khô
của toàn tỉnh; trong đó, chè xuất khẩu chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính
là: Chè xanh và chè đen. Số ngoại tệ thu được 7,098 triệu USD; tăng 8,9% so
với cùng kỳ. Đối với thị trường trong nước, sản lượng chè tiêu thụ chiếm trên
70% sản lượng của cả tỉnh. Sản phẩm chính cung cấp cho thị trường trong
nước là chè xanh các loại, xanh đặc sản, xanh cao cấp, ướp hương đóng gói
hay đóng hộp.
Hiện có khoảng 40 doanh nghiệp đăng ký chế biến, tiêu thụ chè cho
nông dân, chế biến hàng năm khoảng trên 15 nghìn tấn, chiếm 30% tổng sản
lượng toàn tỉnh, chủ yếu là chè đen và chè xanh bán thành phẩm. Số còn lại
được chế biến thủ công trong dân. Nghề trồng và chế biến chè đã đem lại hiệu
quả lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Chè thực sự là cây xóa đói, giảm
nghèo và làm giàu của nông dân Tuyên Quang[19].

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội do ngành sản
xuất chè mang lại như đã nêu trên, việc sản xuất chè của nước ta nói chung,
của Tuyên Quang nói riêng cũng đang còn nhiều điều bất cập, tồn tại, từ khâu
quy hoạch vùng sản xuất, chọn tạo giống, kỹ thuật trồng trọt, công nghệ thu
hoạch và chế biến, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm… chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị
trường tiêu dùng trong và ngoài nước đối với loại sản phẩm này[19].
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, được sự hướng dẫn và
giúp đỡ của các nhà khoa học, các giảng viên khoa Nông học trường đại học
4
4
4
Nông - Lâm Thái Nguyên và các cán bộ của Trung tâm Nghiên Cứu và Phát
Triển vùng Hà Nội chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng phân bón cho nương chè hái bằng máy tại xã Mỹ
Bằng huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục đích đề tài
Xác định được liều lượng phân bón, số lần bón hợp lý cho nương chè thu
hái bằng máy nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng trọt cho nương chè hái
bằng máy tại Tuyên Quang.
1.3. Yêu cầu đề tài
- Điều tra đánh giá một số vấn đề có liên quan đến việc áp dụng kỹ thuật
thu hái chè bằng máy tại vùng nghiên cứu.
- Xác định ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng cho năng
suất và chất lượng chè nguyên liệu trên nương chè thu hái bằng máy.
- Xác định ảnh hưởng của số lần bón đạm đến khả năng cho năng suất và
chất lượng chè nguyên liệu của nương chè hái máy.
- Xác định được liều lượng phân bón, số lần bón hợp lý cho nương chè
thu hái bằng máy nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng trọt cho nương chè
hái bằng máy tại Tuyên Quang.

* Tiến hành bố trí thí nghiệm đồng ruộng để theo dõi và đánh giá được:
- Tình hình sinh trưởng của giống chè PH1
- Theo dõi và đánh giá được một số chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của
giống chè PH1 trong thí nghiệm.
- Xác định được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống
trong các công thức thí nghiệm.
5
5
5
- Xác định, đánh giá và so sánh được ảnh hưởng của các công thức phân
bón trong thí nghiệm đến năng suất, phẩm chất giống chè PH1 trồng tại Yên
Sơn-Tuyên Quang.
- Xác định được ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và thời điểm
phun thích hợp cho nương chè thu hái bằng máy. Xác định được hiệu quả
kinh tế của hái chè bằng máy so với hái tay.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá được một số vấn đề phát sinh có liên quan đến việc áp dụng kỹ
thuật hái chè bằng máy tại vùng nghiên cứu.
- Đưa ra được liều lượng phân bón và số lần bón phân hợp lý cho nương
chè năng suất cáo (từ 15-25 tấn/ha) áp dụng kỹ thuật hái máy.
- Đưa ra được loại phân bón lá và thời điểm bón thích hợp cho nương
chè thu hái bằng máy.
- Đưa ra được hiệu quả kinh tế của hái chè bằng máy so với hái tay. Là
cơ sở để áp dụng kỹ thuật hái chè bằng máy trên địa bàn trong và ngoài vùng,
nâng cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
* Giống PH1:
- Nguồn gốc: Giống chè này thuộc biến chủng assmica được chọn lọc từ
năm 1965, kết thúc năm 1985, do nhóm: Nguyễn Văn Niệm - Đỗ Ngọc Quỹ -

Trần Thanh chọn tạo.
- Hình thái giống chè PH1: Là giống chè có diện tích to trung bình, trong
nương chè hái búp diện tích lá là 23cm
2
, lá dày trung bình, biểu bì tương đối
mỏng, mô xốp dày, lá màu xanh đậm phân cành thấp, số cành cấp một nhiều,
6
6
6
tán to, mật độ búp dày, búp to mập. Thân cây thuộc loại thân gỗ nhỏ, nếu sinh
trưởng tự nhiên không đốn hái, cây cao đến 5 - 6m.
- Năng suất: Đây là một trong những giống có năng suất cao nhất trong
tập đoàn giống chè đã và đang trồng ở Việt Nam. Trồng giám định so sánh
giống tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè: Trồng năm 1970, thu
hoạch từ năm 1973-1984 năng suất trung bình đạt 20,31 tấn/ha; Năm 1984 đạt
35 tấn/ha.Trong khi đó trung du đối chứng đạt bình quân 12 tấn/ha. Cho đến
nay diện tích chè PH1 toàn quốc có hàng vạn ha. Năng suất ở tất cả các vùng
đều cao hơn các giống địa phương.
- Chất lượng:
+ Thành phần sinh hoá: Búp chè PH1 có hàm lượng Tanin cao từ 32-
36%. Chất hoà tan 42-45%, hàm lượng nước xấp xỉ 80% (tuỳ từng thời vụ),
do đó thích hợp cho chế biến chè đen.
+ Hàm lượng Catêsin tổng số là 150,91 mg/g chất khô, thấp hơn trung du
đối chứng (trung du đối chứng là 171 mg/g chất khô).
- Tính chống chịu: Đây là giống có khả năng thích ứng rộng, chịu thâm
canh. Chống chịu sâu khá nhất là dầy xanh. Tháng 8-9 ẩm độ không khí cao
hay bị bệnh thối búp. Bộ rễ giống PH1 khoẻ, ăn sâu, lượng lông hút lớn nên
chịu hạn khá hơn các giống khác.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
* Địa điểm nghiên cứu: Xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

7
7
7
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu
2.1.1. Nguồn gốc
Nghiên cứu nguồn gốc của cây chè là một vấn đề rất phức tạp; cho đến
nay các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của
cây chè dựa trên những cơ sở nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ học và thực vật
học. Trong đó, một số quan điểm được nhiều người thừa nhận là:
* Cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc:
Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc
của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt
và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm,
người Trung Quốc đã biết dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để
uống. Trong bản thảo Thần Nông - biểu tượng của Trung Hoa cổ đại cách đây
trên 5000 năm đã ghi: “Thần Nông thưởng bách thảo, nhật ngẫu thất thập nhị
độc, đắc trà nhi giải chi”. Có nghĩa là: “Thần Nông nếm hàng trăm thứ cỏ,
gặp phải bảy mươi hai loài cỏ độc, uống chè là giải độc được ngay”. Cũng
theo các nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong
vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới [1].
Năm 1753, Carl Van Linnacus, nhà thực vật học Thụy Điển lần đầu tiên
trên Thế Giới Đã xác định Trung Quốc là vùng nguyên sản của cây chè và đặt
tên cho cây chè là Thea Sinesis [1]. Năm 1918 Cohen Stuart, nhà phân loại
thực vật Hà Lan đã đưa ra thuyết hai nguồn gốc của cây chè (nhị nguyên
thuyết): Cây chè lá to có nguồn gốc ở phía tây cao nguyên Tây Tạng. Cây chè
lá nhỏ có nguồn gốc ở phía Đông và Đông Nam Trung Quốc.
8
8

8
Năm 1951, tác giả Đào Thừa Trân (Trung Quốc) đã tổng kết các ý kiến
của các nhà khoa học trên Thế Giới và đi đến kết luận là: Nguyên sản của cây
chè là tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Chúng di thực về phía Đông qua tỉnh Tứ
Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành loài chè lá nhỏ và di thực về
phía Nam và Tây nam là Ấn Độ, Mianma, Việt Nam biến thành loại chè lá to.
Năm 1933, J.J.B.Deus, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu chè
Buitenzong ở Java (Indonêxia), cố vấn các công ty chè Đông Dương thuộc
Pháp, sau khi đi khảo sát các vùng chè cổ Tham Vè tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên
-Hà Giang) đã cho rằng: Những nơi con người tìm thấy cây chè bao giờ cũng
ở bên bờ các con sông lớn như sông Dương Tử, sông Tsikiang ở Trung Quốc,
sông Hồng (ở Vân Nam Trung Quốc; Bắc Kỳ Việt nam), dọc theo hai bờ sông
MeKong (Trung Quốc - Thái Lan)… tất cả các con sông này đều bắt nguồn từ
dãy phía đông cao nguyên Tây Tạng cho nên nguồn gốc cây chè là từ dãy núi
này phát tán đi. Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung
Quốc như Schenpen, Jaiding… đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở
Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông
lớn đổ về các con sông ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Mianma. Đầu tiên, cây
chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè di chuyển trôi theo dòng nước đến các
vùng nói trên và lan sang các vùng khác. Cũng theo Daraselia, dựa trên cơ sở
học thuyết “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có
nguồn gốc ở Trung Quốc, phân bố ở khu vực Đông nam, men theo cao
nguyên Tây Tạng.
* Chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ):
Năm 1823, R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây
chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc.
9
9
9

* Chè có nguồn gốc ở Việt Nam:
Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961-1976) về phức
catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các
chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu
lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh
"Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam". Tất cả các quan điểm nêu trên
tuy có khác nhau về địa điểm cụ thể nhưng đều có sự thống nhất chung là:
nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng và ẩm.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất
khác nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ Bắc (Gruzia - Liên
Xô cũ) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè
được trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833,
Xrilanca 1837 - 1840, Ấn Độ 1834 - 1840 và Tasmania (châu Đại Dương)
năm 1940 [1].
2.1.2. Phân loại
Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
Ngành hạt kín Angiospermae
Lớp song tử diệp Dicotyledonae
Bộ chè: Họ chè: Theaceae
Chi chè: Camellia (Thea)
Loài: Camellia (Thea) sinensis
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là:
Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.
Năm 1753 Linê đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis, sau đó lại đặt
là Camellia sinensis. Sau Linê có nhà thực vật học xếp cây chè thuộc chi
10
10
10
Thea, có người lại xếp cây chè thuộc chi Camellia sinensis. Tên khoa học của
cây chè được viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis. Hơn một trăm

năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Trước sau có 20
cách đặt tên khoa học cho cây chè. Diễn biến chủ yếu như sau:
Năm 1807 f. Sims. Thea sinensis Sims.
1822 H.F. Link. Camellia sinensis Link.
1854 W. Griffim. Camellia theifera Griff.
1874 D. Brandis. Camellia thea Brandis.
1874 W. T. T. Dyer. Camellia theifera Dyer.
1908 G. Watt. Camellia thea (Link) Brandis.
1919 C. P. Cohen Stuart. Camellia thiefera (Griff) Dyer.
1933 C. R. Harler. Thea sinensis (L) Sims.
1956 C. R. Harler. Camellia sinensis (L) O.
Hiện nay các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và
gọi là chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người
thường gọi là Camellia sinensis (L) O. Kuntze.
Cohen Stuart (1919) đã đưa ra cách phân loại chè được nhiều người chấp
nhận, đó là: Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ (varietas):
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea)
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla)
- Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan)
- Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica)
Bốn thứ (varietas) chè nêu trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng phổ
biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan.
11
11
11
Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du với
các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh,
trung du lá vàng Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền bắc đạt tới 70%.
Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19 tuổi thường đạt 4 - 5 tấn/ha.
Các giống chè trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: Rầy

xanh, bọ cánh tơ ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè trung du thường
để chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt.
Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và
ở miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác
nhau như: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh năng suất búp
thường đạt 6 - 7 tấn/ha. Búp chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè xanh, chè
đen đều cho phẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biến chè xanh hơn.
2.1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu
Chè là cây công nghiệp dài ngày, quy trình kỹ thuật sản xuất chè có
những đặc điểm riêng so với những cây công nghiệp khác, có những biện
pháp kỹ thuật làm một lần cho cả chu kỳ sản xuất 30 - 40 năm nhưng và cũng
có những biện pháp kỹ thuật lặp lại hàng năm.
Do đặc điểm sản xuất của cây chè, sản phẩm thu hoạch là búp và lá non
đều tập trung trên mặt tán nên có thể áp dụng các biện pháp cơ giới hóa vào
một số khâu sản xuất chủ yếu như khâu thu hái, đốn. Trên thực tế việc áp
dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè đã được áp dụng thành công ở một số
nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Autralia, Srilanca… Việc ứng
dụng cơ giới hóa trong khâu thu hái lá một bước đột phá trong công nghệ thu
hoạch chè, giảm sức ép về lao động, tiết kiệm được thời gian, mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người sản xuất.
12
12
12
Trong thực tiễn sản xuất chè mới, công nghệ sản xuất chè (chè đen, chè
xanh, chè Ôlong) yêu cầu chất lượng chè nguyên liệu khác nhau. Có những
công nghệ yêu cầu chất lượng nguyên liệu không khắt khe như chế biến chè
đen thì việc hái máy sẽ khả thi hơn so với hái tay. Ngoài ra hệ thống máy tách
cẫng có thể loại được phẫn cuộng già và một số tạp chất sau chế biến do vậy
việc áp dụng máy hái chè là có cơ sở. Trong sản xuất chè khâu thu hái nguyên
liệu tiêu tốn lượng nhân công lớn từ 500 - 600 công/ha (đối với chè kinh

doanh đạt từ 15 - 20 tấn búp/ha), chiếm từ 55 - 60% tổng số công lao động
trong sản xuất chè.
Những năm qua nhờ việc ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất chè như giống mới, kỹ thuật canh tác đã làm cho năng suất, sản
lượng chè của cả nước nói chung và của vùng trung du miền núi phía Bắc nói
riêng tăng lên rõ rệt, nhiều nương chè đạt năng suất từ 15 - 20 tấn/ha, có
những nương chè đạt > 25 tấn/ha. Vì vậy nhu cầu lao động trong khâu thu hái
ngày càng lớn. Mặt khác, do điều kiện khí hậu ở vùng trung du miền núi phía
Bắc, chè thường cho thu hoạch tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 nên gây ra
việc mất cân đối về nhu cầu lao động giữa các tháng trong năm. Qua điều tra
cho thấy sức ép về lao động trong mùa thu hái ở các vùng chè tập chung là rất
lớn. Do mất cân đối giữa cung và cầu lao động trong mùa thu hái chè, nhiều
nương chè thu hái không kịp thời đã làm cho chất lượng chè nguyên liệu
giảm, đồng thời do khan hiếm lao động nên giá thuê nhân công cao đã làm
cho giá thành sản xuất chè tăng. Những yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả của sản xuất chè.
Hiện trên thị trường đã có một số loại máy hái, đốn chè được đưa vào
dùng thử nghiệm bước đầu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt so với việc sử dụng lao
động thủ công. Năng suất của một máy hái chè bình thường gấp khoảng 8 - 10
lần năng suất của một lao động thủ công. Tuy nhiên, đa số các nương chè ở
13
13
13
vùng trung du miền núi phía Bắc chủ yếu được trồng, chăm sóc theo lối thủ
công và được thu hái bằng tay. Do vậy để chuyển đổi phương thức từ hái tay
sang hái máy thì cần phải nghiên cứu điều chỉnh một số biện pháp kỹ thuật
trồng trọt cho phù hợp. Chè là cây công nghiệp lâu năm, có 2 chu kỳ phát
triển: Chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
- Chu kỳ phát triển lớn: Bao gồm suốt cả đời sống cây chè, kể từ khi tế
bào noãn thụ phấn, bắt đầu phân chia cho đến khi cây chè già cỗi và chết. Cây

chè thuộc nhóm cây nhiều đời quả, hàng năm đều kết quả trong suốt mấy
chục năm sinh trưởng phát triển. Chu kỳ phát triển lớn của cây chè được các
nhà khoa học Trung Quốc chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn
hạt giống), giai đoạn cây con, giai đoạn cây non, giai đoạn chè lớn, và giai
đoạn già cỗi.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): Bao gồm các giai
đoạn sinh trưởng phát triển trong một năm như hạt nảy mầm, chồi mọc lá, ra
hoa kết quả Từ hạt mọc lên, đến khi chết vì già cỗi, cây chè trải qua những
diễn biến về sinh trưởng phát triển nói trên, lặp đi lặp lại trong nhiều năm.
Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực song song cùng
phát triển.
Hai chu kỳ trên có quan hệ mật thiết với nhau, các chu kỳ phát triển
nhỏ được thực hiện trên cơ sở của chu kỳ phát triển lớn. Các hiện tượng hàng
năm như hạt nảy mầm, đâm chồi, nảy lộc, mọc lá, ra hoa kết quả đều tiến
hành trên cơ sở của chu kỳ lớn tích luỹ hàng năm gọi là tuổi sinh vật (tuổi
chung) của cây chè.
Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh
tổng hợp giữa đặc điểm của giống (tính di truyền) với những điều kiện ngoại
cảnh. Như vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất
14
14
14
lượng của từng giống, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng thích ứng của
giống trong vùng sinh nghiệp lâu năm.
2.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
Cơ giới hóa trong sản xuất chè là một xu thế tất yếu bởi đặc tính sinh
trưởng của cây chè cũng như áp lực về nguồn lao động thủ công, nhất là trong
khâu thu hái. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè từ khâu làm đất,
bón phân, tưới nước, quản lý dịch hại, đốn, hái đã được nghiên cứu và đưa vào
sản xuất rộng rãi tại một số nước trên thế giới như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung

Quốc, Ấn Độ, Srilanca. Do tính chất đặc thù của ngành chè và sức ép về lao
động trong khâu đốn, hái mà các nước này đã đầu tư chế tạo ra nhiều loại máy
đốn hái khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở một số nước
* Cơ giới hóa trong sản xuất chè tại Nhật Bản:
Nhật là một trong những nước sản xuất ra lượng chè xanh lớn trên thế
giới với sản phẩm nổi tiếng là chè xanh dẹt. Cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, áp lực về lao động, công nghệ chế biến, yêu cầu chất lượng sản
phẩm các nhà khoa học của Nhật Bản đã nghiên cứu chế tạo ra nhiều thiết bị,
máy móc phục vụ cho sản xuất chè.
Cây chè được trồng ở hầu hết các vùng trên đất nước Nhật Bản, nhưng
có bThe three largest producing regions for Japanese tea are Shizuoka,
Kagoshima and Mie.a khu vực sản xuất chè lớn nhất là Shizuoka, Kagoshima
và Mie. Although tea is grown throughout most of Japan excluding Hokkaido
in the north, green tea grown in commercial quantities requires certain
climatic and geographic conditions to be viable. Chè nơi đây được trồng với
tính thương mại cao nên đòi hỏi các điều kiện canh tác, thu hái và chế biến
phải có hiệu quả cao.In particular, since the tea plant has its origins in
subtropical areas, it does not grow well in cold climates.In addition, the roots
15
15
15
of tea bushes not only supply moisture and nutrients from the soil but also
serve to temporarily store nutrients. Do đó việc ứng dụng các kỹ thuật sản
xuất chè theo hướng cơ giới hóa đã được Nhật Bản áp dụng từ thập kỷ 80 của
thế kỷ 20:
- Cây giống được sử dụng những giống phù hợp cho quá trình thu hái bằng
máy (hiện nay nước ta đang trồng khảo nghiệm giống chè nhật là giống chè thích
hợp với cơ giới hóa) và được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
- Đất trồng được sử dụng các loại máy để làm sâu tới 1 m và trộn phân

bón hữu cơ, phân bón vi sinh… với mục đích thay đổi thành phần lý, hóa tính
đất tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển vào thời kỳ sản xuất kinh
doanh. Sau khi làm đất đặt hệ thống tưới nước tự động trước khi trồng.
- Trồng chè có thể trồng hàng đơn và hàng kép với khoảng cách 170cm
(đối với trồng đơn), sau khi trồng được phủBy laying PVC mulch sheeting or
straw, the ground surface is covered, making it difficult for weeds to become
established. bằng màng phủ linon hoặc rơm để hạn chế cỏ dại và thường
xuyên làm cỏ khi cỏ còn nhỏ.
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản sử dụng máy đốn để tạo sự đồng đều trên
nương chè, tạo cho cây chè có bộ khung tán khỏe mạnh, nhiều búp thứ nhất
đốn cách mặt đất từ 15 - 20cm; năm thứ 2 đốn cách mặt đất từ 25 - 30cm;
năm thứ 3 đốn cách mặt đất từ 35 - 45cm. Nương Although it becomes
possible to pick the tea leaves from the fourth year, it is not until the fifth to
eighth years that the width of the bushes and number of shoots provide stable
yield and quality.* In regions such as Nansatsu in Kagoshima Prefecture that
have a high number of pickings per year, there are five pickings annually—
from to plus .chè bắt đầu đưa vào sản xuất kinh doanh từ năm thứ 4 tuy
nhiên đến năm thứ 8 mới ổn định về năng suất và chất lượng.
16
16
16
- Trong sản xuất chè ở Nhật Bản áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất,
tưới tước, bón phân, đốn tỉa tạo hình, thu hái, kiểm soát dịch hại.
- Ngoài các loại máy đốn, máy hái chè hiện đại phù hợp với những
nương chè trên đất bằng, Nhật Bản còn chế tạo ra một số loại máy đốn hái
đơn giản và có thể áp dụng cho nhiều vùng sản xuất chè khác nhau.
+ Máy đốn, máy sửa tán: ERA-1140, R-8GA1200, EB1-750
+ Máy hái chè có bánh xe: TX-3, TX-5, TX-12
+ Máy hái chè cầm tay lưỡi hái cong và lưỡi thẳng V8-X1, máy hái đeo
lưng TH23

Các loại máy trên có đặc điểm là chất lượng tốt, ít tiêu tốn nhiên liệu,
gọn nhẹ dễ sử dụng, độ bền cao, hiệu quả kinh tế cao.
- Cho đến nay hầu như việc thu hái búp chè ở Nhật Bản đều được hái
bằng máy, các qui trình hái đã được áp dụng cho phù hợp với sự sinh trưởng
các giống chè và yêu cầu của chế biến cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Tình hình nghiên cứu về hái máy ở Trung Quốc.
Trung Quốc được biết đến là nước sản xuất chè hàng đầu thế giới về diện
tích và sản lượng. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè ở một số khâu
làm đất, bón phân, tưới nước, quản lý dịch hại, đốn hái cũng đã được áp dụng cơ
giới hoá từ lâu và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Ngoài các
vùng chè được thâm canh đặc biệt và yêu cầu hái bằng tay theo yêu cầu công
nghệ đặc biệt để chế biến ra các loại chè đặc sản như: Long Tỉnh, Mao Tiêm,
Thiết Quan Âm, Ôlong thì các thiết bị đốn, sửa tán, hái đều đã được ứng dụng
ở các mức độ khác nhau. Trung Quốc đã chế tạo ra được nhiều loại thiết bị để
ứng dụng thu hái, đốn với các giống chè vốn có đặc điểm sinh trưởng khác nhau
và theo yêu cầu của công nghệ chế biến. Một số loại máy ứng dụng trong sản
17
17
17
xuất chè có xuất xứ từ Trung Quốc đang được người sản xuất chè của Việt Nam
sử dụng: Máy hái, máy đốn chè (cải tiến từ máy cắt cỏ). Tuy nhiêu hiệu quả của
việc ứng dụng chưa cao do chưa có quy trình kỹ thuật chăm sóc phù hợp với
việc thu hái bằng máy nên hiệu quả của áp dụng chưa cao. Đây là một trong
những yếu tố làm hạn chế khả năng áp dụng tại Việt Nam. Các thiết bị của
Trung Quốc tuy giá thành thấp nhưng chất lượng, độ bền kém hơn máy Nhật
Bản, Đài Loan và chi phí nhiên liệu cũng cao hơn, hiệu quả kinh tế thấp.
* Tình hình nghiên cứu về hái máy ở Đài Loan.
Đài Loan là nước sản xuất chè lớn trên thế giới, sản phẩm chủ yếu là chè
xanh và các loại chè đặc sản. Từ lâu chè Ôlong Đài Loan đã nổi tiếng thế giới và
đem lại một nguồn thu nhập rất lớn cho người dân nước này. Việc sản xuất, chế

biến đã được áp dụng cơ giới hoá, trong đó khâu thu hái búp cũng được đầu tư
nghiên cứu để chế tạo ra các thiết bị phù hợp ứng dụng cho sản xuất. Bên cạnh
ứng dụng máy hái vào sản xuất người ta cũng đã nghiên cứu ứng dụng các thiết
bị sửa tán, máy phân loại búp chè tươi để tạo ra nguyên liệu phù hợp theo yêu
cầu của công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ. Các loại máy của Đài Loan có
chất lượng tương đối tốt, giá thành ở mức trung bình so với giá thiết bị cùng loại
trên thị trường thế giới.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam đứng thứ 6 về diện tích và đứng thứ 7 về sản lượng chè trên thế
giới, sản phẩm chủ yếu là chè đen chiếm trên 60%, chè xanh và các sản phẩm
chè khác chiếm gần 40%. Tuy nhiên mặt bằng trình độ sản xuất chế biến chè
nước ta chỉ đạt mức trung bình của thế giới. Trong sản xuất chè thì khâu thu hái
đã tiêu tốn một lượng nhân công rất lớn, điều này đã tạo nên một sức ép lớn
trong mùa thu hái vì thiếu nhân công ngay cả với những nước có lực lượng lao
18
18
18
động phổ thông lớn như nước ta. Giải quyết những khó khăn trên, ở Việt Nam
đã có một số nghiên cứu, áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất chè:
Áp dụng cơ giới hóa trong kỹ thuật hái, đốn không chỉ giải quyết vấn đề
mất cân đối lao động trong sản xuất chè, mà còn ảnh hưởng tới khả năng sinh
trưởng cây chè, chất lượng búp chè và khả năng cân đối về nguồn nguyên liệu
đầu vào cho các cơ sở chế biến trên địa bàn.
Các kết quả nghiên cứu hái chè bằng kéo của Ngô Minh Tú, Bùi Thu
Nguyệt, (1982 - 1990) [21] cho biết: Hái bằng tay 01 lao động 01 ngày thu
được 30 - 50 kg, hái kéo năng suất 01 công hái đạt 80-110 kg (tăng năng suất
> 250%). Phẩm cấp chè búp tươi hái tay đạt từ 22 - 25% chè A+B còn phẩm
cấp chè búp tươi hái kéo không có chè A+B chỉ có chè D do vậy giá bán chè
búp tươi do hái kéo giảm mạnh, tác giả kết luận hái kéo chỉ áp dụng cho tận
thu chè cuối năm làm chè già, kết hợp sửa tán.

Công ty chè Mộc Châu là đơn vị áp dụng hái chè và đốn chè bằng máy của
Nhật từ năm 2002. Một số kết quả cho thấy trong điều kiện thâm canh cao, hái
máy không ảnh hưởng sinh trưởng cây chè, giảm tới 46% lao động cho 1 ha
trong một lứa hái, tuy nhiên lại tăng 13% lao động nhặt phân loại nguyên liệu
chè trong nhà máy.
Trung tâm khuyến nông Phú thọ năm 2007 đã áp dụng hái máy cho một
số hộ nông dân có chè LDP1, kết quả năng suất lao động tăng 66,8 %; tổng
thu nhập tăng so hộ đối chứng tăng 12,7 %.
Hiện nay tại Phú Thọ, Thái nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang và một số hộ
nông dân đã biết sử dụng máy cắt cỏ cải tiến để thực hiện đốn phớt hàng năm
cho chè, có thể giảm được 46 - 63 % lao động đốn cho 1 ha. Tuy nhiên chỉ áp
dụng được đối với chè đốn phớt hoặc đốn phớt xanh.
19
19
19
Trong mấy năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu chế tạo máy
hái chè theo mẫu Nhật Bản có cải tiến, tuy nhiên vẫn chưa thành công. Gần
đây nhất tháng 6/2009 nhóm tác giả của Viện Cơ điện nông nghiệp và
CNSTH đã thử nghiệm máy hái chè mới nghiên cứu chế tạo tại Viện Khoa
học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tuy nhiên kết quả vẫn chưa
được như mong muốn.
Theo nhu cầu thực tế hiện đã có nhiều cơ sở và hộ nông dân đầu tư mua
sắm máy hái áp dụng vào sản xuất như: Nhà máy chè Anh Sơn - Nghệ An,
Công ty chè Phú Đa - Thanh Sơn, Phú Bền - Thanh Ba, Đoan Hùng và một số
vùng chè như Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Thanh Sơn-Phú Thọ, Sơn Dương,
Yên Sơn-Tuyên Quang và nhu cầu mở rộng áp dụng máy hái là rất lớn. Các
thiết bị được ứng dụng vào sản xuất rất đa dạng: Thiết bị của Nhật Bản, Đài
Loan và Trung Quốc sử dụng động cơ Honda sản xuất tại Thái Lan Việc
đầu tư máy hái chè vào sản xuất đa phần mang tính tự phát, không được áp
dụng quy trình chuẩn và cụ thể nên hiệu quả kinh tế không cao, một số cơ sở

và hộ nông dân đầu tư thiết bị rẻ tiền loại Trung Quốc lắp động cơ Thái Lan
không những không mang lại hiệu quả kinh tế do máy tiêu tốn nhiên liệu, độ
bền máy rất thấp làm chi phí khấu hao máy cao mà còn làm ảnh hưởng tới
năng suất, sinh trưởng lâu dài của cây chè.
Trong thời gian qua Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè thuộc Viện
Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu về vấn
đề này, kết quả bước đầu khẳng định: Hái chè bằng máy cây chè phát triển
bình thường, năng suất búp tăng trên 10% và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hái
tay. Tuy nhiên để đánh giá chính xác thì cần quá trình theo dõi nghiên cứu
trước khi đưa ra những qui trình và khuyến cáo cho sản xuất.
2.3. Tình hình sản xuất chè trong nước và trên thê giới
20
20
20
2.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Cây chè là cây trồng có lịch sử lâu đời khoảng trên 4000 năm. Ngày nay,
chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến nhất trên Thế Giới với nhiều loại
sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn về
nhu cầu dinh dưỡng, giải khát cho con người, thưởng thức chè ở nhiều nước
đã được nâng lên tầm văn hóa với những nghi thức trang trọng và thanh cao
của trà đạo.
Theo nhiều nhà khoa học cho biết, quốc gia đầu tiên phát triển sản xuất
chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm 805
sau công nguyên, vào Inđônêxia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780, sang Nga
năm 1833, Malaixia năm 1914; vào những năm 1920 sang châu Phi ở các
nước như: Kenia, Malavi, Ghine… Ngày nay trên thế giới có khoảng trên 60
nước trồng chè. Chè được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Á, sau đó đến
châu Phi, trong đó có trên 30 nước có nền sản xuất chè phát triển, phân bố từ
33
0

vĩ Bắc đến 49
0
vĩ Nam, vùng thích hợp nhất là 20
0
vĩ Bắc đến 16
0
vĩ Nam.
Theo thống kê của Tổ chứng nông lương Thế Giới (FAO) 2006 cho thấy
diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước chủ yếu như sau:
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2006 - 2010
ĐVT: ha
Tên nước
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 1117040 1257732 1298374 1320873 1419530
Ấn Độ 555611 567020 578458 572000 583000
Kennya 147080 149190 157700 158400 171900
Việt Nam 102100 107400 108800 111400 113200
Nhật Bản 48500 48200 48000 47300 46800
21
21
21
Thế giới 2738701 2905768 2967935 2997607 3123561
(Nguồn: Theo FAO statistics Division 2012)
Như vậy, tính đến năm 2010 diện tích chè trên thế giới đạt 3123561 ha,
tăng 348860 ha tương đương 14% so với năm 2006. Trong đó Trung Quốc là
nước có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới với diện tích 1419530 ha chiếm
45.4% diện tích chè toàn thế giới. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 với diện tích là
583000 ha, chiếm 18.6% so với tổng diện tích chè toàn thế giới. Diện tích chè

Việt Nam đạt 113200 ha chiếm 3,6% diện tích chè thế giới.
Bảng2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2006 - 2010
ĐVT: Tạ chè khô/ha
Tên nước
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 9,376 9,406 9,820 10,461 10,338
Ấn Độ 17,080 17,160 17,063 17,005 17,001
Kenya 21,116 24,447 21,928 19,830 23,211
Việt Nam 14,789 15,270 15,947 16,670 17,532
Nhật Bản 18,928 19,523 20,104 18,182 18,162
Thế giới 13,524 13,678 14,190 14,152 14,464
Nguồn: Theo FAO statistics Division 2012
Qua bảng 2 cho thấy năng suất chè của thế giới ở mức khá ổn định. Trong
đó Kenya là nước có năng suất chè cao nhất đạt 23,311 tạ chè khô/ha, vượt qua
năng suất bình quân của thế giới 38,77%. Mianma là nước có năng suất nhỏ nhất
chỉ đạt 3.935 tạ chè khô/ha, tương đương 30,03% năng suất chè thế giới. Trong
đó Việt Nam tính đến năm 2010 đạt năng suất 17,532 tạ chè khô/ha.
Bảng 2.3: Sản lượng chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
22
22
22
năm 2006 - 2010
ĐVT: Tấn
Tên nước
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Trung Quốc 1047345 1183002 1274984 1375780 1467467
Ấn Độ 494000 473000 897000 972700 991180

Kennya 310580 369600 345800 314100 399000
Việt Nam 151000 164000 173500 185700 198466
Nhật Bản 91800 94100 96500 86000 85000
Thế giới 3703351 3974514 4211397 4242280 4518060
Qua bảng 3 cho thấy sản lượng chè thế giới năm 2010 là 4518060 tấn
tương đương với 22% so với năm 2006, Trung Quốc là nước có sản lượng chè
lớn nhất thế giới đạt 1467467 chiếm 32,48% tổng sản lượng chè thế giới. Sản
lượng chè thấp nhất là Mianma chỉ đạt 30.500 tấn chiếm 0,64% tổng sản
lượng chè toàn thế giới. Việt Nam đạt 198466 tấn chiếm 4,39% tổng sản
lương toàn thế giới.
2.3.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Năm 2007 chè đen tiêu thụ trên thế giới ước đạt 2,67 triệu tấn, tăng trung
bình hàng năm là 2.8%. Trong đó mức tăng chủ yếu ở các nước phát triển đạt
1.95 triệu tấn tăng 3%. Tiêu thụ chè đen của các nước phát triển cũng đạt mức
tăng hàng năm là 2% đạt 719.000 tấn. Đặc biệt tiêu thụ chè đen của Ấn Độ
tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 832.000 tấn, tưng trung bình 3,2% (theo FAO Stat
citation 2006).
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, các nước tiêu thụ chè hàng
năm thường phải nhập khẩu chè bao gồm 115 nước: 34 nước Châu Phi, 29
nước Châu Á, 28 nước Châu Âu, 19 nước Châu Mỹ, 5 nước Châu Đại Dương.
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế
giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng
23
23
23
trung bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2008 là Nga (510,6 triệu USD), Anh (364 triệu USD), Mỹ (318,5 triệu
USD), Nhật Bản (182,1 triệu USD) và Đức (181,4 triệu USD).Trong khi đó,
tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt tỷ USD, tăng

18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Danh sách các nước trong bảng xếp hạng
top10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 không có nhiều thay đổi
so với năm 2007 với ba nước dẫn đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 tỷ USD), Trung
Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3 triệu USD).
Sản lượng chè của Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, đã
giảm 9% xuống còn 278 triệu kg trong 11 tháng đầu năm 2009. Sri Lanka,
nước sản xuất chè lớn thứ 4 thế giới, đã sản xuất 263,8 triệu kg chè trong 11
tháng đầu năm 2009, cũng giảm 12% so với cùng kỳ năm trước đó. Theo
thống kê chính thức trong giai đoạn tháng 1 - 9/2009, sản lượng chè thế giới
đạt 1275,5 triệu kg, giảm khoảng 89 triệu kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá chè trên thế giới năm 2009 đã tăng gấp đôi so với năm 2008, và lập
kỷ lục cao trong nhiều năm qua do hạn hán ở ấn Độ, Sri LanKa và Kenya (ba
thị trường cung cấp chè nhiều nhất) trong khi nhu cầu tăng lại tăng mạnh. Từ
mức giá trung bình 2.380 USD/tấn trong năm 2008 thì sang đến năm 2009 giá
chè đã lên đến mức 5.450 USD/tấn. Sản lượng chè của Kenya, nước xuất
khẩu chè đen lớn nhất thế giới đã giảm 9%; Sri Lanka nước sản xuất lớn thứ 4
cũng đã giảm 12% trong năm 2009.
Tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng trong giai đoạn 2005 -
2009, với khoảng cách lớn nhất là vào những năm từ 2007 đến 2009, khi mức
tăng nhu cầu vượt tới 3,4 điểm phần trăm so với mức tăng cung, đúng vào
thời điểm giá chè tăng mạnh. Trên thực tế, phần thu nhập mà các hộ gia đình
dành để mua chè vẫn tương đối nhỏ. Vì vậy, đây là thị trường được đánh giá
là có tiềm năng rất lớn.
24
24
24
Theo Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), năm 2009 nguồn cung
chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của thời tiết xấu
đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè. Như tại Kenya,
nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đang

phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh. Sản
lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so
với cùng kỳ năm 2008. Tình trạng tương tự cũng xảy ra Sri Lanka, khiến sản
lượng chè của nước này năm 2009 được dự báo sẽ giảm so với năm 2008.
Trên thị trường thế giới, hiện tại tiêu thụ chè đang tăng mạnh. Người tiêu
dùng tại Mỹ vẫn có xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cà phê,
nước trái cây sang các sản phẩm rẻ hơn như chè. Tại châu Âu, các nước Đức,
Anh, Nga cũng đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian
tới. Tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng thu hoạch trong giai đoạn
2005 - 2009. Theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu
chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng
0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật
Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm
2010. Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật
Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm.
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng
nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu
dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây,
nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc
biệt là những loại chè có chất lượng trung bình.
Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng
nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường
25
25
25

×